TỔ SƯ BỒ ĐỀ ĐẠT MA

QUA NGHỆ THUẬT GỖ LŨA
 

Tâm Không Vĩnh Hữu

 

 

Trước khi đi vào lĩnh vực nghệ thuật tạo h́nh, tưởng cũng cần nhắc lại sơ lược về thân thế và cuộc đời đầy những t́nh tiết ly kỳ của Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma, thường được gọi tắt là Đạt Ma Sư Tổ, từ đó chúng ta mới thấy được sự linh hoạt tuyệt diệu trong sáng tạo của những nghệ nhân đời nay, qua những gốc cây, rễ cây tưởng chừng như vô tri vô giác được t́m thấy và mang về từ các vùng rừng núi quạnh hiu xa xôi…

Theo lịch sử Phật giáo th́ sau khi đức Phật Thích Ca nhập diệt, ngọn đèn Phật giáo ở Tây Thổ được 28 vị Tổ kế tiếp nhau truyền thừa thắp sáng. Vị Tổ thứ 28 chính là Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma), dịch ư là “Đạo Pháp”. Xuất thân từ một gia đ́nh quyền quư cao sang, thuộc ḍng Sát Đế Lợi, Bồ Đề Đạt Ma có tên gốc là Bồ Tát Đa La, con trai thứ ba của Quốc vương Hương Chí, vị vua của nước Nam Ấn (Nam Thiên Trúc), thuở nhỏ đă tỏ ra thông minh xuất chúng, có chí siêu việt và đặc tài hùng biện. Khi vị Tổ Bát Nhă Đa La (Tổ thứ 27) đến Nam Ấn thuyết pháp trong hoàng cung, đă gặp gỡ hoàng tử Bồ Tát Đa La, nhận thấy đệ tam hoàng tử có căn khí, liền truyền pháp và đặt pháp hiệu là Bồ Đề Đạt Ma. Khi Quốc vương Hương Chí băng hà, Đạt Ma xin tạm biệt hai anh, giă biệt hoàng cung ngọc ngà nhung lụa để theo Tổ Bát Nhă Đa La xuất gia tu học Phật pháp. Tổ Bát Nhă Đa La dặn ḍ Đạt Ma rằng: “Ngươi hăy tạm ở đây mà giáo hóa nước này, sau sang đến Trung Hoa mới thật là nhân duyên lớn. Nhưng, hăy đợi sau khi ta tịch được khoảng 60 năm rồi mới được đi về phương Đông, đừng đi sớm sẽ gặp việc không tốt!” Đạt Ma theo thầy học đạo, đến khi Tổ Bát Nhă Đa La viên tịch, ngài nghe theo lời dạy bảo của thầy ở lại nước ḿnh để giáo hóa. Hơn 60 năm sau, Bồ Đề Đạt Ma vượt biển trên một chiếc thuyền sang đến Trung Hoa nhằm triều đại nhà Lương. Đến ngày mồng Một tháng 10, theo lời thỉnh mời của Lương Vũ Đế - một vị vua kính Phật trọng Tăng, thường mặc áo cà sa, ăn chay niệm Phật, xây chùa dựng tháp rất nhiều - Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến kinh đô Kim Lăng thuyết pháp cho vua nghe. Sau khoảng nửa tháng thuyết pháp, nhận thấy Lương Vũ Đế không lĩnh hội được giáo lư của ḿnh, Tổ Bồ Đề Đạt Ma rời bỏ hoàng cung tráng lệ, vượt sông Dương Tử đi lên phía Bắc. Tương truyền rằng, khi ngài đến bên bờ con sông rộng mênh mông mà không thấy bóng dáng chiếc thuyền nào, chỉ thấy một bà lăo ngồi bên một bó cỏ sậy, ngài liền xin bà lăo một cây, rồi ném xuống nước, đặt hai chân lên, nương theo cơn gió Nam từ từ mà vượt qua sông đi lên phía Bắc. Ngày 23 tháng 11, Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Lạc Dương của nước Ngụy, lên chùa Thiếu Lâm trên núi Tung Sơn, chọn một hang đá tự nhiên trên đỉnh Ngũ Nhũ phía sau chùa làm nơi dừng chân, tham thiền nhập định. Ở đó, ngài ngồi yên lặng suốt ngày, mặt xây vào vách đá, người đời không ai hiểu được động thái ấy nghĩa là ǵ, chỉ biết gọi ngài là “Bích Quán Bà La Môn” (thầy Bà La Môn ngồi nh́n vách). Có truyền khẩu nói rằng vách đá mà Tổ Đạt Ma chiếu nhăn vào, sau chín năm đă bị nứt toác, và từ trong khe nứt trổ ra một đóa hoa tươi thắm, nên kẻ hậu sinh có thơ: “Kể từ xương đá trổ hoa / Sau lưng hài chiếc bước qua luân hồi” (thơ Cao Bá Hưng).

Sau chín năm có mặt tại Tung Sơn, toàn bộ tăng chúng ở chùa Thiếu Lâm đều quy y xin làm đệ tử của Bồ Đề Đạt Ma, triệu thỉnh ngài về chùa làm trụ tŕ. Ngài là vị trụ tŕ đời thứ hai của Thiếu Lâm Tự, sau sư Kế Bạt Đà, bắt đầu truyền bá và khai sáng một ḍng Thiền mới mẻ cho Phật giáo Trung Hoa, với yếu chỉ “bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”.  Bồ Đề Đạt Ma trở thành Sơ Tổ của Thiền Tông Trung Hoa.

Tương truyền, trong thời gian “diện bích” trên núi, v́ tọa thiền quá lâu sinh ra tứ chi thường bị tê liệt, nên Đạt Ma Sư Tổ đă tự sáng chế ra “La Hán Quyền”, c̣n gọi là “Thập Bát La Hán Thủ” để vận động cơ thể, cũng như để pḥng vệ bản thân, địch lại với các loài ác thú hay ŕnh ṃ tấn công. Đến khi làm trụ tŕ Thiếu Lâm Tự, thấy chúng đệ tử cũng do tọa thiền mà cơ thể suy yếu, gục đầu hôn trầm, Sư Tổ bèn truyền dạy quyền thuật để rèn luyện nội công nội lực, đáng kể nhất là hai bộ kinh về dưỡng khí công: “Đạt Ma Tẩy Tủy Kinh”, “Dịch Cân Kinh” áp dụng để cường thân kiện thể, trừ bệnh sống lâu được lưu truyền rộng răi. Chúng đệ tử Thiếu Lâm Tự qua nhiều đời đă dựa theo đó, phối hợp thêm với các bài vơ của trăm họ mà phát triển nên vơ thuật Thiếu Lâm Tự, trở thành một lưu phái trọng yếu của vơ thuật Trung Hoa, danh chấn thiên hạ, được xưng tôn là “Thiên hạ vơ công xuất Thiếu Lâm” (Vơ công trong thiên hạ đều xuất phát từ Thiếu Lâm).

Kinh sách chép rằng Đạt Ma Sư Tổ sau truyền y bát cho Nhị Tổ Huệ Khả, rồi ngồi an nhiên thị tịch, chúng đệ tử làm lễ đưa nhục thân của ngài nhập tháp tại chùa Định Lâm, ở núi Hùng Nhĩ (tỉnh Hà Nam-Trung Quốc). Sau, vua Hậu Ngụy sai Tống vân đi sứ Ấn Độ về, gặp Sư Tổ tại núi Thông lănh, thấy ngài một ḿnh đi nhanh như bay, tay cầm một cây gậy gác trên vai, trên đầu gậy có treo lủng lẳng một chiếc dép, liền hỏi thầy đi đâu th́ được biết ngài đang trên đường về lại quê hương (Nam Thiên Trúc). Về đến kinh thành, Tống Vân kể lại chuyện gặp Sư Tổ cho vua Hiếu Trang nghe, vua lấy làm lạ bèn sai mở cửa tháp, giở nắp quan tài lên, quả nhiên bên trong quan tài trống không, chỉ c̣n lại một chiếc dép. Vua hạ lệnh rước chiếc dép về thờ tại Thiếu Lâm Tư, phong cho ngài hiệu Viên Giác Thiền Sư, tháp hiệu là Không Quán. Đến đời Đường, năm thứ 15, môn đồ đưa chiếc dép của Sư Tổ về thờ tại chùa Hoa Nghiêm…

C̣n rất nhiều t́nh tiết ly kỳ khác về Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma qua những câu chuyện truyền khẩu trong dân gian, và qua những kinh sách được bao đời ghi chép bổ sung, nghe thấy hư hư thực thực, tạo nên một h́nh bóng uy nghiêm kỳ ảo của một vị Sư Tổ. Nghệ nhân tạo h́nh dựa vào đó mà sáng tạo không ngừng về h́nh tượng Sư Tổ, cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật lạ lẫm, thanh thoát.

Ở Nhật Bản vào đầu năm mới, người ta thường chào bán những con búp bê Bồ Đề Đạt Ma màu đỏ rực rỡ, không có chân, dạng tương tự như con lật đật, v́ theo một truyền thuyết khác th́ Sư Tổ ngồi tham thiền trong thời gian quá dài đến nỗi đôi chân của ngài bị thoái hóa. Búp bê Bodhidharma không có lông mi, cũng do dựa theo truyền thuyết kể rằng Sư Tổ đă tự cắt hết lông mi để phạt ḿnh cái tội buồn ngủ khi hành thiền, những lông mi của Ngài khi rơi xuống đất sau này đă hóa thành các cây trà mọc lên... H́nh tượng Sư Tổ thật đa dạng phong phú, ngày càng biến hóa uyển chuyển qua từng quốc gia theo Thiền tông khác nhau, tất cả đều lấy cảm hứng từ cuộc đời hành đạo đầy huyền bí siêu tuyệt của một vị thiền sư danh bất hư truyền với ḷng tri ân và tôn kính. Trong bài này, chỉ xin nói đến loại nghệ thuật tạo h́nh tân kỳ độc đáo: điêu khắc gỗ lũa.

Nghệ thuật gỗ lũa hiểu đại khái là nghệ thuật chạm trổ đục khắc thêm vào những đường nét tỉ mỉ trên những gốc cây, rễ cây vốn mang sẵn một dáng vẻ tự nhiên gợi lên một h́nh tượng nào đó. Gốc cây có kích cỡ lớn được dân trong nghề gọi là nu. Cái dáng vẻ có sẵn của gốc cây, rễ cây được gọi là thế. Nghệ nhân bằng con mắt nghệ thuật tinh nhạy sẽ nh́n vào thế của gỗ mà h́nh dung ra được bóng dáng của một h́nh tượng, vật thể, hay cả một cảnh giới, để rồi h́ hục mang vác hay thuê xe chở về xưởng mộc, bắt đầu trổ ngón tinh xảo công phu mà hoàn thành tác phẩm mỹ nghệ gỗ theo ư tưởng đă sắp sẵn trong đầu ḿnh, hoàn toàn không lắp ghép chắp nối. 

Chỉ thử t́nh cờ ghé vào cửa hàng mỹ nghệ gỗ, tôi bị cuốn hút ngay, rồi bước từ kinh ngạc này sang kinh ngạc khác khi được nghệ nhân chủ cửa hàng hướng dẫn, giới thiệu từng tác phẩm nghệ thuật gỗ lũa mang h́nh tượng của Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Khách có thể nh́n thấy ngay đứng hai bên tả hữu của cửa hàng là tượng gỗ lũa Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Bức bên trái khi bước vào là bức Sư Tổ quy cố hương”, gương mặt thật có thần với râu và lông mày rậm, vầng trán nhăn nhíu, đôi mắt to sáng như đang soi rọi vào cơi u tối phiền năo, chiếc gậy gồ ghề gác trên vai ngă về phía sau lưng, trên gậy có treo lủng lẳng một chiếc hồ lô, tay trái nâng một chiếc hài nằm trên ḷng bàn tay, một xâu chuỗi rời rất dài được choàng thêm lên tượng, phần y áo được giữ nguyên sớ gỗ uyển chuyển nghiêng sang trái, cong xuống bên phải trông thật sống động. Tượng cao 80cm chỉ tính thân h́nh của Sư Tổ, riêng phần đầu gậy nhô lên phía sau cao 40 cm, được tạo h́nh dựa theo thế của gốc cây gơ đỏ, loại gỗ xếp vào nhóm 1 quư hiếm (ảnh 1).

  

Sư Tổ quy cố hương

 

Bức bên phải cửa khi bước vào là bức “Đạt Ma ngao du giáo hóa”, có chiều tính luôn phần gậy là 1,50m. Chiếc gậy to được Sư Tổ cầm bằng tay phải, chuyển gác qua bên vai trái, có treo hồ lô nước, phía sau lưng có vành nón. Đặc biệt là hơn nửa phần dưới của tượng được giữ màu gỗ xám đen tự nhiên, nh́n tưởng như gỗ bị đốt nám thành than, phần này nói lên cái tích Sư Tổ bị thoái hóa nửa thân h́nh do tọa thiền quá lâu. Đây là bức tượng gỗ lũa bằng gốc cây sao (ảnh 2).

Đạt Ma ngao du giáo hóa

 

Bức tượng thật lớn ấn tượng nhất, được đặt bên trong giữa cửa hàng, là bức “Đạt Ma chiếu thiên” cao 1m không tính phần gậy, đầu Sư Tổ hơi ngước lên trời, mắt to sáng đăm đăm chiếu xuyên suốt vào cơi thinh không vô tận. Tượng được sáng tạo từ nu cây nghiến, rất nặng, t́m thấy và chuyển về từ Lạng Sơn, trông thật lởm chởm xù x́ làm tăng thêm phần kỳ dị cổ quái. Nu cây nghiến rất khó t́m thấy, càng khó hơn khi t́m một gốc có h́nh dáng tương tự, nên bức tượng này chỉ để chưng mà không bán (ảnh 3).

Đạt Ma chiếu thiên

 

Vào gian pḥng nhỏ nằm phía sau bên trong, khách có thể giật ḿnh khi bắt gặp pho tượng “Đạt Ma xuất La Hán Thủ” rất lớn, cao 1 mét, bằng gốc cây gơ đỏ. Gương mặt Sư Tổ uy nghiêm, mắt trừng miệng bặm, tay trái thủ ngang trước bụng với nắm tay cứng cáp, tay phải giương cao khỏi đầu với bàn tay nắm quyền chuẩn bị tung chiêu (ảnh 4).

Đạt Ma xuất La Hán Thủ 

 

Gần bên đó là bức tượng bằng gỗ gốc cây say “Đạt Ma hành cước, màu đen bóng tự nhiên, cao 60cm, ngang 40cm, mô tả h́nh bóng Sư Tổ trên bước đường hoằng hóa với những bước khoan thai, thần thái siêu thoát, mặt hơi ngẩng, mắt nh́n lên cao xanh, tay trái nắm gậy gác trên vai, trên gậy phía sau lưng treo cả hồ lô và dép (ảnh 5)…

Đạt Ma hành cước 

 

Chỉ điểm thoáng qua trong một cửa hàng nhỏ mà có đến khoảng 15 bức tượng gỗ lũa về Sư Tổ Bồ Đề Đạt Ma, chưa tính đến những bức tượng độc đáo hơn, lạ lẫm hơn đă được khách mộ điêụ đến “thỉnh” đi từ khi cửa hàng khai trương trưng bày, nghệ nhân chủ cửa hàng cho biết như vậy. Quanh đó, khách có thể trầm trồ khi chiêm ngưỡng bức tượng bằng gỗ hàng đàn đỏ, cao 60 cm, ngang 50 cm, có tên “Đạt Ma đoạn lăng” với h́nh bóng Sư Tổ ung dung ngồi trên đầu một ngọn sóng lớn dâng cao uốn ṿng, rất sống động. Hay bức “Đạt Ma tung quyền trạc cước” bằng nu cây nghiến, cao 70cm, ngang 40cm, rất nặng, là h́nh bóng Sư Tổ đang dạng chân vung nắm đấm, trổ “Thập Bát La Hán Thủ”… cùng nhiều bức tượng khác, mỗi bức một dáng vẻ, một chất liệu gỗ, không trùng lặp, không “đụng hàng”. Nghệ nhân chủ cửa hàng tâm sự: “Dù tôi không theo đạo nào hết, không phải là một Phật tử, nhưng tôi rất mê h́nh tượng của Đạt Ma Sư Tổ, bỏ công rất nhiều để nghiên cứu tiểu sử, giai thoại, truyền thuyết, cũng như t́m ṭi sưu tập những tranh tượng hay phim ảnh về vị Tổ Thiền Tông độc đáo này, sau đó hễ cứ nhắm mắt lại là tôi thấy Sư Tổ, nh́n vào đâu cũng thấy bóng dáng của Bồ Đề Đạt Ma ẩn ẩn hiện hiện. Nên, đă có nhiều khi tôi mang về những khúc gỗ, hay rễ cây đă chuyền qua tay nhiều nghệ nhân khác và bị chê, bỏ lăn lóc, chờ được làm củi đốt, rồi tôi biến nó thành tác phẩm mang h́nh tượng của Đạt Ma Sư Tổ cực kỳ giá trị, khiến nhiều người phải thán phục và tiếc đến ngẩn ngơ!”.  Tôi được nghệ nhân chủ cửa hàng chỉ cho xem một tượng Đạt Ma Sư Tổ rất lớn được chưng phía ngoài đường, bên hè phố người qua kẻ lại, đó là tượng được chế tác từ một khúc gỗ từ thượng nguồn con sông hay con suối nào đó, trôi dạt về băi biển vào mùa lũ năm 2006, người ta vớt lên xe ba-gác chở về phơi khô làm cũi, anh có nhân duyên gặp được, chặn xe lại và mua ngay với giá chỉ 100 ngh́n đồng. Nay bức tượng Sư Tổ này có cái giá là… bao nhiêu cũng không bán! 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 01/02/10