ÔNG VUA QUÉT ĐƯỜNG
Hoàng Mai Đạt
(Kỳ 3)
(tiếp theo và hết)
Thế rồi dịp may cũng đến cho tôi được lên đường rời nghề báo mà không phải bận tâm đối với một nơi tôi từng khởi đầu nghề viết hai thập niên trước. Sau những vụ xử trước ṭa tương đối thuận lợi cho tờ báo và bất lợi cho nhóm biểu t́nh, ban biên tập được củng cố khá hùng hậu với thêm các nhân sự trẻ từng một thời làm việc cho công ty. Trong kế hoạch mới của nhật báo, tôi cũng có một chức vụ “oai ra phết,” ra ngoài quán nhậu cũng có thể “lấy le” với mấy em bưng bia. (Xin lỗi cho việc dùng mấy chữ xưa trước năm 1975. Thời gian đầu mới tị nạn ở Mỹ, tôi cũng quyết tâm muốn bảo tồn văn hóa mà lại kém kiến thức, nên chỉ biết bảo tồn mấy từ ngữ tào lao lượm ở ngoài đường mà không biết chúng xuất phát từ đâu ra. Sorry nha.)
Thế nhưng nghĩ tới việc phải sống hết đời c̣n lại với nghề báo, phải “đấu tranh” trong mỗi bữa họp, phải để cho bà mẹ trên bảy mươi tuổi phải săn sóc một đứa em đang sống với bệnh thể xác và chết với bệnh tâm thần, phải hy sinh thời giờ dành cho một người vợ mà ngày trước tôi thường “xin” được đi theo “cho vui” dù chỉ để mua mấy bó rau ở chợ, tôi thấy e ngại cho mục đích phụng sự tha nhân mà tôi từng vẽ ra trước đây.nĐến lúc này dẫu thương hay ghét tôi cũng phải buông bỏ công việc.
Khoảng một tháng trước ngày lặng lẽ chia tay, tôi vẫn ḥa ḿnh với mọi người trong những buổi họp đầu tuần và giữa tuần, những bữa ăn đặc biệt chiều thứ Sáu, những “pha” đuổi theo tin cho kịp giờ lên báo, những “màn” siết lại tựa tin, chọn lại tấm h́nh trước khi những trang báo được gởi đến nhà in. Sự việc giữ kín ư định từ giă tờ báo không mấy khó. Trong ṭa soạn với trên bốn-mươi nhân viên mà tôi có thể làm việc chung dễ dàng với từng người, tôi lại không thật sự có một người bạn đủ gần để tin cậy về những điều sâu kín trong ḷng. Nếu họ biết ư định và t́m cách níu lại, tôi khó ḷng bước đi mà không nuối tiếc. Nửa tháng trước ngày “ra khơi,” tôi làm thủ tục xin nghỉ hè hai tuần. Như vậy mọi công việc liên hệ đến tôi đều được dàn xếp như không có tôi trong hai tuần vắng mặt, và sự tạm thời đó sẽ trở thành vĩnh viễn mà chỉ có ḿnh tôi biết.
Tôi cũng khám phá sự nhẫn nại đến rất nhẹ nhàng trong mấy ngày chót. Biết ḿnh sắp đi nơi khác, tôi không giận những ai buông lời chê trách, không hoài nghi trước những hành động đổi thay, v́ thấy mọi thứ không đáng bận tâm một khi ḿnh không c̣n ở đây nữa. (Không dè mấy tăng sĩ đă biết điều đó từ lâu, nên họ thường khuyên mọi người hăy giả dụ ngày mai ḿnh sẽ chết, ḿnh sắp đến một cơi khác, th́ liệu những phiền toái của ngày hôm nay có c̣n đáng để mà lo âu?) Ĺa bỏ những thói quen xem ra khó hơn. Sau hơn một năm rưỡi làm ở Người Việt, tôi biết từng góc pḥng bề bộn, quen mấy bức tường vô tâm, thân những chiếc bàn của thợ viết nằm san sát bên nhau trong một xưởng báo. Sự quen thuộc đă bắt đầu bám rễ, làm sao dám cắt đứt hẳn ḥi để rồi chưa biết ḿnh sẽ đi đâu ngày mai? Cũng khó không kém là lời giải thích mà tôi phải tŕnh bày sao cho thỏa đáng. Tôi đă đến một ngă ba mà sự nghiệp không thể nào sánh đôi với gia đ́nh.
Ngày chót của tôi ở tờ báo là một ngày thứ Sáu nóng bức và cũng là ngày cuối cùng của tháng Bảy. Trời nắng cháy, tôi chọn một áo thun đen cũ và một chiếc quần jeans bạc. Đơn giản như ngày tôi đến, chắc hẳn thiếu sự trịnh trọng mặc dù đang ở một khúc quanh quyết định trong phần đời c̣n lại. Cũng nhân một ngày nóng, tôi đặt mua mấy chục cây cà-rem sau giờ ăn trưa, xong ôm thùng kem đi đến từng pḥng mời mọi người ăn cho mát. Kem đậu xanh, đậu đỏ, dừa, sầu riêng, xin mời ăn cho vui. Tôi ngạc nhiên khi thấy ai cũng hưởng ứng tận t́nh, có người “chơi” luôn hai cây kem thay v́ một, mà náo nhiệt nhất là mấy cô nhân viên trẻ. Biết rằng ngày mai và muôn vạn ngày sau ḿnh không chắc có duyên gặp lại họ, tôi tận hưởng từng nét hân hoan, từng lời chọc ghẹo “coi bộ ôm thùng kem bán dạo có vẻ đắt khách hơn viết báo,” những nụ cười mến thương tŕ kéo đằng sau lưng. Nếu ngày nào tờ báo cũng vui như vậy th́ chắc tôi khó ḷng dứt bỏ.
Chiều tới, công việc tất bật như mọi chiều thứ Sáu. Đêm đến, chỉ c̣n ḿnh tôi đi lại giữa những pḥng ốc được tắt gần hết đèn đóm, để lại một không gian rộng thênh thang và yên tịnh vô cùng, không một tiếng động của máy hoặc của người. Vừa bước giữa một hành lang dẫn qua các pḥng, tôi chợt nhớ một làn ánh sáng mờ ảo chỉ vừa đủ sáng để vạch một lối đi giữa một khối đen bủa vây trong một ngôi đền mà tôi từng văng lai trong trí tưởng tượng. Ở ngôi đền đó tôi nhận ra mọi xôn xao của cuộc sống đều lắng xuống vào cuối ngày, như đám mây bụi từng bị dấy lên bởi dục vọng và sau cùng cũng phải rơi xuống bởi chính gánh nặng của nó, để rồi trước mặt hiện ra một lối nhỏ dẫn tới một chánh điện ấm cúng giữa một nơi hoang dă. Ở ṭa soạn này, tôi đi loanh quanh giữa các pḥng trong bóng đêm mà không t́m ra một con đường hướng tới chánh điện đó.
Sau mấy phút đi dạo một lần chót trong một nơi mà cuộc đời từng gắn bó trong hai-mươi tháng, tôi quay lại bàn làm việc ở góc pḥng. Khác với những năm tháng làm việc ở đài phát thanh, bàn của tôi ở ṭa soạn không có h́nh ảnh treo trên tường để mà gỡ xuống, chỉ có một mớ giấy tờ với hộp trà và mấy phong kẹo chocolate cất trong hộc kéo (ăn kẹo thay v́ hút thuốc giúp tôi giảm stress), một xấp giấy công tác nằm trong ngăn treo trên vách. Mọi thứ đều được gom gọn vào một thùng giấy nhỏ, hoặc thảy vào thùng rác, trong ṿng năm phút. Tôi rời pḥng với thùng giấy, cặp-táp và máy chụp ảnh. Trở ra pḥng ngoài, tôi bấm số mật mă trên máy báo động trước khi hết tắt hết những ngọn đèn và bước ra cửa. Cơn nóng bên ngoài đă dịu bớt, một đêm hè mát đang trở lại phố Bolsa. Cùng hướng gió biển đang thổi vào, tôi lái xe về nhà với ư muốn tắt hẳn một đời làm báo, buông thả mọi chuyện bay theo những luồng khí từ đại dương.
Đêm hôm ấy tôi viết xong một lá thư từ biệt báo Người Việt với lời giải thích chân t́nh nhất. Sáng hôm sau tôi gởi thư email đến tất cả những ai mà tôi có địa chỉ ở ṭa soạn, đoán trước sự sửng sốt của mọi người. Chính tôi cũng không dè ḿnh có thể ra đi như vậy. Dẫu sao chăng nữa th́ tôi cũng chỉ rời một kỹ nữ đang được quá nhiều ông bồ và t́nh nhân chiều chuộng, chứ không phải bỏ một người vợ với đám con nheo nhóc chưa biết nương nhờ vào ai.
Trưa hôm đó tôi cũng đến thăm em trai, cắt mái tóc quá dài, nhầy nhờn và bừa băi của em. Trong một thế giới bị cô lập bởi bệnh tâm thần, em tôi không cho một ai đến gần qua ánh mắt hoài nghi hung tợn và mùi hôi hám triền miên trên cơ thể. Nhờ thường thăm em trong thời gian em nằm ở dưỡng viện, tôi tạo được một t́nh thân để em không ngại khi tôi đến gần. Nếu tôi không cắt tóc, cạo râu cho em th́ không một ai khác có thể làm được chuyện đó ở căn nhà em đang sống với mẹ tôi.
Rời một căn mobile home nóng bức sau khi giúp em có một mái tóc mới ngắn gọn mặc dù có vài chỗ lởm chởm v́ tôi không quen tay, tôi chợt tin tưởng hơn ở quyết định bỏ nghề viết báo để có thời giờ dành cho gia đ́nh. Tôi không muốn chạy theo những bản tin nóng bỏng nhất thời của cộng đồng, trong khi người thân bị bỏ mặc như một con thú giữa chợ. Tôi từng lớn lên trong một xóm chợ và đă thấy những cảnh khốn cùng mà ḷng nhân không thể làm ngơ. Một cuộc sống có ư nghĩa nhất là sống cho tha nhân. Nay tôi nhận thấy xoa dịu nỗi khổ đau ở những người thân có lẽ c̣n khó hơn làm phước cho những kẻ ở xa. Bỏ rơi họ để t́m hạnh phúc cho riêng ḿnh càng là điều mà tôi không muốn làm.
Tôi ngưng viết báo được một tháng, vừa đủ để cho trí óc được thư thái, sắp xếp lại những ǵ tôi có thể làm cho những người chung quanh, xong trở lại nghề viết để kiếm sống. Lần này tôi viết tin cho người ta đọc trên đài truyền h́nh thay v́ đài phát thanh. Nam California đang có trên một chục đài Việt ngữ, nở rộ như thời ra báo nhiều năm trước. Công việc ở Little Saigon Television đ̣i hỏi gấp đôi lượng tin so với đài phát thanh, đọc vào mỗi buổi trưa và buổi chiều trong tuần. Tôi cố gắng thức dậy từ 5 giờ sáng, xuống nhà làm việc trong một góc garage từ lúc 6 giờ kéo dài đến 5 giờ chiều, nghỉ chừng một tiếng đồng hồ dành cho việc ăn trưa và vệ sinh. Có lúc làm việc không khác ǵ mấy công nhân lao động trong những xưởng may lậu, ngồi dính chặt bên cạnh máy viết, chăm chỉ v́ hoàn cảnh chứ không phải v́ mong được như vậy.
Được cái mỗi ngày xong tin là hết chuyện, xóa bảng, mai soạn tin mới, không bị nghe điện thoại sau giờ làm việc như trong những ngày làm báo, cũng không cần dự phiên họp mỗi tuần để phải lo chuyện vây cánh, đấu tranh, nói nhiều, nói ít, càng không dính đến xóm nhà báo không bao giờ thiếu chuyện để căi cọ, đâm chích nhau. Điều kiện làm việc giữa đài và tôi cũng dễ hiểu, cứ “cháo múc” xong th́ “tiền trao” vào đầu tháng và giữa tháng. Nếu cần chấm dứt mối quan hệ, một cú phone hoặc một thư email là đủ, đường ai nấy đi vào bất cứ lúc nào.
Tuy lao tâm quần quật, đầu óc mệt lả, mắt cay vào cuối ngày, tôi cũng có được hai ngày nghỉ cuối tuần quí báu để lo cho người nhà, chưa kể những buổi chiều ghé thăm mẹ và mỗi buổi sáng thứ Bảy đưa em đi lọc thận. Dần dà tôi nhận ra sự việc c̣n có một tấm ḷng muốn giúp người khác là điều hạnh phúc nhất trong đời. Bạn có trải qua kinh nghiệm đó th́ mới hiểu được điều tôi muốn nói.
Cũng từ lúc làm việc ở nhà, tôi lại bị ư tưởng “Ông Vua Quét Đường” ám ảnh nặng nề hơn, không cho tôi được quên một món nợ với chữ nghĩa. Có lúc nó “vật” tôi suốt ngày, suốt đêm, khiến tôi phải “méc” cho vợ biết. Cưng ơi nó lại hành anh. Nàng không hiểu “Ông Vua Quét Đường” là cái giống ǵ mà có thể khiến cho tôi phải nói lẩm bẩm như người điên, “Anh sẽ ráng viết một bài với cái tựa ấy.”
Suốt mấy tháng vật vă với bài viết trong những giờ rảnh rang hiếm quí, tôi thường nghe vợ chọc, “Sao thấy anh quét hoài mà chưa xong bài?”
Tôi không hiểu tại sao “Ông Vua Quét Đường” lại đeo tôi dữ dến như vậy, thúc đẩy tôi phải ráng ngồi dậy, dùng “tàn lực” để khơi lại nguồn hứng khởi gần như đă tắt ngúm sau một đêm lửa trại rộn ràng tiếng đàn lời hát. Suy ngẫm riết rồi tôi cũng đoán ra, không biết có đúng hay không. “Ông Vua Quét Đường” bao hàm ư nghĩa đổi thay trong cuộc sống, từ một ông vua xuống một kẻ quét đường, vô thường như trong kinh sách nhà Phật. Tôi bị vướng mắc với ư tưởng đó một phần v́ đời tôi đang có nhiều biến chuyển từ sự nghiệp, gia đ́nh, thể xác ở bên ngoài cho đến nội tâm ở bên trong. Tôi chắc chắn không là một “ông vua,” nhưng h́nh như trong mỗi người đă có sẵn một ông vua và một kẻ quét đường, đổi chỗ cho nhau như kiếp người cứ phải bay lên rồi lại rớt xuống trong một trái bóng pha lê, bay rớt liên tục.
Mỗi cơn động đất trong cuộc đời lại đẩy tôi ra khỏi một lối sống quen thuộc, được gầy dựng lại với một tâm tư mới. Ban đầu tôi c̣n quay lại, cố bám víu một chút tàn dư của quá khứ, xong phải bỏ dần v́ mỗi lần nh́n lại tôi vẫn cảm thấy có một nỗi buồn khôn tả. Buồn v́ biết ḿnh không thể nào sống lại trong quá khứ, mà muốn đi tới thě phải xa lěa những tập quán cũ, xa lánh những ǵ mà ḿnh từng cho là nguồn vui trong cuộc sống, kể cả bạn bè và những bữa nhậu, chức vụ và tiền tài, sáng tác và danh vọng. Sống với những tập quán cũ chỉ đưa tôi về quá khứ, lại bay rớt triền miên trong một trái cầu trong suốt và bít kín.
Muốn cắt ĺa hết những dấu vết của năm xưa cũng không hẳn dễ. Mỗi buổi sáng tôi vẫn mặc chiếc áo “hood” màu xanh mà nay đă phai màu để chạy bộ ra công viên. Trùm chiếc áo trên người, tôi không thể quên những bước cuối cùng trong hành lang của đài phát thanh năm xưa. Sáng nào cũng vậy, khoác chiếc áo lên lại nhớ bức tường với mấy tấm ảnh, hoặc chiếc bàn nằm khuất trong xó. Mấy tuần trước đây, nhân dịp lái xe ngang địa điểm của đài cũ, tôi không cưỡng được nỗi nhớ, đành ṿng xe ở ngă tư đường Brookhurst để trở lại góc Margo. Chiều hôm ấy băi đậu xe vắng tanh. Đài phát thanh đă dời đến một địa điểm khác, xa khu phố Bolsa. Thoáng thấy khoảng đất hẹp bên cạnh ṭa nhà, tôi chợt nhớ gốc cây olive và muốn “thăm” nó. Khu đất vẫn yên tịnh, kín đáo và mát như thuở nào. Riêng cây olive đă chết khô, bị đốn xuống thấp chỉ c̣n trơ gốc với ba thân cây trơ trụi, bằng phẳng. Tôi ngồi bên cạnh gốc cây trong mấy phút, hồi tưởng những khoảng khắc mà chúng tôi đă từng chia sẻ. Nó là cây olive độc nhất trong khu văn pḥng này, và cũng là cây duy nhất bị khô héo. Mặc dù cây đă mất hết sự sống, không c̣n lớp vỏ sần sùi với những nhánh đâm chỉa lởm chởm, tôi vẫn có cảm tưởng gốc cây đă chờ ngày tôi trở lại trước khi tan ră theo bụi trần.
Một buổi chiều khác tôi đă cắt cỏ, tưới cây ở sân sau nhà. Như mọi lần, tôi kết thúc công tác của gă-đàn-ông-lớn-tuổi-nhất-trong-nhà với cây chổi quét lá trên sân gạch dưới gốc cây mận. Cây này sung sức, khỏe như trai mới lớn, cành lá mọc um tùm chỉ sau mấy tháng không tỉa, ngày nào cũng có lá hoặc nhánh bông rơi rụng xuống một góc sân. Từ ngày đọc tập truyện ngắn trong cuốn “Thiên Thần Quét Lá” của nhà văn Vĩnh Hảo vào mùa xuân vừa qua, tôi thương vô cùng mấy chú tiểu, những vị thầy của một đời tu và nhất là không c̣n hấp tấp với “tiết mục” quét lá mận như ngày trước. Truyện ngắn “Người Quét Chợ” có một đoạn khiến tôi rung cảm, nhớ lại những lúc từng nh́n lên tường để quên những chuyện eo sèo ở chung quanh:
“Thầy tập trung tâm ḿnh vào từng động tác quét, lắng nghe tiếng chổi khua nhẹ trên đất, nh́n ngọn chổi vờn trên cỏ rác... không phút giây nào mà không lắng ḷng vào việc quét. Đến độ, thầy với cây chổi chỉ là một. V́ vậy, âm thanh náo loạn của chợ búa không ảnh hưởng, không tổn hại ǵ đến tự tâm thanh tịnh của thầy.”
Phải chi tôi có thể quét chợ được như thầy. Ngày xưa, xưa thật là xưa, sau mỗi lần cắt cỏ sau nhà, tôi muốn quét lá thật nhanh để c̣n có thời giờ ngồi ngoài sân nhâm nhi mấy chai bia trước khi vào nhà tŕnh diện với vợ. Có lúc tôi mua máy thổi điện về thổi ào ào một khoảng sân bé tí tẹo, dồn hết lá vào một góc và hốt “nhanh, gọn” vào thùng rác. Dạo này tôi thường quét lá chậm răi hơn, tưởng tượng mỗi chiếc lá là một ư tưởng xấu, một lời nói bậy, một tội lỗi ḿnh đă gây ra cho người khác trong quá khứ. Quét sạch sân như quét sạch tâm hồn, chuộc lại những lỗi lầm u mê. Ngày nào c̣n mở miệng th́ c̣n nói bậy, và ngày ấy c̣n cả khối lá rụng để mà quét. Thế nên mỗi lần cầm lên cây chổi, tôi tự nhắc ḿnh hăy tránh làm những điều hại người khác, cho dù điều đó chỉ là những ư tưởng vẩn vơ ở trong đầu.
Một bữa kia đang quét lá “vẩn vơ” như vậy, tôi chợt nhớ đến “Ông Vua Quét Đường” và tin rằng ḿnh đă nghĩ sai lầm về ông ấy. Ngày ông mới đến trong đầu, tôi tưởng ông là một kẻ thất chí, buồn bă trước cảnh đổi đời, nay thân phận chỉ c̣n là một kẻ quét đường vào mỗi buổi sáng tinh sương. Thật ra không chắc đúng như vậy. Biết đâu ông vua ấy đang vui, đang quét sạch tội lỗi trên những con đường mà ông từng gây ra những đau thương cho người khác. Tâm cảnh tôi đă thay đổi, nên giờ đây tôi thấy có một vị vua đang tung tăng cầm chổi, vừa quét vừa múa hát như biết ḿnh đang làm một công việc hữu ích nhất trong đời.
“Quét xong chưa mà mặt vui vậy?” vợ hỏi với ánh mắt hoài nghi trong lúc nh́n tôi đang cầm chổi múa ngoài sân.
“Dạ thưa em, anh quét xong rồi,” tôi toe miệng cười, biết rằng nàng không hiểu ư tôi muốn nói là tôi đă viết xong bài “Ông Vua Quét Đường.”
Westminster, July 31, 2010.