Một Vài Đặc Điểm của

LÀNG HIỀN LƯƠNG...

 

Điều Ngự Tử Tín Nghĩa

 

 

Vấn đề làng xă Việt Nam nếp cũ của chúng ta kể từ hồi lập quốc cho đến lúc giao thời giữa quân  chủ và cộng ḥa vẫn c̣n ǵn giữ nền nếp, đặc biệt là ở thôn quê. Các tỉnh thành cũng có, nhưng không mấy ảnh hưởng với người dân;  v́ đa phần là dân các làng, xă quận huyện t́m mạch sống cho gia đ́nh, đành phải tha phương cầu thực, nên tập trung vào chốn thị tứ. Đặc biệt trong thời gian bị Pháp đô hộ, người dân ư thức về nền văn minh của khoa học, họ cũng đă bỏ quê lên phố. Tuy thế, có những làng, người dân ly hương nhưng không ly tổ.

Riêng tỉnh Thừa thiên, v́ bản thân chúng tôi sinh ra, lớn lên và thành người tại Cố đô Huế và Thừa Thiên nên đă ăn sâu, thấm nhuần với địa phương tính.

Từ khi cắp sách đến trường, bậc tiểu học, chúng tôi cũng đă được nghe truyền khẩu những câu ca dao như:

- Họ Thân không nhà, họ Hà không dân.

Có nghĩa là họ Thân, thuộc làng An Lỗ, xă Phong Hiền, quận Phong Điền, không làm nhà trong làng, v́ đa phần đi làm quan, nên ở nhà chính phủ; họ Hà thuộc làng La Chữ, xă Hương Chữ, quận Hương Trà th́ không dân, là v́ con cháu trong họ này ăn học đỗ đạc đi làm quan, không mấy ai vất vả, cày sâu cuốc bẫm hay buôn thúng bán bưng, không sống đời cơ cực như dân dă. Có năm họ Hà này lấy luôn cả văn lẫn vơ sáu vị vừa Cử nhân lên khôi nguyên. Người tiêu biểu cận đại là ông Hà Thúc Luyện, ông Hà Thúc Lăng, Hà Thúc Kư (Đảng trưởng đảng Đại Việt) v.v…

hay:

- Nhứt Thân, nh́ Đặng, Tam Hà,

Cả ba họp lại, nước nhà hiển vinh.

Nhứt Thân ở đây là họ Thân Trọng ở làng An Lỗ, họ Đặng ở làng Thanh Lương, quận Hương Trà và họ Hà như trên đă nói. Riêng về họ Đặng, theo chúng tôi được trực tiếp nghe các bậc thông Nho kể lại rằng:  Họ Đặng mà tiêu biểu là cụ Thân thần Đặng Huy Trứ thuở nhỏ đă là thần đồng, cháu của cụ Cử nhân Đăng Huy Thiêm, thân  sinh cụ Trứ có mấy người con, cụ bèn t́m thầy cho con theo nho học và nhơn đó hỏi để biết hoàn cảnh về gia đ́nh trong tương lai. Vị đồ nho nh́n thân sinh cụ Trứ một hồi rồi bảo:

- Nhất đợi lương ương (tức là chính bản thân cụ không mấy khá, phải thiên di khắp đó đây mới sống được, do đó cụ đưa gia đ́nh lên trú ngụ ở làng Hiền Sĩ, xă Phong An, quận Phong Điền để t́m kế sinh nhai);

- Nhị đợi cận vương (tức cụ Trứ là một trong tứ trụ triều đ́nh nhà Nguyễn);

- Tam đợi văn chương (tức con cụ Trứ (người viết quên tên), văn chương tác việt);

- Tứ đợi đao thương (chỉ cho Thiếu tá Đặng Sĩ, nội an tỉnh Thừa thiên thời đệ nhất Cộng Ḥa.

C̣n về tu sĩ Phật giáo cũng có những làng nổi tiếng về các bậc Cao Tăng. Trong chốn thiền môn thường truyền tụng :

- "Quảng Trị Trung Kiên, Thừa Thiên Dạ Lê". Tức là ở tỉnh Quảng Trị, những bậc Cao Tăng nổi tiếng th́ có làng Trung Kiên; ở tỉnh Thừa Thiên th́ có làng Dạ Lê, thuộc xă Thủy Phương, quận Hương Thủy.

Nói tóm lại, kể từ khi vua Gia Long thống nhất sơn hà (1802), làng nước được chấn chỉnh thành một đơn vị chính của quốc gia. Bởi thế mới có câu:

- Phép vua thua lệ làng.

Mỗi làng như thế, đều có những phép tắc, luật lệ và những điểm danh tiếng về khoa bảng, nghề nghiệp, văn chương hay một môn nào đó. Ví dụ như câu:

- Ai về B́nh Định mà coi,

Con gái B́nh Định cầm roi đi quyền. Ư nói nổi tiếng về vơ nghệ, vơ thuật.

Ở đây chúng tôi xin giới thiệu Một Ngôi Làng vừa xưa, vừa có những nét đặc biệt qua các thời đại. Đó là Làng Hiền Lương, mà chúng tôi là con dân của làng nầy.

Khi vua Gia Long thống nhất sơn hà, làng Hiền Lương thuộc tỉnh Thừa Thiên có tên là Quảng Đức, th́ gốc mang tên là Hoa Lang, thuộc huyện Quảng Điền, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa.

Đến năm Minh Mạng thứ ba (1822), được đổi Thuận Hóa thành Thừa Thiên Phủ và các huyện được chia ra từ đó thành: Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, Phú Vang và Phú Lộc. Và cũng từ đó, làng Hoa Lang đổi thành Hiền Lương thuộc, Hiền Lương tổng, huyện Phong Điền, phủ Thừa Thiên.

Đến thời kỳ Việt Nam Cộng Ḥa th́ đổi thành làng Hiền Lương, xă Phong Hiền, quận Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên.

Theo Đại Nam Nhất Thống Chí chép rằng:  Dưới triều Minh Mạng năm thứ 16 (1835), huyện Phong Điền có được là do chia cắt đất giữa hai huyện Quảng Điền và Hương Trà.

Đến năm Tự Đức thư tư (1851), giảm viên tri huyện rồi cho sáp nhập vào huyện Quảng Điền, giống như hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên năm Tự Đức thứ sáu (1953) sát nhập lại.

Năm Tự Đức thứ 29 (1876), chia một lần nữa để trở thành Quảng Trị, Thừa Thiên như ngày nay.

Đến năm Tự Đức 31 (1878), vấn đề làng nước của tỉnh Thừa Thiên lại phân chia thành huyện, tổng, làng, ấp, ... Huyện Phong Điền trở lại như cũ. Có vị Tri huyện cai quản năm tổng và 40 xă, thôn, phường, ấp và giáp.

Từ đó làng Hiền Lương mang tên này cho đến ngày đất nước chuyển ḿnh qua chế độ dân chủ. Và hai chữ Hiền Lương sẽ bất biến vẹn toàn từ nay cho đến măi măi ngàn sau.

Hai chữ Hiền Lương không biết vị cổ nhân nào lựa chọn mà đúng với đức tính của người con dân trong làng. Dân Hiền Lương ở đâu cũng hiền ḥa, chất phác, cần cù và nhẫn nại. Bất cứ phục vụ cơ quan nào, chế độ nào chăng nữa cũng lấy đạo làm người làm trọng, phần lớn lấy Tam giáo để hành xử cho dù là đắc thời mẫn thế. Đă vậy lại có tinh thần đoàn kết và xây dựng cho nhau dù là xa xứ để kiếm kế sinh nhai. Người con dân của làng Hiền Lương canh cánh bên ḷng là giữ uy tín chung cho làng nước. Trong những lúc thay đổi chính sách hay chế độ này qua chế độ khác cũng không có sự cừu nghịch để trả thù cho nhau. Đó là một điều vô cùng quư giá mà khó t́m thấy một làng thứ hai cùng chung quận Phong Điền.

Những Đặc Điểm Của Làng Hiền Lương:

-. Diện tích độ hai trăm mười mẫu vuông (Chúng tôi trích theo địa bộ của làng).

-. Dân số: Sống ngay giữa làng khoảng 800 đến gần 900 hộ, không tính số con dân tha phương cầu thực.

-. Một bộ máy hành chánh (thời quân chủ) gồm Ban Hương Chính: Lư trưởng, Thủ bộ, Khánh thụ, Tuần nă và Mục dịch.

*.- Lư trưởng: Trực tiếp thừa hành mệnh lệnh thượng cấp; trực tiếp điều khiển dân làng.

*.- Thủ bộ: Chăm sóc, cất giữ giấy tờ ruộng đất.

*.- Khánh thủ:  Nắm giữ tiền bạc.

*.- Tuần nă: Chuyên lo an ninh trong làng.

*.- Mục dịch: Chuyên lo đường sá, cầu cống.

Đến đời Bảo Đại chỉ c̣n bốn chức:  Lư trưởng, Hương bản Hương kiểm và Hương mục.

-. Những vị đầu tiên theo chúa Nguyễn xuôi nam, sáng lập ra làng Hoa Lang (tức Hiền Lương), cũng đă có những vị xuất gia. Hằng năm xuân thu tế tự đă lập đàn chẩn tế trai tăng. Chính ngài Vơ Hiển Điện Đại Học Sĩ Hiền Lương Bá Trương Như Cương đă lập trai đàn chẩn tế bạt độ chư tôn linh Bá tánh của thập nhị môn phái dưới triều Duy Tân nguyên niên.

- Những nhân vật đặc biệt:

*.- Trần Vực: Pḥ Lê diệt Trịnh, thụ phong "Đặc Tấn Phụ Quốc Tướng Quân". Tương truyền khi ngài cầm quân xuất trận đánh với Chiêm Thành, không may bị lâm nạn bị chặt đầu, ông lượm chiếc đầu ráp vào, leo lên lưng ngựa chạy tiếp về gần địa phận của làng. Gặp tốp lâu la, ông hỏi:

- Có ai bị chặt đầu rồi mà c̣n sống không?

Mọi người đều trố mắt nh́n ông ta với cái thân đầy máu, đồng trả lời:

- Không có. Chỉ có chết.

 Ông liệng cái đầu xuống đất, ngă ngựa và chết tại làng Thượng An, xă Phong An.

*.- Hoàng Tướng Công:  Trong sổ bộ của làng không ghi rơ tên. Chỉ biết ngài pḥ Lê làm đến chức Cai Cơ Thọ Lập Hầu. Sau này được triều Nguyễn sắc phong "Dực Bảo Trung Hưng Bổn Thổ Tôn Thần"

*.- Hoàng Văn Lang:  Cũng pḥ Lê, diệt Trịnh. Được sắc phong của vua Lê Cảnh Hưng với tước: "Đặc Tấn Phụ Quốc Thượng Tướng Quân, Đô Chỉ Huy Sứ Đại Chiêm, Hải Môn Tuần Quan Lược Tài Hầu".

*.- Hoàng Văn Duệ:  Pḥ Lê và được vua Lê Cảnh Hưng sắc phong:  "Tả Tướng Quân Thần Oai Đinh Hổ Lực Vệ Hộ Quân Đô Úy Đốc Chiến Tống Quan Hầu".

*.- Hoàng Văn Cầu:  Pḥ chúa Nguyễn Ánh đến thống nhất sơn hà. Kỷ nguyên Gia Long được thăng chức "Phó Vệ Cọng Các", tham gia đoàn quân b́nh Chiêm.

*.-  Nguyễn Lương Đàng: Trong Đại Nam Nhất Thống Chí ghi là pḥ Triều Nguyễn, có tên là Nguyễn Lương Nhàn. Làm đến chức "Hữu Quân Sung Nam Nghĩa Trấn Tổng Đốc". Phụng chỉ dẹp loạn Lê Văn Khôi, thọ tước B́nh Thắng Man.

*.-  Hoàng Văn Gia:  Làm đến chức "Đặc Tấn Hùng Liệt Tướng Quân, Quan Quân Sứ, Chưởng Cơ Quản Thị Nội Sung Tượng, Dạ Tượng, Nội Ngoại Chư Phủ Cuộc Trang Đức Hầu".

*.-  Hoàng Văn Lịch:  Được vua Minh Mạng trọng dụng và ưu đăi, thọ phong "Lương Đ́nh Hầu". Theo Chánh biên liệt truyện (tức là quốc sử), chép:

... "tháng tư năm Kỷ hợi (1839), vua Minh mạng ngự ra cầu Bến Ngự để xem chiếc tàu mà quan Vơ Khố mới chế tạo. Không may,  nồi hơi nước bị vỡ, tàu không chạy được tốt. nhà vua cách chức quan Bộ Công.

Chánh Giám đốc Hoàng Văn Lịch đứng ra đăm nhiệm việc này. Cuối cùng chiếc tàu được xử dụng tốt. Vua vui mừng, bèn hậu thưởng một đồng tiền vàng Long Phi Đại Bang, một chiếc nhẫn bằng pha lê khảm vàng và đồng thưởng cho đốc công, binh tượng một ngàn quan tiền, ..."

Vua Minh Mạng nói:

... "Tàu này mua bên Tây cũng được, nhưng ư trẫm muốn cho binh tượng nước nhà được tinh xảo máy móc, nên không kể phí tổn".

Tháng mười năm ấy, nhà vua truyền cho Bộ Hộ cấp một vạn, một ngàn quan tiền (tương đương 11,000 quan bây giờ) để đóng thêm tàu thủy. Và chính ngài Hoàng Văn Lịch trực tiếp chỉ huy.

Nhà vua bảo:

- "Miễn đóng cho được tàu, c̣n phí tổn th́ không kể".

Tháng bảy năm Canh tư (1840). Đă đóng được ba chiếc tàu. Chính vua Minh Mạng đích thân đặt tên:

- Chiếc tàu lớn là Phi Yến, chiếc tàu vừa là Vân Phi và chiếc tàu nhỏ là Vu Phi.

*.- Hoàng Văn Văn:  Phục vụ dưới triều Thiệu Trị. Dâng sớ đào kinh Lợi Nông, dẫn thủy nhập điền, giúp dân hai quận Hương Thủy và Phú Lộc khỏi bị hạn hán.

*.- Hoàng Văn Kim:  Thi đỗ Hương Cống, tức Cử Nhân đời Hậu Lê. Triều Gia Long làm Tri Phủ.

*.- Hoàng Văn Hiến:  Ra làm quan nhỏ dưới triều Thiệu Trị, tiến dần lên chức "H́nh Bộ Lang Trung"

*.-  Dương Phước Vịnh:  Dưới triều Thiệu Trị Đỗ Đại khoa (Phó bảng) và cũng là bạn thân của cụ Đặng Huy Trứ. Là một văn nhân lỗi lạc, thi phú uyên thâm. Một nhân tài của đất nước. Ngang hàng với cụ Đặng Huy Trứ.

*.-  Hoàng Văn Bửu:  Xuất thân vơ cử giữa triều Thiệu Trị. Tham gia diệt tà trừ bạo, an dân tại các tỉnh Lạng Sơn, Tuyên Quang, Cao Băng và Yên Bái. Đă từng giao chiến với giặc Cờ Đen Lưu Vĩnh Phúc. Cộng tác chống Pháp với Tổng Đốc Hoàng Diệu, để thủ thành Hà Nội.

*.-  Hoàng Văn Tuy:  Th́ đỗ Cử Nhân giữa triều Tự Đức. Văn chương lưu loát, tiếng tăm lừng lẫy. Được vua Đồng Khánh tuyển chọn làm Phụ Đạo, giữ chức "Tả Đô Ngự Sử".

*.-  Trương Như Cương: 24 tuổi đỗ Cử nhân giữa triều Tự Đức. Bổ Thừa Biện Tùng thơ, sau làm Cơ Mật, thăng Tư Vụ, Tri Phủ rồi Án Sát tỉnh Hưng Yên. Kế đến làm Bố Chánh tỉnh Quảng B́nh. Trở về triều giữ chức "Thị Lang Bộ Binh".

Kinh thành thất thủ, vua Đồng Khánh bổ nhiệm Phủ Doăn Thừa Thiên, rồi Tuần Vũ Thanh Hóa, về kinh thăng thọ Thượng Thơ Bộ Công rồi Cơ Mật Viện Đại Thần, rồi chuyển lên Hiệp Biện Bộ Hộ, Bộ Lại, thẳng đến chức Vơ Hiển Đại Học Sĩ, Hiền Lương Bá, sung Phụ Chánh Đại Thần. Triều Duy Tân thăng là Hiền Lương Hầu.

Chương tŕnh chống Pháp của vua Duy Tân không thành, ngày 13 tháng năm - 1916, nhà vua bị đày qua đảo Reunion. Cụ Trương phải nhiếp chính ba tháng, nên tại kinh thành có câu :

"Đêm khuya thiếp lại hỏi chàng,

Cụ Trương Như Cương lên kế vị, Thái thượng Hoàng đi đâu?", cũng không làm cho hoàng triều trong ngoài dị nghị; v́, cụ chỉ một ḷng trung quân ái quốc, nên họp triều thần tôn cử cậu Hoàng Cả tức thái tử Bửu Đảo lên ngôi hiệu là Khải Định.

*.-  Trương Phước Lưu:  Thi đỗ Vơ Cử. Hợp tác với nhà cách mạng Ông Ích Khiêm để chống Pháp tại cửa Thuận An năm Quư sửu (1883). Bị tử trận.

*.-  Trần Đ́nh Bá:  Xuất thân Đại khoa Phó bảng Tiến giữa triều Thành Thái. Văn chương, thi phú trác việt. Sơ bổ Thừa Thiên Biện, thăng Thừa chỉ Tri huyện, Tri phủ, Chưởng án, Án sát Thanh Hóa. Bố chánh Hà Tĩnh, Thị lang Bộ H́nh, Bố chánh Quảng B́nh, Tuần vũ Quảng Ngăi, Tổng đốc Nghệ An, thăng thọ Hiệp Tá Đại Học Sĩ Lănh H́nh Bộ Thượng Thư, Sung Cơ Mật Viện Đại Thần. Rồi thăng tước "Pḥ Nam Ninh. Đông Các Đại Học Sĩ".

*.-  Trương Quang Toản:  Xuất thân con nhà nông. Đầu triều Đồng Khánh được bổ nhiệm Bát phẩm Bộ H́nh thăng Tư vụ, Lang Trung, Tá Lư rồi thăng Án sát B́nh Thuận, thuyên chuyển về Khánh Ḥa thăng thọ "Bố Chánh Trí Sự".

*.-  Hoàng Đại Cạnh tự Cường Trai:  Con cháu họ Hoàng Ngọc, đỗ Cống Sanh tương đương Cử Nhân dưới triều Thành Thái. Năm 1905, triều Thành Thái bổ nhiệm chức Điển Bộ Nội Các.

Năm 1908, triều Duy Tân thăng thọ chức Thị Giảng của Hàn Lâm Viện.

*.-  Dương Phước Thiệu :  Công nghệ tinh xảo chuyên môn sửa súng đạn cho quân đội triều đ́nh, làm đến chức Chánh Lănh Binh.

*.-  Trương Như Đính:  18 tuổi đổ Cử nhân khóa Kỷ dậu dưới triều vua Duy Tân. Được học bổng qua Pháp du học. Tốt nghiệp trở về bổ nhiệm Thừa Biện Cơ Mật Viện. Thăng Viên Ngoại Bộ Học Lang Trung Bộ Binh, rồi tham tri Bộ Hộ, Tuần Vũ phú Yên, rồi hàm Tổng Đốc. Thăng Thương Thư Bộ Kinh Tế, sung Cơ Mật Viện Đại Thần. Cuối cùng là "Hiệp Tá Đại Học Sĩ".

*.-  Trương Như Hy:  18 tuổi đỗ Tú tài, 21 tuổi đỗ Cử nhân khoa Nhâm tư, được triều đ́nh bổ nhiệm chức Hành Tẩu, thăng Tư Vụ Bộ Binh. Kinh lịch và thông phán Quảng Trị. Làm Tri Huyện Đức Phổ, rồi Án Sát Quảng B́nh. Sau cùng là Thị Lang Bộ Lễ.

*.-  Hoàng Hữu Đức:  Hội viên Tỉnh Hạt Từ triều Thành Thái cho đến cuối đời Khải Định.

*.-  Hoàng Văn Tŕnh: Tham gia mặt trận kháng chiến rồi ra Bắc, giữ chức Bộ trưởng Điền Địa.

*.-  Trần Sĩ Đưa:  Sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, tham gia và tham dự cầm quân đảo chánh dưới sự chỉ đạo của Đại tá Nguyễn Chánh Thi trong ngày 11-11-1960. Sự vụ bất thành, bị tù.

Trên đây là một số nhân vật tiêu biểu đă đóng góp cho làng, cho nước, bảo quốc an dân.

V́ khổ báo có hạn, nên chúng tôi chỉ rút ra một số tiếu biểu mà quư vị có tên trong đây đă thực sự dấn thân cho đất nước. Có ǵ không vui, kính xin quư vị hoan hỷ. Tuy sử riêng, nhưng nó vẫn liên quan đên vận mạng nước nhà.

(Muốn rơ thêm chi tiết xin đón đọc tác phẩm Hiền Lương Chí Lược Tân Biên của Ḥa thượng Tín Nghĩa)

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 11/24/10