BỒ ĐỀ TÂM

 

Chiêu Hoàng

 

Từ khi thày dạy phải tu tập sao để có được tâm Bồ Đề, từ đó về sau cứ hễ trước thời pháp, thày lại nhắc là nên khởi một động năng tu tập để mau thành Phật quả cứu độ chúng sanh, v́ lư do đó, nên chúng ta cần phải có Bồ Đề Tâm.

Chị lên chùa, từ thày xuống tới bà văi, các bạn đạo v.v.. Người nào cũng nhắc tới Bồ Đề Tâm. "Phải tu tập Bồ Đề Tâm". Nhưng tu sao th́ không thấy nói tới, hoặc có nói tới th́ chị cũng không hiểu. Nghe thiên hạ nói riết chị đâm sốt ruột, chị có cảm tưởng ai cũng thông thái quá chừng, chị c̣n ngờ rằng, chắc mấy chú muỗi, chú ruồi, con sâu, cái kiến v.v.. trên chùa, nếu chúng có nói được tiếng người chắc hẳn chúng cũng nhắc tới Bồ Đề Tâm rồi. Riêng chị th́ không. Vậy chứ không sốt ruột sao đặng?

Mô Phật. Nói ra thiệt là xấu hổ, nên chị chỉ nói nhỏ rồi len lén bỏ trên nét cho thiên hạ (người mà không biết chị là ai) coi xong th́ có cười cũng chẳng sao. Nói thiệt nheng. Mô Phật!  Chị nghe có chừng cả hơn triệu lần về cái vụ Bồ Đề Tâm chi chi đó rồi, nhưng cho tới giờ chị cũng không biết cái Tâm Bồ Đề là...cái ǵ? Th́ dĩ nhiên rồi, để chị trả bài cho nghe nè nha: “Tâm Bồ Đề là tâm đại từ, đại bi cầu giác ngộ để cứu độ toàn thể chúng sanh". Mô Phât! Nghe nguyên một tràng từ rổn rảng hoa mỹ đó chị cũng vẫn...hỏng hiểu nổi. Thực tế nha, vậy th́ làm sao để có nó nè? Mà h́nh tướng ra sao hỏng biết, chắc là đẹp lắm v́ ai cũng nói về nó. Thiệt chớ, chắc là mua cũng khó nha, hỏng biết nó ở nơi đâu và giá bao nhiêu mới mua được chớ? Loay hoay quá chừng mà chẳng làm nên tích sự ǵ, cuối cùng chị cũng xin hẹn được gặp riêng thày.

Đó là một buổi chiều tàn. Thày đang ngồi trước sân sau khi tưới xong mấy bụi hồng. Chị tới lễ thày, hỏi thăm, rồi rụt rè thưa:

- Mô Phật! Thưa thày, con có một điều muốn hỏi, xin thày tỏ ngộ cho con. V́ tâm con mù mịt, đặc cứng c̣n hơn đá cuội, nên xin thày dạy con cách nào dễ nhất để có thể có được tâm Bồ Đề cứu độ chúng sanh.

Thày nh́n chị. Cái nh́n bao dung từ ái. Chị bỗng cảm động tới chảy nước mắt khi chợt nhận thấy tất cả sự kiên nhẫn của thày đối với ḿnh. Chị hiều đầu óc chị chậm lụt, nói nhiều, hiểu ít, vậy mà thày vẫn không nản chí, không giận gắt. Thày thiệt là một vị thày tốt bụng hết sức.

Thày nh́n chị rất lâu, như hiểu được ư người đệ tử đang băn khoăn trên con đường tu tập, rồi thong thả bảo rằng:

- Ta có một câu chuyện kể con nghe. Ngày xưa hồi c̣n đức Phật. Có một vị đệ tử của ngài Xá Lợi Phất căn cơ chậm lụt, dạy hoài dạy hủy người đệ tử này cũng không lĩnh hội được bao nhiêu. Dạy câu sau th́ quên mất câu đầu.  Cuối cùng ngài Xá Lợi Phất không c̣n có thể kiên nhẫn được nữa bèn khuyên người đệ tử nên hoàn tục và trở về nhà.  Người đệ tử buồn rầu, đứng trước cổng chùa mà khóc. Phật biết được đi ngang qua hỏi thăm th́ người đệ tử tŕnh bày tự sự. Đức Phật bèn dạy cho người này chỉ làm một chuyện duy nhất là quét lá sân chùa. Vừa quét vừa niệm rằng, tôi đang quét tất cả những ác nghiệp của ḿnh. Do thần lực của Phật, ông ta quét xong nửa sân này th́ nửa sân bên kia lại đầy bụi đất. V́ cứ làm vậy mà cuối cùng ông ta đắc quả A La Hán. Này con, ta cũng có một phương pháp đơn giản cho con.  Con không cần phải bận tâm mấy đỗi về Bồ Đề tâm chi chi đó. Nay, ta chỉ cần hỏi con một câu đơn  giản và hăy trả lời thành thật:

- Con đă được thọ quy y tam bảo chưa?

Câu hỏi của thày làm chị ngờ rằng có lẽ thày… lớn tuổi rồi nên quên chăng, làm ǵ mà một Phật tử “thuần thành” như chị mà chưa quy y chớ? Nhưng tuy câu hỏi thiệt đơn giản, chị cũng rất nghiêm túc trả lời:

- Dạ thưa thày con đă thọ giới quy y tam bảo lâu rồi.

- Vậy con đă thọ ngũ giới cho một Phật tử tại gia chưa?

- Dạ thưa rồi…

- Con có c̣n nhớ năm giới đó là ǵ không?

Chị im lặng một lúc rồi mới ngập ngừng thưa:

- Dạ thưa thày, con nhớ chớ, nhưng xin thày tha lỗi cho con, bị đầu óc con nhiều thứ ngổn ngang quá, nên có thể con không nhớ theo thứ tự được.

- Không sao. Vậy năm giới cấm đó là ǵ, con đọc ta nghe thử.

- Dạ… Đó là Không Sát sanh.  Không trộm cắp.  Không tà dâm. Không nói dối và Không uống rượu.

- Giỏi lắm! Nhưng con có giữ được đủ năm giới cấm đó mỗi ngày không?

- Dạ… con…, dạ…con… (Chị lắp bắp một hồi, bởi tuy chỉ có năm giới đơn giản quá chừng mà nhiều khi chị cũng phạm lung tung. Phạm xong rồi mới nhớ.  Nay thày hỏi một cách nghiêm túc, chị sợ tới độ chị chỉ nói cà lăm được hai chữ “dạ.. con..” rồi ngồi chù ụ dưới chân thày, nín thinh…

Thày cúi xuống nh́n chị, lấy tay xoa khẽ lên đầu chị và nói một cách ân cần:

- Con ạ, tất cả nó chỉ nằm ở cái điểm bé xíu nhưng rất quan trọng đó thôi. Ta chỉ cần con làm một chuyện thật đơn giản, lúc nào cũng tưởng nhớ đến năm giới cấm và cố gắng không phạm giới trong suốt ngày. Nếu có lỡ phạm giới nào th́ lập tức phải sám hối ngay!  Lại nữa, mỗi sáng thức dậy, hăy tưởng nhớ tới chư Phât, cảm nhận sâu xa đến ḷng đại từ, đại bi của các Ngài nên niệm quy y và nếu có thể th́ nên lễ lạy đủ 21 lần, quán tưởng rằng ḿnh đang phân thân lễ hằng hà sa chư Phật ở mười phương. Sau đó, ngồi xếp bằng, để tâm thật thanh thản, không vướng bận lăng xăng, rồi ngồi chỉ việc đếm hơi thở. Nắm giữ lấy nó. Đếm từ một đến mười rồi lại đếm trở lại. Ban đầu chỉ ngồi khoảng năm phút, sau tăng dần lên. Thày chỉ cần con làm như thế thôi. Khi nào thuần thục rồi thày sẽ chỉ con thêm bước nữa. Con có làm được những điều đó không?

Chị ngước lên nh́n thày, ngập ngừng:

- Thưa thày con sẽ cố…

Mới nghe qua, chị cho đó là một phương pháp dễ quá chừng chừng. Chị vui mừng khôn siết. Chị lễ thày rồi vội vă ra về.

Trên đường về. Chị lại khởi tâm vọng niệm. Lại thắc mắc! Lại nghi t́nh! Ủa, hỏng lẽ lễ Phật mười phương mỗi ngày và ngồi đếm hơi thở chút xíu mà sao không thấy thày nhắc tới cái Tâm Bồ Đề chớ?  Mô Phật! (Chị lấy tay đập tía lia lên trán..) Thôi... thôi... Hỏng có thắc mắc lôi thôi nữa. Thày dạy sao, làm y thinh vậy. Chừng tới khi thuần thục ba cái vụ này th́ thày sẽ chỉ ḿnh cái khác, nhiều khi những cái-khác đó nó là con đường cho ḿnh có được Bồ Đề Tâm không chừng. Chị khởi tâm rất vui mừng và nhoẻn miệng cười:

- Mô Phật! Người xưa nói quả không sai: Không thày đố mày làm nên á...

 

 

 


 
Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Newspaper
Last modified: 07/05/10