TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 06.2024

Diệu Âm lược dịch

 

ẤN ĐỘ: Dự án Chư ni Tây Tạng thành công trong việc kêu gọi tài trợ sách giáo khoa mới cho các nữ tu Phật giáo

 

Dự án Chư ni Tây Tạng (TNP), một tổ chức từ thiện được đăng kư tại Hoa Kỳ - có trụ sở tại Seattle, và tại Quận Kangra của Himachal Pradesh, Ấn Độ - đă báo cáo về thành công của việc kêu gọi gây quỹ gần đây nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết về sách giáo khoa toán, khoa học và tiếng Anh mới cho các ni viện Phật giáo do tổ chức này phụ trách.

TNP hỗ trợ 7 ni viện ở miền bắc Ấn Độ từ tất cả các truyền thống Phật giáo Tây Tạng, và hơn 800 ni cô - bao gồm cả các ni cô sống một ḿnh và sống ẩn dật.

Ni viện Dolma Ling, nơi có 270 ni cô, đă nhận được 274 cuốn sách giáo khoa mới - TNP đưa tin, đồng thời chú thích rằng các giáo viên tại Dolma Ling đă t́m kiếm những cuốn sách cấp cao hơn mà trước đây không có, cũng như sách dạy văn phạm và luận văn tiếng Anh.

TNP lưu ư rằng họ sẽ tiếp tục làm việc với tất cả 7 ni viện để thiết lập các hoạt động thư viện tốt và để bảo đảm thời gian thư viện cho các ni cô thường trú được đọc sách giả tưởng và phi-giả tưởng.

(Buddhistdoor Global – June 7, 2024)

 

 

Tổ chức từ thiện Dự án Chư ni Tây Tạng cung cấp sách giáo khoa mới ch các nữ tu Phật giáo

Photos: TNP

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ đến thăm Hoa Kỳ để điều trị đầu gối trong tháng 6 này

 

Nhà lănh đạo tinh thần của người Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma, sẽ đến Hoa Kỳ trong tháng này để điều trị y tế cho đầu gối của ngài và sẽ không tổ chức các hoạt động công khai như thường lệ từ ngày 20 tháng 6, văn pḥng của ngài cho biết hôm thứ Hai 3-6-2024.

Vào tháng 10 năm ngoái, nhà sư 88 tuổi này được khuyên không nên du hành sau một cơn cúm, nhưng sau khi hồi phục, ngài đă đến thăm Bồ Đề Đạo Tràng, một trong những địa điểm Phật giáo linh thiêng nhất ở miền đông Ấn Độ vào tháng 1.

Văn pḥng của ngài công bố, “Đức Đạt lai Lạt ma dự kiến ​​sẽ đến Hoa Kỳ để điều trị bệnh đau đầu gối. Khi ngài trở về, các hoạt động giao lưu thường xuyên sẽ tiếp tục”.

Văn pḥng không đề cập đến khi nào ngài sẽ trở lại thị trấn Dharamsala ở phía bắc dăy Hi Mă Lạp Sơn của Ấn Độ, nơi ngài sống trong một khu nhà bên cạnh một ngôi chùa được bao quanh bởi những ngọn đồi xanh và những ngọn núi phủ tuyết trắng.

(REUTERS – June 3, 2024)

 

© Reuters. FILE PHOTO: Exiled Tibetan spiritual leader the Dalai Lama gestures during a speech at the 108th anniversary of Indian Merchant Chambers in Mumbai September 18, 2014. REUTERS/Danish Siddiqui/File Photo

Đức Đạt lai Lạt ma

Photo: Reuters

 

 

THÁI LAN: 73 quốc gia tham dự Đại lễ Vesak Quốc tế LHQ 2024

 

Trong khuôn khổ lễ kỷ niệm Ngày Vesak Quốc tế của Liên Hiệp Quốc, Tuyên bố Bangkok 2024 đă được công bố vào ngày 20-5-2024 tại Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp Quốc ở Bangkok.

Chính phủ Thái Lan và Hội đồng Tăng già Thái Lan đă phối hợp tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc lần thứ 19 năm 2024 vào ngày 19 và 20 tháng 5, với chủ đề “Con đường Xây dựng Niềm tin và Đoàn kết của Phật giáo”.

Nhận lời mời của các nhà lănh đạo Phật giáo Thái Lan, các học giả và tu sĩ từ 73 quốc gia đă đến tham dự Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2024.

Trước đó, chương tŕnh vào ngày 19-5 diễn ra tại Đại học Mahachulalongkornrajavidyalaya, một trường đại học Phật giáo công lập, ở quận Wang Noi của tỉnh Ayutthaya và bao gồm các thông điệp thiện chí từ  các Tăng đoàn, chư tôn Phật giáo Nguyên thủy và các nhà lănh đạo Phật giáo từ các quốc gia khác nhau, cùng 3 cuộc thảo luận nhóm về các chủ đề “Áp dụng Chánh niệm Phật giáo v́ Sức khỏe và Hạnh phúc”, “Con đường dẫn đến Niềm tin và Quan hệ đối tác Toàn cầu của Phật giáo” và “Sự phù hợp của Giáo dục Phật giáo đối với một Xă hội Ḥa hợp”.

(tipitaka.net – June 4, 2024)

 

Lễ kỷ niệm Ngày Vesak Quốc tế Liên Hiệp Quốc diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Liên Hiệp Quốc ở Bangkok

Photo: tipitaka.net

 

 

Bangladesh: Các tác phẩm nghệ thuật khám phá cuộc đời Đức Phật Cồ Đàm

 

Các nghệ sĩ Bangladesh và Ấn Độ đă cố gắng truyền tải cuộc đời của Đức Phật Cồ Đàm, triết lư và t́nh yêu thiên nhiên của Ngài trong một cuộc triển lăm nghệ thuật nhóm - diễn ra vào hạ tuần tháng 5 tại trường Dự bị tiếng Pháp tại Dhaka (Alliance Francaise de Dhaka) ở khu Dhanmondi của thủ đô Dhaka.

Được tổ chức bởi Nhóm Nghiên cứu Hội họa Phương Đông, cuộc triển lăm có tựa đề ‘T́m Niết Bàn trong cuộc đời: Đức Phật của Bengal’ trưng bày 71 tác phẩm nghệ thuật thuộc nhiều thể loại khác nhau, bao gồm hội họa, điêu khắc, sơn mài, keo, lá cọ, b́nh trà lá và tranh thư pháp của 42 nghệ sĩ và một buổi tŕnh diễn sân khấu mang tên ‘Niết Bàn’.

Sự kiện nghệ thuật này được tổ chức để kỷ niệm Lễ Phật Đản, tôn vinh cuộc đời và giáo lư của Đức Phật Cồ Đàm thông qua các tác phẩm nghệ thuật do 33 nghệ sĩ địa phương và 9 nghệ sĩ đến từ Tây Bengal, Ấn Độ sáng tác.

(tipitaka.net – June 1, 2024)

 

Image description

Quang cảnh cuộc triển lăm nghệ thuật nhóm có tựa đề ‘T́m Niết Bàn trong cuộc đời: Đức Phật của Bengal’ tại thủ đô Dhaka, Bangladesh

Photo: New Age

 

 

HÀN QUỐC: Những bức tranh Phật giáo tại chùa Songgwangsa được chỉ định là báu vật quốc gia

 

Những bức tranh Phật giáo thời Joseon mô tả cuộc đời và lời dạy của Đức Phật đă trở thành bảo vật quốc gia Hàn Quốc.

Theo Cơ quan Di sản Hàn Quốc vào ngày 27- 5, cơ quan này đă chỉ định các bức tranh ‘Yeongsanhoesangdo’ và ‘Palsangdo’ tại chùa Songgwanga (ở Suncheon, tỉnh Nam Jeolla) là bảo vật quốc gia, 21 năm sau khi chúng được xếp vào loại “bảo vật” thấp hơn vào năm 2003.

Yeongsanhoesangdo là bức tranh vẽ Đức Phật giảng pháp cho một đệ tử, trong khi Palsangdo là tranh kể về những sự kiện lịch sử trong cuộc đời của Đức Phật bao gồm 8 chủ đề chính.
Những bức tranh nói trên ở chùa Songgwangsa được đánh giá cao về giá trị trong lịch sử nghệ thuật Phật giáo.

Ghi chép trên các bức tranh xác nhận rằng các bức tranh Yeongsanhoesangdo và Palsangdo đă được vẽ bởi Ḥa thượng Euikyeom và những người khác vào năm 1725 dưới thời vua Yeongjo.

(NewsNow – June 2, 2024)

 

Joseon Dynasty Buddhist Paintings at Songgwangsa Temple Designated National Treasure

6 trong 8 tranh của bộ tranh Palsangdo (8 sự kiện lớn trong cuộc đời của Đức Phật)

Photo: YNHAP News

Tranh Yeongsanhoesangdo (Đức Phật Thích Ca thuyết pháp)

Photo: donga.com

 

 

TÂY TẠNG: Di sản Phật giáo: UNESCO đưa các bản in của Nhà in Kinh Dege vào Chương tŕnh Kư ức Thế giới

 

Các bản in tại Nhà in Kinh Dege (tếng Tây Tạng: Dege Parkhang), nằm ở tỉnh Tứ Xuyên ngày nay, phía tây nam Trung Quốc, đă được công nhận là di sản tư liệu để đưa vào sổ đăng kư khu vực Châu Á Thái B́nh Dương của Chương tŕnh Kư ức Thế giới của UNESCO.

Được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1729, Nhà in Kinh Dege - ở Quận Dege của Quận tự trị Tây Tạng Garze, thuộc vùng Kham truyền thống của người Tây Tạng - là nơi có hơn 270,000 mộc bản để in văn bản, chủ yếu bằng tiếng Tây Tạng và tiếng Phạn.

Trong khi phần lớn các bản in khắc gỗ vẫn được bảo tồn này được chạm khắc từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20 và bao gồm nhiều chủ đề từ Phật giáo, tâm linh đến lịch sử, nghệ thuật, y học và thiên văn học, bộ sưu tập cũng bao gồm các ví dụ quan trọng về văn học Tây Tạng có niên đại từ thế kỷ 11.

Nhà in Dege là một phần của khu phức hợp Tu viện Gonchen, được thành lập bởi Thang Tong Gyalpo (1385–1464). Tu viện này đă bị phá hủy hoàn toàn trong cuộc xâm lược Tây Tạng của Trung Quốc và sau đó được xây dựng lại vào những năm 1980.

(Buddhistdoor Global – June 12, 2024)

 

Tu viện Gonchen, nơi có Nhà in Kinh Dege

 

In thủ công mộc bản tại Nhà in Dege

 

 

Bản in khắc gỗ của Nhà In Dege

 

Bên trong Nhà In Kinh Dege

 

 

Các bản in khắc gỗ này (được chạm khắc từ thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 20) bao gồm nhiều chủ đề từ Phật giáo, tâm linh đến lịch sử, nghệ thuật, y học và thiên văn học, cũng như về văn học Tây Tạng (có niên đại từ thế kỷ 11)

 

Photos: degeparkhang.org

 

 

 

THÁI LAN: Khám phá chùa chiền tại Thon Buri cùng Hiệp hội Xiêm La

 

Hiệp hội Xiêm La sẽ tổ chức chuyến đi một ngày đến những ngôi chùa ít được biết đến hơn và những bức bích họa Phật giáo tại khu vực Thon Buri của Bangkok vào ngày 7-7-2024.

Được dẫn dắt bởi Euayporn Kerdchouay, chuyến đi đầu tiên sẽ dừng lại ở Wat Dusidaram Worawihan, ngôi chùa có các bức tranh tường được Cục Mỹ thuật bảo tồn vào năm 1983.

Sau đó, những người tham gia sẽ được đưa đến pḥng truyền giới và tịnh xá của Wat Bhumarin Rachapaksi, nằm trong khuôn viên của Wat Dusidaram, trước khi đến Wat Bang Yi Khan để xem những bức tranh tường và bộ sưu tập các tượng Phật thời Xiêm La (Rattanakosin).

Buổi chiều, du khách sẽ được đưa đến Wat Chaiya Thit, một ngôi chùa nhỏ nổi tiếng với những bức tranh tường đặc sắc; và Wat Thong Thammachat, ngôi chùa hoàng gia xếp hạng ba với những bức tranh tường được vẽ dưới thời vua Rama III.

Điểm dừng chân cuối cùng sẽ là Wat Hong Rattanaram, nơi đáng chú ư với lối trang trí bằng vữa tinh tế của pḥng truyền giới, các h́nh chạm khắc thiên nga trên cửa gỗ, và các tượng Phật.

(Bangkok Post – June 11, 2024)

 

Explore Thon Buri temples with Siam Society

 Những bức bích họa Phật giáo tại các chùa ở khu vực Thon Buri của Bangkok

Photo: Bangkok Post

 

 

HOA KỲ - ẤN ĐỘ: Các nhà lập pháp Hoa Kỳ sẽ gặp Đức Đạt lai Lạt ma trong chuyến đi Ấn Độ vào tuần tới

 

Đại diện Đảng Cộng ḥa Michael McCaul dự kiến ​​sẽ dẫn đầu một phái đoàn quốc hội lưỡng đảng của Hoa Kỳ đến Ấn Độ trong những ngày tới, nơi ông và các nhà lập pháp khác - bao gồm cả cựu Chủ tịch Hạ viện Đảng Dân chủ Nancy Pelosi - dự định ​​gặp nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng Đức Đạt lai Lạt ma.

McCaul, Pelosi và một nhóm các nhà lập pháp khác của Hoa Kỳ sẽ đến thăm Dharamsala – thị trấn ở phía bắc dăy Himalaya thuộc Ấn Độ, nơi vị tu sĩ Tây Tạng 88 tuổi này sống lưu vong – từ ngày 18 đến 19-6, một quan chức của chính phủ Tây Tạng lưu vong (được gọi là Chính quyền Trung ương Tây Tạng), nói với hăng thông tấn Reuters.

Cuộc gặp nói trên sẽ diễn ra vài ngày trước chuyến đi Hoa Kỳ theo kế hoạch của Đức Đạt lai Lạt ma để điều trị y tế cho đầu gối của ngài, nhưng không rơ liệu ngài có tham gia bất kỳ cuộc hẹn nào trong thời gian đó hay không.

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đă thường xuyên đến thăm Dharamsala và ca ngợi công việc của Đức Đạt lai Lạt ma, người đoạt giải Nobel Ḥa b́nh, nhằm thu hút sự ủng hộ toàn cầu cho quyền tự trị về ngôn ngữ và văn hóa ở Tây Tạng - quê hương miền núi xa xôi của ngài. Trung Quốc coi ngài là một kẻ ly khai nguy hiểm.

(REUTERS – June 13, 2024)

 

McCaul says he would call House back from recess to pass Ukraine aid if he  were Speaker

 

Hai nhà lập pháp Hoa Kỳ Michael McCaul Nancy Pelosi

Photos: Google

 

 

TÍCH LAN: Phái đoàn Tích Lan tham gia hội nghị và triển lăm về di sản Phật giáo ở Pakistan

 

Phái đoàn Sri Lanka gồm các tu sĩ Phật giáo và Bộ trưởng Bộ Phật giáo, Tôn giáo và Văn hóa, ông Vidura Wickramanayake, đă đến gặp Thống đốc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa (KP) là Faisal Karim Kundi tại Ṭa nhà Thống đốc ở Peshawar, Pakistan vào ngày 1-6-2024.

Cuộc gặp này là một phần trong chuyến thăm Pakistan của họ để tham gia hội nghị chuyên đề và triển lăm mang tên “Gandhara với thế giới” do Bộ Ngoại giao Pakistan tổ chức.

Thống đốc Karimkundi đă giới thiệu tóm tắt cho phái đoàn Tích Lan về lịch sử lâu đời và ư nghĩa văn hóa của KP, đặc biệt nhấn mạnh di sản Phật giáo cổ xưa của nơi đây.

Nhấn mạnh cam kết của tỉnh trong việc bảo tồn di sản này, Thống đốc Karimkundi đă thảo luận về những nỗ lực thúc đẩy du lịch giữa Pakistan và Tích Lan, trích dẫn sức hấp dẫn của khu vực đối với các nhà lănh đạo tôn giáo Phật giáo từ khắp nơi trên thế giới. “Di sản lịch sử và văn hóa Phật giáo ở Khyber Pakhtunkhwa đă được bảo vệ rất cẩn thận”, Thống đốc Karimkundi khẳng định. “Hàng năm, các nhà lănh đạo tôn giáo Phật giáo từ nhiều quốc gia khác nhau đến thăm các khu vực phía bắc Khyber Pakhtunkhwa, bị thu hút bởi sức hấp dẫn của nghệ thuật và văn hóa Gandhara được bảo tồn của chúng tôi.”

(NewsNow – June 8, 2024)

 

Di tích khu chùa Phật giáo Takht-i-Bahi tại tỉnh tỉnh Khyber Pakhtunkhwa (KP), Pakistan

Photo: Google 

 

 

HOA KỲ: Nữ tu Phật giáo nổi tiếng Pema Chodron có buổi Pháp thoại trực tuyến đặc biệt vào tháng 7

 

Nữ tu sĩ Phật giáo nổi tiếng, tác giả và là Đạo sư đáng kính Ani Pema Chodron ​​sẽ có một buổi nói chuyện đặc biệt vào ngày 18-7-2024.

Buổi giảng pháp này sẽ được thực hiện với sự hỗ trợ của Mangala Shri Bhuti, tăng đoàn của Tulku Dzigar Kongtrul Rinpoche đáng kính, là sư phụ của bà - như một phần của Hội thảo Mùa hè Nyingma của tăng đoàn này tại trung tâm khóa tu sự kiện Phuntsok Choling ở Ward, tiểu bang Colorado.

Mặc dù vé tham dự trực tiếp buổi nói chuyện trước công chúng của Ani Pema Chodron đă được bán hết và hiện đang được đưa vào danh sách chờ, nhưng việc ghi danh để tham gia buổi phát trực tiếp của sự kiện vẫn được mở.

 

Mangala Shri Bhuti là một tổ chức phi lợi nhuận do Dzigar Kongtrul Rinpoche lănh đạo và liên kết với truyền thống Longchen Nyingtik của ḍng Nyingma của Phật giáo Kim Cương thừa. Có trụ sở chính tại Boulder, Colorado và các trung tâm ở Á châu, Âu châu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ, tổ chức Mangala Shri Bhuti cung cấp các chương tŕnh giảng dạy và các khóa học trực tuyến để nghiên cứu và thực hành con đường Phật giáo.

(Buddhistdoor Global – June 14, 2024)

 

Nữ Phật tử Tây Tạng người Mỹ Ani Pema Chodron 

Photo: Mangala Shri Bhuti

 

 

HÀN QUỐC: Ḥa thượng Pomnyun Sunim hướng dẫn 10,000 người trong Đại lễ Pháp Hội v́ ḥa b́nh trên bán đảo Triều Tiên

 

Vào ngày 13-6-2024, Ḥa thượng Pomnyun Sunim - Pháp sư Hàn Quốc đáng kính và nhà hoạt động xă hội Phật giáo đă dẫn đầu hơn 10,000 người trong Đại lễ Pháp Hội cho Tất cả Chúng sinh tại một buổi lễ mang tính bước ngoặt v́ ḥa b́nh trên Bán đảo Triều Tiên, với chủ đề “Hướng tới Tương lai 800 Năm Ḥa b́nh và Thống nhất”.

Pháp hội kéo dài 2 giờ này được tiến hành tại một không gian công cộng gần Jukrimjeong-sa, một ngôi chùa Phật giáo ở tỉnh Bắc Jeolla của Hàn Quốc. Cùng với khoảng 10,000 thành viên của Hiệp hội Jungto, buổi lễ có sự tham dự của hơn 200 khách đến từ Hàn Quốc và ngoại quốc.

Pháp hội do Hiệp hội Dự án Tưởng niệm Baek Yongseong chủ tŕ và được tổ chức bởi Hiệp hội Jungto, cộng đồng Phật giáo quốc tế do Thượng tọa Pomnyun Sunim thành lập.

(Buddhistdoor Global - June 17, 2024)

 

Ḥa thượng Pomnyun Sunim (hàng đầu, bên trái) tại ‘Đại lễ Pháp Hội cho Tất cả Chúng sinh

 

 

 

Quang cảnh ‘Đại lễ Pháp Hội cho Tất cả Chúng sinh’ tại tỉnh Bắc Jeolla, Hàn Quốc

Photos: Hiệp hội Jungto 

 

 

HOA KỲ: Các tu sĩ Phật giáo gần kết thúc cuộc Đi bộ v́ Ḥa b́nh từ Florida đến New York

 

Một nhóm tu sĩ Phật giáo, dẫn đầu bởi Phra Sutham Nateetong, 62 tuổi - người đă bắt đầu chuyến hành hương đi bộ xuyên qua một khu vực của Hoa Kỳ để thúc đẩy ḥa b́nh - hiện đang tiến gần đến kết thúc cuộc hành tŕnh của họ. Cuộc hành hương này bắt đầu ở Key West, Florida, vào ngày 31-3, sẽ đi qua hơn 3,500 km và dự kiến ​​kết thúc tại Thác Niagara, New York vào ngày 30-6. Các nhà sư đang đi bộ để truyền bá thông điệp bất bạo động và ḥa hợp trên khắp đất nước Hoa Kỳ.

Bắt đầu cuộc hành tŕnh từ điểm cực nam của Hoa Kỳ ở Key West, cho đến nay họ đă đi được quăng đường khoảng 2,775 km.

Các sư dự định đi bộ khoảng 32 km mỗi ngày, dừng lại ở nhiều thị trấn và thành phố khác nhau dọc lộ tŕnh để giao tiếp với các cộng đồng địa phương.

Trong suốt hành tŕnh của ḿnh, các tu sĩ này đă dừng chân ở nhiều thành phố khác nhau, bao gồm Miami, Atlanta và Washington, DC.

Hành tŕnh đă nhận được sự ủng hộ từ nhiều tổ chức và cá nhân. Các đền chùa Phật giáo địa phương và các tổ chức ḥa b́nh đă cung cấp hỗ trợ hậu cần, thực phẩm và chỗ ở cho các nhà sư. Những tín đồ Phật giáo và những công dân không theo đạo Phật cũng đă đề nghị hỗ trợ tại nhiều điểm dừng khác nhau.

(NewsNow - June 20, 2024)

 

Nhóm tu sĩ Phật giáo thực hiện cuộc hành hương Đi bộ v́ Ḥa b́nh từ Florida đến New York

Photos: washingtondc.thaiembassy.org

 

 

CANADA: Cộng đồng Tích Lan địa phương xây dựng công tŕnh kiến ​​trúc biệt lập để đánh dấu lễ hội Phật giáo Poson

 

Để kỷ niệm lễ hội Phật giáo được yêu mến, một công tŕnh kiến ​​trúc mới, cao chót vót sẽ thắp sáng bầu trời thành phố Winnipeg trong tháng 6-2024.

Công tŕnh đứng biệt lập này được gọi là ‘thorana’, có nghĩa là cổng hoặc ṿm trong tiếng Phạn. Những câu chuyện Phật giáo được mô tả trên Thorana bằng cách sử dụng ánh sáng và tác phẩm nghệ thuật sống động.

Cộng đồng người Tích Lan địa phương đă quyết định xây ṿm Thorana này lần đầu tiên ở tỉnh bang Manitoba nhân lễ Poson, một lễ hội đánh dấu sự ra đời của Phật giáo ở Tích Lan vào dịp trăng tṛn tháng Sáu.

‘Thorana’ của Manitoba cao hơn 25 feet và có hơn 7,000 bóng đèn và 15 bức tranh. Những bức tranh này kể câu chuyện Phật giáo về sự báo thù giữa 2 vị vua, và về vị hoàng tử đă giúp họ t́m được ḥa b́nh. Việc xây dựng Thorana là công sức của t́nh yêu giữa nhiều thế hệ.

Thorana sẽ được thắp sáng từ ngày 22-6 đến ngày 30-6 tại 88 Đường Cadboro từ 10 giờ tối cho đến nửa đêm.

(CTV News – June 20, 2024)

 

Manitoba's first thorana is pictured on June 19, 2024 on Cadboro Road. (Joseph Bernacki/CTV News Winnipeg)

 

‘Thorana’ đầu tiên của tỉnh bang Manitoba trên đường Cadboro, thành phố Winnipeg (Canada)

Photo: Joseph Bernacki/CTV News Winnipeg

 

 

Nepal: Nơi Phật đản sinh Lâm Tỳ Ni lại đông đúc du khách sau đại dịch Covid

 

Sau 2 năm im lặng do đại dịch Covid gây ra, khách du lịch một lần nữa bắt đầu đổ về Đền Maya Devi ở Lâm Tỳ Ni, được coi là nơi sinh của Đức Phật Cồ Đàm.

Là Di sản Thế giới được UNESCO công nhận, Lâm Tỳ Ni đang dần lấy lại sức hấp dẫn khi du lịch tôn giáo dường như đă có sức hút trở lại.

Lâm Tỳ Ni đă đón khoảng 70,000 khách du lịch Ấn Độ trong 3 tháng đầu năm nay. Lượng khách du lịch từ các nơi khác trên thế giới cũng tăng lên đáng kể tại đây.

Lâm Tỳ Ni có nhiều bảo tháp đại diện cho nhiều quốc gia khác nhau, khiến nơi đây trở thành trung tâm nghiên cứu Phật giáo.

Các cuộc khai quật khảo cổ đă tiết lộ rằng những tàn tích cấu trúc được t́m thấy thuộc các giai đoạn khác nhau của quá tŕnh xây dựng và trùng tu Đền Maya Devi qua nhiều thế kỷ. Hoàng đế A Dục Vương, trong chuyến viếng thăm của ḿnh vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, đă xây dựng một nền tảng bằng gạch nung để bảo vệ Đá Đánh dấu và Cây Đản sinh, nơi Hoàng hậu Devi sinh ra Hoàng tử Tất Đạt Đa.
(ANI – June 18, 2024)

 

Đền Maya Devi - Công Ty Du Lịch Tầm Nh́n Việt 

Đền Maya Devi ở Lâm Tỳ Ni, Nepal

Photo: Google

 

 

ẤN ĐỘ: Thủ tướng Modi khánh thành khuôn viên hiện đại của Đại học Nalanda ở bang Bihar

 

Vào ngày 19-6-2024, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đă chính thức khai trương khuôn viên mới của Đại học Nalanda. Khuôn viên nói trên nằm trên khu di tích lịch sử của trung tâm học tập Phật giáo ở bang Bihar. Động thái này là một phần trong kế hoạch được bắt đầu từ khoảng hai thập niên trước.

Việc thành lập Đại học Nalanda xảy ra vào năm 2010 là kết quả của một đạo luật quốc hội. Đạo luật đă tiến hành các quyết định được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ tư ở Thái Lan (2009) và Hội nghị thượng đỉnh Đông Á lần thứ hai ở Philippines (2007).

Khi Đại học Nalanda bắt đầu hoạt động vào năm 2014 với 14 sinh viên trong một cơ sở tạm thời, tổ chức này đă nhận được sự giúp đỡ đáng kể từ chính quyền Đảng Bharatiya Janata. Chính phủ đă đặt mục tiêu xây dựng một trường đại học nhằm nhắc nhở thế giới đương đại về tầm vóc của Đại học Nalanda cổ xưa, vốn được thành lập vào thế kỷ thứ 5 và từng thu hút sinh viên từ khắp nơi trên thế giới.

Việc xây dựng trường đại học này bắt đầu vào năm 2017.

Hiện nay, trường cung cấp 137 học bổng cho sinh viên đến từ các nước khác. Trường giảng dạy các chương tŕnh chứng chỉ ngắn hạn bên cạnh các khóa học nghiên cứu sau đại học và tiến sĩ.

(dnaindia.com - June 19, 2024)

 

PM Modi to inaugurate modern campus of Nalanda University in Bihar today
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi

Photo: DNA

 

 

THÁI LAN: Thị trấn Ubon Ratchathani tổ chức Lễ hội nến để đánh dấu Ngày bắt đầu Mùa Chay Phật giáo

 

Để đánh dấu Ngày Khao Phansa, ngày bắt đầu Mùa Chay Phật giáo, thị trấn Ubon Ratchathani phía đông bắc mời những người hành hương và khách du lịch Phật giáo tham gia Lễ hội Nến hàng năm - với các nghi lễ tôn giáo và hoạt động văn hóa độc đáo trong suốt tháng Bảy.

Từ ngày 01 đến 18-7, du khách có thể quan sát và học cách chạm khắc và trang trí nến sáp bằng các kỹ thuật truyền thống khi các nghệ nhân lành nghề quy tụ trong cộng đồng của họ. Sẽ có các tác phẩm nghệ thuật mô tả về cuộc đời của Đức Phật, về các sinh vật huyền thoại Himmapan và sử thi Ramakien.

Trong ngày, du khách có thể sắp xếp chuyến hành hương của ḿnh tới 12 đền chùa xung quanh thị trấn, tượng trưng cho 12 cung hoàng đạo. Công viên Thung Si Muang sẽ là nơi tổ chức lễ nến và tranh tài vào ngày 19-7-2024.

Từ ngày 20 đến 21-7, lễ rước nến dự kiến ​​sẽ bắt đầu tại chùa Wat Si Ubon Rattanaram và kết thúc tại Công viên Thung Si Muang.

Từ ngày 22 đến 23-7, một bộ sưu tập nến sáp đoạt giải sẽ được trưng bày tại ṭa thị chính và xung quanh Công viên Thung Si Muang. Sau đó, các ngôi chùa tham gia sẽ trưng bày nến sáp từ ngày 24-7 đến 24-8.

(Bangkok Post – June 27, 2024)

 

Ubon Ratchathani stages Candle Festival

Lễ hội Nến tại Thái Lan 

Photo: Bangkok Post

 

 

MIẾN ĐIỆN: Hàng ngàn người thương tiếc vị trụ tŕ Phật giáo bị lực lượng an ninh Miến Điện sát hại

 

Ngày 27-6-2024, hàng ngàn người đưa tang đă tham dự lễ tang của một vị trụ tŕ Phật giáo nổi tiếng bị lực lượng an ninh Miến Điện bắn chết trong một vụ việc khiến chính quyền quân sự phải đưa ra lời xin lỗi hiếm hoi.

Sayadaw Bhaddanta Munindabhivamsa, 78 tuổi, là một giảng viên và tác giả nổi tiếng về Phật giáo. Ông là người đứng đầu một tu viện vốn đă công khai phản đối cuộc đảo chính năm 2021 của quân đội khiến Miến Điện rơi vào t́nh trạng hỗn loạn.

Ông bị bắn chết vào ngày 19-6 khi đang di chuyển bằng xe hơi qua khu vực trung tâm Mandalay. Vụ việc này ban đầu truyền thông nhà nước đổ lỗi cho những người đối lập, trước khi chính quyền cho biết lực lượng của họ phải chịu trách nhiệm.

Trong cơn mưa lớn, tăng ni các cấp và cư dân Phật giáo đă đi bộ hàng giờ dọc theo quan tài từ tu viện của vị trụ tŕ này đến khu hỏa táng.

Cảnh sát và binh lính đứng canh gác chung quanh nghĩa trang mặc dù không có dấu hiệu biểu t́nh hay bạo lực nào, theo phóng viên AFP.

(NewsNow - June 28, 2024)

 

Sayadaw Bhaddanta Munindabhivamsa, 78, was a prominent teacher and author on Buddhism who headed a monastery that had publicly opposed the military's 2021 coup 

Lễ đưa tang vị trụ tŕ Phật giáo bị lực lượng an ninh Miến Điện sát hại

Photo: AFP

 

 

HOA KỲ: Các tu sĩ Phật giáo giảng pháp về ḥa b́nh tại Đại học Hawaii ở Manoa

 

Ba tu sĩ Phật giáo đă đến thăm Đại học Hawaii tại Manoa (UH Manoa) vào tháng 6 để thảo luận về giáo lư ḥa b́nh và ḷng từ bi của Phật giáo dành cho tất cả chúng sinh.

Các nhà sư này là Thượng tọa Kou Sopheap và Thượng tọa Hak Sienghai đến từ Cam Bốt, và Thượng tọa Sok Theavy, sống ở Hawaii.

Bài giảng được tổ chức tại Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á của UH Manoa, tập trung vào cuộc xung đột ở Cam Bốt xảy ra khi Khmer Đỏ c̣n nắm quyền. Cụ thể, bài giảng xem xét vai tṛ của Phật giáo trong các nỗ lực ḥa b́nh và ḥa giải đă diễn ra từ năm 1992.

Chế độ Khmer Đỏ cai trị Cam Bốt từ năm 1975–1979. Trong thời gian đó, chế độ này phải chịu trách nhiệm về một trong những vụ giết người hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây, với gần 2 triệu người Cam Bốt đă thiệt mạng.

Với suy nghĩ này, điểm nhấn chính của bài giảng là: trí tuệ cổ xưa, đă được kiểm chứng qua thời gian của giáo lư Phật giáo có thể hữu ích trong việc thúc đẩy bất bạo động và giải quyết vấn đề trong các thời kỳ khủng hoảng.

)

 

Các tu sĩ Phật giáo giảng pháp tại UH Manoa

Photo: hawaii.edu

 

INDONESIA: ‘Thudong’ (Thực hành khổ hạnh): Phật tử hành hương tâm linh tại Indonesia

 

Công chúng Indonesia trong những tuần gần đây đă chú ư đến sự hiện diện của 40 nhà sư đến từ Indonesia, Mă Lai, Singapore và Thái Lan, cùng với hàng trăm tín đồ. Họ dừng chân tại một số thành phố như một phần của cuộc hành hương tâm linh bắt đầu trong Đại lễ Vesak vào tháng trước, vào ngày 23-5.

Đoàn hành hương ‘thudong’ này đă đi bộ một quăng đường khoảng 80 km từ Đền Phật Jayanti Wungkal Kasap ở Trung Java đến khu phức hợp đền chùa Borobudur lịch sử ở Magelang Regency.

Thuật ngữ thudong, bắt nguồn từ tiếng Pali ‘dhutanga’ (thực hành khổ hạnh), biểu thị lối sống cô độc, lang thang, khổ hạnh và thiền định của một số tu sĩ. Tục lệ này đă trở nên phổ biến ở Indonesia và các quốc gia Đông Nam Á khác trong những năm gần đây. Thudong liên quan đến một cuộc hành hương tâm linh hoặc tôn giáo theo bước chân của Đức Phật trong suốt cuộc đời của Ngài.

Khi đến khu đền chùa Borobudur, các nhà sư đă lên các tầng trên của di tích cao 35 mét này và tham gia vào nghi lễ ‘pradakshina’, một nghi lễ Phật giáo bao gồm việc thiền hành ṿng quanh ngôi chùa theo chiều kim đồng hồ 3 lần. Sau lễ hội Vesak, nhóm này đă hành tŕnh đến Chùa Muaro ở tỉnh Jambi, miền Trung Sumatra để kết thúc chuyến hành hương tại Indonesia.

(Buddhistdoor Global – June 28, 2024)

 

 

Các tu sĩ phật giáo tại chùa Borobudur trong lễ Vesak gần đây

 

Chư tăng và tín đồ cầu nguyện tại Borobudur vào lễ Vesak

Photos: thestar.com.my 

 

 

ẤN ĐỘ: Bang UP sẽ phát triển di tích Sankisa thành điểm du lịch Phật giáo đẳng cấp thế giới

 

Sở Du lịch bang Uttar Pradesh (UP) đă khởi xướng một số dự án quan trọng để phát triển di tích Phật giáo Sankisa ở huyện Farrukhabad.

Các dự án này bao gồm việc phát triển các cơ sở du lịch khác nhau ở Budh Vihar, với chi phí vào khoảng 20 tỷ Rupees.

Sự phát triển này sẽ bao gồm việc xây dựng bức tường ranh giới, hệ thống cấp nước, lán trại cho hành khách, hệ thống chiếu sáng, các nhà vệ sinh, pḥng vệ sinh và pḥng hành khách. Ngoài ra, một bảo tàng Phật giáo sẽ được xây dựng trên diện tích khoảng 2.25 mẫu Anh với chi phí 10 tỷ Rupees.

Hôm thứ Sáu 21-6, Bộ trưởng Du lịch và Văn hóa bang UP Jaiveer Singh nói rằng Đức Phật đă giáng trần tại thánh địa Sankisa sau khi thuyết pháp cho mẹ của Ngài ở Devlok.

Bộ trưởng Singh nhấn mạnh sau khi hoàn thành, Sankisa sẽ không chỉ nổi lên như một địa điểm tôn giáo Phật giáo quan trọng mà c̣n phát triển như một trung tâm du lịch lớn, thúc đẩy nền kinh tế địa phương.

(The Statesman - June 24, 2024)

 

Đồ họa của khu di tích Phật giáo Sankisa ở huyện Farrukhabad, UP (Ấn Độ)           

Photo: travelworldonline.in

 

 

 

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 08/09/24