NHẬT BẢN: Lễ hội Hoa Kỷ
niệm ngày Đức Phật đản
sinh
Vào tháng 4, các ngôi
chùa Phật giáo trên khắp
Nhật Bản tổ chức lễ
‘kanbutsue’ để kỷ niệm
ngày sinh của Tất Đạt Đa
Cồ Đàm, người sáng lập
Phật giáo. Lễ hội có
những điện thờ nhỏ gọi
là ‘hanamido’ (sảnh hoa)
mà những người thờ cúng
trang trí bằng hoa, điển
h́nh là hoa mẫu đơn và
hoa diên vĩ Nhật Bản. Từ
đó, lễ kỷ niệm c̣n được
gọi là ‘hanamatsuri’,
hay lễ hội hoa.
Các sảnh hoa bao gồm một
chậu nước chứa tượng Đức
Phật mới đản sinh. Du
khách “tắm” tượng bằng ‘amacha’,
một loại trà thảo dược
có vị ngọt tự nhiên được
làm từ nhiều loại hoa
cẩm tú cầu, đồng thời
cầu nguyện cho sức khỏe
của con cái và sự an
lành chung của bản thân
và xă hội.
Vào thời Edo
(1603-1868), những người
tổ chức lễ cưới có phong
tục mang trà ‘amacha’
được các ngôi chùa ủ về
nhà để làm mực. Sau đó,
mực này được sử dụng để
tạo ra bùa chú bằng cách
viết một cụm từ đặc biệt
trên một tờ giấy đề cập
đến 5 vị bồ tát vĩ đại.
(nippon.com - April 1,
2024)
Những người thờ cúng tổ
chức lễ kanbutsue bằng
cách trang trí hoa mẫu
đơn trên ‘hanamido’
Photo: nippon.com
THÁI LAN: Khánh thành
trung tâm chăm sóc sức
khỏe đầu tiên cho các
nhà sư ở Uthai Thani
Bộ Y tế Công cộng, Bộ
Nội vụ và Văn pḥng Thủ
tướng đă hợp tác để mở
trung tâm chăm sóc sức
khỏe đầu tiên của Thái
Lan dành cho các tu sĩ
và sa di.
Trung tâm chăm sóc sức
khỏe này tọa lạc tại
Chùa Chantaram ở quận
thủ đô Uthai Thani, nhằm
mục đích cải thiện chất
lượng cuộc sống cho các
nhà sư ốm yếu.
Trung tâm được trang bị
những cải tiến công nghệ
hiện đại bao gồm một
Bệnh viện Ảo để hỗ trợ
các dịch vụ chất lượng
cao, cho phép các nhà sư
tiếp cận các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe chất
lượng.
Sáng kiến này cũng liên
quan đến sự phối hợp
giữa chùa chiền và các
bệnh viện, với các nhà
sư nâng cao sức khỏe vốn
đă trải qua khóa đào tạo
về sơ cứu cơ bản, sẵn
sàng đưa ra lời khuyên
về sức khỏe theo nguyên
tắc kỷ luật Phật giáo và
chuẩn bị chăm sóc các
nhà sư lớn tuổi trong
chùa.
Hơn nữa, trung tâm sẽ
cung cấp việc giáo dục
và hỗ trợ sức khỏe cho
người thân và cộng đồng,
hướng tới sức khỏe tốt
phù hợp với lối sống và
bối cảnh xă hội của
người Thái.
(tipitaka.net – April
1-7, 2024)
Buổi lễ khánh thành
Trung tâm chăm sóc sức
khỏe tọa lạc tại Chùa
Chantaram ở quận thủ đô
Uthai Thani, Bangkok (Thái
Lan)
Photos: Pattaya Mail
LÀO: Hơn 300 tượng
Phật được khai quật ở
tỉnh Bokeo
Chính quyền Bokeo giám
sát một cuộc khai quật ở
huyện Thonpheung cho
biết hơn 300 tượng Phật,
14 đầu tượng Phật và các
hiện vật khác đă được
khai quật từ ngày 20 đến
25-3-2024, và việc t́m
kiếm vẫn đang tiếp tục.
Ngày 20-3, Tiến sĩ
Thonglith Luangkhot, Phó
Cục trưởng Cục Di sản
thuộc Bộ Thông tin, Văn
hóa và Du lịch, cho biết
cơ quan chức năng đă
phát hiện 59 tượng Phật
và 2 đầu tượng Phật.
Vào ngày 21-3, họ báo
cáo rằng 57 tượng Phật
và 5 đầu tượng khác đă
được t́m thấy.
Vào ngày 22-3, có 34
tượng Phật và một đầu
Phật đă được khai quật,
trong khi vào ngày 23-3,
có thêm 99 tượng Phật và
một đầu khác đă được
phát hiện. Sau đó, vào
ngày 24-3 là cuộc khai
quật 71 tượng Phật và 5
đầu tượng.
Phát hiện mới nhất vào
ngày 25 -3 gồm 4 tượng
Phật, trong đó có một
tượng Phật nằm dài 1.88m
và rộng 54cm.
Hầu hết các bức tượng
nhỏ này đều được làm
bằng đồng và tất cả đă
được đặt tại chùa
Thongthip Phatthanaram ở
làng Yaitonpheung, huyện
Tonpheung, là nơi chúng
được bảo vệ chặt chẽ để
bảo quản an toàn.
(Big News Network -
April 1 -7, 2024)
Tượng Phật nằm, dài
1.88m và rộng 54cm, khai
quật được tại Bokeo, Lào
Photo:
Vientiane Times/ANN
HÀN QUỐC: Ḥa thượng
Pomnyun Sunim sẽ giảng
pháp trực tiếp ở Châu Á-Thái
B́nh Dương, Châu Âu và
Bắc Mỹ
Ḥa thượng Pomnyun Sunim,
đại sư Hàn Quốc đáng
kính và là nhà hoạt động
xă hội Phật giáo dấn
thân, năm nay sẽ tổ chức
một loạt các buổi pháp
thoại quốc tế trực tiếp
với tiêu đề đơn giản là
“Cuộc tṛ chuyện thân
mật với Ḥa thượng
Pomnyun Sunim.” Hành
tŕnh của đại sư Sunim
sẽ diễn ra từ ngày 29-4
đến ngày 20-9, với 13
buổi Pháp thoại hiện đă
được lên lịch tŕnh tại
5 quốc gia - Úc, Canada,
Đức, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
Ḥa thượng Pomnyun Sunim
đă nhận được sự hoan
nghênh ở Hàn Quốc và
quốc tế nhờ phong cách
giảng dạy Phật pháp độc
đáo và dễ tiếp cận, theo
h́nh thức Hỏi+Đáp thân
mật, trong đó những
người tham gia được mời
nêu ra bất kỳ vấn đề nào
mà họ quan tâm. Các bài
pháp thoại được cấu trúc
với mục đích giúp mọi
người nhận ra những mâu
thuẫn hoặc sự thiếu hiểu
biết bên trong của chính
họ bằng cách cung cấp
cho họ những công cụ và
sự hiểu biết để giảm bớt
đau khổ của chính họ,
theo truyền thống của
Đức Phật lịch sử.
Ḥa thượng Pomnyun Sunim
là một giáo sư, tác giả
và nhà hoạt động xă hội
người Hàn Quốc được
nhiều người kính trọng.
Ông đă thành lập nhiều
tổ chức, sáng kiến và dự
án trên khắp thế giới.
(Buddhistdoor Global –
April 5, 2024)
Poster của “Cuộc tṛ
chuyện thân mật với Ḥa
thượng Pomnyun Sunim”
Photo:
Jungto Society
NHẬT BẢN: Chùa
Horyuji tổ chức trưng
bày về những bức tranh
tường cổ bị cháy xém của
bản tự
Vào tháng 5, chùa
Horyuji ở Ikaruga, tỉnh
Nara, sẽ tổ chức trưng
bày giới hạn cho công
chúng về những bức tranh
bích họa Phật giáo quư
giá, vốn đă bị cháy xém
trong trận hỏa hoạn tại
chánh điện Kondo vào năm
1949.
Sẽ có tối đa 880 người
được mời đến xem các bức
tranh tường nói trên,
vốn là tài sản văn hóa
quan trọng được nhà nước
chỉ định.
Việc xem độc quyền này
sẽ dành cho các nhà tài
trợ của chiến dịch gây
quỹ cộng đồng, là quỹ để
bảo tồn và sử dụng các
bức tranh tường của chùa
Horyuji.
Những bức tranh tường mô
tả thế giới của Đức Phật
này được vẽ vào cuối thế
kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ
thứ 8.
Đây là lần thứ tư những
bức tranh tường này được
ra mắt công chúng. Ba
lần trước đây được tổ
chức vào mùa thu, nhưng
lần này sẽ được đổi sang
mùa xuân để đánh giá tác
động môi trường của mùa.
Triển lăm sẽ diễn ra từ
ngày 11 đến ngày 26-5,
với 8 khách tham quan
mỗi lượt 8 người trong
30 phút.
(Asahi Shimbun – April
3, 2024 )
Nội thất kho lưu trữ các
bức tranh tường của
chánh điện Kondo tại
chùa Horyuji ở Ikaruga,
tỉnh Nara
Photo: Asahi Shimbun
NHẬT BẢN: Chủ cửa hàng ở
Kumamoto tặng bàn thờ
Phật miễn phí cho nạn
nhân trận động đất Noto
Một cửa hàng ‘butsudan’
(bàn thờ Phật) nhỏ ở
thành phố Kumamoto đă
cung cấp miễn phí những
bàn thờ nhỏ cho các nạn
nhân của trận động đất ở
bán đảo Noto.
Cửa hàng này được thành
lập bởi một nhà cung cấp
đồ sơn mài Wajima-nuri,
một nghề thủ công truyền
thống có nguồn gốc từ
thành phố Wajima, tỉnh
Ishikawa – một khu vực
bị ảnh hưởng nặng nề bởi
trận động đất nói trên.
Koki Nagata, 61 tuổi,
con trai của người sáng
lập cửa hàng và là chủ
sở hữu thế hệ thứ hai,
đă chia sẻ cảm xúc chân
thành của ḿnh, “Cửa
hàng có được sự tồn tại
của Wajima. Tôi muốn ủng
hộ cho trái tim của các
nạn nhân không chỉ ở
Ishikawa mà c̣n ở các
khu vực khác của Nhật
Bản.”
Vào tháng 3, Nagata đă
bắt đầu hành tŕnh khứ
hồi khoảng 2,000 km chở
bàn thờ trên xe hơi của
ḿnh. “Tôi mang ơn người
dân Wajima thay mặt cha
tôi,” ông nói.
Cao 34 cm và rộng 19 cm
và thông thường có giá
gần ¥ 50,000 (US$329),
những chiếc ‘butsudan’
bằng gỗ gọn nhẹ này cho
phép mọi người cúng
dường và cầu nguyện cho
tổ tiên và các thành
viên gia đ́nh đă khuất -
ngay cả sau khi họ di
tản ra khỏi nhà của ḿnh.
(The Japan Times- April
10, 2024)
Ồng Koki
Nagata (bên phải)
tặng bàn thờ Phật
cho một người di tản do
động đất ở bán đảo Noto,
tỉnh Ishikawa
Photo:Jiji
ĐÀI LOAN: Hội Phật giáo
Từ Tế cứu trợ sau trận
động đất ở miền Đông Đài
Loan
Hội chức Phật giáo Từ Tế,
tổ chức từ thiện và nhân
đạo toàn cầu có trụ sở
tại Đài Loan, báo cáo
rằng hoạt động cứu trợ
thiên tai của hội đối
với trận động đất lớn
xảy ra ở bờ biển phía
đông Đài Loan vào ngày
3-4-2024 đă được kích
hoạt trong ṿng vài phút
sau thảm họa. Các t́nh
nguyện viên Từ Tế đă
phối hợp hoạt động của
họ với những người ứng
phó ở tuyến đầu và triển
khai việc cứu trợ khắp
các khu vực bị ảnh hưởng.
Hội Từ Tế đă hợp tác với
nhiều nỗ lực cứu trợ
thiên tai khác nhau để
cứu trợ cho người dân ở
những vùng bị ảnh hưởng.
Các t́nh nguyện viên
nhanh chóng chuẩn bị sẵn
hàng cứu trợ, bao gồm
chăn mền sinh thái,
giường tạm và vách ngăn
cho nơi trú ẩn, lều,
nước uống, nước tăng lực,
bữa ăn nóng và hỗ trợ
tài chính khẩn cấp.
Hội Từ Tế đă nhanh chóng
thành lập Trung tâm Ứng
phó Thảm họa Động đất
bên ngoài sảnh chính của
Ngôi nhà tinh thần Jing
Si của hội. Họ lưu ư
rằng Pháp sư Cheng Yen,
người sáng lập Từ Tế, đă
phụ trách sứ mệnh cứu
trợ, nhằm đánh giá t́nh
h́nh và hướng dẫn các
t́nh nguyện viên nỗ lực
cứu trợ thiên tai .
Đồng thời, Từ Tế Hoa Kỳ
đă công bố một đợt gây
quỹ, bao gồm quỹ tương
ứng trị giá US$500,000.
Trong những ngày kể từ
trận động đất, các t́nh
nguyện viên Từ Tế vẫn
tiếp tục công việc của
họ, chuẩn bị và giao bữa
ăn nóng, giường, vách
ngăn và chăn cho những
người sống sót, cũng như
bảo đảm rằng các nhân
viên cứu hộ cũng nhận
được thức ăn nóng khi
làm việc.
(Buddhistdoor Global –
April 10, 2024)
T́nh nguyện viên
Từ
Tế dựng vách ngăn riêng
và giường tạm tại
một
nơi trú ẩn khẩn cấp
Trung tâm Ứng phó
Thảm
họa Động
đất của
Hội
Từ Tế bên ngoài sảnh
chính của trụ sở toàn
cầu của
hội
Photos: global.tzuchi.org
CAM BỐT: Tượng Đại Phật
được tân trang sau những
lời chỉ trích
Một tượng Phật cao 29
mét đă được ra mắt sau
khi tân trang sau những
lời chỉ trích rằng khuôn
mặt của tượng không cân
đối.
Tọa lạc tại chùa Wat
Veal, làng Phsar Leu,
Sangkat Lolok Sor, thành
phố Pursat, tỉnh Pursat,
tượng này đă trở thành
mục tiêu chỉ trích vào
tháng 6-2023.
Đáp lại, vị trụ tŕ chùa
là sư Veal Chum Saroeun
nói rằng ‘việc xây dựng
tượng Đức Phật đă được
thực hiện bởi một nghệ
nhân có ít kiến thức
và có kỹ thuật hạn chế’.
Sau khi tham khảo ư kiến,
tượng Phật đă được xây
dựng lại và tạo h́nh lại
từ ngày 1-8-2023 và hoàn
thành vào ngày 20-3-2024
với chi phí khoảng
19,000 USD.
(tipitaka.net – April 8,
2024)
Tượng Đại Phật tại chùa
Wat Veal, tỉnh Pursat
vào năm 2023
Tượng Đại Phật được tân
trang, xây lại và tạo
h́nh lại - hoàn thành
vào ngày 20-3-2024
Photos: Khmer Times
PAKISTAN: Trẻ em mồ côi
và các gia đ́nh tận
hưởng chuyến tham quan
di tích Phật giáo Takht
Bhai
Ngày 13-4-2024, Cơ quan
Văn hóa và Du lịch
Khyber Pakhtunkhwa (KPCTA)
đă sắp xếp một chuyến
tàu hỏa ngoạn mục đến di
tích lịch sử Phật giáo
Takht Bhai cho trẻ mồ
côi của Zamong Kor và
các gia đ́nh để cho các
em cơ hội tận hưởng và
giải trí. Các gia đ́nh
và các trẻ em nghèo khổ
này thích thú với chuyến
tham quan bằng tàu hỏa
có hướng dẫn viên đến di
tích lịch sử Phật giáo
TakhtBhai và khám phá ư
nghĩa khảo cổ của địa
điểm đáng chú ư này, vốn
đă được UNESCO công nhận
là di sản thế giới.
Trong suốt chuyến du
ngoạn, những người tham
gia đă khám phá những
tàn tích của nền văn
minh Phật giáo thế kỷ
thứ 1 sau Công nguyên.
Các du khách cũng được
giới thiệu về ư nghĩa
lịch sử của TakhtBhai,
bên cạnh việc đến thăm
các tu viện cổ bên trong
Khu phức hợp Khảo cổ
Phật giáo.
Trong hành tŕnh, du
khách đă được thông tin
về truyền thống, văn hóa
của thời đại Đức Phật và
tầm quan trọng tôn giáo
của những di tích này
đối với các tín đồ Phật
giáo và các chuyên gia
khảo cổ học, là những
người thường xuyên đến
thăm những địa điểm này
để cầu nguyện và thiền
định.
(Pakistan Observer -
April 14, 2024)
Các gia đ́nh và các trẻ
em nghèo trong chuyến
tham quan bằng tàu hỏa
đến di tích lịch sử Phật
giáo TakhtBhai
Photo:
The Express Tribune
HÀN QUỐC: Lễ hội đèn
lồng Phật giáo ngày càng
trẻ hơn
Việc tiếp cận giới trẻ
sẽ là trọng tâm của Lễ
hội Đèn lồng Phật giáo
năm nay tại Seoul, bắt
đầu vào thứ Tư (ngày
8-5) trước Lễ Phật Đản
vào ngày 15-5.
Phật phái Jogye Hàn Quốc,
đơn vị tổ chức lễ hội
thường niên này, đang
đặt cược lớn vào màn
tŕnh diễn nhạc
dance điện tử của Thượng
tọa New JeansNim, tên
thật là
Yoon Seong-ho,
một
diễn viên hài đă thu hút
được nhiều người theo
dơi sau khi chuyển tải
những câu thơ Phật giáo
sang nhạc EDM (nhạc sàn
điện tử) tại sự kiện năm
ngoái.
Màn tŕnh diễn EDM của
Yoon vào ngày 12-5 sẽ
kết thúc các sự kiện
cuối tuần nhằm ngày 11
và 12-5, trước thềm lễ
Phật Đản vào ngày 15-5.
Tất cả các sự kiện đều
diễn ra gần Jogyesa,
ngôi chùa chính của tông
phái Jogye ở trung tâm
Seoul.
Thu hút khán giả trẻ rơ
ràng là ưu tiên hàng đầu
đối với tông phái này,
vốn có nguồn gốc từ
khoảng 1,200 năm trước.
Trong các sự kiện cuối
tuần vào ngày 11 và
12-5, các khu vực dành
riêng cho Thế hệ Z -
những người hiện đang ở
độ tuổi thanh thiếu niên
đến giữa độ tuổi 20 - và
cho thiền định sẽ được
thiết lập. Các buổi
tŕnh diễn nhạc sống và
khiêu vũ, bao gồm ‘gugak’,
hay âm nhạc truyền thống
Hàn Quốc, sẽ được tŕnh
diễn. Xe bán đồ ăn và
chợ trời cũng sẽ mở cửa.
(The
Korea Herald
-
April 14, 2024)
Thượng
tọa New JeansNim
(Yoon Seong-ho),
nghệ sĩ
nhạc EDM (nhạc sàn điện
tử)
Photos:
mk.co.kr
HÀN QUỐC: Xá lợi Phật
giáo hồi hương Hàn Quốc
sau 85 năm ở Hoa Kỳ
SEOUL, Hàn Quốc – Các xá
lợi Phật giáo từ thế kỷ
14 đă được ra mắt giới
truyền thông vào ngày
19-4-2024, một ngày sau
cuộc hồi hương lịch sử
về Hàn Quốc sau 85 năm ở
Hoa Kỳ.
Tông phái Jogye, Phật
phái lớn nhất của Hàn
Quốc, đă trưng bày xá
lợi sau khi tổ chức một
buổi lễ Phật giáo tại
bảo tàng của Jogye ở
trung tâm Seoul.
Sau khi được Bảo tàng Mỹ
thuật, Boston, một trong
3 bảo tàng nghệ thuật uy
tín nhất Hoa Kỳ lưu giữ
suốt 85 năm, các xá lợi
đă được một phái đoàn
của Tông phái Jogye mang
về nhà vào ngày 18-4.
Việc hoàn trả được thực
hiện theo một thỏa thuận
mang tính bước ngoặt đạt
được vào tháng 2, trong
đó bảo tàng đồng ư tặng
xá lợi cho giáo phái
Jogye và thúc đẩy việc
cho mượn hộp đựng xá lợi.
Xá lợi sẽ được chuyển
đến di tích Chùa Heoam ở
Yangju, tỉnh Kyunggi,
nơi được cho là ban đầu
lưu giữ các xá lợi này.
Người Hàn Quốc tin rằng
xá lợi và hộp đựng thánh
tích đă bị đưa ra khỏi
đất nước một cách trái
phép trong thời kỳ là
thuộc địa Nhật Bản
(1910-45) trước khi được
bán cho bảo tàng Mỹ
thuật Boston vào năm
1939.
(yna.co.kr – April 19,
2024)
Các nhà sư Phật phái
Jogye chiêm bái xá lợi
của Đức Phật và 2 vị tôn
sư - được lưu truyền từ
triều đại Goryeo thế kỷ
14 (918-1392) - trong
buổi lễ được tổ chức tại
bảo tàng về lịch sử và
văn hóa Phật giáo Hàn
Quốc ở trung tâm Seoul
vào ngày 19-4-2024, để
đánh dấu sự trở lại của
các xá lợi này từ Bảo
tàng Mỹ thuật, Boston
sau 85 năm
H́nh ảnh xá lợi của Đức
Phật được công bố với
giới truyền thông tại
bảo tàng Phật giáo ở
trung tâm Seoul vào ngày
19-4-2024
Photos: Yonhap
TÍCH LAN: Tiến sĩ A.T.
Ariyaratne, người sáng
lập Phong trào Sarvodaya,
từ trần ở tuổi 93
Người sáng lập Phong
trào Sarvodaya
Shramadana của Tích Lan,
Tiến sĩ A.T. Ariyaratne
đă từ trần ở tuổi 93 vào
ngày 16-4-2024 tại một
bệnh viện tư ở Colombo.
Tiến sĩ A.T. Ariyaratne
là Người sáng lập và là
Chủ tịch danh dự của
Phong trào Sarvodaya
Shramadana của Tích Lan,
một tổ chức nhân đạo cấp
cơ sở dựa trên khái niệm
‘chia sẻ lao động, tư
tưởng và năng lượng để
thức tỉnh tất cả mọi
người’.
Phong trào Sarvodaya đă
hoạt động trên khắp Tích
Lan từ năm 1958, bất
chấp nhiều khó khăn mà
tổ chức này phải đối mặt
trong nhiều năm qua.
Ngay từ khi thành lập,
Tiến sĩ A.T. Ariyaratne
đă gọi Phong trào
Sarvodaya Shramadana là
một sự thực hiện Lời dạy
của Đức Phật v́ sự Phát
triển Bền vững và Ḥa
b́nh. Ông đă chứng minh
trong Thực hành cách áp
dụng Lời dạy của Đức
Phật vào sự thăng tiến
của đời sống Tâm linh,
Đạo đức, Văn hóa, Xă hội,
Kinh tế và Chính trị của
cộng đồng.
Trong hơn 63 năm, Phong
trào Sarvodaya đă tiếp
tục phục vụ với tư cách
là phong trào phi chính
phủ lớn nhất ở Tích Lan,
và Tiến sĩ Ariyaratne đă
nhận được nhiều giải
thưởng quốc gia và quốc
tế để ghi nhận cam kết
của ông đối với quốc gia
và người dân nước này.
(adaderana.lk – April
16, 2024)
Tiến sĩ A.T. Ariyaratne
Photo:
adaderana.lk
HOA KỲ: Đại học Phật
giáo Pháp Giới ở
California được tái công
nhận học thuật 8 năm
Đại học Phật giáo Pháp
giới (DRBU), tọa lạc tại
thị trấn Ukiah, bắc
California, thông báo
rằng trường đă được Ủy
ban Đại học và Cao đẳng
WASC cấp giấy tái công
nhận học thuật 8 năm sau
khi xem xét toàn diện,
để ghi nhận cách tiếp
cận mang tính thay đổi
của trường đối với giáo
dục đại học cũng như đối
với đội ngũ giảng viên
và nhân viên có tŕnh độ
cao.
Đại học Phật giáo Pháp
giới lần đầu tiên được
cấp chứng nhận học thuật
vào năm 2018. Trường
nhận thấy rằng việc tái
công nhận được cấp vào
tháng 3 năm nay đă đánh
dấu một cột mốc quan
trọng trong sự phát
triển và trưởng thành
của ḿnh, vốn là nơi
cung cấp các chương
tŕnh đại học, thạc sĩ
và chứng chỉ, và là
trường duy nhất được
công nhận học viện 4 năm
ở Quận Mendocino.
Đại học Phật giáo Pháp
giới cung cấp trải
nghiệm giáo dục độc đáo
tập trung vào các văn
bản cốt lơi của châu Á
và phương Tây cũng như
sự tích hợp của các bài
tập chiêm niệm. Trường
đại học này t́m cách thể
hiện một truyền thống
đặc trưng hóa bởi kiến
thức về nghệ thuật và
khoa học, tự trau dồi và
theo đuổi trí tuệ.
Một nhóm từ Ủy ban Đại
học và Cao đẳng đă đến
thăm Đại học Phật giáo
Pháp giới vào tháng 10
năm ngoái để tiến hành
đánh giá kéo dài 3 ngày
về học viện Phật giáo
này cũng như về cơ sở
vật chất và hoạt động
học thuật của nó.
(Buddhistdoor Global –
April 19, 2024)
Đội ngũ giảng dạy và
sinh viên trường Đại học
Phật giáo Pháp Giới
California
Photo: DRBU
TÍCH LAN: Đoàn thể Phật
giáo Tích Lan yêu cầu
‘bảo vệ Phật giáo’ và
‘bảo vệ đất chùa’
Tuần trước Tăng hội Toàn
Tích Lan Bala Mandalaya
đă tŕnh bày một loạt đề
nghị, kêu gọi chính phủ
Tích Lan “bảo đảm đất
đai chùa và bảo vệ Phật
giáo Nguyên thủy trong
nước và quốc tế”.
Các tu sĩ Phật giáo đă
tŕnh bày các đề nghị
này với Thư kư của Tổng
thống, Saman Ekanayake,
tại Cơ quan Chính phủ
của Tổng thống và tuyên
bố rằng có “mối liên hệ
giữa việc giáo dục tôn
giáo suy giảm và sự gia
tăng tội phạm xă hội”.
Ban Truyền thông của
Tổng thống Tích Lan chào
mời các đề xuất này như
một nỗ lực nhằm “nuôi
dưỡng một xă hội đạo đức”.
“Thư kư Bộ Các vấn đề
Tôn giáo và Văn hóa Phật
giáo đă khẳng định sự
phù hợp của các đề nghị
với luật hiện hành và
bảo đảm sẽ đệ tŕnh lên
Tổng thống
Wickremesinghe”, Ban
Truyền thông của Tổng
thống lưu ư .
Đáp lại yêu cầu của họ,
Thư kư Ekanayake đă đề
cập đến các chương tŕnh
quốc gia đang diễn ra và
nói rằng một ủy ban sẽ
được thành lập để giải
quyết những lo ngại của
họ và một báo cáo sẽ
được đệ tŕnh lên tổng
thống Ranil
Wickremesinghe.
(TAMIL GUARDIAN -
April 17, 2024)
Các tu sĩ Phật giáo kêu
gọi chính phủ Tích Lan
“bảo đảm đất đai chùa và
bảo vệ Phật giáo Nguyên
thủy trong nước và quốc
tế” tại Cơ quan Chính
phủ
Photos:Tamil Guardian
THÁI LAN: Kỳ nghỉ Năm
Mới của Thái Lan nhắc
nhở lời kêu gọi mới nhằm
chấm dứt thực hành phóng
sinh của Phật giáo
Bên cạnh lễ đón năm mới
truyền thống của Thái
Lan được gọi là Songkran,
Bộ Thủy sản Thái Lan đă
đưa ra cảnh báo chống
lại hoạt động thả cá và
rùa vào các tuyến đường
thủy địa phương.
Mặc dù tin rằng thực
hành này mang lại công
đức tốt cho người phóng
sinh, các quan chức
chính phủ vẫn cảnh báo
rằng nó có thể dẫn đến
thiệt hại về mặt sinh
thái.
Bộ trưởng Bộ Thủy sản,
ông Bancha Sukkaew, nhấn
mạnh sự cần thiết phải
tránh thả các loài không
phải bản địa vào các
vùng nước tự nhiên. Ông
lưu ư rằng một số loài
này có thể không phù hợp
để tồn tại trong môi
trường mới, trong khi
những loài khác có thể
phá vỡ hệ sinh thái hiện
có.
Thả động vật về tự nhiên,
thường được gọi là
“phóng sinh”, là một
thực hành phổ biến của
các Phật tử trong các
ngày lễ và sự kiện lớn,
v́ người ta tin rằng nó
sẽ tạo ra công đức vốn
có thể chuyển sang kiếp
sau và hơn thế nữa. Tuy
nhiên, những hành động
như vậy có thể gây ra
những hậu quả không
lường trước được.
Trong khi một số người
coi thả động vật là một
hành động có công đức,
th́ những người khác lại
tranh căi rằng việc đưa
động vật ra khỏi môi
trường tự nhiên của
chúng với mục đích thả
lại là phi đạo đức.
Cuộc tranh luận này nhấn
mạnh sự phức tạp xung
quanh truyền thống làm
công đức bằng cách phóng
sinh động vật trong các
ngày lễ Phật giáo ở Thái
Lan.
(Buddhistdoor Global –
April 16, 2024)
Cá
phóng sinh bị chết
Một buổi phóng sinh cá
tại Thái Lan
Photos: time.com
HÀN QUỐC: Bảo tàng nghệ
thuật Hoam triển lăm
nghệ thuật tôn vinh phụ
nữ của Phật giáo Đông Á
‘Thanh khiết, như Hoa
sen trong bùn’, một cuộc
triển lăm khai mạc vào
tháng 3 và kéo dài đến
ngày 16-6 tại Bảo tàng
Nghệ thuật Hoam ở Hàn
Quốc, làm sáng tỏ sự đại
diện của phụ nữ trong
nghệ thuật Phật giáo
hàng thế kỷ từ Hàn Quốc,
Trung Quốc và Nhật Bản.
Triển lăm nhằm mục đích
làm nổi bật sự hiện diện
và đóng góp thường bị bỏ
qua của phụ nữ trong
nghệ thuật Phật giáo
Đông Á, đồng thời trưng
bày nhiều tác phẩm kiệt
tác với sự giúp đỡ của
các tổ chức nghệ thuật
từ khắp nơi trên thế
giới.
Nằm ở thành phố Yongin
thuộc tỉnh Kyunggi của
Hàn Quốc, Bảo tàng Nghệ
thuật Hoam sẽ trưng bày
92 bức tranh, tượng, bản
kinh và tranh thêu được
thu thập từ 27 nguồn
trên toàn cầu.
Cuộc triển lăm mới này
nhấn mạnh vai tṛ quan
trọng của phụ nữ với tư
cách là người bảo trợ và
nghệ nhân của nghệ thuật
Phật giáo. Phụ nữ đă đặt
hàng các bản thảo có
minh họa, tranh vẽ và
tác phẩm điêu khắc, góp
phần vào sự phát triển
hưng thịnh của nghệ
thuật Phật giáo bất chấp
những hạn chế của xă hội.
Những người bảo trợ đáng
chú ư của nghệ thuật
Phật giáo bao gồm các
hoàng hậu, dâu rể và các
thành viên của triều
đ́nh, ngay cả trong thời
kỳ Phật giáo chính thức
bị đàn áp.
Nh́n chung, triển lăm
‘Thanh khiết, như Hoa
sen trong bùn’ cung cấp
một khám phá đầy ư nghĩa
về di sản của phụ nữ
trong nghệ thuật Phật
giáo, mang đến một bữa
tiệc thị giác để du
khách đánh giá cao và
tôn vinh.
(Buddhistdoor Global –
April 25, 2024)
Triển
lăm ‘Thanh khiết, như
Hoa sen trong bùn’ tại
Bảo tàng Nghệ thuật Hoam
ở Hàn Quốc
Photos: koreatimes.co.kr
TRUNG QUỐC: Tu sĩ Phật
giáo chăm sóc 600 trẻ em
bị bỏ rơi
Nhà sư Daolu, được tŕu
mến gọi là “Papa Wu”,
đến từ tỉnh Giang Tô, đă
chăm sóc 600 trẻ em bị
bỏ rơi, từ sơ sinh đến
10 tuổi trong 12 năm
qua. Sư cũng cung cấp
chốn nương thân cho
những phụ nữ phải đối
mặt với việc mang thai
ngoài ư muốn.
Nhiều phụ nữ có nhu cầu
đă liên lạc với sư Daolu,
là người sẽ xử lư mọi
việc từ chăm sóc trước
khi sinh cho đến khi
sinh nở, bao gồm phí,
sắp xếp phẫu thuật và
chờ đợi bên ngoài pḥng
phẫu thuật.
Những đứa con nuôi của
nhà sư Daolu từng cư trú
tại ngôi chùa của ông,
nhưng sau khi ngôi chùa
bị phá bỏ, các em được
chuyển đến một ngôi nhà
nhỏ được gọi là “Nơi Bảo
vệ” ở tỉnh Chiết Giang.
Chi phí của các trẻ em
này chủ yếu được chi trả
bằng tiền quyên góp và
được bổ sung bằng thu
nhập từ các hoạt động
Phật giáo của Sư Daolu.
Nhóm của ông cũng bán đồ
ăn chay và trà trực
tuyến, nơi tài khoản
mạng xă hội của ông có
480,000 người theo dơi.
Trước khi xuất gia, sư
Daolu là một doanh nhân
thành đạt. Năm 2010, ông
quyết định bỏ lại của
cải vật chất và theo
đuổi một lối sống tinh
thần hơn.
(Buddhistdoor Global –
April 26, 2024)
Nhà sư Daolu, được tŕu
mến gọi là “Papa Wu”, đă
chăm sóc 600 trẻ em bị
bỏ rơi, từ sơ sinh đến
10 tuổi trong 12 năm qua
Photos:
scmp.com
INDONESIA: Hiệp hội Phật
giáo Trẻ (YBA) Indonesia
và Trường Cao đẳng Phật
giáo Kertarajasa tổ chức
Lễ hội Chánh niệm Liên
tôn gíáo
Vào ngày 20-4-2024, Hiệp
hội Phật giáo Trẻ (YBA)
Indonesia và Trường Cao
đẳng Phật giáo
Kertarajasa, một trường
đại học tư thục ở thành
phố Batu, Đông Java, đă
tổ chức một lễ hội chánh
niệm với sự tham dự của
khoảng 300 nam nữ tu khổ
hạnh và cư dân đa tôn
giáo từ tỉnh Đông Java
của Indonesia.
Được tổ chức tại pḥng
XXI Lounge Ciputra World
ở thành phố Surabaya, sự
kiện này là một cuộc họp
mặt liên tôn giáo nhằm
mục đích truyền bá nhận
thức về thực hành chánh
niệm và giáo lư Phật
giáo trong cộng đồng địa
phương.
Anthony Orodiputro, Chủ
bút báo YBA Daily của
YBA lưu ư rằng sự kiện
này được tổ chức với
quan niệm rằng mọi công
dân - không chỉ các Phật
tử - có thể học cách
thực hành sống chánh
niệm với ư kiến đóng góp
từ nhiều học viên và
quan điểm khác nhau, bao
gồm ḷng tốt thông qua
âm nhạc, đào tạo trực
quan với động vật thông
qua ḷng từ bi và nhận
thức, thực hành kinh
doanh với nhận thức,
thực hành nhận thức
trong cuộc sống hàng
ngày cho Thế hệ Z (Gen
Z) và học thiền cho
người mới bắt đầu.
Ông Orodiputro nhấn mạnh:
“Khái niệm mới này cuối
cùng có thể giúp các
Phật tử trẻ và những
người không theo đạo
Phật học được những điều
tốt đẹp, đặc biệt là
phương pháp sống có ư
thức được Đức Phật Cồ
Đàm ban truyền hơn 2,500
năm trước và cách chúng
ta có thể thoát khỏi đau
khổ như con người”.
(Buddhistdoor Global –
April 24, 2024)
Lễ hội Chánh niệm Liên
tôn gíáo do Hiệp hội
Phật giáo Trẻ (YBA)
Indonesia và Trường Cao
đẳng Phật giáo
Kertarajasa tổ chức
Photos: Buddhistdoor
Global
NHẬT BẢN: Tín đồ và
các vị chức sắc tập
trung tại Hyogo để thực
hiện nghi lễ Phật đản
Vào ngày 8 tháng 4, Ngày
Phật giáo Quốc tế, một
đại lễ kỷ niệm ngày đản
sinh của Đức Phật đă
được tổ chức tại Hội
trường Thích Ca Mâu Ni
trong Đại sảnh Phật giáo
Hoàng gia dưới chân núi
Mikusa ở Kato, tỉnh
Hyogo, với sự tham dự
của Quốc vương Cam Bốt
Norodom Sihamoni với tư
cách là khách mời danh
dự chính.
Buổi lễ có sự tham dự
của khoảng 300 người,
bao gồm các nhà lănh đạo
Phật giáo từ khắp nơi
trên thế giới và khoảng
60 đại sứ, nhà lập pháp
và thành viên hoàng gia
thuộc 13 quốc gia từ
Bhutan cho đến Việt Nam.
‘Kanbutsu-shiki’, một
nghi lễ chào mừng sự đản
sinh của Đức Phật bằng
cách rưới nước thiêng
lên bức tượng của Ngài
khi mới sinh ra, và
‘Chigo Oneri Kuyo’, một
đám rước có sự tham gia
của các trẻ mẫu giáo,
được tổ chức cùng ngày.
Đức Phật đản sinh vào
ngày 8 tháng 4. Và Hội
nghị Thượng đỉnh Phật
giáo lần thứ 6 tại Đại
sảnh Phật giáo Hoàng gia
năm 2014 đă quyết định
chọn ngày nói trên
làm Ngày Quốc tế Phật
giáo để thúc đẩy sự
thịnh vượng của tôn giáo
này. Đại sảnh Phật giáo
Hoàng gia là ngôi chùa
chính của giáo phái
Nenbutushu của Nhật Bản
và là ngôi nhà của Đại
Tịnh xá Nalanda được tái
lập, vốn là học viện và
tu viện uy tín ban đầu
được xây dựng ở phía
đông bắc Ấn Độ vào thế
kỷ thứ 3.
(Japan Times - April
19, 2024)
Vào ngày 8-4, Ngày Phật
giáo Quốc tế, một đại lễ
kỷ niệm ngày đản sinh
của Đức Phật đă được tổ
chức tại Hội trường
Thích Ca Mâu Ni trong
Đại sảnh Phật giáo Hoàng
gia dưới chân núi Mikusa
ở Kato, tỉnh Hyogo (Nhật
Bản)
Quốc vương Cam Bốt
Norodom Sihamoni, khách
mời danh dự chính, trong
nghi lễ tắm Phật tại Đại
sảnh Phật giáo Hoàng gia
vào ngày 8-4
TRUNG QUỐC: Học viện
Đôn Hoàng của Trung Quốc
và bảo tàng Pháp hợp tác
xây dựng cơ sở dữ liệu
về Hang động Phật giáo
Mạc Cao
Học viện Đôn Hoàng của
Trung Quốc và Bảo tàng
Quốc gia Guimet của Pháp
về Nghệ thuật Châu Á đă
hợp tác để tạo ra một
thư viện nguồn kỹ thuật
số trong Hang Thư viện
của Hang động Mạc Cao
Phật giáo có niên đại
hàng thiên niên kỷ.
Hang động Mạc Cao ở Đôn
Hoàng, tỉnh Cam Túc, Di
sản Thế giới được UNESCO
công nhận, là nơi có
những bộ sưu tập tác
phẩm nghệ thuật Phật
giáo phong phú.
Gần đây 2 viện đă kư một
biên bản ghi nhớ hợp tác
và dự kiến sẽ thực hiện
nghiên cứu, phục hồi và
bảo vệ có hệ thống các
di tích văn hóa ở Hang
động Mạc Cao, cũng như
tổ chức các hội thảo học
thuật quốc tế về nghiên
cứu, bảo vệ di tích văn
hóa và nhân văn kỹ thuật
số, v.v.
Pháp là một trong những
quốc gia có bộ sưu tập
di tích văn hóa Đôn
Hoàng lớn nhất thế giới.
Theo Học viện Đôn Hoàng,
2 nước Trung Quốc và
Pháp từ lâu đă tiến hành
hợp tác song phương
trong việc trao đổi, bảo
tồn và chia sẻ tài
nguyên về văn hóa và
nghệ thuật Đôn Hoàng.
Được xây dựng từ thế kỷ
thứ 4 đến thế kỷ 14,
Hang động Mạc Cao là nơi
lưu giữ bộ sưu tập lớn
các tác phẩm nghệ thuật
Phật giáo, với hơn 2,000
tác phẩm điêu khắc màu
và 45,000 mét vuông
tranh tường nằm trong
735 hang động, được chạm
khắc dọc theo vách đá
bởi các tín đồ cổ xưa.
(Tipitaka Network -
April 27, 2024)
Hang động Phật giáo Mạc
Cao ở Đôn Hoàng, tỉnh
Cam Túc (Trung Quốc)
Photo: Zhang Zhimin