TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 01.2024

Diệu Âm lược dịch

 

HÀN QUỐC: Chuông đồng 800 năm tuổi được chỉ định là bảo vật quốc gia

 

Một chiếc chuông đồng Phật giáo 800 năm tuổi tại       chùa Naeso ở Buan, tỉnh Bắc Jeolla, đă được chỉ định là Bảo vật Quốc gia, Cục Quản lư Di sản Văn hóa (CHA) Hàn Quốc công bố vào ngày 26-12-2023.

Được sản xuất vào năm 1222, đây là chiếc chuông đồng lớn nhất c̣n sót lại từ cuối Vương quốc Goryeo (918-1392). Chuông cao 103 cm và nặng khoảng 420 kg.

Ban đầu được cất giữ tại Chùa Cheongnim hiện đă không c̣n ở tỉnh Nam Chungcheong, chuông này được chuyển đến vị trí hiện tại là Chùa Naeso vào năm 1850. Việc nâng tầm chiếc chuông lên thành bảo vật quốc gia diễn ra sau 6 thập niên kể từ khi nó được chỉ định ban đầu là bảo vật vào năm 1963.

“Di tích này là nguồn tài nguyên quan trọng để nghiên cứu lịch sử và kỹ thuật sản xuất chuông của Phật giáo Hàn Quốc”, CHA cho biết trong một tuyên bố. “Giá trị học thuật đặc biệt của nó là do nó chứa thông tin rơ ràng về vị trí tôn trí nó, cũng như về ủy viên và các thợ thủ công có liên quan.”

(Tipitaka Network - January 3, 2024)

 

A late Goryeo-era Buddhist bronze bell housed in Naeso Temple in Buan, North Jeolla Province / Courtesy of CHA

Chiếc chuông đồng lớn nhất c̣n sót lại từ cuối Vương quốc Goryeo (918-1392) tại Chùa Naeso, Hganf Quốc

Photo: CHA

 

 

ANH QUỐC: Trung tâm Phật giáo Jamyang London tổ chức các buổi pháp giảng trực tiếp của Yangten Rinpoche vào tháng 1-2024

 

Trung tâm Phật giáo Jamyang London thông báo sẽ tổ chức một loạt các buổi giảng dạy trực tiếp của Tulku Yangten Rinpoche nổi tiếng từ ngày 13 đến 15-1-2024 tại cơ sở của trung tâm ở phía đông nam London.

Rinpoche sẽ có 3 bài thuyết pháp trong chuyến viếng thăm London của ḿnh. Hai trong số những bài giảng trực tiếp này cũng sẽ được phát trực tuyến.

Những bài giảng của Rinpoche sẽ được dịch bởi sư cô Phật giáo Tây Tạng gốc Đức Geshe Kelsang Wangmo. Sư cô là người sẽ giảng pháp trực tiếp và trực tuyến trong chuyến viếng thăm London vào ngày 23 đến 25-1-2024 về “Hai Bồ đề tâm”.

Trung tâm Phật giáo Jamyang London được thành lập vào năm 1978 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và thực hành Phật giáo Tây Tạng theo ḍng truyền thừa của Đức Đạt lai Lạt ma. Trung tâm cũng liên kết với Tổ chức Bảo tồn Truyền thống Đại thừa (FPMT) dưới sự chỉ đạo tâm linh của Lạt ma Zopa Rinpoche, và cung cấp một chương tŕnh giảng dạy có cấu trúc gồm các khóa học và lớp học về triết học và thực hành Phật giáo. 

(NewsNow  -  January 2, 2024)

 

Yangten Rinpoche sẽ giảng pháp trực tiếp tại Trung tâm Phật giáo Jamyang London vào tháng 1-2024

 

 

CAM BỐT: Cư dân Takeo t́m thấy 2 tượng Phật có niên đại từ thế kỷ thứ 7

 

Người dân làng Prey Top, xă Sra Nge ở huyện Traing, tỉnh Takeo đă t́m thấy 2 tượng Phật bị chôn vùi trong ḷng đất và đưa về lưu giữ tại Bảo tàng Quốc gia Phnom Penh như một di sản văn hóa vật thể của quốc gia.

Theo Sở Văn hóa Mỹ thuật tỉnh Takeo, 2 tượng Phật nói trên được làm bằng đá sa thạch, có niên đại thế kỷ thứ 6 hoặc thứ 7 theo phong cách Phnom Da. Hai hiện vật này gồm một Phật thiền định cao 0.8 mét và một tượng Phật cao 1.5 mét và bệ cao 0.67 mét.

Hai pho tượng Phật được người dân tỉnh Takeo t́m thấy vào ngày 3-1 và đưa về Bảo tàng Quốc gia Phnom Penh vào ngày 4-1.

Sở Văn hóa tỉnh tuyên dương sự hợp tác của người dân và chính quyền địa phương trong việc chăm sóc và bàn giao các hiện vật này để được bảo tồn như di sản văn hóa quốc gia.

(Khmer Times - January 6, 2024)  

 

 

ẤN ĐỘ: Người hành hương Bhutan bắt đầu hành tŕnh tâm linh đến Bồ Đề Đạo Tràng

 

Khi cuộc hành hương thiêng liêng của Phật giáo đến Bồ Đề Đạo Tràng ở Bihar, Ấn Độ - được người dân địa phương gọi là Nyechhen Dorji Dhen - bắt đầu vào tháng 12-2023, hơn 60 người hành hương thành tín từ đất nước Bhutan đang tham gia cuộc hành tŕnh hàng ngày từ Phuentsholing đến thánh địa này.

Chuyến khởi hành thường nhật của một chiếc xe buưt 2 tầng, được trang bị 65 chỗ ngồi, đi qua biên giới từ Phuentsholing lúc 4 giờ chiều, sẽ đến thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng vào khoảng 1 giờ chiều ngày hôm sau.

Đi quăng đường khoảng 700 km, mỗi người hành hương phải trả 2,100 Nu (tiền Bhutan) tiền vé xe buưt cho chuyến hành tŕnh tâm linh này, theo một người hành hương đến từ Merak, Crashigang.   .

Mùa hành hương dự kiến sẽ tiếp tục cho đến tháng 2-2024, thu hút các tín đồ từ các vùng khác nhau của Bhutan vốn mong muốn t́m hiểu lịch sử thiêng liêng về cách Đức Phật Cồ Đàm ban phước lành cho thánh địa này và đạt được giác ngộ bên dưới gốc cây bồ đề.

(NewsNow  -  January  2, 2024)

 

Người hành hương Bhutan bắt đầu hành tŕnh tâm linh đến Bồ Đề Đạo Tràng

Photo: NewsNow

 

 

NHẬT BẢN: Chùa Zenkoji Daikanjin chuyển sang huy động vốn từ cộng đồng cho công việc trùng tu

 

Một ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng ở miền trung Nhật Bản hy vọng có thể chi trả cho công việc trùng tu bằng cách huy động vốn từ cộng đồng. Nhà chùa muốn đưa cơ sở trà đạo nổi tiếng của bản tự trở lại thời kỳ huy hoàng trước đây.

Trước đại dịch, chùa Zenkoji Daikanjin ở thành phố Nagano đă thu hút khoảng 6 triệu du khách mỗi năm. Ngôi chùa khoảng 1400 năm tuổi này đă bắt đầu chiến dịch gây quỹ cộng đồng lần đầu tiên của ḿnh để khôi phục một cấu trúc được xây dựng vào năm 1799.

Chùa ước tính cần 10 triệu Yen hay khoảng 69,000 USD để sửa chữa cơ sở có mái bị dột.

Nhưng việc chi trả cho dự án này có thể gặp khó khăn trong bối cảnh số tiền cúng dường ngày càng giảm do dân số già đi và ngành du lịch phục hồi chậm.

Một nhà sư tại chùa Zenkoji Daikanjin nói rằng ông muốn nhiều người biết về t́nh h́nh hơn và t́m kiếm sự giúp đỡ của họ thông qua hoạt động gây quỹ cộng đồng.

Cuộc vận động này sẽ kéo dài đến ngày 20-2-2024. Các nhà tài trợ có thể nhận được các tác phẩm thư pháp do sư trưởng tạo tác, tem hoặc búp bê Bồ đề Đạt ma (daruma).

(Tipitaka Network -  January 3, 2024)

 

 

Photo

Chùa Zenkoji Daikanjin

Photos: Google

 

 

BANGLADESH: Tu viện cổ Rangkut Banasram là nhân chứng cho quá khứ Phật giáo phong phú của Bangladesh

 

COX'S BAZAR, Bangladesh – Tương truyền là địa điểm được Đức Phật Cồ Đàm viếng thăm, Rangkut Banasram trong khu rừng của Cox's Bazar là tu viện cổ nhất ở Bangladesh và là nơi nhắc nhở về quá khứ Phật giáo phong phú của đất nước này.

Đó là vào khoảng năm 600 trước Công nguyên khi Đức Phật đang trên đường từ Ấn Độ đến Arakan, nay thuộc Miến Điện, khi đó Ngài và đệ tử chính của ḿnh là Tỳ kheo Ananda đă đến thăm nơi mà nhiều thế kỷ sau, tu viện Rangkut Banasram được xây dựng.

“Đức Phật Cồ Đàm đă nghỉ trên đồi Rangkut này một đêm. Trong chuyến viếng thăm đó, Đức Phật đă nói rằng một ngôi chùa sẽ được xây dựng ở đây bằng một khúc xương lấy từ ngực của Ngài,” người trông coi tu viện, Jyoti Sen Mahathero, nói với tờ Arab News.

Chuyến thăm ấy không mang lại chỗ đứng ngay lập tức cho tôn giáo mới, nhưng lời tiên tri của Đức Phật đă được ứng nghiệm dưới triều đại của A Dục Vương Đại đế, người có đế chế bao trùm một phần lớn của tiểu lục địa Ấn Độ.

“Vào năm 268 trước Công nguyên, Hoàng đế A Dục Vương bắt đầu xây dựng 84,000 ngôi chùa ở các khu vực khác nhau trong khu vực này, đánh dấu 84,000 bài thuyết giảng của Đức Phật. Chùa Rangkut Banasram là một trong số đó,” ông Mahathero nói.

“Trên đỉnh của ngôi chùa này lúc đó có cất giữ một mảnh xương ngực của Đức Phật”.

(arabnews.com – January 11, 2024)

 

Tourists climb the stairs of Rangkut Monastery, the oldest Buddhist monastery in Bangladesh, located in Ramu, Cox’s Bazar, on Dec. 29, 2023. (AN photo)

Rangkut Banasram, tu viện Phật giáo lâu đời nhất ở Bangladesh

Photo: AN

 

 

TÍCH LAN: Công chúa Hoàng gia Anh bày tỏ ḷng tôn kính tại chùa Xá Lợi Răng Thiêng

 

Công chúa Anne của Hoàng gia Anh, cùng với chồng là Phó Đô đốc Sir Tim Laurence, thực hiện chuyến thăm 3 ngày tới Tích Lan, một quốc gia rất yêu chuộng môn cricket.

Công chúa đă viếng Chùa Xá lợi Răng Thiêng ở Kandy, ngôi chùa Phật giáo quan trọng nhất của Tích Lan.

Mặc trang phục màu trắng để thể hiện sự tôn trọng và cởi giày, giống như tất cả du khách, công chúa được một tu sĩ Phật giáo trao một đĩa hoa lài và dẫn vào một chánh điện bên trong, dành riêng cho những vị khách quan trọng nhất của ngôi chùa, để bà được dâng cúng lên thánh tích Răng Phật một cách riêng tư.

Chiếc răng này tương truyền là răng nanh bên trái của Đức Phật và được giữ trong 7 chiếc b́nh và được diễn hành trên đường phố Kandy 5 năm một lần trong một quang cảnh lộng lẫy kéo dài 10 ngày.

(The Standard - January 11, 2024)

 

Công chúa Anne dâng cúng hoa lài trong chuyến viếng chùa Xá lợi Răng Thiêng ở Kandy, Tích Lan

Photo: Jonathan Brady/AP

 

 

ẤN ĐỘ: Thượng tọa Tỳ kheo Sanghasena chủ tŕ lễ Mahakaruna Diwas 2024

 

Thượng tọa Tỳ kheo Sanghasena, nhà lănh đạo tinh thần Phật giáo dấn thân nổi tiếng đă chủ tŕ lễ kỷ niệm Mahakaruna Diwas (Ngày Đại Bi) 2024 tại New Delhi, Ấn Độ vào ngày 7-1-2024.

Chương tŕnh được tổ chức hàng năm này đă phát động một loạt sự kiện và sáng kiến ở Ấn Độ và quốc tế, nhằm chia sẻ trí tuệ vượt thời gian và giáo lư về ḷng từ bi của Đức Phật v́ lợi ích của tất cả chúng sinh.

Mahakaruna Diwas 2024 được phối hợp tổ chức bởi Trung tâm Thiền Quốc tế Đại Bồ đề (MIMC) ở Ladakh, Quỹ Mahakaruna, Delhi và Trung tâm Thiền Adhyatm Sadhna Kendra, Delhi.

Hơn 400 người đă tham dự lễ kỷ niệm, bao gồm một số lượng lớn tăng ni từ nhiều quốc gia Phật giáo khác nhau, như Ấn Độ, Miến Điện, Tích Lan, Thái Lan và Việt Nam.

Ngoài việc hợp nhất sự phát triển tâm linh và phúc lợi con người, Thượng tọa Tỳ kheo Sanghasena và MIMC cũng tham gia chặt chẽ vào việc xây dựng ḥa b́nh và đối thoại liên tôn giáo, bảo tồn môi trường, và quảng bá di sản văn hóa Phật giáo và Hi Mă Lạp Sơn thông qua các lễ hội quốc gia và quốc tế.

(Buddhistdoor Global – January 10, 2024)

 

Thượng tọa Tỳ kheo Sanghasena (người thứ ba từ bên phải) và các vị chức sắc trong nghi lễ Phật giáo của lễ Mahakaruna Diwas 2024 

 

Quang cảnh lễ Mahakaruna Diwas 2024

Photos: MIMC

 

 

HOA KỲ: Chùa Phật giáo Betsuin ở Seattle bị đốt cháy

 

Vào đêm Giao Thừa, Waylon Williams, một người đàn ông 42 tuổi ở bang Washington được cho là do bị khủng hoảng về sức khỏe tâm thần, đă nhốt ḿnh bên trong một ngôi chùa Betsuin ở Seattle trước khi ông ta phóng hỏa đốt chùa này.

Waylon Williams bị buộc tội đốt cháy liều lĩnh cấp độ 1, và trộm cắp cấp độ 2 do cũng bị kết tội trộm cắp khu dân cư với cáo buộc đột nhập vào một ngôi nhà gần ngôi chùa. Các nhà điều tra không cho rằng vụ cháy là một tội ác do thù hận.

Ngôi chùa Betsuin là nơi cất giữ những tài liệu lưu trữ lịch sử và chúng đă bị cháy mất trong trận hỏa hoạn, một thành viên ban trị sự chùa nói. Trận hỏa hoạn đêm Giao Thừa và trận hỏa hoạn thứ hai bùng phát tại ngôi đền 2 ngày sau đó cũng phá hủy các đồ vật thuộc về Phân Đội Hướng đạo sinh 252, phân đội người Mỹ gốc Nhật cuối cùng và duy nhất trong lịch sử của Seattle.

Phân đội Hướng đạo sinh 252 đă liên tục họp mặt tại ngôi chùa này kể từ năm 1939.

Người dân địa phương đă quyên góp được hơn $3,000 thông qua đợt vận động gây quỹ cộng đồng để hỗ trợ phân đội.

Ngôi chùa cũng đang nhận quyên góp để cố gắng xây dựng lại và sửa chữa ṭa nhà sau trận hỏa hoạn.

(NewsNow - January 9, 2024)

 

caption: Smoke can be seen coming from the Seattle Betsuin Buddhist Temple on New Year's Eve

Khói bốc lên từ Chùa Betsuin vào đêm Giao Thừa

Photo: Danny Ngan 

caption: A fire in the basement of the Seattle Betsuin Buddhist Temple destroyed irreplaceable historical documents.

Vụ cháy trong tầng hầm của chùa Betsuin ở Seattle đă thiêu hủy những tài liệu lịch sử không thể thay thế được

Photo: Alex Sakamoto

 

 

CAM BỐT: Lễ hội Phật giáo Meak Bochea năm nay sẽ bắt đầu vào ngày 24-2

 

Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Tổ chức các Lễ hội Quốc gia và Quốc tế, ông Kong Sam Ol,  đă ban hành hướng dẫn cho tất cả các cơ quan nhà nước về việc tổ chức kỷ niệm lễ Phật giáo Meak Bochea sắp tới.

Lễ hội năm nay sẽ được tổ chức theo truyền thống Phật giáo vào ngày 24 và 25-2.

Theo hướng dẫn ngày 9-1-2024, Meak Bochea là một trong những lễ hội lớn của Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới tổ chức.

Ngày này, c̣n được quốc tế gọi là Magha Puja hay Ngày Đức Phật, được tổ chức vào ngày trăng tṛn vào tháng thứ ba (theo lịch truyền thống của người Khmer), và kỷ niệm ngày Đức Phật tuyên bố thành lập Phật giáo ở Ấn Độ vào năm 588 trước Công nguyên, chỉ 9 tháng sau khi Ngài giác ngộ.

Lễ Meak Bochea cũng đánh dấu dịp Đức Phật tiên tri về sự nhập diệt của ḿnh, và là nơi tín đồ Phật giáo tưởng nhớ Đức Phật và những lời dạy của Ngài.

Hàng năm, Phật tử Khmer có được công đức to lớn bằng cách tổ chức lễ Meak Bochea tại các chùa trên khắp Vương quốc Cam Bốt.

(The Phnom Penh Post - January 12, 2024)

 

Diễn hành trong Ngày Lễ Meak Bochea tại Phnom Penh, Cam Bốt - năm 2018

Photo: Heng Chivoan

 

 

CỘNG H̉A TAJIKISTAN: Pho tượng Đức Phật nhập Niết bàn lớn nhất thế giới

 

Tajikistan bảo tồn cẩn thận các hiện vật của Phật giáo và cũng là nước có pho tượng Đức Phật nhập Niết Bàn lớn nhất thế giới.

Tượng được tạo tác cách đây 1600 năm, có chiều dài khoảng 14 mét.

Pho tượng bằng đất nung này được t́m thấy vào những năm 1960 trong đống đổ nát của một ngôi chùa ở miền nam Tajikistan.

Hơn 30 năm sau khi được phát hiện, pho tượng được giữ thành 3 mảnh riêng biệt trong pḥng lưu trữ của Bảo tàng Kiến trúc và Lịch sử Tajik v́ không có tiền để trùng tu.

Sau khi giành được độc lập, Tajikistan đă mời những người phục chế từ Bảo tàng Hermitage của Nga ở St. Petersburg và kêu gọi tài trợ nước ngoài. Việc trùng tu pho tượng kéo dài 2 năm (2000-2001).

Pho tượng Phật bằng đất sét lớn nhất thế giới này xuất hiện trước du khách của Bảo tàng Cổ vật vào ngày 9-9-2000, ngày kỷ niệm 10 năm độc lập của Tajikistan.

(arkeonews.net - January 20, 2024)

 

Pho tượng Đức Phật nhập Niết bàn lớn nhất thế giới tại Tajikistan

Photos: arkeonews.net

 

 

CAM BỐT: Bộ Môi trường Cam Bốt phát triển Trung tâm Văn hóa Phật giáo tại Vườn Quốc gia Kirirom

 

Bộ Môi trường Campuchia đang phát triển một địa điểm thiền thực hành Đạo Pháp tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Cam Bốt, tọa lạc bên trong Công viên Quốc gia Kirirom, tỉnh Kampong Speu. Mục tiêu là khuyến khích Phật tử địa phương và du khách thực hành thiền định và hiểu rơ hơn về lời dạy của Đức Phật.

Vào ngày 6-1-2024, Bộ trưởng Bộ Môi trường Eang Sophalleth đă đến thăm địa điểm này và tuyên bố rằng nó được thiết kế để thanh lọc tâm trí, mang lại sự yên b́nh và hạnh phúc.

Bộ và Sở Môi trường tỉnh Kampong Speu đă tích cực tham gia trồng hàng chục ngàn cây trong khuôn viên trung tâm, phù hợp với sự nhấn mạnh của văn hóa tôn giáo đối với rừng tự nhiên.

Trung tâm Văn hóa Phật giáo chưa hoàn thành này rộng 126 hectares, đă hoạt động từ năm 2005. Mục đích của Trung tâm là quảng bá Phật giáo, đề cao các giá trị xă hội và phát triển văn hóa dân tộc.

(Buddhsitdoor Global – January 19, 2024)

 

Công trường xây dựng Trung tâm Văn hóa Phật giáo mới trong Công viên Quốc gia Kirirom ở tỉnh Kampong Speu

Photo: Asia News Network

 

 

PHI LUẬT TÂN: Thượng tọa Pomnyun Sunim và các t́nh nguyện viên JTS Hàn Quốc mang giáo dục đến các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn ở Mindanao

 

Thượng tọa Pomnyun Sunim, nhà hoạt động Phật giáo người Hàn Quốc, đă cùng nhóm t́nh nguyện viên từ tổ chức cứu trợ nhân đạo Phật giáo JTS (Join Together Society) Hàn Quốc đến Philippines từ ngày 15 đến 19 -12-2023 để chính thức khánh thành các trường học mới do JTS thành lập trong năm qua tại Mindanao, và mang những đồ dùng học tập cần thiết đến cho trẻ em ở đó.

Với sự cộng tác của các nhà hoạt động địa phương, Thượng tọa Pomnyun Sunim và các t́nh nguyện viên đă tham dự lễ khánh thành và khai trương chính thức 4 trường học mới - trong đó có 2 trường dành cho trẻ em khuyết tật - trước sự chứng kiến ​​của các quan chức từ Mindanao, ḥn đảo lớn thứ hai ở Phi Luật Tân.

Chi hội JTS tại Phi Luật Tân, được thành lập năm 2002, điều hành 51 khu vực dự án tại 19 thành phố và đô thị ở 6 tỉnh. Nó tham gia vào nhiều sáng kiến ​​nhân đạo, bao gồm xây dựng trường học, cung cấp đồ dùng học tập (như đồng phục, văn pḥng phẩm, túi xách và ô) cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các chương tŕnh đào tạo giáo viên và đào tạo lănh đạo cộng đồng.

(Buddhistdoor Global – January 18, 2024)

 

 

Thượng tọa Pomnyun Sunim cùng nhóm t́nh nguyện viên JTS Hàn Quốc đến Phi Luật Tân dự lễ chính thức khánh thành các trường học mới do JTS thành lập trong năm qua tại Mindanao

Photos: JTS Korea

 

 

HÀN QUỐC: Tông phái Tào Khê công bố các chương tŕnh thiền mới cho công chúng

 

“Thiền Hàn Quốc sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn với công chúng,” Ḥa thượng Jinwoo, Chủ tịch thứ 37 của Tông phái Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc, cho biết trong cuộc họp báo đầu Năm Mới được tổ chức tại Nhà Tưởng niệm Lịch sử và Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc vào ngày 17-1-2024. “Chúng tôi sẽ mở ra con đường dẫn đến sự an lạc và hạnh phúc thông qua thiền định,” ông nói.

Tông phái Tào Khê đang nỗ lực tổ chức một cách chính xác các phương pháp thiền định thể hiện 1,700 năm lịch sử và truyền thống của Phật giáo Hàn Quốc. Sẽ có các chương tŕnh hướng dẫn từng bước, từ các kỹ thuật thở cơ bản đến các khóa học nâng cao.

 “Chúng tôi cũng sẽ chuẩn bị các chương tŕnh dành riêng cho từng t́nh huống như Tọa thiền để chăm sóc tâm trí của bạn khi bạn chán nản, Tọa thiền để làm dịu cơn giận của bạn, và Tọa thiền để giải tỏa tâm trí trước các kỳ thi quan trọng”, Ḥa thượng Jinwoo cho biết. “Năm nay sẽ là năm đầu tiên bắt đầu các chương tŕnh thiền phổ thông.”

Một chương tŕnh thử nghiệm ở lại chùa sẽ được tổ chức vào tháng 4 để diễn giải chương tŕnh thiền định chính thức của Tông phái Tào Khê. Trong nửa cuối năm nay, Tông phái này có kế hoạch lựa chọn và vận hành 20 chương tŕnh lưu trú tại chùa chuyên về thiền định trên toàn quốc.  

Vào tháng 9, một cuộc thi thiền quốc tế sẽ được tổ chức nhằm quảng bá và toàn cầu hóa thiền định Hàn Quốc.

(joongang.co.kr  -  January 18, 2024)

 

 

Venerable Jinwoo of the Jogye Order of Korean Buddhism speaks during a New Year's press conference at the Korean Buddhism History and Culture Memorial Hall on Wednesday. [YONHAP]

Ḥa thượng Jinwoo, Chủ tịch thứ 37 của Tông phái Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc

Photo: Yonhap

 

 

THÁI LAN: Các tượng Phật và hiện vật cổ hơn 600 năm tuổi được phát hiện ở tỉnh Phayao

 

Cục Mỹ thuật Thái Lan đă bắt đầu kiểm tra một di tích lịch sử và hiện vật cổ hơn 600 năm tuổi, do người dân địa phương ở tỉnh Phayao phát hiện.

Dân làng đă khai quật được những đồng xu và những tượng Phật cổ trong khi trùng tu Mon Chedi (Dong Pha Hom), di tích linh thiêng hơn 100 năm tuổi .

Vụ phát hiện này xảy ra vào ngày 15-1-2024 tại Ban Hua Khua, huyện Chun, tỉnh Phayao. Việc trùng tu được dẫn dắt bởi Phrakhru Suchinratta Nakhon, sư trụ tŕ của chùa Wat Sri Bunrueang, và một nhóm người dân địa phương trung thành trong khu vực.

Trong quá tŕnh trùng tu, họ đă t́m thấy những phiến đá chạm khắc, đồng xu cổ, tượng Phật cổ, đá chạm khắc và các hiện vật bằng đất sét xung quanh thánh địa này.

Dự án trùng tu chung của dân làng đă dẫn đến việc phát hiện ra nhiều hiện vật cổ xưa. Cục Mỹ thuật hiện đang kiểm tra các hiện vật và di tích nói trên để xác minh ư nghĩa lịch sử của chúng. Phát hiện này cung cấp cái nh́n thoáng qua về lịch sử phong phú của khu vực và ư nghĩa tinh thần của nó đối với cộng đồng địa phương.

(Thaiger -  January 15, 2024)  

 

Tượng Phật cổ được phát hiện ở tỉnh Phayao, Thái Lan

Photo: Thaiger

 

 

HOA KỲ: Tổ chức Cứu trợ Phật giáo Toàn cầu (BGR) phê duyệt quyên góp khẩn cấp để giúp đỡ những người đau khổ ở Gaza

 

Tổ chức Cứu trợ Phật giáo Toàn cầu (BGR), một tổ chức Phật giáo hoạt động xă hội có trụ sở tại Hoa Kỳ, đă thông báo rằng họ sẽ dành khoảng $50,000 USD tài trợ để viện trợ lương thực cho người dân ở Gaza. BGR được thành lập bởi vị tu sĩ nổi tiếng người Mỹ, Ḥa thượng Bhikkhu Bodhi, và có các dự án hỗ trợ lương thực là một trong những hoạt động chính của ḿnh.

Ḥa thượng Bhikkhu Bodhicho biết: “Tổ chức Cứu trợ Phật giáo Toàn cầu đă phê duyệt khoản quyên góp khẩn cấp trị giá $50,000 USD để giúp đỡ các nạn nhân của bạo lực ở Gaza. Khoản tài trợ này đă được chia đều giữa Chương tŕnh Lương thực Thế giới-Hoa Kỳ và Cơ quan Cứu trợ và Việc làm của Liên hợp quốc cho người tị nạn Palestine (UNRWA). Chương tŕnh Lương thực Thế giới đang sử dụng quỹ BGR để cung cấp cho người dân di dời ở Gaza các gói thực phẩm, bột ḿ, bánh quy tăng cường, bữa ăn nóng và thức ăn bổ sung cho phụ nữ mang thai và cho con bú. UNRWA đang sử dụng nguồn vốn này để cung cấp hỗ trợ lương thực, bao gồm bột ḿ và các mặt hàng thực phẩm “Ăn sẵn”. Mong muốn nhiệt thành của chúng tôi, với tư cách là những Phật tử dấn thân, là tất cả các bên tham chiến sẽ hạ vũ khí và hoạt động v́ ḥa b́nh”.

(Buddhistdoor Global – January 26, 2024)

 

Ḥa thượng Bhikkhu Bodhi

Photo: buddho.org

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma trở lại Dharamshala sau chuyến đi tới Bồ đề Đạo tràng, Sikkim và Tây Bengal

 

Vào hôm thứ Hai ngày 22-1-2024, nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt lai Lạt ma đă trở về quê hương lưu vong Dharamshala sau chuyến đi đến Sikkim, Tây Bengal và Bihar.

Hàng trăm người đă đổ ra các con đường dẫn đến Chùa Tsuglagkhang ở McLeodganj để chào đón nhà lănh đạo tinh thần 88 tuổi này. Phát biểu khi đến sân bay Gaggal, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói: “Tôi rất hạnh phúc. Tôi đă đến thăm nhiều nơi khác nhau và Bồ Đề Đạo Tràng. Chuyến thăm đă rất thành công và đến thứ Hai, tôi đă trở về nơi ở của ḿnh.”

Ngài đă rời nơi ở chính thức của ḿnh ở Dharamshala vào ngày 9-12-2023 để đến thăm Sikkim sau hơn một thập kỷ. Sau đó, ngài đến thăm Tây Bengal, rồi vào ngày 16-12 đến Bồ Đề Đạo Tràng ở bang Bihar.

Khi đến Bồ Đề Đạo Tràng, Đức Đạt lai Lạt ma đă được chào đón tại Tu viện chính của Tây Tạng, Gaden Phelgyeling, sau đó ngài cũng viếng thăm Tháp Đại Giác.

Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng tham dự phiên khai mạc Diễn đàn Tăng già Quốc tế lần thứ nhất tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Bồ Đề Đạo Tràng vào ngày 20-12. Sau đó, Ngài cũng chủ tŕ buổi cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới dưới Cây Bồ đề.

(The Hindustan Times - January 22, 2024)

 

Tibetan spiritual leader Dalai Lama left his official residence in Dharamshala on December 9 to visit Sikkim after over a decade. He then visited West Bengal followed by Bodh Gaya in Bihar where he arrived on December 16. (HT)

Đức Đạt lai Lạt ma trở lại Dharamshala sau chuyến đi tới Bồ đề Đạo tràng, Sikkim và Tây Bengal

Photo: HT

 

 

NEPAL: Triển lăm nghệ thuật đầu tiên của Bảo tàng Nghệ thuật Nepal theo phiên bản tâm linh Phật giáo & Ấn Độ giáo

 

Kathmandu, Nepal - “Triển lăm Nghệ thuật (2 năm một lần) Kathmandu: Phiên bản Tâm linh”, đang được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật Nepal (MoNA) ở trung tâm thủ đô Nepal với hơn 100 tác phẩm từ 80 nghệ sĩ c̣n sống thuộc các phong cách truyền thống và đương đại.

Triển lăm chính thức ra mắt vào ngày 18-1-2024 với tiệc chiêu đăi các đại biểu quốc tế từ giới nghệ thuật, học thuật và Phật giáo, và các vị khách cấp đại sứ ở Kathmandu.

Sự kiện nghệ thuật này sẽ kéo dài đến ngày 18-1-2024.

Nhằm mục đích kết hợp nghệ thuật đương đại và truyền thống trong cuộc đối thoại về các nghệ sĩ Nepal, đây là triển lăm do tư nhân tài trợ đầu tiên ở quốc gia Hi Mă Lạp Sơn này, và không giống như các bảo tàng và pḥng trưng bày do chính phủ tài trợ.

Biennale đang được tổ chức ở 2 khu riêng biệt : tại chính MoNA, một bảo tàng tầng hầm rộng răi, và tại Nhà nghệ thuật Kathmandu, nơi các nghệ sĩ chọn lọc sắp đặt tác phẩm trong các pḥng riêng do nhóm MoNA phụ trách.

Giám đốc MoNA, Shaguni Singh Sakya, nói rằng ngay cả nghệ thuật đương đại của Nepal cũng dựa trên những nguồn tài nguyên tinh thần to lớn, từ h́nh tượng và các yếu tố văn hóa dân gian Ấn Độ giáo cho đến các nhân vật Phật giáo được tôn kính như Nữ thần Tara, Nhiên Đăng Cổ Phật và Văn Thù Sư Lợi. 

(Buddhistdoor Global – January 22, 2024)

 

 

 

 

Triển lăm nghệ thuật đầu tiên của Bảo tàng Nghệ thuật Nepal theo phiên bản tâm linh Phật giáo & Ấn Độ giáo

Photos: Raymond Lam

 

 

HÀN QUỐC: Hoa mận đỏ ở chùa Hwaeomsa được mệnh danh là di tích thiên nhiên

 

Vào hôm thứ Năm ngày 25-1-2024, chùa Hwaeomsa, một ngôi chùa trên sườn núi Jirisan ở tỉnh Nam Jeolla, cho biết hoa mận đỏ nở tại bản tự đă được công nhận là di tích thiên nhiên.

Hwaeomsa là một trong 25 ngôi chùa đứng đầu được điều hành bởi Tông phái Jogye của Phật giáo Hàn Quốc.

Ngôi chùa được công nhận là di sản văn hóa v́ đây đă là nơi có 2 di tích thiên nhiên khác - cây anh đào nở hoa mùa đông (di tích tự nhiên số 38) và hoa mận dại (di tích tự nhiên số 485) - cũng như 5 bảo vật quốc gia và 9 bảo vật .

Chùa Hwaeomsa cho biết hoa mận đỏ của bản tự có “giá trị học thuật”, v́ chúng phát triển khác với các loài hoa mận được chỉ định là di tích thiên nhiên khác và có hoa màu hơi đen, nổi bật giữa những bông hoa có sắc hồng và trắng.

Hoa mận đỏ được trồng lần đầu tiên vào thời trị v́ của Vua Sukjong (1674-1720) vào thời kỳ sau của triều Joseon.

Cục Quản lư Di sản Văn hóa cho biết những bông hoa này cần nỗ lực bảo tồn. Cơ quan này đă công nhận hoa mận dại ở chùa Hwaeomsa là di tích thiên nhiên vào năm 2007. Việc vinh danh vào hôm thứ Năm đă nâng tổng số các loài hoa mận được công nhận là di tích tự nhiên lên con số 5 – và 4 loài trong số này đều mọc ở các chùa.

(heraldcorp.com – January 26, 2024 )

 

Hoa mận đỏ ở  chùa Hwaeomsa

Photo: Hwaeomsa

 

 

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 04/24/24