TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 05.2023

Diệu Âm lược dịch

 

AI CẬP: Pho tượng Phật 1,900 năm tuổi được t́m thấy tại Berenike, Ai Cập

 

Trong một khám phá lịch sử, các nhà khảo cổ học đă khai quật được một pho tượng Phật 1,900 năm tuổi từ đống đổ nát của thành phố cảng Berenike ở Ai Cập.

Đây là pho tượng Phật Cồ Đàm đầu tiên được t́m thấy ở phía tây Afghanistan.

Quan sát kỹ hơn, pho tượng cho thấy được làm từ đá cẩm thạch Địa Trung Hải vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên khoảng giữa năm 90 và 140 sau Công nguyên) tại Alexandria - một trong những thành phố lớn nhất của Ai Cập, do Alexander Đại đế thành lập vào năm 332 trước Công nguyên.

Tượng Phật này cao 28 inch (71 cm) cho thấy một vầng hào quang bao quanh đầu, được bao phủ bởi các tia sáng Mặt trời, ‘biểu thị cho tâm rạng rỡ của Ngài’. Một số bản khắc bằng tiếng Phạn cũng như một số đồng xu của vương quốc Satavahana có niên đại từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên cũng đă được khai quật tại địa điểm nói trên.

Steven Sidebotham và các đồng nghiệp của ông, những người đứng đầu cuộc khai quật, cho rằng những người từ Nam Á cư trú tại Berenike có thể đă làm bức tượng Phật tại địa phương. Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng nó có thể được tạo tác bởi một

cộng đồng thương nhân Ấn Độ theo đạo Phật và sống ở các thành phố của Ai Cập như Alexandria và Berenike vào thời điểm đó.

(The Times of India - May 4, 2023)

Tượng Phật được t́m thấy tại Berenike, Ai Cập

Photo: AFP

 

 

CỘNG H̉A TUVA: Thánh hóa tu viện Phật giáo mới tại thủ đô Kyzyl

 

Một buổi lễ thánh hóa tu viện Phật giáo Tubten Shedrub Ling đă được tổ chức tại Kyzyl, thủ đô của Cộng ḥa Tuva, vào ngày 28-4-2023. Tu viện 12 tầng này sẽ là ngôi chùa Phật giáo chính của Tuva.

Năm bức tượng của các vị Phật, bao gồm tác phẩm điêu khắc chính là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, đă được tôn trí trong Niệm Phật đường. Bên trong pho tượng chính này có Xá lợi tro của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Lễ thánh hóa vào ngày 28-4 bao gồm một buổi lễ cầu nguyện và một chương tŕnh văn hóa phong phú với các nghệ sĩ Tuva hàng đầu. Sự kiện này được dẫn dắt bởi Gelek Natsyk Dorju, Đức Lạt ma Kamby thứ 9 của người Tuva, và có sự tham dự của các đại diện Phật giáo từ Mông Cổ và các vùng khác nhau của Nga, bao gồm cả Shajin Lama mới được bầu của người Kalmyk, Geshe

Tenzin Choidak (Mutul Ovyanov), và Lạt ma Kalmyk Anja Gelung.

Tu viện có kế hoạch tổ chức một cuộc triển lăm hơn 3,000 hiện vật, bao gồm các bản văn Tây Tạng độc đáo chứa đựng những lời dạy của Đức Phật.

Tu viện đă mở cửa cho các Phật tử ở Tuva vào ngày 29-4, với các buổi lễ cầu nguyện được tổ chức 3 lần một ngày.

(Buddhistdoor Global – May 3, 2023)

 

Tu viện Phật giáo Tubten Shedrub Ling tại Kyzyl

Photo: facebook.com

 

 

HÀN QUỐC: Phật phái Jogye loại bỏ phí vào cửa các đền chùa từ ngày 4-5-2023

 

Tiền vào cửa 65 ngôi chùa Phật giáo trên khắp Hàn Quốc sẽ được miễn từ thứ Năm, ngày 4-5-2023.

Cục Quản lư Di sản Văn hóa và Tông phái Jogye, giáo phái Phật giáo lớn nhất của Hàn Quốc, đă kư một thỏa thuận vào ngày 1-5 để chính quyền trang trải chi phí cho các ngôi chùa có liên kết với Tông phái này - theo luật quy định tài trợ của nhà nước cho các tích sản văn hóa.

Theo Đạo luật Bảo vệ Di sản Văn hóa sửa đổi, các tài sản văn hóa được nhà nước chỉ định có thể nhận được tài trợ để bảo tồn hoặc quản lư các tài sản đó từ chính phủ - nếu họ không cố gắng thu lại chi phí thông qua phí vào cửa.

Điều này xảy ra khi các ngôi chùa (chủ yếu nằm trong các công viên quốc gia) tiếp tục thu phí ngay cả sau khi phí đối với các công viên quốc gia đă được băi bỏ vào năm 2007, gây ra một cuộc tranh luận lâu dài giữa các ngôi chùa và du khách của công viên quốc gia vốn thỉnh thoảng cần đi qua các đền chùa để leo núi.

(KBSWORLD - May 1, 2023)

 

 

NHẬT BẢN: Đền Yakushiji ở Nara hoàn thành việc sửa chữa Chùa Đông

 

Nara, Nhật Bản – Đền Yakushiji ở cố đô Nara đă tổ chức lễ hoàn thành công việc sửa chữa đại quy mô cho ngôi chùa Đông 3-tầng, bảo vật quốc gia của bản tự.

Công việc bắt đầu vào năm 2009 và là lần sửa chữa lớn đầu tiên trong khoảng 110 năm.

Một nghi lễ Phật giáo để kỷ niệm việc hoàn thành đă bắt đầu vào ngày 21-4-2023 tại đền thờ này, vốn là một Di sản Thế giới, ở thành phố Nara phía tây. Buổi lễ ban đầu được lên kế hoạch vào năm 2020, nhưng đă bị tŕ hoăn do đại dịch coronavirus.

Cửa chùa Đông được mở cho dịp đặc biệt này. Khoảng 2,000 người tham gia buổi lễ đă tụng kinh cùng với các nhà sư.

Chùa Đông là cấu trúc ban đầu duy nhất c̣n lại trong quần thể đền chùa Yakushiji có niên đại từ lần xây dựng đầu tiên vào thế kỷ thứ 8.

(Tipitaka Network - May 1-7, 2023)

 

Lễ mừng việc hoàn thành sửa chữa Chùa Đông tại đền Yakushiji

Photo: The Japan News

 

 

TÍCH LAN: Đồ dùng học tập được phát cho 40 chú tiểu và 1,200 học sinh

 

Chương tŕnh Buddhaloka Sadhu Nada Seela Samadhi đă được tổ chức tại khu Shangri-La Green liền kề với Văn pḥng Tổng thống vào sáng ngày 5-5-2023. Gần 3,000 học sinh đại diện cho nhiều trường học trong khu vực Colombo đă tham gia chương tŕnh này - do Đại hội Phật giáo Toàn Tích Lan tổ chức.

Hiệp hội Phật giáo Maha Karuna của Singapore và Tổ chức Willing Hearts của Singapore đă đóng góp vào việc phân phát thiết bị trường học cho 40 chú tiểu và 1,200 học sinh. Việc phân phối diễn ra vào sáng ngày 5-5-2023 tại Shangri-La Green.

Sau khi các học sinh đại diện cho các Quận Kurunegala, Kegalle, Gampaha, Colombo và Ratnapura được phân phát trang thiết bị học tập, các em đă có cơ hội đến thăm Dinh Tổng thống tại quận Fort.

(Daily News - May 6, 2023)

 

School supplies distributed among 40 novice monks, 1,200 ...

Lễ phân phát thiết bị trường học cho 40 chú tiểu và 1,200

học sinh do Đại hội Toàn Tích Lan tổ chức tại Shangri-

La Green, Colombo

Photo: Daily News

 

 

NEPAL: Hội chợ Du lịch Phật giáo Quốc tế lần thứ hai-2023 tại Lâm T́ Ni

 

Hội chợ Du lịch Phật giáo Quốc tế Lần thứ Hai-2023 tại Lâm T́ Ni đă kết thúc với tuyên bố 7-điểm được đưa ra.

Tuyên bố nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy và mở rộng kết nối thông qua Sân bay Quốc tế Đức Phật Cồ Đàm (Gautam Buddha) và Sân bay Quốc tế Pokhara, đồng thời mở rộng Mạng mạch Phật giáo ở 4 thánh địa là Lâm T́ Ni, Bồ Đề Đạo Tràng, Lộc Uyển và Câu Thi Na.

Nó cũng nhằm mục đích ưu tiên kết nối quốc tế và các hoạt động liên quan đến du lịch, và phát triển một gói chung bao gồm việc quảng bá Lâm T́ ni, nơi đản sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, và nguồn gốc của ḥa b́nh, như lối vào Mạng mạch Phật giáo và là một điểm đến cho ḥa b́nh.

Nó cũng đă đạt được thỏa thuận tổ chức Hội chợ Du lịch Phật giáo Quốc tế Lần thứ Ba vào ngày 24-3-2024.

Đại diện của 28 công ty du lịch và lữ hành đến từ Nepal, Ấn Độ, Mă Lai, Trung Quốc, Hàn Quốc, Bangladesh, Miến Điện, Thái Lan và Tích Lan đă tham gia hội chợ. Nhiều tài liệu làm việc về tôn giáo Phật giáo và du lịch Phật giáo đă được tŕnh bày trong dịp này.

(Khabarhub - May 13, 2023)

 

Second Int’l Buddhist Travel Mart-2023 concludes issuing seven-point declaration

Các vị chức sắc của Hội chợ Du lịch Phật giáo Quốc tế lần thứ hai-2023 tại Lâm T́ Ni

Photo: Khabarhub

 

 

HÀN QUỐC: Lễ Gwanbul của Chùa Jogyesa mừng Phật Đản

 

Ngày 10-5-2023, trước thềm Đại lễ Phật Đản, Chùa Jogye - ngôi chùa chính của Phật phái Hàn Quốc - đă bắt đầu một nghi lễ Phật giáo được gọi là lễ “gwanbul” để tắm cho Đức Phật Hài đồng.

Được tổ chức gần Điện Daeungjeon của Chùa Jogyesa ở Jongno-gu, Seoul, buổi lễ có sự sắp đặt hoa tượng trưng cho Vườn Lâm Tỳ Ni, nơi sinh của Tất Đạt Đa, và một bức tượng Đức Phật Hài Đồng được đặt ở trung tâm. Jihyun, nhà sư trụ tŕ của chùa Jogyesa, tưới nước thơm lên bức tượng.

Daeungjeon Hall là một công tŕnh kiến trúc lớn bằng gỗ nằm ở trung tâm của Chùa Jogyesa. Nó được xây dựng lần đầu tiên vào năm 1395 dưới triều đại Joseon.

Các tiểu tăng (Dongja-seung) đă cạo đầu vào ngày 9-5 và hiện đang trải qua một buổi lễ “trẻ em trở thành tu sĩ Phật giáo” kéo dài 3-tuần cũng tham dự buổi lễ.

Buổi lễ sẽ mở cửa cho Phật tử và du khách đến chùa Jogyesa từ 8 giờ sáng đến 6 giờ chiều cho đến ngày lễ Phật Đản 27-5.

(Korea Bizwire – May 11, 2023)

 

gwanbul 1gwanbul 2

Lễ Gwanbul mừng Phật Đản tại Chùa Jogyesa

Photos: Yonhap

 

 

INDONESIA: Hiệp hội Thanh niên Phật tử Indonesia và Học viện Rumi Hồi giáo tổ chức Đối thoại liên tôn giáo về “Tôn giáo của t́nh yêu”

 

Trùng hợp với lễ hội Vesak - kỷ niệm ngày đản sinh, thức tỉnh và nhập niết bàn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - vào tuần trước, Hiệp hội Thanh niên Phật tử Indonesia đă tổ chức một sự kiện nghiên cứu liên tôn giáo về chủ đề “Tôn giáo của T́nh yêu” từ quan điểm của Phật giáo và Hồi giáo.

Sự kiện, được tổ chức vào ngày 6-5, tập trung vào 2 diễn giả đại diện cho các cộng đồng Phật giáo và Hồi giáo của Indonesia: Bhante Jayamedho Thera, người lănh đạo Tăng đoàn Theravada Indonesia ở tỉnh Đông Java và Hội đồng Giám hộ của Hiệp hội Thanh niên Phật tử Indonesia; và Muhammad Nur Jabir, giám đốc Viện Rumi Hồi giáo có trụ sở tại Jakarta.

Hội Thanh niên Phật tử (YBA) thông báo rằng sự kiện này là cuộc đối thoại liên tôn đầu tiên ở Indonesia nhằm tập trung vào công việc của Viện Rumi trong việc tạo ra một chương tŕnh điều độ tôn giáo và chia sẻ tinh thần nhân ái và yêu thương.

Hội Thanh niên Phật tử (YBA) là tổ chức thanh niên Phật giáo hàng đầu ở Indonesia. Hiệp hội này tham gia vào việc thành lập các tổ chức Phật giáo trên toàn quốc, truyền bá việc nghiên cứu Phật pháp trong giới trẻ, và đào tạo lănh đạo.

(Buddhistdoor Global – May 10, 2023)

 

Đối thoại liên tôn giáo về “Tôn giáo của t́nh yêu” do Hiệp hội Thanh niên Phật tử Indonesia và Học viện Rumi Hồi giáo tổ chức

Photo: YBA

 

 

TÍCH LAN: Cao ủy Ấn Độ tại Colombo tổ chức triển lăm giới thiệu di sản Phật giáo phong phú của Ấn Độ

 

Colombo, Tích Lan: Cao ủy Ấn Độ tại Colombo đă tổ chức một cuộc triển lăm đặc biệt về Di sản Phật giáo phong phú của Ấn Độ như một phần của Lễ hội Vesak Quốc gia 'Buddha Rashmi' tại Chùa Seemamalakaya, Gangaramaya ở Colombo.

Tổng thống Tích Lan Ranil Wickremesinghe, cùng với Cao ủy Ấn Độ Gopal Baglay, các bộ trưởng cấp cao và các vị chức sắc khác, đă đến thăm triển lăm vào ngày 3-5, sau khi khai mạc Đại lễ Vesak do Văn pḥng Tổng thống, Văn pḥng Thủ tướng và Chùa Gangaramaya phối hợp tổ chức.

Triển lăm trưng bày các bản tái tạo kỹ thuật số của các bức bích họa từ các hang động Ajanta, Di sản thế giới nổi tiếng thế giới của UNESCO, mô tả các giai đoạn quan trọng từ cuộc đời của Đức Phật và các câu chuyện Jataka.

Triển lăm mở cửa cho công chúng tham quan từ ngày 5 đến 7-5-2023.

(ANI – May 8, 2023)

 

President Ranil Wickremesinghe inaugurates Vesak Festival. (Photo Credit - Twitter : India in Sri Lanka)

Tổng thống Tích Lan Ranil Wickremesinghe khai mạc Đại lễ Vesak

Photo: ANI

 

 

MĂ LAI: Hàng ngàn người tham gia lễ rước Ngày Wesak ở Kuala Lumpur

 

TIN ẢNH: Hàng ngàn người đă tập trung tại ngôi chùa Phật giáo Maha Vihara (Đại Tịnh xá) ở Brickfields vào đêm 4-5-2023 và tham gia lễ rước Ngày Wesak hàng năm, sau 3 năm vắng bóng do đại dịch Covid-19.

Các tín đồ và du khách tham gia vào những chiếc xe diễn hành từ ngôi đền Maha Vihara ở Jalan Berhala, Kuala Lumpur, dọc theo tuyến đường dài 12 km quanh thành phố.

 

Phụ nữ trong trang phục truyền thống tham gia lễ rước từ chùa Maha Vihara tại Jalan Berhala ở Kuala Lumpur.

 

Khoảng 60 hội và hiệp hội Phật giáo ở Kuala Lumpur và Selangor đă tổ chức lễ rước trong hơn 60 năm

 

Mọi người chiêm bái tượng Phật Nhập diệt trong lễ rước ở Kuala Lumpur

 

Xe hoa đi qua nhiều con đường là điểm thu hút khách du lịch của Kuala Lumpur

 

Các tín đồ và du khách tham gia những chiếc xe hoa từ chùa Maha Vihara

đi dọc theo tuyến đường dài 12 km quanh thành phố

 

Tín đồ thắp đèn dầu tại chùa Maha Vihara ở Jalan Berhala, Kuala Lumpur

 

Các tín đồ cầm nến xếp hàng tại chùa Maha Vihara ở Jalan Berhala, Kuala Lumpur

 Photos: The Malaysia Insight/Afif Abd Halim

(Tipitaka Network – May 14, 2023)

 

 

INDONESIA: Các nhà sư hành hương Thái Lan ca ngợi ḷng bao dung tôn giáo ở Indonesia 

 

Cirebon, Tây Java - Các nhà sư Phật giáo thực hiện chuyến hành hương Thudong từ Thái Lan đến Chùa Borobudur ở Magelang, Trung Java, đă ca ngợi mức độ cao về ḷng bao dung và ḥa hợp tôn giáo ở Indonesia.

Thudong là một nghi lễ được thực hiện bởi các bhantes (tu sĩ Phật giáo Thái) bao gồm việc đi bộ một quăng đường dài - thường lên đến 1000 km - để noi theo gương Đức Phật.

Đoàn 32 tăng sĩ này đă nghỉ ngơi ở Cirebon, Tây Java, trước khi tiếp tục cuộc hành hương Thudong bằng cách đi bộ tới điểm đến cuối cùng của họ Đền Borobudur.

Sau chuyến hành tŕnh dài từ Thái Lan đến Indonesia qua Mă Lai, các nhà sư ấn tượng nhất về Indonesia v́ sự chào đón nồng nhiệt của người dân dành cho họ.

(ANTARA – May 19, 2023)

 

Buddhist monks on pilgrimage commend religious tolerance in Indonesia

 Các nhà sư tham gia nghi lễ Thudong chuẩn bị tiếp tục hành tŕnh đi bộ đến Đền Borobudur sau khi nghỉ ngơi tại một ngôi đền ở quận Cirebon, Tây Java, vào ngày 18-5-2023

Photo: ANTARA

 

 

HÀN QUỐC: Cà sa (Kasaya) Thêu lần đầu tiên được ra mắt kể từ khi được chỉ định là bảo vật vào năm 1979 

 

Sau 44 năm kể từ khi chiếc Cà sa Thêu thế kỷ 19 được chỉ định là báu vật quốc gia vào năm 1979, nó đă được ra mắt báo chí lần đầu tiên. Hiện vật thêu thủ công thật công phu trên lụa này có 125 biểu tượng của “Tam Bảo (Triratna) của truyền thống Phật giáo.

 

Bảo vật đang được xử lư bảo quản nói trên đă được công bố vào ngày 17-5-2023 bởi Trung tâm Khoa học Bảo tồn Di sản Văn hóa thuộc Viện Nghiên cứu Di sản Văn hóa Quốc gia do Cục Quản lư Di sản Văn hóa điều hành ở Yuseong-gu, thành phố Daejeon.

Trung tâm Khoa học Bảo tồn Di sản Văn hóa dự kiến sẽ công bố cách xử lư chiếc áo cà sa thêu này để bảo quản trong một dự án được sắp xếp đặc biệt có tựa đề “Khôi phục áo Cà sa Thêu: 1,492 ngày làm việc của một nhà bảo tồn” từ ngày 23 đến 25-5.

Chiếc Cà sa Thêu được tặng bởi Heo Dong-hwa (1926-2018), người phụ trách chính trước đây của Bảo tàng Thêu Hàn Quốc, thuộc Thành phố Thủ đô Seoul.

(donga.com - May 18, 2023)

 

 Chiếc Cà sa (Kasaya) Thêu được chỉ định là bảo vật quốc gia của Hàn Quốc vào năm 1979

Photo: donga.com

 

 

ÚC ĐẠI LỢI: Các bản thảo Phật giáo Gandhara cổ đại được bàn giao cho Pakistan

 

Một bộ sưu tập lớn các bản thảo Phật giáo Gandhari có niên đại từ thế kỷ thứ 1 Trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 3 Sau Công nguyên và có nguồn gốc từ Pakistan ngày nay đă được bàn giao cho Pakistan trong một buổi lễ chính thức được tổ chức tại Đại học Sydney.

Nằm trong số những bản viết tay cổ xưa nhất của Phật giáo được phát hiện, các bản thảo Gandhara này có giá trị vô giá. Những bản thảo này sẽ được hồi hương về Pakistan theo Thỏa thuận Hợp tác giữa Cục Khảo cổ học và Bảo tàng Pakistan và Đại học Sydney.

Thỏa thuận nói trên là một phần của Dự án Bản thảo Gandhara của Trường Ngôn ngữ và Văn hóa thuộc Đại học Sydney. Các bản thảo sẽ được lưu giữ tại Bảo tàng Islamabad, Pakistan. 

Theo Thỏa thuận Hợp tác, các bản thảo sẽ được bảo tồn, chụp ảnh, xuất bản và sử dụng để nghiên cứu lịch sử Phật giáo ở Gandhara cổ đại và các khu vực khác của châu Á. Các bản thảo cổ này cũng sẽ hữu ích trong việc nghiên cứu sự phát triển của tư tưởng, nghệ thuật, văn học và ngôn ngữ Phật giáo.

(Daily Times -  May 18, 2023)

 

LIÊN HIỆP QUỐC: Đại sứ Pakistan, “Đức Phật đại diện cho ḥa b́nh, từ bi và bất bạo động”

 

LIÊN HIỆP QUỐC - Ngày 18-5-2023, Pakistan đă nêu bật thông điệp ḥa b́nh, từ bi và bất bạo động của Đức Phật Gautam tại lễ kỷ niệm ngày đản sinh, giác ngộ và nhập diệt của Ngài.

“Cuộc đời và những lời dạy của Đức Phật Cồ Đàm đă để lại một tác động không thể phai mờ trên thế giới, truyền cảm hứng cho vô số thế hệ theo đuổi con đường ḥa b́nh, từ bi và bất bạo động,” Đại sứ Pakistan tại Liên Hiệp Quốc Munir Akram phát biểu về ‘Ngày Vesak’.

Vùng đất Pakistan và Thung lũng Indus - Đại sứ Akram nói - đă được hưởng lợi rất nhiều từ nền văn minh mà Đức Phật đă mang đến cho thế giới, như được thể hiện trong nền văn minh Gandhara ở thành phố cổ vĩ đại Taxila và ngôi đền linh thiêng Takht-i- Bahi.

Đại sứ Pakistan nói, “Ngày Vesak thiêng liêng mang đến một cơ hội để suy ngẫm về trí tuệ vượt thời gian của Đức Phật.”

Sự kiện này được đồng tài trợ bởi Phái bộ Thường trực tại Liên Hiệp Quốc của Thái Lan và Tích Lan.

(APP - May 19, 2023)

 

Đại sứ Pakistan Munir Akram (ngồi giữa) phát biểu về ‘Ngày Vesak’ tại Liên Hiệp Quốc

Photo: APP

 

 

ẤN ĐỘ: Trung tâm Thiền Quốc tế Đại Bồ Đề ở Ladakh thông báo Lễ hội Yoga và Thiền Quốc tế 

 

Trung tâm Thiền định Quốc tế Đại Bồ đề/Mahabodhi (MIMC) ở Ladakh, miền bắc Ấn Độ - được thành lập bởi nhà lănh đạo tinh thần nổi tiếng và nhà sư Phật giáo dấn thân v́ xă hội, Thượng tọa Sanghasena - đă thông báo rằng họ sẽ tổ chức Lễ hội Yoga và Thiền định Quốc tế từ ngày 20 đến ngày 27-6-2023. 

“Đánh dấu Ngày Quốc tế Yoga lần thứ 9 vào ngày 21- 6, Trung tâm Thiền Quốc tế Mahabodhi, Leh, Ladakh, cùng với Chính quyền của Lănh thổ Liên minh Ladakh, sẽ tổ chức Lễ hội Yoga & Thiền Quốc tế kéo dài 1 tuần.” 

MIMC thông báo: “Dành cho những người tham gia trong nước và quốc tế, sự kiện này sẽ có sự tham dự của các nhà lănh đạo tinh thần nổi tiếng, thiền sinh, thiền sư, quan chức chính phủ, nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà hoạt động v́ ḥa b́nh, học giả và các nhà lănh đạo xă hội, cùng với một nhóm lớn sinh viên từ Ladakh.” 

Thượng tọa Tỳ khưu Sanghasena đă thành lập Trung tâm Thiền định Quốc tế Mahabodhi (MIMC) tại Leh, thủ phủ chung của Ladakh, với tư cách là một tổ chức từ thiện Phật giáo phi-tông phái vào năm 1986. Kể từ đó, MIMC đă trở thành bệ phóng cho các hoạt động Phật pháp và các chương tŕnh tiếp cận xă hội cho các cộng đồng dễ bị tổn thương trong khu vực.

(Buddhisdoor Global – May 17, 2023)

 

Thượng tọa Tỳ khưu Sanghasena 

 H́nh ảnh hoạt động của MIMC

Photos: MIMC

 

NHẬT BẢN: Tài liệu Phật giáo cổ đại sẽ được đăng kư trong Kư ức Thế giới của UNESCO

 

Một bộ tài liệu từ cách đây hơn một ngàn năm mô tả lịch sử giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Hoa sẽ được đưa vào Sổ đăng kư Kư ức Thế giới của UNESCO.

Vào ngày 24-5-2023, ban điều hành của UNESCO đă phê duyệt tài liệu lưu trữ của nhà sư Phật giáo Enchin (814-891) để đưa vào Sổ bộ nói trên.

Sư Enchin thành lập giáo phái Tendai Jimon sau khi mang về Nhật Bản những giáo lư của Phật giáo bí truyền Trung Hoa từ thời nhà Đường.

Được chỉ định là bảo vật quốc gia, các tài liệu nói trên bao gồm giấy thông hành thực tế mà nhờ đó nhà sư từng được phép đi du lịch khắp Trung Hoa. Các tài liệu này hiện nay thuộc quyền sở hữu của chùa Onjoji (c̣n được gọi là Miidera) ở thành phố Otsu, tỉnh Shiga.

Đây là các tài liệu cực kỳ quan trọng trong bối cảnh lịch sử giao lưu văn hóa giữa Nhật Bản và Trung Quốc.

(The Asahi Shimbun - May 25, 2023)

 

Photo/Illutration

Giấy thông hành mà nhà sư Enchin đă sử dụng để du hành vào thời nhà Đường ở Trung Hoa

Photo: Chùa Miidera

 

HÀN QUỐC: Tổng thống Yoon tham dự buổi lễ đánh dấu ngày Phật Đản tại chùa Joggye

 

Ngày 27-5-2023, Tổng thống Yoon Suk Yeol đă tham dự một buổi lễ tại Chùa Joggye ở Seoul để đánh dấu Lễ Phật Đản và cho biết triết lư điều hành của chính quyền hiện tại cũng bắt nguồn từ giáo lư Phật giáo.

Phát biểu chúc mừng, Tổng thống Yoon cho biết triết lư điều hành nhằm thúc đẩy nhân quyền, ḥa b́nh thế giới và bảo vệ những người yếu thế này xuất phát từ lời dạy của Đức Phật về việc quan tâm đến hàng xóm và cộng đồng của chúng ta.
Ông nói chính phủ sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc những người nghèo khó và đến mọi khía cạnh của đời sống công cộng, đồng thời cùng t́m kiếm ḥa b́nh với công dân toàn cầu.

Tổng thống Yoon phát biểu rằng trong lịch sử Hàn Quốc, Phật giáo đă sát cánh cùng người dân để chia sẻ niềm vui và nỗi đau của họ, và đă dẫn dắt những nỗ lực để vượt qua thử thách trong thời kỳ khủng hoảng.

Văn pḥng Tổng thống cho biết ông Yoon đă gửi điện chúc mừng đến các ngôi chùa lớn trên cả nước để đánh dấu Ngày Đức Phật Đản sinh.

(KBS - May 27, 2023)

Yoon Attends Service at Joggye Temple Marking Buddha's Birthday

Tổng thống Yoon tham dự buổi lễ đánh dấu ngày Phật Đản tại chùa Joggye

Photo : YONHAP News

 

 

TÍCH LAN: Ḥa thượng Dodampahala Chandrasiri Thera, nhân vật hàng đầu trong Phật giáo Tích Lan, đă viên tịch ở tuổi 84

 

Ḥa thượng Dodampahala Chandrasiri Thera, nhà lănh đạo tinh thần nổi tiếng của Phật giáo, đă viên tịch vào ngày 16-5-2023 ở tuổi 84.

Nghi thức cuối cùng cho Ḥa thượng Chandrasiri Thera được thực hiện vào ngày 21-5 tại Quảng trường Độc lập của Colombo. Tham dự đoàn đưa tang có hàng ngàn tăng ni, cư sĩ Phật tử, cùng các vị chức sắc – bao gồm Thủ tướng Tích Lan Dinesh Gunawardene, diễn giả Mahinda Yapa Abeywardene, cùng một số bộ trưởng cùng và các thành viên của quốc hội.

Ḥa thượng Chandrasiri Thera được xem là người tiên phong cho công việc thiết lập khu cư trú cho chư tăng, cũng như các trung tâm thiền định Thapowana, và thành lập một cơ sở giáo dục Phật giáo.

Những người mộ đạo và đệ tử thương tiếc sự ra đi của vị lănh đạo tinh thần tôn kính này, trân trọng những kỷ niệm về những đóng góp phi thường của ngài trong việc truyền bá và bảo tồn Phật pháp.

(Buddhistdoor Global – May 23, 2023)

 

Ḥa thượng Dodampahala Chandrasiri Thera

Photo: newsradio.lk

Đám tang Ḥa thượng Dodampahala Chandrasiri Thera

Photos: dailymirror.lk

 

 

HÀN QUỐC: Những tượng, tranh Phật bị đánh cắp sẽ trở về với các tự viện

 

Từng bị đánh cắp từ các ngôi chùa trên khắp đất nước Hàn Quốc, 32 hiện vật Phật giáo cuối cùng sẽ trở về ngôi nhà hợp pháp của chúng, sau khi một số đă biến mất hơn 3 thập kỷ.

Vào ngày 23-5-2023, 21 pho tượng và 11 bức tranh Phật giáo đă được trưng bày tại Nhà Tưởng niệm Văn hóa và Lịch sử Phật giáo Hàn Quốc ở Jongno, trung tâm Seoul, và một buổi lễ được tổ chức để chào mừng sự hồi hương của chúng.

Các hiện vật này, bị lấy trộm từ 14 ngôi chùa khác nhau trong khoảng thời gian từ 1988 đến 2004, sẽ được chuyển đến các ngôi chùa tương ứng sau ngày 23-5.

Ủy ban di sản văn hóa của Cục Quản lư Di sản Văn hóa (CHA) đă xác minh từng hiện vật bị tịch thu và xác nhận mối liên hệ của chúng với 14 đền chùa mà chúng có nguồn gốc từ đó. Các hiện vật này đă được lưu trữ tạm thời trong kho lưu trữ của Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc trong quá tŕnh xác minh và trước khi chúng có thể được trả lại.

(heraldcorp.com – May 23,2023)  

 

The Ven. Jinwoo (right), president of the Jogye Order of Korean Buddhism, and Choi Eung-chon (second from right), the head of the Cultural Heritage Administration, looks at one of the returned statues at the Korean Buddhism History and Culture Memorial Hall in central Seoul, Tuesday. (CHA)

Các pho tượng Phật giáo được trưng bày tại Nhà Tưởng niệm Văn hóa và Lịch sử Phật giáo Hàn Quốc ở Jongno, trung tâm Seoul

Photo: CHA

 

 

ẤN ĐỘ: Viện Nghiên cứu Tây Tạng Trung ương dịch 5 bản văn Phật giáo Tây Tạng cổ điển sang tiếng Hindi

 

Đầu tiên được tác giả nổi tiếng Rahul Sankrityayan (1893-1963) thu thập được từ Tây Tạng cho Ấn Độ, các bản dịch tiếng Hindi của 5 bản văn Phật giáo Tây Tạng cổ điển hiện đă được chuẩn bị để in.

Viện Nghiên cứu Tây Tạng Trung ương (CIHTS) đă thực hiện nỗ lực gian khổ để dịch các bản thảo Phật giáo Tây Tạng cổ này sang tiếng Hindi vào năm 2019. Dự án này đă cố gắng mang giáo lư và triết lư sâu sắc của Phật giáo đến với nhiều đối tượng hơn.

“Đây là những phiên bản tiếng Tây Tạng của kinh điển gốc tiếng Phạn được viết trên lá cọ về Phật giáo và triết học của nó, được lưu giữ trong các trường đại học Nalanda và Vikramshila cổ đại,” một nhà nghiên cứu giải thích.

“Những bản thảo này đă được vận chuyển đến Tây Tạng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 11 để dịch thuật và phổ biến về Phật giáo. Những bản thảo này sau đó được dịch sang tiếng Tây Tạng dưới sự giám sát của các học giả, sử dụng giấy thủ công và mực tự nhiên”, theo Bhutan Live.

(ANI)

 

 

 

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 08/23/23