TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 10.2022

Diệu Âm lược dịch

 

 

NGA: Vị Lạt ma Tối cao của Cộng ḥa Kalmykia trở thành người đứng đầu tôn giáo đầu tiên ở Nga công khai lên án chiến tranh ở Ukraine

 

Telo Tulku Rinpoche, vị Lạt ma Tối cao của Cộng ḥa Kalmykia thuộc Nga đă trở thành nhà lănh đạo tôn giáo đầu tiên ở Liên bang Nga lên án cuộc xâm lược vô cớ đang diễn ra của Nga ở Ukraine.

Telo Tulku Rinpoche, c̣n được gọi là Erdni Ombadykov, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với một blogger người Nga trên YouTube vào đầu tháng 10-2022 rằng ngài ủng hộ Ukraine v́ chính Nga đă tấn công lănh thổ Ukraine.

Lạt ma cũng cho biết ngài đă tránh bày tỏ suy nghĩ của ḿnh về cuộc chiến ở Ukraine v́ ngài “không muốn làm tổn hại mối quan hệ giữa chính quyền và các Phật tử”, mặc dù ngài nói thêm rằng: các nhà lănh đạo Phật giáo nào mà đă công khai ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine th́ không thể nào thực ḷng tin tưởng vào những ǵ họ đang nói nếu họ là Phật tử “chân chính”.

Telo Tulku Rinpoche hiện đang ở Mông Cổ, nơi ngài đang giúp đỡ hàng ngh́n người Kalmyk vốn đă chạy khỏi Nga sau khi Moscow phát động cuộc chiến chống Ukraine vào cuối tháng Hai.

(rferl.org - October 3, 2022)

 

Telo Tulku Rinpoche, also known as Erdni Ombadykov, said in an interview to a Russian blogger on YouTube over the weekend that he supports Ukraine because it was Russia that attacked Ukrainian territories. (file photo)

Telo Tulku Rinpoche, Lạt ma Tối cao của Cộng ḥa Kalmykia

Photo: khurul.ru

 

 

THÁI LAN: Ngôi chùa 500 tuổi bị sụp đổ ở Chiang Mai

 

Ngày 1-10-2022,  Cục Mỹ thuật Thái Lan đă được Bộ Văn hóa yêu cầu xúc tiến việc kiểm tra để sửa chữa một ngôi chùa 500 tuổi bị sập tại đền thờ Wat Sri Suphan ở Chiang Mai do mưa lớn vào đêm 29-9.

Cục Mỹ thuật báo cáo đă làm việc với các tổ chức khu phố để đảm bảo an ninh cho khu vực này, và cho biết không có thương vong.

Ngôi đền Wat Sri Suphan được xây dựng trong thời kỳ Lanna (thế kỷ 13 - 15).

Kiểm tra ban đầu cho thấy cấu trúc bị sập đă làm hỏng lơi gạch bên trong của ngôi chùa vàng tại đền thờ này.

Theo Bộ trưởng Văn hóa Itthiphol Kunplome, họ cũng đă phát hiện nhiều hiện vật Phật giáo bên trong ngôi chùa chưa được đăng kư, bao gồm cả các tượng Phật bằng đồng và thủy tinh.

Văn pḥng Mỹ thuật Khu vực 7 ở Chiang Mai hiện đang lập danh mục các hiện vật đă được phát hiện này để hiến tặng cho ngôi đền nhằm bảo quản chúng.

(Tipitaka Network – October 7, 2022)

 

Ngôi chùa vàng 500 tuổi bị sập tại đền thờ Wat Sri Suphan ở Chiang Mai do mưa lớn vào đêm 29-9

Chiang Mai pagoda

Nhiều hiện vật Phật giáo đă được phát hiện bên trong ngôi chùa

Photos: CTN NEWS

 

 

ẤN ĐỘ - TÍCH LAN: Ấn Độ cung cấp 2.890 tỉ Rupees cho các chương tŕnh liên quan đến Phật giáo

 

Colombo, Tích Lan - Bộ các Vấn đề Văn hóa, Tôn giáo và Phật giáo Tích Lan sẽ thực hiện các dự án trị giá 2,890 triệu Rs dưới sự hỗ trợ tài chính từ Ấn Độ trong ṿng 5 năm tới để phát triển các vấn đề Phật giáo tại quốc đảo này.

Ấn Độ, thông qua Cao ủy ở Colombo, sẽ thực hiện khoản tài trợ này theo chương tŕnh ‘Thúc đẩy mối quan hệ Phật giáo giữa Ấn Độ và Tích Lan’.

Chương tŕnh này dự kiến ​​sẽ được thực hiện trên 7 lănh vực, bao gồm: phát triển cơ sở hạ tầng trong các ngôi chùa Phật giáo, phát triển năng lực, hoạt động văn hóa, hợp tác khảo cổ, mở rộng thánh tích của Đức Phật tại Tích Lan, giao lưu với các học giả và chư tăng Phật giáo, và quảng bá về những người hành hương có liên quan với Phật giáo đến Ấn Độ.

Biên bản Ghi nhớ (MoU) về vấn đề này đă được Bộ Phật giáo Tích Lan và Cao ủy Ấn Độ kư kết.

(dailynews.lk - October 1, 2022 )

 

 

BHUTAN: Triển lăm nghệ thuật thư pháp của Jamyang Dorjee Chakrishar - nhà thư pháp nổi tiếng của Ấn Độ

 

Thimphu, Bhutan - Triển lăm nghệ thuật thư pháp của Jamyang Dorjee Chakrishar - nhà thư pháp nổi tiếng, 71 tuổi, đến từ Sikkim, Ấn Độ - được tổ chức tại hội nghị quốc tế lần thứ tư đang diễn ra về Phật giáo Kim Cương thừa tại Trung tâm Nghiên cứu Bhutan và GNH.

Jamyang, người giữ kỷ lục cuộn thư pháp dài nhất thế giới (dài 165m), nói rằng thư pháp là công cụ tốt nhất để thể hiện tâm trí của một người dưới h́nh thức nghệ thuật và thực hành chánh niệm.

Các cuộc triển lăm của ông bao gồm thư pháp thu nhỏ được tạo thành các nghệ thuật khác nhau như Đức Phật, 21 vị Tara, và các câu thần chú khác nhau - bao gồm cả một bức chân dung của Đức Vua Bhutan được tạo ra từ thư pháp trên quốc ca. Để xem được chi tiết nghệ thuật của ông th́ phải cần đến một kính lúp.

Jamyang  từng là một giáo viên và sau đó tham gia chính quyền bang Sikkim và cũng là giám đốc của Viện Nghệ thuật Biểu diễn Tây Tạng. Khi về hưu, ông học thiền và tu theo đạo Phật.

(KUENSEL - October 3, 2022)

.  

 Jamyang Dorjee Chakrishar và tác phẩm
Photo:
Google
 

 

 

TÍCH LAN: Viện trợ từ chùa Sri Lankarama ở Singapore để nâng cao Giáo dục của các trường Phật học Tích Lan

 

Việc phân phát viện trợ cho các trường Phật giáo ở những vùng xa xôi hẻo lánh của Tích Lan để nâng cao tŕnh độ học vấn của họ, dưới sự bảo trợ của Đền thờ Phật giáo Sri Lankarama ở Singapore đă được tổ chức tượng trưng vào tối ngày 04-10-2022 tại Văn pḥng Tổng thống. Sự kiện này do ông Saman Ekanayake, Thư kư của Tổng thống chủ tŕ.

Các thiết bị giáo dục cần thiết được tích lũy với sự hỗ trợ của các nhà tài trợ ở Singapore - dành cho việc giáo dục của chư tăng và các em nhỏ đang được học tập ở vùng sâu, vùng xa trên quốc đảo này - đă được bàn giao cho Thư kư của Tổng thống.

Các thiết bị giáo dục nói trên sẽ được phân phối đến các trường Phật học đă chọn trong ṿng vài ngày tới.

Trước đây, khi đang giữ chức vụ thư kư cho Thủ tướng Tích Lan, ông Saman Ekanayake đă gởi lời yêu cầu đến Chùa Phật giáo Sri Lankarama ở Singapore nhằm mở rộng sự ủng hộ của họ cho giáo dục Phật học viện. Sau đó Chùa đă vận động tài trợ và chuyển các thiết bị giáo dục  sang Tích Lan.

Các vị cao tăng của Chùa Sri Lankarama và các đại diện từ Singapore cùng một số quan chức Tích Lan đă tham gia sự kiện này.

(news.lk - October 5, 2022)

 

 

NEPAL: Sáu họa sĩ bảo tồn bức tranh tường về vị thần Phật giáo Mật tông Chakrasamvara

 

Sáu họa sĩ đă dành nhiều tháng để chuẩn bị bức tranh tường dài 22 x 5.5 feet về vị thần Chakrasamvara của Phật giáo Mật tông, là ước nguyện cuối cùng của sử gia nổi tiếng Nepal và Yuga Purush-Satya Mohan Joshi.

Sáu họa sĩ nói trên đang tỉ mỉ vẽ một tranh Paubha (Thangka -theo tiếng Tây Tạng) của Chakrasamvara, một vị thần quyền năng của Phật giáo vô cùng phổ biến ở Tây Tạng và Mông Cổ, cùng với Nepal.

Các họa sĩ này đang làm việc từ b́nh minh đến hoàng hôn để chuẩn bị một tác phẩm nghệ thuật sắp tuyệt chủng và sẽ là đại diện cho “truyền thống, thực hành và phương pháp nghệ thuật bản địa của Nepal.”

Trong bức tranh tường mở rộng từ bên này sang bên kia của bức tranh che một phần của bức tường đối diện với cửa sổ, ở trung tâm của bích họa trải rộng này là bức tranh của thần Chakrasamvara. Các họa sĩ đă đưa các thành viên khác trong gia đ́nh của vị thần vào tranh để làm cho nó sinh động và nhiều thông tin hơn.

Bức tranh tường dự kiến ​​sẽ có chi phí lên tới khoảng 4,23 triệu rupee Nepal sau khi hoàn thành. Dự án cho đến nay đă thu được 25% ngân sách yêu cầu theo ước tính.

(ANI – October 13, 2022)

 

Last wish of Nepal's Yuga Purush preserves the mural of esoteric Buddhist god

Các họa sĩ bảo tồn bức Paubha về vị thần Phật giáo Mật tông Chakrasamvara 

Photos: ANI

 

 

BHUTAN: Vương quốc Phật giáo Bhutan đăng cai tổ chức Hội nghị Kim cương thừa quốc tế lần thứ tư

 

Vương quốc Hi Mă Lạp Sơn Bhutan đă khởi động Hội nghị Quốc tế lần thứ tư về Phật giáo Kim Cương thừa tại thủ đô Thimphu vào đầu tháng này - lần đầu tiên trong 3 năm tổ chức hội nghị do hạn chế đi lại trong thời kỳ đại dịch. Hội nghị chuyên đề 4-ngày này được tổ chức với chủ đề “Tính hiện đại của Phật giáo”, kéo dài từ ngày 1 đến ngày 4-10-2022.

Diễn đàn đă quy tụ hơn 300 vị chức sắc, khách mời, người tham dự và diễn giả từ Bhutan và 37 quốc gia - bao gồm các học giả và hành giả xuất sắc của Phật giáo Kim Cương thừa, cùng với các nhân vật tôn giáo cao cấp - để tŕnh bày, kiểm tra và thảo luận về các thực hành và truyền thống của Phật giáo Kim Cương thừa và cách họ thích nghi một cách sáng tạo với cuộc sống trong thế kỷ 21.

Hội nghị đề cập đến một loạt các đề tài tiếp cận chủ đề cốt lơi là bối cảnh của Phật giáo Kim Cương thừa trong cuộc sống hiện đại, trong bối cảnh xă hội, môi trường, kinh tế và công nghệ đang phát triển trên khắp thế giới. Sự kiện này được tổ chức bởi Zhung Dratshang, Cơ quan Tu viện Trung ương của Bhutan, và Trung tâm Nghiên cứu Bhutan & GNH (CBS), với sự hỗ trợ từ Liên đoàn Phật giáo Quốc tế của Ấn Độ. 

(Buddhsitdoor Global – October 12, 2022)

 

Hội nghị Kim cương thừa quốc tế lần thứ tư tại Thimphu, Bhutan

Photo: CBS

 

 

PAKISTAN: 150 nhà sư Thái Lan viếng di sản Phật giáo ở Haripur

 

HARIPUR, Khyber Pakhtunkhwa : Một nhóm 150 nhà sư từ Thái Lan đă đến thăm di sản Phật giáo nổi tiếng thế giới Julian tại thành phố Haripur vào thứ Ba, 11-10-2022.

Ḥa thượng Arayawangso, nhà sư Phật giáo nổi tiếng, đă dẫn đầu nhóm các nhà sư này đi một ṿng quanh các khu vực khác nhau của di tích và làm lễ cầu nguyện ở đó.

Nawazuddin, nhân viên khảo cổ học tiểu khu vực của thị trấn Hazara, đă tóm lược cho các nhà sư về các di tích trong dịp này.

Ông Nawazuddin cho biết Ḥa thượng Arayawangso đă ở Pakistan 3 tháng trước, và sau đó các tăng sĩ khác cũng đến để tham gia cùng nhà sư này. Ông cho biết thời gian lưu trú 3 tháng của họ là một phần của Chương tŕnh An cư Kiết hạ thường được gọi là giai đoạn chú tâm tu tập, khi chư tăng an cư trong mùa mưa để nhập thất 3 tháng theo âm lịch.

Ông Nawazuddin nói nhà sư Arayawangso cũng sẽ hỗ trợ bộ phận khảo cổ tỉnh Khyber Pakhtunkhwa trong việc bảo tồn bảo tháp Phật giáo dài 44 foot vốn được phát hiện cách đây vài năm, nhưng đă bị hư hại một phần.

(Dawn – October 12, 2022)

 

 

ẤN ĐỘ: Liên đoàn Phật giáo Quốc tế tổ chức Hội nghị Ngày Vi Diệu Pháp/Abhidhamma tại thành phố Greater Noida

 

Chủ nhật ngày 9-10-2022, Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) đă mời các nhà lănh đạo Phật giáo từ khắp nơi trên thế giới tham dự Ngày Vi Diệu Pháp, một ngày lễ trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy kỷ niệm ngày Đức Phật giáng trần sau khi dạy mẹ Ngài về Abhidhamma / Vi diệu pháp.

Các đại biểu và các nhà sư lỗi lạc từ Bhutan, Miến Điện, Nepal, Tích Lan, và các nơi khác đă vân tập tại Noida, một thành phố được quy hoạch ngay phía đông của New Delhi ở Uttar Pradesh.

Ngày Abhidhamma được tổ chức bởi các Phật giáo Nguyên thủy vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm.

Để đánh dấu ngày này, IBC và Đại học Gautam Buddha, có trụ sở tại thành phố Greater Noida, đă tổ chức Abhidhamma Divas Quốc tế. Sự kiện bắt đầu bằng việc thắp đèn và dâng hoa lên tượng Phật. Khách mời chính của sự kiện là Tiến sĩ Ashin Nanissara (Sitagu Sayadaw), hiệu trưởng Học viện Phật giáo Quốc tế Sitagu, Miến Điện.

Có trụ sở chính tại New Delhi, IBC là một cơ quan bảo trợ của Phật giáo, đóng vai tṛ như một nền tảng chung cho Phật tử trên toàn thế giới. Nó được thành lập dưới sự bảo trợ của hệ thống tôn giáo tối cao của Phật giáo. IBC có các thành viên từ 320 tổ chức tu sĩ và cư sĩ - bao gồm các cơ quan thế giới, các liên đoàn, các tu viện quốc gia và khu vực, các tổ chức và các học viện quốc tế.

(Buddhistdoor Global – October 11, 2022)

 

Hội nghị Ngày Vi Diệu Pháp/Abhidhamma tại Greater Noida, Ấn Độ  

Photo: indianarrative.com

 

 

MIẾN ĐIỆN: Hàng ngàn người đổ về chùa Shwedagon để dự lễ hội ánh sáng của Phật giáo

 

YANGON, Miến Điện – Ngày 9-10-2022, hàng ngàn tín đồ Phật giáo đă lũ lượt về chùa Shwedagon để đánh dấu ngày trăng tṛn của lễ hội ánh sáng Thadingyut, một số người đă cầu nguyện cho một đất nước đă rơi vào t́nh trạng hỗn loạn bởi cuộc đảo chính năm ngoái.

Vào sáng sớm, đă có những đám đông xếp hàng ở trung tâm thương mại Yangon để cầu nguyện tại ngôi chùa dát vàng Shwedagon cao ngất, địa điểm Phật giáo quan trọng nhất của Miến Điện. Biên niên sử địa phương nói rằng chùa này chứa những lọn tóc của Đức Phật.

Lễ hội 3-ngày này đánh dấu sự giáng trần của Đức Phật và thường được đánh dấu bằng các màn bắn pháo hoa náo nhiệt, với những ngọn nến và đèn lồng đầy màu sắc thắp sáng đường phố và nhà cửa.

(AFP – October 9, 2022)

 

 

 

 

 

 

Lễ hội Ánh sáng Thadingyut tại Miến Điện  

Photo: AFP & Big News Net Work

 

 

 

HOA KỲ: Chùa Phật giáo ở Hawaii kỷ niệm 125 năm phụng sự

 

Vào trung tuần tháng 10-2022, chùa Kona Hongwanji theo truyền thống Tịnh độ của Nhật Bản đă kỷ niệm 125 năm phụng sự với các buổi tŕnh diễn múa, hội chợ thủ công, diễn hành, các buổi lễ, nghi lễ và nghi thức Phật giáo.

Lễ kỷ niệm bắt đầu vào ngày 15-10 với điệu múa Bon truyền thống của Nhật Bản hướng về tổ tiên - đây là lần đầu tiên ngôi chùa này tổ chức vũ hội kể từ năm 2019.

Vào ngày 16-10, lễ kỷ niệm tiếp tục với cuộc diễn hành Chigo - một lễ hội có trẻ em mặc kimono truyền thống và các đồ trang điểm khác để đại diện cho các sinh vật trên trời. Sau cuộc diễn hành, một buổi lễ được tổ chức, do ḥa thượng Matsumoto chủ tŕ. Và sau bữa ăn trưa là lễ đặt pháp danh cho những người muốn tham gia.

Ngôi chùa được thành lập với tên gọi Giáo hội Kona Hongwanji vào năm 1897 để phục vụ cộng đồng người nhập cư Nhật Bản ngày càng tăng trên ḥn đảo lớn của Hawaii. Ngày nay, chùa này phụng sự một cộng đồng thịnh vượng bao gồm cả những người có tổ tiên là người Nhật Bản và không phải người Nhật Bản. Một số nhóm liên kết hoạt động tại chùa, bao gồm Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo, một nhóm nam giới, một trường dạy Đạo Pháp, đội hướng đạo nam, câu lạc bộ judo, v.v.

(NewsNow – October 18, 2022)

 

 

Chùa Kona Hongwanji xưa và nay

Photos: Facebook & westhawaiitoday.com

 

 

INDONESIA: Hiệp hội Thanh niên Phật giáo Indonesia tổ chức “Lễ hội Chánh niệm 2022” để kỷ niệm Truyền thống Kathina và Ḥa hợp giữa các Tín ngưỡng

 

Để chào mừng lễ hội Kathina truyền thống của Phật giáo năm nay, Hiệp hội Thanh niên Phật giáo (YBA) của Indonesia đă tổ chức một sự kiện đặc biệt tại Đông Java mang tên “Lễ hội Chánh niệm 2022” từ ngày 12 đến 16-10. Sự kiện này nhằm mục đích giới thiệu khái niệm chánh niệm đến công chúng, và chia sẻ những phước lành và giáo lư của Lễ hội Kathina (Dâng Y) kéo dài một tháng.

Được tổ chức hàng năm trong bốn tuần sau khi kết thúc Vassa, khóa tu mùa mưa, Kathina là một trong những lễ hội quan trọng nhất đối với Phật tử Nguyên thủy, trong đó các cư sĩ cúng dường y phục, thực phẩm và các vật dụng khác cho cộng đồng tu viện.

Lễ hội Chánh niệm 2022 đặc trưng với các lễ kỷ niệm truyền thống kết hợp với công nghệ hiện đại. Trong số nhiều điểm thu hút công chúng là các buổi trưng bày nghệ thuật, biểu diễn âm nhạc, hội thảo thư pháp, múa sư tử, hội thảo chánh niệm, và các buổi tŕnh diễn của trẻ em từ các Trường học Chủ nhật do các tu viện Phật giáo ở Surabaya điều hành.

Hiệp hội Thanh niên Phật giáo Indonesia là tổ chức thanh niên Phật giáo hàng đầu ở Indonesia. Thông qua niềm tin vào sứ mệnh từ bi, tăng trưởng và giải thoát của Đức Phật, hiệp hội thúc đẩy lối sống tích cực trong giới trẻ nhằm phát triển một xă hội dựa trên trí tuệ, ḷng từ bi và ḷng biết ơn. Hiệp hội tham gia vào việc thành lập các tổ chức Phật giáo trên toàn quốc, hoằng dương việc học Phật pháp trong giới trẻ, và đào tạo lănh đạo.

(Buddhistdoor Global – October 21, 2022)

 

 

 

 

H́nh ảnh “Lễ hội Chánh niệm 2022” do Hiệp hội Thanh niên Phật giáo (YBA) của Indonesia tổ chức  tại Đông Java

Eri Cahyadi, Thị trưởng thành phố Surabaya, dâng cúng dường Ḥa thượng Viriyanadi Mahathera của Tăng đoàn Tối cao Indonesia

Photos: YBA

 


HÀN QUỐC: Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB) tổ chức Hội nghị lần thứ 20 và Hội nghị chuyên đề công khai về “Vai tṛ của Tâm linh & Đức tin trong một Thế giới bị chia rẽ”

 

Cùng với Hội nghị INEB lần thứ 20 diễn ra 2 năm một lần tại Hàn Quốc vào tháng 10, Mạng lưới Phật tử dấn thân Quốc tế (INEB) đă công bố một hội nghị chuyên đề công khai về chủ đề “Vai tṛ của Tâm linh & Đức tin trong một Thế giới bị chia rẽ”. Được INEB phối hợp tổ chức với Hội Jungto Society, sự kiện này sẽ được tổ chức tại Trung tâm Jungto, Seoul vào ngày 29 tháng 10, với cả sự tham dự trực tiếp và phát trực tiếp.

Và Hội nghị INEB lần thứ 20 - diễn ra từ ngày 24 đến ngày 30-10 tại Hàn Quốc - là cuộc họp mặt trực tiếp chính thức đầu tiên kể từ hội nghị quốc tế trước đó của INEB vào năm 2019.

Tập trung vào chủ đề “Phật giáo trong một Thế giới chia rẽ”, hội nghị nhằm phát triển Lộ tŕnh Chiến lược 10-năm của INEB được khởi động vào năm 2017 và mở rộng phạm vi tiếp cận với các phong trào xă hội cùng chí hướng. Điều này sẽ giúp INEB hỗ trợ đầy đủ hơn các sáng kiến ​​về công bằng xă hội, b́nh đẳng văn hóa và giới tính, ḥa nhập và đa dạng, học tập chuyển đổi, và hài ḥa các sáng kiến ​​liên quan đến sinh thái và kinh tế, đối thoại nội bộ và giữa các tín ngưỡng, và trao quyền cho thanh niên.

(Buddhistdoor Global – October 19, 2022)

 

Poster của Hội nghị lần thứ 20 và Hội nghị chuyên đề công khai về “Vai tṛ của Tâm linh & Đức tin trong một Thế giới bị chia rẽ” 

Photo: Buddhistdoor Global

 

 

BANGLADESH: Các cuộc tấn công tại làng Ramu: Một thập niên trôi qua, Phật tử Bangladesh vẫn mong chờ công lư

 

Mười năm đă trôi qua kể từ cái đêm khét tiếng của các cuộc tấn công tàn bạo của cộng đồng nhằm vào các Phật tử sống ở làng Ramu ở quận Cox’s Bazar, đông nam Bangladesh.

Tuy nhiên, trong những năm qua, không có tiến bộ đáng kể nào được thi hành trong việc truy tố thủ phạm, và các nạn nhân của vụ bạo lực man rợ này vẫn bị tước đoạt công lư.

Vào ngày 29-9-2012, một nhóm cực đoan lan truyền tin đồn rằng một thanh niên Phật giáo tên là Uttam Kumar Barua từ làng Ramu đă đăng một bức ảnh lên Facebook được cho là xúc phạm đến Kinh Qur'an của đạo Hồi. Những kẻ cực đoan sau đó đă phát động một loạt các cuộc tấn công bạo lực vào cộng đồng Phật giáo địa phương.

Một cuộc điều tra sau đó của tờ The Daily Star ở Bangladesh cho thấy bức ảnh được chia sẻ trên Facebook ấy đă bị chỉnh sửa. Báo cáo cũng chỉ ra rằng tài khoản Facebook của Uttam Barua có thể đă bị tấn công để tải lên h́nh ảnh bị chỉnh sửa nói trên vốn được dùng làm nguyên nhân cho bạo lực.

Để tưởng nhớ cái đêm khủng khiếp 29-9 ấy, các tổ chức Phật giáo địa phương phối hợp tổ chức các lễ rước ḥa b́nh mỗi năm, trong khi các đại diện từ cộng đồng Phật giáo địa phương tập hợp lại để đ̣i công lư.

(NewsNow - October 15, 2022)  

 

Hiện vật Phật giáo bị hư hỏng tại một ngôi chùa bị thiêu rụi ở Ramu vào ngày 29-9-2012

Photo: dhakatribune.com

Chùa Shima Bihar ở Ramu, Cox’s Bazar, Bangladesh được xây dựng lại. Đây là một trong số một tá chùa chiền bị phá hủy trong các cuộc tấn công của Hồi giáo vào năm 2012

Photo: ucanews.com

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma tổ chức Đối thoại Kỷ niệm 35 năm với Viện Tâm trí & Cuộc sống

 

Đức Đạt lai Lạt ma đă chào đón một phái đoàn gồm các giáo sư, nhà khoa học và học giả Phật giáo nổi tiếng đến dinh thự chính thức của ngài ở Dharamsala vào ngày 12- 10 để đối thoại hàng năm với Viện Tâm trí & Đời sống. Được đồng tổ chức bởi Viện Tâm trí & Đời sống, tổ chức Tâm trí & Đời sống Âu châu và Quỹ Đạt lai Lạt ma, Ấn Độ, cuộc gặp gỡ giữa những trí tuệ và truyền thống của sự t́m hiểu này tập trung vào chủ đề “Sự phụ thuộc lẫn nhau, Đạo đức và Mạng xă hội”.

Khoảng 180 người đă tham dự cuộc họp - trong số họ có 101 người là thành viên hoặc bạn bè của Viện Tâm trí & Cuộc sống, cùng với khoảng 80 nhà sư Tây Tạng vốn đă tham gia các chương tŕnh khoa học tại Đại học Emory, các sinh viên khoa học từ Viện Y học và Chiêm tinh Tây Tạng và từ Thư viện Tác phẩm và Lưu trữ Tây Tạng, cũng như các Lạt ma và trụ tŕ từ các tu viện lớn ở Ấn Độ.

Trong 2 ngày tiếp theo, cuộc đối thoại này đă t́m hiểu vô số lĩnh vực nghiên cứu khoa học trùng lặp với trí tuệ và sự hiểu biết của Phật giáo về tâm trí.

 (NewsNow – October 17, 2022)

 

Ngày thứ hai của Cuộc tṛ chuyện Tâm trí & Cuộc sống về Sự phụ thuộc lẫn nhau, Đạo đức và Mạng xă hội.

Photo: Tenzin Choejor

 

 

NHẬT BẢN: 'Độc nhất vô nhị ở Nhật Bản': một ngôi chùa  dành riêng cho nho và rượu

 

KOSHU, tỉnh Yamanashi: Tại ngôi chùa Daizenji trên sườn đồi cây cối rậm rạp, nho và chai rượu được dùng để cúng dường, và vị sư trưởng cũng là chủ tịch danh dự của một hợp tác xă trồng nho.

Chùa Daizenji đă được đặt biệt danh là “chùa nho” v́ những mối liên hệ sâu xa với lịch sử sản xuất nho tại đất nước này.

“Ở những ngôi đền khác, họ cúng dường bằng rượu sake, nhưng ở đây, chúng tôi cúng dường rượu nho. Đó là điều độc đáo ở Nhật Bản,” sư trưởng Tesshu Inoue, 75 tuổi, kể lại nguồn gốc thần thoại của chùa ḿnh:

Vào năm 718 sau Công Nguyên, tương truyền một nhà sư và là nhà du hành nổi tiếng của Nhật Bản tên là Gyoki đă gặp Đức Phật Dược Sư (trong tiếng Nhật là Yakushi Nyorai) trong một giấc mơ tại nơi là chùa Daizenji ngày nay.

Trên tay, Phật Dược Sư cầm một chùm nho – tạo cảm hứng để Gyoki thành lập chùa Daizenji và thiết lập văn hóa vườn nho địa phương, dạy cho cư dân Yamanashi cách làm rượu để làm thuốc.

Một truyền thuyết khác cho rằng nông dân Kageyu Amemiya là người đầu tiên bắt đầu trồng nho ở Nhật Bản, cũng tại khu vực này, nhưng là vào năm 1186 hơn 450 năm sau.

Phân tích DNA đă phát hiện ra rằng koshu - giống nho lâu đời nhất được trồng ở miền núi này - là giống lai giữa một loài nho được trồng ban đầu ở châu Âu và một loại nho hoang dă của Trung Hoa.

Điều đó cho thấy nó có thể đă đi theo Con đường Tơ lụa trên đường đến Nhật Bản, giống như cách mà Phật giáo đă tự thành lập ở châu Á.

(Tipitaka Network - October 23-28, 2022)

 

KOSHU (Japan): A worker (centre) explains to volunteers about how to pick grapes during harvest time at a small vineyard in Koshu, the birthplace of viticulture in Japan and the country’s most iconic wine.—AFP

Một công nhân (ở giữa) giải thích cho các t́nh nguyện viên về cách hái nho trong thời gian thu hoạch tại một vườn nho nhỏ ở Koshu, nơi khai sinh ra nghề trồng nho ở Nhật Bản và là loại rượu biểu tượng nhất của đất nước

Photo: AFP

 

 

ẤN ĐỘ: 250 người Dalit tại Bang Rajasthan cải đạo sang Phật giáo sau khi hai thanh niên bị hành hung v́ thờ cúng Nữ thần Ấn giáo Durga

 

Rajasthan, Ấn Độ - Tại quận Baran, do bị tổn thương bởi những hành động tàn bạo được cho là của cộng đồng giai cấp thượng lưu, khoảng 250 người Dalit (đẳng cấp hạ tiện nhất) đă từ bỏ Ấn Độ giáo và chuyển sang đạo Phật. Các gia đ́nh Dalit này đă lấy tượng của các vị thần và nữ thần Ấn Độ giáo ra khỏi nhà của họ và d́m chúng xuống ḍng sông Baithali.

Các gia đ́nh Dalit đă hành động sau khi 2 thanh niên bị cộng đồng đẳng cấp thượng lưu hành hạ v́ cúng bái Nữ thần Durga.

Theo ông Balmukand Bairwa, chủ tịch của Quận Bairwa Mahasabha Yuva Morcha, một nghi lễ của Nữ thần Durga đă được thực hiện bởi 2 thanh niên Dalit ở làng Bhoolon vào ngày 5-10. Phẫn nộ v́ hành động này, các đại diện của trưởng làng là Rahul Sharma và Lalchand Lodha đă đâm các thanh niên Dalit một cách dă man.

Người Dalit đă cầu xin sự công bằng từ vị chủ tịch cho đến chính quyền quận, nhưng cảnh sát không có bất kỳ hành động nào chống lại những kẻ đại diện của trưởng làng.

Tức giận v́ sự thiếu trách nhiệm của chính quyền, các gia đ́nh Dalit hôm thứ Sáu 21-10 đă tổ chức một cuộc tuần hành phản đối và d́m các thần tượng của các vị thần Ấn Độ giáo xuống sông. Họ cũng đă thực hiện 22 lời thề của Tiến sĩ Bhimrao Ambedkar và cải đạo sang Phật giáo.

(catchnews - October 22, 2022)

 

 conversion ceremony Dalits

Người Dalits của Ấn Độ

Photo: Google

 

 

HOA KỲ: Nhà sư Phật giáo Tây Tạng an cư và thành công ở Arkansas

 

Khentrul Lodro T’haye Rinpoche, một nhà sư Phật giáo sinh ra ở vùng núi Tây Tạng, đă t́m được cả một ngôi nhà lẫn một lượng khán giả ngày càng tăng cho các giáo lư của ḿnh ở vùng nông thôn Arkansas. Nhà của ông tọa lạc tại trung tâm Katog Choling ở phía tây bắc Arkansas gần Rừng quốc gia Ozark-St. Francis. Trung tâm cách thành phố Little Rock, AR, 3-giờ lái xe.

Khentrul đă sống 20 năm ở Hoa Kỳ và ngày nay ông có thể hiểu rất nhiều tiếng Anh, và đôi khi không cần phần dịch hoặc giải thích cho các câu hỏi của sinh viên, nhưng ông thích trả lời bằng tiếng Tây Tạng.

Trong cuốn sách mới phát hành của ông, Khentrul đưa ra một hướng dẫn về rèn luyện tâm trí (lojong) cho độc giả hiện đại.

Gần đây để quảng cáo cho cuốn sách của ḿnh, ông đă đến New York, San Francisco, New Orleans, Thành phố Salt Lake và thành phố Fairbanks (Alaska). Ông sẽ phát biểu tại một lễ hội sách ở Arkansas, trước khi tiếp tục chuyến đi đến Miami, sau đó sang Đại học Oxford ở Anh và London.

Kể từ khi chuyển đến Mỹ cách đây hai thập niên, Khentrul đă phát triển một lượng khán giả toàn cầu. Ông giám sát các nhóm trên khắp Bắc Mỹ và những nhóm khác ở Úc và Nam Phi.

(Buddhistdoor global – October 25, 2022)

 

 

Khentrul Lodro T’haye Rinpoche và Trung tâm Katog Choling

Photos: arkansasonline.com & katog.org

 

 

MIẾN ĐIỆN: Người đàn ông bị bắt v́ mang búp bê t́nh dục vào địa điểm hành hương Phật giáo ở Yangon

 

Một người đàn ông đă bị bắt v́ mang theo 2 con búp bê t́nh dục mặc trang phục truyền thống và đội vương miện vào địa điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng của Miến Điện tại Yangon.

Bộ Văn hóa và Các vấn đề Tôn giáo Miến Điện cho biết: người đàn ông nói trên và 7 người khác đă đến chùa Shwedagon cùng với những con búp bê mà họ đă cố  mang lên lễ đài chính của ngôi chùa vàng nổi tiếng này.

Khi nhân viên an ninh ngăn không cho họ vào, cả nhóm đi ṿng quanh địa điểm trước khi đặt những con búp bê lên bệ trong băi đậu xe của ngôi chùa, nơi họ thực hiện “nghi lễ thần chú”.

Không rơ mục đích của nghi lễ này là ǵ.

Bộ Văn hóa và Các vấn đề Tôn giáo cho biết sẽ đệ đơn kiện U Shine Zarni Aung, 26 tuổi, được cho là kẻ cầm đầu của nhóm, v́ phỉ báng tôn giáo Phật giáo.

Trong khi đó, hăng thông tấn Khit Thit Media báo cáo rằng những con búp bê được mua từ Trung Quốc và mỗi con có giá 2,400 đô la Mỹ.

(malaymail - October 26, 2022)

 

Man arrested for bringing sex dolls into Buddhist pilgrimage site in Yangon

Một người đàn ông đă bị bắt sau khi dẫn đầu một nhóm người đặt hai con búp bê t́nh dục tại chùa Shwedagon ở Yangon, Miến Điện

Photo: Twitter/ @Khithitofficial

 

 

ẤN ĐỘ: Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập chùa Ḥa b́nh tại Dhauli, bang Odisha

 

Bang Odisha đang chuẩn bị tổ chức một cuộc tuần hành lớn v́ ḥa b́nh vào ngày 27-10 của chư tăng và tín đồ Phật giáo ở thủ phủ Bhubaneswar, để đánh dấu sự khởi đầu của lễ kỷ niệm vàng tưng bừng của ngôi chùa ḥa b́nh ở Dhauli.

Cuộc tuần hành sẽ bắt đầu từ Ṭa nhà Thống đốc và tiếp tục cho đến đồi Dhauli, nơi có Chùa Trắng Ḥa b́nh Quốc tế, gọi là ‘Bảo tháp Shanti’, được xây dựng vào năm 1972.

Sự kiện kỷ niệm chính sẽ được tổ chức vào ngày 28-10 tại Dhauli lúc 9 giờ 45 sáng. Thủ hiến Naveen Patnaik sẽ là khách mời chính, các quan chức cho biết.

Họ cho biết chính quyền bang đă lên kế hoạch cho một sự kiện lớn, với sự tham gia của khoảng 150 nhà sư Phật giáo từ khắp nơi trên thế giới.

(PTI - October 25, 2022)

 

DHAULI SHANTI STUPA: WHITE PEACE PAGODA | 'Monomousumi'

Chùa Trắng Ḥa b́nh Quốc tế, c̣n gọi là ‘Bảo tháp Shanti’, ở bang Odisha, Ấn Độ

Photo: monomousumi.com

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 02/28/23