TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 08.2021

Diệu Âm lược dịch

 

CỘNG H̉A TUVA (Liên bang Nga): Bắt đầu việc lắp đặt tượng Phật Thích Ca trên núi Dogee linh thiêng

 

Gần đây, ông Sholban Kara-ool, chủ tịch chính phủ Tuva, đă thông báo trên mạng xă hội về việc lắp đặt pho tượng Đức Phật Thích Ca bằng vàng được mong đợi từ lâu trên sườn núi thiêng Dogee ở Tuva.

Dự án đă được thực hiện bởi các cư dân của nước cộng ḥa Phật giáo này dưới sự lănh đạo của Buyan Bashky, hội trưởng và đồng thời là chủ tịch Hội đồng quản trị của Hiệp hội Phật tử Tuva - tổ chức có chức trách về việc xây dựng pho tượng .

Ông Kara-ool nói,“Việc làm một pho tượng như vậy và việc đưa tượng lên đỉnh ngọn núi lịch sử là một biểu tượng cho sự hồi sinh của đức tin Phật giáo và sự phát triển tâm linh của người dân Tuva.”

 

Núi Dogee là một biểu tượng của sự phục hưng Phật giáo ở Tuva, với thần chú của ḷng từ bi Om Mani Padme Hung (Án Ba Ni Bát Ni Hồng) được khắc trên một khu vực rộng 120 m x 20 m vào sườn núi phía tây nam bằng cách sử dụng đá sơn màu trắng vào năm 2006 .

 

Việc dựng tượng đức Phật Thích Ca bằng vàng trên đỉnh Dogee có ư nghĩa tôn giáo lớn đối với người Tuva: Đức Phật nh́n về phía thủ đô Kyzyl được kỳ vọng sẽ mang lại năng lượng tích cực, ḥa b́nh, thịnh vượng và may mắn cho tất cả cư dân của nước cộng ḥa. Vị trí tốt cũng có nghĩa là pho tượng Phật sẽ có thể nh́n thấy được từ khắp thành phố và ngoại ô Kyzyl.

(Buddhistdoor Global - August 2, 2021) 

 

Installing the head of Shakyamuni Buddha on Dogee Mountain. From facebook.com

 

Work in progress. From facebook.com

 

 

The installation team. From facebook.com

Nhóm công tác lắp đặt đầu tượng Phật trên núi Dogee

 

The mantra <i>Om Mani Pedme Hung</i> on the slopes of Dogee Mountain. From ru.wikipedia.org

Thần chú Om Mani Pedme Hung trên sườn núi Dogee

Photo: ru.wikipedia.org 

 


NHẬT BẢN: Những bức tranh tường của chùa Horyuji bị thiêu rụi trong trận hỏa hoạn năm 1949 sẽ được xem độc quyền

 

IKARUGA, tỉnh Nara - Một số ít người may mắn sẽ được xem độc quyền những bức bích họa bị lửa làm hư hại, được trưng bày giới hạn tại chùa Horyuji ở Ikaruga, tỉnh Nara.

.

Những bức tranh tường này được gọi là một trong số những kho tàng nghệ thuật Phật giáo quan trọng nhất của châu Á.

Tổng cộng 500 người quyên góp 10,000 Yen ($90) cho chiến dịch huy động vốn từ cộng đồng sẽ được mời đến xem các bức tranh tường nói trên tại ngôi chùa Horyuji, một Di sản Thế giới UNESCO.

Cuộc tham quan đặc biệt này sẽ đánh dấu bước đầu tiên hướng tới việc công chúng trong tương lai được xem những bức tranh (vốn bị phá hủy một phần bởi ngọn lửa vào năm 1949), và sẽ kéo dài 11 ngày trong khuôn viên của chùa Horyuji.

Mục tiêu của chùa Horyuji là gây quỹ để trang trải chi phí nghiên cứu nhằm chuẩn bị cho việc trưng bày không giới hạn các bích họa được h́nh dung nói trên trong tương lai.

Các bức tranh tường ở chánh điện Kondo của Horyuji tương truyền được tạo tác từ nửa sau của thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ thứ 8, và là tài sản văn hóa quan trọng được nhà nước chỉ định.

(Tipitaka Network – August 2-7, 2021)

 

Photo/Illutration

 

Photo/Illutration

Trong số các bức tranh tường được lưu giữ tại nhà bảo tàng của chùa Horyuji có bức tranh lớn số 10 (bên trái) miêu tả cơi Tịnh độ Bhaisajyaguru; bức tranh Phổ Hiền số 11 nhỏ hơn ( ở giữa); và bức tranh tường Quán Thế Âm 11- mặt số 12

 

Photo/Illutration

Chùa Horyuji ở Ikaruga, tỉnh Nara

Photos: THE ASAHI SHIMBUN

 

 

THÁI LAN: Các nhà sư ở Thái Lan mặc đồ bảo hộ để giúp đỡ công tác khi các ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến

 

BANGKOK (AFP) - Khi các ca bệnh Covid-19 gia tăng ở Thái Lan, một số nhà sư Phật giáo đang mang trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân trên bộ áo cà sa  đặc biệt của ḿnh. Các sư cung cấp b́nh oxy, lấy mẫu mũi để giúp xét nghiệm, và ngay cả giúp đưa người chết đến ḷ hỏa táng.

Sư Mahapromphong, 33 tuổi, phó trụ tŕ chùa Suthi Wararam ở thủ đô Thái Lan, nói: “Có nhiều người Thái vẫn bị hệ thống y tế công cộng phớt lờ. Chúng tôi chăm sóc tất cả mọi người mà chúng tôi gặp.”

Kể từ ngày 21-7, nhà sư này đă làm việc tại các khu dân cư nghèo hơn của Bangkok, phân phát b́nh dưỡng khí, thực phẩm và vật tư y tế cho những người khó khăn, cũng như lấy mẫu để xét nghiệm.

Supornchaithammo, một nhà sư ở chùa Chin Wararam Worawiharn, giúp làm công tác đưa thi thể vào ḷ thiêu, nói, “Tôi sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở đây. Nếu tôi nhiễm virus, th́ tôi sẵn sàng chấp nhận nó mà không hề hối hận.”

(The Straits Times - Agust 1, 2021)

 

Buddhist monks disinfecting themselves after performing cremation duties for coronavirus victims in Bangkok on July 30, 2021.

Các nhà sư Phật giáo tự khử trùng sau khi thực hiện nhiệm vụ hỏa táng cho các nạn nhân coronavirus ở Bangkok vào ngày 30-7-2021

Thailand's revered Buddhist monks are on the frontline of the country's fight against a brutal surge in virus cases

Các tu sĩ Phật giáo đáng kính của Thái Lan đang ở tuyến đầu chống dịch

Photos: AFP

 

 

HOA KỲ: Tổ chức Phật giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ ra mắt với số tiền 500,000 USD quyên góp cho người Cam Bốt bị ảnh hưởng bởi COVID-19

 

Tổ chức Phật giáo Khmer, một tổ chức phi lợi nhuận mới có trụ sở tại San Francisco, Hoa Kỳ, gần đây đă thông báo ra mắt với món quà trị giá gần 500,000 USD nhằm hỗ trợ những người ở Cam Bốt bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.

Được thành lập bởi Lyna Lam, nhà từ thiện người Mỹ gốc Cam Bốt và là người ủng hộ, quỹ này nhằm mục đích cải thiện cuộc sống của người Khmer thông qua việc bảo tồn truyền thống và văn hóa của họ.

Khoản quyên góp này sẽ được quản lư thông qua tổ chức phi lợi nhuận Friends International (Bạn bè Quốc tế) có trụ sở tại Cam Bốt. Quỹ sẽ được sử dụng để cung cấp các mặt hàng bao gồm nguồn cung cấp oxy, máy thở và thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) ở Cam Bốt.

Một phần của số tiền quyên góp cũng sẽ được dùng để cung cấp thực phẩm trực tiếp cho trẻ em và gia đ́nh nghèo. Nhóm dân tộc Khmer chiếm khoảng 97% trong tổng số 15,9 triệu dân của Cam Bốt.

Hợp tác với Tổ chức Phật giáo Khmer là doanh nghiệp xă hội Dữ liệu Phân chia Kỹ thuật số (DDD), nhà tuyển dụng liên quan đến công nghệ lớn nhất Cam Bốt.

(HOME: Buddhistdoor Global – Agust 1, 2021)

 

Lyna Lam. From akhmerbuddhistfoundation.org

Lyna Lam, nhà từ thiện người Mỹ gốc Cam Bốt và là người sáng lập Tổ chức Phật giáo Khmer

Photo: akhmerbuddhistfoundation.org

 

 

THÁI LAN: Ngôi chùa nổi tiếng ở Phitsanulok đă đóng cửa trong 1 tháng

 

Chùa Wat Phra Si Rattana Mahathat Woramahawihan đóng cửa cho đến cuối tháng 8 này do các cơ quan y tế cố gắng ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 ở Phitsanulok.

Wat Phra Si Rattana Mahathat Woramahawihan, một ngôi chùa Phật giáo nổi tiếng ở tỉnh miền trung bắc Phitsanulok, đă bị ủy ban các bệnh truyền nhiễm của tỉnh đóng cửa từ ngày 1đến 31 tháng 8 để ngăn chặn đại dịch Covid-19.
Vào sáng Chủ nhật 1-8, tất cả 3 cổng trước của ngôi chùa đều được đóng lại. Các biển báo đă được dựng lên để thông báo cho công chúng về việc đóng cửa. Ngôi đền, vốn thường thu hút hàng trăm du khách và người đến chiêm bái mỗi ngày, đă hoàn toàn yên tĩnh.

Nằm ở bờ đông sông Nan, ngôi chùa Wat Phra Si Rattana Mahathat Woramahawihan nổi tiếng với tượng Phật bằng vàng, tên là Phra Phuttha Chinnarat, vốn được một số người Thái coi là đẹp nhất trong cả nước.

(BANGKOK POST - August 1, 2021)

 

Wat Phra Si Rattana Mahathat Woramahawihan is closed until the end of this month as health authorities try to contain the Covid-19 spread in Phitsanulok. (Photo by Chinnawat Singha)

Chùa Wat Phra Si Rattana Mahathat Woramahawihan đóng cửa để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 ở Phitsanulok

Photo: Chinnawat Singha

 

 

THÁI LAN: Bệnh viện dă chiến mở tại trường đại học Phật giáo ở tỉnh Ayutthaya

 

Ayutthaya, Thái Lan - Bệnh viện dă chiến thứ 10 của tỉnh Ayutthaya dành cho bệnh nhân Covid-19, bao gồm cả các nhà sư, đă được khai trương vào ngày 10-8 tại Đại học Maha Chulalongkorn Rajavidyalaya ở quận Wang Noi.

Nằm trong một ṭa nhà của Trường Cao đẳng Nghiên cứu Phật học Quốc tế bên trong khuôn viên trường đại học, bệnh viện dă chiến này được chính thức khai trương bởi Phra Thamvacharabundhit, hiệu trưởng trường đại học và tỉnh trưởng Panu Yaemsri.

Bệnh viện dă chiến có 537 giường bệnh cho bệnh nhân nhẹ. Tầng trệt được dành làm băi đậu xe. Có 305 giường bệnh cho bệnh nhân nữ trên tầng 2. Tầng 3 có 232 giường, - gồm 178 giường cho nam cư sĩ và 54 giường cho tăng sĩ Phật giáo. Các nhà vệ sinh của các nhà sư ở tầng 4.

Nhân viên y tế từ Bệnh viện Rajthanee đă được chỉ định làm việc tại bệnh viện. Khoảng 100 bệnh nhân, hầu hết đến từ quận Wang Noi, đă được nhận vào điều trị trong ngày đầu tiên.

(Bangkok Post -  August 11, 2021)

 

         File:Mahachulalongkornrajavidyalaya University 12.jpg

Đại học Maha Chulalongkorn Rajavidyalaya ở quận Wang Noi, Ayutthaya (Thái Lan)

Photo: wikimedia.org

 

 

CỘNG H̉A KALMYKIA (Liên bang Nga): Bổ sung các nguyên tắc đạo đức Đạt lai Lạt ma vào các chương tŕnh học của Nga

 

Bộ Giáo dục Kalmykia, một nước cộng ḥa đa số theo đạo Phật của Liên bang Nga, có kế hoạch bổ sung các nguyên tắc đạo đức mà Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14 Tenzin Gyatso đă công bố vào chương tŕnh giảng dạy tại trường học của bộ này, một động thái có thể được lặp lại tại Nga.

Telo Tulku Rinpoche (Erdne Ombadikov), Lạt ma Tối cao của cộng ḥa Kalmykia và là đại diện danh dự của Đức Đạt lai Lạt ma ở Nga, Mông Cổ và các nước cộng ḥa thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập thuộc Liên Xô cũ, đứng sau sáng kiến ​​này.

Trong cuộc trao đổi với một nhóm các nhà tâm lư học và sư phạm, Telo Turku đă tŕnh bày một đề xuất với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Kalmykia, Erdne Barinov.

Bộ trưởng Barinov hoan nghênh sáng kiến này, hứa sẽ bổ sung nó vào các chương tŕnh phát triển của Bộ và các dự án liên bang.

(AsiaNews.it – August 11, 2021)

 

Telo Tulku Rinpoche

Telo Tulku Rinpoche (Erdne Ombadikov), Lạt ma Tối cao của cộng ḥa Kalmykia và là đại diện danh dự của Đức Đạt lai Lạt ma

Photo: kalmykia.net

 

 

HOA KỲ: Viện Nghiên cứu Phật học trở thành thành viên của Liên minh Thần học Cao học

 

Viện Nghiên cứu Phật học (IBS) ở Berkeley, California, đă thông báo rằng họ sẽ gia nhập Liên minh Thần học Sau đại học (GTU), cũng đặt tại Berkeley. Sau 36 năm là chi nhánh của GTU, động thái này sẽ đưa IBS trở thành trường thành viên thứ 9 của liên minh.

IBS, một trường cao đẳng và trường sau đại học trực thuộc Tịnh Độ Chân tông (Jodo Shinshu), sẽ là trường thứ hai ngoài Cơ đốc giáo tham gia GTU.

Được thành lập vào năm 1966, IBS trở thành một trong những trung tâm Phật giáo lâu đời nhất ở Bắc Mỹ dành cho giáo dục đại học. Cùng với các nghiên cứu về Tịnh Độ Chân tông, họ cung cấp các khóa học về Tào Động Thiền tông (Soto Zen) và Phật giáo Nguyên thủy. Họ cung cấp các chuyên môn về tăng đoàn, tuyên úy, tâm lư học và nghiên cứu liên tôn giáo.

IBS đạt được chứng nhận đầu tiên vào năm 2020 thông qua Ủy ban Cao cấp WASC của các trường Đại học và Cao đẳng (WSCUC).

Tư cách thành viên của Viện Nghiên cứu Phật học trong GTU bắt đầu vào tháng 9 và bắt đầu học kỳ mùa thu năm 2021.

(Buddhistdoor Global - August 12, 2021)

 

AYS Institute of Buddhist Studies to Become a Member of the Graduate  Theological Union | Buddhistdoor NEWS

Biểu trưng của Viện Nghiên cứu Phật học (IBS) ở Berkeley, California (Hoa Kỳ)

Photo: shin-ibs.edu

 

 

TRUNG QUỐC: Bức tranh cuộn (thangka) truyền thống của Phật giáo Tây Tạng dài nhất thế giới

 

Bức thangka (tranh cuộn truyền thống của Phật giáo Tây Tạng) dài 618 mét tại Bảo tàng Văn hóa Tây Tạng Thanh Hải ở  thành phố Tây Ninh, tỉnh Thanh Hải, là bức thangka dài nhất thế giới.

Có chiều rộng 2.5 mét và bao phủ hơn 1,500 mét vuông, tranh cuộn khổng lồ này có hơn 700 bức tranh, hơn 183,000 kư tự và hơn 3,000 loại hoa văn barbola. Cuộn giấy được xem như một bộ bách khoa toàn thư Tây Tạng, v́ nó mô tả lịch sử, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, y học, thiên văn học, địa lư, thần thoại và phong tục của nhóm dân tộc Tây Tạng.

Được dẫn dắt bởi Tsondru Rabgye, một họa sư về hội họa và thủ công truyền thống ở hạt Xunhua của tỉnh, 400 họa sĩ đă dành 27 năm để hoàn thành bức tranh nói trên. Các họa sĩ đă sử dụng những chất màu khoáng chất và hữu cơ có nguồn gốc từ vàng, bạc, ngọc trai, san hô, mă năo, nghệ tây và những chất khác trong phần tô màu của bức tranh cuộn này. 

(NewsNow – August 12, 2021)http://www.asianews.it/personalizzazione/tpl/files/tw_share.svg http://www.asianews.it/personalizzazione/tpl/files/pin_share.svg http://www.asianews.it/personalizzazione/tpl/files/telegram_share.svg http://www.asianews.it/personalizzazione/tpl/files/whatsapp_share.svg

A glimpse of world’s longest thangka painting

Bức tranh thangka dài nhất thế giới tại Bảo tàng Văn hóa Tây Tạng (Thanh Hải, Trung Quốc)

Photo: people.cn

 

 

HOA KỲ: Hơn 1,000 người ăn mừng việc hoàn thành bức tượng Phật lớn tại Marshalltown

 

Marshalltown, Iowa - Hơn 1,000 người tham dự đă đến Hội Giáo Pháp Nguyên thủy Iowa, một ngôi chùa Phật giáo ở Marshalltown, để kỷ niệm việc hoàn thành một trong những bức tượng Phật lớn nhất ở Hoa Kỳ sau hơn 2 năm thực hiện dự án xây dựng.

Vào ngày Chủ nhật 8-8-2021, các gia đ́nh đă lũ lượt đến để chụp ảnh, cầu nguyện và cúng dường bức tượng Phật lớn - cao 18 feet, rộng 12 feet vuông - này.

Sau một buổi lễ tôn giáo vào buổi sáng, các nghệ sĩ, bao gồm các ca sĩ và vũ công đại diện cho các nhóm dân tộc khác nhau trong xă hội, đă lên sân khấu tŕnh diễn. Hơn 30 nhà sư Phật giáo từ khắp tiểu bang và trên toàn quốc đă tham dự lễ kỷ niệm, với ít nhất một du khách từ mỗi tiểu bang trong số gần 50 tiểu bang tham dự.

https://ogden_images.s3.amazonaws.com/www.timesrepublican.com/images/2021/08/08185701/MG_8075-1100x733.jpg

Tượng Phật lớn tại Hội Giáo Pháp Nguyên thủy Iowa ở Marshalltown

Photo:

(Tipitaka Network - August 13, 2021)

 

 

NHẬT BẢN: Cuộc triển lăm quy tụ những 'viên ngọc quư' của nghệ thuật Phật giáo tại Nara

 

Nara, Nhật Bản – Một cuộc triển lăm mang tên “Thiên đường Tác phẩm nghệ thuật Phật giáo: Châu báu của Bảo tàng Quốc gia Nara”, gồm 2 phần cụ thể, đang được tổ chức tại Bảo tàng Quốc gia Nara. Triên lăm nhằm ghi dấu lại quá khứ lịch sử 1,400 năm của các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo ở Nhật Bản - với 246 tác phẩm nghệ thuật, trong đó có 13 tác phẩm là bảo vật quốc gia.

Các loại hiện vật này, tất cả đều theo sự phân loại của bảo tàng, bao gồm “Sự dịu dàng Hoàng kim của Bộ Kinh về các vị Vua Uy vũ nhất”, một kho báu toàn quốc được sản xuất trong Thời đại Nara (710-784). Nó đại diện cho một loại kinh truyền thống của Phật giáo được tạo ra để cầu mong ḥa b́nh và ổn định tiếp tục trong quốc gia.

Người ta đề cập rằng Thiên hoàng Shomu đă ra lệnh cho các ngôi chùa Kokubunji do nhà nước bảo trợ ở mỗi tỉnh phải cất giữ một bản sao của kinh trong một chùa.

Một bảo vật quốc gia khác, là tượng “Phật Dược sư (Yakushi Nyorai) ngồi”, được tạo tác trong thời kỳ Heian (794-1185). Bức tượng cao 50 cm được mô tả đặc trưng bởi khuôn mặt và những nếp gấp trên áo choàng được điêu khắc sắc nét.

Phần chính của triển lăm “Thiên đường Tác phẩm nghệ thuật Phật giáo: Châu báu của Bảo tàng Quốc gia Nara” kéo dài đến ngày 15- 8. Phần thứ hai sẽ được tổ chức từ ngày 17-8 đến ngày 12-9.

(thewros.com - August 17, 2021)

 

Nara exhibition brings together &#39;jewels&#39; of Buddhist art | The Asahi  Shimbun: Breaking News, Japan News and Analysis 

Hai trong số các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo được trưng bày tại cuộc triển lăm mang tên “Thiên đường Tác phẩm nghệ thuật Phật giáo: Châu báu của Bảo tàng Quốc gia Nara”:

Bản kinh “Sự dịu dàng Hoàng kim của Bộ Kinh về các vị Vua Uy vũ nhất”, một kho báu toàn quốc được sản xuất trong Thời đại Nara (710-784)

 

Tượng “Phật Dược sư (Yakushi Nyorai) ngồi”, bảo vật quốc gia được tạo tác trong thời kỳ Heian (794-1185)

Photos: Motofumi Watanabe

 

 

HOA KỲ: Các trung tâm Phật giáo ở California sơ tán do cháy rừng

 

Hai trung tâm Phật giáo ở California đă phải tản cư do cháy rừng hoành hành khắp tiểu bang này.

Tu viện Rừng Aloka Vihara đă được tản cư do Đám cháy Caldor, và tu viện Chagdud Gonpa Rigdzin Ling đă bị Đám cháy Tượng đài tấn công. Không có báo cáo về thương tích do hỏa hoạn ở cả hai tu viện nói trên.

Vào ngày 16-8, Tu viện Chagdud Gonpa Rigdzin Ling đă chịu đ̣n trực tiếp từ Vụ cháy Tượng đài, đội cứu hỏa đă chiến đấu với ngọn lửa suốt đêm. Trong một tuyên bố được đưa ra bởi tu viện hôm 17-8, bốn trong số các ṭa nhà vẫn c̣n nguyên vẹn sau vụ cháy.

“Lửa vẫn đang hoành hành và chúng tôi vẫn chưa ‘ra khỏi rừng’”, Lạt ma Padma cho biết trong một tuyên bố trên trang web của trung tâm tu tập này. Hiện không có thành viên nào của của trung tâm được phép vào tu viện.

C̣n Tu viện Rừng Aloka Vihara đă tản cư do Đám cháy Caldor vào đêm 17-8, với tất cả các thành viên đă đến Trung tâm Phật pháp Sacramento một cách an toàn. Trong một tuyên bố trên trang web của ḿnh, tu viện cho biết họ đă thực hiện được một số biện pháp bảo vệ bản viện trước khi di tản.

(Lion’s Roar – August 18, 2021)

 

https://www.lionsroar.com/wp-content/uploads/2021/08/fire-ftr.jpg

Bản đồ Đám cháy Tượng đài vào ngày 18-8-2021

Photo: Inciweb

 

 

AFGHANISTAN: Bảo tàng Afghanistan lo lắng về các đồ tạo tác Phật giáo cổ đại trong bối cảnh Taliban tiếp quản

 

Khi lực lượng Taliban tiến vào Kabul, nhiều người đang chạy đua hết sức có thể để bảo vệ các hiện vật và các di chỉ cổ - ít nhất là trong số đó, gồm 80,000 hiện vật được thu thập tại Bảo tàng Quốc gia Afghanistan và được coi là đặc biệt dễ bị tổn thương.

Noor Agha Noori, người đứng đầu Viện Khảo cổ học của Afghanistan ở Kabul, cho biết: “Chúng tôi không mong đợi điều này xảy ra nhanh chóng như vậy”, và nói thêm rằng các quan chức đă lên kế hoạch di chuyển các hiện vật từ các thành phố như Herat và Kandahar để bảo quản an toàn, nhưng sự truy quét nhanh chóng của Quân đội Taliban trong bối cảnh sự kháng cự của chính phủ đang bốc hơi đă ngăn cản họ hành động.

Mohammad Fahim Rahimi, giám đốc Bảo tàng Quốc gia Afghanistan bày tỏ sự lo sợ về số phận của bộ sưu tập gồm 80,000 hiện vật từ lịch sử tiền Hồi giáo của khu vực. Các địa điểm đáng chú ư khác cũng được coi là dễ bị tổn thương bao gồm các bảo tàng ở Balkh, Ghazni, Herat và Kandahar, cũng như gần Kabul, quần thể tu viện Phật giáo cổ đại Mes Aynak, nơi có nhiều bảo tháp và tượng, cùng vô số di tích văn hóa khác, tất cả đều nằm dưới sự kiểm soát của Taliban.

Được thành lập vào năm 1992, Viện Bảo tàng Quốc gia lưu giữ một bộ sưu tập lớn các hiện vật từ các nền văn hóa Phật giáo, Ba Tư và Hồi giáo, mặc dù đă chịu đựng nạn cướp bóc và đánh bom trong nhiều năm đă làm bộ sưu tập của viện bị hư hại không thể phục hồi.

(Buddhistdoor Global – August 18, 2021)

 

The Buddhas of Bamiyan were destroyed by the Taliban 20 years ago. From pinterest.com

Các tượng Đại Phật ở Bamiyan, Afghanistan, bị Taliban phá hủy cách đây 20 năm

Photo: pinterest.com

 

 

THÁI LAN: Các cổ vật Phật giáo bị đánh cắp được Hoa Kỳ trả lại Thái Lan

 

Gần đây, 13 đồ tạo tác Phật cổ bị đánh cắp có giá trị khoảng 16.5 triệu baht đă được chuyển từ Hoa Kỳ về Thái Lan. Bộ Mỹ thuật (FAD) Thái có kế hoạch tổ chức một cuộc triển lăm để giới thiệu các bảo vật trong tương lai.

Các đồ tạo tác nói trên  bao gồm tượng Phật Thủ ấn Vô Úy đứn,g bằng đồng (thế kỷ 14 CN), và tượng Phật Thích Ca bằng đồng thời Ayutthaya (thế kỷ 16) được chạm khắc tinh xảo.

Đại sứ Thái Lan tại Hoa Kỳ Manasvi Srisodapoleize cảm ơn các cơ quan chức năng Hoa Kỳ đă nỗ lực thu giữ và trả lại các hiện vật văn hóa cho Thái Lan.

Các đồ tạo tác đă trở lại Bangkok vào giữa tháng Bảy.

Từ năm 2011đến 2020, Đơn vị chống buôn bán cổ vật của Biện lư quận Manhattan và Cơ quan Điều tra An ninh Nội địa Hoa Kỳ đă thu hồi được 2,500 món đồ, trong đó có một số từ Thái Lan.

(Bangkok Post – August 19, 2021)

 

https://static.bangkokpost.com/media/content/dcx/2021/08/19/4063471.jpg

13 đồ tạo tác Phật cổ được chuyển trả từ Hoa Kỳ về Thái Lan

Photo: Bangkok Post

 

 

HOA KỲ: Liên đoàn Phật giáo Hoa Kỳ tặng xe cứu thương cho bệnh viện New York

 

Vào ngày 11 tháng 8, Liên đoàn Phật giáo Hoa Kỳ (ABC) đă tặng một xe cấp cứu cho Trung tâm Y tế Maimonides ở Brooklyn, New York. Chiếc xe cứu thương này, một chiếc xe van Sprinter cao cấp Mercedes Demers 2020, là một phần của khoản quyên góp 120,000 USD cho trung tâm y tế - bao gồm quỹ cho các chương tŕnh tiêm chủng và xét nghiệm COVID-19 bổ sung cho các cộng đồng Hoa kiều trên toàn quận.

Phát biểu tại lễ tiếp nhận, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Trung tâm Y tế Maimonides Kenneth Gibbs cho biết: “Khoản quyên góp hào phóng này sẽ cải thiện khả năng ứng phó và chuyển giao y tế của chúng tôi, đồng thời giúp nỗ lực của chúng tôi giải quyết trực tiếp COVID-19 ngay tại Brooklyn.”

Xe cấp cứu này được chỉ định để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển bệnh nhân từ khuôn viên chính của bệnh viện đến trung tâm ung thư của nó. Ngoài ra, xe sẽ có mặt khi cần thiết tại các sự kiện trong cộng đồng Hoa kiều, cung cấp dịch vụ tiếp cận giáo dục và khám sức khỏe, cũng như vận chuyển tài liệu y tế.

(Buddhistdoor Global – August 19, 2021)

 

From brooklynreporter.com

Các tăng sĩ từ Liên đoàn Phật giáo Hoa Kỳ (ABC) tặng xe cấp cứu cho Trung tâm Y tế Maimonides ở Brooklyn, New York

Photo: brooklynreporter.com

 

 

BRAZIL: Khánh thành tượng Đại Phật tại Thành phố Ibiraçu

 

Một pho tượng khổng lồ của Đức Phật - được cho là lớn nhất ở thế giới phương Tây - dự kiến ​​sẽ được khánh thành tại Brazil vào cuối tháng 8 này với một nghi lễ Phật giáo chính thức tại Thiền Viện Morro da Vargem ở Thành phố Ibiraçu, thuộc bang Espírito Santo.

Phải mất hơn một năm để hoàn thành tượng Đại Phật cao 38 mét này.

Mosteiro Zen Morro da Vargem là Thiền viện Phật giáo đầu tiên ở Nam Mỹ, được thành lập vào năm 1974 bởi nhà sư Ryotan Tokuda.

Nằm ở độ cao 350 mét, tu viện là nơi đào tạo các nhà sư theo Thiền phái Soto truyền thống và giáo dục môi trường. Nó nằm trên một khu đất rộng hơn 150 ha, trong đó có 140 ha được dành để bảo tồn và tái trồng rừng.

Pho tượng Đại Phật nói trên được làm từ 350 tấn sắt, thép và bê tông, dự kiến ​​sẽ trở thành một trong những điểm thu hút khách du lịch lớn nhất ở Brazil. Trong những trường hợp b́nh thường, tu viện đón khoảng 1,000 du khách mỗi cuối tuần.

(Buddhistdoor Global – August 23, 2021) 

 

From youtube.com

From mosteirozen.com.br

Tượng Đại Phật (ảnh trên) tại Thiền Viện Morro da Vargem (ảnh dưới) ở  Ibiraçu, bang Espírito Santo, Brazil 

Photos: youtube.com & mosteirozen.com.br

 

 

ĐÀI LOAN: Tổ chức Phật giáo Từ Tế tặng máy tạo oxy cho Ấn Độ

 

Đài Bắc, Đài Loan - Tổ chức Phật giáo Từ Tế của Đài Loan đă tặng máy tạo oxy và mặt nạ thở cho Ấn Độ để giúp nước này thực hiện chiến dịch chống lại đại dịch COVID-19, các báo cáo cho biết hôm thứ Tư 25-8.

Ngoài ra, các sinh viên Ấn Độ tại Đại học Từ Tế cũng đă quyên góp quỹ để hỗ trợ cuộc chiến chống lại coronavirus ở quê nhà. Đại học Từ Tế có trụ sở tại Hoa Liên và Viện Đại học Khoa học và Công nghệ SRM ở bang Tamil Nadu, đông nam của Ấn Độ đă hợp tác với nhau được 7 năm nay, hội Từ Tế Đài Loan cho biết.

V́ bệnh viện và trung tâm nghiên cứu của trường đại học Ấn Độ nói trên đă liên tục điều trị cho bệnh nhân COVID và thử nghiệm vắc xin, nên Hội từ Tế đă quyết định tặng 162 máy tạo oxy, 5 mặt nạ thở và các hàng hóa khác trong đợt COVID thứ tư của Ấn Độ vào tháng 4. Vào thời điểm đó, khoảng 250 đến 300 bệnh nhân nghi nhiễm vi rút phải nhập viện mỗi ngày.

(Taiwan News – August 25, 2021)

 

Indian students at Tzu Chi University donate money for the fight against COVID-19 (CNA, Tzu Chi University photo). 

Các sinh viên Ấn Độ tại Đại học Từ Tế (Đài Loan) cũng quyên góp tiền cho cuộc chiến chống lại coronavirus

Photo: CNA

 

 

BHUTAN: Bhutan gửi 150,000 liều vaccine cho Thái Lan trong bối cảnh COVID-19 tăng cao

 

Vương quốc Phật giáo Bhutan đă cung cấp 150,000 liều vaccine Oxford-AstraZeneca COVID-19 cho Thái Lan, đất nước đa số theo đạo Phật,  là quốc gia đang phải vật lộn với t́nh trạng thiếu vắc-xin trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ ba đang leo thang nhanh chóng. Việc cung cấp vaccine này đă đến Thái Lan vào ngày 20-8, được phê duyệt theo thỏa thuận hoán đổi sau khi chính phủ Thái Lan yêu cầu vắc xin từ Bhutan để giúp bù đắp sự thiếu hụt trong nước.

“Thỏa thuận hoán đổi vắc xin giữa Bhutan và Thái Lan. . . dựa trên cơ sở rằng Thái Lan sẽ gửi lại vaccine cho Bhutan sau này”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Thái Lan Natapanu Nopakun cho biết hôm thứ Hai 16-8, trước khi thỏa thuận được thông qua.

Mối quan hệ song phương giữa Bhutan và Thái Lan được thiết lập vào năm 1989 và đă tăng cường trong những năm qua, một phần do cả hai quốc gia đều có truyền thống quân chủ mạnh mẽ, và c̣n v́ cả hai đều có dân số đa số theo đạo Phật và có di sản và văn hóa Phật giáo lâu đời.

(HOME: Buddhistdoor Global – August 23, 2021)

 

Bhutan has sent 150,000 doses of the Oxford-AstraZeneca COVID-19 vaccine to Thailand. From twitter.com

https://www.buddhistdoor.net/upload/editor/images/2.%20from%20springnews.co.th.jpg
150,000 liều vaccine Oxford-AstraZeneca COVID-19 do Bhutan cung cấp cho Thái Lan

Photos: twitter.com & springnews.co.th

 

 

THÁI LAN: Chư tăng Phật giáo Thái tham gia ở tuyến đầu để chống lại COVID-19

 

Khi Thái Lan phải vật lộn để ngăn chặn sự gia tăng gần đây về các ca nhiễm COVID-19, các nhà sư Phật giáo đă tham gia cùng các nhân viên chính yếu của đất nước ở tuyến đầu - cung cấp b́nh oxy, thực hiện các xét nghiệm COVID và vận chuyển người chết.

Vụ bùng phát gần đây được cho là gắn liền với một loạt các ca nhiễm vào tháng 4 xung quanh khu vực cuộc sống về đêm cao cấp của Bangkok. Kể từ đó, đất nước đă chứng kiến ​​hơn 640,000 ca nhiễm mới, khiến nhiều người Thái cảm thấy thất bại trước các giao thức COVID và hệ thống chăm sóc sức khỏe của chính phủ của họ.

Mahapromphong, Phó trụ tŕ chùa Suthi Wararam ở Bangkok, nói: “Các nhà sư Phật giáo luôn là những nhà lănh đạo tinh thần của cộng đồng Thái Lan và người dân luôn tin tưởng vào chúng tôi về trí tuệ tâm linh”.

“V́ vậy, bằng cách đến với các cộng đồng và thực hiện các cuộc kiểm tra cho mọi người, tôi thấy đó là một nhiệm vụ thực sự đối với các nhà sư của chúng tôi. Chúng tôi cần phải là những người mà mọi người có thể đặt niềm tin vào”.

(Big News Network – August 26, 2021)

 

)Thai Buddhist Monks Join Frontline Workers to Fight COVID-19

Một nhà sư Thái tham gia ở tuyến đầu chống dịch COVID-19

Photo: Benar News

 

 

ÚC ĐẠI LỢI: Cây non linh thiêng từ cây bồ đề Phật giáo Tích Lan đang được Úc kiểm dịch trước khi trồng ở Bendigo, bang Victoria

 

Cơ quan kiểm dịch của Úc đang ươm một cây non từ cây bồ đề Tích Lan linh thiêng vốn có thể có liên kết trực tiếp với Đức Phật cách đây hơn 2,300 năm.

Cây thiêng của Tích Lan được cộng đồng Phật giáo trên thế giới tôn kính và là hậu duệ trực tiếp của cây gốc nơi mà Đức Phật đă đạt giác ngộ. Nó là cây lâu đời nhất c̣n đang sống với niên đại trồng được biết đến.

Cây non của cây bồ đề thiêng sẽ được kiểm dịch tại Úc trong 12 tháng và cuối cùng, sẽ được trồng tại Đại Bảo tháp Đại Từ bi ở Bendigo, bang Victoria.

Chủ tịch của Đại Bảo tháp Đại Từ bi, Ian Green, cho biết một khi cây non được trồng, Bendigo sẽ trở thành điểm đến hành hương cho các Phật tử từ khắp nơi trên thế giới.

Ông Green nói, “Có được mối liên hệ đó với lịch sử là điều rất lạ thường và đầy cảm hứng, và nó mang lại toàn bộ câu chuyện về Đức Phật. Đă có rất nhiều công sức và chi phí để có được cây này. Giá trị của nó vượt xa tiền bạc”.

(ABC - Agust 25, 2021)

 

Bodhi tree, Buddhist, quarantine, biosecurity, laboratory

The bare roots of a tree sapling lying on a white bench. They look healthy and hairy.

Cây bồ đề con quư giá sẽ trải qua 12 tháng kiểm dịch và được kiểm tra hàng tuần tại Úc

Photos: ABC

 

 

 

 

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 09/04/21