TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 03.2021
Diệu Âm lược dịch
CỘNG H̉A KALMYKIA (Liên bang Nga): Lễ hội Phép mầu của Phật giáo
Lễ hội Phép mầu (Chotrul Duchen) đă được tổ chức tại Chùa Vàng Thích Ca - tu viện trung tâm của Kalmykia - vào ngày 27-2-2021.
Chotrul Duchen là một trong 4 lễ hội Phật giáo lớn được tổ chức ở nước cộng ḥa thuộc Nga này. Lễ hội diễn ra vào rằm tháng giêng theo lịch Tây Tạng và tưởng nhớ những phép mầu mà Đức Phật Thích Ca đă thể hiện để tăng thêm ḷng sùng mộ của các đệ tử của Ngài.
15 ngày đầu tiên của tháng đầu tiên trong lịch Tây Tạng có liên quan đến những hành động kỳ diệu do Đức Thích Ca Mâu Ni thực hiện ở thành phố Shravasti, Ấn Độ trong cuộc tranh luận với những người thuyết giảng 6 giáo lư sai lầm.
Trong những ngày tốt lành này, Đại lễ Cầu nguyện (Monlam Chenmo) được tổ chức tại các ngôi chùa Phật giáo ở Tây Tạng, Ấn Độ, Mông Cổ và các nước cộng ḥa Phật giáo của Nga.
Truyền thống này được sáng lập vào năm 1409 bởi Lama Tsongkhapa để tôn vinh chiến thắng quan trọng của Đức Thích Ca Mâu Ni.
Năm nay, Đại lễ cầu nguyện bắt đầu tại Kalmykia vào ngày 25-2 và chỉ tiếp tục trong ba ngày, chủ tŕ bởi Telo Tulku Rinpoche, Shajin Lama tối cao của Kalmykia và đại diện danh dự của Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Nga, Mông Cổ, và Cộng đồng các quốc gia độc lập.
(Buddhistdoor Global – March 1, 2021)
H́nh ảnh Lễ hội Phép mầu (Chotrul Duchen) tại Chùa Vàng Thích Ca - tu viện trung tâm của Kalmykia:
Telo Tulku Rinpoche, Shajin Lama tối cao của Kalmykia, chủ tŕ Đại lễ Cầu nguyện
Các nghi lễ và vật phẩm cúng dường trong Đại lễ Cầu nguyện
Photos: facebook.com
ẤN ĐỘ: Hơn 150 nhà sư tu viện Phật giáo Gyuto ở bang Himachal Pradesh có xét nghiệm dương tính với coronavirus
Dharamsala, Ấn Độ - Ngày 2-3-2021, hơn 150 nhà sư đă có xét nghiệm dương tính với coronavirus tại tu viện Phật giáo Gyuto gần Dharamsala và khu vực này đă được tuyên bố là khu vực cấm.
Cụm COVID-19 được công bố vào tuần trước, khi phát hiện được 20 trường hợp.
Gurdarshan Gupta, Giám đốc Y tế quận Kangra, cho biết khoảng 330 nhà sư đă được xét nghiệm và 154 người bị phát hiện nhiễm virus trong 8 ngày qua.
Các nhà sư bị nhiễm bệnh nói trên - phần lớn được báo cáo là không có triệu chứng - không có tiền sử đi lại và đang bị cách ly trong khuôn viên tu viện.
Khu vực này đă được tuyên bố là một khu vực cấm và được niêm phong bởi Thẩm phán chi khu Dharamsala cho đến khi có thông báo mới.
Giới chức quận Kangra cho biết tất cả mọi người trên 60 tuổi trong tu viện sẽ được tiêm chủng.
(PTI – March 2, 2021)
Tu viện Phật giáo Gyuto, Ấn Độ
Photo: facebook.com
TÍCH LAN: Kênh Truyền h́nh Phật giáo tặng 50 triệu Rs cho quỹ trùng tu bảo tháp “Deegawapiya Aruna”
Ngày 2-3-2021, tấm ngân phiếu 50 triệu Rupees do kênh Truyền h́nh Phật giáo quyên góp cho quỹ “Deeghawapiya Aruna” đă được Ban Giám đốc Mạng lưới Truyền thông Phật giáo trao cho Tổng thống Gotabaya Rajapaksa tại Văn pḥng Phủ Tổng thống.
Việc trùng tu bảo tháp Deeghawapiya là dự án bảo tồn đầu tiên và quan trọng nhất do Lực lượng Đặc nhiệm của Tổng thống về Quản lư Di sản Khảo cổ học ở tỉnh Miền Đông quyết định.
Quỹ “Deegawapiya Aruna” ra mắt vào ngày 12- 2-2021 dưới sự bảo trợ của Tổng thống và Thủ tướng Tích Lan. Việc xây dựng nhà nghỉ sẽ được thực hiện đồng thời với chương tŕnh trùng tu "Deegawapiya Aruna" - ước tính sẽ tiêu tốn tổng cộng 75 triệu Rupees.
Ông Sudath Tennakoon đă tặng 25 triệu Rupees tiền xây nhà nghỉ, và Kênh Phật giáo đă quyên góp số tiền Rs 50 triệu Rupees c̣n lại.
(PMD News – March 2, 2021)
Tổng thống Tích Lan Gotabaya Rajapaksa (người đứng giữa) nhận tấm ngân phiếu 50 triệu Rupees do kênh Truyền h́nh Phật giáo quyên góp cho quỹ “Deeghawapiya Aruna”
Photo: PMD News
HOA KỲ: Hơn 60,000 đô la quyên góp được cho ngôi chùa Phật giáo bị phá hoại ở Los Angeles
Los Angeles, CA - Hơn 60,000 đô la đă được quyên góp trong khoảng thời gian một ngày cho một ngôi chùa Phật giáo ở khu Little Tokyo của trung tâm thành phố Los Angeles, vốn bị phá hoại vào cuối tuần trước.
Tính đến đầu ngày 2-3, hơn 60,500 đô la đă được quyên góp cho chùa Higashi Honganji thông qua trang GoFundMe được thành lập bởi Nikkei Progressives, một tổ chức t́nh nguyện bênh vực cho quyền của người nhập cư, người Hồi giáo và các vấn đề người Mỹ gốc Nhật.
Ngôi chùa Higashi Honganji bị phá hoại vào ngày 25-2, khi một người trèo qua hàng rào và đốt phá một số nơi trong khuôn viên chùa.
Sở Cảnh sát Los Angeles đang điều tra vụ phá hoại nhưng vẫn chưa xác định được liệu đó có phải là tội ác thù hận hay không.
Số tiền quyên góp được cho ngôi chùa sẽ hướng tới việc sửa chữa những thiệt hại, tăng cường sự hiện diện an ninh của chùa và cải thiện hệ thống chiếu sáng ngoài trời.
Sau khi tin tức về vụ phá hoại được lan truyền trên toàn quốc, chùa Higashi Honganji đă nhận được các cuộc gọi và tin nhắn từ khắp nơi trên đất nước cũng như từ Nhật Bản.
(Tonnews.com – March 2, 2021)
Vụ phá hoại gần đây tại chùa Higashi Honganji ở Los Angeles
Photos: Facebook
ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma kêu gọi mọi người tiêm vaccine Covid sau khi tiêm liều đầu tiên
Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lănh đạo tinh thần 85 tuổi của Tây Tạng, đă được tiêm mũi đầu tiên của vaccine coronavirus vào ngày 6-3-2021 tại một bệnh viện ở thành phố đồi Dharamshala, miền bắc Ấn Độ.
Sau khi tiêm, ngài kêu gọi mọi người hăy dũng cảm đến để được tiêm chủng.
“Để ngăn ngừa một số vấn đề nghiêm trọng, mũi tiêm này rất, rất hữu ích,” ngài nói.
Bác sĩ GD Gupta của bệnh viện Zonal, nơi thực hiện việc tiêm ngừa, nói với các phóng viên rằng Đức Đạt lai Lạt ma đă được quan sát trong 30 phút sau đó. “Ngài đề nghị đến bệnh viện như một người b́nh thường để tự tiêm pḥng cho ḿnh,” ông nói.
Bác sĩ Gupta cho biết 10 người khác sống trong dinh thự của Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đă được tiêm pḥng. Tất cả 11 người đều được tiêm vaccine Covishield, một phiên bản của vaccine Oxford / AstraZeneca, do Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất.
(AP – March 6, 2021)
Đức Đạt lai Lạt ma tiêm vaccine tại bệnh viện Zonal, Dharamshala (Ấn Độ)
Photo: AP
PAKISTAN: Cố gắng đánh cắp bất thành một tác phẩm điêu khắc Phật giáo tại Shangla
Những người không rơ danh tính đă cố gắng đánh cắp một tác phẩm điêu khắc Phật giáo được tạc bằng đá rắn tại thị trấn Chakisar ở huyện Shangla, tỉnh Khyber-Pakhtunkhwa.
Họ đă khoan lỗ dưới tác phẩm điêu khắc này với sự hỗ trợ của máy khoan điện để cắt gọn khối đá. Nhưng họ đă trốn thoát khi tiếng ồn thu hút người dân địa phương đến địa điểm nói trên trong đêm.
Cùng với quận Buner và các khu vực lân cận, huyện Shangla ( là một phần của khu đất Swat trước đây) được coi là có nhiều địa điểm Phật giáo. Tuy nhiên, trong thời kỳ chiến sự đỉnh cao ở Swat, những địa điểm này đă bị các chiến binh địa phương - những người đă làm xấu các tác phẩm điêu khắc này - phá hoại một cách công khai,.
Người dân địa phương ở Shangla thậm chí c̣n làm xấu đi nhiều tượng Phật bằng đá vào năm 2018 mà không thu hút bất kỳ sự chú ư nào từ các khu vực liên quan, v́ hầu hết các địa điểm Phật giáo này nằm rải rác xung quanh một khu vực rộng lớn ở địa h́nh đồi núi hiểm trở trong dăy Hindu Kush.
(NewsNow – March 9, 2021)
Các tượng Phật là mục tiêu thường trực của những kẻ săn đồ cổ và buôn lậu tại Pakistan
Photo: EXPRESS TRIBUNE
SCOTLAND: Hàng ngàn người kư tên vào bản kiến nghị ngừng kế hoạch mở trường bắn gần ngôi chùa Phật giáo
Eskdalemuir, Dumfries & Galloway - Hơn 10,000 người đă kư vào một bản kiến nghị phản đối kế hoạch xây dựng 2 trường bắn gần một tu viện Phật giáo ở tây nam Scotland.
Các nhà sư Tây Tạng tại Samye Ling, ngôi chùa Phật giáo lớn nhất ở Tây Âu, phản đối kế hoạch nói trên v́ nó có thể cho phép lực lượng đặc biệt của Không quân Hoa Kỳ huấn luyện với vũ khí cấp quân sự cách nơi tu tập của họ 2,000 mét.
Những người đứng sau kế hoạch này nói rằng nó sẽ tốt cho nền kinh tế hậu Covid, nhưng cộng đồng Phật giáo ở Eskdalemuir, Dumfries và Galloway nói rằng nó đi ngược lại với các nguyên tắc ḥa b́nh của họ.
Ngôi chùa Samye Ling đă từng đón tiếp những người như ca sĩ David Bowie và diễn viên Billy Connolly, và đón hàng chục ngàn du khách từ khắp nơi trên thế giới mỗi năm tham gia các khóa học và khóa tu.
Hai công ty Gardners Guns và Trang trại Clerkhill đang tŕnh một đơn chung cho khoảng cách được đặt căn cứ tại trang trại này, chỉ cách chùa Samye Ling 2 dặm.
Cả hai công ty cho biết họ đă nhận được sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp trong khu vực địa phương và ước tính khoảng cách nói trên “sẽ tạo ra hơn 500,000 bảng Anh cho nền kinh tế địa phương ngay từ khi bắt đầu.”
( ITV News – March 10, 2021)
Những người Scotland nổi tiếng như David Bowie (ảnh trên) và Billy Connolly (ảnh dưới) đă đến thăm chùa Samye Ling
Photo: PA
CAM BỐT: Việc trùng tu cấu trúc cổ của chùa Wat Langka đă hoàn thành
Phnom Penh, Cam Bốt - Hai công tŕnh kiến trúc Phật giáo Khmer cổ kính tại chùa Wat Langka đă được khôi phục nguyên trạng. Đây là một phần nỗ lực của một nhóm chuyên gia vốn đă khảo sát các địa điểm chùa và làm việc để trùng tu hoặc bảo tồn các công tŕnh kiến trúc cổ hơn 90 ngôi chùa trên khắp Campuchia kể từ năm 2017.
Ḥa thượng Hour Sarith, trụ tŕ chùa Wat Langka, cho biết có hai kư túc xá tu sĩ được sửa chữa có kích thước 6 x 12 m và cao 7 m, với hai tầng. Các tầng trệt được làm từ đá trong khi các tầng trên được làm bằng gỗ.
Sarith kể chi tiết rằng những kư túc xá dành cho nhà sư này được xây dựng vào năm 1931 bởi Ḥa thượng Chhoem Touch, một nhà sư và học giả Phật giáo. Ông cho biết công việc trùng tu sẽ duy tŕ lối trang trí ban đầu của ṭa nhà – vốn mô tả những cảnh về văn hóa và nền văn minh của người Khmer đáng được bảo tồn.
In Sovann, phó cục trưởng cục bảo vệ và bảo tồn các công tŕnh kiến trúc cổ thuộc Bộ Văn hóa và Mỹ thuật, bày tỏ sự ủng hộ đối với dự án trùng tu và sự ngưỡng mộ của ông đối với sư trưởng Sarith.
(phnompenhpost.com – March 10, 2021)
Chùa Wat Langka ở Phnom Penh vào ngày 10-3- 2021
Photo: Hean Rangsey
HÀN QUỐC: Phật giáo dấn thân: Hiệp hội Jungto mang ḷng từ bi đến những người dễ bị tổn thương ở Hàn Quốc
Như đă được thể hiện trong các hoạt động nhân đạo gần đây trong dịp Tết Âm lịch vào tháng 2-2021, Hiệp hội Jungto, một tổ chức nhân đạo Phật giáo có trụ sở tại Hàn Quốc (được thành lập bởi Thượng tọa Pomnyun Sunim, thiền sư và là nhà hoạt động xă hội nổi tiếng) đă tiếp tục truyền thống chia sẻ ḷng từ bi của Phật giáo với các cộng đồng dễ bị tổn thương trong thời kỳ khó khăn.
Vào dịp Năm mới Âm lịch, Thượng tọa Pomnyun Sunim đă tham gia phân phối các chuyến hàng bánh gạo - làm từ gạo thu hoạch từ trang trại hữu cơ của chính Hiệp hội Jungto - cho các cộng đồng đang phải chịu những hạn chế liên quan đến đại dịch.
Khoảng 600 kg gạo thu hoạch được biến thành 580 kg bánh gạo, với 3 t́nh nguyện viên tại Trung tâm Tĩnh tâm Dubook của Hội Jungto đă làm việc trong một tuần để gói và đóng hộp bánh gạo thành 200 hộp loại 2 kg và 9 thùng loại 20 kg.
Các lô hàng bánh gạo Tết Nguyên đán đă được chuyển đến Bệnh viện Chăm sóc Giảm nhẹ Jajae ở thành phố Ulsan; trung tâm dân cư Aegwangwon dành cho những người khuyết tật về tâm thần trên đảo Geoje; Trung tâm Đa văn hóa Ansan dành cho người lao động nước ngoài có thu nhập thấp, tu viện Công giáo Sisters of Caritas ở ngoại ô Seoul; cuối cùng là Nhà thờ Aebin ở phía nam thành phố Busan, nơi cung cấp nơi nương náu cho những người vô gia cư.
(Buddhistdoor Global – March 10, 2021)
Thượng tọa Pomnyun Sunim chuẩn bị các hộp bánh gạo
Bánh gạo của Hiệp hội Jungto
Photos: Jungto Society
Cháo bánh gạo truyền thống
Photo: tistory.com
MĂ LAI: Nơi cách ly lớn hơn cho những bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nhẹ
Hơn 60 t́nh nguyện viên từ Hiệp hội Công đức Từ Tế Phật giáo Penang, Mă Lai, và các hiệp hội phi chính phủ khác đă giúp thiết lập khoảng 1,000 giường tại trung tâm Covid-19 có nguy cơ thấp (LRCC) tại Trung tâm Mara Excellence ở Jawi, nam Seberang Prai trên lục địa Penang.
Khoo Boo Leong, Ủy viên của Hiệp hội Công đức Từ Tế Phật giáo Penang, cho biết việc thiết lập đă hoàn thành vào ngày 6-3-2021.
Ông nói: “Chúng tôi cũng thiết lập 17 ṿm để tạo thành lối đi cho nhân viên và bệnh nhân theo yêu cầu dọc theo chu vi của trung tâm.”
“Với việc hoàn thành, LRCC hiện có thể được bàn giao cho Sở Y tế tiểu bang.
Trung tâm Mara Excellence được chọn làm LRCC sau khi chính quyền bang yêu cầu thêm một địa điểm để làm trung tâm cách ly từ Cơ quan Quản lư Thảm họa Quốc gia.
(The Star – March 10, 2021)
Một số thuộc 1,000 giường tại trung tâm Covid-19 có nguy cơ thấp tại Trung tâm Mara Excellence ở Penang
Khoo Boo Leong, Ủy viên của Hiệp hội Công đức Từ Tế Phật giáo Penang, Mă Lai
Photos: The Star
NHẬT BẢN: Các nhà sư Phật giáo dẫn đầu Lễ hội Đi-trên-lửa của Nhật Bản
Vào ngày Chủ nhật 14-3, những người sùng bái Phật giáo ở Nhật Bản đă tham gia lễ hội hiwatari matsuri hàng năm gần núi Takao, cách Tokyo khoảng 50 km về phía tây.
Trong sự kiện này, những người tham gia đi chân trần băng qua những đống than nóng âm ỉ trong khi cầu nguyện sự an lạc cho bản thân, các thành viên trong gia đ́nh và thế giới.
Koshou Kamimura, một nhà sư đến từ chùa Takao-san Yakuouin, cho biết: “Bản thân ta đi các ngọn lửa sẽ thanh tẩy tâm hồn và chuyển những lời cầu nguyện của ḿnh đến Đức Phật.”
Lễ hội, được tổ chức theo truyền thống vào Chủ nhật thứ hai của tháng Ba, thường thu hút khoảng 3,000-4,000 du khách, mặc dù năm nay số lượng giới hạn chỉ 1,000 người do yêu cầu giăn cách xă hội.
Sự kiện này năm ngoái đă đóng cửa đối với công chúng do đại dịch.
Kamimura nói thêm: “Trong lịch sử, Núi Takao là một địa điểm quan trọng để cầu nguyện cho sự giải thoát khỏi bệnh dịch, v́ vậy tôi cảm thấy chúng ta nên tổ chức lễ hội năm nay với một số biện pháp pḥng ngừa nhất định.”
(Buddhistdoor Global – March 16, 2021)
Các nhà sư đi chân trần băng qua những đống than nóng âm ỉ trong lễ hội hiwatari matsuri 2021
Photos: japanistry.com & reuters.com
HOA KỲ: Ngôi chùa đá đầu tiên được xây dựng ở đền thờ Phật giáo Indiana, Hoa Kỳ
Các kế hoạch đang được tiến hành để xây dựng ngôi chùa bằng đá đầu tiên trong khuôn viên của đền thờ Phật giáo Indiana ở Hoa Kỳ.
Nhiều tượng Phật được tạc bằng đá theo truyền thống lịch sử và văn hóa cũng dự kiến tôn trí tại thánh địa này.
Ngôi chùa đá đang được xây dựng dưới sự hướng dẫn và bảo trợ của Thượng tọa Thalangama Devananda Thera, vị sư trưởng Tịnh xá Kotte Rajamaha lịch sử và các đền thờ Phật giáo Lankarama và Indiana của Mỹ.
Không chỉ người Tích Lan mà cả những người sùng đạo của các dân tộc và tôn giáo khác cũng đă giúp xây dựng chùa, vị sư trưởng cho biết. “Các thiện hữu từ Tích Lan, Indonesia và Mỹ cũng đă ủng hộ dự án này,” ông nói.
Ngoài ra, những người sùng đạo cũng đă tham gia cùng Thượng tọa Devananda Thera đi khắp thế giới trong chương tŕnh tôn giáo ‘Sadaham Charika’ của ông.
(tipitaka.net – March 17, 2021)
Thượng tọa Thalangama Devananda Thera, sư trưởng Tịnh xá Kotte Rajamaha lịch sử và các đền thờ Phật giáo Lankarama và Indiana của Mỹ
Photos: tipitaka.net
HÀN QUỐC: Tông phái Jogye của Phật giáo Hàn Quốc lên án quân đội Miến Điện
Tông phái Jogye, Phật phái giáo lớn nhất của Hàn Quốc, cho biết trong một tuyên bố ngày 16-3-2021, “Chúng tôi vô cùng lo ngại về sự đàn áp bằng bạo lực của quân đội Miến Điện đối với các cuộc biểu t́nh ôn ḥa ở Miến Điện. Chúng tôi muốn bày tỏ t́nh đoàn kết với người dân Miến Điện”.
Bản tuyên bố, được đọc to bởi Thượng tọa Geum-gok trong một sự kiện công khai, cho biết, “Kể từ khi cuộc đảo chính quân sự ở Miến Điện diễn ra vào ngày 1-2, người dân đă trở thành nạn nhân của bạo lực nhà nước trên đường phố.”
“Lịch sử của Miến Điện là lịch sử của cuộc đấu tranh dân sự v́ dân chủ chống lại các chế độ độc tài quân sự,” tông phái này cho biết. “Quân đội Miến Điện đă đè bẹp các phong trào dân chủ nhiều lần trong lịch sử của ḿnh, và chịu trách nhiệm về cái chết của hơn 100 người biểu t́nh và hàng ngh́n người bị thương trong năm nay”.
Đây là lần đầu tiên Tông phái Jogye đưa ra tuyên bố ủng hộ phong trào chống đảo chính ở Miến Điện, nước có đa số dân theo đạo Phật. Các nhà hoạt động Miến Điện cư trú tại Hàn Quốc đă tham dự sự kiện này.
(english@hani.co.kr – March 17, 2021)
Tông phái Jogye của Phật giáo Hàn Quốc lên án quân đội Miến Điện trước chánh điện của chùa Jogyesa ở Seoul, Hàn Quốc
Photos: koreanbuddhism.net
AFGHANISTAN: Người Afghanistan tưởng niệm việc phá hủy 2 tượng Đại Phật
Với cam kết bảo tồn các di sản văn hóa của thế giới, người Afghanistan đă tưởng niệm hai thập kỷ kể từ khi Taliban phá hủy 2 bức tượng Đại Phật ở tỉnh Bamiyan.
Được xây dựng vào thế kỷ thứ 6, việc các bức tượng cao 55 mét và 38 mét bị phá hủy bởi các chiến binh Taliban vào tháng 3-2001 đă bị lên án trên toàn cầu.
“Mặc dù Taliban đă cho nổ sập 2 bức tượng, nhưng các di tích này vẫn nổi tiếng v́ hàng năm nhiều người tụ tập ở Bamiyan để tưởng nhớ các vị Đại Phật trong các buổi lễ, nơi những người phát biểu bày tỏ sự tức giận trước việc phá hoại các di sản văn hóa của thế giới”, thống đốc Sayed Anwar Rahmati nói.
Ông Rahmati khẳng định rằng chính quyền tỉnh của ông cam kết bảo tồn và sửa chữa tất cả các di tích lịch sử và di sản văn hóa ở tỉnh Bamiyan với sự hỗ trợ của các cơ quan trong nước và quốc tế.
Để tỏ ḷng tôn kính với những tượng Phật bị phá hủy và lên án những kẻ hủy diệt, hàng trăm người bao gồm cả các bé trai bé gái đă tổ chức một lễ rước đèn lồng, dẫn đến phía trước vách đá của các vị Phật bị phá hủy vào tối ngày 9-3-2021.
Những người tham gia lễ rước cũng bố trí một máy chiếu 3D để trả lại cho khán giả và những người tụ tập h́nh ảnh tượng Phật đă bị phá hủy nhằm lên án sự hủy hoại di tích này.
(Big News Network - March 17, 2021)
Máy chiếu 3D đặt trước vách đá để chiếu cho khán giả và những người tụ tập xem lại h́nh ảnh tượng Phật đă bị phá hủy
Photo: IANS
HOA KỲ: Hội Khyentse ra mắt Sáng kiến Mới để dịch các tác phẩm của Jamyang Khyentse Wangpo
Được thành lập bởi Lạt ma, nhà làm phim và tác giả nổi tiếng người Bhutan, Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche, Hội Khyentse đă công bố khởi động một sáng kiến dịch Pháp mới. Với tiêu đề là ‘Dự án Tầm nh́n Khyentse’, sứ mệnh của nỗ lực này là dịch sang Anh ngữ các tác phẩm hoàn chỉnh của Jamyang Khyentse Wangpo, Khyentse Đệ nhất Vĩ đại và là người sáng lập phong trào Rimé.
Với hơn 16,000 trang tiếng Tây Tạng sẽ được dịch, Hội Khyentse nhận xét rằng bản dịch sang tiếng Anh của những bộ sưu tập này dự kiến sẽ mất 30 năm để hoàn thành.
Hội Khyentse là một tổ chức phi lợi nhuận do Dzongsar Khyentse Rinpoche thành lập vào năm 2001 với mục đích quảng bá lời dạy của Đức Phật và hỗ trợ tất cả các truyền thống nghiên cứu và thực hành Phật giáo.
Các hoạt động của hội bao gồm các dự án bảo quản và dịch thuật văn bản lớn, hỗ trợ cho các trường cao đẳng tu viện ở châu Á, một chương tŕnh học bổng và giải thưởng trên toàn thế giới, phát triển nghiên cứu Phật học tại các trường đại học lớn, đào tạo và phát triển giáo viên Phật giáo, và phát triển các phương thức giáo dục mới lấy cảm hứng từ Phật pháp cho trẻ em.
(Big News Network - March 19, 2021)
Dzongsar Jamyang Khyentse Rinpoche
Biểu trưng của Hội Khyentse
Jamyang Khyentse Wangpo, Khyentse Đệ nhất Vĩ đại và là người sáng lập phong trào RiméPhotos:Big News Network
BHUTAN: Phật quốc Bhutan sẵn sàng bắt đầu chương tŕnh tiêm chủng COVID trên toàn quốc
Vương quốc Phật giáo Bhutan đă thông báo sẽ triển khai chương tŕnh tiêm chủng COVID-19 trên toàn quốc từ ngày 27-3-2021, một ngày tốt lành do chư cao tăng của Cơ quan Tu viện Trung ương lựa chọn. Chính phủ thông báo rằng chương tŕnh có thể bắt đầu sau khi chính phủ Ấn Độ xác nhận rằng lô hàng vaccine Covishield thứ hai của họ - bao gồm 400.000 liều - sẽ đến từ Ấn Độ vào ngày 22-3.
“Rất vui được nhận thêm 400,000 liều Covishield, giúp chương tŕnh tiêm chủng của chúng tôi có thể được triển khai trên toàn quốc. Người dân Bhutan và tôi luôn biết ơn ”, thủ tướng Bhutan , Tiến sĩ Lotay Tshering, phát biểu từ văn pḥng thủ tướng trong một thông báo được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xă hội ngày 22-3. “Chúng tôi cầu nguyện những cử chỉ thân thiện này trong thời kỳ đại dịch biến thành những phước lành vô bờ bến cho người dân Ấn Độ.”
Cơ quan Tu viện Trung ương của Bhutan, Zhung Dratshang, đă tiến hành một buổi lễ Sangay Menlha (Phật Dược Sư) kéo dài 3 ngày từ ngày 20 đến 22-3 trùng với thời điểm lô hàng vaccine xin đến.
Vào ngày 20-1-2021, vương quốc Hy Mă Lạp Sơn này đă trở thành nơi đầu tiên nhận lô hàng vaccine COVID-19 miễn phí (trong khuôn khổ nỗ lực ngoại giao vaccine đang diễn ra của Ấn Độ), nhận được 150,000 liều vaccine Oxford-AstraZeneca từ sản xuất trong nước của Ấn Độ.
(Buddhistdoor Global – March 22, 2021)
Các nhà sư Bhutan tiến hành nghi lễ Phật Dược Sư kéo dài 3 ngày, từ 20 đến 22-3-2021
Photo: Craig Lewis
TÍCH LAN: Đại sư Kotugoda Dhammawasa viên tịch ở tuổi 88
Ḥa thượng Kotugoda Dhammawasa, một vị trưởng lăo đáng kính của giáo phái Phật giáo Nguyên thủy Amarapura Nikaya ở Tích Lan, và là đương nhiệm chính của tu viện Sri Dharmapalaramaya trên Núi Lavinia, đă viên tịch vào ngày 22-3-2021, thọ 88 tuổi.
Lễ hỏa táng dự kiến vào lúc 4:00 p.m. ngày 25-3 tại Quảng trường Độc lập, Colombo. Buổi lễ sẽ được tổ chức với đầy đủ sự tôn vinh của nhà nước và có thể sẽ có sự tham dự của các nhân vật tôn giáo và chính trị gia hàng đầu trên khắp đất đảo quốc này.
Ḥa thượng Kotugoda Dhammawasa được biết đến v́ đă thuyết giảng trên đài phát thanh quốc gia trong hơn 50 năm, và v́ sự khiêm tốn và tinh thần đại đoàn kết của ḿnh. Ông là đồng chủ tịch của tổ chức toàn cầu Tôn giáo v́ Ḥa b́nh. Ngoài ra, ông c̣n là tác giả của hơn 36 cuốn sách về các chủ đề liên quan đến Phật giáo từ những năm 1960.
Các cuộc nói chuyện của Ḥa thượng Kotugoda Dhammawasa đă thu hút khán giả từ khắp nơi trên thế giới.
(Buddhistdoor Global – March 23, 2021)
Photo: dailynews.lk
HOA KỲ: Tăng sĩ Marvin Harada - Giáo trưởng Giáo hội Phật giáo Hoa Kỳ - suy ngẫm về sự gia tăng của tội ác hận thù Châu Á
Tăng sĩ Marvin Harada, giáo trưởng của Giáo hội Phật giáo Hoa Kỳ (BCA) kể từ tháng 4-2020, đă đưa ra một tuyên bố trong tuần này đề cập đến sự gia tăng bạo lực gần đây đối với người châu Á, bao gồm cả việc giết hại 6 phụ nữ châu Á ở Atlanta, Georgia vào tuần trước. Tuyên bố của ông, được đăng trên Facebook vào ngày 21-3, có tiêu đề: "Phản ảnh về sự gia tăng của các tội ác hận thù châu Á."
BCA là tổ chức Phật giáo lâu đời nhất ở lục địa Hoa Kỳ, với hơn 60 ngôi chùa độc lập và khoảng 16,000 thành viên trên khắp đất nước. BCA tu tập theo ḍng truyền thừa của ḿnh thông qua Jodo Shinshu - truyền thống Phật Thiền của Nhật Bản, được thành lập bởi Shinran Shonin khoảng 800 năm trước.
Giáo trưởng Harada cũng đăng một thông điệp về chủ đề này, nói thêm: “Thế giới của chúng ta ngày nay phải đối mặt với căng thẳng chủng tộc và phân biệt chủng tộc khiến nhân loại và xă hội của chúng ta tan tác. Có vẻ như chúng ta đă không đạt được bất kỳ tiến bộ nào kể từ những năm 1960 và những ngày của Phong trào Dân quyền”.
Các cuộc tấn công vào các cá nhân đă được báo cáo, cùng với các hành vi phá hoại tại các ngôi chùa Phật giáo.
Tổ chức Stop AAPI Hate, tổ chức theo dơi các vụ căm thù đối với người Mỹ gốc Á và người dân các đảo ở Thái B́nh Dương, đă thống kê khoảng 3,795 vụ việc xảy ra trong khoảng thời gian từ ngày 19-3 đến ngày 28-2-2021. Họ lưu ư rằng phụ nữ bị báo cáo nhiều hơn 2.3 lần so với nam giới, và người Trung Quốc là nhóm dân tộc lớn nhất bị thù ghét, tiếp theo là người Hàn Quốc, Việt Nam và Philippines.
(Buddhistdoor Global – March 25, 2021)
Tăng sĩ Marvin Harada - Giáo trưởng Giáo hội Phật giáo Hoa Kỳ
Photo: facebook.com
HÀN QUỐC: Các bài giảng nêu bật mối liên kết Phật giáo giữa Ấn Độ và Hàn Quốc
Một loạt các bài giảng trực tuyến vào cuối tháng 2-2021đă nêu bật di sản văn hóa Phật giáo được chia sẻ giữa Ấn Độ và Hàn Quốc, hướng về kinh điển, văn học, triết học và thực hành thiền định Phật giáo.
Với tiêu đề "Di sản Phật giáo và Ấn Độ", các bài giảng được đồng tổ chức bởi Đại sứ quán Ấn Độ tại Hàn Quốc và Trung tâm Văn hóa Ấn Độ, phối hợp với Trường Cao đẳng Nghiên cứu và Văn hóa Phật giáo tại Đại học Dongguk, Hàn Quốc, từ ngày 22 đến 26-2-2021.
Trong số những người tham gia có Đại sứ Ấn Độ tại Hàn Quốc Sripriya Ranganathan và các giáo sư từ trường đại học Dongguk. Trong bài phát biểu khai mạc của ḿnh, Đại sứ Ranganathan đă tập trung 'vào các khía cạnh khác nhau của Phật giáo và các mối quan hệ sâu sắc giữa hai quốc gia.
Các diễn giả Hàn Quốc đă nói về việc phát triển các phương tiện khác nhau để bảo tồn những lời dạy của Đức Phật và cách mà kinh điển và văn học Phật giáo được truyền bá đến Hàn Quốc; về truyền thống triết học đầu tiên Abhidhamma trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ; về thiền định Phật giáo; về những câu chuyện thiêng liêng đóng một vai tṛ quan trọng trong sự phát triển, tiến hóa và truyền bá của Phật giáo cũng như sự bản địa hóa của đạo này ở các quốc gia khác nhau và tầm quan trọng của việc giải thích kinh điển Phật giáo từ một quan điểm đa dạng hơn; và giải thích việc thương mại hàng hải đóng vai tṛ thiết yếu như thế nào trong việc truyền bá Phật giáo từ Ấn Độ sang Đông Á và Đông Nam Á.
(tipitaka.net – March 24, 2021)
Đại sứ Ấn Độ tại Hàn Quốc Sripriya Ranganathan
Photo: koreatimes.co.kr
HÀN QUỐC: Ḥa thượng Hàn Quốc Pomnyun Sunim phát trực tiếp Pháp thoại Toàn cầu
Nhà sư Phật giáo và là thiền sư Hàn Quốc nổi tiếng Pomnyun Sunim sẽ thực hiện một buổi pháp thoại được phát trực tiếp trên toàn cầu vào ngày 4-4-2021 với chủ đề “Cuộc tṛ chuyện thông thường với Ḥa thượng Pomnyun Sunim. ”
Nhà tổ chức Jungto Society cho biết: “Sự kiện ảo trên toàn thế giới này dành cho tất cả mọi người, và bạn có thể chia sẻ thông tin sự kiện với bạn bè và gia đ́nh của ḿnh. Vui ḷng gửi bất kỳ câu hỏi nào bạn có thể có về cuộc sống cá nhân, các mối quan hệ, công việc, v.v…”
Là một vị ton sư về giảng Pháp được kính trọng rộng răi, một tác giả bán chạy nhất và một nhà hoạt động xă hội không mệt mỏi ở quê hương Hàn Quốc, Ḥa thượng Pomnyun Sunim đă thành lập nhiều tổ chức, sáng kiến và dự án dựa trên Phật pháp đang hoạt động trên khắp thế giới. Trong số đó, Jungto Society, một cộng đồng t́nh nguyện được thành lập dựa trên giáo lư Phật giáo và thể hiện sự b́nh đẳng, sống giản dị và bền vững, chuyên giải quyết các vấn đề xă hội hiện đại dẫn đến đau khổ, bao gồm suy thoái môi trường, nghèo đói và xung đột.
Ḥa thượng Pomnyun Sunim cũng là người sáng lập và là chủ tịch của cơ quan cứu trợ quốc tế Join Together Society, hoạt động nhằm xóa đói giảm nghèo thông qua viện trợ nhân đạo và phát triển bền vững; trung tâm Thiện Hữu, một trung tâm v́ ḥa b́nh, nhân quyền và người tị nạn; Quỹ Ḥa b́nh; và EcoBuddha, một phong trào môi trường tập trung vào phát triển bền vững. Ông cũng hợp tác chặt chẽ với Mạng lưới Quốc tế về các Phật tử dấn thân (INEB).
(Buddhistdoor Global – March 24, 2021)
Ḥa thượng Pomnyun Sunim
Photo: Jungto Society