TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 12.2020

Diệu Âm lược dịch

 

NHẬT BẢN: Các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo được trưng bày tại Bảo tàng Osaka trong triển lăm kỷ niệm phong cách nghệ thuật Tempyo

 

Ossaka, Nhật Bản - Một cuộc triển lăm đặc biệt đang diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Osaka ở Phường Tennoji của thành phố, trưng bày các kiệt tác nghệ thuật Tempyo và các tác phẩm nghệ thuật khác lấy cảm hứng từ sự rực rỡ của phong cách này.

Triển lăm mang tên “Ngợi ca Tempyo”, do báo Asahi Shimbun và các nhà tài trợ khác tổ chức, kéo dài đến ngày 13-12-2020.

Văn hóa Tempyo, đặc trưng bởi sự cởi mở mang tính quốc tế, phát triển mạnh mẽ vào thời Nara (710-784). Tính thẩm mỹ và nguyên lư đặc biệt của nó đă ảnh hưởng đến các tác phẩm nghệ thuật của các thế hệ sau.

Triển lăm theo dơi hành tŕnh nghệ thuật xuyên suốt 1,300 năm và trưng bày khoảng 120 hiện vật, từ vải nhuộm và các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo đến các bức tranh hiện đại lấy cảm hứng từ nghệ thuật cổ đại. Trong số này có 5 bảo vật quốc gia và 23 tài sản văn hóa quan trọng.

Các tác phẩm Phật giáo bao gồm 2 tượng Bồ tát và Phật A Di Đà ngồi, tương truyền trước đây được đặt cạnh nhau, mô tả sự cầu nguyện từ thế kỷ thứ 8; và tượng vị Hộ Pháp Shukongojin của Kaikei, một nhà điêu khắc Phật giáo bậc thầy hoạt động trong thời kỳ Kamakura (1185-1333).

(Tipitaka Network – December 1, 2020)

 

Photo/Illutration

Photo/Illutration

Các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo tại triển lăm kỷ niệm phong cách nghệ thuật Tempyo

Photos: Shunsuke Nakamura

 

 

BHUTAN: Hoạt động của tổ chức chư ni Bhutan giữa đại dịch

 

Hội Chư Ni Bhutan (BNF) - hoạt động để giáo dục và trao quyền cho các nữ tu sĩ Phật giáo ở vương quốc Hy Mă Lạp Sơn xa xôi này - gần đây đă đưa ra bản cập nhật về các t́nh h́nh và hoạt động của hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19 toàn cầu, ghi nhận một số kết quả  và cơ hội tích cực vốn đă xuất hiện bất chấp những thách thức và khó khăn đối với hội nói riêng và Bhutan nói chung.

Hoạt động dưới sự bảo trợ của Hoàng thái hậu Ashi Tshering Yangdon Wangchuck, BNF là một tổ chức phi lợi nhuận nỗ lực cải thiện sinh kế hàng ngày của các nữ tu Phật giáo ở Vương quốc Bhutan và nâng cao khả năng tiếp cận với giáo dục cơ bản và bậc cao của họ.

Mục đích của BNF là trao quyền và giáo dục các trẻ em gái và phụ nữ Bhutan để cải thiện điều kiện sống của họ cũng như sức sống kinh tế của các ngôi làng nông thôn, từ đó giúp bảo tồn nền văn hóa Phật giáo phong phú của vương quốc trước sự phát triển nhanh chóng.

(Buddhistdoor Global – December 2, 2020)

 

Image courtesy of the Bhutan Nuns Foundation

Image courtesy of the Bhutan Nuns Foundationtb

Image courtesy of the Bhutan Nuns Foundation

Hoạt động của Hội Chư Ni Bhutan

Photos: BNFT

 

 

TÍCH LAN: Bộ Khảo cổ Tích Lan mua lại di tích tu viện Phật giáo cổ đại ở Jaffna

 

Bộ khảo cổ của Tích Lan đă xuất bản một công báo về việc mua lại khu đất ở Neduntheevu (đảo Delft) ở Jaffna, công bố rằng ở đó có phế tích của một khu phức hợp tu viện Phật giáo.

 

Khu đất này được tuyên bố là “khu bảo tồn khảo cổ học” theo Đạo luật Pháp lệnh Cổ vật.

 

Động thái mới nhất diễn ra khi bộ khảo cổ của Tích Lan tiếp tục nỗ lực lấy đất trên khắp Đông Bắc để khám phá các di sản Phật giáo Sinhala (dân tộc lớn nhất của Tích Lan).

 

Tuần trước, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa của Tích Lan đă ra lệnh phân phối hơn 700 bức tượng Phật trên khắp quốc đảo này và phát biểu về tầm quan trọng của việc bảo tồn “di sản Phật giáo và quốc gia của chúng ta”. Kể từ khi lên nắm quyền, ông cũng đă chỉ định một đội đặc nhiệm toàn- Sinhala về khảo cổ cho tỉnh miền Đông, nơi đang được quân đội giám sát, và đă vấp phải sự chỉ trích rộng răi từ Tamils.

 

(NewsNow – December 1, 2020)

 

Nandasena Gotabaya Rajapaksa.jpg

Tổng thống Gotabaya Rajapaksa của Tích Lan

Photo: wikipedia.org

 

 

TÂY BAN NHA: Hội Nữ Phật tử Tây Ban Nha đăng cai tổ chức Hội nghị chuyên đề quốc tế lần thứ 2 của Nữ Phật tử nói tiếng Tây Ban Nha

 

Nữ Phật tử Tây Ban Nha (Sakyhadhita Spain) - tổ chức quốc tế lớn nhất dành cho phụ nữ Phật tử nói tiếng Tây Ban Nha trên thế giới - sẽ tổ chức Hội nghị Quốc tế lần thứ 2 về Phụ nữ Phật tử nói tiếng Tây Ban Nha trong tháng này, với tiêu đề “Đạo Pháp-Gaia: Phật giáo, Phụ nữ và Cuộc khủng hoảng khí hậu."

Các cuộc thảo luận có người tham gia nói tiếng Anh sẽ bằng tiếng Anh, với bản dịch tiếng Tây Ban Nha tùy chọn.

Sự kiện này sẽ được tổ chức vào ngày 12-12-2020, từ 4 đến 8 p.m diễn ra trên Zoom.

Tập trung vào cuộc khủng hoảng khí hậu, chủ đề của hội nghị nêu bật vai tṛ quan trọng của các Phật tử và phụ nữ trong việc giúp chúng ta hiểu và đối mặt với t́nh trạng khẩn cấp toàn cầu đang gia tăng này.

Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo Quốc tế , tổ chức mẹ của hội Nữ Phật tử Tây Ban Nha, được thành lập vào năm 1987.

(Buddhistdoor Global – December 03, 2020)

 

 

MIẾN ĐIỆN: Nhà sư tại tu viện ở Yangon tạo nơi trú ẩn cho các loài rắn

 

Nhà sư Phật giáo Wilatha đang cố gắng đóng một vai tṛ nào đó trong việc cứu những con rắn có thể bị giết hoặc đưa ra thị trường chợ đen.

Nhà sư 69 tuổi này đă tạo ra nơi trú ẩn cho các loài rắn - từ trăn đến rắn vi-pe và rắn hổ mang - tại tu viện Seikta Thukha TetOo ở thành phố thương mại sầm uất Yangon.

Kể từ khi nơi trú ẩn cho rắn được h́nh thành cách đây 5 năm, người dân và các cơ quan chính phủ - bao gồm cả sở cứu hỏa - đă mang những con rắn bắt được đến sư Wilatha.

Dựa vào số tiền quyên góp khoảng 300 đô la mỗi tháng cần thiết để nuôi rắn, sư Wilatha chỉ giữ chúng cho đến khi ông cảm thấy chúng đă sẵn sàng để trở về tự nhiên.

Trong buổi ra mắt gần đây tại Công viên Quốc gia Hlawga, sư cho biết ông rất vui khi thấy chúng trườn ḿnh vào tự do nhưng lo lắng v́ sợ rằng chúng bị bắt lại.

“Chúng sẽ bị bán ra thị trường chợ đen nếu bị kẻ xấu bắt được”, ông nói.

(HT – December 4, 2020)

   

Buddhist monk Wilatha poses with a rescued Burmese python at his monastery that has turned into a snake sanctuary on the outskirts of Yangon, Myanmar.

 

Buddhist monk Wilatha poses with a rescued Burmese python at his monastery that has turned into a snake sanctuary on the outskirts of Yangon, Myanmar.

Nhà sư Wilatha

 

Buddhist monk Wilatha feeds a rescued Burmese python at his monastery that has turned into a snake sanctuary on the outskirts of Yangon, Myanmar.

Sư Wilatha cho trăn ăn tại tu viện Seikta Thukha TetOo của ông ở thành phố Yangon

A Buddhist monk and firefighters release Burmese pythons into the wild at a forest on the outskirts of Yangon, Myanmar.

Các sư và lính cứu hỏa thả trăn về rừng tại vùng ngoại ô Yangon

 

A Buddhist monk holds a Burmese python at a monastery that has turned into a snake sanctuary on the outskirts of Yangon, Myanmar.

Một nhà sư và con trăn Miến Điện tại tu viện Seikta Thukha TetOo, nơi trú ẩn của trăn rắn Photos: REUTERS

 

 

UGANDA: Nhà sư người Uganda mang Phật giáo đến châu Phi

 

Ḥa thượng Bhante Bhikkhu Buddharakkhita, vị tu sĩ Phật giáo Uganda đầu tiên, có hoài băo đào tạo 54 sa di, một sa di cho mỗi nước châu Phi.

 

Là người sáng lập và trụ tŕ Trung tâm Phật giáo và Chùa Uganda, và là tác giả cuốn “Trồng Hạt giống Giáo pháp: Sự xuất hiện của Phật giáo ở châu Phi”, sư Buddharakkhita (tên thật là Steven Jemba Kabogozza) vốn là người Công giáo. Ông cải đạo sang Phật giáo vào năm 1990 khi đang học tại Ấn Độ, và dạy thiền chánh niệm tại châu Phi từ năm 2005.

 

“Tôi đă giới thiệu một ngôi trường ḥa b́nh, cung cấp giáo dục và nước sạch cho cộng đồng quanh đây. Có ít nhất 1,500 người cảm động với các dự án của chúng tôi, và tôi đang cố gắng tuyên truyền văn hóa ḥa b́nh.

 

Vai tṛ của tôi về cơ bản nói chung là giảng dạy Phật giáo thông qua thiền định, thực hiện các hoạt động nhân đạo vốn có thể quảng bá nó, nghiên cứu cách Phật giáo có thể được giới thiệu tốt nhất trong bối cảnh văn hóa châu Phi, và xuất bản sách để truyền thống mới này có thể được biết đến ở Uganda.”

 

(NewsNow – December 8, 2020)

 

https://i.guim.co.uk/img/media/26336571fbb5c058651e488b970acbb807f5a0c0/245_247_1255_753/master/1255.jpg?width=300&quality=85&auto=format&fit=max&s=513ea1b3392c76e52537d9ffe98ba68d

Bhante Buddharakkhita.

Ḥa thượng Bhante Bhikkhu Buddharakkhita

The temple is is about 25 miles south of Kampala.

The Ugandan Buddhist Centre was founded in 2005.

A statue of Mirembe, which means ‘peace’ in Luganda, watches over followers. The statue was made from metal offered by Thai people.

Inside the Uganda Buddhist Centre, south of Kampala, on Vesak day.

Trung tâm Phật giáo và Chùa Uganda

Photos: Eugénie Baccot

 

 

THÁI LAN: Trên 20 triệu người tụng kinh Phật giáo để tưởng niệm cố Quốc vương Rama IX

 

Để kỷ niệm ngày sinh của cố Quốc vương Bhumibol Adulyadej Đại đế (ngày 5-12), đồng thời kỷ niệm Ngày Quốc khánh và Ngày của Cha, trên 20 triệu người Thái đă tham gia các buổi lễ tụng kinh Phật giáo được tổ chức tại hơn 42,000 ngôi chùa trên toàn quốc – ông Anucha Nakasai, Bộ trưởng Văn pḥng Thủ tướng Chính phủ cho biết.

 

Buổi lễ do chính phủ chủ tŕ thông qua Văn pḥng Phật giáo  Quốc gia.

 

“Buổi lễ ở Bangkok được tổ chức tại Tịnh xá Wat Bovoranives ở quận Phra Nakhon của Bnagkok, trong khi ở các tỉnh khác, lễ được tổ chức tại ngôi chùa trung tâm ở mỗi quận với sự hợp tác của Văn pḥng Phật giáo tỉnh và Tổ chức Hành chánh Tỉnh,” ông Anucha Nakasai nói. “Chúng tôi đă tổ chức lễ tụng kinh vào thứ Bảy hàng tuần  kể từ ngày 7-11, và sẽ tiếp tục cho đến ngày 26-12 để tưởng nhớ Quốc vương Rama IX ”.

 

(NewsNow – December 8, 2020) 

 

https://media.nationthailand.com/images/news/2020/12/07/30399204/800_7fc3cfb64e2aaf1.jpg?v=1607306735

https://media.nationthailand.com/uploads/images/2020/12/07/5beeba9bc9h7hkd665cdg.jpg


https://media.nationthailand.com/uploads/images/2020/12/07/gh77765jbegaffjkib5af.jpg

Người Thái tụng kinh Phật giáo để tưởng niệm cố Quốc vương Rama IX

Photos: The Nation

 

 

BẮC HÀN: 80,000 Mộc bản của toàn bộ kinh điển Phật giáo

 

Trong số những di sản văn hóa quư giá của đất nước Triều Tiên có "80,000 Mộc bản của toàn bộ kinh điển Phật giáo” - được làm vào nửa đầu thế kỷ 11 dưới thời Vương quốc Koryo (918-1392).

 

Bộ sưu tập hoàn chỉnh này, được biết đến như là một bách khoa toàn thư về kinh Phật và các sách liên quan, bao gồm 6,793 quyển với hơn 1,530 loại. Số lượng các mộc bản để in ấn của nó lên đến hơn 80,000.

 

Bản in đầu tiên của bộ sưu tập bằng mộc bản nói trên được thực hiện vào năm 1087, nhưng nó đă bị giặc ngoại xâm đốt cháy vào năm 1231.

 

Việc xuất bản của nó bắt đầu trở lại vào năm 1236 và kết thúc vào năm 1251.

 

Các mộc bản được làm trong những ngày đó hiện được bảo quản trong t́nh trạng nguyên thủy như một quốc bảo tại Bảo tàng Lịch sử Myohyangsan của  Bắc Hàn.

 

Mỗi mộc bản dài 69.6 cm, rộng 24 cm và độ dày là 3.7 cm . Mỗi bản có 22 ḍng, trên mỗi ḍng có khắc 14 chữ cái. Các chữ cái và các mộc bản trông giống như những tác phẩm điêu khắc.

 

Các thanh gỗ được đặt kép ở cả hai đầu của khối sơn mài và các dải đồng được đặt ở bốn góc của nó. Và niên đại của văn bản, các tiêu đề của kinh sách và máy cắt gỗ, số lượng các tập, v.v. cũng được khắc trên các mộc bản này.

 

(KCNA – December 10, 2020)

 

 

 

NEPAL: Chư ni ‘Kung Fu’ leo lên dăy Hi Mă Lạp Sơn để cứu trợ người nghèo túng

 

Đi bộ nhiều giờ trong không khí loăng của dăy Hi Mă Lạp Sơn, hàng trăm ni cô ḍng truyền thừa Drukpa - được mệnh danh là chư ni Kung Fu - đang thực hiện sự cứu trợ quan trọng và lời khuyên về sức khỏe cho những dân làng bị bỏ rơi và ốm yếu bởi COVID-19.

Bên cạnh việc vận chuyển các bao tải chủ yếu đựng từ gạo, đậu lăng đến đồ vệ sinh cá nhân và khẩu trang trên lưng trong điều kiện núi non khắc nghiệt, chư ni c̣n kêu gọi dân làng lưu ư đến mối đe dọa do COVID-19 gây ra.

 

Các ngôi làng nhận viện trợ từ các ni cô nằm ở cả hai bên biên giới Ấn Độ-Nepal, và cho đến nay đă có khoảng 2,000 gia đ́nh được cứu trợ.

 

Không thường xuyên truy cập được truyền h́nh hoặc internet để biết thông tin, người dân địa phương thường coi virus là “chỉ là cảm lạnh”, và bỏ qua các buổi huấn luyện về giăn cách xă hội, rửa tay và cách đeo khẩu trang.

 

Trong những ngày gần đây, các ni cô đă làm việc suốt ngày đêm để mang thực phẩm và đồ dùng vệ sinh đến một ngôi làng ở huyện miền núi Lahaul, Ấn Độ. Tất cả cư dân của làng đều đă nhiễm virus, bao gồm thân nhân của một số các ni cô này.

 

(NewsNow – December 11, 2020)

 

Nuns assisting villagers in the Himalayas.

Chư ni Kung Fu giúp dân làng tại Hi Mă Lạp Sơn

Photo: Kungfununs.org

 

 

HOA KỲ: Giáo hội Phật giáo New York tổ chức Lễ Mừng Năm Mới trực tuyến

 

Giáo hội Phật giáo New York (NYBC), một ngôi chùa thuộc trường phái Jodo Shinshu (Tịnh độ Tông) của Phật giáo Nhật Bản, sẽ tổ chức một loạt các sự kiện trực tuyến từ ngày 20-12-2020 đến ngày 1-1-2021 để chào mừng năm mới.

 

Các sự kiện được lên kế hoạch bao gồm tŕnh diễn văn hóa, hội thảo, đọc sách, dịch vụ đặc biệt và biểu diễn âm nhạc của các nghệ sĩ, nhà giáo dục và các nhà lănh đạo tôn giáo trong cộng đồng.

 

Các hoạt động này - tập trung vào văn hóa Nhật Bản, cuộc sống của người Mỹ gốc Nhật và Phật giáo Nhật Bản - sẽ hỗ trợ việc gây quỹ cho ngôi chùa.

 

NYBC được thành lập vào năm 1938 bởi Ḥa thượng Hozen Seki. Ông là người đă thành lập Học viện Phật giáo Hoa Kỳ vào năm 1948 để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu Phật giáo Nhật Bản và các tôn giáo thế giới.

 

NYBC là một thành viên của Giáo hội Phật giáo Hoa Kỳ (BCA), tổ chức Phật giáo lâu đời nhất ở Hoa Kỳ. BCA hiện có hơn 60 ngôi chùa độc lập và khoảng 16,000 thành viên trên khắp nước Mỹ.

 

(Buddhistdoor Global – December 12, 2020)

 

https://www.buddhistdoor.net/upload/editor/images/temple%20from%20facebook%20com%20%281%29.jpg

Các hoạt động tại Giáo hội Phật giáo New York (NYBC)

From facebook.com

Poster mừng Năm Mới của NYBC

Photos: Facebook 

 

 

HÀN QUỐC: Lễ hội đèn lồng của Phật giáo trở thành Di sản Văn hóa UNESCO

 

Unesco cho biết Yeondeunghoe, lễ hội đèn lồng mừng ngày Phật Đản, đă trở thành hạng mục thứ 21 của Hàn Quốc lọt vào Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của Nhân loại của UNESCO. 


Phiên họp thứ 15 của Ủy ban Liên chính phủ về Bảo vệ Di sản Văn hóa Phi vật thể của UNESCO - bắt đầu vào ngày 14-12-2020 tại trụ sở  Unesco ở Paris - đă quyết định vào thứ Tư ngày 16-12 để ghi tên lễ hội "Yeondeunghoe: Lễ hội ánh sáng đèn lồng ở Hàn Quốc " trên Danh sách đại diện của tổ chức này. Thông báo được đưa ra vào khoảng 10 p.m. ngày 16-12. 

 

Trong phiên họp, Ủy ban đă ghi nhận tính bao hàm của lễ hội Yeondeunghoe, vốn góp phần vượt qua những ranh giới xă hội và thể hiện sự đa dạng văn hóa. Ủy ban lưu ư rằng lễ hội đèn lồng đóng vai tṛ tăng cường sự gắn kết xă hội.

 

Được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng tư Âm lịch - thường rơi vào cuối tháng 4 hoặc đầu tháng 5 Dương lịch - Yeondeunghoe được tổ chức trên khắp đất nước Hàn Quốc bởi các tín đồ và những người không phải tín đồ.

 

Đường phố được trang trí bằng những chiếc đèn lồng hoa sen nhiều màu sắc. Mọi người tham gia diễn hành mang theo những chiếc đèn lồng do họ làm để bày tỏ những điều ước tốt đẹp cho bản thân, gia đ́nh, hàng xóm và toàn dân tộc. 

 

(joongang.co.kr – December 17, 2020)

 

Colorful lanterns are prepared for the 2020 Yeondeunghoe Lantern Lighting Festival, which was postponed from April to May due to the coronavirus pandemic. [NEWS1]

Đèn lồng nhiều màu sắc được chuẩn bị cho lễ hội Yeondeunghoe

 

A parade during the annual Yeondeunghoe Lantern Lighting Festival. [YONHAP]

Một cuộc diễn hành hàng năm của lễ hội Thắp sáng Đèn lồng Yeondeunghoe

Photos: joongang.co.kr

 

 

TRUNG QUỐC: Khám phá tượng Phật khổng lồ bị chôn vùi trong bí ẩn

 

Một pho tượng Phật không đầu cao 30 feet dựng vào vách đá đă được t́m thấy giữa hai ṭa nhà chung cư ở quận Nanan, Trùng Khánh, Trung Quốc. Tác phẩm đồ sộ này có thể có từ triều đại nhà Thanh, mặc dù chưa rơ ngày tạo tác chính xác của nó.

 

Ban di sản văn hóa huyện Nanan sẽ có các chuyên gia nghiên cứu tác phẩm điêu khắc nói trên và đánh giá nhu cầu bảo tồn của nó. Một đại diện của ban cho biết ở giai đoạn hiện tại, họ không thể đưa ra kết luận chuyên môn về vị trí của tượng Phật  này trong lịch sử.

 

Hai ṭa nhà dân cư được xây dựng vào năm 1990 sau khi một ngôi chùa bị phá hủy tại cùng một địa điểm, và pho tượng đă được phát hiện trong quá tŕnh phát quang tán lá trong khu vực.

 

Hầu hết cư dân trong hai ṭa nhà liền kề với pho tượng dường như không biết đến sự hiện diện của nó, mặc dù một người phụ nữ họ Deng đă sống ở đó hàng chục năm nói rằng bà c̣n nhớ về việc xây dựng trên tác phẩm điêu khắc này. nói với Đài phát thanh Trùng Khánh, "Việc xây dựng [tác phẩm điêu khắc] đă dừng lại sau khi nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949." Tuy nhiên, bí ẩn về vị trí của phần đầu của tác phẩm điêu khắc nói trên vẫn chưa được giải đáp.

 

(Big News Network – December 16, 2020)

 


Pho tượng Phật cao 30 feet được t́m thấy giữa 2 chung cư ở quận Nanan, Trùng Khánh, Trung Quốc

Photo: artnews.com

 

 

ẤN ĐỘ: Hiệp hội Phật giáo Ladakh tổ chức lễ hội 'Losar'

 

Cánh thanh niên của Hiệp hội Phật giáo Ladakh đă tổ chức lễ hội 'Losar' tại Leh, Ladakh vào ngày 15-12-2020.

 

Lễ hội Losar được tổ chức để đánh dấu sự khởi đầu năm mới của cộng đồng Phật giáo.

 

Lễ hội này bắt đầu như một truyền thống trong suốt thời kỳ ưu thế tối cao của vua Jamyang Namgyal - vị vua thứ 9 của Tây Tạng vào đầu thế kỷ 17 - khi ông quyết định chỉ huy một cuộc chiến chống lại lực lượng Baltistan vào mùa đông và kết thúc trước lễ hội này.

 

Kể từ đó, lễ hội Losar được tổ chức vào tháng 11 theo lịch Tây Tạng.

 

Năm nay, do đại dịch coronavirus, Hiệp hội Phật giáo Ladakh đă tổ chức một lễ kỷ niệm mang tính biểu tượng trong một cuộc tụ họp nhỏ ở Tịnh xá Chowkhang tại Leh.

 

(ANI – December 16, 2020)

 

 

CAM BỐT: Quốc vương Norodom Sihamoni quảng bá bóng mát của Phật giáo

 

Ngày 17-12-2020, Quốc vương Norodom Sihamoni đă khuyến khích các chư tăng ni, cư sĩ và các tổ chức nhà nước quảng bá Phật giáo, như một bóng mát tỏa che để t́nh đoàn kết và ḥa hợp giữa người Khmer có thể phát triển.

 

Phát biểu tại lễ khánh thành một trường trung học mới bên trong Wat Chumpou Voan - ngôi chùa cổ nhất ở Phnom Penh được xây dựng vào năm 1902 - nhà vua nói: “Phật giáo đóng một vai tṛ quan trọng trong việc giáo dục người dân, thúc đẩy và duy tŕ các giá trị đạo đức Khmer truyền thống và khuyến khích sự đoàn kết và ḥa thuận của người Cam Bốt. ”

 

“Tôi đánh giá cao việc thiết lập thêm nhiều ngôi chùa, chủng viện, trường học Phật giáo và Pali cũng như những thành tựu khác (của Vương quốc) cho đến nay. Những điều này đă cho thấy sự phát triển của Phật giáo tại Cam Bốt,” ông nói.

 

Ông Khuong Sreng, Thống đốc Phnom Penh, phát biểu rằng chính phủ mang lại cho người dân nền ḥa b́nh, sự ổn định, thống nhất dân tộc, dân chủ và cởi mở trong thực hành tôn giáo để Phật tử trong nước được sống ḥa thuận.

 

(Khmer Times – December 17, 2020)

 

https://www.khmertimeskh.com/wp-content/uploads/2020/12/king-1.jpg

Quốc vương Norodom Sihamoni (bên trái) tham dự lễ khánh thành một trường trung học mới bên trong chùa Wat Chumpou Voan

 

 

HÀN QUỐC: Phật phái Jogye trang trí đèn lồng mừng lễ Giáng sinh

 

Với tinh thần ḥa hợp tất cả các tín ngưỡng, tông phái Phật giáo Jogye  đă trang trí đèn lồng trước bản tự để kỷ niệm lễ Giáng sinh. Mặc dù đại dịch đă ngăn cản lễ thắp sáng theo phong tục, nhưng ngôi chùa này vẫn thắp sáng những chiếc đèn lồng vào lúc 5 giờ chiều ngày 17-12 để tôn vinh sự giáng sinh của Chúa Giê-su.

 

Ḥa thượng Wonhaeng, trưởng giáo phái Jogye, cho biết: “Chúng tôi kỷ niệm sự ra đời của Chúa Giê-su, người đă truyền bá thông điệp về t́nh yêu và ḥa b́nh trên toàn nhân loại. Mặc dù đại dịch đă buộc chúng ta phải duy tŕ sự giăn cách với những người thân yêu, nhưng chúng ta không được đánh mất t́nh yêu thương dành cho những người xung quanh trong trái tim ḿnh,” ông nói thêm.

 

(hani.co.kr – December 17, 2020)

 

http://flexible.img.hani.co.kr/flexible/normal/970/646/imgdb/original/2020/1217/3516081948727731.jpg

 

http://flexible.img.hani.co.kr/flexible/normal/970/598/imgdb/original/2020/1217/931608194892542.jpg

Đèn lồng Giáng sinh được trang trí trước chùa Jogye ở Seoul vào ngày 17-12-2020

Photos: Baek So-ah

 

 

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 12/22/20