TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 04.2020
Diệu Âm lược dịch
THÁI LAN: Các nhà sư học các kỹ thuật làm khẩu trang từ YouTube
Gần đây người ta thấy các tu sĩ Phật giáo đeo khẩu trang và kính bảo hộ để tự bảo vệ khỏi coronavirus trong khi đi khất thực.
Các nhà sư đeo khẩu trang này thuộc về chùa Matchantikaram ở tỉnh Nonthaburi, một khu vực đông dân cư phía tây bắc thủ đô Bangkok.
Nói chuyện với truyền thông địa phương vào ngày 30-3, một số nhà sư cho biết họ đă tự học cách làm đồ bảo hộ thông qua hướng dẫn trên YouTube.
Được chia sẻ rộng răi trên khắp Thái Lan, câu chuyện đă thu hút được sự khen ngợi về sự khéo léo và sáng tạo của các nhà sư tháo vát này. Tuy nhiên, những người khác lo lắng rằng những chiếc khẩu trang sẽ không đủ sức bảo vệ các nhà sư khỏi coronavirus Trung Quốc.
Một số người chỉ ra rằng các nhà sư vẫn đi chân trần qua các đường phố, và việc khất thực cũng gây nguy cơ cho sức khỏe. “Tôi muốn một sự miễn trừ để cho phép các nhà sư có thể mang giày trong khi đi khất thực v́ đường xá rất bẩn và điều này có nguy cơ khiến họ bị thương và bị nhiễm bệnh”, một người đă b́nh luận qua mạng xă hội.
(AP – April 1, 2020)
Các nhà sư Thái Lan đeo khẩu trang tự làm
Photos: AFP
MĂ LAI: Ban nhạc Plan B (Kế hoạch B) chia sẻ giáo lư cổ xưa thông qua nhạc Rock
Ban nhạc Plan B có một tầm nh́n xa trông rộng: chia sẻ thông điệp vượt thời gian của Đức Phật về ḥa b́nh, t́nh yêu, trí tuệ và giải thoát bằng cách phổ biến âm nhạc đương đại lấy cảm hứng từ Đạo Pháp. Được thành lập vào năm 2014 tại Kuala Lumpur, Mă Lai, Plan B là một trong số ít các ban nhạc Phật giáo trên thế giới chơi nhạc hiện đại cho khán giả hiện đại.
Với sự tham gia của một nhóm các nhà truyền giáo, nhạc sĩ và ca sĩ toàn-Phật giáo được hợp nhất bởi một sứ mệnh chung là chia sẻ giáo lư Phật giáo v́ lợi ích cho tất cả chúng sinh, các thành viên của Plan B nhắm đến việc chia sẻ âm nhạc của họ để truyền cảm hứng cho Phật tử trẻ hướng về sự phát triển tâm linh và hạnh phúc cá nhân.
Plan B hiện đang trong kế hoạch cho chương tŕnh ḥa nhạc Đạo Pháp lớn lần thứ ba của họ, dự kiến diễn ra vào cuối năm 2020.
Đây là một phần của một chuỗi các buổi ḥa nhạc bắt đầu vào năm 2018, tập trung vào bốn giai đoạn của một thực hành Đạo Pháp chân chính: đức tin, sự hiểu biết, hành động và chứng ngộ, như được giải thích trong Kinh điển Đại thừa Avatamsaka.
Buổi ḥa nhạc sắp tới sẽ tập trung vào giai đoạn thứ hai: hiểu biết Đạo Pháp, v́ Plan B đă bao hàm khái niệm về đức tin trong các buổi ḥa nhạc trước đó của họ.
(HOME: Buddhistdoor – April 2, 2020)
Các nhà hoạt động âm nhạc Plan B
Photo: Plan B
TÍCH LAN: Đại dịch Covid-19: Các sư trưởng tu viện Asgiriya và Malwatta yêu cầu tất cả đền chùa tụng kinh cầu an trong một tuần
Kandy, tỉnh Miền Trung - Các vị sư trưởng của tu viện Asgiriya và Malwatta đă yêu cầu tất cả các ngôi chùa Phật giáo trong nước phải tụng kinh ‘Pirith’ (cầu an) mỗi ngày trong một tuần liên tiếp.
Yêu cầu này được đưa ra khi các trường hợp mắc Covid-19 kiểm đếm được của Tích Lan đang gia tăng và nguy cơ bùng phát dịch tại địa phương vẫn chưa được loại bỏ.
Các vị sư trưởng nói trên cũng đă kêu gọi công chúng tham gia chương tŕnh tôn giáo này từ nhà của họ trong khi tuân thủ các hướng dẫn về y tế của chính phủ.
Theo đó, tất cả các tự viện Phật giáo trong cả nước đều phải tụng kinh ‘Pirith’ trong khoảng thời gian một giờ (7 đến 8 giờ tối) mỗi ngày trong một tuần bắt đầu từ ngày 1-4-2020. Họ đă được yêu cầu đánh chuông chùa, tŕ tụng kinh kệ để cầu phước lành cho nhân dân.
(asiantribune.com – April 1, 2020)
MIẾN ĐIỆN: Khôi phục năm ngôi chùa ở thành phố cổ Bagan
Ban Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI) đă bắt đầu khôi phục năm ngôi chùa ở thành phố cổ Bagan, một di sản thế giới của UNESCO ở Myanmar. Năm di tích Phật giáo này đă bị hư hại trong trận động đất kinh hoàng năm 2016.
Theo U Seo Soe Lin, phó giám đốc của Cục Khảo cổ học và Bảo tàng Quốc gia Miến Điện ở Bagan, ASI sẽ thực hiện công việc bảo tŕ khẩn cấp, bao gồm bảo tŕ cấu trúc và kiểm tra tính toàn vẹn của tranh và hoa văn bê tông. “Việc khôi phục sẽ mất nhiều năm,” ông Lin nói. “Bảo tŕ khẩn cấp cho sự toàn vẹn sẽ được thực hiện trong năm nay và phần c̣n lại sẽ được thực hiện từng bước sau khi thực hiện việc nghiên cứu về các cấu trúc.”
Thỏa thuận để tiến hành phục hồi tại Bagan đă được kư kết trong chuyến thăm cấp nhà nước tới Ấn Độ từ ngày 26 đến 29-2 bởi tổng thống Miến Điện U Win Myint.
Ấn Độ và Miến Điện cũng hoan nghênh việc bắt đầu giai đoạn đầu tiên của công tŕnh ASI. Công tŕnh này sẽ giám sát việc khôi phục và bảo tồn 12 ngôi chùa trong một dự án nhằm khôi phục tổng số 92 ngôi chùa bị thiệt hại do động đất ở Bagan. Năm 2010, cả hai nước đă kư một thỏa thuận làm việc về bảo tồn cấu trúc và bảo tồn hóa học của chùa Ananda ở Bagan, có niên đại từ năm 1105.
(Buddhistdoor Global – April 3, 2020)
Một số chùa tại Bagan, Miến Điện
Photo: Buddhistdoor Global
NHẬT BẢN: Chùa Sensoji sẽ nhận bảng châm ngôn đóng khung sau khi bản gốc bị phá hủy trong Thế chiến II
Các nghệ nhân ở Nanto, tỉnh Toyama đă gần hoàn thành bảng châm ngôn (hengaku) đóng khung bằng gỗ nặng 660 kg của ngôi chùa Sensoji ở Tokyo, giống như bảng đă bị thiêu trong các cuộc oanh tạc của Hoa Kỳ trong Thế chiến II.
Bảng châm ngôn mới dự kiến sẽ được chuyển đến chùa Sensoji vào khoảng tháng Năm.
Nanbu Hakuun III, 68 tuổi, một nghệ nhân chuyên về các kỹ thuật chạm khắc gỗ Inami truyền thống, được giao phó công việc quan trọng này. Tại một xưởng vẽ ở Tonami ở phía tây tỉnh Toyama, ông đang tạo tác một tấm bảng rộng khoảng 6.3 mét, cao 1.6 mét và dày 15 cm.
Có khoảng 10 nghệ nhân khác, bao gồm một thợ chạm khắc, một thợ mộc và một thợ mạ vàng, đang cùng làm bảng khung gỗ nói trên.
Được tôn trí tại chùa Sensoji vào năm 1727, khung hengaku ban đầu đă bị phá hủy trong cuộc Đại Không kích Tokyo vào ngày 10-3-1945. Chánh điện được xây dựng lại vào năm 1958, nhưng ư tưởng tạo tác một bảng khung mới đă bị từ bỏ do thiếu quỹ.
(asahi.com – April 5, 2020)
Bảng châm ngôn (hengaku) mới đóng khung bằng gỗ nặng 660 kg của ngôi chùa Sensoji ở Tokyo
Photos: asahi.com
NHẬT BẢN: Chùa Chofukujuji ở tỉnh Chiba làm bùa tránh bệnh trong đại dịch COVID-19
Với giá 1.000 Yen mỗi chiếc, chùa Chofukujuji ở tỉnh Chiba bán bùa omamori bằng lụa có thêu h́nh Tsuno Daishi (Đại Giác Đại sư), hóa thân giống như yêu quái của nhà sư Phật giáo thế kỷ thứ 10 Ryogen. Truyền thuyết nói rằng sư Ryogen đă chiến đấu với yakubyo-gami (vị thần truyền dịch bệnh) bằng cách biến thành một con quái vật hung dữ.
Kể từ đó, sư Ryogen - c̣n gọi là Đại sư Ganzan - đă được tôn sùng v́ có quyền phép để xua tan bệnh tật và những điều bất hạnh khác, và có những đức tính đang được t́m kiếm khi đất nước Nhật phải chống chọi với đại dịch COVID-19 toàn cầu.
“Chúng tôi làm được khoảng 300 bùa omamori mỗi tuần, cầu nguyện rằng nó sẽ tránh được coronavirus,” sư trưởng Choshu Imai của ngôi chùa Chofukujuji 1,200 tuổi này nói. Ông cho biết chùa cũng có một cửa hàng trực tuyến nơi những người thờ phượng có thể mua bùa mà không cần phải đích thân đến viếng chùa, và nói rằng bùa đang bán được rất nhanh.
(thejapantimes – April 11, 2020)
Chùa Chofukujuji 1,200 năm tuổi ở tỉnh Chiba, Nhật Bản
Sư trưởng Choshu Imai của chùa Chofukujuji cầm một lá bùa omamori
Ảnh chụp một tranh vẽ và tượng Đại sư Ryogen (Ganzan)
Photos: The Japan Times
VATICAN: Hội Phật giáo Từ Tế tặng Ṭa Thánh Vatican hàng cứu trợ chống Coronavirus
Hội Phật giáo Từ Tế có trụ sở tại Đài Loan đă hợp tác với Đại sứ quán Đài Loan đến Ṭa Thánh và các nhóm khác để giúp đỡ Thành phố Vatican đối phó với cuộc khủng hoảng coronavirus.
Hội Từ Tế và đại sứ quán Đài Loan đă trao khoảng 4,000 khẩu trang cho Nhà thuốc Vatican v́ mục đích cho “sự an toàn và bảo vệ các nữ tu, linh mục Công giáo và công nhân viên, là những người tận tâm cung cấp sự an ủi, hướng dẫn và cứu trợ tinh thần trong thời gian khủng hoảng này." Khi tặng hàng cứu trợ, đại sứ Đài Loan tại Ṭa Thánh Matthew Lee cho biết, “Giúp đỡ là một nghĩa vụ đạo đức đối với chúng tôi.”.
Đại sứ quán Đài Loan cũng tặng khoảng 600 lon cá ngừ cho Hồng y Ba Lan Konrad Krajewski, người phụ trách các tổ chức từ thiện của Giáo hoàng, bày tỏ rằng cá đóng hộp tượng trưng cho “t́nh yêu của Đài Loan dành cho những người không có ǵ cả.”
(HOME: Buddhistdoor – April 12, 2020)
ẤN ĐỘ: Cộng đồng Phật giáo tại bang Uttarakhand quyên góp 2.3 triệu rupee để chống COVID-19
Dehradun, Uttarakhand, ngày 8 -4 : Một cộng đồng Phật giáo ở thành phố Dehradun đă quyên góp 2.3 triệu rupee cho Bộ trưởng Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ cuộc chiến chống lại mối đe dọa của coronavirus trong bang.
Các nhà lănh đạo cộng đồng, bao gồm các nhà lănh đạo tinh thần là Đức Shakritajin, Đức Ratna Vajra Shakya và Đức Gyan Vajra Shakya, đă trao ngân phiếu số tiền này cho Bộ trưởng Trivendra Singh Rawat vào ngày 8-4-2020.
Bộ trưởng Rawat bày tỏ ḷng biết ơn và nói rằng toàn bộ nhân loại đang chiến đấu chống lại COVID-19, rằng sự hợp tác và các nỗ lực chung sẽ giành chiến thắng từ dịch bệnh này.
Sự kiện nói trên diễn ra khi tổng cộng có 32 trường hợp dương tính đă được báo cáo ở Uttarakhand. (ANI)
(ANI – April 8, 2020)
Các vị lănh đạo cộng đồng Phật giáo ở thành phố Dehradun,
bang Uttarakhand và Bộ trưởng Quỹ Cứu trợ Trivendra Singh Rawat
Photo: ANI
CAM BỐT: Các nhà lănh đạo Phật giáo nói không với các sự kiện tại chùa trong Năm Mới
Các vị trưởng lăo của hai giáo phái Phật giáo đă gửi một thông điệp vào ngày 8-4 để hướng dẫn các sư trưởng và các vị lănh đạo chùa chiền trên khắp đất nước hủy bỏ lễ đón năm mới truyền thống của người Khmer.
Trưởng lăo Bou Kry, thuộc giáo phái Thammayut, đă viết một bức thư nói rằng quyết định cấm tụ tập được đưa ra để tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm pḥng ngừa và ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.
Đại Trưởng lăo Phật giáo Non Nget đă viết một bức thư tương tự nói rằng tất cả các chùa phải tránh các cuộc tụ họp đông người. Tuy nhiên, ngài yêu cầu Phật tử chuẩn bị các lễ vật thiêng liêng như nến, nhang, hoa, bánh và trái cây để tôn vinh tổ tiên của riêng họ.
(phnompenhpost.com – April 8, 2020)
SCOTLAND: Sư cô điều hành thiền định trực tuyến cho từ thiện vùng đông - bắc
Aberdeen, Scotland - Gen Tubchen, một nữ tu sĩ Phật giáo dạy thiền 17 năm nay, đă mở một lớp học trực tuyến để giúp mọi người thư giăn trong thời gian cách ly chống dịch.
Trung tâm Thiền Kadampa đă phải tạm thời dừng các buổi thiền định của họ do Covid-19. Nhưng bây giờ, nhờ có Gen Tubchen, các lớp học ảo đă khởi động.
Hiện tại đă có khá nhiều người tham gia cùng trung tâm kể từ khi họ chuyển nội dung sang trực tuyến.
Một loạt các lớp học có thể được truy cập trên trang web của họ - bao gồm thiền nửa giờ và một giờ - với một khoản phí từ thiện nhỏ cho các buổi thiền và các bài thiền ngắn hơn, có giá 3 hoặc 10 Bảng mỗi tuần.
Nun Tubchen nói thêm: “Thực hiện các lớp học trực tuyến này thực sự khác biệt nhưng nó tạo cảm giác thân mật hơn nhiều. Tôi đă từng điều hành một lớp học trước 2.000 người tại một lễ hội, v́ vậy đây là một sự thay đổi.
“Đây không chỉ là cách thức hoạt động và hỗ trợ của hội từ thiện cho các thành viên của chúng tôi, mà c̣n để tiếp cận mọi người ở phía bắc, mang thiền vào nhà của họ và tạo ra một chút b́nh an.”
(pressandjournal.co.uk – April 13, 2020)
Gen Tubchen, sư cô điều hành thiền định trực tuyến của Trung tâm Thiền Kadampa (Scotland)
Photo: pressandjournal.co.uk
MIẾN ĐIỆN: Nhà sư Phật giáo nổi tiếng của Myanmar đóng góp cho quỹ coronavirus của Giáo hoàng
Sitagu Sayadaw, tu sĩ Phật giáo nổi tiếng của Miến Điện, đă đóng góp 10,000 đô la cho quỹ khẩn cấp mà Giáo hoàng Francis đă lập ra gần đây cho người dân và các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Trong một buổi lễ được tổ chức vào ngày 16-4 tại Nhà thờ Thánh Tâm của Tổng giáo phận Mandalay, Đức Tổng Giám mục Marco Tin Win đă nhận được số tiền nói trên từ sư Sitagu Sayadaw.
Nhà sư này cũng cung cấp các túi gạo, dầu ăn, đậu, hành tây và muối cho các trại trẻ mồ côi và những người khác có nhu cầu ở Tổng giáo phận Mandalay.
Sư Sayadaw nói rằng ông đă đóng góp như một dấu hiệu của ḷng từ bi, vốn phổ biến đối với tất cả các tôn giáo - Phật giáo, Kitô giáo, Hồi giáo và Ấn Độ giáo.
Sư Sitagu Sayadaw cũng tặng gạo và các mặt hàng thực phẩm khác tại các nhà dưỡng lăo, một trường câm điếc, một cơ sở về ung thư, các trại trẻ mồ côi và những người di tản nội địa trên khắp đất nước.
(NewsNow – April 18, 2020)
Sư Sitagu Sayadaw và Tổng Giám mục Marco Tin Win
Photo: NewsNow
HOA KỲ: Dự án Cứu trợ Đạo Pháp quyên góp $ 500,000 cho khẩu trang phẫu thuật
Tallahassee, Florida (WCTV) - Dự án Cứu trợ Đạo Pháp đang gửi hàng trăm ngàn khẩu trang phẫu thuật đến các bệnh viện trên toàn quốc. Được thành lập bởi giáo viên Guo Gu tại Trung tâm Thiền Tallahassee, nỗ lực này đă thu được hơn 500,000 đô la.
Cuộc khủng hoảng coronavirus đă buộc trung tâm tạm thời đóng cửa và các lớp thiền đang biến thành lớp ảo.
Vào cuối tháng 3, ông Gu đă thành lập Dự án Cứu trợ Đạo Pháp. Đó là một liên minh gồm những người theo đạo Phật, các trung tâm, giáo viên và học viên ở Hoa Kỳ hợp tác với các tổ chức ở Trung Quốc. Các nhóm này gởi khẩu trang phẫu thuật trực tiếp đến các bệnh viện Mỹ.
Cho đến nay, khoảng 300.000 khẩu trang đă được chuyển giao, bắt đầu với các điểm nóng coronavirus, như ở Louisiana.
Tổ chức này cho biết ngay bây giờ họ đă giới hạn quyên góp ở mức 500,000 đô la. Họ nói rằng Trung tâm Y tế Vùng Thủ đô và Bệnh viện Tưởng niệm Tallahassee dự kiến sẽ nhận được một số trong tuần này.
(wctv.tv – April 19, 2020)
Ông Guo Gu, người thành lập Dự án Cứu trợ Đạo Pháp
Photo: wctv.tv
Khẩu trang của Dự án Cứu trợ Đạo pháp
Photo: reddit.com
THÁI LAN: Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB) kêu gọi sự hưởng từ bi toàn cầu đối với khủng hoảng coronavirus
Ngày 20-4, Mạng lưới Phật tử Quốc tế (INEB) đă công bố một tuyên bố công khai về việc giải quyết cuộc khủng hoảng coronavirus toàn cầu, kêu gọi tất cả mọi người, các quốc gia và chính phủ - bất kể nền tảng tôn giáo hoặc văn hóa hoặc liên kết chính trị - cần nhận ra tính chất liên kết và phụ thuộc lẫn nhau của loài người chúng ta như là cơ sở cho một sự hưởng ứng thống nhất toàn cầu đối với cuộc khủng hoảng này – vốn đă gây nguy hiểm cho hàng triệu người trong các cộng đồng dễ bị tổn thương trên toàn thế giới.
Trong tuyên bố khẩn cấp của ḿnh, INEB kêu gọi thể hiện sự đoàn kết xă hội toàn cầu được thành lập trong ḥa b́nh và ḥa hợp xă hội - để đối mặt với mối đe dọa chung do COVID-19 gây ra – nhằm cứu lấy những mạng sống, giảm thiểu gián đoạn xă hội và dập tắt các hành vi phân biệt đối xử bằng cách bảo đảm sự tiếp cận b́nh đẳng đối với các nguồn lực thiết yếu và chăm sóc sức khỏe.
(Buddhistdoor Global – April 20, 2020)
Biểu trưng của Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB)
Photo: buddhistdoor.com
PAKISTAN: Các di tích Phật giáo 2,400 năm tuổi tại hang động Shah Allah Ditta ở vùng đồi Margalla
Islamabad, Pakistan –Nằm tại vùng đồi Margalla, hang động Shah Allah Ditta là nơi bảo tồn những bức bích họa Phật giáo có niên đại khoảng 2400 năm tuổi.
Các hang động cổ đại này mô tả một trong những nơi nép ḿnh của Phật giáo trong vùng thuộc khu vực E-11 của thủ đô liên bang Pakistan.
Trên các vách của hang động Shah Allah Ditta có nhiều h́nh khắc Đức Phật khác nhau vô cùng đẹp mắt và hấp dẫn, một quan chức nói với APP.
Sau một cuộc quan sát tỉ mỉ về địa điểm này, nó có thể được xem là bằng chứng khảo cổ học chỉ ra rằng: các hang động và các thềm xung quanh khu vực này ban đầu được sử dụng để thiền định bởi các nhà sư Phật giáo, và sau đó là người theo đạo Hindu trước khi người Hồi giáo khổ hạnh chiếm được vào thời Mughal, ông nói.
(APP – April 20, 2020)
Hang động Shah Allah Ditta ở vùng đồi Margalla, Pakistan
Photo: The Nation
HÀN QUỐC: Chương tŕnh Ở lại Chùa tiếp tục, với những hạn chế nghiêm ngặt
Ngày 20-4-2020, Ban Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc (CCKB) công bố rằng họ đă nối lại một số chương tŕnh Ở lại Chùa.
Tất cả các chương tŕnh của tổ chức này đă bị đ́nh chỉ vào ngày 24 tháng 2 do sự bùng phát COVID-19.
Theo các hướng dẫn giăn cách xă hội của chính phủ, chỉ các chương tŕnh Ở Lại Chùa cho từng người tham gia mới được mở lại. Các chương tŕnh nhóm vẫn bị đ́nh chỉ.
CCKB đă chỉ đạo tất cả các chùa phải nghiêm ngặt tuân theo các quy định của COVID-19 của chính phủ. Họ phải để sẵn chất khử trùng rửa tay, phát mặt nạ tại chỗ và vệ sinh đền chùa thường xuyên.
Nhà điều hành chương tŕnh cũng cho biết các tự viện được yêu cầu kiểm tra những khách tham gia hàng ngày xem có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh không.
Đồng thời, CCKB đang cung cấp các chương tŕnh Ở lại Chùa miễn phí tại 16 ngôi chùa của ḿnh cho các nhân viên y tế đang ở tuyến đầu của cuộc chiến chống lại coronavirus mới. CCKB sẽ nhận lên đến 2,000 người trong chương tŕnh miễn phí, kéo dài đến ngày 31-10.
(The Korea Herald – April 20, 2020)
H́nh ảnh về du khách tham gia chương tŕnh Ở lại Chùa (Hàn Quốc)
Photo: The Korea Herald
HOA KỲ: Tu sĩ Phật giáo Kossan chơi nhạc rock Âu Mỹ
Trên Internet thời gian qua tràn ngập những người tŕnh diễn các phiên bản cover ‘không giống ai nhất’.
Và nhạc sĩ mới nhất làm cho trạng thái tầm thường nói trên thất bại là một tu sĩ Phật giáo tên là Kossan, người đang phát triển một sự nổi tiếng nào đó khi tŕnh diễn các bài hát rock phương Tây trên các nhạc cụ truyền thống của Nhật Bản.
Cho đến nay, sư Kossan - tên thật là Kazutaka Yamada - đă tự quay phim các phiên bản We Will Rock You của ban nhạc Queen, Yellow Submarine của The Beatles, và Teenage Lobotomy của The Ramones.
Người ta không biết nhiều về Kazutaka, chỉ biết rằng tu sĩ này sống ở New York, nơi sư dạy Zazen, một phương pháp rèn luyện thiền định của truyền thống Phật Thiền nhằm mục đích cung cấp cho các học viên cái nh́n sâu sắc về bản chất của sự tồn tại.
(NewsNow - April 22, 2929)
Sư Kossan (Kazutaka Yamada)
Photo: Kossan1108
THÁI LAN: Các sa di chùa Wat Molilokayaram học tập với sự giăn cách xă hội v́ coronavirus
Bangkok, Thái Lan - Khoảng 60 tu sĩ học sinh - một số ở độ tuổi tiểu học - đeo khiên che mặt và khẩu trang bằng vải khi tham dự các bài học tại Wat Molilokayaram, một ngôi chùa ở Bangkok.
Do những sa di này sống tại bản tự, nên sư trụ tŕ của chùa này không thấy có lư do ǵ phải ngừng việc học tập ngôn ngữ kinh điển Pali cổ v́ coronavirus cả, là đại dịch vốn khiến tất cả các trường học của chính phủ đóng cửa trong nhiều tuần.
Thay vào đó, chùa Wat Molilokayaram đă đặt các bàn cách nhau không dưới 2 mét (6,56 ft) để cố gắng ngăn chặn bất kỳ sự lây lan của virus.
"Chúng tôi kiểm tra nhiệt độ của tất cả các nhà sư và sa di mỗi buổi sáng", sư trụ tŕ Phra Theppariyattimolee nói. "Các nhà sư và sa di được yêu cầu đeo khẩu trang khi họ có các hoạt động bên ngoài khu vực sinh sống của ḿnh ... Điều này là để bảo vệ tất cả những người liên quan."
Ngôi chùa hiện đang ngưng tập tục của người Thái thông thường là các nhà sư nhận được thức ăn từ công chúng. Thay vào đó, thức ăn được nấu trong chùa và phân phát cho mọi người, sư trụ tŕ nói.
(Gulf News - April 22, 2020)
Các sa di học tập tại chùa Wat Molilokayaram trong thời kỳ giăn cách xă hội v́ coronavirus
Photos: Gulf News
HOA KỲ: Hội Phật giáo Từ Tế tại Hoa Kỳ mang hy vọng đến những người hùng tiền tuyến
Tổ chức Phật giáo Từ Tế tại Hoa Kỳ đang gây quỹ cho các nỗ lực cứu trợ để giúp lực lượng y bác sĩ và nhân viên y tế đang ở tuyến đầu chống COVID-19 trên toàn quốc.
Thông qua chiến dịch Flatten the Curve (‘Làm phẳng đường cong’ – của biểu đồ chống coronavirus), tính đến ngày 23-4 hội này đă quyên tặng cho 370 tổ chức (bao gồm hơn 166 bệnh viện) số lượng hàng cứu trợ gồm: 493,378 khẩu trang phẫu thuật, 36,712 găng tay, 17,674 khẩu trang N95 (và / hoặc các chất thay thế bao gồm KN95), 7,899 chai thuốc xịt khử trùng, 3,670 chai thuốc khử trùng tay, 2,097 túi hàng tạp hóa, 1,476 khấu trang vải thủ công, và nhiều thứ khác…
Việc quyên góp và phân phối hàng cứu trợ này đă dẫn đến sự hợp tác cộng đồng ngày càng tăng ở các tiểu bang và các nhóm dân cư đặc biệt khó khăn và dễ bị tổn thương.
Từ Tế Hoa Kỳ t́m kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân để hội có thể tiếp tục nỗ lực cứu trợ COVID-19.
(pasadenanow.com – April 23, 2020)
Những người hùng tiền tuyến chống coronavirus tại Trung tâm Y tế của Bệnh viện Thung lũng Pomona bày tỏ lời cảm ơn chân thành Từ Tế Hoa Kỳ v́ đă tặng các thiết bị bảo vệ cá nhân rất cần thiết
Bác sĩ David Wong (bên trái) tại Hệ thống Chăm sóc Y tế Bronx, thay mặt cho các bệnh viện của hệ thống, cảm kích tiếp nhận sự đóng góp khẩu trang y tế của Từ Tế Hoa Kỳ
Photos: pasadenanow.com
ẤN ĐỘ: “Covid-19: Một bài học về trách nhiệm chung từ Mẹ Trái Đất,” Đức Đạt lai Lạt ma nói
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Trái đất (22-4-2020), Đức Đạt lai Lạt ma phát biểu rằng đại dịch coronavirus toàn cầu là một bài học về trách nhiệm chung mà Mẹ Trái đất dạy cho nhân loại. Ngài nói thêm rằng loài người cần phải đối mặt với thử thách bằng sự ḥa hợp hơn là bằng sự phân biệt đối xử.
Ngài cũng nhấn mạnh vai tṛ của các nhân viên y tế trong đại dịch và tầm quan trọng của việc cung cấp các nhu yếu phẩm cơ bản cho những người đang rất cần trong t́nh huống này. “Các cơ sở vệ sinh cơ bản cho mọi người là rất quan trọng để kiểm soát sự lây lan của căn bệnh”, ngài nói.
“Quyền lui tới bền vững tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe có nhân viên và được trang bị phù hợp sẽ giúp chúng ta đáp ứng những thách thức của đại dịch hiện đang tàn phá hành tinh của chúng ta. Nó cũng sẽ cung cấp một trong những biện pháp pḥng vệ mạnh nhất chống lại các cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng trong tương lai”, ngài nói thêm.
(thehindubusinessline.com - April 23, 2020)
Đức Đạt lai Lạt ma và Phật tử đến từ Việt Nam
Photo: PTI
THÁI LAN: Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế ra mắt Quỹ Cứu trợ Khẩn cấp COVID-19
Bangkok, Thái Lan - Nhằm mục đích vượt qua đau khổ thông qua thực hành Đạo pháp và thông qua phát triển một h́nh thức tham gia xă hội của Phật giáo, Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB) đang t́m cách tận dụng phạm vi toàn cầu của ḿnh với việc ra mắt quỹ khẩn cấp để mang lại sự cứu trợ rất cần thiết cho các cộng đồng dễ bị tổn thương và bị thiệt tḥi trong cuộc khủng hoảng coronavirus toàn cầu.
“Chúng tôi đưa ra Hành động Chánh niệm: Quỹ Cứu trợ Khẩn cấp COVID-19 để hỗ trợ các nỗ lực cứu trợ khẩn cấp ở một số quốc gia có nhu cầu lớn nhất tại Nam và Đông Nam Á: Bangladesh, Ấn Độ, Myanmar và Nepal,” thư kư điều hành của INEB Somboon Chungprampree nói.
‘Hành động Chánh niệm: Quỹ cứu trợ khẩn cấp COVID-19’ đang hợp tác với Hiệp hội Dipankar Atish (ADS) ở Bangladesh; Quỹ Cứu trợ Nagaloka, Quỹ của Thánh Thượng (Asoka/ A Dục Vương) và Mạng lưới ADECOM, và Quỹ Cứu trợ Phật giáo phối hợp với Quỹ Quốc tế Sunyatee (SIF) ở Ấn Độ; Quỹ Kalyana Mitta (KMF) và Trường phái Tu viện Phaung Daw Oo ở Miến Điện; và Liên đoàn Phật giáo Nepal (NBF) ở Nepal.
“Chúng tôi đang đề nghị mọi người đóng góp cho hỗ trợ cứu trợ này và chia sẻ thông tin về Hành động Chánh niệm: Quỹ cứu trợ khẩn cấp COVID-19 với các mạng của bạn thông qua phương tiện truyền thông xă hội, trang web và trong các cuộc họp,” ông Nott Somboon kết luận..
(Buddhistdoor Global – April 27, 2020)
Hoạt động cứu trợ chống COVID-19 tại Bangladesh, Ấn Độ, Miến Điện… của các tổ chức hợp tác với INEB
Photos: inebwork.org