TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 02.2020
Diệu Âm lược dịch
NHẬT BẢN: Lễ hội ném đậu Setsubun của Phật giáo ở Tokyo
TIN ẢNH: Lễ hội ném đậu Setsubun thường niên đánh dấu sự khởi đầu của mùa xuân theo âm lịch diễn ra tại chùa Zojoji và Sensoji ở Tokyo.
Chư tăng chùa Zojoji diễn hành trước buổi lễ ném đậu “Mame-maki”của lễ hội Setsubun
Những người ném đậu diễn hành trước buổi lễ ném đậu “Mame-maki” tại chùa Zojoji
Các vị khách mời ném đậu trong buổi lễ “Mame-maki”
Mọi người cố gắng đón bắt những hạt đậu may mắn được rải tung bởi những người nổi tiếng tại chùa Zojoji
Tại chùa Sensoji, trẻ em mẫu giáo ném đậu vào một người đàn ông đeo mặt nạ và mặc trang phục giống quỷ trong một buổi lễ để xua đuổi tà ma và mang lại may mắn
Photos: AP & AFP
(gulfnews.com – February 3, 2020)
TÂY BAN NHA: Dự án xây khu phức hợp Phật giáo và tượng Phật cao 40 mét tại thành phố Cáceres
Hợp tác với Lâm T́ Ni (Nepal), thánh địa được công nhận là nơi Đức Phật đản sinh, thành phố Cáceres của Tây Ban Nha đang lập các kế hoạch để xây một khu phức hợp Phật giáo có tượng Phật khổng lồ, dự định là một tượng đài cho ḥa b́nh thế giới.
Khu phức hợp mới này - bao gồm một khu vườn, một tu viện Phật giáo và một bảo tháp, cùng với một thư viện, các xá lợi của Đức Phật và chỗ ở cho 20 nhà sư - sẽ được tài trợ bởi Hội Vườn Lâm T́ Ni. Trung tâm của khu phức hợp Phật giáo nói trên sẽ là một tượng Phật ngồi cao 40 mét.
Đầu tháng 1-2020 tại Lâm T́ Ni, thị trưởng của Cáceres và thị trưởng của Lâm T́ Ni đă kư một biên bản ghi nhớ về việc kết nghĩa của hai thành phố Di sản Thế giới UNESCO này.
(Buddhistdoor Global – February 4, 2020)
Thành phố Cáceres, Tây Ban Nha
Thị trưởng của Cáceres và thị trưởng của Lâm T́ Ni kư biên bản ghi nhớ về việc kết nghĩa của hai thành phố này
Ư tưởng của họa sĩ về tượng Đại Phật tại khu phức hợp Phật giáo ở Cáceres
Photos: buddhistdoor.net
TRUNG QUỐC: Phát hiện hơn 900 cổ vật tại một ngôi chùa đá ở thành phố Trùng Khánh
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc tại thành phố Trùng Khánh đă khai quật được hơn 900 di tích văn hóa trong một ngôi chùa bằng đá ở địa phương.
Theo Viện Di sản Văn hóa thành phố Trùng Khánh, các nhà khảo cổ học đă hoàn thành việc khai quật một khu vực rộng khoảng 4,600 m2 trong một ngôi chùa bằng đá ở quận Giang Tân thuộc thành phố này.
Kéo dài từ năm 2016 đến 2019, cuộc khai quật đă t́m thấy hơn 50 di tích các ṭa nhà, lăng mộ, tác phẩm chạm khắc đá từ thời nhà Đường (618-907 AD) đến nhà Thanh (1644-1911AD), Niu Yingbin, một chuyên gia thuộc viện Di sản Văn hóa Trùng Khánh cho biết.
“Những khám phá này có giá trị lớn về khoa học, nghệ thuật và lịch sử, và chúng cung cấp các tài liệu mới cho việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa Phật giáo địa phương vào thời Trung Hoa cổ xưa”, ông Niu nói.
(Xinhua – February 2, 2020)
NHẬT BẢN: Viện Bảo tàng Nara triển lăm những pho tượng hộ pháp Bi Sa Môn Thiên (Bishamonten) hàng đầu của Nhật Bản
Tại Bảo tàng Nara, một cuộc triển lăm đặc biệt về các tượng của vị thần Phật giáo Bi Sa Môn Thiên được chọn từ các chùa và các bảo tàng đă khai mạc vào ngày 4-2-2020.
Triển lăm mang tên “ Bi Sa Môn Thiên – Bắc phương Hộ Pháp” trưng bày 37 tác phẩm điêu khắc, bao gồm 2 quốc bảo và 18 tài sản văn hóa quan trọng được chỉ định bởi chính quyền trung ương.
Bi Sa Môn Thiên là vị thần bảo vệ giáo luật Phật giáo và là vị hộ pháp của phương bắc. Tại Nhật, ngài cũng được xem là vị hộ pháp của các thực tập sinh và ban phước lành cho mọi người.
Triển lăm “ Bi Sa Môn Thiên – Bắc phương Hộ Pháp”sẽ mở cửa vào ngày 24-2 cho đến 22-3-2020.
(asahi.com – February 4, 2020)
Những pho tượng hộ pháp Bi Sa Môn Thiên trưng bày tại Viện Bảo tàng Nara
Photos: asahi.com
THÁI LAN: Chuẩn bị cho lễ kỷ niệm Phật lễ Makha Bucha trong bối cảnh ô nhiễm không khí và lo ngại về vi rút Corona
Pattaya, Thái Lan – Ngày 7-2-2020, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đă mời Phật tử hành lễ Makha Bucha với các nghi lễ tôn giáo như thường lệ trong năm nay. Ông lưu ư rằng người dự lễ nên sử dụng nhang không khói để giảm thiểu ô nhiễm không khí, và rằng trữ lượng khẩu trang quốc gia vẫn c̣n đủ - để trấn an nỗi sợ bị nhiễm vi rút corona.
Năm nay, lễ Makha Bucha sẽ được tổ chức từ ngày 8 đến 10-2 tại Thái Lan, đánh dấu ngày rằm của tháng 2 âm lịch.
Ngày Makha Bucha kỷ niệm sự vân tập đầu tiên của 1,250 đệ tử của Đức Phật, đánh dấu sự khởi đầu của tăng đoàn – cộng đồng những người thực hành Phật giáo. Về mặt lịch sử, lễ này là dịp để Phật tử cúng dường chư tăng và viếng thăm chùa chiền, thực hiện những lời khấn nguyện đặc biệt và tham gia các hoạt động thiền định hoặc nghi lễ.
(Buddhistdoor Global – February 7, 2020)
Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha (người mặc áo xám, đứng giữa) trong ngày phát động lễ Makha Bucha
Photo: pattayamail.com
THÁI LAN: Chư tăng dẫn dắt buổi cầu nguyện thức đêm cho các nạn nhân của vụ xả súng hàng loạt
Vào tối ngày 8-2-2020 , các nhà sư Phật giáo ở Thái Lan đă dẫn đầu một buổi cầu nguyện cho các nạn nhân của thảm kịch bắn chết người xảy ra vào cuối tuần trước tại thành phố Nakhon Ratchasima ở phía đông bắc.
Hàng ngàn người thương tiếc đă tập trung, cầm những ngọn nến lung linh dưới ánh trăng rằm và dâng hoa khi các nhà sư tụng kinh bằng tiếng Pali cho các nạn nhân của vụ xả súng hàng loạt tồi tệ nhất trong lịch sử Thái Lan, vốn đă cướp đi sinh mạng của 30 người và khiến 58 người bị thương.
Vào ngày cuối tuần 6-2-2020 dịp lễ Makha Bucha hoan hỉ của Phật giáo, một người lính Thái Lan - do nổi giận v́ tranh chấp tài chính liên quan đến một sĩ quan cao cấp – đă nổ súng điên cuồng tại Nakhon Ratchasima. Vụ việc kéo dài 16 giờ này bắt đầu tại một căn cứ quân sự và kết thúc tại một trung tâm mua sắm lớn của địa phương.
(Buddhistdoor Global – February 10, 2020)
Một nhà sư rảy nước thánh khi mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ xả súng hàng loạt ở Nakhon Ratchasima
Photo: Pecews.com
Hàng ngàn người thắp nến và cầu nguyện cho những người thiệt mạng trong vụ nổ súng
Photo: bangkokpost.com
TÂY TẠNG: Chùa chiền Tây Tạng tổ chức lễ cầu nguyện và quyên góp tiền để cứu trợ các khu vực bị nhiễm vi rút corona mới
Các ngôi chùa Tây Tạng đă tổ chức những lễ cầu nguyện và quyên góp tiền để cứu trợ các khu vực bị nhiễm vi rút corona mới.
Ngày 5-2-2020 tại chùa Gandan ở Lhasa, thủ phủ của Khu Tự trị Tây Tạng (Trung Quốc), các nhà sư xếp hàng để quyên góp tiền để giúp chống lại dịch bệnh này
Chư tăng chùa Gandan tại Lhasa tham dự một buổi lễ cầu an cho các khu vực bị nhiễm vi rút corona vào ngày 5-2-2020
Tại chùa Jokhang ở Lhasa, một nhà sư đắp y bằng bột vàng lên bức tranh Phật để cầu nguyện cho các bệnh nhân bị nhiễm vi rút corona mới vào ngày 4-2-2020
Photos: Chogo
(NewsNow – February 8, 2020)
ẤN ĐỘ: Chính quyền bang Himachal Pradesh (HP) lên kế hoạch xây dựng Công viên Chủ đề Đức Phật tại Dharamshala
Trong một nỗ lực để đẩy mạnh du lịch trong mạng mạch Phật giáo, chính quyền HP đang lên kế hoạch xây dựng một ‘Công viên Chủ đề Đức Phật’ khổng lồ tại Dharamshala, nơi ở của nhà lănh đạo tinh thần Tây Tạng Đạt lai Lạt ma.
Chính quyền thành phố Kangra của HP đang trong quá tŕnh xác định khu đất rộng 37.5 mẫu để phát triển công viên nói trên.
Được tài trợ 80 triệu USD bởi Quỹ Phát triển Á châu, dự án Công viên Chủ đề Đức Phật - lớn nhất của loại h́nh này trong bang HP - sẽ có một trung tâm nghiên cứu Phật giáo, một trung tâm hội nghị chứa khoảng 2.000 người.
Công viên cũng sẽ có cơ sở lưu trú và các bữa ăn cho các nhà nghiên cứu đến thăm.
Ngoài ra, sách và các tài liệu nghiên cứu khác liên quan đến Đức Phật Cồ Đàm và những sự kiện trong cuộc đời của Ngài sẽ được cung cấp và mô tả tại công viên này.
(NewsNow – February 8, 2020)
ANH QUỐC: Tượng Phật chạm khắc thủ công độc đáo bị đánh cắp từ Tu viện Phật giáo Chithurst
Tây Sussex, Anh Quốc – Một tượng Phật độc đáo, được chạm khắc từ gỗ, đă bị lấy cắp khỏi Tu viện Phật giáo Chithurst ở hạt Tây Sussex.
Đây là pho tượng được tặng làm quà sinh nhật cho sư trụ tŕ của tu viện Chithurst vào ngày 4-11-1994, bởi một thợ mộc người Cam Bốt tên là Prasith.
Pho tượng nói trên miêu tả Đức Phật ngồi trên một con rắn 7 đầu và được ước tính có trị giá khoảng 500 bảng Anh.
Trên phần đế của tượng có khắc tên của người thợ khéo Prasith này.
(midhurstandpetworth.co.uk – February 13, 2020)
Tu viện Phật giáo Chithurst, Tây Sussex (Anh Quốc)
Photo: Google
TÍCH LAN: Lễ tụng Kinh Tam Tạng Cầu an của 48 nhà sư Bhutan tại Kelaniya
Kelaniya, Colombo – Sáng ngày 12-2-2020, , Lễ tụng Kinh Tam Tạng Cầu an của 48 nhà sư Bhutan để cầu xin phước lành cho đất nước, người dân và Chính phủ Tích Lan đă bắt đầu tại Trung tâm Phật giáo Quốc tế Manelwatta Nagananda ở vùng ngoại ô Kelaniya của Colombo.
Quốc vương Jigme Khesar Namgyel Wangchuck của Bhutan đă trợ giúp để thực hiện thành công sự kiện này nhằm củng cố mối quan hệ song phương.
Thượng tọa Bodagama Chandima, Phó Hiệu trưởng của Trung tâm Phật giáo Quốc tế Manelwatta Nagananda, cho biết Sư trưởng chùa Đại Giác là Thượng tọa Tiến sĩ Dodangoda Rewatha và ông Dasu Pasan Dorji, cựu Chủ tịch Hạ viện của Bhutan, đă phối hợp để làm cho sự kiện này thành công
(dailynews.lk– February 13, 2020)
Chư tăng Bhutan diễn hành trước Lễ Tụng kinh Tam Tạng cầu an tại Tích Lan Photo: dailynews.lk
INDONESIA: Bă kẹo cao su gây tai hại cho chùa Borobudur
Magelang, Trung Java – Tại khu chùa Borobudur, một di sản thế giới UNESCO, người ta có thể thấy hàng ngàn bă kẹo cao su dính đầy trên các bề mặt bằng đá của di tích này.
“Chúng tôi vẫn đang cố gắng gỡ bỏ khoảng 3,000 bă kẹo cao su trên khu vực chùa Borobudur,” Hary Setyawan, trưởng nhóm bảo vệ của Cơ quan Bảo tồn Borobudur cho biết.
Theo ông Hary, trên các bảo tháp từ tầng 7 đến tầng 10 của khu chùa có những vết trắng do hậu quả từ hành vi thải bă kẹo của một số du khách. Điều tồi tệ nhất là không dễ gỡ bỏ kẹo cao su, v́ nếu chỉ chà rửa bằng nước th́ không đủ, đặc biệt là đối với kẹo cao su đă dính ở đó từ nhiều năm. Do đó ban quản lư đôi khi phải sử dụng dung môi hóa học để làm cho sạch bă kẹo.
(The Jakarta Post – February 17, 2020)
Chùa Borobudur ở Magelang, Trung Java (Indonesia)
Photo: Shutterstock
TÍCH LAN: Phật tử Tích Lan tổ chức chương tŕnh các lễ cầu an đa tín ngưỡng để động viên cho cuộc chiến chống vi rút corona
Các nhóm Phật tử đă dẫn dắt các cộng đồng tín ngưỡng trên khắp Tích Lan trong một chương tŕnh cùng đoàn kết với Trung Quốc trong việc ngăn chặn sự lây lan của vi rút corona (Covid-19).
Vào đầu tháng này, Phật tử đă tập trung tại Trung tâm Phật giáo Quốc tế Nellectala ở gần thành phố cổ Kandy để làm lễ pirith - là tập tục đọc kinh truyền thống như một sự bảo vệ chống lại sự bất hạnh hoặc nguy hiểm.
Buổi lễ có sự tham gia của khoảng 1.000 người, bao gồm cư dân địa phương và công dân Trung Quốc sống ở Tích Lan.
Cùng ngày, một buổi lễ tương tự đă được tổ chức bởi Diễn đàn Nhà báo Tích Lan-Trung Quốc (SLCJF) tại ngôi chùa Phật giáo thế kỷ 19 Gangaramaya ở thủ đô thương mại Colombo của Tích Lan.
Nhà thờ Công giáo St. Antony và Đền thờ Hồi giáo Dewatagaha ở Colombo cũng đă tổ chức lễ cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.
(Buddhistdoor Global – February 17, 2020)
Các nhà sư ở Tịnh xá Anuradhapura tại một buổi lễ pirith - cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19
Photo: newsin.asia
NEPAL: Hội nghị Phật giáo với sự tham dự của 21 quốc gia
Ban tổ chức chính của Hội nghị Phật giáo Quốc tế đă bắt đầu chuẩn bị cho sự kiện này, được tổ chức từ ngày 5 đến 7 tháng 5 tại Lâm T́ Ni nhân dịp lễ Phật Đản.
Vào ngày 17-2, một cuộc họp của ban tổ chức chính tại Bộ Văn hóa Du lịch và Hàng không Dân dụng thông báo rằng những người tham gia từ 21 quốc gia cùng một số nhà nghiên cứu và sinh viên Phật giáo sẽ tham gia sự kiện này.
Cuộc họp đă quyết định tổ chức lễ Phật Đản trong năm nay bằng một lễ kỷ niệm kéo dài một tuần.
Vào ngày đầu tiên của tuần lễ Phật Đản (1tháng 5), một chiến dịch làm vệ sinh sẽ được tổ chức tại các khu vực Lâm T́ Ni, Bhairahawa, Kapilvastu và Ramgram. Tiếp theo là chương tŕnh hiến máu vào ngày 2 tháng 5 và trồng cây vào ngày 3 tháng 5 tại Rupandehi và Kapilvastu.
Vào ngày 4 tháng 5, một cuộc thi marathon ḥa b́nh và các sự kiện văn hóa sẽ diễn ra tại Lâm T́ Ni.
Đồng thời, trong ba ngày của hội nghị, các cuộc mít tinh ḥa b́nh và tụng kinh Paritran Paath sẽ được tổ chức.
(The Himalayan Times – February 17, 2020)
HÀN QUỐC: Ḥa thượng Pomnyun được trao Giải thưởng Ḥa b́nh Niwano lần thứ 37
Ngày 17-2-2020, tổ chức Ḥa b́nh Niwano (Nhật Bản) đă công bố rằng Thiền sư Ḥa thượng Pomnyun người Hàn Quốc là người nhận Giải thưởng Ḥa b́nh Niwano lần thứ 37. Ông là người nổi tiếng ở Hàn Quốc và trên khắp thế giới qua những bài Pháp thoại sâu sắc nhưng dễ tiếp cận được và qua những lời khen ngợi về các hoạt động nhân đạo sâu rộng với vai tṛ một Phật tử dấn thân xă hội.
Giải thưởng Ḥa b́nh Niwano lần thứ 37 sẽ được trao chính thức vào ngày 3- 6-2020 tại Tokyo, bao gồm giấy chứng nhận, huy chương và tiền mặt trị giá 20 triệu Yen (US$ 182,000).
Ḥa thượng Pomnyun đă thành lập nhiều tổ chức, sáng kiến và dự án đang hoạt động trên khắp thế giới.
Ông cũng hợp tác chặt chẽ với Mạng lưới Phật tử Quốc tế (INEB) có trụ sở tại Thái Lan.
(Buddhistdoor Global – February 18, 2020)
Ḥa thượng Pomnyun
Photo: Craig Lewis
CAM BỐT: 400 nhà sư từ 7 ngôi chùa dẫn dắt một buổi lễ ban phước
Siem Reap, Cam Bốt - Vào ngày 15-2-2020 tại Công viên Sông Jaya House, để tôn vinh Ngày Đức Phật, có ít nhất 400 nhà sư từ 7 ngôi chùa đă được mời đến để dẫn dắt một buổi lễ ban phước để ‘thanh lọc tinh thần và ngăn chặn tất cả những điều tiêu cực’.
Sự kiện này nhằm mục đích giới thiệu với du khách đang lưu ngụ tại trung tâm văn hóa của Cam Bốt về Ngày Đức Phật, vốn thường được tổ chức tại các nước Phật giáo trong khu vực.
Có it nhất 200 người, cả cư dân lẫn du khách ở Siem Reap, đă tham dự lễ chúc phúc buổi tối này để t́m hiểu nền văn hóa và các truyền thống phong phú của Vương quốc Cam Bốt.
(tipitaka.net – February 20, 2020)
400 nhà sư từ 7 ngôi chùa dẫn dắt một buổi lễ ban phước nhân ngày Đức Phật tại Siem Reap, Cam Bốt
Photos: tipitaka.net
HÀN QUỐC: Phật phái Jogye đối phó với sự bùng phát của vi-rút Corona
Khi Hàn Quốc trải qua sự gia tăng nhanh chóng các ca Covid-19, các tổ chức Phật giáo đang t́m cách đối phó một cách bài bản với mối đe dọa đến sức khỏe và nền kinh tế quốc gia. Các ngôi chùa Phật giáo sắp xếp lại và giảm các dịch vụ và các sự kiện công cộng trước nguy cơ lây lan vi-rút (virus). Các chùa mà vẫn tiếp tục các chương tŕnh theo lịch tŕnh của ḿnh th́ đang cung cấp nước rửa tay khử trùng và khẩu trang cho những người tham dự.
Tông phái Jogye của Phật giáo Hàn Quốc đă ra lệnh cho các chùa trên toàn quốc hủy bỏ các sự kiện đông người, đồng thời cho phép các chùa riêng lẻ những cách đối phó cụ thể đối với vi-rút.
“Chúng tôi đă gởi các quy tắc vệ sinh cần được tuân theo tại tất cả các chùa ở Hàn Quốc,” Ḥa thượng Lim Yoong-chang của Tông phái Jogye nói. “Ngoài ra, các trụ sở địa phương như Chùa Tongdosa ở Yangsan, tỉnh Nam Gyeongsang, và Chùa Beomeosa ở Busan dự kiến sẽ đưa ra các chính sách riêng của họ để đối phó với sự bùng phát vi-rút.”
(Buddhistdoor Global (Home) – February 23, 2020)
Một phụ nữ đeo khẩu trang viếng ngôi chùa của Tông phái Jogye ở Seoul (Hàn Quốc)
Photo: voanews.com
HOA KỲ: Lễ thường niên Ngày Đức Phật sẽ được tổ chức vào tháng Ba
Hiệp hội Phật tử Quốc tế Hawaii (HAIB) đă công bố Lễ Ngày Đức Phật thường niên lần thứ 8 của hội sẽ diễn ra vào ngày 8-3-2020 tại chùa Hongwanji ở Kealakekua, với các lễ hội bắt đầu lúc 9:30 a.m.
Trong thời gian của lễ này, các tu sĩ và đại diện của các tăng đoàn Phật giáo sẽ được mời đến Hanamido, một ngôi đền hoa tượng trưng cho Vườn Lâm T́ Ni nơi Đức Phật đản sinh. Tại đây diễn ra nghi lễ cúng trà ngọt dâng Đức Phật sơ sinh – một tập tục hàng thế kỷ có nguồn gốc từ những người Bà La Môn.
HAIB mong muốn đại diện cho tất cả các trường phái và truyền thống Phật giáo để tăng cường t́nh hữu nghị và hiểu biết, để nhận ra sự thống nhất thiết yếu của tất cả các trường phái Phật giáo và thúc đẩy sự phát triển tâm linh nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của toàn thể Phật tử và nhân loại.
(bigislandnow.com – February 23, 2020)
017HAIB Buddha Dainisters. PC: HAIB
Một số thành viên của HAIB
Photo:HAIB
CỘNG H̉A BURYATIA (Liên bang Nga): Ni viện duy nhất ở Nga
Mặc dù số lượng nữ Phật tử ngày càng tăng, nhưng trong lănh thổ Liên bang Nga chỉ có một ni viện Phật giáo. Được đặt tên là Ni viện Phật giáo Thịnh vượng và Cao quư, trung tâm Phật pháp duy nhất ở thủ đô Ulan-Ude của Buryatia này đánh dấu một bước phát triển của Phật giáo Nga vào đầu thập niên 1990.
Hiện tại, các nghi lễ tôn giáo và các dịch vụ tại tu viện được tổ chức bởi các nữ lạt ma, những người sống cùng gia đ́nh bên ngoài tu viện này. Tu viện trưởng là Zorigma Budaeva đă giữ chức vụ đáng kính này từ năm 2002.
Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của tu viện là giúp đỡ phụ nữ, vốn là những người bảo vệ cho cuộc sống gia đ́nh và cho sự b́nh an xă hội.
Tu viện mở cửa không chỉ cho các nữ Phật tử mà c̣n dành cho tất cả khách viếng, không phân biệt giới tính, tuổi tác hoặc tôn giáo.
(Buddhistdoor Global – February 24, 2020)
Ni viện Phật giáo Thịnh vượng và Cao quư ở thủ đô Ulan-Ude của Buryatia (Nga) và các nữ tu sĩ của bản viện
Photos: Buddhistdoor Global
CỘNG H̉A KALMYKIA (Liên bang Nga): Cuộc triển lăm tôn vinh 15 Phép mầu của Đức Phật
Vào ngày 24-2, ngày đầu tiên của Tháng Trắng linh thiêng, một nghi lễ cổ xưa và một cuộc triển lăm tôn vinh 15 Phép mầu của Đức Phật đă được tổ chức tại Chùa Trung tâm Hoàng Kim Trạch của Thích Ca Mâu Ni Phật ở Kalmykia.
Triển lăm c̣n có 15 tranh Thangka Tây Tạng, giới thiệu cuộc đời và công việc của đại sư Tây Tạng Je Tsongkhapa (1357-1419), người sáng lập trường phái Gelug của Phật giáo Tây Tạng. Số tranh thangka này do Văn pḥng của Đức Đạt lai Lạt ma tặng cho Chùa Hoàng Kim Trạch.
Tháng Trắng, tháng đầu tiên của Năm mới Âm lịch, được tổ chức trên khắp thảo nguyên phía nam Siberia, Mông cổ và các khu vực rộng lớn của Trung Quốc. Đây là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong khu vực này và trùng với Năm Mới (Losar) của người Tây Tạng.
(Buddhistdoor Global – February 27, 2020)
Lễ khai mạc cuộc triển lăm tôn vinh 15 Phép mầu của Đức Phật
Tranh Thangka Tây Tạng miêu tả cuộc đời và công việc của đại sư Tây Tạng Je Tsongkhapa
Photos: khurul.ru
NEPAL: Một triệu lượt người tham dự lễ hội Phật giáo Samyak Mahadan ở Patan
Tại thành phố Patan, lễ hội cúng dường hàng ngàn năm tuổi Samyak Mahadan của Phật giáo đă được tổ chức trên một khu đất rộng lớn vào 2 ngày 26 và 27-2-2020.
Trọng tâm chính của lễ hội là tôn vinh chư Phật, đặc biệt là Phật Dipankara, vị Phật mà ở kiếp trước đă tiên đoán sự giác ngộ của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Năm nay là năm thứ 472 lễ hội Samyak Mahadan diễn ra tại thành phố Patan, với hơn một triệu lượt người tham gia.
Sự kiện này được tổ chức bởi Đại Tịnh xá Hiranya Varna, c̣n gọi là Chùa Vàng, với sự tài trợ từ Ittilihane Samyak Mahadan Ayojak Samittee – một đơn vị của Đại Tịnh xá này.
(Buddhistdoor Global – February 28, 2020)
H́nh ảnh lễ hội cúng dường Samyak Mahadan
Photos: kathmandupost.com