TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 12.2019
Diệu Âm lược dịch
TRUNG QUỐC: Phát hiện những bích họa Phật giáo thế kỷ 13 tại tỉnh Thanh Hải
Tây Ninh, Thanh Hải – Ba mảnh bích họa Phật giáo Tây Tạng cổ xưa có niên đại từ thế kỷ thứ 13 đă được t́m thấy tại huyện Nangqian, châu tự trị Tạng Ngọc Thụ thuộc tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc.
Những bích họa mang những ḍng chữ Tây Tạng này có các đặc điểm quan trọng của phong cách nghệ thuật Pala Ấn Độ, và có giá trị rất cao cho nghiên cứu lịch sử của con người.
Vào tháng 6, dân làng Duochang đă t́m thấy di tích của một ngôi đền và 3 mảnh bích họa này trên các vách đá tại một ngọn núi ở địa phương.
Theo sở Văn hóa và Du lịch huyện Nagqian, đây là những bích họa có giá trị quan trọng trong nghiên cứu về các hoạt động của tổ tiên trên cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng.
(Big News Network – December 1. 2019)
Một trong 3 mảnh bích họa Phật giáo thế kỷ 13 được t́m thấy tại tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc
Photo: Chinanews.com
PAKISTAN: Bảo tàng Islamabad trưng bày tượng Phật qúy hiếm
Islamabad, Pakistan – Theo một báo cáo truyền thông vào ngày 1-12-2019, Bảo tàng Islamabad đă trưng bày một tượng đầu Đức Phật quư hiếm lấy từ kho lưu trữ vốn khóa kỹ trong nhiều thập niên.
Tác phẩm điêu khắc từ thời kỳ giữa thế kỷ thứ 3 và thứ 4 sau Công nguyên này được phát hiện tại khu vực thung lũng Swat vào thập niên 1960. Tượng được trưng bày lần cuối trong một bảo tàng vào năm 1997.
“Thật vô cùng hiếm khi được thấy những tượng Đức Phật làm bằng vữa từ Swat. Thung lũng Swat chủ yếu là nhà của các tác phẩm điêu khắc đá,” Tiến sĩ Abdul Ghafoor Lone, Giám đốc Bảo tàng Islamabad cho biết. Ông nói rằng các tác phẩm điêu khắc Đức Phật bằng vữa thường được t́m thấy ở Taxila (Pakistan) và Afghanistan.
(PTI – December 2, 2019)
Bảo tàng Islamabad (Pakistan) trưng bày tượng Phật qúy hiếm
Photo: PTI
ẤN ĐỘ: Phật tử vùng Hy Mă Lạp Sơn ủng hộ Đạt lai Lạt ma tái sinh được Tây Tạng công nhận
McLeodganj, Ấn Độ - Phật tử từ vùng Hy Mă Lạp Sơn đă bày tỏ sự ủng hộ của họ đối với “Tuyên ngôn Dharamshala” – một nghị quyết 3 điểm được thông qua bởi giới tu sĩ Tây Tạng, kêu gọi Đức Đạt lai Lạt ma tiếp tục với ḍng truyền thừa của ngài, và nhận rơ rằng chỉ có ngài là người duy nhất có quyền quyết định sự tái sanh của ḿnh.
Từ ngày 27 đến 29-11, các vị lănh đạo tôn giáo và tăng ni Phật giáo Tây Tạng cùng với truyền thống tôn giáo Bon Tây Tạng bản địa đă vân tập tại Trung tâm của người di cư Tây Tạng ở McLeod Ganj và đồng ḷng thông qua nghị quyết phản đối bắt cứ sự can thiệp nào vào việc lựa chọn vị Đạt lai Lạt ma tiếp theo.
Các thành viên tham dự hội nghị tôn giáo này đă quyết định rằng: Không có chính quyền nào khác có thể có được thẩm quyền như vậy. Nếu Trung Quốc v́ mục đích chính trị mà chọn một ứng cử viên để làm Đạt lai Lạt ma, th́ người dân Tây Tạng sẽ không công nhận hoặc tôn trọng ứng cử viên đó.
(Big News Network – December 2, 2019)
CAM BỐT: Ngôi chùa đang xây bị sập khiến hơn 10 người thương vong
Ngày 2-12-2019, một ngôi chùa đang được xây dựng ở Siem Riep đă bị sụp đổ khiến ít nhất 3 người thiệt mạng và 13 người khác bị thương, trong số đó có 2 nhà sư.
Phó giám đốc cảnh sát tỉnh Siem Reap, ông Pheung Chendareth, cho biết các công nhân đang đổ xi măng xây trần nhà th́ nó bất ngờ sụp đổ lên họ và 2 nhà sư đang phụ giúp họ. Thi thể một công nhân được t́m thấy dưới đống đổ nát và 2 công nhân khác đă chết tại bệnh viện.
Các công nhân nói với cảnh sát rằng không có ai khác bị mắc kẹt, nhưng những người cứu hộ nói họ sẽ tiếp tục làm việc cho đến khi tất cả đống đổ nát được dời bỏ để bảo đảm không c̣n ai kẹt lại bên dưới.
(nytimes.com – December 5, 2019)
Ngôi chùa tại Siem Reap (Cam Bốt) bị sập khiến nhiều người thương vong
Photo: AFP
PAKISTAN: Triển lăm “Tu sĩ Phật giáo và Kinh thánh Hồi giáo, một công tŕnh nghệ thuật của Tăng sĩ-Tiến sĩ Neung Hur” tại Islamabad
Một cuộc triển lăm kéo dài 4 ngày, mang tên “Tu sĩ Phật giáo và Kinh thánh Hồi giáo, một công tŕnh nghệ thuật của Nhà sư -Tiến sĩ Neung Hur” đă diễn ra từ ngày 5-12-2019 tại Bảo tàng Aqs của Làng Mỹ thuật và Nghề thủ công ở thủ đô Islamabad, Pakistan.
Là một họa sĩ cư trú tại Trung tâm Nghiên cứu và Tài nguyên Gandhara, Islamabad, tiến sĩ-tăng sĩ Neung Hur đă sáng tác rất nhiều tác phẩm. Công tŕnh của ông lấy cảm hứng từ các truyền thống văn hóa và thẩm mỹ của địa phương và Hồi giáo, trong khi kết hợp nó một cách sáng tạo với biểu tượng màu sắc lấy cảm hứng từ Phật giáo – như một dấu hiệu t́nh yêu của ông dành cho Gandhara, vốn là biểu tượng cho sự ḥa hợp các tín ngưỡng khác nhau của Pakistan.
Các tác phẩm nghệ thuật này dựa trên nghĩa của chữ của các văn bản thư pháp cũng như trên sự tương tác của biểu tượng màu sắc.
(APP – December 5, 2019)
Nhà sư -Tiến sĩ Neung Hur tại cuộc triển lăm của ông ở Islamabad, Pakistan
Photo: APP
MIẾN ĐIỆN: (Tin ảnh) Lễ cúng dường cho 30.000 nhà sư tại Mandalay
Photos: Phyo Wai Kyaw
Ngày 7-12-2019, chính quyền Vùng Mandalay đă tổ chức một buổi lễ cúng dường gạo và tiền cho 30.000 nhà sư Miến Điện và Thái Lan, nhằm điều chỉnh các giá trị Phật giáo truyền thống trong xă hội hiện đại.
Sự kiện này có sự hợp tác của Hội Dhammakaya, một tổ chức phi chính phủ của Thái Lan.
Buổi lễ được tổ chức tại khu tập thể của sân bay Chan Mya Tharsi vào sáng sớm.
Trong buổi lễ, Hội Dhammakaya đă cúng dường tổng cộng 900 triệu K (600.000 đô la) và mỗi nhà sư nhận được 30.000 K (20 đô la) tiền mặt cùng với thức ăn và cà ri và các vật phẩm khác.
(The Myanmar Times – December 8, 2019)
PAKISTAN: Hàn Quốc sẽ thành lập Trung tâm Nghiên cứu Gandhara của Phật giáo tại tỉnh Khyber Pakthunkhwa (KP)
Peshawar, KP – Ngày 6-12-2019, trong cuộc họp tại thành phố Peshawar, Bộ trưởng Bộ Du lịch và Khảo cổ học Atif Khan đă thông báo với Đại sứ Hàn Quốc Kwak Sung Kyu về các sáng kiến của chính quyền KP về việc quảng bá du lịch tôn giáo trong tỉnh này. Cuộc họp đă đồng ư thành lập Trung tâm Nghiên cứu Gandhara tại KP với sự giúp đỡ của chính phủ Hàn Quốc.
Bộ trưởng Atif Khan đă thông báo với Đại sứ Hàn Quốc về hơn 2,000 di tích lịch sử và thánh địa của Phật giáo ở KP. Bộ trưởng cho biết chính quyền KP đang thực hiện các bước hiệu quả để bảo đảm an ninh và phát triển những nơi này. Ông nói rằng một hội nghị của các quốc gia Phật giáo sẽ sớm được tổ chức tại KP, nhằm mục đích nâng cao nhận thức về các địa điểm Phật giáo trong tỉnh .
(NewsNow – December 8, 2019)
Các tác phẩm điêu khắc Phật giáo được lưu giữ tại Pakistan
Photo: Reuters
HOA KỲ: Đền thờ Phật giáo San Francisco ủy thác bộ sưu tập của bản tự cho Thư viện & Lưu trữ viện Hoover
California, Hoa Kỳ - Đền thờ Phật giáo San Francisco (BCSF), được thành lập vào năm 1898, là ngôi chùa Phật giáo lâu đời nhất của Nhật Bản tại Hoa Kỳ. Chùa này và các thành viên chủ chốt đóng vai tṛ lănh đạo trong việc h́nh thành cộng đồng người Mỹ gốc Nhật trước Thế chiến thứ hai.
Các ghi chép về Phật giáo của người Mỹ gốc Nhật trước Thế chiến thứ II c̣n tồn tại đến ngày nay là rất hiếm. Điều này tạo ra một khoảng cách trong sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử người Mỹ gốc Nhật trong giai đoạn quan trọng của những năm 1930 dẫn đến sự bùng nổ của Chiến tranh Thái B́nh Dương.
Ủy ban lưu trữ của BCSF đă ủy thác Thư viện & Lưu trữ Hoover làm nơi lưu trữ mới cho các vật phẩm có giá trị lịch sử của họ: các tạp chí của Hiệp hội phụ nữ, hồ sơ và h́nh ảnh về các sự kiện của chùa và các hoạt động gây quỹ cho nỗ lực cứu trợ sau chiến tranh ở Nhật Bản.
Việc tiếp nhận mới nói trên đă nối lại sự quan tâm giữa các học giả trong chương được miêu tả không đúng mức này của lịch sử Mỹ Nhật Bản.
(hoover.org – December 10, 2019)
Đền thờ Phật giáo San Francisco (Hoa Kỳ)
Photo: hoover.org
ẤN ĐỘ: Người lưu vong Tây Tạng kỷ niệm 30 năm ngày Đức Đạt lai Lạt ma nhận giải Nobel
Dharamshala, Ấn Độ - Ngày 10-12-2019, lễ kỷ niệm 30 năm ngày Đức Đạt lai Lạt ma nhận giải Nobel Ḥa b́nh đă được cử hành tại Tsuglagkhang.
Sự kiện này cũng đánh dấu 71năm Ngày Nhân quyền và kỷ niệm 71 năm Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới. Nhiều tổ chức khác nhau tại Dharamshala đă tổ chức các hoạt động trong suốt cả ngày.
Một sự kiện khác của lễ kỷ niệm này là lễ hội Hy Mă Lạp Sơn, diễn ra trong 2 ngày tại Viện Tŕnh diễn nghệ thuật Tây Tạng (TIPA).
(Phayul – December 11, 2019)
Quan khách trong lễ kỷ niệm 30 năm ngày Đức Đạt lai Lạt ma nhận giải Nobel
Các nghệ sĩ của TIPA tŕnh diễn tại buổi lễ
Photos: Phayul
HOA KỲ: Hoa Kỳ cảm ơn Ấn Độ v́ “sự hào phóng thành nguyên tắc” trong việc bảo vệ Đức Đạt lai Lạt ma
Washington: Ngày 13-12-2019, Hoa Kỳ đă cảm ơn Ấn Độ v́ “sự hào phóng thành nguyên tắc” trong việc bảo vệ Đức Đạt lai Lạt ma, khi nước này kỷ niệm 30 năm ngày vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng nhận Giải thưởng Nobel Ḥa b́nh về công việc bảo tồn di sản của người Tây Tạng.
Bà Alice G Wells, quyền trợ lư bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ về Nam và Trung Á, đă chúc mừng Đức Đạt lai Lạt ma trên một tweet về ngày kỷ niệm nói trên và về công việc cả đời với ḷng từ bi của ngài.
Bà Wells cảm ơn Ấn Độ v́ sự hào phóng thành nguyên tắc của nước này trong việc bảo vệ Đức Đạt lai Lạt ma được tự do kể từ năm 1959, khi ngài được tị nạn chính trị tại Dharamshala ở bang Himachal Pradesh.
(PTI – December 13, 2019)
Bà Alice G Wells, quyền trợ lư bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ về Nam và Trung Á
Photo: Google
HOA KỲ: Một nữ thiền sư quan tâm đến những người nhập cư đau khổ
CA, Hoa Kỳ - Myozen Joan Amaral, một Thiền sư có trụ sở tại Beverly, đă giúp đỡ những người nhập cư tại các trung tâm giam giữ.
Sự mạnh mẽ và quyết tâm của cô, trong một số trường hợp, đă giải thoát họ khỏi nhà tù.
Là thiền sư và là người sáng lập Trung tâm Thiền North Shore, bà đă bảo trợ cho người nhập cư, đặc biệt là trong cộng đồng La Tinh. Cho đến gần đây, người phụ nữ tóc bạc 53 tuổi đă đến thăm và thường xuyên ngồi thiền cùng những người bị Cơ quan Di trú và Thực thi Hải quan (ICE) giam giữ tại Nhà Cải tạo Hạt Suffolk có tên là South Bay – nơi hiện nay đă chấm dứt thỏa thuận về việc nhập cư như vậy.
Bà Amaral tham gia thực hành Thiền vào năm 1998, mặc dù trước đó nhiều năm bà đă trở thành một nhà hoạt động xă hội.
Bà đă đảm nhận vai tṛ chính là một giảng viên của Thiền Phái Soto của Phật giáo Nhật Bản với công việc của ḿnh tại trung tâm ICE.
(tipitaka.net – December 16, 2019)
Thiền sư Myozen Joan Amaral
Photo: bostonglobe.com
PAKISTAN: Tông phái Jogye của Hàn Quốc sẽ thành lập đền thờ Phật giáo
Chính phủ Pakistan đă trao quyền cho Tông phái Phật giáo Jogye của Hàn Quốc để thành lập một ngôi chùa tại một trong những di sản Phật giáo cổ xưa của Pakistan.
Quyết định này bắt nguồn từ chuyến thăm Pakistan gần đây của một phái đoàn tu sĩ Hàn Quốc do Ḥa thượng Wonhaeng, người đứng đầu tông phái này, dẫn đầu.
Trong chuyến thăm, phái đoàn 60-thành viên Phật giáo Hàn Quốc gồm chư tăng và người hành hương đă đến thăm một số di tích lịch sử Phật giáo, cũng như Bảo tàng Lahore – nơi lưu giữ một bộ sưu tập điêu khắc Phật giáo thời kỳ Hy Lạp hóa (Greco-Buddhist) đồ sộ.
Chuyến thăm cũng bao gồm các cuộc gặp riêng của phái đoàn với Thủ tướng Imran Khan và Tổng thống Arif Alvi của Pakistan.
Thủ tướng Khan cho biết ông đă ủy quyền việc xây dựng một ngôi chùa có liên quan đến Tông phái Jogye tại một di sản Phật giáo của Pakistan.
C̣n Tổng thống Alvi ghi nhận rằng chuyến thăm của phái đoàn Phật giáo Hàn Quốc đến Pakistan - cái nôi của nhiều nền văn minh - sẽ truyền tải một thông điệp về ḥa b́nh, ḥa hợp và hiểu biết giữa tất cả các tôn giáo.
(Tipitaka Network - December 16, 2019)
Ḥa thượng Wonghaeng (người thứ 3 từ bên trái) hội kiến Thủ tướng Pakistan vào ngày 20-11-2019
Photo: koreatimes.co.kr
Chư tăng Hàn Quốc hành lễ tại một di tích lịch sử ở Haripur, Pakistan Photo: tribune.com.pk
HOA KỲ: Vụ phóng hỏa và nổ súng tại ngôi chùa Phật giáo Thái ở thành phố Bắc Las Vegas
Nevada, Hoa Kỳ - Ngôi chùa Phật giáo Thái Wat Buddha Pavana ở thành phố Bắc Las Vegas là nơi xảy ra vụ một nghi phạm đốt phá và nổ súng vào ngày 15-12-2019. Không có thương vong nào, và cảnh sát cho rằng vụ việc này có thể do thù ghét. Tay súng nói trên sau đó được t́m thấy đă chết do tự sát bằng súng trong cùng ngày.
Sáy người trong ngôi chùa không ai bị trúng đạn và đều thoát khỏi ngọn lửa an toàn.
Một đền thờ ngoài trời của ngôi chùa Thái này bị hư hỏng nặng, nhưng đội cứu hỏa đă dập được lửa trước khi ngọn lửa lan vào bên trong.
Chùa Wat Buddha Pavana được thành lập vào năm 1992, là nơi sinh sống của một nhóm nhỏ tăng sĩ Thái và chủ yếu thu hút thành viên từ cộng đồng người Thái của khu vực này, mặc dù chùa chào đón mọi người thuộc mọi tôn giáo và tín ngưỡng.
(Buddhistdoor Global – December 17, 2019)
Ngôi chùa Thái Wat Buddha Pavana ở Bắc Las Vegas
Photo: waymarking.com
Đền thờ tại chùa Wat Buddha Pavana hư hỏng nặng do bị phóng hỏa
Photo: reviewjournal.com
ẤN ĐỘ: Sarnath, địa điểm pháp giảng đầu tiên của Đức Phật, được đề cử vào danh sách UNESCO
Cơ sở tại Varanasi của cơ quan Khảo sát Khảo cổ Ấn Độ (ASI) tuần này đă chuyển đến Bộ Văn hóa Ấn Độ một đề cử đưa Sarnath vào danh sách Di sản Thế giới UNESCO.
Nếu được ghi danh, Sarnath sẽ trở thành Di sản Thế giới thứ 4 của UNESCO tại bang Uttar Pradesh, Ấn Độ.
Cách thành phố Varanasi khoảng 8 km, Sarnath ngày nay là nơi có một địa điểm khảo cổ rộng lớn, bao gồm Bảo tháp Dhamekh hùng vỹ - đánh dấu nơi giảng pháp đầu tiên của Đức Phật – và một số ngôi chùa hiện đại đại diện cho các trường học Phật giáo toàn thế giới, và Bảo tàng Sarnath – nơi lưu giữ hàng ngàn cổ vật tôn giáo và văn hóa của Phật giáo và các tôn giáo khác trong khu vực.
Ngày nay, Sarnath là một trong những địa điểm hành hương linh thiêng nhất đối với Phật tử trên khắp thế giới, và là một trong 4 di tích hàng đầu về Đức Phật mà Phật tử hành hương mong được đến viếng.
(Buddhistdoor Global – December 19, 2019)
Các di tích quan trọng Phật giáo tại Sarnath:
Bảo tháp Dhamekh
Tịnh xá Mulagandhakuti
Bảo tháp Dharmarajika
Photos: buddhistdoor.net
ÚC ĐẠI LỢI: Hội Phật giáo Từ Tế cung cấp tiền cứu trợ cho nạn nhân cháy rừng ở Úc
Tổ chức từ thiện Phật giáo tham gia xă hội Từ Tế Úc Đại Lợi sẽ cung cấp 800 đô la Úc (550 đô la Mỹ) tiền quyên góp cho mỗi hộ gia đ́nh ở Mid Coast có tài sản bị hư hại hoặc bị phá hủy trong vụ cháy rừng thảm khốc vào ngày 8-11-2019. Ngoài việc cứu trợ tài chính, Hội Từ Tế c̣n cung cấp các gói quà tặng cho 300 hộ gia đ́nh nạn nhân này.
Chi nhánh Từ Tế tại Úc có trụ sở ở Eastwood, bang New South Wales Các hoạt động thường xuyên của chi nhánh bao gồm phân phối bánh ḿ hàng tuần cho những người gặp khó khăn về tài chính, thăm viện dưỡng lăo và các hoạt động dành cho trẻ tự kỷ tại cơ sở Từ Tế Eastwood.
Vào ngày 16-11, một nhóm t́nh nguyện viên của Từ Tế dưới biểu ngữ “Kêu gọi gây quỹ cháy rừng 2019” đă quyên tiền trên các đường phố của Eastwood để phản ứng lại các vụ cháy rừng tàn khốc.
(Buddhistdoor Global – December 20, 2019)
Poster vận động quyên góp của Hội Từ Tế để cứu trợ nạn nhân cháy rừng ở Úc
.
Một nhóm t́nh nguyện viên Hội Từ Tế Úc
T́nh nguyện viên Hội Từ Tế quyên tiền giúp nạn nhân cháy rừng trên các đường phố tại Eastwood (Úc Đại Lợi)
Photos: Tzu Chi Australia Facebook
MÔNG CỔ: Quốc hội Mông Cổ phê chuẩn Lễ Phật Đản là một ngày công lễ
Ngày 20-12-2019, Quốc hội Mông Cổ đă phê chuẩn dự luật sửa đổi cho Luật về các ngày Công Lễ, được đệ tŕnh bởi các thành viên nghị viện vào tháng 8 năm ngoái.
Bản sửa đổi tuyên bố Ngày Đức Phật hay ngày Đức Phật Cồ Đàm đản sinh, giác ngộ và nhập niết bàn là một ngày công lễ. Theo Phật lịch, lễ này nhằm ngày rằm của tháng hè đầu tiên. Vào năm 2020, Lễ Phật Đản sẽ là ngày 5-6 dương lịch.
Trong cuộc thảo luận, các thành viên quốc hội chỉ ra rằng nên tổ chức Ngày Đức Phật như một ngày để khuyến khích ḷng từ bi, sự đồng cảm và ḷng tốt, và quảng bá t́nh yêu đối với mẹ thiên nhiên, cha mẹ và gia đ́nh.
(AKIPRESS.COM – December 24, 2019)
Phật tử Mông Cổ
Photo: AKIPRESS.COM
HÀN QUỐC: Phật tử tham gia lễ Giáng sinh
Tại một ngôi chùa ở Seoul, lễ Giáng sinh được Phật tử Hàn Quốc tổ chức sớm với một cây thông Giáng sinh đại diện cho tất cả tôn giáo.
Trước lễ Giáng sinh, cây thông Giáng sinh đă được thắp sáng vào ngày 20-12-2019 tại một buổi lễ do Tông phái Phật giáo Hàn Quốc Jogye tổ chức.
Lễ thắp sáng có sự tham gia của các vị lănh đạo tôn giáo, bao gồm Ḥa thượng Wonhaeng, sư trưởng Tông phái Jogye, Tổngthư kư Kim Young-jju của Hội đồng các Giáo hội Quốc gia và Giám mục Kim Hee-joong của Hội đồng Công giáo Hàn Quốc.
Trong buổi lễ, một ban hợp ca thiếu nhi từ chùa đă hát những bài thánh ca Giáng sinh.
Từ năm 2010, lễ thắp sáng cây thông đă được tổ chức vào mỗi dịp Giáng sinh tại chùa này như một biểu tượng ḥa hợp giữa các tôn giáo khác nhau ở Hàn Quốc
(KBS WORLD – December 24, 2019)
Ban hợp ca thiếu nhi từ chùa của Tông phái Jogye hát những bài thánh ca Giáng sinh trong lễ thắp sáng cây thông Giáng sinh
Photo: Yonhap News
HOA KỲ: Bức tranh Phật giáo Cao Ly quư hiếm tại Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland
Viện Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland đă công bố những vụ mua lại mới cho bộ sưu tập thường trực của viện, bao gồm một bức tranh Phật giáo Cao Ly quư hiếm.
Bảo tàng này đă mua được bức Đệ Tứ Điện Diêm Vương từ một loạt các bức tranh mô tả 10 vị diêm vương. Các bức tranh cuộn với chủ đề Phật giáo này đă đạt đến đỉnh cao của thành tựu trong thời Goryeo (918-1392) ở Cao Ly.
Chỉ có khoảng 160 tranh từ thời Gyryeo, và rất ít tranh trong số này xuất hiện trên thị trường Hoa Kỳ và Âu châu trong 25 năm qua. Trước khi về bảo tàng Cleveland, tranh Đệ Tứ Điện Diêm Vương từng được trưng bày tại các tổ chức uy tín như Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc.
(news5cleveland.com – December 26, 2019)
Bức tranh Đệ Tứ Điện Diêm Vương của Phật giáo Cao Ly
Photo: Howard Agriesti
NHẬT BẢN: Quét bụi tượng Đại Phật tại chùa Nanzoin
Ngày 26-12-2019 tại thị trấn Sasaguri ở tỉnh Fukuoka, những người thờ cúng dùng các cành tre để quét bụi một tượng Phật khổng lồ trong một sự kiện cuối năm thường niên tại chùa Nanzoin.
Là điểm thu hút tại địa phương, pho tượng dài 41 m, cao 11 m và nặng 300 tấn nói trên là một trong những tượng Phật nằm bằng đồng lớn nhất thế giới.
Tượng được xây vào năm 1995 để lưu giữ tro cốt của Đức Phật. Một tổ chức Phật giáo ở Miến Điện đă tặng tro cốt này cho chùa Nanzoin để bày tỏ sự cảm kích về việc chùa đă gởi vật phẩm tặng trẻ em tại Miến Điện và Nepal.
(The Mainichi – December 26, 2019)
Phật tử quét bụi tượng Đại Phật tại chùa Nanzoin, Nhật Bản
Photo: Toyokazu Tsumura
CỘNG H̉A TUVA (Liên bang Nga): Kamby Lạt ma thứ 8 đăng quang để lănh đạo Tăng đoàn Phật giáo tại Tuva
Kyzyl, Tuva - Kamby Lạt ma thứ 8, tăng sĩ cao cấp nhất ở Cộng ḥa Tuva, đă đăng quang vào ngày 19-12-2019 tại Nhà nghệ thuật Dân gian của Bộ Văn hóa ở thủ đô Kyzyl.
Jampel Lodoy, sư trụ tŕ của ngôi chùa huyền thoại Ustuu-Khuree, đă được bầu làm Lạt ma tối cao của nước cộng ḥa Tuva vào ngày 29-11 tại chùa Tsechenling. Đây là lần thứ hai ông giữ vị trí cao nhất nói trên.
Lễ đăng quang có sự tham dự của các nhà lănh đạo chính trị của Tuva, các đại diện của Giáo hội Chính thống Nga (Kitô giáo), hội pháp sư, các lạt ma đến từ Mông Cổ láng giềng, và các tín đồ Phật giáo từ khắp Tuva.
Năm 1997, tổ chức của Lạt ma Kamby được hồi sinh là cơ quan tôn giáo cao nhất ở Tuva. Lạt ma tối cao của nước cộng ḥa Phật giáo này được bầu trên cơ sở dân chủ với nhiệm kỳ 5 năm.
(Buddhistdoor Global – December 27, 2019)
Kamby Lạt ma thứ 8, Jampel Lodoy
Sholban Kara-ool, chủ tịch nước Tuva, đọc diễn văn tại lễ đăng quang của Kamby Lạt ma thứ 8
Ông Sholban Kara-ool và Kamby Lạt ma thứ 8 trong lễ đăng quang
Photos: savetibet.ru