TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 07.2019
Diệu Âm lược dịch
NHẬT BẢN: Phát hiện hàng ngàn bảo tháp gỗ thu nhỏ tại chùa Entsu-ji
Một bộ sưu tập lớn các bảo tháp 5 tầng thu nhỏ - ‘gorinto’ theo tiếng Nhật - đă được phát hiện trong các hộp gỗ ở chùa Entsu-ji trên núi Koya, ngay bên ngoài thành phố Kyoto.
Gorinto cao khoảng 9 cm và bề ngang 3 cm, được làm từ gỗ cây tuyết tùng và cây bách.
Việc khám phá các hiện vật như vầy là đặc biệt hiếm. Những bảo tháp nhỏ, mang theo được này theo truyền thống thường được dùng trong quá tŕnh tang ma và chôn cất một người thân hoặc một nhân vật tôn giáo.
Trên một trong những hộp gỗ được t́m thấy có ghi niên đại các gorinto nói trên là vào năm thứ 7 của thời đại Tenpo (1830-1844).
Năm tầng của gorinto đại diện cho 5 nguyên tố: đất, nước, lửa, gió và không khí. Mỗi nguyên tố nổi lên từ tầng bên dưới nó, đất là nặng nhất và không khí là nhẹ nhất.
Một phần của bộ sưu tập gorinto sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Koyasan Reihokan từ ngày 20-7-2019.
(Buddhistdoor Global – July 5, 2019)
Một gorinto có ghi chữ Phạn trên mỗi ‘tầng’ và mẩu giấy được lưu giữ bên trong tháp
Bộ sưu tập gorinto
Photos: mainichi.jp
HOA KỲ: Triển lăm nghệ thuật Phật giáo tại Bảo tàng Wheaton Arts
Cuộc triển lăm “Các bậc thầy thời xưa: Nghệ thuật Phật giáo trong đồ gốm” đă được tổ chức tại Trung tâm Đời sống dân gian Hạ Jersey từ ngày 2-4 đến 30-6-2019.
Triển lăm giới thiệu nhiều tác phẩm nghệ thuật Phật giáo từ các bộ sưu tập tư nhân Frederick Kramer và Losang Samten.
Đồ gốm được trưng bày bao gồm các phong cách gốm khác nhau của một số triều đại Trung Hoa như Đường, Tống, Nguyên, Minh và Thanh.
Các hiện vật triển lăm khác gồm có tranh bút mực Bali, tranh cọ Trung Hoa, nhiều tác phẩm điêu khắc chư Phật, Bồ tát và chư thần khác, cũng như các tranh Phật giáo thangka của Tây Tạng trên vải bông với trang trí ghép bằng lụa.
(Big News Network – July 5, 2019)
Một tác phẩm trưng bày trong cuộc triển lăm nghệ thuật Phật giáo tại Bảo tàng Wheaton Arts, Hoa Kỳ
Photo: njpen.com
TÍCH LAN: Hội Phật giáo BOI tặng thiết bị y tế và thuốc cho Bệnh viện Ung thư ở Maharagama
Colombo, Tích Lan – Ngày 6-7-2019, Hội Phật giáo của Hội đồng Đầu tư Tích Lan (BOI) đă chính thức tặng các màn h́nh khám thai và thuốc cho Bệnh viện Ung thư Apeksha ở khu Maharagama, thuộc quận Colombo.
Bà Champika Malalgoda, Tổng Giám đốc của BOI đă trao tặng các mặt hàng nói trên cho ban quản lư của Bệnh viện Apeksha.
Việc quyên góp vật phẩm của Hội Phật Giáo BOI cho bệnh viện này là một sự kiện thường niên, v́ BOI rất muốn quảng bá văn hóa về việc chăm sóc cho những người có nhu cầu.
(ColomboPage – July 6, 2019)
Hội Phật giáo BOI tặng thiết bị y tế và thuốc cho Bệnh viện Ung thư Apeksha ở Maharagama
Photo: ColomboPage
MIẾN ĐIỆN: Thành phố chùa chiền Bagan đạt danh hiệu Di sản Thế giới UNESCO
Yangon, Miến Điện – Gần 25 năm sau khi khu phức hợp chùa chiền Phật giáo Bagan được đề cử vào danh sách lần đầu tiên, UNESCO đă ghi tên cố đô này của Miến Điện là Di sản Thế giới.
Quyết định nói trên công nhận tầm quan trọng của Bagan - với hơn 3,500 bảo tháp, chùa chiền, tu viện và các công tŕnh kiến trúc khác, được xây dựng từ thế kỷ thứ 11 đến 13 - nơi có khả năng sẽ là một lợi ích cho ngành du lịch Miến Điện.
Đề xuất của Miến Điện về việc ghi tên Bagan vào danh sách đă được chấp thuận tại một cuộc họp của cơ quan văn hóa của Liên Hiệp Quốc ở thành phố Baku, Azerbaijan (Liên bang Nga).
(Reuters – July 6, 2019)
Thành phố chùa chiền Bagan của Miến Điện
Photo: Reuters
AFGHANISTAN: Hoa Kỳ giúp Bảo tàng Quốc gia Afghanistan phục chế cổ vật Phật giáo
Bảo tàng Quốc gia Afghanistan đang tiến hành việc phục chế hàng trăm cổ vật Phật giáo , vốn đă bị chế độ Taliban phá hủy.
Dự án này là một phần của một chương tŕnh lớn hơn do Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ để giúp Bảo tàng Quốc gia Afghanistan khôi phục các vật tạo tác có tính lịch sử này. Chính phủ Hoa Kỳ đă chi khoảng 47 triệu đô la cho việc bảo tồn và cho các dự án có liên quan của Afghanistan kể từ năm 2002. Các quan chức Hoa Kỳ ước tính tổng chi phí phục hồi các tác phẩm điêu khắc thuộc di tích Phật giáo Hadda là khoảng 785,000 đô la, và đến nay các khoản ngân quỹ đă được phân bổ cho đến năm 2020.
(Providence – July 6, 2019)
Bảo tàng Quốc gia Afghanistan phục hồi cổ vật Phật giáo
Photos: Kiana Hayen
ANH QUỐC: Bảo tàng Anh sẽ trả lại các cổ vật Phật giáo Gandhara tuyệt đẹp cho Afghanistan
Các viên chức của Bảo tàng Anh cho biết các cổ vật Phật giáo (có niên đại từ thế kỷ thứ 4 đến thứ 6) từ Afghanistan sẽ sớm được đưa trở lại Kabul và trưng bày trong Bảo tàng Quốc gia Afghanistan.
Sự hồi hương của những đồ tạo tác nói trên là một trong những trường hợp tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp quan trọng nhất được đưa trở lại khu vực này. Các cổ vật đều theo phong cách Gandhara, bao gồm đầu của 9 tác phẩm điêu khắc có lẽ bị Taliban chặt rời và một phần thân c̣n nguyên vẹn của một vị bồ tát.
Được phát hiện lần đầu tiên trong các thùng gỗ tại phi trường Heathrow của Luân Đôn vào năm 2002, các cổ vật này đă được gởi đến Bảo tàng Anh vào năm 2018 để phân tích và phân loại.
(Buddhistdoor Global – July 9, 2019)
Đầu của các tượng Phật giáo Gandhara
Phần thân tượng một vị bồ tát
Photos: Bảo tàng Anh Quốc
NHẬT BẢN: Vô số chú mèo may mắn vẫy gọi tại chùa Gotokuji ở Tokyo
Vô số chú mèo may mắn vẫy gọi du khách tại chùa Gotokuji ở khu phố Setagaya yên tĩnh của Tokyo.
Theo truyền thuyết của bản tự th́ nơi đây là sinh quán của những con mèo vẫy gọi, những tượng nhỏ mà nhiều người tin là đem lại may mắn và thịnh vượng.
Một số du khách đến chùa Gotokuji để chụp một vài bức ảnh, trong khi những người khác cầu nguyện và thực hiện những điều ước.
Các tượng mèo vẫy gọi này rất phong phú, và khu phố Setagaya dường như tự hào khi mang lại nhiều may mắn hơn phần c̣n lại của thành phố Tokyo cộng lại.
Các đường phố dẫn đến chùa Gotokuji có rất nhiều cửa hàng quà tặng bán bất cứ thứ ǵ có in h́nh ảnh con mèo vẫy gọi. Và một xe lửa địa phương cũng như máy bán hàng tự động của chùa Gotokuji đều được trang trí những h́nh ảnh của chú mèo may mắn này.
(AP – July 9, 2019)
Những chú mèo may mắn vẫy gọi tại chùa Gotokuji ở Tokyo, Nhật Bản
Photos: Jae C. Hong
ĐỨC: Đại sứ quán Tích Lan tặng 2 tượng Phật cho Đại sứ quán Cam Bốt tại Berlin
Berlin, Đức - Theo yêu cầu của Đại sứ Cam Bốt, Đại sứ quán Tích Lan đă tặng 2 tượng Phật cho Đại sứ quán Cam Bốt.
Đại sứ Tích Lan Eng. Karunasena Hettirachchi đă chính thức trao các tượng Phật cho Đại sứ Cam Bốt Sopharath Touch vào ngày 7-7-2019 tại cơ sở Đại sứ quán.
Đại sứ Tích Lan Eng. Hettirachchi nhấn mạnh rằng việc tặng các tượng Phật là một biểu hiện của t́nh hữu nghị giữa 2 nước, vốn về nguyên tắc cùng theo Phật giáo Nguyên thủy. Ông nói thêm rằng cả Tích Lan và Cam Bốt có thể làm việc cùng nhau trong các vấn đề liên quan đến Phật giáo và hợp tác trong các lễ kỷ niệm và lễ hội tôn giáo.
Đại sứ Cam Bốt đánh giá cao cử chỉ thiện chí và t́nh bạn của Đại sứ Tích Lan khi tặng các tượng Phật, và ông bảo đảm về việc thực hiện và tham gia vào các sự kiện tôn giáo trong tương lai do Đại sứ quán Tích Lan tại Berlin tổ chức.
(ft.lk – July 9, 2019)
THÁI LAN: Chư tăng Thái mặc y áo làm từ chai nhựa tái chế
Bangkok, Thái Lan - Các nhà sư ở chùa Wat Chak Daeng đă kết hợp tu tập đạo pháp của họ với nhận thức về môi trường bằng cách tái chế chai nhựa để tạo ra y áo nhà chùa.
Dự án này là một ví dụ về ứng dụng bền vững của công nghệ hiện đại bằng cách chuyển đổi chai nhựa thành vải có thể mặc được.Trước tiên, các vỏ chai nhựa được thu gom vào khuôn viên chùa. Sau khi nén chúng, họ đóng gói chúng thành kiện và gởi đến nhà máy chế biến, nơi nhựa bị cát nhỏ và nấu chảy thành vải, rồi đưa chúng trở lại chùa. Các t́nh nguyện viên trong chùa may loại vải tái chế này thành y áo cho chư tăng.
Ngoài ra, các nhà sư c̣n tái sử dụng nắp chai và nhăn để làm thành ghế và các vật dụng khác, nêu gương cho cộng đồng địa phương về nhu cầu chống lại rác thải nhựa và sự tiêu thụ quá mức.
(Buddhistdoor Global – July 12, 2019)
Vỏ chai nhựa được thu gom để tái chế
Vải y của chư tăng được làm từ vỏ chai nhựa tái chế
Photos: BD Dipen
HOA KỲ: Nhóm Phật giáo tại Arcata tổ chức chuỗi ngày cuối tuần về chữa bệnh thông qua thiền định
Arcata, CA - Đối với những người quan tâm đến việc chữa lành thân tâm thông qua thiền định, sẽ có một loạt các bài nói chuyện ở Trung tâm Yoga Cộng đồng tại 890 G St., Arcata từ ngày thứ Sáu (19-7) đến Chủ nhật (21-7).
Sự kiện này được tổ chức bởi Nhóm Phật giáo KDK Arcata – Dorje Yang Dron (Giai điệu của Kim Cương Quang), với phần tŕnh bày của Lạt ma Lodu Rinpoche - vị thầy đáng kính và là người sáng lập nhóm của Trung tâm Đạo pháp KDK tại San Francisco - về thiền định như là một phương pháp tĩnh tâm, cụ thể là thông qua một truyền thống gọi là Phật Dược sư.
Truyền thống này đă được vị cao tăng Ấn Độ thế kỷ thứ 8 là Shantarakshita truyền bá sang Tây Tạng để tăng cường sức khỏe, pḥng chống dịch bệnh và bảo vệ khỏi ma thuật và thiên tai.
(Times Standard – July 13, 2019)
Lạt ma Lodu Rinpoche, người sáng lập nhóm của Trung tâm Đạo pháp KDK tại San Francisco
H́nh ảnh Phật Dược sư
Photos: Times Standard
ÚC ĐẠI LỢI: Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo Quốc tế Sakyadhita tổ chức hội nghị lần thứ 16
Blue Mountains, Úc - Vào cuối tháng 6-2019, Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo Quốc tế Sakyadhita đă tổ chức hội nghị lần thứ 16 tại thành phố Blue Mountains, quy tụ hơn 800 nữ tu và cư sĩ Phật giáo từ 29 quốc gia.
Kể từ khi thành lập vào năm 1987, hội Sakyadhita đă chống lại những bất công ânh hưởng đến nữ cư sĩ và chư ni từ khắp nơi trên thế giới, tổ chức các hội nghị thượng đỉnh 2 năm một lần - nơi nam nữ Phật tử thuộc các truyền thống Phật giáo khác nhau hội kiến để tŕnh bày các nghiên cứu, pháp thoại, hội thảo, thiền định và thảo luận bàn tṛn.
Trong quá khứ, Sakyadhita đă tổ chức các hội nghị của hiệp hội tại chấu Á, một phần là để bảo đảm rằng các cuộc họp có thể có sự tham dự càng nhiều nữ tu và nữ cư sĩ càng tốt, phần lớn là những người sống ở các nước châu Á.
Nhưng năm nay, tổ chức nữ Phật tử này đă có một cơ hội độc nhất vô nhị khi tổ chức hội nghị tại Úc, một khu vực mà Phật giáo ít được chính thức hóa – với chủ đề của sự kiện lần này là “Chân trời mới trong Phật giáo”, một cách phù hợp.
Hội nghị Sakyadhita tiếp theo sẽ diễn ra tại Sarawak, Mă Lai, vào năm 2021.
(tricycle – July 15, 2019)
H́nh ảnh về hội nghị lần thứ 16 của Hiệp hội Phụ nữ Phật giáo Quốc tế Sakyadhita, được tổ chức tại Úc
Photos: tricycle.org
TRUNG QUỐC: Áp đặt sự hạn chế đi lại tại Trung tâm Phật giáo Yachen Gar
Chính quyền tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc đă áp đặt các hạn chế đi lại chặt chẽ đối với Trung tâm Phật giáo Yachen Gar, cấm việc vào thăm khu vực này và thiết lập các trạm kiểm soát để theo dơi sự di chuyển của xe cộ.
Những hạn chế mới nói trên theo sau các nỗ lực bắt đầu vào tháng 5-2019 nhằm giảm số lượng tăng ni sống tại khu phức hợp rộng lớn ở hạt Palyul của huyện Kardze này, với hàng ngàn người bị buộc phải rời đi và trở về quê nhà để học lại chính trị.
Kể từ khi việc di dời bắt đầu vào tháng 5, khoảng 3,500 tăng ni đă bị buộc phải rời Yachen Gar, trong khi khoảng 600 viên chức Trung Quốc đă đóng quân vĩnh viễn tại trung tâm Phật giáo này để “duy tŕ sự theo dơi chặt chẽ” đối với những người ở lại và kiểm tra tất cả khách đến viếng thăm.
(RFA – July 16, 2019)
ẤN ĐỘ: Thiền sư Thích Nhất Hạnh được trao tặng Huân chương Ḥa b́nh Gandhi Mandela 2019
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đă được vinh danh tại New Delhi với Giải thưởng Ḥa b́nh Gandhi Mandela lần đầu tiên. Giải thưởng được trao vào ngày 11-7 cho Tăng đoàn Ahimsa Trust và các thành viên của tông phái Phật giáo Dấn thân của Thiền sư Nhất Hạnh.
Các thành viên gia đ́nh của cả Mahatma Gandhi và Nelson Mandela đă có mặt tại buổi lễ.
Sáng kiến Ḥa b́nh Gandhi Mandela dự kiến sẽ là một sự kiện hàng năm với tầm nh́n kỷ niệm 150 năm 100 năm những cuộc đời truyền cảm hứng của Gandhi và Mandela.
Giải thưởng này đă bắt đầu với các sự kiện tại New Delhi (11-7), Mumbai (12-7) và Ahmedabad (13-7). Giải được trao cho những người trong các lĩnh vực khác nhau của xă hội để ghi nhận những đóng góp đáng chú ư của họ cho nhân loại.
(Buddhistdoor Global – July 19, 2019)
Biểu trưng của Giải thưởng Ḥa b́nh Gandhi Mandela (Ấn Độ)
Photo: buddhistdoor.net
ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma chúc mừng nữ chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Châu Âu
Dharamshala, Ấn Độ - Ngày 19-7-2019, Đức Đạt lai Lạt ma đă gởi thư chúc mừng đến bà Ursula Von der Leyen nhân dịp bà đắc cử chức chủ tịch Ủy ban Châu Âu. Bà Leyen, Bộ trưởng Quốc pḥng của Đức, được bầu làm chủ tịch mới của Ủy ban Châu Ấu thuộc Nghị viện Châu Âu vào ngày 16-7-2019.
Đức Đạt lai Lạt ma viết, “Tôi cũng chúc mừng bà khi là người phụ nữ đầu tiên làm chủ tịch Ủy ban Châu Âu. Tôi tin rằng nếu các nhà lănh đạo của chúng ta có nhiều phụ nữ hơn, thế giớ sẽ là một nơi thông hiểu và yên b́nh hơn”.
Đức Đạt lai Lạt ma chúc cho bà Leyen đạt mọi thành công trong việc đáp ứng những thách thức nằm ở phía trước, để làm cho Liên minh Châu Âu mạnh mẽ và là h́nh mẫu cho những người khác noi theo.
(Phayul – July 19, 2019)
Bà Ursula Von der Leyen, nữ chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Châu Âu
Photo: Phayul
NEPAL: Liên đoàn Tăng sĩ Toàn Nepal lên án việc phá hủy các tượng Phật
Kathmandu, Nepal – Liên đoàn Tăng sĩ Toàn Nepal đă phản đối việc phá hủy các pho tượng Phật tại khu Tilottam của huyện Rupandehi.
Liên đoàn cho rằng 5 pho tượng dọc theo Đường cao tốc Tất Đạt Đa bị phá hỏng đă làm tổn thương t́nh cảm của những người yêu ḥa b́nh.
Trong thông cáo báo chí vào ngày 20-7-2019, Liên đoàn phát biểu rằng hành động bạo lực và xấu xa như vậy để tạo bất ổn tại nơi Đức Phật đản sinh là điều đáng khinh.
Vikshu Kondanya, Tổng thư kư Liên đoàn, nhắc nhở rằng tại đất nước Nepal thế tục, việc phá hoại các tượng Phật là có ư đồ xấu và có thể làm tổn hại đến quyền lợi của công dân. Ông nói chỉ có sự ḥa hợp và khoan dung lẫn nhau mới kết thúc được sự phá hoại các pho tượng, và yêu cầu chính phủ t́m ra những người có liên quan đến vụ việc này.
(Khabarhub – July 20, 2019)
Tượng Phật dọc theo Đường cao tốc Tất Đạt Đa tại khu Tilottam của huyện Rupandehi (Nepal) bị phá hỏng -- Photo: Khabarhub
PHÁP: Bảo tàng Guimet tại Paris tổ chức cuộc triển lăm “Đức Phật, Huyền thoại Hoàng kim”
Bảo tàng Guimet tại Paris đang tổ chức cuộc triển lăm lớn mang tên “Đức Phật, Huyền thoại Hoàng kim”, gồm 159 hiện vật của rất nhiều các bộ sưu tập cổ vật. Các cổ vật này mang tính biểu tượng và phong cách từ các thời kỳ lịch sử châu Á khác nhau – từ Ấn Độ đến Trung Hoa và Đông Nam Á. Triển lăm kéo dài từ ngày 19-6 đến 4-11-2019.
Bảo tàng Guimet đă dành riêng hoàn toàn cuộc triển lăm cho cuộc đời của Đức Phật lịch sử và sự truyền bá của Phật giáo tại châu Á – là lần đầu tiên có triển lăm như vậy tại Pháp.
Hiện vật trưng bày bao gồm những h́nh ảnh và tác phẩm điêu khắc về Đức Phật, được sưu tầm từ các quốc gia mà Phật giáo và di sản Phật giáo đang thịnh hành.
(buddhistdoor.net – July 26, 2019)
Poster của triển lăm “Đức Phật, Huyền thoại Hoàng kim”
Photo: paristribune.info
ẢNH DƯỚI: Các tác phẩm nghệ thuật về Đức Phật và Phật giáo tại cuộc triển lăm “Đức Phật, Huyền thoại Hoàng kim”
Photos: Buddhistdoor & thejakartapost.com
HÀN QUỐC: Tổng thống Moon bảo đảm tiến tŕnh ḥa b́nh trong cuộc họp với các vị lănh đạo Phật giáo
Ngày 26-7, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đă mời các vị lănh đạo của cộng đồng Phật giáo trong nước đến dự cuộc họp tại văn pḥng tổng thống.
Trong cuộc họp nói trên với 13 vị lănh đạo thuộc các tông phái Jogye, Cheotae và một số tông phái Phật giáo nhỏ khác, tổng thống Moon đă bảo đảm rằng chính phủ đang nỗ lực không ngừng để xây dựng ḥa b́nh trên bán đảo Triều Tiên. Cuộc họp diễn ra một ngày sau khi Triều Tiên bắn 2 tên lửa tầm ngắn, là lần bắn tên lửa đầu tiên của nước này kể từ tháng 5.
Đáp lại, các vị lănh đạo Phật giáo bày tỏ sự ủng hộ đối với tiến tŕnh ḥa b́nh của chính phủ và cho biết rằng: bắt đầu từ tuần tới, khoảng 10 ngàn chùa chiền Phật giáo trên toàn quốc cũng có kế hoạch cầu nguyện cho đất nước và tổng thống trong 100 ngày.
(kbs.co.kr – July 26, 2019)
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in
Photo: Yonhap
AFGHANISTAN: Phát hiện mảnh bản thảo Phật giáo tại Mes Aynak
Cách đây vài năm, Viện Khảo cổ học Afghanistan đă t́m thấy những mảnh bản thảo Phật giáo viết bằng tiếng Phạn trên cây vỏ cây trên một sườn đồi tại Mes Aynak - mỏ đồng lớn nhất của đất nước, nằm ở một khu vực cằn cỗi ở Tỉnh Logar.
Được cho là có từ khoảng thế kỷ thứ 7, các bản thảo cho thấy địa điểm này từng là một thành phố Phật giáo thịnh vượng.
Theo các chuyên gia, Mes Aynak có thể là thành phố được mô tả bởi Huyền Trang - nhà sư Trung Hoa thế kỷ thứ bảy - trong cuốn Đại Đường Kư về Tây Vực, vốn ghi lại hành tŕnh của ông đến Ấn Độ.
Đến nay chỉ có 10% Mes Aynak được khai quật. Các chuyên gia tin rằng những khám phá trong tương lai có thể xác định lại sự hiểu biết của chúng ta về Afghanistan cổ đại và lịch sử của Phật giáo sơ khai.
(MENAFN – July 26, 2019)
THÁI LAN: Các nhà sư Thái Lan cưỡi voi trong khi nhận vật phẩm cúng dường vào đầu Mùa Chay Phật giáo
Các nhà sư cưỡi voi khi họ nhận vật phẩm cúng dường từ người dân địa phương để đánh dấu sự khởi đầu của Mùa Chay Phật giáo tại Thái Lan.
Các nhân vật tôn giáo này ngồi trên lưng những con voi và diễn hành qua các đường phố ở tỉnh Surin, đông bác Thái Lan vào sáng ngày 16-7-2019.
Sự kiện này là một phần của lễ kỷ niệm hàng năm cho Mùa Chay Phật giáo được tổ chức trên toàn quốc.
Trong vài tháng tới, các nhà sư sẽ ẩn cư trong đền chùa của ḿnh để nghiên cứu kinh điển Phật giáo và thiền định cho đến cuối mùa mưa.
(tipitaka.net – July 27, 2019)
Các nhà sư Thái Lan cưỡi voi trong lễ cúng dường vào đầu Mùa Chay Phật giáo
Photos: Google
THÁI LAN: Nhà sư Cam Bốt nhận giải thưởng Chùa Vàng của Thái Lan
Ngày 16-7-2019, Ḥa thượng Preah Tepsattha Khy Sovanratana, phó hiệu trưởng trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (Cam Bốt), đă nhận giải thưởng Chùa Vàng từ Quốc vương Thái Lan, công nhận sự đóng góp của ông cho Phật giáo – bao gồm cả việc cải tạo chùa chiền trên khắp Cam Bốt.
Buổi lễ trao giải được tổ chức tại Hội trường Thính pḥng Phutthamonthon ở Bangkok, với sự tham dự của 103 nhà sư từ Cam Bốt, Singapore, Lào, Miến Điện, Việt Nam và Tích Lan.
Trong 16 năm qua, Ḥa thượng Sovanratana đă làm việc với những người từ các quốc gia khác nhau, và ông cũng đă trở thành thành viên của nhiều cộng đồng quốc tế - bao gồm cả cộng đồng Phật giáo châu Á vừa được ra mắt tại Miến Điện.
(tipitaka.net – July 28, 2019)
Ḥa thượng Cam Bốt Preah Tepsattha Khy Sovanratana nhận giải thưởng Chùa Vàng tại Bangkok, Thái Lan
Photo: Khmer Times