TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 05.2019
Diệu Âm lược dịch
ẤN ĐỘ: Khai quật tượng bằng vữa có kích thước bằng người thật tại địa điểm Phật giáo Phanigiri
Một tác phẩm điêu khắc bằng vữa, có kích thước bằng người thật, đă được khai quật tại địa điểm Phật giáo Phanigiri, bang Telangana ở miền nam Ấn Độ. Đây là di tích Phật giáo có từ thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên.
“Tác phẩm điêu khắc độc đáo được phát hiện trong các cuộc khai quật này là mẫu vật lớn nhất và quan trọng nhất, và là một phát hiện hiếm có không chỉ ở Telangana mà c̣n cả ở trong nước”, ông Sunita Bhagwat, giám đốc cục Di sản địa phương cho biết.
Việc khai quật địa điểm này cũng đă tiết lộ các công tŕnh kiến trúc h́nh ṿm được gọi là bảo tháp, các hội trường có cột trụ, môt tu viện, các sân nền và cầu thang với các ḍng chữ Brahmi có niên đại từ thế kỷ thứ 1 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 4 sau Công nguyên.
(NewsNow – May 1, 2019)
Tượng bằng vữa có kích thước bằng người thật được khai quật tại địa điểm Phật giáo Phanigiri
Photos: TNM
HÀN QUỐC: Một ngày nghỉ của các tiểu tăng tại công viên giải trí ở Yonhin
Yonhin, Gyeonggi - Nh́n thấy trẻ em đi xe tại một công viên giải trí là điều b́nh thường, nhưng điều gây ṭ ṃ nhất là khi các em này lại mặc áo tu sĩ Phật giáo.
Có thể đây là điều lạ đối với nhiều người, nhưng trẻ em trong trang phục tăng sĩ là phong tục ở Hàn Quốc vào thời điểm này trong năm.
Các tiểu tăng nói trên là một phần của lễ ‘Trẻ em Trở thành Tăng sĩ Phật giáo’ được tổ chức hàng năm.
Trong những tuần trước lễ Phật Đản (năm nay nhằm ngày 12-5 Dương lịch), trẻ em được gởi đi để tham gia chương tŕnh này. Các em cạo đầu, mặc đồ tu và nhận chuỗi hạt cầu nguyện trong một buổi lễ như một phần của chương tŕnh ở- lại-chùa đặc biệt. Với tư cách là những sa di, các em sẽ học đạo pháp và trải nghiệm cuộc sống của các nhà sư trong 2 tuần.
Nhưng không phải tất cả chỉ có kinh kệ, v́ các tiểu tăng tại thành phố Yongin vẫn có được một ngày nghỉ để tham quan công viên giải trí Everland.
(The Straits Times – May 3, 2019)
Một ngày nghỉ của các tiểu tăng tại Yonhin, Hàn Quốc
Photos: AFP
HÀN QUỐC: Chính thức khánh thành ngôi chùa bằng đá cổ xưa nhất của đất nước sau gần 2 thập kỷ trùng tu
Ngày 30-4-2019, cơ quan di sản văn hóa của Hàn Quốc đă chính thức khánh thành ngôi chùa bằng đá cổ xưa nhất của đất nước sau một nỗ lực tu sửa kéo dài gần 2 thập kỷ qua.
Chùa đá Iksan Mireuksaji thuộc khu đền thờ Mireuksa cổ đại ở tỉnh Bắc Jeolla là ngôi chùa đá lâu đời nhất ở Hàn Quốc, được xây dựng vào thời vương quốc hùng mạnh Baekje (18 BC – 660 AD).
Nằm ở phía tây của khu đền thờ Mireuksa, ngôi chùa đá được phục hồi này cao 14.5 m, rộng 12.5 m và nặng khoảng 1,830 tấn, được chỉ định là Bảo vật Quốc gia số 11.
Quá tŕnh phục hồi bao gồm việc tháo dỡ và xây dựng lại chùa đá có chi phí 20.3 triệu USD.
(Buddhistdoor Global – May 5, 2019)
Ngôi chùa đá được khôi phục tại khu đền Mireuksa đă chính thức khánh thành vào ngày 30-4-2019
Photo: yna.co.kr
Chùa đá Iksan Mireuksaji trước khi trùng tu.
Photo: wikipedia.org
Một tấm bảng bằng vàng khắc chữ ghi chi tiết nguồn gốc của chùa đá
đă được phát hiện trong quá tŕnh phục hồi chùa
Photo: wikipedia.org
ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma đóng góp cho các nỗ lực cứu trợ nạn nhân trận băo Fani
Dharamshala, Ấn Độ - Sau trận băo Fani, Đức Đạt lai Lạt ma đă viết thư gởi Thống đốc bang Odisha, Naveen Patnaik, bày tỏ t́nh đoàn kết với những người bị ảnh hưởng và đóng góp 1 triệu Rupees từ Quỹ Đạt lai Lạt ma cho nỗ lực cứu trợ.
Trong thư, Đức Đạt lai Lạt ma ca ngợi chính quyền bang về việc đă làm giảm số thương vong nhờ nhanh chóng sơ tán người dân.
Hơn 1 triệu người từ khoảng 15,000 ngôi làng và 46 thị trấn đă được sơ tán.
Đức Đạt lai Lạt ma gởi lời chia buồn đến những gia đ́nh đă mất người thân trong trận băo Fani (đổ bộ vào quận Puri vào ngày 3-5-2019) và cầu nguyện cho sự an toàn của mọi người.
(Phayul – May 6, 2019)
Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: NDTV
NHẬT BẢN: Triển lăm “Nghệ thuật của Jishu: Một Phật phái Mới vào Thời đại Kamakura”
Kyoto, Nhật Bản – Khoảng 130 hiện vật, bao gồm 12 tranh cuộn bảo vật quốc gia “Ippen Hijiri-e” của chùa Shojokoji (ngôi chùa chính của tông phái Jishu ở Fujisawa, tỉnh Kanagawa) được trưng bày tại triển lăm “Nghệ thuật của Jishu: Một Phật phái Mới vào Thời đại Kamakura (1192-1333)”, đợt đầu tiên bắt đầu từ ngày 13-4 đến 12-5-2019 tại Bảo tàng Quốc gia Kyoto. Triển lăm đợt hai sẽ bắt đầu từ ngày 14-5 đến 9-6-2019.
Bộ tranh cuộn “Ippen Hijiri-e” mô tả nhà sư Ippen (1239-1289), người từng đi khắp nước Nhật để truyền bá đạo Phật bằng cách vừa tụng kinh vừa múa, và là người sáng lập tông phái Jishu vào thời đại Kamakura.
Triển lăm cũng kỷ niệm 700 năm ngày viên tịch của sư Shinkyo (1237-1319), đệ nhị sư tổ của phái Jishu, người kế thừa các hoạt động của sư Ippen.
(Tipitaka Network – May 7 , 2019)
Một số tranh thuộc bộ tranh cuộn bảo vật quốc gia “Ippen Hijiri-e” đang được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Kyoto, Nhật Bản
Photos: Shimbun Asahi
ẤN ĐỘ: Phát hiện cột trụ Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ 1
Prakasam, Andhra Pradesh - Dân làng Chandaluru ở khu Janakavaram Ponguluru đă phát hiện một cột trụ Phật giáo, được cho là có niên đại từ thế kỷ thứ 1.
Theo ông E Sivanagi Reddy, một học giả Phật giáo và là Tổng giám đốc Trung tâm Văn hóa Vijayawada và Amaravati (CCVA), cột trụ này được chạm khắc trên đá vôi Palnadu, loại đá điển h́nh được sử dụng trong kiến trúc Phật giáo.
Ông Reddy nói đây là một trụ Aryaka, vốn được xem là cao quư trong đạo Phật. Nó là một trong 5 cột được dựng theo 4 hướng chủ yếu của một bảo tháp Phật giáo. Năm trụ cột này mang ư nghĩa tượng trưng cho 5 giai đoạn của cuộc đời Đức Phật.
Ông nói thêm rằng cột trụ nói trên có thể có nghĩa là trong khu vực này đă từng có một bảo tháp Phật giáo có niên đại từ thời kỳ Satavahana.
(Big News Network – May 8, 2019)
Phát hiện cột trụ Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ 1 tại huyện Prakasam, bang Andhra Pradesh (Ấn Độ)
Photo: bignewsnetwork.net
NHẬT BẢN: Triển lăm đặc biệt tại ngôi chùa Di sản Thế giới Horyuji
Ikaruga, Nara – Các bảo vật không thường được trưng bày trước công chúng là điểm thu hút chính tại cuộc triển lăm đặc biệt ở chùa Horyuji, một Di sản Thế giới ở Ikaruga, tỉnh Nara.
Chương tŕnh gồm 2 phần (xuân-thu) này quy tụ 146 hiện vật, bao gồm các tượng Phật và các tài liệu lịch sử được lưu truyền tại bản tự.
Trong số này có 59 bảo vật được chính phủ chỉ định là tài sản văn hóa quan trọng.
Triển lăm c̣n có phần trưng bày hiếm có của tất cả 16 bức tranh trong loạt tranh 16 vị La Hán thuộc thời đại Muromachi (1338-1573).
Phiên bản mùa xuân của triển lăm kéo dài đến ngày 31-5, và phiên bản mùa thu sẽ diễn ra từ 22-9 đến 30-11-2019.
(The Asahi Shimbun – May 9, 2019)
Triển lăm bảo vật Phật giáo tại ngôi chùa Di sản Thế giới Horyuji (Nhật Bản)
Photos: The Asahi Shimbun
SINGAPORE: Tín đồ Phật giáo và Ấn giáo tặng gạo cho người Hồi giáo trong tháng chay Ramadan
Nhằm nhấn mạnh và khẳng định sự ḥa hợp liên tôn giáo tại đất nước Singapore đa văn hóa, Ban thường trực Phật giáo và Hội đồng Lạc quyên Ấn giáo đă tặng nhiều tấn gạo cho các đền thờ Hồi giáo trên toàn quốc.
Số gạo này sẽ được dùng để nấu cháo và các bữa ăn tối khác mà các nhóm người nghèo trong cộng đồng Hồi giáo sẽ ăn trong 30 ngày lễ Ramadan.
Ngày 3-5 Hội đồng Lạc quyên Ấn giáo đă tặng 2 tấn gạo cho 4 đền thờ Hồi giáo.
Trước đó, vào tháng 4, Ban thường trực Phật giáo Singapore tặng 35 tấn gạo cho các đền thờ khác nhau của đạo Hồi. Thành lập vào năm 1934, Ban thường trực Phật giáo Singapore là một tổ chức Phật giáo nhằm truyền bá đạo Phật và tham gia các hoạt động từ thiện, bao gồm Trung tâm Phục vụ Gia đ́nh và các Pḥng khám miễn phí của người Hoa.
(Buddhistdoor Global – May 9, 2019)
Ban thường trực Phật giáo Singapore tặng 35 tấn gạo cho các đền thờ khác nhau của đạo Hồi
Photo: straitstimes.com
HÀN QUỐC: Chùa chiền trên toàn quốc mừng lễ Phật Đản
Ngày 12-5-2019 (nhằm ngày mùng 8-4 âm lịch) chùa chiền trên khắp Hàn Quốc đă tổ chức các sự kiện đánh dấu lễ Phật Đản năm thứ 2563.
Tại chùa Jogye ở trung tâm thành phố Seoul, một buổi lễ được tổ chức với sự tham dự của khoảng 10,000 tu sĩ Phật giáo và Phật tử. Đại lễ bắt đầu với lễ tẩy trần và dâng các vật phẩm như trái cây, cơm và trà cúng dường Đức Phật.
Trong diễn văn chúc mừng, Ḥa thượng Wonhaeng, trưởng tông phái Jogye của Phật giáo Hàn Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự ḥa hợp và thống nhất. Ông nói rằng sự ḥa hợp sẽ giải thoát mọi người khỏi những khổ đau không cần thiết và dẫn đến sự an lạc.
Bộ trưởng bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Park Yang-woo đă tham dự sự kiện này và đọc thông điệp chúc mừng lễ Phật Đản của Tổng thống Moon Jae-in.
(KBS WORLD Radio – May 12, 2019)
Lễ Phật Đản tại Seoul, Hàn Quốc
Photo: Yonhap
HÀN QUỐC: Quảng bá chương tŕnh ở-lại-chùa tổ chức tại các tu viện trên núi có tên trong danh sách UNESCO
Đoàn ngoại giao Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc đang quảng bá chương tŕnh Ở Lại Chùa tại 7 tu viện trên núi, vốn đă được chỉ định là Di sản Thế giới UNESCO vào tháng 6-2018.
Các tu viện trên núi nói trên đă tồn tại như là những nơi tu tập trong hơn 1,700 năm - từ thế kỷ thứ 4 khi Phật giáo lần đầu tiên du nhập vào Triều Tiên.
Các sơn tự trong danh sách UNESCO này cùng với nhiều chùa chiền Hàn Quốc tổ chức chương tŕnh ở-lại-chùa , một chương tŕnh trải nghiệm văn hóa truyền thống cho phép người tham gia trải nghiệm cuộc sống khổ hạnh hàng ngày tại một đền chùa nằm sâu trong núi, nơi chứa đầy lịch sử và di sản Phật giáo Hàn Quốc.
Hiện tại có tổng cộng 137 tự viện trên cả nước tổ chức các chương tŕnh Ở Lại Chùa, bao gồm 27 chùa đang cung cấp các chương tŕnh bằng tiếng Anh và có các phiên dịch viên nói tiếng Anh.
(Travel Daily News – May 13, 2019)
Tu sĩ Phật giáo với đồ chay Hàn Quốc
Sơn tự Bogeunsa, một trong 7 chùa núi được chỉ định là Di sản Thế giới UNESCO
Photos: Travel Daily News
MĂ LAI: Hơn 3,400 tín đồ và t́nh nguyện viên của Hội Từ Tế tham gia lễ tắm Phật
Kuala Lumpur, Mă Lai – Ngày 13-5-2019 tại hội trường Jing-Si của Hội Từ Tế, hơn 3,400 tín đồ và t́nh nguyện viên của Hội này tham gia lễ tắm Phật để đánh dấu Ngày của Mẹ, Ngày Vesak và Ngày của Từ Tế Toàn cầu.
Buổi lễ bắt đầu lúc 7.30 am với 28 tu sĩ Phật giáo và khách mời thục hiện nghi thức tắm Phật. Các t́nh nguyện viên được tuyển chọn sau đó đă cúng dường nước thơm và hoa. Buổi lễ kết thúc với phần tụng kinh cầu nguyện và hát những bài hát ngợi ca công đức của Đức Phật và cổ vũ chủ trương trường chay.
(Big News Network – May 15, 2019)
Hội Từ Tế Mă Lai tổ chức lễ tắm Phật để đánh dấu Ngày của Mẹ, Ngày Vesak và Ngày của Từ Tế Toàn cầu
Photo: Adib Rawi Yahya
ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma tặng tượng Phật cho các chùa ở liên bang Nga
Từ ngày 10 đến 12-5-2019, sau nhiều buổi thuyết pháp dành cho Phật tử Nga tại Dharamsala, bắc Ấn Độ, Đức Đạt lai Lạt ma đă tặng các tượng Phật cho các ngôi chùa chính tại Liên Bang Nga, tọa lạc tại các nước cộng ḥa Buryatia, Kalmykia, Tuva và vùng Transbaikal, cũng như tu viện Gunzechoinei ở St. Peterburg (Nga).
Các buổi pháp giảng đă được tổ chức tại khu chùa Tsuglagkhang ở Mcleod Ganj (nơi cư trú chính thức của Đức Đạt lai Lạt ma) với sự tham dự của hàng ngàn thính giả - trong số đó có khoảng 1,100 người từ Nga, 5,195 người từ 70 quốc gia khác và hơn 2,000 người từ cộng đồng Tây Tạng địa phương.
Các buổi thuyết pháp này đă được thực hiện bằng 12 ngôn ngữ. Chương tŕnh chủ yếu hướng đến Phật tử từ Nga, bao gồm những người đến từ các nước Cộng ḥa Phật giáo Buryatia, Kalmykia, Tuva – vốn có mối liên hệ lâu dài với Tây Tạng.
(Buddhistdoor Global – May 17, 2019)
Quang cảnh một buổi thuyết pháp của Đức Đạt lai Lạt ma chùa Tsuglagkhang
Đức Đạt lai Lạt ma và Phật tử Nga
Chư tăng Nga và các tượng Phật được tặng
Photos: Buddhistdoor Global
THÁI LAN: Các nhà ngoại giao từ 9 quốc gia tham gia làm công đức tại Chùa Hoàng gia Chetupon
Các nhà ngoại giao từ 9 quốc gia tham gia làm công đức tại Chùa Hoàng gia Chetupon vào sáng ngày 18-5-2019 để đánh dấu Ngày Vesak.
Được chủ tŕ bởi sư trụ tŕ Phra Thep Weeaporn và Bộ trưởng Bộ Văn hóa Vira Rojpojchanarat, nghi thức này cũng khởi động Tuần lễ Truyền bá Phật giáo.
Các nhà ngoại giao từ Cam Bốt, Ấn Độ, Tích Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Bhutan, Lào và Miến Điện đă tham gia sự kiện này.
Bộ trưởng Vira và sư trụ tŕ Weeaporn cùng các nhà ngoại giao đă thực hiện một lễ rước quanh chùa để kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, giác ngộ và nhập Niết Bàn vào Ngày Vesak này.
(The Nation – May 18, 2019)
Các nhà ngoại giao từ 9 quốc gia đă tham gia một lễ rước quanh chùa Hoàng gia Chetupon để kỷ niệm Ngày Vesak
Photo: The Nation
INDONESIA: Phật tử Indonesia mừng lễ Vesak, nhấn mạnh đến tành khoan dung tôn giáo
Lễ Vesak được tổ chức tại chùa Tri Ratna ở Tanjung Balai, Bắc Sumatra, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự khoan dung trong tôn giáo và bản sắc dân tộc tại thời điểm mà sự tranh căi chính trị chiếm lĩnh công luận sau khi diễn ra cuộc bầu cử tổng thống vào tháng trước. Trưởng ban giám tự , Toni Aci, kêu gọi công chúng duy tŕ sự tôn trọng người khác cho dù có khác biệt về chính trị. Tri Ratna là một trong số các ngôi chùa bị đám bạo loạn đốt vào năm 2016. Ông Toni nói, “Chúng tôi muốn đất nước được b́nh yên măi măi”.
Lễ Vesak của chùa Tri Ratna bao gồm lễ hội nến và tiệc chay, với sự tham dự của hàng ngàn Phật tử vào tối ngày 18-5-2019.
(The Jakarta Post – May 19, 2019)
PAKISTAN: Chính phủ tiến hành việc phát triển con đường Phật giáo
Islamabad, Pakistan - Ngày 20-5-2019, Chủ tịch Hội Hợp tác và Phát triển Du lịch Pakistan (PTDC) Syed Zulfikar Bukhari cho biết Chính phủ đang tiến hành việc phát triển con đường Phật giáo bằng cách khám phá các địa điểm tôn giáo tại Khyber-Pakhtunkhwa và Punjab để thu hút tín đồ Phật giáo và các nhà sư từ khắp nơi trên thế giới.
Phát biểu nhân Lễ Phật Đản tại Taxila, ông Bukhari nói rằng sáng kiến này được thực hiện như một phần trong kế hoạch của chính phủ để tiếp thị ngành du lịch tôn giáo.
Ông nói con đường Phật giáo sẽ bắt đầu từ Swabi và Swat và lên đến đỉnh điểm tại Taxila, nơi có nhiều di tích Phật giáo.
(APP – May 20, 2019)
Chủ tịch Hội Hợp tác và Phát triển Du lịch Pakistan (PTDC) Syed Zulfikar Bukhari phát biểu về con đường Phật giáo tại Pakistan
Photo: APP
NHẬT BẢN: Tượng Phật có ẩn chứa bản ghi chép về vụ phun trào vào năm 1707 của núi lửa Phú Sĩ
Ibara, tỉnh Okayama – Pho tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng gỗ anh đào tại chùa Kozan là một tài sản văn hóa quan trọng quốc gia, có niên đại từ thời Heian (794-1185).
Pho tượng cao 154 cm này được chạm khắc ở mặt sau, có một hốc rỗng h́nh chữ nhật với một nắp dài bằng gỗ mỏng che kín.
Ở mặt sau của cái nắp gỗ nói trên có một văn bản được viết bằng mực, mô tả vụ phun trào cuối cùng của núi Phú Sĩ cách đây 3 thế kỷ, và về một trong những trận động đất mạnh nhất tại Nhật Bản xảy ra trước đó chưa đầy 2 tháng – vào năm 1707 (năm thứ 4 của thời đại Hoei).
Một phần của văn bản ghi rằng: “Vào tháng 11, núi Phú Sĩ phun trào cả ngày lẫn đêm trong 15 ngày, và tro và đá núi lửa rơi xuống Edo (Tokyo) và Suruga (ở tỉnh Shizuoka) trong 20 ngày”.
(asahi.com – May 22, 2019)
Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát bằng gỗ anh đào tại chùa Kozan (tỉnh Okayama, Nhật Bản)
Mặt sau của tượng
Nắp gỗ của tượng có văn bản mô tả vụ phun trào vào năm 1707 của núi lửa Phú Sĩ
Photos: Akihiro Tanaka
BANGLADESH: Các tu sĩ Phật giáo tại tu viện ở Dhaka phục vụ bữa ăn iftar (xả chay) Hồi giáo
Dhaka, Bangladesh - Đại trưởng lăo tăng Shudhhanondo và chư tăng tại Dharmarajika Bouddha Bihar, một tu viện Phật giáo ở thủ đô Dhaka, đă trao các gói thức ăn miễn phí cho những người Hồi giáo ăn chay (trong tháng Ramadan) không có tiền mua bữa ăn iftar do quá nghèo.
Truyền thống này do sư Shudhhanondo, 89 tuổi, khởi xướng từ cách đây 10 năm, khi ông nhận trách nhiệm sửa sang tu viện Dharmarajika Bouddha Bihar.
Kể từ đầu tháng Ramadan năm nay, gần 200 gói thực phẩm đă được phân phát mỗi ngày, với các kế hoạch tăng gấp đôi số lượng này vào cuối tháng.
Được xây dựng vào năm 1951, tu viện này đă tham gia các hoạt động phúc lợi xă hội khác nhau. Các hộp thức ăn dành cho bữa iftar do 15 tăng sĩ sống trong tu viện chuẩn bị.
(Big News Network – May 23, 2019)
Tu sĩ Phật giáo tại tu viện ở Dhaka phục vụ bữa ăn iftar (xả chay) Hồi giáo
Photo: AN
TÍCH LAN: Phái đoàn Phật giáo Thái Lan hội kiến Tổng thống Sirisena
Ḥa thượng Đại Trưởng lăo Nayaka và các đại biểu Phật giáo của Thái Lan đă hội kiến Tổng thống Tích Lan Maithripala Sirisena tại tư dinh của ông vào ngày 25-5-2019. Các vị đại biểu bày tỏ niềm vui khi Tích Lan đă phục hồi sau vụ tấn công khủng bố vào ngày Chủ nhật Phục sinh. Họ nói thêm rằng là một quốc gia Phật giáo, Thái Lan luôn sát cánh với Tích Lan.
Tổng thống Sirisena đă bày tỏ niềm hoan hỉ khi được Ḥa thượng Đại Trưởng lăo Nayaka đến thăm, và nhớ lại mối quan hệ lâu dài giữa Tích Lan và Thái Lan.
Phái đoàn Phật giáo Thái Lan đă đến viếng Tích Lan từ ngày 21-5, và trong vài ngày qua, họ đă đến nhiều nơi trên quốc đảo này cũng như tham dự các buổi lễ Vesak. Phái đoàn cũng tặng các tượng Phật cho nhiều tự viện ở Tỉnh Miền Đông.
(news.lk – May 27, 2019)
Phái đoàn Phật giáo Thái Lan viếng Tích Lan
Photo: news.lk
ÚC ĐẠI LỢI: Đại học Sydney phát động việc gây quỹ phục chế văn bản Phật giáo Gandhara
Khoa Nghiên cứu Phật giáo Nam Á của Đại học Sydney đă khởi phát một cuộc vận động gây quỹ để phục chế và xuất bản một số văn bản Phật giáo Gandhara.
Dự án này nhằm mục đích đến cuối năm 2019 quyên được khoản quỹ 20,000 đô la Úc (13,900 đô la Mỹ), với các ấn phẩm in ra sẽ được cung cấp miễn phí cho công chúng.
Dự án quy tụ các nhà nghiên cứu hàng đầu từ khắp thế giới, với phần phát triển kỹ thuật số từ Đại học Sydney. Công việc của họ đă tập trung vào 29 mảnh bản thảo, được viết trên những cuộn vỏ cây bạch dương bằng ngôn ngữ Gandhara. Các văn bản này được cho là có từ thế kỷ thứ I.
(Buddhistdoor Global – May 28, 2019)
Hai cuộn kinh Gandhara
Các bản thảo Phật giáo
Tượng Phật Thích Ca triều đại Kushan của Gandhara (niên đại từ thế kỷ thứ 2 đến thứ 3)
Photos: Buddhistdoor Global
NHẬT BẢN: Triển lăm nghệ thuật-kỹ thuật số “Nhà hát Bồ đề: Thuật lại Kinh Cầu nguyện Phật giáo”
Vào ngày 18-5-2019, các nhà sư chùa Wat Suthi Wararam của Bangkok tụng niệm theo tiếng nhạc điện tử và ngôi chùa đă trở nên sống động với phần chiếu ánh xạ - đó quả là Ngày Vesak độc nhất vô nhị.
Cuộc triển lăm kỹ thuật số mang tên “Nhà hát Bồ đề: Thuật lại Kinh Cầu nguyện Phật giáo” này kết hợp phần hoạt h́nh sống động và các bài tụng niệm Phật giáo, được các họa sĩ và các nhà thiết kế trẻ thiết lập theo tiết tấu khiêu vũ điện tử.
Được tổ chức từ 2 pm đến 6 pm vào mỗi cuối tuần, chương tŕnh dài 35 phút sẽ diễn ra cho đến ngày 9-6. “Mục đích là để khuyến khích thêm nhiều người trẻ tuổi học đạo Phật tại chùa”, sư trụ tŕ chùa Suthi là Phra Suthee Rattanapandit nói. “Tác phẩm nghệ thuật này nhằm giúp mọi người dễ hiểu hơn về giáo lư Phật giáo”.
(tipitaka.net – May 28, 2019)
Triển lăm nghệ thuật-kỹ thuật số “Nhà hát Bồ đề: Thuật lại Kinh Cầu nguyện Phật giáo” tại Bangkok, Thái Lan
Photos: The Nation