TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 03.2019
Diệu Âm lược dịch
CAM BỐT: Chư tăng và các nhà hoạt động tổ chức nghi lễ Phật giáo để bảo vệ rừng Prey Lang
Một nhóm các nhà hoạt động lâm nghiệp cùng với các nhà sư đă tổ chức một nghi lễ Phật giáo vào hạ tuần tháng 2-2019, với hy vọng bảo vệ khu rừng Prey Lang ở đồng bằng trung bộ của Cam Bốt.
Rừng này đă bị tàn phá bởi nạn phá rừng do khai thác trái phép, với phần lớn gỗ bất hợp pháp được buôn lậu ra nước ngoài.
Trong buổi lễ, chư tăng và các nhà hoạt động đă quấn vải y màu vàng của Phật giáo quanh các cây rừng với niềm tin rằng những người khai thác gỗ, có thể là những Phật tử, sẽ nghĩ hai lần về việc đốn hạ cây cối được quấn vải y truyền thống này. Những người tham gia buổi lễ nói trên cho biết họ thấy nhiều cây lớn đă bị đốn hạ.
(Big News Network – March 1, 2019)
Chư tăng và các nhà hoạt động tổ chức nghi lễ Phật giáo để bảo vệ rừng Prey Lang
Photo: RFA
NHẬT BẢN: Thiền sư Takaoka cung cấp nơi trú ngụ cho tất cả những người đến Nhật Bản
Tại thành phố Nagoya ở miền trung nước Nhật, Thiền sư 75 tuổi Shucho Takaoka đă biến ngôi chùa Tokurin-ji của ông thành một nơi trú ngụ cho những người thất cơ lỡ vận.
Dưới sự chỉ đạo của sư Takaoka, trong khi cũng phục vụ như một trung tâm cộng đồng cho các cá nhân và cư dân địa phương cùng chí hướng, chùa Tokurin-ji (thuộc thiền phái Phật giáo Soto) cung cấp một nơi tạm trú cho những người có nhu cầu, bao gồm người tị nạn, người t́m nơi trú ngụ, nạn nhân của bạo lực gia đ́nh, và thậm chí cả sinh viên.
Hầu hết các hoạt động của nhà chùa được tài trợ bởi sự quyên góp từ cộng đồng địa phương, nhưng sư Takaoka nói ông cố gắng bảo đảm rằng có càng nhiều tiền càng tốt để giúp đỡ những người cần giúp đỡ. “Tôi đă tự cải tạo mái chùa để tiết kiệm tiền, v́ vậy tôi hy vọng họ sẽ thứ lỗi cho tôi,” ông nói. “Tôi chỉ muốn giúp đỡ những người gặp khó khăn thôi,” ông nhấn mạnh một cách đơn giản.
(Buddhistdoor Global – March 3, 2019)
Thiền sư Takaoka uống trà cùng một vị khách người Nigeria tại chùa Tokurin-ji, Nagoya (Nhật Bản)
Photo: japantimes.co.jp
TRUNG QUỐC: Chính quyền Trung Quốc phá hủy tượng Quan Âm khắc trên vách đá
Hà Bắc, Trung Quốc - Ngày 2-3-2019, pho tượng Bồ tát Quan Âm cao 57.9 mét đă bị chính quyền Trung Quốc kích nổ thành một đống đá vụn. Trước khi bị phá hủy, pho tượng được đục khắc từ một vách đá này đă nổi bật là tượng Phật Quan Âm khắc đá cao nhất thế giới.
Tượng này được tạo tác trong Khu Thắng cảnh Sinh thái Wuwushui, nơi được bảo vệ ở tỉnh Hà Bắc.
Được xây dựng với kinh phí 2,539,000 usd, và trong 2 năm ngắn ngủi, pho tượng nói trên đă thu hút hơn 10,000 du khách mỗi ngày.
Lệnh xóa sổ tượng Quan Âm ở Hà Bắc xuất phát trực tiếp từ chính quyền trung ương Trung Quốc, một nguồn tin cho biết. “Trên khắp đất nước, mọi người đă bị cấm thờ cúng hoặc cúng dường các tượng Phật.”
(Taiwan News – March 4, 2019)
Tượng Phật Quan Âm khắc trên vách đá trước và sau khi bị phá hủy tại Hà Bắc, Trung Quốc
Photos: Bitter Winter
TÍCH LAN: Hội thảo về liên kết Phật giáo và Gandhara giữa Pakistan và Tích Lan
Vào ngày 11-3-2019, Cao ủy Pakistan, phối hợp với trường Đại học Phật giáo và Pali của Tích Lan, sẽ tổ chức cuộc hội thảo quốc tế về ‘Nền văn minh Phật giáo và Gandhara: Mối quan hệ văn hóa giữa Pakistan và Tích Lan’ tại Giảng đường chính của Đại học Phật giáo và Pali ở Homagama.
Các học giả nổi tiếng từ Trung Quốc, Đức, Pakistan và Tích Lan sẽ tham gia sự kiện nói trên.
Pakistan là cái nôi của nghệ thuật và văn hóa Phật giáo, và là thánh địa thứ hai của tôn giáo này. Sự du nhập và phát triển của đạo Phật đă nhờ rất nhiều vào vùng đất cổ xưa của Pakistan. Chính tại nơi đây, các hoạt động của Phật giáo đă đạt đến đỉnh cao thông qua các nhà truyền giáo được tổ chức tốt, và cuối cùng biến nó thành một tôn giáo thế giới.
(ColomboPage – March 5, 2019)
ANH QUỐC: Sắp khánh thành trung tâm Phật giáo ở thành phố Leeds
Trung tâm Phật giáo Jamyang Leeds (JBCL) sẽ mở một trung tâm cộng đồng rộng 33,000 feet vuông tại thành phố Leeds, hạt Tây Yorkshire.
Thuộc Hội Bảo tồn Truyền thống Đại thừa (FPMT), trung tâm JBCL sẽ tọa lạc tại Clyde Works, một nhà máy và nhà kho cũ ở khu Holbeck của Leeds.
JBCL đă mở các lớp thiền định và chánh niệm tại Leeds trong hơn 20 năm, nhưng trung tâm mới nói trên sẽ là tài sản đầu tiên của họ trong thành phố.
Phục vụ như một trung tâm cộng đồng Phật giáo, nơi đây sẽ có một quán cà phê, cửa hàng sách, thiền đường và thư viện. Các nhóm cộng đồng và từ thiện cũng sẽ có thể thuê văn pḥng và khu nhà kho tại trung tâm.
JBCL dự kiến sẽ khánh thành vào cuối tuần 27 và 28-4-2019.
(Lion’s Roar – March 1-7, 2019)
Ảnh trên: Mặt bằng mới của JBCL
Ảnh dưới: Bản phác thảo ṭa nhà trung tâm JBCL mới
Photos: Facebook
THÁI LAN: Cuốn tiểu sử mới về cuộc đời và thời đại của Sulak Sivaraksa, ánh sáng hàng đầu của Phật giáo Dấn thân
‘Tiếng gầm: Sulak Sivaraksa và con đường của Phật giáo gắn kết xă hội’ là cuốn tiểu sử được xuất bản gần đây (tháng 3-2019) của tác giả sinh tại Hoa Kỳ Matteo Pistono.
Tác giả kể chi tiết cuộc đời và thời đại của Sulak Sivaraksa, một trong những nhân vật quan trọng nhất trong Phật giáo gắn kết xă hội đương đại. Nổi tiếng là một trong những tiếng nói trí tuệ hàng đầu của châu Á, Sulak - người đồng sáng lập của Mạng Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB) có trụ sở tại Thái Lan - đă vươn lên nổi bật toàn cầu thông qua tầm nh́n tập trung, bền bỉ và sâu sắc của ông về một xă hội công bằng, nhân ái hơn.
Sulak và một nhóm các nhà tư tưởng và các nhà hoạt động xă hội cùng khuynh hướng Phật giáo hoặc không theo đạo Phật đă thành lập INEB vào năm 1989. Mạng lưới này hoạt động như một tổ chức tự trị thuộc Hội Sathirakoses-Nagapradeepa có trụ sở tại Bangkok. INEB bao gồm các thành viên riêng lẻ và các tổ chức từ hơn 25 quốc gia trên khắp châu Á, Úc, Âu và Bắc Mỹ, và hoạt động xung quanh giá trị cốt lơi và thực hành của kalyana-mitrata (thiện hữu tri thức).
(Buddhistdoor Global – March 16, 2019)
Sulak Sivaraksa, người đồng sáng lập Mạng Phật giáo Dấn thân Quốc tế (INEB)
Trang b́a cuốn tiểu sử mới về Sulak Sivaraksa
Photos: Craig Lewis
NHẬT BẢN: Lễ hội đi trên lửa của Phật giáo tại núi Takao, Tokyo
Núi Takao, Tokyo – Ngày 10-3-2019, hàng ngàn khách tham quan đă dự lễ hội đi trên lửa (Hiwatari Matsuri) được tổ chức hàng năm gần căn cứ không quân Yokota.
Các tu sĩ khổ hạnh của giáo phái Chisan thuộc Phật tông Shingon đi chân trần qua than hồng nóng bỏng để tự xua đuổi điều xui rủi và tà ma.
Sự kiện thường niên này diễn ra gần Takaosan Yakuoin, một đền thờ Phật giáo cổ nằm trên đỉnh núi Takao.
Tại lễ hội, các tín đồ cầu nguyện được sự b́nh an cho gia đ́nh và bản thân họ, cũng như cầu được phù hộ khỏi các vụ tai nạn giao thông.
(bignewsnetwork.com – March 15, 2019)
H́nh ảnh Lễ hội đi trên lửa của Phật phái Nhật Bản Chisan tại núi Takao, Tokyo
Photos: stripes.com
HÀN QUỐC: 52 ngôi chùa được công nhận về các chương tŕnh templestay (Ở lại Chùa) xuất sắc
Ngày 19-3-2019, với mục đích khuyến khích và thúc đẩy các chương tŕnh templestay, Hội Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc đă vinh danh 52 ngôi chùa trên khắp Hàn Quốc v́ các chương tŕnh hiệu quả của họ.
Hội Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc đă tổ chức một lễ trao giải tại chùa Jogyesa ở trung tâm Seoul để công nhận những chùa đă vận hành các chương tŕnh templestay nổi bật trong năm 2018.
Các giải thưởng 2 triệu, 1.5 triệu và 1 triệu won bằng tiền mặt đă được trao cho 52 ngôi chùa nói trên.
Các chương tŕnh templestay, phổ biến với người dân trong nước và du khách ngoại quốc, là cơ hội để t́m hiểu về Phật giáo trong một hoặc hai ngày thông qua các hoạt động văn hóa thực hành.
Những người tham gia templestay thường tṛ chuyện với các nhà sư, tham gia các nghi lễ trà truyền thống, làm đèn lồng hoa sen và thực hiện lễ 108 lạy.
(The Korea Herald – March 19, 2019)
Chương tŕnh templestay
Đại diện các chùa được công nhận về chương tŕnh templestay nổi bật trong năm 2018
Photos: Hội Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc
TRUNG QUỐC: Họa sĩ dân gian cố gắng đạt kỷ lục Guinness với bức tranh cuộn Phật giáo dài 300 mét
Zhang Zhanping, 66 tuổi, một nông dân và cũng là một họa sĩ dân gian, đă giới thiệu các bức tranh cuộn có một bài kinh về 1,250 vị La Hán của Phật giáo vào ngày 18-3-2019 tại huyện Đại, thành phố Tân Châu ở tỉnh Sơn Tây, bắc Trung Quốc.
Họa sĩ Zhang Zhanping, người chuyên làm và vẽ các tác phẩm điêu khắc Phật giáo, cho biết ông đă dành 8 năm để sáng tác 9 bức tranh cuộn, mỗi tranh nặng 5 kg và rộng 69 cm. Tổng chiều dài của các bức tranh cuộn này đo được hơn 300 mét. Zhang cũng nói rằng ông đă cố gắng để đăng kư Kỷ lục Guinness Thế giới.
(Ecns.com – March 19, 2019)
Họa sĩ Zhang Zhanping và bộ tranh cuộn 1,250 vị La Hán
Các hộp đựng bộ tranh cuộn của họa sĩ Zhang
Photos: Wang Bintian
TÍCH LAN: Tổng thống cam kết bảo vệ triết lư Phật giáo
Ngày 17-3-2019, trong lễ khánh thành pho tượng Phật bằng đá được tôn trí tại chùa Selgiri ở Newakada (Udubaddawa, Kuliyapitiya), tổng thống Tích Lan Maithripala Sirisena nói rằng Tuần lễ Tam Tạng Kinh (từ ngày 16 đến 23-3-2019) đă được công bố để tạo nên một sự phục hưng Phật giáo trong nước, cũng như để cung cấp kiến thức cho thế hệ trẻ của kinh Tam Tạng Nguyên Thủy.
Ông nói Tuần lễ Tam Tạng Kinh đă được tuyên bố trước khi Tích Lan đề xuất với UNESCO để công nhận kinh Tam Tạng Nguyên Thủy là Di sản Thế giới.
Ông Sirisena nhấn mạnh rằng với tư cách là Tổng thống cũng như một Phật tử, ông sẽ thực hiện trách nhiệm của ḿnh đối với việc bảo vệ bảo vệ triết lư Phật giáo v́ lợi ích của các thế hệ tương lai.
(dailynews.lk – March 20, 2019)
Ḥa thượng Alankulame Premasiri tặng Tổng thống Tích Lan Maithripala Sirisena một bản sao tượng Phật bằng đá trong lễ khánh thành pho tượng này - được tôn trí tại chùa Selgiri ở Newakada (Udubaddawa, Kuliyapitiya)
Poster quảng bá Tuần lễ Tam Tạng Kinh của Tích Lan
Photos: dailynews.lk
HÀN QUỐC: Cựu sĩ quan thủy quân lục chiến Mỹ trả bản in khắc gỗ Phật giáo lại cho chùa Sinheungsa
Một cựu sĩ quan Thủy quân lục chiến Mỹ đă trả lại mộc bản Phật giáo mà ông đă lấy được từ chùa Sinheungsa ở tỉnh Gangwon cách đây nhiều thập niên.
Theo chùa Sinheungsa thuộc tông phái Phật giáo Jogye của Hàn Quốc, vào ngày 18-3-2019 tại Seattle, Hoa Kỳ, cựu trung úy 92 tuổi Richard Rockwell đă trao trả bản in gỗ nói trên cho một đại diện của chùa Sinheungsa.
Chùa Sinheung cho biết ông Rockwell đă nhặt được mộc bản khi ông có mặt tại ngôi chùa đổ nát này tại thành phố Sokcho (Thúc Thảo) ở tỉnh Gangwon (Giang Nguyên) trong một nhiệm vụ t́m kiếm và trinh sát vào tháng 10-1954. Ông đă mang nó theo khi trở về Hoa Kỳ vào tháng 11 năm đó.
Trong quá khứ, cựu chiến binh Rockwell đă truyền đạt ư định của ḿnh thông qua viện Bảo tàng thành phố Sokcho để trả lại mộc bản cùng với gần 280 ảnh slides mà ông đă chụp về đất nước nam Triều Tiên.
(kbs.co.kr – March 26, 2019)
Mộc bản kinh Phật giáo được cựu thủy quân lục chiến Mỹ trả lại cho chùa Sinheungsa của Hàn Quốc
Photo: Yonhap
NHẬT BẢN: Kho báu của Phật giáo Mật tông được trưng bày tại triển lăm Tokyo
Tokyo, Nhật Bản - Ngày 26-2-2019, một cuộc triển lăm đặc biệt về các bảo vật quốc gia với tác phẩm mạn đà la điêu khắc liên quan đến đại sư Kukai (Không Hải) đă khai mạc tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo.
“Kho báu Quốc gia của chùa Toji: Kukai và Mạn đà la Điêu khắc” là tác phẩm chính của triển lăm, gồm 15 trong số 21 tượng được trưng bày – là số lượng lớn nhất được triển lăm bên ngoài ngôi chùa này.
Với việc trưng bày khoảng 110 báu vật của chùa Toji, triển lăm nói trên giới thiệu về thế giới của nghệ thuật Phật giáo Mật tông. Triển lăm sẽ được tổ chức đến hết ngày 2-6-2019 tại Bảo tàng Heíeikan thuộc Bảo tàng Quốc gia Tokyo ở Công viên Ueno, Tokyo.
(The Yomiuri Shimbun – March 26, 2019)
Triển lăm “Kho báu Quốc gia của chùa Toji: Kukai và Mạn đà la Điêu khắc” tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo, Nhật Bản
Photo: The Yomiuri Shimbun
ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma chia buồn và cầu nguyện về vụ xả súng tại Christchurch
Ngày 20-3-2019, trong thư chia buồn gởi đến Thủ tướng Jacinda Arden của New Zealand, Đức Đạt lai Lạt ma đă bày tỏ sự đau buồn sâu sắc về thảm kịch của vụ xả súng vào các nhà thờ Hồi giáo ở thành phố Christchurch.
Vụ xả súng tại thành phố Christchurch xảy ra vào ngày 15-3, trong đó một tay súng đă tấn công 2 nhà thờ Hồi giáo, giết chết 50 người đang cầu nguyện.
Trong thư gởi Thủ tướng New Zealand, Đức Đạt lai Lạt ma đă viết: “Tôi xin dành những lời cầu nguyện chân thành của ḿnh cho những người đă mất, và muốn gởi lời chia buồn của tôi thông qua bà đến gia đ́nh, bạn bè của họ, và đến người dân New Zealand”.
(Buddhistdoor Global – March 22, 2019)
Đức Đạt la Lạt ma hoằng pháp tại thành phố Auckland, New Zealand vào năm 2013
Photo: dalailama.com
TRUNG QUỐC: Tranh Phật giáo Thangka cổ xưa làm trẻ hóa nền kinh tế địa phương vùng tây bắc Trung Quốc
Thangka, một phong cách tranh cuộn Tây Tạng mô tả chư thần Phật, được vẽ trên vải sợi bông hoặc lụa bằng cách sử dụng các sắc tố khoáng chất và hữu cơ, hiện nay đang làm trẻ hóa nền kinh tế địa phương ở huyện Hạ Hà, thuộc thị trấn Cam Nam, tỉnh Cam Túc.
Bán tranh Thangka đă trở thành một nguồn thu nhập cho nhiều gia đ́nh, và kỹ năng vẽ tranh này nhanh chóng được thanh thiếu niên địa phương ưa chuộng.
Hiện nay có 15 công ty và 30 xưởng vẽ tranh Thangka đă đăng kư trong huyện.
(NewsNow – March 27, 2019)
Tranh Thangka của huyện Hạ Hà, thuộc thị trấn Cam Nam, tỉnh Cam Túc
Photos: Chinanews.com
CANADA: Tôn trí tượng Phật A Di Đà khổng lồ tại Alberta
Tuần trước, tín đồ và tu sĩ Phật giáo từ Trung tâm Thiền định Westlock ở Alberta đă theo dơi việc tôn trí kim tượng của Phật A Di Đà cao 15 mét bên trên thiền đường của họ.
Pho tượng này đă đến Canada vào tháng 1-2019 sau nhiều năm lập kế hoạch, và việc xây tượng được tạo tác tại Trung Quốc. Công việc tiếp theo được thực hiện tại Canada để bảo đảm rằng tượng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng về cấu trúc của địa phương.
Nặng 22.7 tấn, pho tượng được đặt trên đỉnh của chánh điện và bệ tượng h́nh hoa sen, với tổng chiều cao khoảng 21 mét.
(Buddhistdoor Global – March 26, 2019)
Lễ cầu phước cuối cùng trước khi nâng tượng vào vị trí
Photo: cbc.ca
Cần trục đưa pho tượng lên bệ
Photo: facebook.com