TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 02.2019
Diệu Âm lược dịch
NHẬT BẢN: Các bức bích họa Phật giáo thế kỷ thứ 7 tại Nara sẽ được trưng bày trước công chúng
Ikaruga, Tỉnh Nara – 12 bích họa Phật giáo cổ xưa nhất của Nhật Bản tại ngôi chùa Di sản Thế giới Horyuji sẽ được trưng bày cho công chúng trong tương lai gần, là lần triển lăm thứ hai kể từ khi những tranh này bị hư hỏng trong một trận hỏa hoạn cách đây khoảng 70 năm.
Tại cuộc họp của ủy ban bảo tồn và sử dụng các tác phẩm vào ngày 27-1-2019, Sư trưởng Genmyo Ono của chùa Horyuji đă công bố kế hoạch triển lăm 12 bức tranh có từ thế kỷ thứ 7 nói trên.
Được xem là những kiệt tác, các bức bích họa này đă được chính phủ chỉ định là một tài sản văn hóa quan trọng. Chúng được lưu giữ tại nhà kho bằng bê tông cốt thép (hoàn thành vào năm 1952) của chùa Horyuji.
Sư trưởng Ono quyết định trưng bày các bích họa sau khi chẩn đoán địa chấn gần đây cho thấy nhà kho vẫn có khả năng chịu được một trận động đất mạnh trong nhiều thập kỷ tới.
Mặc dù nguyên thủy được minh họa bằng màu sắc phong phú, những tranh này đă bị mất màu do đám cháy tại chùa vào tháng 1-1949 làm hỏng.
(NewsNow – February 2, 2019)
Các bức bích họa thế kỷ thứ 7 sẽ được trưng bày tại chùa Horyuji (Nhật Bản)
Photos: Asahi Shimbun
HÀN QUỐC: Nhà sư mang hoa giấy hanji đến với cuộc sống
Trong hơn 30 năm, sư trưởng của 2 chùa Songdeok và Baekin tại tỉnh Gyeonggi là Ḥa thượng Sukyong đă tham gia vào truyền thống làm “jihwa” – hoa làm từ giấy cây dâu (hanji) truyền thống của Cao Ly.
Ông có kỹ năng làm hoa giấy trang trí cho Yeongsanjae (lễ Linh Thứu Sơn), là Phật lễ được chỉ định là Tài sản văn hóa phi vật thể quan trọng số 50, và cũng được ghi vào Danh sách đại diện của UNESCO về Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2009.
Ḥa thượng Sukyong là một trong số ít những nghệ nhân có thể làm hoa giấytruyền thống. Ông có thể tái tạo hơn 17 loại hoa giấy vốn thường xuất hiện trong các bức tranh Phật giáo.
Hoa giấy (jihwa) thường được tạo ra dưới dạng hoa mẫu đơn, hoa cúc và hoa sen.
Ḥa thượng Sukyong đă quảng bá truyền thống làm hoa giấy này cả trong và ngoài nước thông qua các cuộc triển lăm và các ấn phẩm.
(The Korea Times – February 3, 2019)
Ḥa thượng Sukyong làm hoa giấy (jihwa)
Photos: Choi Won-suk
BANGLADESH: Tổ chức Nhân đạo Hàn Quốc JTS tặng 100,000 bếp ga cho người tị nạn Rohingya
Thiền sư Hàn Quốc Pomnyun Sunim - người sáng lập và là chủ tịch Hiệp hội Hợp Tác (JTS), một tổ chức cứu trợ Phật giáo quốc tế - cuối tháng 1-2019 đă dẫn đầu một phái đoàn đại diện viện trợ để phân phát 100,000 bếp ga cho một trại tị nạn ở Bangladesh. Trại này là nơi cư trú của hàng trăm ngàn người Hồi giáo đă trốn chạy cuộc đàn áp và bạo động ở nước láng giềng Miến Điện.
Khoảng 500,000 người tị nạn Rohingya sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ
số bếp ga nói trên, giúp làm giảm sự suy dinh dưỡng, loại bỏ nhu cầu phải đi từ 7 đến 8 km để gom củi gỗ của phụ nữ và trẻ em, và bảo vệ khu vực khỏi nạn phá rừng.
(Home: Buddhistdoor - February 4, 2019)
Ḥa thượng Pomnyun Sunim thăm hỏi người tị nạn Rohingya
Bếp ga viện trợ cho người tị nạn Hồi giáo Rohingya
Photos: JTS
PAKISTAN: Những khám phá tại bảo tháp Bhamala đă mở ra chương mới trong lịch sử
Khu phức hợp khảo cổ Phật giáo Bhalama nằm gần Đập Khanpur ở đầu thung lũng Haro (tỉnh Biên giới Tây Bắc) bao gồm bảo tháp và tu viện có niên đại từ thế kỷ thứ 2.
Chúng có ư nghĩa đặc biệt trong nền văn minh Gandhara, với di tích lớn nhất của một bảo tháp giống h́nh chữ thập - giống với các kim tự tháp Aztec - và gần đây hơn, là nơi phát hiện ra bức tượng ‘Maha Pari Nirvana’ mô tả Đức Phật nhập niết bàn.
Bức tượng 1,700 năm tuổi này có chiều dài 48 feet, được t́m thấy vào năm 2016 cùng với một tượng Phật có 2 vầng hào quang, loại tượng đầu tiên được t́m thấy trong lịch sử của nền văn minh Phật giáo ở Pakistan.
Với phong cách kiến trúc độc đáo, khu phức hợp Bhamala được cho là thuộc thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 5.
Những khám phá này đă được đưa ra ánh sáng bởi Cục khảo cổ và bảo tàng Khyber Pakhtunkhwa của Pakistan. Tiến sĩ Abdul Samad, người lănh đạo đội khai quật bức tượng nói rằng khu phức hợp Bhamala đă tiết lộ rất nhiều về lịch sử và kho báu, và những khám phá gần đây đă mở ra một chương mới trong lịch sử Pakistan.
(DAWN – February 6, 2019)
Khu phức hợp khảo cổ Phật giáo Bhamala (Pakistan)
Photo: Dawn
ĐỨC: Triển lăm “Trên những con đường đến giác ngộ - Hành hương Phật giáo” tại Viện Bảo tàng Dân tộc học Herrnhut
Bảo tàng Dân tộc học Herrnhut đang tổ chức một cuộc triển lăm có tên là “Trên những con đường đến giác ngộ - Hành hương Phật giáo”, kéo dài đến ngày 28-4-2019.
Viện Bảo tàng phát biểu, “Cho đến nay tất cả các cộng đồng tôn giáo đều biết đến một cuộc hành hương đang tồn tại. Phật giáo cũng có một truyền thống hành hương minh chứng được có từ năm 480 BC. Nó được truyền cảm hứng từ người sáng lập tôn giáo này là Đức Phật Cồ Đàm.”
Cuộc triển lăm này cố gắng làm sáng tỏ điều nói trên bằng cách đưa ra các tác phẩm nghệ thuật và các hiện vật đương đại sử dụng hàng ngày từ các cuộc hành hương tại Trung Á.
Các đồ vật cũng như các tài liệu h́nh ảnh phong phú tại triển lăm được mượn từ các bộ sưu tập tư nhân và từ cổ phần của các bảo tàng dân tộc học ở Herrnhut và Dresden.
(BLOUIN ARTINFO – February 7, 2019)
Ảnh triển lăm “Cung điện- tu viện Potala, Lhasa”, điểm hành hương Phật giáo Tây Tạng
Photo: Hans-Jorg Schwabl
ẤN ĐỘ: Khánh thành tượng vị sáng lập Phật giáo Tây Tạng Guru Padmasambhava tại bang Odisha
Ngày 7-2-2019, Thống đốc bang Odisha, ông Naveen Patnaik, đă khánh thành pho tượng tổ sư Phật giáo Tây Tạng Guru (Đạo sư) Padmasambhava cao 19 feet tại Jirang ở quận Gajapati. Đông đảo người định cư Tây Tạng cùng với các nhà lănh đạo tôn giáo và hành chính của họ đă tham dự sự kiện này.
Các nhà sử học cho rằng Đạo sư Padmasambhava sinh ra và lớn lên ở Odisha trước khi ngài đến Tây Tạng.
Pho tượng nặng 29 tấn nói trên được tôn trí giữa ‘Padma Sarovar’, một hồ nước lớn gần tu viện Padmasambhava. Đây là tu viện Phật giáo lớn nhất tại miền đông Ấn Độ, do Đức Đạt lai Lạt ma khánh thành vào năm 2010. Những người Tây Tạng tị nạn đă định cư tại vùng này cách đây hơn 60 năm.
(The Hindu – February 8, 2019)
Tượng Guru Padmasambhava tại bang Odisha, Ấn Độ
Photo: The Hindu
BANGLADESH: Hơn 150 Phật tử Miến Điện tị nạn ở biên giới với Bangladesh
Hơn 150 Phật tử Miến Điện, bao gồm phụ nữ và trẻ em, đă tị nạn trong các lều dọc biên giới với vùng Bandarban của Bangladesh vào ngày 4-2-2019.
Những người di tản thuộc các nhóm dân tộc Rakhine, Khumi và Khao được nhóm dân tộc Bom ở Bangladesh tặng thức ăn.
Chính quyền địa phương không thể giúp đỡ v́ nơi mà Phật tử Miến Điện tị nạn ở rất xa.
Zahirul Haque, chỉ huy trưởng lực lượng biên pḥng Bangladesh vùng Bandarban cho biết lính của ông đă nói chuyện với các Phật tử miến Điện tị nạn. Ông nói, “Họ sẽ rời đi khi trận chiến kết thúc. Chúng tôi đă tăng cường an ninh dọc biên giới”.
Đây là lần đầu tiên có báo cáo về ḍng người tị nạn là Phật tử đến từ Miến Điện.
(bdnews24.com – February 10, 2019)
Phật tử Miến Điện tị nạn ở biên giới với Bangladesh
Photos:bdnews24.com
ẤN ĐỘ: Năm dự án mới thuộc Mạng mạch du lịch Phật giáo
Ngày 11-2-2019 tại Hạ viện Nhân dân, ông KJ Alphons, Ngoại trưởng chuyên trách vè Du lịch cho biết rằng Bộ Du lịch Liên bang Ấn Độ đă phê chuẩn 5 dự án về Mạng mạch Phật giáo với kinh phí hơn 3 tỉ rupees. Năm bang Madhya Pradesh, Uttar Pradesh, Bihar, Gujarat và Andhra Pradesh là nơi dự án về Mạng mạch Phật giáo được phê chuẩn.
Bộ Du lịch Liên bang đă xác định rằng Mạng mạch Phật giáo là một trong 15 mạng mạch thuộc chủ đề phát triển theo Kế hoạch Khu vực Trung tâm.
Đồng thời, Bộ trưởng Du lịch trả lời bằng văn bản tại Hạ viện Nhân dân rằng 11 Biên bản Ghi nhớ đă được kư kết với tổ chức Monument Mitras (Những người bạn của di tích di sản) để vận hành và bảo tŕ, phát triển/ nâng cấp các tiện nghi du lịch trong các khu vực phụ của di tích.
(BusinessLine – February 11, 2019)
TÍCH LAN – THÁI LAN: Quảng bá các di tích Phật giáo Tích Lan với du khách Thái Lan
Để đặt nền móng cho việc thúc đẩy du lịch giữa 2 nước, một phái đoàn từ Tích Lan đă thăm và tổ chức một loạt các cuộc họp với các quan chức chủ chốt của Thái Lan. Trọng tâm của các cuộc họp này là để quảng bá các di tích Phật giáo của Tích Lan với du khách Thái Lan.
Trưởng phái đoàn là John Amaratunga, Bộ trưởng Bộ Phát triển Du lịch và Động vật hoang dă Tích Lan, đă gặp gỡ Pḥng sự vụ Thương mại Thái Lan do Chủ tịch Kalin Sarasin đứng đầu.
Bộ trưởng Amaratunga cũng gặp và thảo luận với Chủ tịch Hiệp hội Thanh niên Phật giáo (YBAT) Thái Lan Montian Thananart về việc quảng bá Đường ṃn Phật giáo tại Tích Lan và việc tăng số lượng khách đến từ Thái Lan hiện tại lên gấp đôi trong năm nay. YBAT sẽ chung tay với Du lịch Tích Lan để gây ảnh hưởng với du khách Phật giáo đến Tích Lan để thiền định. Bộ trưởng Amaratunga đă đồng ư thành lập một trung tâm Thông tin Phật giáo v́ lợi ích của những du khách như vậy. Bộ trưởng cũng mời YBAT tổ chức các cuộc hội nghị và các cuộc họp thường niên của họ tại Tích Lan.
(LBO – February 12, 2019)
Phái đoàn Tích Lan viếng chùa trong chuyến thăm Thái Lan để quảng bá về du lịch Phật giáo
Photo: LBO
ẤN ĐỘ: Sư trụ tŕ mới của tu viện Tashi Lhunpo là người trẻ nhất, chỉ mới 36 tuổi
Sư trụ tŕ mới đă chính thức nhậm chức vào ngày 11-2-2019 tại tu viện Tashi Lhunpo ở Bylakyppe, nam Ấn Độ. Hơn 1,400 người đă tham dự sự kiện này.
Được Đức Đạt lai lạt ma bổ nhiệm làm trụ tŕ thứ 5 của Tashi Lhunpo kể từ khi tu viện thành lập tại nam Ấn Độ, Jetsun Tenzin Thupten Rabgyal, người truyền thừa thứ 5 của Sigkyab Tulku, chỉ mới 36 tuổi.
Vị tân trụ tŕ Jetsun Tenzin Thupten Rabgyal trước khi được bổ nhiệm thường tổ chức các lớp học giới thiệu Phật giáo cho đại chúng, cũng như dạy qua mạng điện thoại Skype cho các học viên của ḿnh tại Đài Loan xa xôi.
Tashi Lhunpo là ngôi trường của các vị Ban Thiền Lạt ma và là một trong những tu viện nổi bật của Tây Tạng, vốn được xây dựng lại tại Ấn Độ - nơi họ sống lưu vong sau khi Tây Tạng bị Trung Quốc chiếm đóng.
(Phayul – February 12, 2019)
Tân trụ tŕ Jetsun Tenzin Thupten Rabgyal của tu viện Tashi Lhunpo ở Bylakyppe, nam Ấn Độ
Photo: Phayul
NEPAL: Cột trụ A Dục Vương tại Lâm T́ Ni cần được bảo tồn
Lâm T́ Ni, Nepal - Cột trụ A Dục Vương, một cổ vật lịch sử và khảo cổ quan trọng có một ḍng chữ đề cập đến sự đản sinh của Đức Phật, đă dần xấu đi trong vài năm qua.
Nhóm chuyên gia của Constantino Meucci, nhà tư vấn và bảo tồn đá của UNESCO, đă thực hiện một nghiên cứu chi tiết về cột trụ này từ năm 2013 đến 2016 và nộp báo cáo về nghiên cứu của họ.
Đây là cột trụ được Vua A Dục của Ấn Độ dựng vào năm 249 trước Công nguyên.
Các chuyên gia cho rằng việc tín đồ đặt tiền xu và các vật phẩm cúng dường khác như nhang, sữa hoặc dầu dưới chân trụ trong một thời gian dài khiến cột trụ này mất màu, biến dạng và yếu đi.
Ông Meucci c̣n nghĩ rằng nước từ cái ao cũng có thể ảnh hưởng đến đoạn 13 feet 8 inches được chôn dưới đất của cột trụ.
Trong báo cáo của ḿnh, vị giáo sư người Ư khuyến nghị các biện pháp pḥng ngừa cần thực hiện để bảo tồn cột trụ này.
(tipitaka.net – February 15, 2019)
Cột trụ A Dục Vương tại Lâm T́ Ni, Nepal
Photo: tipitaka.net
THÁI LAN: 5 người thuộc dân tộc Shan nhận giải thưởng của Thái Lan về cống hiến cho Phật giáo
Ngày 13-2-2019, năm người dân tộc Shan (ở Miến Điện) đă được Hiệp hội Phật giáo Thái Lan chọn cho giải thưởng đạo đức, là một sự tôn vinh các nhà sư hoặc người thế tục đă thể hiện các đạo lư của Phật giáo.
Lễ trao giải diễn ra tại hội trường Buddha Munthung ở tỉnh Nakhon Prathom, Thái Lan. Hàng trăm người từ 30 quốc gia đă được chọn cho ṿng trao giải này.
Sư trưởng Sao Nawkham La Dhamma Sami, một người nhận giải đến từ trường Đại học Phật giáo ở thủ phủ Taunggyi của bang Shan, Miến Điện, nói rằng giải thưởng được trao cho những người đă cố gắng truyền bá Phật giáo và làm t́nh nguyện viên trong công tác xă hội, giáo dục, chính trị và kinh tế.
(tipitaka.net – February 15, 2019)
Buổi trao giải thưởng đạo đức của Phật giáo Thái Lan để tôn vinh các nhà sư hoặc người thế tục đă thể hiện các đạo lư của Phật giáo
Photo: Shan Herald
PAKISTAN: Tỉnh Khyber Pakhtunkhwa (KP) phân bổ 500 triệu rupees cho việc bảo tồn các di tích Phật giáo
Ngày 14-2-2019, ông Atif Khan, Bộ trưởng Du lịch và Văn hóa tỉnh KP cho biết chính quyền tỉnh đă phân bổ 500 triệu rupees để bảo tồn các di tích Phật giáo trong tỉnh.
Nói chuyện với phái đoàn của Cục Phát triển Quốc tế (DFID) Pakistan tại văn pḥng của ḿnh, ông Atif Khan cho biết chính quyền tỉnh đă thực hiện nhiều biện pháp để quảng bá du lịch, và đó là một phần của các bước để bảo tồn các di tích Phật giáo nhằm thu hút tín đồ đến với Đức Phật.
Ông Atif nói rằng 20 điểm du lịch mới đă được xác định trong tỉnh, và công việc phát triển sẽ sớm bắt đầu để tạo điều kiện cho du khách đến các địa điểm này. Ông nói thêm rằng cả chính phủ liên bang và chính quyền tỉnh đều cam kết thúc đẩy du lịch như một ngành công nghiệp.
(Pakistan Observer – February 15, 2019)
Ông Atif Khan, Bộ trưởng Du lịch và Văn hóa tỉnh KP
Photo: Google
CỘNG H̉A BURYATIA (Liên bang Nga): Bức họa Đức Phật lớn nhất ở Nga
Bức họa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni lớn nhất ở liên bang Nga có thể được nh́n thấy tại nước cộng ḥa Buryatia. Cao 33 mét, bức họa nói trên được miêu tả trên Đá Bayan-Khongor gần làng Bayan Gol ở Quận Khorinsky.
H́nh ảnh của Đức Phật Thích Ca được tạo tác có mức tác động tối thiểu đến môi trường tự nhiên. Họa phẩm không hoàn toàn được chạm khắc; chỉ có lớp đá trên cùng được gỡ bỏ để thể hiện các đường viền của h́nh ảnh.
Sau khi hoàn thành bức họa vào năm 2016, vùng này đă trở thành một trung tâm nổi tiếng đối với du khách và người hành hương.
Đá Bayan-Khongor được xem là một nơi linh thiêng của người Buryat ở Khorinsky kể từ thời xa xưa. Người dân làng Bayan Gol tập trung tại vách đá linh thiêng này 2 lần một năm.
(Buddhistdoor Global – February 16, 2019)
Bức họa Đức Phật Thích Ca trên Đá Bayan-Khongor, nước cộng ḥa Buryatia
Photos: Buddhistdoor Global
NAM HÀN: Tổng thống Moon Jae-in: “Các chuyến tham quan và ở lại chùa trên Núi Kumgang sẽ là dự án kinh tế đầu tiên với miền Bắc”
Ngày 18-2-2018, trong cuộc gặp với các vị lănh đạo của 7 nhóm tôn giáo lớn nhất tại Nam Hàn và Bộ trưởng Bộ Văn hóa Do Jong-hwan tại Nhà Xanh ở Seoul, Tổng thống Moon Jae-in nói rằng chương tŕnh bị đ́nh chỉ đến Núi Kumgang ở Bắc Hàn có thể sẽ là dự án liên-Triều đầu tiên được nối lại sau khi 2 nước tái khởi động sự hợp tác kinh tế trong thời kỳ hậu-cấm vận.
Tháng trước, Phật phái Tào Khê của Nam Hàn thông báo ư định khảo sát kỹ các lựa chọn cho việc ở lại qua đêm tại Chùa Singye trên Núi Kumgang.
Tổng thống Moon ủng hộ sáng kiến này và hy vọng chính phủ Nam Hàn sẽ giúp Tông phái Tào Khê đàm phán kế hoạch này với B́nh Nhưỡng, v́ chương tŕnh ở lại chùa có thể mở đường cho các tour du lịch khác đến Núi Kumgang.
Chùa Singye trên Núi Kumgang thường được đề cập như một điển h́nh về hợp tác liên-Triều. Ngôi chùa này đă bị phá hủy trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), và sau đó được xây dựng lại và tu sửa theo một dự án chung với sự giúp đỡ của cộng đồng Phật giáo Nam Hàn sau hội nghị thượng đỉnh liên-Triều lần đầu tiên vào năm 2000.
(Buddhistdoor Global – February 19, 2019)
Tổng thống Moon Jae-in, (đứng giữa), cùng các nhà lănh đạo của bảy nhóm tôn giáo lớn nhất ở Nam Hàn và Bộ trưởng Văn hóa Do Jong-hwan tại Nhà Xanh ở Seoul vào ngày 18-2-2019
Photo: koreajoongangdaily.com
Vách đá Chonson trên Núi Kumgang, Bắc Hàn
Photo: koreakonsult.com
TÍCH LAN: Phế tích lịch sử tại Tịnh xá Sangamuwa cần sự quan tâm của nhà nước
Các di tích lịch sử tại Đại Tịnh xá Sangamuwa Raja ở khu Udabulathgama sẽ bị mất vĩnh viễn đối với Tích Lan trừ khi Bộ Khảo cổ học tiến hành các bước để bảo tồn những tài sản quốc gia vô giá này.
Những kẻ săn t́m kho báu đă làm hỏng một tượng Phật trong tịnh xá, và các bức tường tại đây có những vết nứt trong khi các bức bích họa th́ bị hủy hoại.
Trong tịnh xá c̣n có tảng đá được khắc một hiệp ước ḥa b́nh do Parakramabahu Đại đế và Gajabahu Đệ Nhị kư kết cách đây 866 năm. Hai vị vua đă kư hiệp ước này để mang lại ḥa b́nh và ḥa hợp giữa 2 vương quốc khi một cuộc nội chiến nổ ra vào năm 1153. Bản khắc hiện nay chỉ c̣n 14 ḍng.
Sư trưởng Tịnh xá là Ḥa thượng Aluthgama Mangala Thera cho biết hiệp ước này là hiệp ước ḥa b́nh được khắc lên đá đầu tiên trên thế giới.
(Tipitaka Network – February 26, 2019)
Tượng Phật bị hư hại một phần và tảng đá khắc hiệp ước ḥa b́nh cổ xưa tại Tịnh xá Sangamuwa (Tích Lan)
NHẬT BẢN: Chùa Kodaiji ở Kyoto ra mắt robot Quan Âm
Ngày 23-2-2019, trong nỗ lực tiếp cận các thế hệ trẻ Nhật Bản, Chùa Kodaiji ở Kyoto đă ra mắt robot Quan Âm để truyền đạt những giáo lư của Đức Phật.
Robot Quan Âm được phát triển với chi phí 100 triệu Yen, dự kiến sẽ bắt đầu thuyết giảng trước công chúng vào tháng 3. Robot này là một dự án chung giữa Thiền tự Kadaiji và Hiroshi Ishiguro, giáo sư về robot thông minh tại Đại học Osaka.
Cao 77 inches và nặng 132 pounds, robot Quan Âm có thể chuyển động thân ḿnh, cánh tay và đầu, nhưng chỉ có bàn tay, mặt và vai bọc bằng silicon được thiết kế trông giống da người. Ở mắt trái của robot này có cài đặt một máy quay video.
Robot Quan Âm được lập tŕnh (theo hệ điều hành Android) để cung cấp các bài giảng từ Tâm Kinh bằng tiếng Nhật, với các phiên bản được dịch sang Anh ngữ và Hoa ngữ chiếu lên một màn h́nh dành cho du khách nước ngoài.
(The Telegraph – February 25, 2019)
Robot Quan Âm
Photo: The Telegraph & Getty Images
ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma xếp hạng ba trong 100 người lănh đạo tinh thần có ảnh hưởng nhất của Tạp chí Watkins
Đức Đạt lai Lạt ma xếp hạng ba trong danh sách ‘Những người c̣n sống có ảnh hưởng nhất về tinh thần’ năm 2019 của Tạp chí Watkins’.Vị lănh đạo Phật giáo Tây Tạng này là người thường xuyên trong top 3 của danh sách nói trên trong những năm qua.
Danh sách năm 2019 của tạp chí Anh Quốc Watkins có trụ sở tại Luân Đôn đă xếp hạng Đức Đạt lai Lạt ma thứ 3, sau Gáio hoàng Francis và nữ hoàng truyền thông Hoa Kỳ Oprah Winfrey.
Danh sách năm 2019 của Watkins c̣n có các nhân vật Phật giáo khác như đạo sư tâm linh-tác giả Thích Nhất Hạnh, nữ tu Phật giáo-tác giả Pema Chodron và cựu tăng sĩ-chuyên gia Robert Thuman.
(Phayul – February 26, 2019)
Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: Phayul
CỘNG H̉A TUVA (Liên bang Nga): Bảo tàng Quốc gia Tuva tổ chức triển lăm các di tích Phật giáo
Một cuộc triển lăm có tựa đề Di tích Linh thiêng đă được tổ chức từ ngày 22-1 đến 22-2-2019 tại Viện Bảo tàng Quốc gia Aldan-Maadyr (Sáu mươi Chiến binh) của Cộng ḥa Tuva.
Trong số các hiện vật trưng bày, Bảo tàng có một bộ sưu tập thường trực về Phật giáo. Các di tích linh thiêng này được t́m thấy vào năm 2009 bởi vị lạt ma cao cấp Lobsan Chamzy của Nga trong quá tŕnh phục hồi các bộ sưu tập của bảo tàng.
Lạt ma Chamzy được mời để hệ thống hóa các cuốn kinh và lập danh sách số cổ vật Phật giáo của bảo tàng. Ông và các nhà sư khác đă trải qua 7 tháng lau chùi và sắp xếp bộ sưu tập này với sự trợ giúp của nhân viên bảo tàng và t́nh nguyện viên. Trong đầu của một trong số các tượng Phật, họ phát hiện có chứa các di tích linh thiêng gồm tro cốt, tóc, đất và quần áo của các vị thầy Phật giáo.
(Home:Buddhistdoor Global – February 26, 2019)
Quang cảnh lễ khai mạc triển lăm Di tích Linh thiêng tại Viện Bảo tàng Quốc gia Aldan-Maadyr (Cộng ḥa Tuva)
Photos: facebook.com & museum.tuva.ru
PAKISTAN: Hàn Quốc cung cấp thiết bị để bảo tồn di sản Phật giáo của Pakistan
Islamabad, Pakistan – Như một phần của các nỗ lực hợp tác, chính phủ Hàn Quốc đă cung cấp thiết bị bảo tồn để xử lư và bảo quản các di sản của Pakistan, nhất là các mẫu vật nghệ thuật Phật giáo – vốn được phát hiện từ những di tích khảo cổ của các khu bảo tồn Phật giáo ở khu vực Gandhara cổ đại.
Các thiết bị này có gia 50,000 USD, bao gồm hệ thống kiểm soát môi trường cho các viện bảo tàng, thiết bị để làm sạch và bảo tồn cổ vật.
Đại sứ Hàn Quốc đă bàn giao các thiết bị cho các quan chức hữu trách của Pakistan tại Bảo tàng Islamabad vào ngày 15-2-2019.
(Tipitaka Network – February 26-28, 2019)
Một thánh địa Phật giáo tại Pakistan
Photo: tribune.com.pk