TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 10.2018

Diệu Âm lược dịch

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma chia buồn và đóng góp tiền cho công việc cứu trợ sau động đất và sóng thần tại Indonesia

 

Dharamsala, Ấn Độ - Vị lănh đạo Tây Tạng Đức Đạt lai Lạt ma đă bày tỏ nỗi buồn của ngài về sự tổn thất nhân mạng và thiệt hại tài sản trong trận động đất và sóng thần tấn công ḥn đảo Sulawesi ở Indonesia.

Trận động đất 7.5 độ richter xảy ra ngoài khơi đảo Sulawesi ở độ sâu 10 km vào ngày 28-9-2018 đă tạo sóng thần cao 6 mét đánh vào bờ biển, tàn phá các thị trấn đánh cá và các băi biển nghỉ mát tại đây.

Đức Đạt lai Lạt ma, người từng viếng thăm đất nước này vào năm 1982, đă viết cho Tổng thống Indonesia, H.E. Joko Widodo, “Tôi muốn bày tỏ nỗi buồn sâu sắc của ḿnh về sự tổn thất nhân mạng bi thương và thiệt hại tài sản, cũng như những khó khăn gây ra cho quá nhiều người - do trận động đất và sóng thần lớn đă giết chết nhiều người và làm bị thương rất nhiều người nữa trên đảo Sulawesi.”

Nhà lănh đạo Tây Tạng cũng tặng một khoản 50.000 USD từ Quỹ Đạt lai Lạt ma cho những nỗ lực cứu trợ.

(Phayul – October 1, 2018)

 

http://www.phayul.com/images/thumb.aspx?src=181001064717Q9.jpg


Residents stand in front of a damaged shopping mall after an earthquake hit Palu, Sulawesi Island, Indonesia, Sept. 29, 2018.

Động đất và sóng thần xảy ra tại đảo Sulawesi, Indonesia

Photo: Phayul & Reuters

 

 

TRUNG QUỐC: Đền thờ Phật giáo cổ xưa ‘trông giống như Lego’ do việc sơn phục chế bị hỏng

 

Sau khi việc phục chế bị hỏng, một đền thờ Phật giáo ngàn năm tuổi được chạm khắc vào một sườn núi đă bị so sánh với Lego và với tác phẩm nghệ thuật của một đứa trẻ.

Người ta đă tô màu các tượng Phật tại ngôi đền hang động ở tỉnh Tứ Xuyên này.

Nhiều người nói rằng những bức tượng thiêng liêng nói trên bây giờ trông giống đồ chơi trẻ em hơn, và một số người trên mạng trực tuyến gọi đây là những tượng “Lego”.

Đền thờ có 9 tượng Phật khắc trên mặt đá này được cho là có niên đại từ thời nhà Đường (618-907 AD).

Không có tổ chức chính phủ chính thức nào tuyên bố chịu trách nhiệm về công việc phục chế bị hỏng nói trên.

(Mirror – October  2, 2018)

 

https://i2-prod.mirror.co.uk/incoming/article13345327.ece/ALTERNATES/s615b/0_PAY-AsiaWire-CaveRestoration-01.jpg

 

https://i2-prod.mirror.co.uk/incoming/article13345328.ece/ALTERNATES/s615/0_PAY-AsiaWire-CaveRestoration-02.jpg
Các tượng Phật trước và sau khi phục chế

Photos: AsiaWire

 

 

NHẬT BẢN: 1,001 tượng Phật được tập hợp lại tại Kyoto lần đầu tiên kể từ năm 1992

 

Kyoto, Nhật Bản – Lần đầu tiên trong 26 năm - kể từ năm 1992 - tất cả 1,001 tượng Phật của chùa Sanjusangendo, chánh điện của ngôi đền Rengeoin, đă được tái hợp và sẽ trưng bày cho công chúng từ ngày 3-10 đến 26-11-2018.

Đây là các pho tượng Thiên thủ Quán Thế Âm Bồ tát bằng gỗ, có kích thước bằng người thật, được chính phủ chỉ định là  tài sản quan trọng.

Công tŕnh khôi phục 45 năm của các tượng này đă được hoàn thành vào năm ngoái. Vào tháng 3, Hội đồng Văn hóa của chính phủ đă kiến nghị rằng 1,001 pho tượng cần được nâng cấp chung thành một kho báu quốc gia.

Để kỷ niệm việc nâng cấp theo kế hoạch trong tương lai gần, 5 pho tượng mà các bảo tàng quốc gia ở Tokyo, Kyoto và Nara mượn đă được trả lại cho chùa Sanjusangendo.

(asahi.com – October 3, 2018)

 

Photo/Illutration

Tất cả 1,001 tượng Phật được tập hợp lại tại chùa Sanjusangendo ở Kyoto vào ngày 2-10-2018

Photos: Ryo Kato

 

 

ĐÀI LOAN: Phái đoàn Vatican sẽ đến Đài Loan để dự hội thảo Thiên chúa giáo - Phật giáo quốc tế vào tháng 10-2018

 

Ngày 4-10-2018, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết một phái đoàn quan chức Vatican sẽ thăm Đài Loan trong tháng 10 để dự một cuộc hội thảo chung với Phật Quang Sơn, tu viện Phật giáo lớn nhất tại đảo quốc này.

Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn giáo (PCID) và tu viện Phật Quang Sơn sẽ tổ chức một hội thảo Thiên chúa giáo-Phật giáo quốc tế tại thành phố Cao Hùng, nam Đài Loan.

Sẽ có khoảng 60 đại biểu từ 16 quốc gia tham dự hội tháo để phát huy sự hiểu biết lẫn nhau giữa 2 tôn giáo này.

Theo Bộ Ngoại giao Đài Loan, cuộc hội thảo - diễn ra từ ngày 13 đến 20-10-2018 theo lịch tŕnh - sẽ là sự kiện liên tôn giáo lần thứ ba được tổ chức tại Đài Loan kể từ năm ngoái.

(Focus Taiwan – October 4, 2018)

 

 

NEPAL: Các học giả Phật giáo kêu gọi hành động để phát triển

trường Đại học Phật giáo Lâm T́ Ni

 

Các học giả Phật giáo đă nhấn mạnh sự cần thiết về sự chú ư đặc biệt của chính phủ để thúc đẩy và phát triển trường Đại học Phật giáo Lâm T́ Ni.

Phát biểu tại một hội nghị chuyên đề có tên là ‘Đại học Phật giáo Lâm T́ Ni, Quá khứ và Hiện tại’, do trường đại học này và Đại Tăng đoàn Nepal Paramparagat đồng tổ chức tại Kathmandu vào ngày 29-9-2018, họ nói rằng những công chức được bổ nhiệm vào trường đại học Lâm T́ Ni phải là những cá nhân am hiểu về Phật giáo.

Trong phần phát biểu của ḿnh, Phó hiệu trưởng của trường là Tiến sĩ Naresh Man Bajracharya nói rằng trường đă được phát triển như là trung tâm đào tạo các chuyên gia tại Lâm T́ Ni, Khasti, Swayambhu, Namobuddha của Nepal và các khu vực khác của Phật giáo. Ông cho biết trường đại học này hiện đang cung cấp các nghiên cứu về tiếng Pali, tiếng Phạn và Tây Tạng, và trong tương lai cũng sẽ có các nghiên cứu Phật giáo bằng Hoa ngữ.

Trường đại học này hiện có 736 sinh viên theo học.

(tipitaka.net – October 6, 2018)

 

Trường Đại học Phật giáo Lâm T́ Ni, Nepal

Photo: Google

 

NHẬT BẢN: Trưng bày thư pháp Kinh điển Phật giáo lớn nhất thế giới

 

Trong năm qua, hơn 40,000 người đă đến ngôi chùa Ryoun-ji ở miền trung Nhật Bản để chiêm ngưỡng thư pháp lớn nhất thế giới của Tâm Kinh, được thể hiện bởi Shoko Kanazawa, một nhà thư pháp 33 tuổi mắc Hội chứng Down.

Shoko hoàn thành tác phẩm nói trên vào năm 2015. Đây là tác phẩm trung tâm cho cuộc triển lăm kỷ niệm sinh nhật lần thứ 30 của cô.

Tác phẩm của Shoko đă được đón nhận, và hôm nay cô là một nghệ sĩ nổi tiếng được ca ngợi bởi ngay cả những nhà phê b́nh sâu sắc nhất trong cả nước.

Thư pháp Tâm Kinh lạ thường này có chiều cao 4 mét và chiều dài 16 mét, và có 276 kư tự chạy từ trần xuống nền nhà và từ tường này sang tường khác. Nó được tạo tác từ các tờ giấy có chiều cao 4 mét và rộng 2 mét, được dán với nhau để h́nh thành một khung giấy lớn.

Tác phẩm Tâm Kinh được trưng bày thường trực tại chùa Ryoun-ji. Từ ngày 21-11 đến 3-12-2018, chùa cũng sẽ tổ chức triển lăm thêm các tác phẩm thư pháp của Shoko Kanazawa.

(Buddhistdoor Global – October 9, 2018) 

 

Shōko Kanazawa in front of one of her most famous works, a calligraphic rendition of a 400-year-old painting <i>The Wind And Thunder Gods</i>, which hangs in Kennin-ji in Kyoto. Shoko drew her rendition without ever having seen the original (see below), baffling many art critics. From straitstimes.com

Shoko Kanazawa trước bản thư pháp ‘Thần Gió và Thần Sấm’, một trong những tác phẩm nổi tiếng của cô

Photo: straitstimes.com

 

The <i>Heart Sutra</i> on display at Ryoun-ji. From english.kyodonews.net

Tác phẩm thư pháp Tâm Kinh của Shoko tại chùa Ryoun-ji  Photo: kyodonews.net

 

 

MĂ LAI: Tổ chức Phật giáo Bo Re của Mă Lai đă tổ chức giải Golf  từ thiện Bo Re 2018 lần thứ hai tại Shah Alam

 

Shah Alam, Selangor - Tổ chức Phật giáo Bo Re của Mă Lai đă tổ chức giải Golf Bo Re 2018 lần thứ nh́ tại Câu lạc bộ Golf&Đồng quê Kota Permai ở Shah Alma vào ngày 11-10-2018.

Sự kiẹn năm nay đă có 132 gôn thủ đến từ Mă Lai cũng như Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc và Úc.

Giải golf từ thiện khai mạc vào năm ngoái tại Câu lạc bộ Golf Vườn Cây cọ ở thành phố Putrajaya đă thu hút 116 gôn thủ.

Sự kiện gôn từ thiện nói trên đă được các sinh viên thảo luận để gây quỹ cho các nhu cầu hoạt động của Bo Re, bao gồm các lớp học đạo pháp miễn phí.

Một nửa của số tiền ṛng quyên được từ giải golf từ thiện năm nay sẽ được chuyển về cho xă hội, cụ thể là cho trẻ em nghèo khó từ các gia đ́nh và các tổ chức cũng như trường học nông thôn.

Tổng cộng có 25 thanh niên từ tổ chức này đă đóng một vai tṛ then chốt trong việc tổ chức sự kiện.(thestar.com.my – October 11, 2018)

 

 

Các gôn thủ và t́nh nguyện viên chụp h́nh nh́ tại Câu lạc bộ Golf&Đồng quê Kota Permai ở Shah Alma trước khi phát bóng

Photo: The Star

 

 

HOA KỲ: Bộ sưu tập lớn nhất của văn học Phật giáo Tây Tạng hiện đă có trên phần Lưu trữ Internet

 

Tuần trước, Trung tâm Giải trí Kỹ thuật số Phật giáo (BDRC) và Lưu trữ Internet (IA) đă công bố rằng bộ sưu tập văn học Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới hiện đă có trên Lưu trữ Internet. Họ nói rằng bộ sưu tập này là “hồ sơ hoàn chỉnh nhất của những lời Phật dạy có sẵn bằng bất cứ ngôn ngữ nào”.

Từ khi thành lập vào năm 1999, BDRC đă định vị, số hóa và lưu trữ hơn 15 triệu trang các tác phẩm quan trọng và các văn bản hiếm có của Phật giáo. Tổ chức này có văn pḥng tại Cambridge, Massachusetts (Hoa Kỳ), cũng như các văn pḥng và các trung tâm số hóa ở Hàng Châu (Trung Quốc); Bangkok (Thái Lan); Kathmandu (Nepal); và tại Thư viện Quốc gia Mông Cổ ở Ulaanbaatar.

Các chuyên viên số hóa của BDRC đến các địa điểm và tu viện khác nhau để lưu trữ nội dung. Họ đă phát hiện ra các tác phẩm độc đáo như các mộc bản kinh, bản thảo lá cọ, các bài viết của những tác giả chưa từng được biết đến, và các văn bản từng được giả định là đă mất.

Bộ sưu tập hiện đă có sẵn trên IA cũng bao gồm hàng triệu trang b́nh luận, giáo lư, và các tác phẩm về các môn học khác nhau như y học, lịch sử và triết học.  

(Lion’s Roar – October 10, 2018)

 

 

PAKISTAN: Hội thảo “Hyecho tại Gandhara- Bước chân của một nhà sư Triều Tiên” nhấn mạnh liên kết lịch sử giữa Hàn Quốc và Pakistan

 

Islamabad, Pakistan – Các sử gia, học giả và sinh viên nổi tiếng từ nhiều cơ sở giáo dục tại Pakistan và Hàn Quốc đă tập trung tại Islamabad để dự một hội thảo có tựa đề “Hyecho tại Gandhara- Bước chân của một nhà sư Triều Tiên”. Được tổ chức vào ngày 8-10-2018 tại Pḥng Nghiên cứu của Viện Di sản Dân gian và Truyền thống Quốc gia (Lok Virsa), cuộc hội thảo nhấn mạnh mối quan hệ lịch sử và văn hóa có từ nhiều thế kỷ giữa người Triều Tiên và Pakistan.

Cuộc hội thảo, do Đại sứ quán Hàn Quốc tại Pakistan và Lok Virsa tổ chức, tập trung vào cuộc du hành của nhà sư Triều Tiên Hyecho (704-876). Viếng thăm những vùng tại Pakistan và Ấn Độ ngày nay vào thời của nền văn minh Gandhara (thế kỷ thứ 8), sư Hyecho đă thuật lại các chuyến đi này trong nhật kư cá nhân ‘Hồi kư của Người hành hương đến Ngũ Vương quốc Tentouk (Sindhu)’ của ông.

Ba học giả nổi tiếng chuyên về chủ đề này - gồm Tiến sĩ So Gilsu, Tiến sĩ Muhammad Farooq Swati và Tiến sĩ Esther Park - đă được mời để thuyết tŕnh về cuộc du hành này. Các bài nói chuyện của họ nhấn mạnh về tầm ảnh hưởng của  những chuyến đi đầu tiên đối với sự truyền bá Phật giáo tại bán đảo Triều Tiên và phần c̣n lại của thế giới.

(Buddhistdoor Global – October 12, 2018)

 

Dr. Han Young Yong performs a classical Korean Sunbi Dance during the seminar. From dailytimes.com.pk

 Một điệu múa Sunbi cổ điển của Triều Tiên được tŕnh diễn tại Hội thảo “Hyecho tại Gandhara- Bước chân của một nhà sư Triều Tiên”

Photo: dailytimes.com.pk

 

Participants of the seminar watch a presentation. From pakistantoday.com.pk

Hội thảo “Hyecho tại Gandhara- Bước chân của một nhà sư Triều Tiên”

Photo: pakistantoday.com.pk

 

 

LÀO: Khai quật những tượng Phật 2,000 năm tuổi tại tỉnh Savannakhet

 

Gần đây, hàng trăm tượng Phật và các di tích cổ 2,000 năm tuổi khác đă được t́m thấy trong khuôn viên của Bảo tháp That Inghang (ở thành phố Kaisone Phomvahane, tỉnh Savannakhet) khi cư dân địa phương đang tiến hành cải tạo tại khu vực này.

Có chiều cao từ 8 đến 10 cm, số tượng nói trên được làm bằng vàng, bạc, đồng và các vật liệu khác.

Tất cả những tượng Phật, b́nh vại và cổ vật khác hiện đang được giữ tại một nơi an toàn, một viên chức Sở Thông tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh cho biết.

Phát hiện bất ngờ này về những tượng Phật và cổ vật khác là khám phá khảo cổ học quan trọng đầu tiên trong nhiều năm tại thành phố Kaisone Phomvahane. 

(tipitaka.net – October 14, 2018) 

 

http://www.nationmultimedia.com/img/news/2018/10/04/30355805/c3287dc682115e3b8de5f25c7227f825.jpeg

Các cổ vật Phật giáo 2,000 năm tuổi khai quật được trong khuôn viên của Bảo tháp That Inghang (Savannakhet, Lào)

Photo: tipitaka.net

 

 

TÍCH LAN: Tổng thống Maithripala Sirisena trao giải Hoàng gia Dhamma Chakka của chính phủ Thái Lan cho Ḥa thượng Nayaka Thera

 

Ngày 16-10-2018, Tổng thống Tích Lan Maithripala Sirisena nói ông sẽ cống hiến đời ḿnh để truyền các giá trị của Phật giáo Nam Tông đến thế giới trong khi bảo vệ triết học cao quư này, chung tay với tất cả các nước trong khu vực.

Ông đă phát biểu như trên trong một buổi lễ được tổ chức tại trường Sri Chandananda Buddhist Vidyalaya, Asgiriya (Kandy) để tôn vinh Ḥa thượng Tiến sĩ Godagama Mangala Nayaka Thera, người được vinh danh với Giải thưởng Hoàng gia Dhamma Chakka từ Chính phủ Thái Lan.

Giái thưởng này của Thái Lan là để công nhận việc phụng sự lớn lao của Ḥa thượng cho quốc gia Tích Lan và Phật giáo, và cũng cho những đóng góp mà ḥa thượng đă thực hiện để truyền bá Phật giáo Nam Tông ở tầm quốc tế.

(NewsNow – October 16, 2018)  

 

Tổng thống Tích Lan trao giải Hoàng gia Dhamma Chakka của Thái Lan cho Ḥa thượng Nayaka Thera

Photo: Colombo Page

 

 

TÍCH LAN: Hoa Kỳ tài trợ cho việc trùng tu bảo tháp của tu viện Phật giáo Rajagala

 

Rajagala, Tích Lan – Ngày 16-10-2018, Thủ tướng Tích Lan Ranil Wickremesinghe đă khánh thành một bảo tháp đă được trùng tu - theo dự án do Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tài trợ thông qua Quỹ Đại sứ Hoa Kỳ cho Bảo tồn Văn hóa (AFCP).

Được khởi xướng vào năm 2013, kinh phí cho dự án nói trên tổng cộng gần 43 triệu rupees Tích Lan (250,000 usd). Cố vấn về các vấn đề công cộng David McGuire đă đại diện cho Đại sứ Quán Hoa Kỳ tại sự kiện này.

Dự án bao gồm việc bảo tồn và phục hồi các nhà ở trong hang động, các di tích và các ṭa nhà thuộc lâm viện Phật giáo Rajagala. Dự án cũng đă khôi phục các lối đi nối các bảo tháp, các ṭa nhà chung, hang động có tranh thiền và các công tŕnh khác.

AFCP tài trợ cho việc bảo tồn các di tích văn hóa, hiện vật văn hóa và các loại h́nh biểu hiện văn hóa truyền thống tại hơn 100 quốc gia trên thế giới.
(Colombo Page – October 17, 2018)

 

http://www.colombopage.com/CGImgs_Events2018/US10172018_1.jpg

http://www.colombopage.com/CGImgs_Events2018/US10172018_2.jpg

Bảo tháp được trùng tu của tu viện Phật giáo Rajagala (Ấn Độ)

Photo: Colombo Page

 

 

ẤN ĐỘ: Tàu hỏa đặc biệt với các tiện nghi đẳng cấp thế giới sẽ vận hành trên mạng mạch Phật giáo vào cuối năm nay

 

Đường sắt Ấn Độ sẽ điều hành một tàu hỏa đặc biệt được trang bị các tiện nghi đẳng cấp thế giới trên mạng mạch Phật giáo để thu hút du khách từ Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Tích Lan vào cuối tháng 12 năm nay, một quan chức cho biết vào ngày 17-10-2018.

Trong khi kiểm tra các toa tàu đang được sản xuất cho tàu hỏa đặc biệt này tại Nhà máy Toa Tàu hỏa (RCF), thành viên Hội đồng quản trị Rajesh Agrawal cho biết tàu tốc hành nói trên sẽ bao gồm các điểm đến Phật giáo của Bồ Đề Đạo Tràng, Budh Vihar, Sarnath và Kushi Nagar.

Ông cho biết Tổng công ty Dịch vụ ăn uống và Du lịch Đường sắt Ấn Độ (IRCTC) sẽ quản lư và điều hành tàu hỏa đặc biệt này , và cũng sẽ quyết định giá vé.

(Press Trust of India – October 18, 2018)

 

 

NHẬT BẢN: Kim Chánh điện tại ngôi chùa lịch sử Kofuku-ji ở Nara được phục hồi 301 năm sau khi bị hỏa hoạn phá hủy

 

301 năm sau khi bị tàn phá trong một vụ hỏa hoạn vào năm 1717, Kim Chánh điện tại ngôi chùa lịch sử Kofuku-ji ở cố đô Nara cuối cùng đă được khôi phục lại vinh quang xưa. Từ ngày 7 đến 11-10-2018, hàng ngàn tín đồ và các nhà hảo tâm đă tham dự buổi lễ chính thức chào mừng việc hoàn thành sự khôi phục ngôi chánh điện.

Được tôn trí như là biểu tượng chính của điện thờ mới phục hồi này là một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, tạo tác vào năm 1811; chung quanh là các tượng Tứ Đại Thiên Vương, có niên đại từ thế kỷ 13; và hai bên là tượng các vị Bồ Tát Yakuo và Yakujo, được chế tác vào năm 1202.

Từ ngày 20-10-2018, Kim Chánh điện sẽ mở cửa cho công chúng 7 ngày một tuần, từ 9am đến 5pm. 

(Buddhistdoor Global – October 19, 2018)

 

The rebuilt Central Golden Hall at Kofuku-ji. From asahi.com

Kim Chánh điện tại ngôi chùa lịch sử Kofuku-ji ở Nara được phục hồi

The seated statue of Shakyamuni Buddha is enshrined in the restored Central Golden Hall. From asahicom.jp

Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni và các tượng Thiên Vương, Bồ Tát được tôn trí trong Kim Chánh điện

Photos: asahi.com.jp

 

 

NHẬT BẢN: Triển lăm ‘Chùa Daigoji: Một thế giới Phật giáo Mật tông Chơn ngôn tại Kyoto’

 

Một bộ sưu tập đầy ấn tượng của các bảo vật có tựa đề ‘Chùa Daigoji: Một thế giới Phật giáo Mật tông Chơn ngôn tại Kyoto’ được trưng bày cho đến ngày 11-11-2018 tại Bảo tàng Nghệ thuật Suntory ở  Tokyo Midtown, Roppongi (Tokyo).

Sự kiện này mang đến cho khách tham quan cơ hội chiêm ngưỡng các tác phẩm nghệ thuật Phật giáo tuyệt mỹ - mà thậm chí không cần phải đi Kyoto.

Triển lăm này cho thấy một h́nh thức riêng biệt của nghệ thuật Phật giáo Nhật Bản, giúp khách tham quan trải nghiệm sự biến đổi của đạo Phật ở Nhật và sự độc đáo của những pho tượng Phật giáo được tạo tác bởi và cho người Nhật.

(Japan Forward – October 20, 2018)

 

https://japan-forward.com/app/uploads/2018/10/Japan-Daigoji-Temple-A-Shingon-Esoteric-Buddhist-Universe-in-Kyoto-002-1-e1539970790954-915x1024.jpg

https://japan-forward.com/app/uploads/2018/10/Japan-Daigoji-Temple-A-Shingon-Esoteric-Buddhist-Universe-in-Kyoto-005-300x300.jpghttps://japan-forward.com/app/uploads/2018/10/Japan-Daigoji-Temple-A-Shingon-Esoteric-Buddhist-Universe-in-Kyoto-006-300x300.jpg

 https://japan-forward.com/app/uploads/2018/10/Japan-Daigoji-Temple-A-Shingon-Esoteric-Buddhist-Universe-in-Kyoto-003-300x300.jpghttps://japan-forward.com/app/uploads/2018/10/Japan-Daigoji-Temple-A-Shingon-Esoteric-Buddhist-Universe-in-Kyoto-004-300x300.jpg

https://japan-forward.com/app/uploads/2018/10/Japan-Daigoji-Temple-A-Shingon-Esoteric-Buddhist-Universe-in-Kyoto-001-1-300x300.jpg

Tranh, tượng Phật giáo tại triển lăm ‘Chùa Daigoji: Một thế giới Phật giáo Mật tông Chơn ngôn ở Kyoto’

Photos: Japan Forward

 

 

NHẬT BẢN: Trà được phục vụ trong những tách lớn tại một buổi lễ ở chùa Saidaiji

 

Nara, Nhật Bản – Hàng chục người đă nhấm nháp trà từ những tách lớn tại ngôi chùa Saidaiji ở cố đô Nara của Nhật vào ngày 7-10-2018.

Một nhà sư đă pha trà bằng một đồ dùng đánh trứng ngoại cỡ, rồi rót trà vào những tách có đường kính khoảng 40 cm.

Khoảng 50 người tham dự sự kiện nói trên, trong số đó có vài người cần sự giúp đỡ để giữ tách của ḿnh.

Truyền thuyết kể rằng cách đây gần 780 năm, một tu sĩ Phật giáo đă bắt đầu truyền thống này để tạo cơ hội cho người dân địa phương được nếm thử trà. Và đến nay các nhà sư chùa Saidaiji tổ chức sự kiện này 3 lần một năm.

(tipitaka.net – October 22, 2018)

 

Tea served in big cups in ceremony at Nara temple

Trà được phục vụ trong những tách lớn tại một buổi lễ ở chùa Saidaiji

Photo: nhk.or.jp

 

 

ĐỨC: Tích Lan tặng Ngôi nhà (Chùa) Phật giáo tại Berlin nhánh cây Bồ đề lịch sử

 

Ngày 21-10-2018, Đại sứ Tích Lan tại Đức là ông HE Karunasena Hettiarachchi và 9 nhà sư đă tặng Ngôi nhà Phật giáo ở Frohnau, Berlin, một nhánh của cây Bồ đề lịch sử.

Tại thư viện của Ngôi nhà Phật giáo, hai anh em Senaka và Tissa Weeraratna  của Hội Dharmaduta Đức được Đại sứ Tích Lan trao nhánh cây Bồ đề thiêng liêng này.

Đây là món quà rất đặc biệt mà chính phủ Tích Lan gởi tặng trung tâm Phật giáo nói trên tại Frohnau. Nó là một nhánh của cây Bồ đề (Giác Ngộ) Sri Maha thiêng liêng ở Anuradhapura, Tích Lan. Theo truyền thống, tương truyền Tất Đạt Đa Cồ Đàm đă trải nghiệm sự thức tỉnh vào năm 528 BC và trở thành Đức Phật (“Giác Ngộ”). Do đó, cây Bồ đề được xem là gốc rễ của tín ngưỡng Phật giáo ở Tích Lan và là cây được ghi nhận có tính lịch sử lâu đời nhất trên thế giới.

(NewsNow – October 22, 2018)

 

Đại sứ Sri Lanka Karunasena Hettiarachchi (bên phải) trao tặng Hội Dharmaduta Đức nhánh cây Bồ đề thiêng liêng tại thư viện Phật giáo Haus ở Frohnau

Photo: asiantribune.com

 

 

MIẾN ĐIỆN: “Chùa Rắn” ở thị trấn Twante, Yangon

 

Chùa Baung Daw Gyoke ở thị trấn Twante, Yagon, đă nhận được biệt danh là Hmwe Paya (“chùa rắn”) từ người dân địa phương. Nằm giữa một cái hồ, ngôi chùa có khoảng 40 con trăn, một số có chièu dài từ 2 đến 3 mét.

Nhiều người dân địa phương xem sự hiện diện của những con trăn này là điềm lành của ngôi chùa, và họ thường xuyên ghé thăm nơi này để cầu nguyện và cúng dường cho chúng.

Chư tăng ni tại chùa sẵn ḷng chăm sóc những con trăn, nhiều con trong số đó đă được người dân địa phương thu thập từ khu vực xung quanh và mang đến ngôi chùa. Những con trăn này không hung dữ, được cho ăn sữa và trứng mua từ những khoản cúng dường dành cho chúng.

(Buddhistdoor Global – October 24, 2018)

 

Baung Daw Gyoke Pagoda in Twante Township, Yangon

Chùa Baung Daw Gyoke ở thị trấn Twante, Yagon, biệt danh là Hmwe Paya (“chùa rắn”)

A python draped across an open window. From thepointsguy.com

Trăn treo ḿnh trên cửa sổ nhà chùa

 

Money offerings are scattered over the pythons. From atlasobscura.com

Tiền cúng dường nằm rải rác trên ḿnh trăn

Photos: Buddhistdoor Global

 

 

ĐÀI LOAN: Đối thoại quốc tế lần đầu tiên của nữ tu sĩ Phật giáo – Kitô giáo

 

Bảy mươi nữ tu sĩ từ 16 quốc gia đă họp mặt tại Đài Loan từ ngày 14 đến 18 -10-2018 để chia sẻ ư tưởng và đối thoại về cuộc sống suy niệm và tích cực trong tín ngưỡng tương ứng của họ.

Cuộc đối thoại quốc tế đầu tiên của nữ tu sĩ Phật giáo – Kitô giáo đă cam kết tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và t́nh hữu nghị giữa hai bên. Với chủ đề “Hành động chiêm niệm và suy gẫm tích cực: Đối thoại của nữ tu sĩ Phật giáo và Koto giáo”, cuộc đối thoại này đă tập hợp 70 nữ tu từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ân Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Singapore, Hồng Kông, Cam Bốt, Phi Luật Tân, Brazil, Ư Đại Lợi, Đức, Na Uy và Hoa Kỳ. Ngoài ra c̣n có một đại diện đến từ Hội đồng giáo hội Thế giới. 

Sự kiện kéo dài 4 ngày này đề cập đến các vấn đề như: nguồn gốc, sự tiến hóa và t́nh h́nh hiện nay của cuộc sống nữ tu sĩ Phật giáo và Kito giáo; thiền định Phật giáo và chiêm niệm Kito giáo; phụng sự nhân loại; và nữ tu sĩ phát huy ‘Nữ Thiên tài’.

(vaticannews.va – October 24, 2018) 

 

 

NHẬT BẢN: Triển lăm bộ tranh cuộn thế kỷ 13 về nhà sư nổi tiếng Ippen

 

Minh họa cuộc đời của nhà sư nổi tiếng Ippen (1239-1289) của tông phái Phật giáo Jishu, một tập hợp đầy đủ các tranh cuộn thế kỷ 13 sẽ được trưng bày cho công chúng tại bảo tàng Quốc gia Kyoto.

Với chủ đề "Ippen Hijiri-e", 12 tranh của họa sĩ En'i mô tả nhà sư Ippen trong những cảnh sống động cùng với rất nhiều nhà sư và người xem.
Ippen, người thành lập Phật phái Jishu, đă du hành ṿng quanh Nhật Bản để truyền bá Phật giáo với dân chúng bằng cách vừa đọc kinh vừa nhảy múa.

Bộ tranh cuộn này được họa sĩ En’I hoàn thành vào năm 1299.

Triển lăm sẽ mở cửa vào ngày 13-4 và kéo dài đến ngày 9-6-2019, trưng bày hơn 200 bảo vật của giáo phái Jishu và các hiện vật có liên quan.  (asahi.com – October 24, 2018)

 

Photo/Illutration

Một cảnh từ tranh cuộn “Ippem Hijiri-e” thứ 7, mô tả các tu sĩ Phật giáo vừa nhảy múa vừa tụng kinh tại một sảnh chùa ở Kyoto

Photo: Bảo tàng Quốc gia Kyoto

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 10/28/18