TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 02.2018

Diệu Âm lược dịch

 

 

NHẬT BẢN: Các ca kỹ (Geisha) tại Kyoto chép kinh điển Phật giáo

 

Các ca kỹ và những người tập sự của họ tại cố đô Kyoto của Nhật Bản đă chép kinh Phật tại chùa Daikakuji.

Sự kiện này là một phần của buổi tập huấn thường niên được tài trợ bởi một tổ chức địa phương nhằm bảo tồn và phát huy nền văn hóa giải trí truyền thống.

Đến từ 5 quận dành cho các nữ nghệ sĩ của thành phố Kyoto, hơn 90 ca kỹ và những người tập sự trẻ tuổi đă dùng bút lông và mực để chép một trong những bộ kinh Phật giáo nổi tiếng bằng chữ Hán.

Việc thực hành này được xem là một công việc có giá trị tôn giáo.

Đây là loại hoạt động dành cho các ca kỹ nói trên - vốn là những người thường bận rộn với việc tham dự tiệc tùng hoặc ca múa và với việc đào tạo khác - để họ hiểu được sâu sắc hơn về nền văn hóa truyền thống.  

(NewsNow – February 1, 2018)

 

H́nh ảnh có liên quan

Hơn 90 Geisha chép kinh Phật tại chùa Daikakuji, Kyoto (Nhật Bản)

Photo: euronews.com

 

H́nh ảnh có liên quan

Geisha (ca kỹ Nhật Bản)

Photo: Google


HÀN QUỐC: Phát hiện 1,000 hiện vật tại di tích chùa Hwangbok

 

Khoảng 1,000 mảnh di tích và đồ tạo tác của ngôi chùa hoàng gia Hwangbok thuộc triều đại Silla đă được phát hiện hàng loạt ở khu Nangsan thuộc thành phố Gyeongju, tỉnh Bắc Gyeongsang.

“Bằng cách nghiên cứu 4,670 mét vuông của Ilwon ở Nangsan từ tháng 8 năm ngoái, chúng tôi đă t́m thấy 1,000 hiện vật bao gồm di tích xây dựng của những khối đá lớn tinh xảo và di tích nền đỡ hàng cột 12 con giáp”, Trung tâm Nghiên cứu Tài sản Văn hóa Sunglim cho biết vào ngày 31-1-2018. Trung tâm nghiên cứu này đă tiến hành việc khai quật tại Nangsan với sự cho phép của Cục Di sản Văn hóa.

Theo khảo sát, di tích của các ṭa nhà thuộc ngôi chùa Hwangbok như hành lang có mái che, các con đường và ao hồ đă được xác định ở quy mô lớn. Trong số 1,000 hiện vật khai quật được có một tượng Phật nằm, một tượng Phật đứng và  tượng một vị Hộ pháp.

(donga.com – February 1, 2018)

 

1,000 artifacts found at the Hwangbok temple site

Các tượng Phật giáo trong số 1,000 hiện vật tại di tích chùa Hwangbok, Hàn Quốc

Photo: donga.com

 

 

THÁI LAN: Các họa sĩ phục chế các bức bích họa Phật giáo 170 năm tuổi

 

Một nhóm các họa sĩ Thái đă được tuyển dụng để tham gia vào một sáng kiến kéo dài trong 3 năm để cứu một phần lịch sử Phật giáo quan trọng tại ngôi chùa nổi tiếng Suthat ở Bangkok. Những bức bích họa lớn trong chánh điện của chùa Suthat, có niên đại từ thập niên 1840, mô tả các câu chuyện về những tiền kiếp của Đức Phật cũng như những cảnh về cuộc sống hàng ngày vào thời Rattanakosin (1782-1932) của Xiêm La, nay đă bị hư hỏng.

Alongkorn Thiamjun, họa sĩ phụ trách nhóm phục chế, cho biết: “Chúng tôi đă phát hiện t́nh trạng xấu đi, đặc biệt là từ phần dưới khi chúng tôi kiểm tra các bức tranh vào năm 2016. Một số mảng của các tranh đó đă bị mất đi, trong khi những phần khác đă bị bong ra khỏi tường”.

Lần gần đây nhất, bức bích họa đáng chú ư này đă được phục chế vào năm 1982 trong một dự án lớn dành cho chùa Suthat, do chính phủ Đức tài trợ.

(buddhistdoor.net – February 3, 2018)

 

The expansive mural paintings in Wat Suthat’s main hall date to the 1840s. From justgola.com

Các bích họa lớn trong chánh điện chùa Suthat có niên đại từ thập niên 1840

Photo: justgola.com

Artist Alongkorn Thiamjun is leading the restoration project. Photo by Pawat Laopaisarntaksin. From bangkokpost.com

Họa sĩ Alongkorn Thiamjun đang chỉ đạo dự án phục chế tranh

Photo: bangkokpost.com

Glue is injected to consolidate the fragile paint. Photo Courtesy of the Fine Arts Department. From bangkokpost.com

Keo được bơm vào để củng cố lớp sơn dễ rạn nứt của tranh

Photo: bangkokpost.com

 

 

 

HOA KỲ: Triển lăm tranh về ‘Cuộc đời các vị Đạt lai Lạt ma’

 

New York, Hoa Kỳ - Triển lăm tranh thangka ‘Cuộc đời các vị Đạt lai Lạt ma’ được tổ chức tại Nhà Tây Tạng Hoa Kỳ từ ngày 11-1 đến 1-3-2018. Triển lăm này trưng bày một loạt tác phẩm in độc đáo mô tả ḍng truyền thừa của các vị Đạt lai Lạt ma.

Các tác phẩm trưng bày tại triển lăm mô tả h́nh ảnh trung tâm của từng vị Đạt lai Lạt ma, được bao quanh bởi những sự kiện trong cuộc đời của mỗi ngài.

Năm 2002, họa sĩ tranh thangka Temba Chophel đă tŕnh bày ư tưởng sáng tác loạt tranh này với Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14.

Khi Tamba Chophel từ trần vào năm 2007, đệ tử chính của ông là Tenzin Norbu và nhóm của ḿnh đă hoàn thành loạt tranh gốc của những bản in đang được triển lăm này.

(Tibet House US – February 5, 2018)

 

https://dgty3dx3oz219.cloudfront.net/wp-content/uploads/2017/12/12163657/d7455978-58ad-4116-b804-301a279c5f13-1024x703.jpg

Tranh thangka một vị Đạt lai Lạt ma

Photo: Tibet House US

 

 

ẤN ĐỘ: ‘Tụng niệm toàn cầu’cho ḥa b́nh tại lễ hội Phật giáo

 

Vijayawada, Andhra Pradesh - Ngày 4-2-2018, như một phần của Lễ hội Văn hóa Phật giáo 3-ngày đang diễn ra tại Vijayawada, Cục Du lịch Andhra Pradesh đă tổ chức một cuộc tụng niệm tập thể v́ ḥa b́nh và ḥa hợp thế giới - do chư cao tăng đại diện cho 3 tông phái Phật giáo Nguyên Thủy, Đại Thừa và Kim Cương Thừa dẫn dắt.

Sự kiện này đă lập một kỷ thế giới với sự tham gia của hơn 45,000 người từ khắp thế giới thông qua internet. Những người tham gia cùng niệm chú Santhi (Ḥa b́nh) từ vị trí tương ứng của ḿnh.

Hàng ngàn người đă tham dự lễ hội 3-ngày mang tên ‘Lễ hội Di sản Phật giáo Amravati, Ḥa b́nh Toàn cầu’ nói trên và trải nghiệm nền văn hóa, ẩm thực và hàng thủ công của Phật giáo . Nghệ sĩ từ các bang như Arunachal Pradesh, Maharashtra, Delhi, Tây Bengal và các bang đông bắc đă mang lại cho công chúng những phần tŕnh diễn đặc sắc về di sản Phật giáo.

(The Hindu – February 5-7, 2018)

 

 

THÁI LAN: Dự án làm tượng Phật dành cho tù nhân

 

Được khởi động để hưởng ứng sáng kiến của Công chúa Thái Lan Bajra Kitiyabha, dự án dành cho tù nhân học làm tượng Phật từ đất sét đă có 3 nhóm tham gia.

Đầu tháng 2-2018, Đại tá Cảnh sát Naras Savestanan, tổng giám đốc Cục Cải tạo, cho biết tất cả 14 người tham gia từ 2 nhóm đầu tiên của dự án đă không tái phạm bất cứ hành vi phạm pháp nào. Ông nói dự án này truyền đi 2 lợi ích rơ ràng: Tâm tịnh hóa các tù nhân tham gia và truyền bá Phật giáo.

Nhóm thứ 3 của dự án có 30 tù nhân tham gia tạo tác 10 tượng Phật lớn.

Những tượng lớn nói trên sẽ được tặng cho các chùa và các bệnh viện, và các tù nhân tham gia có thể chọn những người nhận các tượng nhỏ mà họ đă điêu khắc.

(tipitaka.net – February 8-14)

 

An inmate presents his masterpiece during a recent press conference focusing on the Corrections Department’s project encouraging prisoners to sculpt Buddha statues.

Một tù nhân giới thiệu tượng Phật do ḿnh điêu khắc

Photo: The Nation

 

 

ẤN ĐỘ: Cuộc diễn hành lớn trước Đại hội Phật giáo Ấn Độ

 

Tirupati, Andhra Pradesh – Ngày 9-2, trước đại hội lần thứ 8 của Hiệp hội Phật giáo Ấn Độ (BSI) - diễn ra vào ngày 10 và 11-2-2018 tại Tirupati - một cuộc diễn hành lớn đă được tổ chức, với sự tham gia của chư tăng, các học giả Phật giáo và những người khác đến từ các miền khác nhau của đất nước Ấn Độ.

Điểm thu hút đặc biệt của cuộc diễn hành này là lá cờ Phật giáo dài 125 mét. Đây là lần đầu tiên một cuộc tập trung người đông đảo như vậy diến ra tại thành phố nhiều chùa này.

Ông Chandrababu Haridas Patil, Chủ tịch BSI quốc gia, nói rằng để truyền bá văn hóa Ấn Độ cổ xưa vốn được thấm nhuần trong Phật giáo, mỗi năm Hội nghị Phật giáo đă được tổ chức tại nhiều vùng khác nhau của đất nước”.

(THE HANS INDIA – February 10,2018)

 

A massive rally with a flag organised under the banner of the Buddhist Society of India in Tirupati on Friday

Lá cờ Phật giáo dài 125 mét trong cuộc diễn hành lớn tại Tirupati, Ấn Độ

Photo: The Hans India   

 

 

HÀN QUỐC: 5 chương tŕnh Ở lại Chùa tại Pyeong Chang nhân Thế vận hội Mùa đông 2018

 

Pyeong Chang, Gangwon - Won-kyung, sư trưởng Hội Văn hóa Phật giáo Hàn Quốc, đă chọn 5 ngôi chùa của tỉnh Gangwon để du khách có thể tham gia các chương tŕnh Ở lại Chùa đặc biệt trong suốt Thế vận hội Mùa đông, gồm các chùa Naksansa, Baekdamsa, Samhwasa, Sinheungsa và Woljeongsa.

Các cá nhân có vé dự Olympics và Paralympic sẽ có thể tận dụng chương tŕnh Ở lại Chùa đặc biệt: được giảm giá 80% cho một-đêm ở lại chùa bao gồm một người đi kèm. Du khách cũng có thể trải nghiệm chương tŕnh một ngày với giá giảm.

Mỗi chùa đều có riêng một loạt các sự kiện theo kế hoạch, vốn khác nhau từ việc tu tập nghiêm ngặt cho đến các chương tŕnh thư giăn theo chủ đề nấu đồ chay hoặc thiền định.

Chương tŕnh lưu trú dành cho người ngoại quốc này bắt đầu vào ngày 9-2 và sẽ kéo dài cho đến ngày 18-3-2018.

(Korea Herald – February 13, 2018)

 

http://res.heraldm.com/content/image/2018/02/13/20180213001000_0.jpg

Du khách nước ngoài tham gia chương tŕnh Ở lại chùa

Photo: Templestay  

 

 

ẤN ĐỘ: Ngân hàng Thế giới tổ chức cuộc họp để quảng bá mạng mạch Phật giáo

 

Văn pḥng Ngân hàng Thế giới tại Ấn Độ đă tổ chức một cuộc họp ở New Delhi vào ngày 30-1-2018, trong một nỗ lực để những người có liên quan đến ngành du lịch Phật giáo - bao gồm các chủ khách sạn và các công ty lữ hành – thảo luận các ư kiến đối với việc quảng bá các di tích Phật giáo tại Nepal, Ấn Độ, Pakistan và Tích Lan như một điểm đến tích hợp của các Mạng mạch Phật giáo.

Tại cuộc họp, các đại biểu Ấn Độ đă phát biểu về những khó khan và hạn chế mà họ đang đối mặt trong sự phát triển của ngành du lịch các Mạng mạch Phật giáo. Họ cũng bày tỏ những sự thất vọng về thái độ không mấy thân thiện của chính phủ Ấn Độ đối với ngành du lịch này.

Vào dịp này, Stefania Abakerli - nhà Quy hoạch Phát triển cao cấp về Di sản Văn hóa và Phát triển Du lịch vùng Nam Á thuộc Ngân hàng Thế giới - đă cam đoan rằng Ngân hàng Thế giới sẽ đóng vai tṛ của một người hỗ trợ giữa những người làm du lịch Mạng mạch Phật giáo và các bộ máy chính phủ tương ứng.

(The Himalayan – February 13, 2018)

 

 

MĂ LAI: Sư cô chăm sóc cho hơn 100 con chó hoang

 

Ipoh, Perak - Sư cô Chow Khoon Siew, 66 tuổi, là người đă cung cấp một ngôi nhà yêu thương cho những chú chó bị bỏ rơi và bị ngược đăi.

Hiện nay sư cô đang chăm sóc cho hơn 100 con chó tại nơi tạm trú của ḿnh ở khu Jalan Gopeng thuộc Gunung Rapat, Ipoh.

Sư cô Chow dựa vào sự giúp đỡ của cộng đồng để vận hành nhà tạm trú này, bao gồm bữa ăn tối gây quỹ hàng năm, và bà cảm kích sự hào phóng và ủng hộ của mọi người.

Nhiều năm qua, sư cô Chow đă thu xếp để cho một số con chó có được một ngôi nhà mới - thông qua chương tŕnh nhận nuôi do Hiệp hội Pḥng chống Sát hại Động vật của thành phố Ipoh.

(nst.com.my – February 14, 2-18)

 

https://assets.nst.com.my/images/articles/355347b4-89c1-41d5-9d2b-f3ee09268dfe.jpg_1518600341.jpg

Sư cô Chow và những con chó hoang

Photo: Fernando Fong  

ÂNẤ

 

NHẬT BẢN: Bảo tàng Quốc gia Tokyo triển lăm các kiệt tác cổ xưa của Nghệ thuật Phật giáo

 

Bảo tàng Quốc gia Tokyo đang trin lăm một bộ sưu tập các kiệt tác Phật giáo hiếm có, mang tên ‘Các bảo vật từ chùa Ninna-ji và Omuro: các kiệt tác của Nghệ thuật Tenpyo và Phật giáo Mật tông Shingon’.

Là một phần của khoa Khảo cổ học và Triển lăm Đặc biệt Nhật Bản, bộ sưu tập quư hiếm này có khoảng 170 bảo vật - nhiều hiện vật trong số đó không thường được trưng bày công cộng - bao gồm tượng, tranh, đồ tạo tác tôn giáo, đồ gốm và thư pháp. Số bảo vật này thuộc ngôi chùa Ninna-ji ở Kyoto và các chùa khác có liên kết với trường phái Omuro của Phật giáo Nhật Bản.

Được thành lập vào năm 1872, Bảo tàng Quốc gia Tokyo là nơi lưu trữ toàn bộ các tác phẩm nghệ thuật và cổ vật từ nước Nhật và các nước châu Á khác. Đây là bảo tàng quốc gia lâu đời nhất và là bảo tàng nghệ thuật lớn nhất ở Nhật.

Triển  lăm về các bảo vật từ chùa Ninna-ji và Omuro, bắt đầu vào ngày 18-1, sẽ kéo dài đến ngày 11-3-2018.

(Buddhistdoor – February 15, 2018)

 

Một số bảo vật Phật giáo trưng bày tại triển lăm ở Bảo tàng Quốc gia Tokyo:

 

1. From the-japan-news.com
Tượng A Di Đà Phật, thế kỷ thứ 9, từ chùa Ninna-ji (Kyoto)

Photo: the-japan-news.com

 

<i>Seated Thousand-armed Kannon Bosatsu</i> from Fujiidera temple in Osaka, 8th century. From tokyoheadline.com

Tượng Quán Thế Âm Bồ tát Ngh́n tay, thế kỷ thứ 8, từ chùa Fujiidera (Osaka)

Photo: tokyoheadline.com

 

<i>Sanjujo sasshi</i> (<i>Thirty Volumes of Esoteric Scripture</i>), by Kukai and others. 9th century. From ninnaji2018.com

30 tập kinh Mật tông, thế kỷ thứ 9, từ chùa Ninna-ji (Kyoto) Photo: ninnaji2018.com

 

 

 

BANGLADESH: Tượng Phật mới, cao 45 feet – một biểu tượng của sự ḥa hợp xă hội

 

Một tượng Phật mới cao 45 feet, được xây trong khuôn viên của Tịnh xá Tainkhalipara Sanghamitva Seva Sangha (TSSSV) tại khu Chittagong Hill, đă trở thành một biểu tượng của sự hợp nhất cộng đồng trong một khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi xung đột và bất ổn.

Pho tượng Phật ngồi lớn nhất Bangladesh này được hoàn thành sau 2 năm xây dựng, với tổng kinh phí là 3.5 triệu taka (42,000USD).

Các khoản đóng góp đến từ các cộng đồng Phật giáo, Kitô giáo, Ấn giáo và Hồi giáo, cũng như từ các đại diện của chính quyền địa phương, và với sự hợp tác của các chính trị gia theo nhiều cách khác nhau trong quá tŕnh xây tượng.

Trong vài năm gần đây, do xu hướng chống Phật giáo và các nhóm thiểu số khác gia tăng trong nước, chùa chiền và các tu viện cổ của Phật giáo tại Bangladesh đă bị tấn công. Và việc hoàn thành pho tượng Phật tại TSSSV- được xây từ quỹ tài trợ của các tôn giáo và các nhóm dân tộc khác nhau- đă trở thành biểu tượng của sự hợp tác và ḥa hợp của đất nước.  

(Buddhistdoor Global – February 15, 2018)

 

The 45-foot Buddhist statue. From prothomalo.com

Tượng Phật mới xây, cao 45 feet, tại khu Chittagong Hill, Bangladesh

Photo: prothomalo.com

 

 

LIÊN BANG NGA: Tổng thống Putin chúc mừng Phật tử Nga nhân dịp Năm mới Âm lịch

 

Moscow, Nga – Từ trang chủ chính thức tại Điện Cẩm Linh (Kremlin), Tổng thống Nga Vladimir Putin đă gởi điện tín chúc mừng Phật tử Nga nhân dịp Năm mới Âm lịch. Ông viết:

“Điều quan trọng là cộng đồng Phật giáo Nga luôn giữ ǵn di sản đạo đức và tinh thần vô giá và những truyền thống về bản sắc của tổ tiên, và luôn quan tâm đến các hoạt động giáo dục và từ thiện yêu cầu cao, chăm lo cho các giá trị gia đ́nh và nuôi dạy các thế hệ trẻ, thúc đẩy đối thoại liên tôn giáo và liên dân tộc, cũng như việc củng cố ḥa b́nh và ḥa hợp trong xă hội”.

900,000 Phật tử tại Liên bang Nga ăn mừng Năm mới suốt một tháng, gọi là Tháng Trắng. Nó tượng trưng cho sự thanh tịnh hóa tâm linh và cuộc sống mới. Theo truyền thống, Phật tử tổ chức tiệc và đăi thân nhân và bạn bè của ḿnh bằng các sản phẩm từ sữa.

(TASS – February 16, 2018)

 

A cleansing ritual at the Ivolginsky datsan Buddhist temple as part of celebrations of the Lunar New Year of the Dog

Một nghi lễ thanh tẩy tại đền thờ Phật giáo Ivolginsky Datsan ở Buryatia, như một phần của các lễ mừng Năm mới Mậu Tuất

Photo: Andrei Ogorodnik


 

TÂY TẠNG: Chánh điện tại tu viện Jokhang không bị ảnh hưởng bởi đám cháy

 

Chính phủ Tây Tạng lưu vong tại Ấn Độ nói rằng vụ hỏa hoạn vào ngày 17-2-2018 tại tu viện Jokhang rộng lớn ở Tây Tạng đă không ảnh hưởng đến chánh điện của di tích lịch sử 1,300 năm tuổi này.

Tu viện Jokhang được xem trung tâm tâm linh của Phật giáo Tây Tạng. Chánh điện của tu viện có nhiều bảo vật văn hóa Tây Tạng, bao gồm tượng Jowo Sakyamuni – một tượng Đức Phật lúc 12 tuổi có kích thước lớn bằng người thật.

Ngày 19-2, Thủ tướng Tây Tạng lưu vong Lobsang Sangay đă bày tỏ sự vui mừng v́ đám cháy không ảnh hưởng đến chánh điện của tu viện Jokhang.

Không có ai bị thương tích trong vụ hỏa hoạn, và vẫn chưa biết được nguyên nhân của sự cố này.

(AP – February 19, 2018)

 

http://static.dailymirror.lk/media/images/image_1518940466-4ae21115f8.jpg

Đám cháy tại tu viện Jokhang, Tây Tạng

Photo: Daily Miror

 

 

TOÀN CẦU: Các cộng đồng Phật giáo trên khắp thế giới mừng Năm Mới Âm lịch

 

TIN ẢNH: Phật tử trên toàn cầu trong những ngày gần đây đă tụ họp để mừng Năm Mới Âm lịch. Từ Hong Kong đến Houston, và từ Sydney đến Singapore, các lễ hội và nghi lễ Phật giáo đă diễn ra và chia sẻ trong khắp các cộng đồng Trung Quốc, Hàn Quốc, Tây Tạng,Việt Nam và nhiều nơi khác.

(Buddhistdoor Global – February 20, 2018)

 

 

Canadian Prime Minister Justin Trudeau takes part in a New Year prayer service at the Fo Guang Shan Temple during a visit to Mississauga. From mississauga.com

 GIA NĂ ĐẠI: Thủ tướng Justin Trudeau tham gia một lễ cầu nguyện tại chùa Phật Quang Sơn trong chuyến thăm thành phố Mississauga (tỉnh Ontario, Gia Nă Đại)

Photo: mississauga.com

 

Thousands of people attended Chinese New Year celebrations at Nan Hua Temple in Bronkhorstspruit, South Africa. From iol.co.za

 NAM PHI: Hàng ngàn người tham dự các lễ Tết Âm lịch tại chùa Nam Hoa ở Bronkhorstspruit

Photo: iol.co.za

 

Thousands of visitors to the American Society of Buddhist Studies in Chinatown left offerings of incense and fruit. From nydailynews.com

 HOA KỲ: Hàng ngàn du khách viếng Hội Nghiên cứu Phật giáo Hoa Kỳ tại Phố Tàu đă dâng cúng nhang hương và trái cây

Photo: nydailynews.com

 

A dragon is paraded though the streets of London as part of the Chinese New Year celebrations. Photo from AFP

 ANH QUỐC: Múa rồng qua các đường phố của Luân Đôn là một phần của các lễ mừng Tết Nguyên Đán

Photo: AFP

 

Tibetan Buddhist monks in Dharamsala during the Losar celebrations. From tribuneindia.com

ẤN ĐỘ: Các nhà sư Tây Tạng tại Dharamsala trong lễ Losar (Năm Mới Tây Tạng)

Photo: tribuneindia.com

 

His Holiness the Karmapa leads Losar observations in Woodstock, New York. From kagyuoffice.org

 HOA KỲ: Đức Karmapa chủ tŕ lễ Losar tại Woodstock, New York

Photo: kagyuoffice.org 

 

Ethnic Chinese in Indonesia light incense sticks during celebrations at a temple in Jakarta. From trtwold.com 

INDONESIA: Người Hoa tại Jakarta thắp nhang trong lễ Phật tại một ngôi chùa

Photo: trtworld.com

 

A woman holds candles as she prays at a Buddhist temple in Badachu Park, Beijing. From pinterest.com

 TRUNG QUỐC: Một phụ nữ cầu nguyện tại một ngôi chùa ở Công viên Badachu, Bắc Kinh

Photo: pinterest.com

 

 

 

NEPAL: Nhà sư ban phước cho những người leo núi Everest đă viên tịch

 

Lạt ma Geshe Odiyaana Vajra Rinpoche, 87 tuổi, nhà sư được biết đến nhiều nhất v́ từng ban phước cho những người muốn chinh phục Núi Everest, đă viên tịch vào ngày 13-2 -2106 tại nhà ông ở làng Pangboche của người Sherpa ở Thung lũng Khumbu.

Cộng đồng Phật giáo Sherpa vùng Hi Mă Lạp Sơn - vốn nổi tiếng về việc hướng dẫn những người leo lên núi Everest - rất tôn kính Lạt ma Geshe.

Sinh ra trong cộng đồng Sherpa, Lạt ma Geshe đă đến Tây Tạng để nghiên cứu Phật giáo. Sau nhiều năm, ông đạt được thành tựu học vấn cao nhất về Phật học, tương đương với bằng tiến sĩ. Trong thời kỳ chiếm đóng của Trung Quốc vào thập niên 1950, ông rời Tây Tạng và cuối cùng trở về làng của ḿnh.

Trong mùa leo núi, Lạt ma Geshe từng ban phước cho hàng trăm nhà leo núi bằng cách niệm chú cầu Miyolangsangma, vị thần Phật giáo sống trên đỉnh núi Everest – theo tiếng Tây Tạng là Chomolungma (Sơn Mẫu Nữ thần).

(Budhistdoor Global  - February 22, 2018)

 

Lama Geshe blessing Sherpas. From alanarnette.com

Lạt ma Geshe ban phước cho người Sherpa

Photo: alanarnette.com

 

 

NGA: Các nhà sư từ trường Đại học Tu viện Drepung Gomang viếng thăm thủ đô Moscow

 

Moscow, Nga - Ba vị lạt ma cao cấp từ trường Đại học Tu viện Drepung Gomang, một trong những trung tâm học tập, thiền định và thực hành Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng nhất, đang viếng Moscow từ ngày 14-2 đến 11-3-2018 để giảng dạy về triết học Phật giáo, các truyền thống tôn giáo Tây Tạng và thực hiện các nghi lễ mật tông cho Phật tử Nga.

Tu viện Drepung, lớn nhất Tây Tạng, thành lập vào năm 1416. Tu viện được chia thành 7 trường cao cấp, trong đó trường Đại học Tu viện Drepung Gomang là lâu đời nhất. Trường này đă đào tạo nên nhiều học giả ưu tú, là những người đă đóng góp cho việc truyền bá Phật giáo Tây Tạng.

Sau năm 1959, có 60 nhà sư từ tu viện đă chạy trốn khỏi Tây Tạng và tái lập tu viện ở miền nam Ấn Độ.

Kể từ đó, chư tăng từ Mông Cổ, Nội Mông và Liên bang Nga đă theo học tại trường Đại học Tu viện Drepung Gomang để hoàn tất các nghiên cứu Phật giáo của họ.

Tu viện Drepung Gomang tại Ấn Độ hiện có khoảng 1,840 tăng sĩ, đứng đầu là Khen Rinpoche Geshe Lobsang Gyaltsen, người được Đức Đạt lai Lạt ma bổ nhiệm làm sư trụ tŕ vào năm 2015.

(buddhistdoor.net – February 22, 2018)

 

Geshe Sonam Choydar, Geshe Lodro Jinpa, and Tulku Tenzin Geleg Rinpoche. Photo by Sergei Chernyshev

 

Giving teachings at the Ethnocultural Center Selenge. Photo by Sergei Chernyshev

Các nhà sư từ trường Đại học Tu viện Drepung Gomang giảng pháp tại Trung tâm Văn hóa Dân tộc Selenge ở thủ đô Moscow, Nga

Photo: Sergei Chernyshev

 

 

ẤN ĐỘ: ‘Thái Lan đă sẵn sàng để phát triển mạng mạch Phật giáo’

 

Visakhapatnam, Andhra Pradesh – Sau khi công bố xây dựng một đền thờ Phật giáo tại Amaravati, Thái Lan đă sẵn sàng hợp tác với bang Andhra Pradesh để phát triển một mạng mạch Phật giáo nhằm quảng bá với du khách quốc tế từ các nước thành viên ASEAN, Nhật Bản, Tích Lan và các nước khác đến thăm bang này.

Trong cuộc họp gần đây, Tổng Lănh sự Thái Lan Krongkanit Rackcharoen cho biết Bộ trưởng Bộ Ngoại giáo Ấn Độ N. Chandrababu Naidu đă hứa sẽ giao 10 mẫu Anh tại Amaravati để xây dựng một đền thờ Phật đẳng cấp thế giới. Bà Krongkanit nói rằng có một tiềm năng to lớn để thu hút du khách quốc tế v́ Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ.

Bà nói một đội từ Thái Lan gồm các kiến trúc sư và các chuyên gia khác sẽ được phái đến Amaravati để hoàn thành công tŕnh xây dựng đền thờ này sau phần làm đẹp cảnh quan và thiết kế.

Bà hy vọng rằng số lượng du khách Thái sẽ tăng đáng kể khi mạng mạch Phật giáo và dự án đền thờ tại Amaravati hoàn thành.

(buddhistchannel.tv – February 23, 2018)

 

 

Ư ĐẠI LỢI: Triển lăm Nghệ thuật Phật giáo Trung Hoa tại Venice

 

Đặt chân đến Trung Hoa cách đây hơn 700 năm, nhà thám hiểm nổi tiếng người Ư Marco Polo đă mô tả Đôn Hoàng trong cuốn niên sử chi tiết của ḿnh như một trục chính trên Con đường Tơ lụa, tạo ra một sự liên kết chưa từng thấy giữa thành phố thương mại Đông phương này và Venice – đế chế thương mại của Âu châu.

Để ôn lại kư ức và t́nh hữu nghị xưa kia của 2 quốc gia Ư Đại Lợi và Trung Quốc, cuộc triển lăm ‘Viên ngọc quư của Con đường Tơ lụa: Nghệ thuật Phật giáo Đôn Hoàng’ đă khai mạc vào ngày 22-2 tại trường Đại học Ca’ Foscari của Venice, thu hút nhiều học giả, chính khách và công chúng Ư. Triển lăm sẽ kéo dài đến ngày 8-4-2018.

Theo trường Đại học Ca’ Foscari, việc thiết kế không gian triển lăm dựa trên các màu sắc độc đáo của Đôn Hoàng, và lấy cảm hứng từ các tranh truyện Phật giáo truyền thống – được sử dụng như phương tiện trưng bày chính các tác phẩm nghệ thuật Đôn Hoàng và các bản gốc định dạng của các hang động.

Từ nhiều nguồn khác nhau, các h́nh ảnh và hiện vật trên Con đường Tơ lụa sẽ được triển lăm để minh họa cho bối cảnh.

(NewsNow – February 24, 2018)

 

http://en.people.cn/NMediaFile/2018/0224/FOREIGN201802241708000569528454461.jpg

Bích chương của cuộc triển lăm ‘Viên ngọc quư của Con đường Tơ lụa: Nghệ thuật Phật giáo Đôn Hoàng’

Photo: NewsNowTop of Form

 

 

 

MIẾN ĐIỆN: Miến Điện và Đức cùng nhau bảo tồn di sản văn hóa Phật giáo của thành phố cổ Bagan

 

Yangon, Miến Điện – Miến Điện và Đức đă đồng ư cùng nhau bảo tồn di sản văn hóa của Bagan ở khu vực phía bắc Mandalay.

Theo một Biên bản Ghi nhớ (MoU) được kư vào ngày 20-2-2018, Đức sẽ cung cấp trợ giúp kỹ thuật để tiến hành một dự án bảo tồn chùa Nanpaya, một trong số 389 ngôi chùa bị phá hủy sau trận động đất 6.8 độ richter vào ngày 24-8-2016.

MoU ghi rằng một chương tŕnh đào tạo để tu sửa và bảo tồn các bức bích họa trong chùa Narathihapate cũng sẽ được tiến hành.

Đồng thời, Miến Điện đang nỗ lực giới thiệu Bagan như một trong những di sản văn hóa thế giới với hàng ngàn ṭa nhà tôn giáo và chùa chiền.

Sự hợp tác đang được thực hiện để bảo tồn Bagan với sự tham gia của các học giả và các kỹ thuật viên.

(tipitaka.net – February 27, 2018)

 

https://www.flyingdutchmanpat.com/wp-content/uploads/2016/11/Banner-Post-2.jpg

Thành phố cổ Bagan, Miến Điện
Photo: flyingdutchmanpat.com

 

 

TRỞ LẠI TRANG TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 09/30/18