TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 01.2018
Diệu Âm lược dịch
NHẬT BẢN: Triển lăm 3 tượng Phật giáo nổi tiếng của chùa Kofukuji tại Paris
Nara, Nhật Bản – Ba kiệt tác tượng Phật giáo của chùa Kofukuji thuộc thành phố Nara sẽ được trưng bày tại triển lăm văn hóa ở Pháp. Đây là lần đầu tiên các tượng này được triển lăm bên ngoài Nhật Bản.
Triển lăm mang tên “Tính cách Nhật Bản 2018: những tâm hồn ḥa hợp”, giới thiệu các nghệ thuật truyền thống, văn hóa thiểu dân Nhật Bản và các xu hướng văn hóa khác. Triển lăm sẽ bắt đầu vào tháng 7 tại các địa điểm ở Paris và các nơi khác.
Ba pho tượng Phật giáo nói trên sẽ được trưng bày tại một cuộc triển lăm chính thức tại Bảo tàng Guimet ở Paris do chính quyền tỉnh Nara và bảo tàng của Pháp tổ chức. Đó là hai tượng hộ pháp Agyo và Ungyo (bảo vật quốc gia) và tượng bồ tát Jizo (tài sản văn hóa quan trọng).
(asahi.com – January 2, 2018)
Tượng hộ pháp Agyo
Tượng hộ pháp Ungyo
Tượng bồ tát Jizo
ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma viếng Chùa Đại Giác tại Bồ đề Đạo tràng
Tối ngày 1-1-2018, Đức Đạt lai Lạt ma đă đến Bồ đề Đạo tràng ở bang Bihar. Dự kiến ngài sẽ hoằng pháp tại thánh địa này trong khoảng một tháng.
Sáng ngày 2-1, hàng ngàn tín đồ đă tụ họp để chào đón Đức Đạt lai Lạt ma khi ngài đến viếng Chùa Đại Giác, nơi tương truyền Đức Phật đă đạt giác ngộ cách đây 2,500 năm.
Một đồn cảnh sát tạm thời đă được thiết lập gần khu cầu nguyện Kalachakra để giám sát chuyến hoằng pháp của Đức Đạt lai Lạt ma suốt ngày đêm. Các biện pháp an ninh cũng bao gồm việc triển khai khoảng 2,500 nhân viên cảnh sát đến Bồ đề Đạo tràng, và tăng chiều cao của bức tường bao xung quanh chùa Đại giác.
Dự kiến sẽ có hàng chục ngàn tín đồ nội địa và ngoại quốc tham dự những bài pháp giảng theo lịch tŕnh của Đức Đạt lai Lạt ma tại khu Kalachakra.
(Buddhistdoor – January 3, 2018)
H́nh ảnh buổi Đức đạt lai Lạt ma viếng thăm Chùa Đại Giác tại Bồ đề Đạo tràng vào sáng ngày 2-1-2018
Photos: dalailama.com
TÍCH LAN: Tổng thống Sirisena dự lễ kỷ niệm 3 năm thành lập Trung tâm Phật giáo Quốc tế Nelligala
Lễ kỷ niệm 3 năm thành lập Trung tâm Phật giáo Quốc tế Nelligala đă được tổ chức dưới sự bảo trợ của Tổng thống Tích Lan Maithripala vào ngày 1-1-2018.
Tọa lạc tại đỉnh đồi Nelligala ở Tỉnh Trung tâm, trung tâm này được cộng đồng Phật giáo tại Tích Lan và nước ngoài đánh giá cao v́ những dịch vụ vô giá của nó với vai tṛ một trung tâm có uy tín về Phật giáo và văn hóa Phật giáo.
Tổng thống Sirisena đă được Ḥa thượng Waturakumbure Dhamaratana, trưởng Trung tâm Phật giáo Quốc tế Nelligala, tặng quà lưu niệm. Vào dịp này Tổng thống cũng tuyên bố khánh thành pḥng cấp cao của Trung tâm.
(NEWS.LK – January 3, 2018)
Pḥng cấp cao của Trung tâm Phật giáo Quốc tế Nelligala
Photo: NEWS.LK
NEPAL: Hội nghị Phật giáo Quốc tế Dorje Sugden tại Kathmandu
Hội nghị Phật giáo Quốc tế Dorje Sugden được tổ chức tại thủ đô Kathmandu của Nepal từ ngày 4 đến 6-1-2018.
Tham dự hội nghị có 80 đại biểu đến từ 20 quốc gia, trong số đó có Nepal, Ấn Độ, Mông Cổ và Ư Đại Lợi.
Được tổ chức bởi Hội Phật giáo Dorje Sugden Quốc gia Nepal, hội nghị nói trên bao gồm các cuộc thảo luận về nhiều chủ đề như kết hợp ư thức hệ Phật tử của các tông phái khác nhau và quảng bá văn học, giới luật và triết học Phật giáo ở cấp quốc tế.
Trong ngày khai mạc sự kiện, Lạt ma Basundhara Shrestha, chủ tịch Hội Dorje Sugden Quốc gia Nepal, bày tỏ niềm hoan hỉ về cơ hội được tổ chức hội nghị quốc tế này. Ông hy vọng rằng hội nghị sẽ hữu ích cho việc thúc đẩy ḥa b́nh và thống nhất thế giới.
(The Himalayan – January 4, 2018)
BANGLADESH: Khu khảo cổ Phật giáo Nateshwar có thể trở thành Di sản Thế giới
Khu vực khai quật Nateshwar (ở huyện Munshigani, Dhaka) của di tích khảo cổ Phật giáo Bikrampur có mọi tiềm năng để nổi lên như một di sản thế giới tại Bangladesh.
Tại điểm khai quật Nateshwar, các nhà nghiên cứu và chuyên gia đă khám phá một số bằng chứng khảo cổ học của một thành phố Phật giáo có niên đại hơn 1,000 năm.
Các nhà khảo cổ học cho biết một khu du lịch hấp dẫn có thể được phát triển với địa điểm này làm trung tâm, bằng cách dựa vào vị trí của nó, v́ nó nằm gần thủ đô Dhaka.
Nghiên cứu khảo cổ học tại địa điểm này bắt đầu vào năm 2010, và các nhà khảo cổ đă tiến hành khảo sát và khai quật tại 9 địa điểm trong khu vực Bikrampur trong giai đoạn 2010-13.
(The Daily Star – January 6, 2018)
Di tích các bảo tháp Phật giáo 1,000 năm tuổi tại Nateshwar, huyện Mushigani (Bangladesh)
Photo: thedailystar.net
TÂY TẠNG: Phát hiện tấm bia Phật giáo cổ xưa nhất của khu vực
Các nhà khảo cổ học tại Tây Tạng tin rằng tấm bia Purang thế kỷ thứ 9 là cổ xưa nhất trong khu vực này.
Shargan Wangdue, thuộc Viện Bảo vệ Di tích Văn hóa Tây Tạng, cho biết tấm bia nói trên đă được phát hiện tại quận Ngari ở bắc Tây Tạng.
Tấm bia cao 1.85, có khắc h́nh ảnh một vị Phật. Bên trái là 24 ḍng chữ tiếng Tây Tạng cổ. Bên phải là 19 ḍng kinh cầu nguyện Phật giáo.
Shargan Wangdue cho biết hầu hết các học giả công nhận rằng tấm bia đă được tạo tác vào năm 826 hoặc 838, trong thời vương quốc Tubo.
“Tấm bia này cho thấy Phật giáo đă được thực hành trong thời Tubo ở miền tây Ngari”, Shargan Wangdue nói.
(NewsNow – January 9, 2018)
Tấm bia Phật giáo cổ xưa nhất của Tây Tạng
Photo: ecns.cn
ĐÀI LOAN: Họa sĩ Hung Chi-sung ra mắt bức tranh Đức Phật lớn nhất thế giới
Ngày 7-1-2018, một tranh vẽ Đức Phật đă được trưng bày tại Nhà thi đấu Taoyuan ở thành phố Taoyuan (Đào Viên), bắc Đài Loan.
Bức tranh gần hoàn thành này có kích thước 166.5 mét x 72.5 mét, do Thiền sư- họa sĩ Hung Chi-sung thực hiện để cổ vũ cho ḥa b́nh thế giới.
Chỉ 1/3 bức tranh được ra mắt tại Nhà thi đấu Taoyuan, và bức tranh hoàn chỉnh sẽ được trưng bày tại thành phố Kaohsiung (Cao Hùng) ở nam Đài Loan vào tháng 5.
Họa sĩ Hung Chi-sung là một thiền sư nổi tiếng thế giới; ông đă cống hiến cuộc đời ḿnh để truyền bá cuộc sống từ bi và giác ngộ cho tất cả mọi người. Trong 20 năm qua ông đă giảng dạy hơn 60 kỹ thuật thiền định tiên tiến.
(Big News Network&amazon.com – January 8, 2018)
Hung Chi-sung
Photo:chisungfoundation.org
Họa sĩ Hung Chi-sung ra mắt bức tranh Đức Phật lớn nhất thế giới
Photos: EPA-EFE
HOA KỲ: Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo của trường Đại học California, Berkeley (UC Berkeley) là một phần của mạng quốc tế Phật giáo mới
Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo của trường Đại học California, Berkeley (UC Berkeley) là một phần của mạng quốc tế mới các trường đại học. Mạng này, có tên là Mạng lưới Nghiên cứu Phật giáo Toàn cầu Tianzhu, nhận được 4.9 triệu đô la để thúc đẩy việc nghiên cứu Phật giáo và các nền văn hóa Đông Á.
Các đối tác trong mạng bao gồm Đại học British Columbia (Canada), Đại học Harvard (Hoa Kỳ), Đại học McMaster (Canada), Học viện Quốc gia về Ngôn ngữ và Văn minh Phương Đông phương (Pháp) và Đại học Ghent (Bỉ).
Là một phần của mạng lưới, vào mùa xuân này UC Berkeley sẽ tổ chức một hội nghị quốc tế về triết học Phật giáo và một hội thảo chuyên sâu một-tuần về các về các văn bản Phật thiền thời kỳ đầu. Ngoài ra, các sinh viên học cấp Tiến sĩ của UC Berkeley về Nghiên cứu Phật giáo sẽ tham gia vào các dự án nghiên cứu thực địa mùa hè tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
(Berkeley News – January 9, 2018)
Biểu trưng của Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo của UC Berkeley, Hoa Kỳ
Photo: Google
ẤN ĐỘ: Tổng thống Ram Nath Kovind dự Hội nghị Pháp luân-Đạt ma lần thứ 4
Rajgir, Nalanda - Ngày 11-1-2018, Tổng thống Ram Nath Kovind nói rằng Chính sách Hành động Đông phương của Ấn Độ không chỉ là “một sáng kiến ngoại giao” mà c̣n phải được nh́n nhận trong bối cảnh của cuộc hành tŕnh Phật giáo liên-Á, như “một sự kết hợp của những ước mơ và hy vọng của hàng trăm triệu người sống ở Ấn Độ và Đông Nam Á” và các phần khác của lục địa này.
Tổng thống đă phát biểu tại buổi khai mạc “Hội nghị Quốc tế Pháp luân-Đạt ma lần thứ 4 về Nhà nước và Trật tự Xă hội trong các Truyền thống Pháp luân-Đạt ma”, diễn ra tại thành phố cổ Rajgir ở quận Nalanda (bang Bihar). Hội nghị 3-ngày này được tổ chức bời trường Đại học Nalanda với sự hợp tác của trường Đại học Phật giáo Việt Nam, Hội Ấn Độ và Bộ Ngoại vụ Ấn Độ.
Tổng thống Kovind nhận định rằng đối với các bang ở đồn và đông bắc Ấn Độ như Bihar, các liên kết về tinh thần, văn hóa và thương mại do các nhà sư của Pháp luân-Đạt ma đă tạo nên cách đây hàng ngh́n năm là vô cùng quan trọng chứ không chỉ là một kư ức lịch sử.
(The Telegraph – January 12, 2018)
Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind
Photo: The Hans India
NHẬT BẢN: Giải thi đấu của 2,000 nữ cung thủ tại chùa Sanjusangendo
Kyoto, Nhật Bản – Ngày 14-1-2018, khoảng 2,000 phụ nữ đang tuổi 20 hoặc sẽ tṛn 20 tuổi tính đến ngày 1-4-2018 đă tham gia một sự kiện bắn cung Năm Mới thường niên dành cho người lớn mới, được tổ chức tại chùa Sanjusangendo ở Kyoto.
Trong giải thi xạ tiễn này (tiếng Nhật gọi là kyudo) các phụ nữ bắn vào một mục tiêu rộng 1 mét ở khoảng cách 60 mét.Theo từng nhóm 6 người, mỗi cung thủ được trao 2 mũi tên và có 2 phút để bắn vào mục tiêu. Những người bắn trúng cả 2 mũi tên vào mục tiêu sẽ tiến vào ṿng thi thứ hai.
Sự kiện truyền thống này có từ đầu thế kỷ thứ 17.
(Japan Today – January 14, 2018)
Giải thi đấu nữ cung thủ tại chùa Sanjusangendo, Kyoto (Nhật Bản)
Photo: Kyodo National
ẤN ĐỘ: Tín đồ ngoại quốc từ 70 quốc gia tham dự các bài pháp giảng của Đức Đạt lai Lạt ma
Dharamshala, Ấn Độ - Ngày 15-1-2018, Đức Đạt lai Lạt ma bắt đầu giảng pháp tại Bồ đề Đạo tràng ở bang Bihar. Có hơn 3,300 người nước ngoài trong số 30,000 tín đồ đă tham dự sự kiện này.
Ba-ngày pháp giảng của Đức Đạt lai Lạt ma về chủ đề ‘Luận về Giác ngộ Tâm’ của Nagarjuna đă thu hút Phật tử ngoại quốc đến từ hơn 70 quốc gia - phần lớn là người Mông Cổ và Đài Loan. Các bài giảng được dịch sang Anh ngữ, Hoa ngữ, Việt ngữ, Nhật ngữ, Pháp ngữ, tiếng Hindi, Nga, Mông Cổ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Romania.
Sự đa dạng của cộng đồng Phật giáo tại Bồ đề Đạo tràng, thánh địa linh thiêng nhất, có thể cho thấy số lượng ngày càng tăng của Phật tử trên toàn cầu.
(Phayul – January 15, 2018)
Phật tử Mông Cổ tham dự các bài pháp giảng của Đức Đạt lai Lạt ma tại Bồ đề Đạo tràng (Ấn Độ)
Photo: OHHDL
NHẬT BẢN: Các tượng “ẩn Phật” được trưng bày tại cuộc triển lăm ở Tokyo
Tokyo, Nhật Bản - Ngày 16-1-2018, khách tham quan được chiêm ngưỡng các tượng Phật tại Bảo tàng Quốc gia Heiseikan Tokyo ở phường Taito, thủ đô Tokyo, nơi diễn ra một cuộc triển lăm đặc biệt về các bảo vật từ ngôi chùa Ninnaji ở Kyoto và các chùa khác trên toàn quốc của tông phái Chơn ngôn Omuro.
Trong số các hiện vật trưng bày tại cuộc triển lăm nói trên, có 8 tượng của các vị “ẩn Phật”- là những tượng mà công chúng không thường được nh́n thấy.
Được đồng tổ chức bởi nhật báo Yomiuri Shimbun và các hội đoàn khác, cuộc triển lăm này sẽ kéo dài đến ngày 11-3-2018.
(The Yomiuri Shimbun – January 16, 2018)
Triển lăm các bảo vật từ các ngôi chùa trên toàn quốc của tông phái Chơn ngôn Omuro (Nhật Bản)
Photo: The Yomiuri Shimbun
HOA KỲ: Hội nghị Phật giáo Hành động sẽ diễn ra tại thành phố New York
Một hội nghị của các chuyên gia, học giả, các nhà hoạt động và giảng viên Phật giáo Khu vực New York – với tựa đề “Phật giáo Hàng động: Đạo đức, Tầm nh́n, Công lư” – sẽ diễn ra vào ngày 3-2-2018 tại Chủng viện Thần học Liên hiệp ở thành phố New York.
Hội nghị sẽ tập trung vào việc phát triển một chương tŕnh nghị sự và liên minh địa phương ở vùng Đông Bắc, nhưng “được tổ chức trong sự đoàn kết với những nỗ lực để tạo nên một liên minh tiến bộ quốc gia của Phật tử Hoa Kỳ”.
Sự kiện này dự định thúc đẩy một “sự trao đổi ư kiến tự do về tính bao trùm, hiệu quả và khả năng của mạng lưới” này.
(Lion’s Roar – January 16, 2018)
Chủng viện Thần học Liên hiệp (New York, Hoa Kỳ)
Photo: David Merrett
ÁI NHĨ LAN: Chùa Phật giáo đầu tiên của Ái Nhĩ Lan sẽ khánh thành vào năm 2019
Chùa Phật giáo đầu tiên của Ái Nhĩ Lan sẽ khánh thành vào năm 2019 tại vùng nông thôn West Cork, với tổng kinh phí dự kiến là 3.5 triệu Bảng.
Vào năm 2008, Trung tâm Phật Thiền Dzogchen Beara bắt đầu lên kế hoạch xây một ngôi chùa theo truyền thống Tây Tạng. Cộng đồng hy vọng nó sẽ là nơi để nuôi dưỡng ḥa b́nh và hạnh phúc.
Ngôi chùa sẽ có chiều cao 14.5 mét, với tầng trệt có thể chứa 300 khách đến tu học, tham thiền và dự các hội nghị.
Mặc dù dự kiến vào mùa hè năm 2019, việc khánh thành của chùa này phụ thuộc rất nhiều vào phần tài trợ. Đến nay, quỹ tài trợ đă quyên góp được 1.8 triệu Bảng, và cộng đồng Dzogchen Beara chắc chắn rằng phần đóng góp c̣n lại sẽ được gởi đến.
(Lion’s Roar – January 19, 2018)
Đồ họa ngôi chùa của Trung tâm Phật Thiền Dzogchen Beara ở West Cork, Ái Nhĩ LanPhoto: lionroar.com
ẤN ĐỘ: Các tu sĩ của Hội Đại Bồ đề viếng Công viên Chủ đề Phật giáo tại thị trấn Nagarjuna Sagar
Nalgonda, Telangana – Các tu sĩ Hội Đại Bồ đề ở Bengaluru (bang Karnataka) đă viếng Công viên Chủ đề Phật giáo và thị trấn Nagarjuna Sagar (bang Telangana) vào ngày 4-1-2018. Đoàn gồm 14 thành viên, do hội trưởng Kassapa Thera dẫn đầu, đă khảo sát các cấu trúc của Đại Bảo tháp, mô h́nh Công viên Bảo tháp và Công viên Jataka trên khuôn viên của Công viên Phật giáo.
Đoàn cũng đă khảo sát khu vực được đệ tŕnh thành lập Trung tâm Văn hóa Phật giáo tại Công viên Phật giáo và bày tỏ sự hoan hỉ trước quyết định thành lập Công viên này của chính quyền bang Telangana. Họ nhận định rằng với sáng kiến được tŕnh lên chính quyền bang, thị trấn Nagarjuna Sagar sẽ nổi lên như một trong những địa điểm Phật giáo hàng đầu. Sau đó , đoàn đă viếng và cầu nguyện tại di tích Phật giáo ở Đồi Nagarjuna, một thị trấn Phật giáo lịch sử.
(TIpitaka Network – January 18-21, 2018)
Chư tăng của Hội Đại Bồ đề viếng Công viên Chủ đề Phật giáo tại thị trấn Nagarjuna Sagar
Photo: Telangana Today
ẤN ĐỘ: Bằng chứng về tu viện Phật giáo cổ xưa tại Lakhisarai
Đội khai quật từ trường Đại học Visva-Bharati ở Santiniketan (bang Tây Bengal) đă xác nhận việc khám phá một tu viện Phật giáo lớn tại thị trấn Lakhisarai, bang Bihar.
Vào cuối ngày 6-1-2018, đội này đă phát hiện một tấm bia Phật giáo bị vỡ và các đồ tạo tác khác, từ nơi mà cuộc khai quật bắt đầu vào tháng 12 năm ngoái.
Họ cho biết bằng chứng về cấu trúc bên dưới lớp đất có thể mở ra lịch sử cổ xưa của khu vực này, nơi Đức Phật đă trải qua 3 thời kỳ gió mùa như đă đề cập trong các văn bản Phật giáo.
Đội này đă phát hiện 9 thiền pḥng tại khu vực khai quật, được kết nối với nhau và có sàn bằng gạch vôi. Cấu trúc phía trước của một hiên bằng đá đen cũng được t́m thấy cùng với một nền đất hành lễ của chư tăng.
Việc t́m lại được những đồ vật có liên quan đến Đức Phật và một số đồ hành lễ bằng gốm đă chứng minh thêm cho các tuyên bố trước đây về tu viện này.
(Tipitaka Network – January 25, 2018)
Các thiền pḥng của chư tăng được khai quật tại di tích Phật giáo ở Lakhisarai (Ấn Độ)
NEPAL: Hàng trăm Phật tử Hàn Quốc cầu nguyện cho ḥa b́nh toàn cầu tại Kapilvastu
Hơn 430 Phật tử Hàn Quốc đă viếng thánh địa Phật giáo tại phố cổ Kapilvastu (trong khu vực Lâm T́ Ni, Nepal) và cùng cầu nguyện cho ḥa b́nh toàn cầu vào ngày 19-1-2018.
Đại lễ cầu nguyện này diễn ra sau khi họ viếng Tilaurakot, Tháp Đôi Bhamaniya và Nigrodharam.
Đông đảo Phật tử Hàn Quốc đến Nepal hàng năm để viếng những nơi Đức Phật được sinh ra và lớn lên.
Tilaurakot là sân chơi đùa của Đức Phật trong khi Tháp Đôi được xem là đài kỷ niệm của phụ vương và mẫu hậu của Ngài. Tương tự như vậy, Nigrodharma nổi tiếng là nơi Đức Phật giảng pháp cho một số tín đồ Phật giáo, bao gồm cả con trai của Ngài là Rahul, sau khi Ngài đắc đạo.
(NewsNow – January 22, 2018)
Di tích Tilaurakot, nơi sinh trưởng của Đức Phật
Photo: homestaymk.com.np
TRUNG QUỐC: Thành phố Thẩm Quyến triển lăm về hang động Phật giáo Mạc Cao của Đôn Hoàng
Thành phố Thẩm Quyến của tỉnh Quảng Đông hiện đang là nơi diễn ra một trong những triển lăm Đôn Hoàng lớn nhất. Sử dụng các bản sao chép và công nghệ tiên tiến, cuộc triển lăm có tên ‘Đôn Hoàng Bí ẩn’ này cho phép khách tham quan đi bộ giữa các công tŕnh tái tạo của các hang động Phật giáo Mạc Cao cổ xưa.
‘Đôn Hoàng Bí ẩn’ sẽ kéo dài đến ngày 30-3-2018. Các hướng dẫn viên tiếng Anh và tiếng Nhật từ Học viện Nghiên cứu Đôn Hoàng túc trực tại triển lăm để giới thiệu cho du khách. Đối với những người không thể đến được Thẩm Quyến, họ có thể chiêm ngưỡng trực tuyến vẻ đẹp ảo của các hang động thông qua trang web Digital Dunhuang (Đôn Hoàng Kỹ thuật số).
(Buddhistdoor Global – January 23, 2018)
Một bản sao tượng Phật nằm thời nhà Đường ở Mạc Cao, Đôn Hoàng (tại triển lăm Thẩm Quyến )
Bản sao Hang động 285 của Mạc Cao (tại triển lăm Thẩm Quyến)
Photos: chinadailyasia.com
MĂ LAI: Bắt giữ 2 chiến binh ISIS v́ định tấn công các tu sĩ Phật giáo
Kuala Lumpur, Mă Lai – Ngày 22-1-2018, cảnh sát Mă Lai cho biết đă bắt giữ 2 người đàn ông được cho là có liên hệ với nhóm chiến binh Nhà Nước Hồi giáo tại Iraq và Syria (ISIS), trong đó có một kẻ bị cáo buộc đă thủ một con dao và đi rảo quanh thủ đô Kuala Lumpur nhằm giết chết các nhà sư Phật giáo.
Hai nghi phạm này đă bị bắt giữ trong 2 vụ bố ráp riêng vào tháng 12 và tháng 1, v́ nghi ngờ có kế hoạch thực hiện các hành động bạo lực và gieo rắc hệ tư tưởng của Nhà Nước Hồi giáo.
Một trong 2 nghi phạm là một người Indonesia 23 tuổi, bị bắt vào ngày 17-1. Kẻ này từng bị buộc tội đă lùng sục tại một quận nhộn nhịp của Kuala Lumpur vào tháng 11 để t́m giết các tu sĩ Phật giáo – nhằm trả thù cho sự bạo lực mà người Hồi giáo Rohingya ở Miến Điện đă gánh chịu.
(The Straits Times – January 22, 2018)
ÚC ĐẠI LỢI: Lễ hội Phật giáo Laba (mồng 8 tháng chạp) của các cộng đồng Hoa kiều
Ngày 24-1-2018, nhằm ngày mồng 8 tháng chạp âm lịch – là ngày Đức Phật Thành Đạo theo truyền thống Đại Thừa – người Hoa trên khắp thế giới đă tập trung tại chùa chiền địa phương để mừng lễ hội Laba.
Trong lễ hội, mọi người ăn Cháo Mồng 8 Tháng chạp (Laba Zhou) – c̣n gọi là cháo bát bửu, gồm gạo, đậu, trái cây và hạt - được nấu với số lượng lớn.
Tại chùa Nam Thiên ở Wollongong, Úc Đại Lợi – ngôi chùa lớn nhất Nam Bán cầu – ḥa thượng Miaoyou cho biết lễ hội này được tổ chức bởi toàn thể cộng đồng người Hoa, và ở mức độ nào đó, đă vượt qua mục đích tôn giáo của nó – với sự tham gia của cả những người không tôn giáo. Năm nay, Phật tử tại chùa Nam Thiên đă nấu hơn 1,000 bát cháo, phục vụ miễn phí cho công chúng.
(Buddhistdoor Global – January 26, 2018)
Cháo bát bửu được phục vụ trong lễ hội Laba
Photos: sbs.com.au