TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 12.2017
Diệu Âm lược dịch
BUNGARIA: Lạt ma Nyari Tritul Rinpoche giảng pháp tại Sofia và Vratsa
Sofia, Bungaria – Nyari Tritul Rinpoche, một lạt ma cao cấp của trường phái Phật giáo Tây Tạng Gelug, đă thăm thủ đô Sofia và thành phố Vratsa của Bungaria từ ngày 20 đến 26-11-2917 để giảng pháp.
Nyari Tritul Rinpoche cũng giới thiệu cuốn sách đầu tiên của ḿnh, bây giờ đă được dịch sang tiếng Bungaria, có tựa đề “Đạo dẫn đến Hạnh phúc”, với bài b́nh luận của ông về “Ba khía cạnh chính của Đạo” – một văn bản Đại Thừa căn bản được viết bởi Je Tsongkhapa (1357-1419), người sáng lập phái Gelug.
Nyari Tritul Rinpoche sinh năm 1977 tại Mundgod, nam Ấn Độ. Năm 3 tuổi, ông được công nhận là hóa thân thứ ba của Ganden Tripa thứ 89 và chính thức đăng quang tại Tu viện Gaden vào năm 1992.
(Buddhistdoor Global – December 1, 2017)
Nyari Tritul Rinpoche và cuốn sách đầu tiên của ông, bản tiếng Bungaria, có tựa đề “Đạo dẫn đến Hạnh phúc”
Photos: Lyudmila Klasanova
MIẾN ĐIỆN: Đức Giáo hoàng kêu gọi cơ quan Phật giáo hàng đầu của Miến Điện vượt qua “thành kiến và hận thù”
Ngày 29-11-2017, trong chuyến thăm Miến Điện kéo dài 4 ngày, Đức Giáo hoàng Francis đă kêu gọi các tu sĩ Phật giáo cao cấp vượt qua “thành kiến và hận thù”.
“Nếu đoàn kết như mục đích của chúng ta, chúng ta cần phải vượt qua mọi hiểu lầm, bất dung, thành kiến và hận thù”, giáo hoàng nói với các thành viên của Đại Tăng đoàn Nayaka (Na Ma Na), một cơ quan của các tu sĩ Phật giáo do chính phủ Miến Điện chỉ định tại Yangon, vốn giám sát và quản lư 600,000 tăng sĩ của đất nước này.
Giáo hoàng cũng kêu gọi sự tôn trọng giữa tín đồ Công giáo và Phật tử tại Miến Điện.
“Cuộc họp của chúng ta là một dịp quan trọng kết nối lại và củng cố t́nh hữu nghị và sự tôn trọng giữa Phật tử và Ki Tô hữu”, Giáo hoàng Francis nói. “Đây cũng là cơ hội cho chúng ta khẳng định cam kết về ḥa b́nh, tôn trọng nhân phẩm và công lư cho mọi người nam nữ”.
(Big News Network - December 2, 2017)
Giáo hoàng Francis trong chuyến thăm Miến Điện (tháng 11-2017)
Photo: RFA
MỄ TÂY CƠ: Phái đoàn Văn hóa của Phật giáo Hàn Quốc quảng bá chương tŕnh Ở lại Chùa và Thực phẩm Chùa
Phái đoàn Văn hóa của Phật giáo Hàn Quốc đă tổ chức một sự kiện quảng bá cho chương tŕnh ‘Ở lại Chùa và Thực phẩm Chùa’ tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc ở thủ đô Mexico City của Mễ Tây Cơ từ ngày 28 đến 30-11-2017.
Với chủ đề “Bí ẩn đối với Sức khỏe: Thực phẩm Chùa Hàn Quốc”, một sự kiện thuyết tŕnh, tŕnh bày và trưng bày đă diễn ra tại Hacienda de Los Morales vào ngày 28-11. Ni sư Hyungmin, thuyết tŕnh viên, đă giới thiệu về thực phẩm chùa và tŕnh bày cách nấu một số món chay.
Từ ngày 29 đến 30-11, một sự kiện khác dành cho cách làm mứt trà và nấu đồ chay đă được tổ chức cho học sinh đang theo học trường ẩm thực và công chúng. Để cảm ơn những người tham gia đă không ngại đường xa đến dự, Phái đoàn Văn hóa của Phật giáo Hàn Quốc đă tặng họ sổ tay - với thông tin về chương tŕnh Ở lại Chùa và Thực phẩm Chùa - làm quà lưu niệm.
(prnewswire.com – December 5, 2017)
Ni sư Hyungmin tại sự kiện quảng bá cho chương tŕnh Ở lại Chùa và Thực phẩm Chùa ở Mexico City của Mễ Tây Cơ (tháng11-2017)
Photo: NewsNow
BANGLADESH: Khai quật khu đền chùa 1000 năm tuổi
Gần đây, một đội từ Khoa Khảo cổ học của trường Đại học Jahangirnagar đă khai quật một khu đền chùa có niên đại khoảng 1000 năm trước. Ban đầu có thể là một khu chùa Phật giáo, nó đă trở thành ngôi đền Ấn giáo trong ṿng vài trăm năm rồi rơi vào cảnh đổ nát vào khoảng thế kỷ 13 hoặc 14. Di tích này có kiểu kiến trúc và xây dựng độc đáo chưa từng thấy trong khu vực Greater Bengal, giáo sư Swadhin Sen, chủ nhiệm đội khai quật cho biết.
Di tích nói trên nằm trên một g̣ đất trong làng Bishnupur, cách thành phố Dinajpur chỉ 12 km. Các đền thờ theo ước tính đă được xây dựng vào khoảng từ thế kỷ thứ 9 đến 13. Bộ Văn hóa và Ủy ban Tài trợ Đại học đă tài trợ cho cuộc khai quật trong 6 tháng qua.
Đội khai quật gồm 15 sinh viên Khoa Khảo cổ, cùng với 15 thợ đào lành nghề và 30 nhân công địa phương.
(Dhaka Tribune – December 6, 2017)
Khu di tích đền chùa hơn 1000 năm tuổi ở Dinajpur, Bangladesh
Photos: Dhaka Tribune
HÀN QUỐC: Hội nghị chuyên đề về Phật giáo và cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
Hiệp hội Nghiên cứu Phật giáo Hàn Quốc (KABS) dự kiến sẽ tổ chức một hội nghị chuyên đề về Phật giáo và cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư vào tháng 12-2017. Tại hội nghị khoa học này, các học giả sẽ cùng thảo luận về tương lai và mối quan hệ của Phật giáo với các công nghệ mới nhất.
Han Sung-ja, một thành viên của Học viện Lịch sử Hàn Quốc, sẽ trao đổi về khả năng robot AI đạt niết bàn, là trạng thái tinh thần cao nhất có thể đạt được trong Phật giáo.
Tăng sĩ Bo Ill từ Chùa Haeinsa sẽ nói về tính khả thi của việc áp dụng dữ liệu thuật toán của công án, c̣n gọi là công án Thiền, trong các robot tư vấn AI.
Ngoài ra, nhiều chuyên gia thuộc lĩnh vực Phật giáo lẫn công nghệ thông tin - bao gồm nhà nghiên cứu Hwang Jong-sung của chi nhánh Hiệp hội Thông tin Quốc gia – dự kiến sẽ thuyết tŕnh tại hội nghị.
(tipitaka.net – December 7, 2017)
Robot AI (Trí thông minh Nhân tạo)
Photos: androidauthority.com
ANH QUỐC: Triển lăm lịch sử nổi bật của tín ngưỡng Phật giáo tại Leeds
Một bộ sưu tập hấp dẫn gồm các hiện vật đă được trưng bày tại Leeds như một phần của cuộc triển lăm mới để t́m hiểu lịch sử cổ xưa của tín ngưỡng Phật giáo. Triển lăm khai mạc vào ngày 7-12-2107 tại pḥng trưng bày Tiếng nói châu Á của Bảo tàng Thành phố Leeds, với sự tham dự của các nhà sư người Thái từ hạt Headingley.
Các hiện vật bao gồm tranh thangka vẽ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni từ Nepal, các tràng hạt, cối kinh cầm tay, chuông, biểu tượng Kim cương chử, các b́nh bát và nhang, một tượng Đức Phật Thích Ca đầu thế kỷ 20 từ Miến Điện, 2 văn bản mẫu thiêng liêng tượng trưng cho bài giảng pháp của Đức Phật và một bảo tháp sơn màu kiểu Nepal.
Các hiện vật này được trưng bày là một phần của một dự án đang diễn ra dành cho các cộng đồng tín ngưỡng khác nhau của thành phố Leeds.
Cùng với phần trưng bày là một bộ phim được ủy quyền đặc biệt về Phật giáo ở Leeds, do Trung tâm Phật giáo Jamyang tại Leeds và chùa Thái Buddharam mới tại Headingley thực hiện.
(yorkshireeveningpost.co.uk – December 8, 2017)
Các tăng sĩ Thái viếng pḥng trưng bày hiện vật Phật giáo tại Bảo tàng thành phố Leeds, Anh quốc
Photo: Tony Johnson
ẤN ĐỘ: Chư tăng tham dự nghi lễ Phật giáo Quốc tế 10-ngày tại Bồ đề Đạo tràng
Gaya, Bihar – Trong trang phục truyền thống, hàng ngàn nhà sư và tín đồ từ khắp nơi trên thế giới đă viếng chùa Đại Giác ở Bồ đề Đạo tràng để tham dự nghi lễ Phật giáo Tụng niệm Tam tạng kinh Quốc tế lần thứ 12, diễn ra từ ngày 5 đến 14-12-2017.
Chư tăng và tín đồ từ khoảng 15 quốc gia đă hát những bài đạo ca cho ḥa b́nh thế giới tại chùa Đại Giác.
Trong 10 ngày lễ nói trên, các tu sĩ Phật giáo tụng niệm những lời dạy của Đức Phật dưới cây Bồ đề linh thiêng.
Lễ cầu nguyện hàng năm này được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2006, với khoảng 250 tín đồ tham dự.
(ANI – December 11, 2017)
Chư tăng tham dự nghi lễ Phật giáo Quốc tế 10-ngày tại Bồ đề Đạo tràng
Photo: ANI
TRUNG QUỐC: Ngôi chùa gỗ cao nhất châu Á bị thiêu rụi trong một trận hỏa hoạn
Miên Trúc, Tứ Xuyên – Ngày 10-12-2017, ngôi chùa gỗ độc đáo cao 16 tầng và chánh điện của khu chùa Linh Quang tại thị xă Miên Trúc đă bị phá hủy bởi một vụ cháy lớn kéo dài trong 4 tiếng đồng hồ.
Nhà chức trách nói không có ai bị thương trong vụ hỏa hoạn.
Khu chùa Linh Quang nguyên thủy được xây vào thời nhà Minh (1368-1644) nhưng nó đă bị phá hủy trong trận động đất năm 2008.
Sau đó, các nhà xây dựng đă khôi phục lại khu chùa này. Nhưng ngôi chùa tháp bằng gỗ nói trên đang trong tiến tŕnh xây dựng lại th́ bị hỏa hoạn thiêu rụi.
Nguyên nhân vụ cháy chưa xác định và một cuộc điều tra đang được tiến hành.
(9news.com.au – December 11, 2017)
Vị trí ngôi chùa gỗ trước khi bị cháy
Ngôi chùa gỗ 16 tầng bốc cháy
Photos: Buddhistdoor Global
NGA: Lạt ma Telo Tulku Rinpoche giảng pháp tại Moscow
Telo Tulku Rinpoche - đại diện danh dự của Đức Đạt lai Lạt ma tại Nga, Mông Cổ, và là hội viên của khối Thịnh vượng chung của các Quốc gia Độc lập – đă có buổi pháp thoại tại Moscow vào ngày 10-12-2017.
Sự kiện này được tổ chức bởi Hiệp hội Thanh niên Phật giáo Moscow với sự ủng hộ của Tổ chức “Cứu Tây Tạng”, vốn thúc đẩy việc bảo tồn các truyền thống văn hóa và triết học của Phật giáo Tây Tạng.
Là trưởng lạt ma của người Kalmyk, Telo Tulku Rinpoche giữ chức chủ tịch của một số tổ chức quan trọng tại Kalmykia, Mông Cổ, Latvia và Nga. Ngoài ra, ông cũng hướng dẫn việc điều hành các trang web tiếng Nga và Mông Cổ của Đức Đạt lai Lạt ma.
(Buddhistdoor Global – December 13, 2017)
Lạt ma Telo Tulku (bên trái) giảng pháp tại Moscow, Nga
Photo: Renat Alyaudinov
ẤN ĐỘ: Phái đoàn Phật giáo Nhật Bản thăm Thống đốc bang Manipur
Imphal, Manipur – Ngày 13-12-2017, một phái đoàn Phật giáo Nhật Bản gồm 10 người do Thượng tọa Gyomyo Nakamura dẫn đầu đă đến thăm Thống đốc bang Manipur, Tiến sĩ Najma Heptulla, tại dinh thự của bà ở thủ phủ Imphal. Chia sẻ những trải nghiệm của ḿnh từ các chuyến thăm các nước Á châu, Thống đốc Najma Heptulla đă đàm đạo với đoàn đại biểu và thảo luận về mối quan hệ đặc biệt giữa bang Manipur và Nhật Bản.
Thượng tọa Nakamura nói rằng mục đích chính của chuyến thăm Manipur này là cầu nguyện cho các nạn nhân chiến tranh của Quân đội Nhật Bản, Quân đội Ấn Độ và những Công dân đă chết trong Thế chiến thứ 2 – đặc biệt là cuộc chiến Nhật-Imphal-Ladakh. Thượng tọa Nakamura nói thêm rằng người Nhật muốn kết nối với nhân dân vùng Đông Bắc Ấn Độ, và ông đă yêu cầu Thống đốc Manipur thúc đẩy chính quyền bang cung cấp sự kết nối tốt để Du lịch Nhật Bản có thể tham quan bang này và có thể quảng bá ngành du lịch Manipur.
(Kangla Online – December 13, 2017)
Thống đốc bang Manipur, Tiến sĩ Najma Heptulla, tiếp kiến phái đoàn Phật giáo Nhật Bản
Photos: kanglaonline.com
ẤN ĐỘ: Hội Liên hiệp Phật giáo Quốc tế bầu Tổng thư kư mới
Tu sĩ Phật giáo Dhammapiya từ bang Tripura của Ấn Độ đă được bầu làm Tổng thư kư mới của Hội Liên hiệp Phật giáo Quốc tế (IBC). Ông được bầu vào chức vụ này tại cuộc họp hội đồng quản trị lần thứ hai của IBC, diễn ra tại New Delhi.
IBC là một diễn đàn Phật giáo toàn cầu để bảo tồn và phát triển các di sản của Phật giáo tại Ấn Độ và các nơi khác trên thế giới.
Hơn 150 đại biểu quốc tế - trong số đó có khoảng 80 đại biểu từ Ấn Độ - đă họp để bầu tổng thư kư và các thành viên của các hội đồng quản trị IBC mới.
Nhân dịp này, Đức Đạt lai Lạt ma đă gởi một thông điệp đến IBC qua video, và Bộ trưởng Liên bang Kiren Rijiju đă có một bài phát biểu quan trọng.
Một ủy ban điều hành cũng được bầu với các đại biểu đến từ Mông Cổ, Úc Đại Lợi, Bhutan, Uganda và các nước khác.
(tipitaka.net – December 15, 2017)
Tăng sĩ Dhammapiya (người đứng giữa) - tổng thư kư mới của IBC
Photo: PTI
THÁI LAN: Ngôi ‘Chùa Rồng’ độc đáo ở Samphran
Du khách đến Thái Lan rất ngạc nhiên trước ngôi chùa Wat Samphran độc đáo và lạ thường – một ngôi chùa Phật giáo màu hồng tươi, cao sừng sững 80 mét (263 feet) và có một con rồng xanh cuộn quanh 17 tầng bên ngoài ṭa nhà này, đầu rồng ngấc lên kiêu hănh bên trên mái nhà.
Tọa lạc tại quận Samphran của tỉnh Nakhon Pathom, chùa Wat Samphran là một trong những ngôi chùa Phật giáo ngoạn mục nhất của đất nước Thái Lan. Chùa là một kiệt tác màu hồng cao chót vót - ở độ cao 80 mét, là tượng trưng cho sự tôn kính số năm mà Đức Phật tại thế.
(NewsNow – December 15, 2017)
Chùa Wat Samphran với rồng xanh quấn quanh
Photos:Google
ANH QUỐC: Nghệ thuật Phật giáo Amaravati được trưng bày trang trọng tại Bảo tàng Anh Quốc
Trong nhiều thập kỷ, các tác phẩm điêu khắc Amaravati – một bộ sưu tập kỳ diệu của nghệ thuật Phật giáo thời kỳ đầu được xem là một trong những bảo vật tuyệt vời nhất của Bảo tàng Anh Quốc – từng bị thiếu ánh sáng và khó cho khách tham quan đến gần để chiêm ngưỡng.
Các tác phẩm điêu khắc bằng đá này có niên đại từ thế kỷ thứ nhất đến thứ ba sau Công nguyên, từng trang trí một hàng rào chung quanh Đền thờ Lớn của Amaravati – một trong những di tích Phật giáo quan trọng nhất trên thế giới. Đây là nhóm lớn nhất của tác phẩm điêu khắc Ấn Độ thời kỳ đầu bên ngoài châu Á.
Từ ngày 12-12-2017, các tác phẩm Amaravati nói trên sẽ được trưng bày thật trang trọng, khi Bảo tàng Anh Quốc ở trung tâm Luân Đôn mở cửa lại pḥng triển lăm lớn nhất của viện cho công chúng sau 2 năm cải tạo.
Pḥng triển lăm Sir Joseph Hotung về Trung Hoa và Nam Á mới được cải tạo này của Bảo tàng Anh Quốc là pḥng dài nhất tại đây. Nó dài 115 mét, với một số hiện vật được trưng bày lần đầu tiên. Ư tưởng của sự cải tiến là tạo sự dễ chịu hơn và dễ tiếp cận hơn.
(tipitaka.net – December 17, 2017)
Pḥng triển lăm Sir Joseph Hotung, Bảo tàng Anh Quốc
Phù điêu 2 mặt bằng đá vôi từ Đền thờ Lớn của Amaravati
Photos: tipitaka.net
ẤN ĐỘ: Nhạc hội của tụng niệm Phật giáo, âm nhạc Sufi và Siberia
Hyderabad, Ấn Độ - Thật là một cảnh tượng gây ṭ ṃ: một nhóm nhà sư Tây Tạng, các nhạc sĩ Hồi giáo Sufi từ bang Rajasthan (Ấn Độ) và 2 nhạc sĩ Siberia (Nga) cùng một lúc hội ngộ trên sân khấu tại Taramati Baradari ở thành phố Hyderabad, bang Telangana.
Nhạc hội này có tựa đề “Khi Những trái tim Kết nối”, diễn ra vào tối 17-12-2017, là tác phẩm Ấn-Nga kết hợp tụng niệm Phật giáo của các nhà sư Tây Tạng đến từ Tu viện Drepung (bang Karnataka), các bài hát Hồi giáo của Bulleh Shah và các giai điệu Siberia.
Đó thực sự là một đêm tŕnh diễn tuyệt vời dành cho khoảng 800 khán giả được xa rời sự nhộn nhịp hối hả của thành phố.
(TNN – December 19, 2017)
Đêm nhạc hội “Khi Những trái tim Kết nối”
Photo: TNN
TRUNG QUỐC: Trưng bày các bản in 3-D ba tượng Phật từ Hang động Vân Cương (Yungang)
Ngày 16-12-2017, pḥng Triển lăm Nghệ thuật Hang động Vân Cương ở Thanh Đảo (Sơn Đông) đă mở cửa cho công chúng, triển lăm 3 tượng Phật được tạo nên bằng cách sử dụng công nghệ in 3-D. Các mô h́nh này là bản sao của các tượng Phật được khắc vào vách đá sa thạch tại Hang động Vân Cương, một Di sản Thế giới UNESCO ở thành phố Đại Đồng, tỉnh Sơn Tây.
Các mô h́nh này được thực hiện theo một dự án chung của Viện Nghiên cứu Hang động Vân Cương, Đại học Chiết Giang và Tập đoàn Xuất bản Thanh Đảo.
Các nhà nghiên cứu đă chụp được hơn 10,000 bức ảnh của những pho tượng nguyên bản này tại Hang Vân Cương, tạo ra các mô h́nh trên máy tính, và cuối cùng là in các mô h́nh bằng cách dùng sa thạch địa phương và 20 máy in.
Một mô h́nh cao khoảng 10 mét, trong khi 2 bức kia cao gần 6 mét.
(inquisitor.com – December 20, 2017)
Các bản in 3-D ba tượng Phật từ Hang động Vân Cương (Yungang)
Photo: Chinanews.com
NHẬT BẢN: Hoàn thành việc tu sửa 1,000 pho tượng Phật nổi tiếng tại Kyoto
Công tác bảo quản và tu sửa 1,000 pho tượng thiên thủ Quán Thế Âm Bồ Tát tại Phật điện Sanjusangendo ở Kyoto, phía tây Nhật Bản, đă hoàn thành.
Ngày 22-12-2017, trải qua đợt tu sửa hoàn toàn, bộ tượng cuối cùng của số tượng này đă được tôn trí tại Phật điện Sanjusangendo - một điểm tham quan nổi tiếng.
Phải mất 45 năm để tu sửa các pho tượng được xem là tài sản văn hóa quan trọng này, với từng tượng một được lần lượt đem ra khỏi Phật điện.
Công tác bảo quản và tu sửa bắt đầu vào năm tài chính 1973. Ban đầu tốc độ công việc hàng năm là từ 15 đến 30 tượng, và kể từ năm 2013 mỗi năm đă sửa được khoảng 40 tượng.
Công việc chủ yếu là làm sạch bụi và ngăn chận lớp vàng lá không bị rơi khỏi các pho tượng. Những tượng cổ xưa nhất trong số đó có niên đại từ cuối thời Heian (từ 794 đến khoảng 1185).
(Jiji Press – December 22, 2017)
Các tượng Quán Thế Âm được đưa về lại điện Sanjusangendo sau khi tu sửa
Photo: Kenta Sujino
TÍCH LAN – NEPAL: Đại sứ quán Tích Lan và Hiệp hội Tu viện Phật giáo Lalipur (Nepal) tổ chức chương tŕnh đối thoại đặc biệt để kỷ niệm 60 năm thành lập quan hệ ngoại giao
Để kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tích Lan và Nepal, Đại sứ quán Tích Lan tại Nepal cùng với Hiệp hội Tu viện Phật giáo của quận Lalipur (Nepal) đă tổ chức một Chương tŕnh Đặc biệt với các Diễn giả (Chương tŕnh Đối thoại Đặc biệt) tại Khách sạn Hi Mă Lạp Sơn vào ngày 19-12-2017.
Khách mời chính của chương tŕnh là Phó tổng thống Nepal, ông Nanda Bahadur Pun.
Các diễn giả Phật giáo là Ḥa thượng Maitri Thero, Chủ tịch Hiệp hội Tăng sĩ Toàn Nepal, Naresh Man Badracharya, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Phật giáo Lâm T́ Ni và Pushpa Rathna Shakya, Chủ tịch Hiệp hội Tu viện Phật giáo Lalipur cùng với một số quan chức khác đă có phần thuyết tŕnh của ḿnh.
Trên 150 khách mời, bao gồm các quan chức Bộ Ngoại giao, các thành viên Ngoại giao đoàn, hội viên hàn lâm viện, học giả Phật giáo, đại diện các tổ chức quốc tế, các nhà báo, doanh nhân và thành viên của cộng đồng Tích Lan đă tham dự chương tŕnh.
(NEWS.LK – December 24, 2017)
Chương tŕnh Đối thoại Đặc biệt để kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tích Lan và Nepal
Photo: news.lk
NEPAL: Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa dẫn đầu cuộc Hành hương bằng Xe đạp lần thứ 5 của “chư ni Kung Fu” để nâng cao nhận thức về nạn buôn người
Ngày 24-12-2017, dưới sự dẫn dắt của Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa thứ 12, khoảng 200 ni cô đă đạp xe để khởi động cuộc hành hương một-tháng qua Nepal và Ấn Độ. Chư ni dự định vượt qua một lộ tŕnh khoảng 3,000 km từ ni viện của họ ở Kathmadu đến New Delhi và sau đó đến Darjeeling, nhằm nâng cao nhận thức về nạn buôn người và b́nh đẳng giới tính.
Trong suốt hành tŕnh, các ni cô – phần lớn là những người sống và tu tập tại ni viện Druk A Di Đà Sơn ở Kathmandu – cũng sẽ biểu diễn kung fu và gặp gỡ các lănh đạo cộng đồng địa phương để thảo luận về các sáng kiến b́nh đẳng giới.
(Buddhistdoor Global – December 27,2017)
Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa
Các ni cô kung fu khởi hành từ Ni viện Druk A Di Đà Sơn của họ ở Kathmandu (Nepal)
Chư ni trên hành tŕnh 3,000 km từ Nepal đến Ấn Độ
Photos: Kung Fu Nuns Facebook
MĂ LAI: Chùa Hội Penang tăng cường ninh sau vụ trộm tượng
George Town – Hội Phật giáo Penang cho biết sẽ tăng cường an ninh tại bản tự ở đường Anson khi ban trị sự chùa họp vào cuối tháng 12 này.
Trước tiên, pho tượng Phật Nằm bị đánh cắp - nay đă được đưa trả về chùa - sẽ được tôn trí trong một hộp bằng kính trước khi trưng bày lại.
Một phát ngôn viên của Hội nói vào ngày 27-12, “Máy quay phim CCTV đă ghi được h́nh ảnh của bọn trộm là một biện pháp an ninh tốt. Nhưng ban trị sự sẽ thảo luận xem liệu có cần thêm các biện pháp khác nữa hay không”.
Ngày 26-12-2017, hai kẻ trộm là Lim Keng Liang, một người buôn đồ cổ, và đồng bọn là Lim Su-Quinn, đă bị truy tố tại ṭa án ở Penang v́ tội ăn cắp pho tượng nói trên (trị giá RM10,000) vào ngày 11-12. Camera an ninh của ngôi chùa đă ghi h́nh vụ trộm.
Mỗi kẻ trộm bị phạt RM7,500 trong trường hợp chịu án tù 12 tháng.
Chùa Penang đă có pho tượng này trong hơn 90 năm.
(thestaronline.com.my – December 28, 2017)
Camera an ninh của ngôi chùa Hội Phật giáo Penang đă ghi h́nh vụ trộm
Photo: The Star Online
NHẬT BẢN: Chư tăng tập dượt đánh quả chuông khổng lồ ở Kyoto
Kyoto, Nhật Bản - Ngày 27-12-2017 tại chùa Chionin ở Phường Higashiyama, 17 nhà sư đă nâng cây dùi gỗ lớn bằng gỗ để đánh quả chuông khổng lồ trong một buổi tập dượt cho đêm Giao thừa 31 tháng 12.
Một tăng sĩ trong số họ treo ngửa mặt dưới quả chuông, tay giữ sợi dây thừng lớn nhất trong khi các tăng sĩ kia kéo các dây thừng khác để kiểm soát dùi chuông.
Chuông chùa Chionin sẽ được đánh 108 lần, bắt đầu từ khoảng 10:40 p.m. vào lúc Giao thừa, để đón mừng năm mới.
Quả chuông này được đúc vào năm 1636, cao 3.3 mét với đường kính 2.8 mét.
(asahi.com – December 28, 2017)
Chư tăng tập dượt đánh quả chuông khổng lồ ở Kyoto
Photos: The Asahi Shimbun