ẤN ĐỘ: Chư
tăng cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới tại
Vườn Lộc Uyển (Sarnath)
Vào ngày 1-11-2017, hoạt động
4-ngày của lễ kỷ niệm hàng năm lần thứ 86
của Tịnh xá Mulagandha và 126 năm của Hội
Đại Bồ đề Ấn Độ đă bắt đầu với một loạt nghi
thức Phật giáo tại Vườn Lộc Uyển, nơi Đức
Phật giảng pháp những bài giáo lư đầu tiên
của Ngài.
Toàn bộ khu vực Lộc Uyển được
trang trí bằng cờ và hoa. Tín đồ và chư tăng
đến từ các nước Phật giáo khác nhau đă đến
đây để dự lễ. Lễ hội bắt đầu bằng lễ cúng
Phật vào buổi sáng.
Chư tăng do sư trưởng của
Tịnh xá Mulagandha Kutey dẫn đầu và thư kư
chung của Hội Đại Bồ đề Ấn Độ là Thượng tọa
Bhante K Meghankar đă cầu nguyện và thắp đèn
cho ḥa b́nh thế giới tại Bảo tháp Dhammekh.
Sau đó, hàng trăm nhà sư thắp đèn nến và cầu
nguyện tại cây bồ đề vào buổi tối và tụng
kinh Mahaparitran vào ban đêm.
(TNN – November 1, 2017)
Chư tăng cầu
nguyện cho ḥa b́nh thế giới tại Vườn Lộc
Uyển (Sarnath) Photo: Binay Singh
CHÂU PHI: Các
Trung tâm Chăm sóc A Di Đà Phật nuôi dạy
hàng ngh́n trẻ mồ côi châu Phi
Được thành lập bởi Ḥa thượng
Hui Li, một nhà sư đến từ Đài Loan, các
Trung tâm Chăm sóc A Di Đà Phật (ACC) đang
nuôi dạy hàng ngh́n trẻ em bất hạnh ở một số
nước nam Phi. Tại các trung tâm này có nhiều
em từ làng mạc vùng xa bị mồ côi do cha mẹ
chết v́ HIV/Aids.
ACC đầu tiên, hiện có 500 trẻ
em, thành lập cách đây 12 năm tại Malawi.
Các ACC cũng đă được mở tại các nước châu
Phi khác – bao gồm Burkina Faso, Gambia,
Lesotho, Namibia, Swaziland – và dự định mở
thêm nhiều hơn nữa trong khu vực này.
Phần lớn ngân sách cho các
ACC (70%) đến từ các nhà tài trợ ở Hồng
Kông, Mă Lai, Tân Gia Ba và Đài Loan.
Các ACC dạy về văn hóa châu
Phi địa phương, văn hóa Trung Hoa và triết
lư nhà Phật.
Đến nay, các ACC đă nhận nuôi
dạy khoảng 8.000 trẻ cho đến khi các em được
18 tuổi - khi các em đi học đại học hoặc
tiếp tục học nghề khác.
(Buddhistdoor Global –
November 1, 2017)
Trẻ em
châu Phi được nuôi dạy tại các Trung tâm
Chăm sóc A Di Đà Phật (ACC)
Photos:
Aljazeera.com
TRUNG QUỐC:
Khai quật các hiện vật Phật giáo từ con tàu
bị đắm cách đây 700 năm
Sau hơn 700 năm, một con tàu
bị đắm vào thời nhà Nguyên (1271-1368) đă
được phát hiện trong lớp bùn lầy của một
ḷng sông khô cạn ở tỉnh Sơn Đông, cho thấy
một kho báu cổ vật bao gồm một Phật điện và
các hiện vật Phật giáo khác.
Các nhà khảo cổ học từ Học
viện Văn hóa và Khảo cổ Sơn Đông tin rằng
con tàu gỗ dài 21 mét này được sử dụng cho
các chuyến đi dọc theo sông Hoàng Hà cho đến
khi nó bị đâm phải và ch́m, trước khi ngập
trong lớp śnh bùn của ḷng sông.
Tổng cộng có hơn 100 cổ vật
đă được khai quật từ cả bên trong con tàu
đắm lẫn khu vực xung quanh nó, bao gồm đồ
tạo tác bằng sứ, gốm, sơn mài, ngọc bích, đá,
sắt, đồng và vàng.
(Buddhistdoor – November 2,
2017)
Hai tượng La
Hán cao 8.5 cm và 8.2 cm khai quật được từ
con tàu bị đắm cách đây 700 năm tại Sơn Đông,
Trung Quốc
Xác của chiếc
tàu gỗ dài 21 mét, có 12 khoang được ngăn
bới các vách ngăn
Photos:
livescience.com
ÚC ĐẠI LỢI:
Chùa Phật Quang Sơn ở Maylands tặng Pḥng
Trưng bày Nghệ thuật bang Tây Úc cuốn Bách
khoa Toàn thư về Nghệ thuật Phật giáo
Cuối tháng 10 năm 2017, Chùa
Phật Quang Sơn Maylands đă tặng Pḥng Trưng
bày Nghệ thuật Tây Úc cuốn Bách khoa Toàn
thư về Nghệ thuật Phật giáo của ḿnh sau hơn
10 năm sưu tập những tác phẩm xuất sắc nhất
của nghệ thuật Phật giáo.
Bách khoa Toàn thư của Chùa
Phật Quang Sơn bao gồm 20 chương về kiến
trúc, điêu khắc, hang động, điêu khắc trên
đá, thư pháp và tranh vẽ từ Trung Quốc, Ấn
Độ, Nhật Bản, Bắc Hàn, châu Âu, châu Mỹ và
châu Úc. Cuốn Bách khoa Toàn thư này có
những tác phẩm nghệ thuật được sưu tập bởi
Đại sư Hsing Yun của Phật Quang Sơn từ những
chuyến đi của ông vào thập niên 1940.
Các nhà biên soạn bắt đầu
phiên bản Hoa ngữ trước tiên vào năm 2001,
và phải mất 12 năm để biên dịch tất cả các
bức ảnh và từ ngữ trước khi 300 học giả nói
tiếng Anh dịch nó. Cuốn sách này có hơn
10.000 bài tuyển chọn, hơn 14.000 h́nh ảnh
và khoảng 3.5 triệu từ ngữ.
(tipitaka.net – November 3,
2017)
Các vị chức
sắc tham dự lễ trao tặng cuốn Bách khoa toàn
thư Nghệ thuật Phật giáo tại Pḥng Trưng bày
Nghệ thuật Tây Úc
Photo:
communitynews.com.au
Ấn Độ: Đức
Đạt lai Lạt ma khánh thành khu trường mới
của tu viện Namgyal
Dharamsala, Ấn Độ - Ngày
2-11-2017, Đức Đạt lai Lạt ma đă khánh thành
khu trường mới thuộc tu viện Namgyal của
ngài ở McLeod Gani. Ngoài khu nhà ở cho nhân
viên của tu viện, ṭa nhà mới cao 6 tầng này
có các lớp học và kư túc xá dành cho chư
tăng. Đây là dự án hàng chục triệu rupees,
được xây dựng xong trong năm nay thông qua
các khoản cúng dường của các nhà tài trợ từ
Ư, Việt Nam, Đài Loan và Quỹ Đạt lai Lạt ma.
Tromtok Khen Rinpoche, sư trụ
tŕ của tu viện Namgyal đă cám ơn Đức Đạt
lai Lạt ma về sự hướng dẫn và giúp đỡ của
ngài trong mọi bước đi của khu trường mới
này.
Trong số 123 nhà sư tại tu
viện Namgyal của Đức Đạt lai Lạt ma, chỉ có
hơn 1/3 là người Tây Tạng. Số c̣n lại đă
được ghi danh trong nhiều năm bao gồm những
người đến từ Ấn Độ, Mông Cổ, Bhutan.
(Phayul – November 3, 2017)
Đức Đạt lai
Lạt ma tại lễ khánh thành khu trường mới của
tu viện Namgyal
Photo: Phayul
ẤN ĐỘ: Hội
nghị Quốc tế về Phật giáo và Khoa học tại
New Delhi
New Delhi, Ấn Độ - Hội nghị
quốc tế 2-ngày về Thần kinh học và Tâm lư
học Phật giáo đă diễn ra tại Gumohar, Trung
tâm Môi trường sống Ấn Độ ở New Delhi vào
ngày 4 và 5-11-2017.
Hội nghị có sự tham dự của
hơn 130 người, bao gồm sinh viên từ các khoa
và trường đại học khác nhau có trụ sở tại
New Delhi. Trong số các diễn giả tại sự kiện
đặc biệt này có các Tiến sĩ và tăng sĩ nổi
tiếng. Tất cả diễn giả đă tŕnh bày bản chất
thú vị của các chủ đề tương ứng như là tâm
lư học Phật giáo, Thiền Minh sát tuệ: ảnh
hưởng đến tâm trí và ư thức năo, quan điểm
Phật giáo về chữa trị rối loạn tâm lư, thực
hành Phật giáo và trị liệu tâm lư…
Hội nghị kết thúc bằng phần
giới thiệu các bản tŕnh bày viết về các chủ
đề khác nhau của các sinh viên cấp Tiến sĩ,
Thạc sĩ, Cử nhân kỹ thuật từ các trường đại
học Jawaharlal Nehru, Nalanda, Amity và
Delhi.
(tipitaka.net – November 9,
2017)
Hội nghị Quốc
tế về Phật giáo và Khoa học tại New Delhi
Photo: TPI
HÀN QUỐC:
Seoul sẽ tổ chức Lễ hội Liên Hoa Đăng vào
tháng 5 năm 2018
Lễ hội Liên Hoa Đăng có
truyền thống lâu đời hơn 1,200 năm và được
chính phủ Hàn Quốc chỉ định là Tài sản Văn
hóa Phi vật thể Quốc gia số 122.
Năm 2017, có hơn 300,000
người Hàn Quốc bản xứ và 30,000 du khách
ngoại quốc dự lễ hội này. Hơn 50,000 t́nh
nguyện viên đă tích cực tham gia làm lồng
đèn và rước đèn trong Lễ hội Liên Hoa Đăng
năm nay. Số lượng t́nh nguyện viên cao là
một trong các yếu tố độc đáo của lễ hội.
Được khai mạc vào suốt kỳ
cuối tuần ngay trước ngày Phật Đản mồng 8
tháng 4 Âm lịch, v́ vậy ngày lễ hội Liên Hoa
Đăng thay đổi hàng năm. Vào năm 2018, lễ hội
sẽ được tổ chức vào ngày 11 (thứ Sáu) đến 13
(Chủ nhật) tháng 5 trên đường Jongno của
Seoul, và lễ Phật Đản sẽ diễn ra vào ngày 22
tháng 5.
(PR Newswire – November 9,
2017)
Lễ hội Liên
Hoa Đăng tại Seoul, Hàn Quốc
Photo: PR
Newswire
NEPAL: Nhiều
sinh viên ngoại quốc học tiếng Phạn tại các
trường cao đẳng ở Nepal
Nhiều người gọi tiếng Phạn là
một tử ngữ, nhưng ngôn ngữ này đang được hơn
200 sinh viên Âu Mỹ theo học tại các trường
cao đẳng ở Nepal.
Hiện nay số sinh viên ngoại
quốc học Phạn ngữ gồm 10 người tại trường
Cao đẳng Bhiswo Bhasa và 200 người tại Học
viện Rangjung Yeshe ở thủ đô Kathmandu, và
60 người học tại trường Cao đẳng Balmiki ở
huyện Jhapa (Đông Nepal). Các học giả và
giáo sư cho rằng nhận thức toàn cầu về Phật
giáo là một trong những lư do chính cho số
lượng sinh viên học tiếng Phạn đang ngày
càng tăng.
Giảng viên Prern Raj Newpane
tại Học viện Rangjung Yeshe nói: “Phần lớn
các sinh viên trong trường chúng tôi đến học
Phật giáo, là v́ kinh điển Phật giáo cổ xưa
dựa trên tiếng Phạn, nên chúng tôi dạy tiếng
Phạn ở tất cả mọi cấp độ”.
(The Himalayan Times –
November 9, 2017)
Sinh viên
ngoại quốc học Phạn ngữ tại Nepal
Photo: THT
VATICAN: Hiệp
hội Phật giáo Quốc tế Soka Gakkai (SGI) kêu
gọi hủy bỏ vũ khí hạt nhân
Vatican, La Mă – Tại hội nghị
về “Triển vọng cho một thế giới không có Vũ
khí Hạt nhân và giải trừ vũ khí” được tổ
chức tại Vatican vào ngày 10 và 11-11-2017,
Hiromasa Ikeda, Phó chủ tịch Hiệp hội Phật
giáo Quốc tế Soka Gakkai (SGI) – Tokyo, Nhật
Bản - đă cùng những người tham dự khác nhấn
mạnh trường hợp đạo đức đối với việc giải
thoát thế giới khỏi vũ khí hạt nhân và kêu
gọi tăng cường các nỗ lực để nâng cao nhận
thức này.
SGI là một trong 13 tổ chức
hợp tác tham gia vào hội nghị nói trên, được
tổ chức bởi Hiệp hội Thúc đẩy Sự phát triển
Toàn diện Con người của Vatican.
SGI là một hiệp hội Phật giáo
dựa vào cộng đồng, với 12 triệu hội viên
trên khắp thế giới. Hiệp hội này có một kỷ
lục 60 năm về các hoạt động giáo dục ḥa
b́nh hướng đến việc băi bỏ vũ khí hạt nhân.
(PR Newswire – November 13,
2017)
Cờ và trụ sở
của SGI tại Tokyo, Nhật Bản
Photos:
Wikipedia
THÁI LAN: Tu
sĩ Phật giáo dẫn đầu cuộc gây quỹ để thúc
đẩy sự ḥa hợp tôn giáo
Tại đền thờ Hồi giáo Nurul
vào ngày 5-11-2017, , Phra Thepsilwisudh, sư
trụ tŕ chùa Phra Cholthara và là sư trưởng
của tỉnh Narathiwat ở miền nam Thái Lan, đă
dẫn đầu các cư dân địa phương trong một sự
kiện gây quỹ để lập ra một khoản tài trợ từ
thiện. Sáng kiến này nhằm thúc đẩy sự ḥa
hợp tôn giáo giữa các cộng đồng tôn giáo
khác nhau sống trong khu vực.
Các tu sĩ Phật giáo và các vị
lănh đạo Hồi giáo địa phương, cùng với Phật
tử và tín đồ Hồi giáo đă tham gia buổi gây
quỹ nói trên. Phra Thepsilwisudh nói rằng
ông hy vọng sự kiện này sẽ giúp thúc đẩy sự
ḥa hợp xă hội đa văn hóa của tỉnh
Narathiwat. Mặc dù tổng số tiền thu được từ
việc gây quỹ vẫn chưa được công bố, các vị
chức sắc cho biết một phần của số tiền thu
được sẽ dùng để hoàn thành việc xây dựng một
số đền thờ Hồi giáo chưa xây xong trong tỉnh.
(Buddhistdoor Global –
November 14, 2017)
Phra
Thepsilwisudh, sư trụ tŕ chùa Phra
Cholthara, và các tín đồ Hồi giáo
Photo:
Bangkok Post
ĐÀI LOAN: Đại
diện Vatican tham dự diễn đàn Phật
giáo-Thiên Chúa giáo
Đài Bắc, Đài Loan – Ngày
15-11-2017, Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran của
Vatican đă đến Đài Loan để tham dự một diễn
đàn Phật giáo – Thiên Chúa giáo hàng năm.
Diễn đàn năm nay tập trung về chủ đề phi bạo
lực.
Hội thảo Phật giáo- Thiên
Chúa giáo lần thứ 6 được tổ chức tại thành
phố Tân Bắc với chủ đề “Tín đồ Thiên Chúa
giáo và Phật tử cùng đi trên con đường bất
bạo động”.
Hội đồng Giám mục về Đối
thoại Liên tôn giáo do Hồng Y Tauran đứng
đầu đă đồng tổ chức hội thảo nói trên, cùng
với Hội nghị Giám mục Khu vực Trung Hoa có
trụ sở tại Đài Loan và Hội Phật giáo Ling
Jiou Mountain. Các đại biểu từ 18 quốc gia
đă tham dự sự kiện này.
(focustaiwan.tw – November
15, 2017)
Diễn đàn Phật
giáo-Thiên Chúa giáo lần thứ 6 tại Đài Loan
Photo: CNA
TRUNG
QUỐC: Khám phá di tích tu viện Phật giáo tại
tỉnh Cam Túc
Kính Xuyên, Cam Túc - Một
cuộc khai quật ở tỉnh Cam Túc, tây bắc Trung
Quốc, đă phát hiện một hộp bằng gốm 1,000
năm tuổi có chứa tro cốt được cho là của Đức
Phật.
Chữ khắc trên hộp giải thích
rằng 2 nhà sư tên là Yunjiang và Zhiming của
chùa Manjusri thuộc Tu viện Longxing đă thu
thập hơn 2,000 mảnh tro cốt - bao gồm răng
và xương - trong suốt 20 năm, và đem chôn
trong chùa vào ngày 22-6-1013, như một cách
tu tập và truyền bá Phật giáo.
Hơn 260 tượng Phật giáo, cùng
với di tích một ṭa nhà – vốn có thể là một
phần của khu tu viện này – cũng đă được t́m
thấy.
Một số tượng nói trên có
chiều cao hơn 6 feet, miêu tả Đức Phật, chư
bồ tát, la hán và các thần. Rất ít tượng có
chữ khắc, nhưng người ta cũng t́m lại được
những tấm bia khắc.
(News Now – November 15,
2017)
Di tích tu
viện Phật giáo tại tỉnh Cam Túc
Photo: News
Now
HÀN QUỐC:
Triển lăm tranh La Hán thời Goryeo
Bốn bức “tranh La Hán” thuộc
triều đại Gyoreo được công bố từ ngày
15-11-2017 trong một cuộc triển lăm tại Bảo
tàng Đại học Dongguk. Những tranh này có ư
nghĩa rất quan trọng v́ thể hiện quyết tâm
mạnh mẽ của triều đại Gyoreo để chống lại
cuộc xâm lược của Mông Cổ vào năm 1235, sau
khi dời đô đến đảo Ganghwa.
Tranh La Hán là tài sản văn
hóa có giá trị cao v́ hiện nay chỉ có khoảng
10 tranh trong số đó c̣n tồn tại ở các nước
như Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
La Hán là nhà sư hóa Phật và
được miêu tả như là một vị hộ pháp trong
Phật giáo. Có 2 bộ tranh gồm “tranh 500 La
Hán” vẽ năm 1235 và “tranh 16 La Hán” được
vẽ năm 1236. Trên bộ “tranh 500 La Hán” có
ghi một bài viết thể hiện khát khao đánh bại
giặc Mông của triều đại Gyoreo với sự pḥ hộ
của Đức Phật.
(donga.com – November 15,
2017)
Tranh La Hán
từ triều đại Goryeo
Photos: Sang-
Un Kim
PAKISTAN:
Công bố pho tượng Phật nằm có niên đại 1,700
năm tuổi
Haripur, Khyber Pakhtunkhwa –
Ngày 15-11-2017, Pakistan đă trưng bày di
tích một pho tượng Phật nằm có niên đại 1700
năm tuổi, là một phần của sáng kiến để thúc
đẩy du lịch và dự án ḥa hợp tôn giáo trong
khu vực gặp khó khăn này.
Phản ảnh lịch sử và văn hóa
đa dạng của đất nước Pakistan, di tích Phật
giáo cổ đại ở bảo tháp Bhamala, tọa lạc tại
Haripur thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa đă
được khám phá lần đầu tiên vào năm 1929.
Trong 88 năm sau đó, các cuộc
đào t́m được tiếp tục và pho tượng Phật bằng
đá Kanjur nói trên đă được khai quật.
“Tượng này có từ thế kỷ thứ 3
sau Công nguyên, là di tích tượng Phật nằm
cổ xưa nhất của thế giới”, Abdul Samad, giám
đốc ban khảo cổ học và bảo tàng của Bhamala,
nói.
“Chúng tôi đă phát hiện hơn
500 hiện vật Phật giáo cùng với pho tượng
Phật nằm dài 48 feet này”, ông nói thêm.
(Big News Network – November
16, 2017)
Bảo tháp
Bhamala (Pakistan)
Photo:
Reuters
ĐÀI LOAN: Các
t́nh nguyện viên di chuyển ngôi chùa bị sập
để cứu bức bích họa lịch sử
Ngày 18-11-2017, tại thị trấn
Lieyu của quận Kim Môn, các t́nh nguyện viên
đă di chuyển được 3 mét một ngôi chùa đang
sụp đổ để bảo vệ bức bích họa lịch sử của
chùa này.
Các t́nh nguyện viên đă kéo
những sợi dây thừng theo nhịp trống để di
chuyển ngôi chùa theo các đường ray đặt trên
mặt đất.
Ban trị sự chùa nói rằng họ
phải hành động nhanh chóng sau khi phát hiện
nền móng của ngôi chùa đă bị xói ṃn. Và
trong vài ngày tới họ sẽ sử dụng thiết bị
công nghiệp để di chuyển chùa thêm 92 mét
đến một vị trí tạm thời.
Bức bích họa nói trên được vẽ
vào năm 1914 bởi họa sĩ Lin Tian-chu, một
họa sĩ nổi tiếng trong nước có những tác
phẩm có thể t́m thấy trong toàn quốc.
Bức bích họa được đặc biệt
công nhận về giá trị nghệ thuật của nó, v́
bề mặt xốp của các bức tường bằng đá vôi của
ngôi chùa có nghĩa là tranh này đă được hoàn
thành trong một buổi duy nhất.
(Taipei Times – November 20,
2017)
Các t́nh
nguyện viên kéo dây thừng để di chuyển ngôi
chùa theo các đường ray
Photo: Wu
Cheng-ting
ẤN ĐỘ: Đức
Đạt lai Lạt ma nhận Giải thưởng Nhân đạo
2017
Bhubaneswar, Odisha – Ngày
21-11-2017, nhà lănh đạo Tây Tạng Đạt lai
Lạt ma đă nhận Giải thưởng Nhân đạo 2017 do
Học viện Khoa học Xă hội Kalinga (KISS) trao
tặng, trước cử tọa gồm 27,000 sinh viên bản
địa của học viện và nhiều quan chức .
Diễn văn của lễ trao giải
thưởng cho Đức Đạt lai Lạt ma đă công
nhận“mối quan tâm của ngài đối với những
người bị áp bức đang cần đến ḷng từ bi trên
khắp thế giới”.
Trong bài phát biểu khi nhận
giải của ḿnh, Đức Đạt lai Lạt ma đă kêu gọi
biến Thế kỷ này thành Thế kỷ của ḷng từ bi
và ḥa b́nh. Ngài nói: “Ḥa b́nh không đến
từ bên ngoài, mà là đến từ bên trong. Chúng
ta cần hủy bỏ sự giận dữ, hiếu chiến và ghen
tị của ḿnh. Sân hận và bạo lực luôn luôn
gây ra thảm họa và tạo nên một bầu không khí
đáng sợ. Ḥa b́nh thế giới chỉ có thể đạt
được bằng ḥa b́nh nội tại”.
Top of Form
(Deccan Chronicle – November
22, 2017)
Đức Đạt lai
Lạt ma nhận Giải thưởng Nhân đạo 2017
Photo: Deccan
Chronicle
TRUNG QUỐC: -
Bộ sưu tập tác phẩm điêu khắc Phật giáo của
Chu Minh Quan tại Thượng Hải
Thượng Hải, Trung Quốc –
Trong bộ sưu tập tác phẩm điêu khắc Phật
giáo tại pḥng triển lăm của Chu Minh Quan
ở Thượng Hải, người ta có thể t́m thấy các
tác phẩm điêu khắc Phật giáo Trung Hoa từ
thời Nam Bắc triều (420-589) cho đến thời
nhà Thanh (1644-1911) và các tác phẩm điêu
khắc từ Ấn Độ và dăy Hi Mă Lạp Sơn vốn có
ảnh hưởng đến nghệ thuật Phật giáo Trung Hoa
thời kỳ đầu.
Ông Chu sinh tại đông bắc
Trung Quốc và thuộc ḍng dơi người Măn Châu.
Qua nhiều năm, ông dần dần rút khỏi những
trách nhiệm đoàn thể và tập trung vào việc
theo đuổi nghệ thuật của ḿnh. Ông nói, “Mục
tiêu của tôi là xây dựng một bộ sưu tập có
hệ thống mà minh họa cho việc nghệ thuật
Phật giáo Ấn Độ đă phát triển như thế nào từ
thời Ấn Độ cổ đại đến Trung Hoa”.
(Buddhistdoor Global –
November 23, 2017)
Một số tác phẩm điêu khắc
Phật giáo trong bộ sưu tập của nhà sưu tập
Chu Minh Quan:
Bia đá Phật
giáo, triều đại Bắc Ngụy (Trung Hoa)
Tượng Văn Thù Bồ Tát bằng
đồng thời nhà Thanh (Trung Hoa) và chi tiết
của chữ khắc
Một mảnh vỡ
của tượng Phật Thích Ca Mâu Ni (Gandhara –
thế kỷ thứ 2-3)
Tượng Phật
Di Lặc bằng đồng (Nalanda – thế kỷ thứ 7)
Tượng Văn Thù
Bồ Tát bằng đồng (Phong cách Pala – thế kỷ
thứ 12)
Photos:
Buddhistdoor Global
ANH QUỐC: Các
học sinh 9 tuổi viếng thăm một ngôi chùa
Worcester, Worcestershire –
Gần đây, các học sinh từ một trường ở thành
phố Worcester đă viếng thăm một ngôi chùa để
t́m hiểu thêm về Phật giáo.
Các học sinh 9 tuổi của
trường Blessed Edward Oldcome Catholic đă
trải qua một ngày tại chùa A Di Đà Mạn Đà La
ở Malvern, nơi các em t́m hiểu về tín ngưỡng
và nếp sống của Phật giáo.
Dayamay, một Phật tử của chùa
A Di Đà, đă kể cho các học sinh về câu
chuyện của Tất Đạt Đa Cồ Đàm và về việc Ngài
đă trở thành vị Phật đầu tiên hay ‘đấng giác
ngộ’ ra sao.
Sau khi hỏi Dayamay về lư do
tại sao ông trở thành một Phật tử, các học
sinh sau đó đă tham gia thiền định Phật giáo
trong vài phút. Các em cũng hát một số bài
đạo ca Phật giáo và suy nghiệm về ngày này
của ḿnh tại chùa.
Học sinh 9 tuổi Ellie Cross
nói: “ Đây là một chuyến đi có tính giáo dục
và nó đă giúp cả lớp hiểu đầy đủ ư nghĩa một
Phật tử là ǵ”.
(worcesterobserver.co.uk –
November 24, 2017)
Các em học
sinh viếng chùa A Di Đà Mạn Đà La ở Malvern
(Worcestershire, Anh Quốc)
Photo: Joshua
Godfrey
NHẬT BẢN:
Chùa Todaiji cung cấp nơi nghỉ dưỡng cho các
gia đ́nh có người bệnh nặng
Nara, Nhật Bản – Chùa Todaiji,
ngôi chùa thế kỷ thứ 8 được xếp hạng Di sản
Thế giới thuộc cố đô Nara, là nơi dành cho
các gia đ́nh có người bị bệnh nặng cần được
nghỉ ngơi.
Nhà nghỉ của chùa - được
thành lập vào năm 2010 – hướng đến việc cải
thiện chất lượng cuộc sống của những người
bệnh nặng, đặc biệt là trẻ em bị tàn tật
nghiêm trọng.
Để ở tại nhà nghỉ này trong
một ngày hoặc qua đêm, các gia đ́nh cần được
bác sĩ của họ giới thiệu. Tuy nhiên các dịch
vụ được cung cấp miễn phí v́ nhà nghỉ chủ
yếu dựa vào các khoản đóng góp. Mỗi gia đ́nh
chỉ có thể sử dụng nhà nghỉ được một lần.
Tại đây, bác sĩ, y tá luôn
túc trực trong các ca cấp cứu. Các t́nh
nguyện viên cộng đồng làm vệ sinh nhà nghỉ,
và nấu các bữa ăn với rau củ từ vườn nhà và
thực phẩm do các nhà hàng địa phương cung
cấp.
(Japan Today – November 26)
Chùa Todaiji
ở Nara (Nhật Bản)
Photo:
Google
INDONESIA: Lễ
hội Các nhà văn và Lễ hội Văn hóa Borobudur
(BWCF) lần thứ 6 về phù điêu Gandawyuha của
chùa Borobudur
Vào ngày 23-11-2017, Lễ hội
Các nhà văn và Lễ hội Văn hóa Borobudur (BWCF)
lần thứ 6 với chủ đề tập trung vào những bức
phù điêu Gandawyuha của chùa Borobudur đă
khai mạc tại Yogyakarta.
Lễ hội ba ngày này cung cấp các chương tŕnh
khác nhau, bao gồm thiền
định
dưới chân
chùa
Borobudur,
hội thảo,
thuyết giảng,
triển lăm, chiếu phim tài liệu,
tŕnh
diễn văn nghệ và nghệ thuật.
Gandawyuha, tên của
những phù điêu
trên tường của
các
tầng thứ hai, ba và tư của
Borobudur, tập trung vào câu chuyện về một
chàng trai trẻ, Sudhana, đi khắp Ấn Độ để
t́m kiếm chân lư cuối cùng.
Trong chuyến du hành của
ḿnh, ngài
được
gặp
gỡ
53 bậc thầy trước khi
bái kiến
Bodhisatwa Samanthabadra, một trong ba vị Bồ
tát trong truyền thống Phật giáo Đại thừa.
Sudhana cũng đă gặp các nhà
sư, ni cô, thầy lang và một gái mại dâm có
tên là Vasumitra, cho thấy rằng chân lư
trong quan điểm Gandawyuha (kinh điển Phật
giáo Ấn Độ) có thể đến từ bất cứ nơi nào
trong xă hội.
(Tipitaka Network – November
27, 2017)
Phù điêu
Gandawyuha ở tầng thứ 3 của chùa Borobudur
(Indonesia)
Chùa
Borobudur
Photos:
Google