TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 03.2017
Diệu Âm lược dịch
TÂY TẠNG: Nhà sư hoạt động v́ sự cân bằng sinh thái trên Hi Mă Lạp Sơn
Thượng tọa Drukyab, một nhà sư Tây Tạng, đi khắp dăy Hi Mă Lạp Sơn để lập tài liệu về loài báo tuyết cũng như về hệ động vật và thực vật trong vùng nhằm nâng cao nhận thức về những mối đe dọa đối với sự cân bằng sinh thái mong manh tại đây.
Sư Drukyab cũng là một nhà nhiếp ảnh, nhà làm phim, nhà hoạt động môi trường, nhà sinh vật học, nhân chủng học, thực vật học và động vật học nghiệp dư.
Là tăng sĩ, sinh hoạt hàng ngày của ông bắt đầu bằng những nghi thức tu viện Tây Tạng điển h́nh, bao gồm kinh điển Phật giáo, trước khi ông lên đường để thu thập và lập danh mục một cách toàn diện hệ thực vật và động vật của Tây Tạng.
Thượng tọa Drukyab kiên tŕ với quyêt tâm của ḿnh rằng: với sự giúp đỡ của công nghệ hiện đại, ông có thể chứng minh cho thế giới thấy v́ sao hệ sinh thái của Tây Tạng đáng được bảo vệ.
(Buddhistdoor Global – March 1, 2017)
Sư Drukyab quan sát sườn núi để t́m động vật hoang dă
Photo: sixthtone.com
BANGLADESH: Khánh thành bảo tháp tưởng niệm học giả Phật giáo Atish
Dhaka, Bangladesh – Phật tử tại Bangladesh rất tự hào khi một bảo tháp mới đă được xây xong để làm nơi lưu giữ các xá lợi linh thiêng và tôn vinh một vị học giả Phật giáo cổ đại.
Một phần của bảo tháp này dành cho việc tưởng nhớ và tôn vinh học giả Phật giáo Atish Dipankar Srijnan, sinh năm 980 và mất năm 1053 sau Công nguyên, với điện thờ được khánh thành tại sinh quán của ông ở Bangladesh.
Tục danh là Chandragarbha, học giả Atish sinh ra trong một gia đ́nh hoàng gia tại làng Vajrayogini ở ngoại ô của thủ đô Dhaka.
Đài tưởng niệm mới xây này dành cho vị thánh và triết gia Atish - người nổi tiếng trong lịch sử về tính cách độc đáo, sự uyên bác, biểu tượng về học thuật và sự ưu việt tâm linh - đă mở cửa cho công chúng vào ngày 28-2-2017.
(Big News Network – March 2, 2017)
Học giả Phật giáo Atish Dipankar Srijnan
Photo: orkut.google.com
ÚC ĐẠI LỢI; Trường Phật giáo Sydney tài trợ dự án nhân đạo bằng chương tŕnh giảng dạy
Trường Đạo hữu Phật giáo (PBS), một trường trung học Phật giáo tại Sydney, Úc, đang làm việc với tổ chức Giảng dạy V́ Ḥa b́nh (Teach4Peace), một tổ chức phục vụ giảng dạy phi lợi nhuận, để “tặng món quà giáo dục cho trẻ em của trường tiểu học Prey Thom tại Cam Bốt”.
Các thầy dạy kèm làm việc v́ lợi ích cộng đồng cho sáng kiến này, và dự án được tài trợ bởi một sự kết hợp của học phí và các đợt vận động đóng góp. Các khoản quỹ được dùng để mua tài liệu giáo dục cho trường Prey Thom.
Chương tŕnh Giảng dạy V́ Ḥa b́nh của PBS được phối hợp với dự án thuộc Thư viện Cam Bốt, một tổ chức giáo dục phi lợi nhuận có trụ sở tại Sydney.
Thành lập vào năm 2013, PBS là một ngôi trường phi lợi nhuận có mục đích cung cấp một tiêu chuẩn giáo dục cao cho cộng đồng tị nạn Á châu trong khi thu hút học viên từ khu vực Sydney lớn hơn và từ khắp thế giới. Mặc dù giảng dạy các giá trị Phật giáo như ḷng tốt, ḷng từ bi và đức hạnh, PBS lại là một ngôi trường thế tục hợp pháp.
(Buddhistdoor Global – March 3, 2017)
Học sinh trường tiểu học Prey Thom tại Cam Bốt và biểu trưng của Chương tŕnh Giảng dạy V́ Ḥa b́nh của Trường Đạo hữu Phật giáo (PBS)
Photo: Teach4Peace Facebook
ẤN ĐỘ: Mạng mạch Phật giáo bang Odisha sẽ sớm khởi sắc
Bhuabaneswar – Với ngành du lịch tôn giáo đang là lĩnh vực tập trung theo kế hoạch Swadesh Darshan của Chính quyền Trung ương, Bang Odisha bây giờ đă quyết định đổi mới Mạng mạch Phật giáo của ḿnh.
Ngày 3-3-2017, thông báo điều này tại hội nghị du lịch quốc tế 3-ngày ở Học viện Quản lư Du lịch và Lữ hành Ấn Độ (IITTM), Cục trưởng Du lịch Ashok Panda nói rằng do sự kết nối hàng không với Kuala Lumpur (Mă Lai) đă được thiết lập, cục sẽ tập trung vào việc thu hút thêm du khách Phật giáo từ các nước Nam Á và Đông Nam Á đến Odisha. “Chúng tôi sẽ tổ chức những buổi hướng dẫn lộ tŕnh tại các nước này trong năm nay”, ông nói.
Ngoài ra, Cục Du lịch đă đề xuất một dự án 1 tỉ Rupee cho việc phát triển Mạng mạch Phật giáo của Odisha theo kế hoạch của Trung ương.
Các di tích Phật giáo của Odisha có niên đại từ đầu thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên. Bang này cũng là một vùng tu tập của Phật giáo Kim Cương Thừa.
(Express News Service – March 4, 2017)
Di tích Phật giáo tại bang Odisha, Ấn Độ
Photos: oxfordpoetryelction.co & kaliga Buddha
MIẾN ĐIỆN: Kỷ niệm năm thứ 2,065 Lễ hội Buddha Puzaniya của Chùa Shwedagon
Ngày 3-3-2017, lễ kỷ niệm năm thứ 2,065 Lễ hội Buddha Puzaniya của Chùa Shwedagon đă diễn ra tại bản tự. Các ủy viên của chùa và các nhóm tôn giáo đă tổ chức lễ rước 28 tượng Phật.
Trong lễ khai mạc tại Hội trường Chanthargyi, chủ tịch Ủy ban Trung ương U Maung Maung Soe đă có một bài phát biểu tốt đẹp. Sau đó chư vị cao tăng từ các tu viện nổi tiếng cùng Phật tử thắp nến cho ngôi chùa để bắt đầu lễ hội Tabaung.
Các thành viên của Hội đồng Trị sự chùa đă cúng dường vật phẩm đến tất cả các vị cao tăng. Tại 4 cổng của chùa Shwedagon, chư cao tăng và và Phật tử cùng đọc kinh tôn vinh Đức Phật.
Sau đó, chư tăng tập trung tại chánh điện và tụng niệm giáo lư nhà Phật. Phần tụng niệm không-ngừng dài 216 giờ này của 120 nhà sư từ các tu viện sẽ kéo dài từ ngày 3 đến 12-3 (ngày trăng tṛn của tháng Tabaung).
(The Global New Light of Myanmar – March 4, 2017)
Quang cảnh lễ khai mạc Lễ hội Buddha Puzaniya lần thứ 2,065 của Chùa Shwedagon, Miến Điện
Photo: The Global New Light of Myanmar
HOA KỲ: Triển lăm tranh Phật giáo ‘Thangka Tây Tạng Ngày nay’
New York, Hoa Kỳ - Triển lăm “Thangka Tây Tạng Ngày nay:Các kiệt tác từ Trung tâm Thangka Dharmapala của Kathmandu (Nepal) ” sẽ được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Đạt lai Lạt ma thuộc Ngôi nhà Tây Tạng Hoa Kỳ ở thành phố New York, từ ngày 10-3 đến 11-5-2017.
Triển lăm giới thiệu các tác phẩm nghệ thuật Thangka của Lạt ma Karsang, nghệ sĩ bậc thầy và là họa sĩ thangka được quốc tế công nhận.
Họa sĩ Lạt ma Karsang sinh năm 1902 tại ngôi làng nhỏ Rhisankhu ở huyện Sindupalchouk, Nepal. Ông được xem như một bảo vật quốc gia tại Nepal. Ông đă vẽ tranh cho các vị lănh đạo tôn giáo và các lănh tụ chính trị nổi tiếng. Tranh của ông được lưu giữ tại các tu viện và bảo tàng ở châu Á, châu Âu, Úc và Hoa Kỳ.
Trung tâm Thangka Dharmapala truyền bá nghệ thuật và truyền thống Phật giáo vùng Hi Mă Lạp Sơn, và liên kết với truyền thống tu viện của các thợ thủ công Phật giáo miền bắc Tây Tạng và Nepal. Trung tâm đă đào tạo hơn 300 họa sĩ Thangka trong 3 thập kỷ qua.
(Tibet House US – March 9, 2017)
Một số tranh Thangka của Lạt ma Karsang
Photos: tibethouse.us
ANH QUỐC: Ni sư người Úc viếng Crewkerne trong chuyến hoằng pháp quốc tế
Vào ngày 22-3-2017, Ni sư người Úc Robino Courtin sẽ có buổi nói chuyện đặc biệt tại thị trấn Crewkerne (hạt Somerset, Anh Quốc).
Ni sư đă tu tập và đi khắp thế giới để giảng pháp trong gần 40 năm qua. Sau khi viếng Phần Lan và Latvia, bà hiện đang hoàn thành chuyến hoằng pháp ṿng quanh Anh Quốc.
Ni sư Robino Courtin sinh năm 1944 tại Melbourne, Úc, trong một gia đ́nh Công giáo. Bà đă tham gia phong trào nữ quyền và quyền của tù nhân trong 2 thập kỷ 1960s – 70s.
Vào năm 1974 bà bắt đầu học vơ thuật và được truyền giới thành nữ tu sĩ Phật giáo.
Một phần quan trọng trong công việc của ni sư là gặp gỡ các tử tù ở Hoa Kỳ, là điều dẫn đến Dự án Nhà tù Tự do (LPP) mà bà điều hành cho đến năm 2009. LPP cung cấp lời tư vấn về tâm linh và giáo lư, cũng như sách vở và tài liệu cho các tù nhân có quan tâm đến việc t́m hiểu và học tập Phật giáo. Kể từ năm 1996 dự án này đă hỗ trợ cho việc thực hành Phật giáo của hơn 20,000 tù nhân.
(NewsNow – March 9, 2017)
Ni sư Robino Courtin
Photo: NewsNow
HÀN QUỐC: Tượng Phật cổ được phát hiện tại Buyeo
Một tượng Phật bằng đồng mạ vàng được cho là có niên đại từgiữa thế kỷ thứ 6 đă được t́m thấy tại thành phố du lịch Buyeo cổ xưa.
Buyeo là thủ phủ của vương quốc Baekje (thế kỷ 18 B.C. – 660 A.D), vốn cai trị miền tây nam Bán đảo Triều Tiên trong nhiều thế kỷ cho đến khi nó bị chinh phục bởi nước Silla láng giềng vào năm 660.
Pho tượng Bồ tát nói trên được t́m thấy tại phần phía bắc của tường thành pháo đài thời Baekje, cách Seoul 195 km. Tượng cao 6.3 cm và bề ngang 2.4 cm, có phong cách nghệ thuật độc đáo của thời Baekje, với ảnh hưởng từ các triều đại miền nam Trung Hoa vào giữa thế kỷ thứ 6.
‘‘Tượng Bồ tát bằng đồng mạ vàng này rất hiếm có”, một quan chức chính quyền Quận Buyeo nói. “Chúng tôi sẽ lập kế hoạch cho một cuộc khai quật toàn diện vào khu vực tiếp giáp sau khi tham khảo ư kiến với các chuyên gia”.
(Yonhap – March 12, 2017)
Tượng Phật Triều Tiên (bên phải) được phát hiện tại Buyeo và tượng Phật Trung Hoa (bên trái) cùng thời kỳ - giữa thế kỷ thứ 6
Photo: Yonhap
NEPAL: Quốc hội Hoa Kỳ công nhận sự trao quyền cho phụ nữ của vị lănh đạo Phật giáo
Ngày 5-3-2017 tại Kathmandu, Nepal, Đức Gyalwang Drukpa thứ 12, vị lănh đạo Phật giáo và là nhà hoạt động về môi trường, đă được Quốc hội Hoa Kỳ trao một nghị quyết về việc trao quyền cho phụ nữ ở vùng Hi Mă Lạp Sơn và sự hỗ trợ các sáng kiến cho môi trường của ngài.
Đức Gyalwang Drukpa đă được nữ dân biểu Hoa Kỳ Carolyn Maloney trao bản nghị quyết, công nhận ngài là một nhà hoạt động nhân đạo và môi trường nổi tiếng thế giới, và là nhà vô địch về b́nh đẳng giới, cũng như công nhận các nỗ lực của ngài để cung cấp công tác cứu trợ cho hàng ngàn người tại vùng Hi Mă Lạp Sơn sau trận động đất tàn phá tại Nepal vào năm 2015.
Nghị quyết đă đề cập đến các sáng kiến của Đức Gyalwang Drukpa về ngăn chận xói ṃn đất và tạo không khí trong lành thông qua dự án 1 triệu cây xanh của ngài, cũng như việc trao quyền, giáo dục, bảo vệ và truyền cảm hứng cho nữ giới tại vùng Hi Mă Lạp Sơn và trên khắp thế giới.
(tipitaka.net – March 12, 2017)
Đức Gyalwang Drukpa (bên phải) nhận bản nghị quyết Quốc hội Hoa Kỳ
Photo: Gyalwang Drukpa Facebook
HÀN QUỐC:Tượng Phật bị đánh cắp sẽ được trả về lại ngôi chùa ở Buyeo sau gần 30 năm
Gần 30 năm sau khi bị đánh cắp, một tượng Phật A Di Đà bằng đồng mạ vàng sẽ được trả về với ngôi chùa mà tượng này từng thuộc về, Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc cho biết vào ngày 13-3-2017.
Pho tượng nói trên là di sản văn hóa vật thể số 100 của tỉnh Nam Chungcheong, bị đánh cắp từ chùa Muryang ở Buyeo vào tháng 7, 1989.
Đây là một trong 4 tượng Phật khai quật được trong khi ngôi chùa đá 5 tầng - là bảo vật quốc gia số 185 - thuộc chùa Muryang đang được trùng tu.
Năm ngoái, Bảo tàng Nghệ thuật Songam ở Incheon nêu khả năng rằng pho tượng thuộc quyền sở hữu của ḿnh có thể là một tài sản văn hóa bị đánh cắp, là điều mà Cục Di sản Văn hóa sau đó đă xác nhận.
Pho tượng này cao 33,5 cm, được cho là có từ triều đại Joseon (1392-1910).
(Yonhap – March 13, 2017)
Tượng Phật A Di Đà bằng đồng mạ vàng thuộc chùa Muryang ở Buyeo, Hàn Quốc
Photo: Yonhap
SCOTLAND: Chiếu ra mắt phim tài liệu về vị lănh đạo Phật giáo Akung Tulku Rinpoche
Ngày 15-3-2017, bộ phim tài liệu dài về cuộc đời của Akong Tulku Rinpoche - người đồng sáng lập tu viện Phật giáo đầu tiên của Âu châu cách đây khoảng 60 năm - đă được chiếu ra mắt tại trung tâm Tây Tạng Kagyu Samye Ling ở tây nam Scotland.
Được các nhà làm phim mô tả như là một “thông điệp của hy vọng”, bộ phim ‘Akong – Một cuộc đời phi thường’ tường thuật về thời niên thiếu tại Tây Tạng của vị cố lănh đạo Phật giáo Akong cho đến vụ ám sát ông tại Trung Quốc vào năm 2013.
Sinh năm 1939, Akong được xác định là hóa thân của Dolma Lhakang và ông đă đăng quang khi mới 4 tuổi.
Sau cuộc nổi dậy của Tây Tạng chống lại sự chiếm đóng của Trung Quốc vào năm 1959, Akong đă tham gia cuộc đi bộ gian khổ vượt Hi Mă Lạp Sơn để đến Ấn Độ.
Cuối cùng ông đến Scotland, nơi ông đă cùng Chogyam Trungpa Rinpoche thành lập tu viện Samye Ling ở Langholm, cách Dumfries 30 dặm về phía đông. Các nhạc sĩ quá cố David Bowie và Leonard Cohen từng là học viên tại tu viện Phật giáo đầu tiên ở châu Âu này.
(The Scotsman – March 16, 2017)
Tu viện Phật giáo Tây Tạng Samye Ling (Scotland)
Photo: AFP
Akong Tulku Rinpoche tại Tu viện Samye Ling
Photo: Wikipedia
AFGHANISTAN: Tượng Phật cổ gần như c̣n nguyên vẹn sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Kabul
Kabul, Afghanistan – Được phục hồi và chuyển khỏi một trong những vùng nguy hiểm nhất của Afghanistan, một pho tượng Phật thật đẹp sẽ ra mắt công chúng tại bảo tàng quốc gia Kabul.
Tượng này đă bị chôn vùi dưới những lớp đất và bùn từ khoảng giữa thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 5.
Ermano Carbonara, một chuyên gia về phục chế người Ư, nói rằng điều hiếm có là tượng vẫn c̣n đầu và hầu như nguyên vẹn khi được t́m thấy.
Tượng được đặt ở giữa một hốc tường có vẽ hoa trang trí, nằm giữa trung tâm một chánh điện.
Pho tượng được bảo quản đặc biệt tốt này, với màu sắc vẫn c̣n sống động, đă được phát hiện vào năm 2012 tại di tích Mes Aynak cách đông nam Kabul 40 km, thuộc tỉnh Logar vốn đang bị Taliban quấy nhiễu.
(Channel NewsAsia – March 17, 2017)
Tượng Phật cổ gần như c̣n nguyên vẹn được phát hiện tại Mes Aynak, Afghanistan
Photo: AFP
HỒNG KÔNG: Trung tâm Tài liệu Kỹ thuật số Phật giáo với nhiệm vụ mới
Trung tâm Phật giáo Tây Tạng đă chính thức đổi tên thành Trung tâm Tài liệu Kỹ thuật số Phật giáo (BDRC). Được thành lập với mục tiêu giữ ǵn, biên mục, số hóa và phổ biến văn học Phật giáo Tây Tạng, năm nay BDRC sẽ bắt đầu số hóa việc bảo tồn và tạo các văn bản và các truyền thống Phật giáo dễ tiếp cận bằng các ngôn ngữ khác, bao gồm tiếng Hán, Pali và Phạn.
Phạm vi mở rộng của BDRC sẽ tập trung vào các nguồn văn bản từ vùng Trung, Đông và Đông Nam châu Á – vốn có nguy cơ bị biến mất trong kỷ nguyên của sự bất ổn về kinh tế-xă hội, chính trị và môi trường này.
Dự án đă thu được một bộ sưu tập vô giá các văn bản kỹ thuật số trải dài trên 1,300 năm. Nó bao gồm các luận án triết học và tôn giáo, tiểu sử cũng như tác phẩm về giả kim, hội họa, chiêm tinh học, thiên văn học, văn hóa dân gian, địa lư, văn phạm, lịch sử, thi ca và y học cổ truyền.
(Buddhistdoor Global – March 17, 2017)
Ảnh trên: Một bản quét từ cuốn tự truyện của Đạt lai Lạt ma thứ 5, Ngawang Lobzang Gyatso (1617-1682)
Ảnh dưới: Quét tài liệu tại nơi lưu trữ của một ngôi chùa
Photos: BDRC
TÍCH LAN: Tổ chức Phật giáo 20R (Úc) hỗ trợ Bảo tàng Polonnaruwa và Đại học Phật giáo Quốc tế của Tích Lan
Ngày 17-3-2017, một phái đoàn của Tố chức Từ thiện Phật giáo 20R của Úc Đại Lợi đă viếng thăm Tổng thống Tích Lan Maithripala Sirisena tại Văn pḥng Tổng thống.
Người dẫn đầu phái đoàn là Thạc sĩ Jun Hong Lu, Chủ tịch của hăng Phát thanh và Truyền h́nh Đông phương (Úc), cho biết tổ chức từ thiện của ông liên kết với hơn 50 hội từ thiện Phật giáo trên toàn thế giới và muốn đóng góp cho việc truyền bá Phật giáo và chuyển tải thông điệp của Đức Phật đến thế hệ trẻ.
Ông nói tổ chức của ông đă quyên góp để xây dựng Bảo tàng Polonnaruwa cảu Tích Lan, và ông muốn được Tổng thống tư vấn về các lĩnh vực tài trợ trong tương lai.
Khi Tổng thống cho biết chính phủ Tích Lan sẽ thành lập một trường Đại học Phật giáo Quốc tế trong các lễ kỷ niệm Ngày Vesak Quốc tế vào tháng 5 năm nay, ông Jun Hong Lu nói tổ chức của ông sẽ đóng góp cho trường Đại học này.
(NewsNow – March 18, 2017)
Thạc sĩ Jun Hong Lu (bên trái),Trưởng phái đoàn Tố chức Từ thiện Phật giáo 20R (Úc), và Tổng thống Maithripala Sirisena
Photo: CT WEB
ẤN ĐỘ: “Phật giáo thích ứng trong kỷ nguyên của thời nay”, Tổng thống Ấn Độ phát biểu
Ngày 19-3-2017, phát biểu trong lễ bế mạc Hội nghị Phật giáo Quốc tế 3-ngày tại thành phố Rajgir (quận Nalanda, bang Bihar), Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee nói rằng triết học Phật giáo thích ứng hơn bao giờ hết trong kỷ nguyên của bạo lực ngày nay, “nhất là khi thế giới phải chống chọi với những vấn đề phức tạp khó kiểm soát được”.
“Không vùng nào của thế giới ngày nay thoát khỏi những áp bức của bạo lực…sự khủng hoảng này lan tỏa mọi nơi’’, Tổng thống nói, và ông nhấn mạnh rằng “Phật giáo đă có một sự ảnh hưởng sâu sắc đối với nền văn minh nhân loại”.
Được tổ chức bởi Đại Tịnh xá Nava Nalanda, hội nghị về “Phật giáo trong thế kỷ 21 – những triển vọng và phản ứng đối với Các Thách thức và Khủng hoảng Toàn cầu” có sự tham dự của hàng trăm học giả Phật giáo, chư tăng và dại biểu từ 35 quốc gia, với bài phát biểu đặc biệt của Đức Đạt lai Lạt ma vào ngày 18-3.
(The Hindu – March 20, 2017)
Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee
Photo: The Hindu
CỘNG H̉A KALMYKIA (Liên bang Nga): “Lễ hội phép mầu” tại chùa trung tâm của Kalmykia
Từ ngày 12 đến 14-3-2017, “Lễ hội Phép mầu” (tiếng Tây Tạng là Chotrul Duchen) đă được tổ chức tại ngôi chùa trung tâm của nước Cộng ḥa Kalmykia, vùng duy nhất tại châu Âu mà Phật giáo Tây Tạng là tôn giáo chính. Lễ hội bao gồm một nghi thức đặc biệt, được tổ chức để tưởng niệm đại sư Tây Tạng Geshe Tenzin Dugda, người đă viên tịch tại Kalmykia vào ngày 13-3-2012.
Lễ hội Phép mầu là một trong 4 lễ hội Phật giáo quan trọng được tổ chức tại Kalmykia. Sự kiện này, diễn ra trong suốt ngày trăng tṛn của tháng đầu tiên trong lịch Tây Tạng, để kỷ niệm những phép mầu từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Lễ hội kéo dài 3 ngày tại chùa trung tâm, diễn ra cùng với Đại lễ Cầu nguyện (Monlam Chenmo).
Theo truyền thống, Đại lễ Cầu nguyện được tổ chức tại các tu viện vào tháng giêng âm lịch. Truyền thống này tại Kalmykia đă được phục hồi cách đây vài năm nhờ những nỗ lực của Telo Tulku Rinpoche, trưởng lạt ma của Kalmykia.
(Buddhist Door – March 22, 2017)
Ngôi chùa trung tâm của nước Cộng ḥa Kalmykia
Photo: Lyudmila Klasanova
PAKISTAN: Pakistan sẽ tham gia lễ Vesak tại Colombo, Tích Lan
Pakistan sẽ tham gia và trưng bày di tích di sản của Phật giáo và Gandhara trong lễ Vesak 3-ngày tại Colombo, Tích Lan.
Năm nay, lần đầu tiên Tích Lan tổ chức lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, diễn ra từ ngày 12 đến 14-5. Lễ hội sẽ được tổ chức tại Khu Vesak Liên Hiệp Quốc đặc biệt xung quanh ṭa nhà Quốc hội Tích Lan.
Pakistan sẽ tham gia lễ hội và trưng bày các di tích di sản Phật giáo và Gandhara thông qua một gian hàng để đại diện cho di sản lịch sử và văn hóa của nước này.
Năm nay Pakistan cũng sẽ mời một phái đoàn Tích Lan dự lễ hội Vesak, được tổ chức tại Pakistan vào tuần lễ cuối của tháng 5.
(nation.com.lk – March 23, 2017)
Tượng Phật cổ tại Pakistan
Photo: pakistantoday.com.pk
MÔNG CỔ: Biểu tượng văn hóa Phật giáo cổ xưa của Mông Cổ sẽ hoàn thành vào mùa hè 2017
Ulaanbaatar, Mông Cổ - Vào mùa hè năm 2017, người Mông Cổ sẽ khôi phục một phần quan trọng của di sản Phật giáo cổ xưa của họ: Một tượng Phật lịch sử - từng được thiết kế bởi nhà lănh đạo thiêng liêng đầu tiên của Phật giáo Mông Cổ - sẽ đặt tại Thung lũng Uguumur, nằm ngay bên ngoài thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ.
Vào thời kỳ các lực lượng Sô Viết chiếm đóng, hầu hết tất cả 1,000 tu viện Phật giáo cùng với các tượng Phật đă bị phá hủy, chỉ c̣n lại duy nhất pho tượng Phật lịch sử nói trên. Nay Dự án Đại Di Lặc đang hoan hỉ lên kế hoạch để mang pho tượng Phật quan trọng này về với Đạo pháp Mông Cổ.
Dự án sẽ kết thúc Giai đoạn Một với việc hoàn thành tượng Phật lịch sử cao 15 feet, đă được mô phỏng, thiết kế và bây giờ sẵn sàng để xây dựng đầy đủ.
Dự án đang gây quỹ để hoàn thành việc xây pho tượng Phật này vào tháng 9-2017. Giai đoạn Hai sẽ bắt đầu vào năm 2018 và bao gồm việc xây xong pho tượng Di Lặc Bồ tát cao 177 feet - vốn đến nay đă xây được 40% - tại ngọn đồi trung tâm của Thung lũng Uguumur, .
(buddhistchannel.tv – March 27, 2017)
Đồ họa tượng Di Lặc Bồ Tát đang xây dựng tại Thung lũng Uguumur (Kalmykia)
Photo: buddhistchannel.tv
ẤN ĐỘ: Họa sĩ MR Pimpure, người làm hồi sinh các tranh Phật giáo của hang động Ajanta
Các hang động Ajanta (huyện Aurangabad, bang Maharashtra) trong dăy núi đá là nơi có nhiều tranh Phật giáo được vẽ rất tỉ mỉ.
Nhưng trong thực tế, di tích lịch sử Ajanta của UNESCO này hiện đang bị đổ nát, mà ngay cả những nỗ lực không ngừng của chính phủ cũng vẫn chưa đủ.
Trong t́nh trạng đó, họa sĩ MR Pimpure đă cống hiến cuộc đời ḿnh để phục chế từng bức tranh của Ajanta một cách tinh tế. Từ nửa thế kỷ qua, công việc quanh năm của ông bắt đầu bằng việc quan sát nhiều giờ liền trong hang, với những bức vẽ lớn, và việc thu thập những màu sắc độc đáo cho phù hợp những nguyên bản vốn cần đến nỗ lực phi thường.
Kỳ công của việc phục chế tranh hang động mà Pimpure thực hiện là nhằm mục đích bảo tồn và giới thiệu với thế giới vẻ đẹp thật sự của di sản Ajanta của Ấn Độ. Mỗi bức tranh đ̣i hỏi việc nghiên cứu, tham khảo sách vở có niên đại hàng trăm năm. Với 350 tranh có chiều dài từ 1 foot đến 65 feet, việc phục chế từng tranh một đă thực hiện thật tỉ mỉ.
(The Buddhist Channel – March 28, 2017)
Họa sĩ MR Pimpure (mặc áo trắng) tŕnh tranh phục chế của ḿnh với vị Đạo sư tinh thần Ấn Độ
Tranh hang động Ajanta nguyên bản (ảnh trên) và tranh phục chế của MR Pimpure (ảnh dưới) -- Photos: Facebook
INDONESIA: Phát triển du lịch tâm linh tập trung vào chùa Borobudur ở Trung Java
Indonesia đă có thêm những bước để phát triển du lịch tâm linh tập trung vào ngôi đền Phật giáo Borobudur lớn nhất thế giới ở Trung Java, với mong muốn phát huy và truyền bá tinh thần ḥa b́nh và ḥa hợp trên khắp thế giới.
Một phần của các bước này được khởi động vào ngày 25-3-2017 tại Magelang, một thành phố gần chùa Borobudur. Sự kiện khởi động nói trên diễn ra với những phần tŕnh diễn văn hóa Java khác nhau, có sự tham dự của đại diện các đại sứ quán – bao gồm Trung Quốc, Li Băng, Oman. Phi Luật Tân, Úc, Đức, Hungary, Mông Cổ và Croatia.
Chùa Borobudur có diện tích 2,500 m2, được xem là trung tâm của sự phát triển du lịch tại các tỉnh Trung Java và Yogyakarta của Indonesia, là nơi du khách ngoại quốc ưa chuộng để hành hương và dành cho những ai ṭ ṃ về nền văn minh cổ đại được thể hiện trong những phù điêu bằng đá khắc trên vách chùa.
(NewsNow – March 28, 2017)
Chùa Borobudur (Indonesia)
Photo: Google