TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 02.2017

Diệu Âm lược dịch

 

AFGHANISTAN: Phụ nữ Afghan luyện tập vơ thuật Thiếu Lâm để thi đấu và tự bảo vệ

 

Kabul, Afghanistan – Vào năm 500 sau Công nguyên, trong khi Phật tử Afghan đang chạm khắc các tượng sa thạch khổng lồ th́ Phật tử Trung Hoa sáng tạo ra vơ thuật tại chùa Thiếu Lâm ở tỉnh Hà Nam.

1,500 năm sau, trên đỉnh đồi ở phía tây Kabul, có 10 phụ nữ dân tộc Hazara luyện tập vơ thuật Thiếu lâm. Họ đang chuẩn bị cho ngày mà Afghanistan có thể gởi đội nữ của nước ḿnh đi dự giải vô địch Thiếu Lâm thế giới.

Simi Azimi, 20 tuổi, huấn luyện vơ thuật cho 9 học viên để chuẩn bị cho cuộc thi Olympic cũng như để tự bảo vệ bản thân họ trên đường phố Kabul, nơi phụ nữ thường xuyên bị quấy rối.

Khi không tập luyện trên các ngọn đồi tuyết phủ bao quanh Kabul, các học viên lại được huấn luyện tại câu lạc bộ do một diễn viên điện ảnh trẻ tuổi tài trợ. Họ đă thiết kế đồng phục và đặt may tại Kabul.

(AP – February 1, 2017)

 

img

Simi Azimi (mặc áo đen) huấn luyện vơ Thiếu Lâm cho các học tṛ trên một đỉnh đồi

img

Các học viên luyện vơ tại câu lạc bộ của họ ở Kabul

Photos: Massoud Hossain

 

 

CAM BỐT: Hội nghị Tu sĩ Phật giáo lần thứ 25

 

Hơn 700 nhà sư đă tham dự Hội nghị Tu sĩ Phật giáo lần thứ 25 vào ngày 30-1-2017 tại Phnom Penh để kỷ niệm sự truyền bá của đạo Phật  và làm nổi bật sự phát triển của tôn giáo này.

Hem Chhem, Bộ trưởng các Giáo phái và Tôn giáo, cho biết hiện nay có 4,872 ngôi chùa và 69,199 nhà sư trên toàn quốc đang tu tập theo 2 giáo phái.

Ông Chhem nói, “Trong thực tế, sự phát triển của Phật giáo và đất nước đang song hành với nhau và là một sự cần thiết đối với nhau. Phật giáo đă thực hiện những đóng góp quan trọng trong việc cải thiện giáo dục về đạo đức, đạo đức xă hội và tiến bộ xă hội”.

Chủ tịch Quốc hội Heng Samrim nói rằng đạo Phật đă giúp giữ ǵn ḥa b́nh, ổn định, đoàn kết và hy vọng.

“Hăy nhớ rằng chính phủ tôn trọng quyền và sự tự do của tín ngưỡng và tôn giáo, và trong việc cải thiện của Phật giáo – vốn là tôn giáo của nhà nước”.

(tipitaka.net – February 2, 2017)

 

Kết quả h́nh ảnh cho cambodian pagodas

Bên trong một ngôi chùa Phật giáo Cam Bốt

Photo: Alamy

 

 

HÀN QUỐC: Đề cử 7 ngôi chùa trên núi là Di sản Thế giới UNESCO

 

Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc cho biết đă đệ tŕnh đơn để đưa vào danh sách Di sản Thế giới UNESCO cho 7 ngôi chùa núi của Hàn Quốc.

7 sơn tự nằm trên 7 ngọn núi là chùa Beopjusa trên núi Songnisan, Tongdosa trên Yeongchuksan, Buseoksa trên Bonghwangsan, Bongjeongsa trên Cheodeungsan, Magoksa trên Taehwasan, Seonamsa trên Jogyesan và Daeheungsa trên Duryunsan.

Việc các chùa nói trên có được đưa vào danh sách hay không sẽ xác định vào năm tới, sau sự xem xét của Hội đồng Tượng đài và Di tích Quốc tế, một tổ chức phi chính phủ quốc tế.

Vào tháng 8-2016, Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc đă chọn 7 sơn tự này là những di tích có thể được ghi vào danh sách UNESCO.

Một quan chức Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc nói, “Các chùa này, kể từ khi thành lập, đă tiếp tục giữ truyền thống của Phật giáo Hàn Quốc – vốn là tôn giáo và đă bắt rễ sâu trong đời sống của người dân”.

(The Korea Herald – February 2, 2017)

 

http://res.heraldm.com/content/image/2017/02/02/20170202001074_0.jpg

Chùa Beopjusa trên núi Songnisan

 

http://res.heraldm.com/content/image/2017/02/02/20170202001075_0.jpg

Chùa Buseoksa  (núi Bonghwangsan)

 

http://res.heraldm.com/content/image/2017/02/02/20170202001076_0.jpg

Chùa Magoksa (núi Taehwasan)

Photos: Yonhap

 

 

TÂY TẠNG: Phát hiện các di tích nghệ thuật khắc đá trên 1,000 năm tuổi

 

Markham, Tây Tạng – Một đội gồm hơn 20 nhà nghiên cứu từ Viện Tây Tạng học tại Đại học Tứ Xuyên đă t́m thấy 8 di tích nghệ thuật đá tại Tây Tạng. Các di tích này được cho là hơn 1,000 năm tuối, bao gồm chạm khắc trên vách đá, tượng khắc h́nh tṛn, chữ Tây Tạng cổ và đá Mali (Đá Mali có khắc một câu thần chú và dùng như một h́nh thức cầu nguyện của Phật giáo Tây Tạng).

Nhà nghiên cứu Zhang Yangqing cho rằng các tác phẩm khắc đá này, vốn phản ảnh những ảnh hưởng của Ấn Độ và Trung Hoa, đă được tạo tác trong suốt triều đại của các vua Trisong Detsan (755-717) và Tride Songtsan (798-815). “Là một phát hiện về Phật giáo và lịch sử, những tác phẩm chạm khắc này có giá trị lớn và cần được bảo vệ”, ông Zhang nói.

(archaeology.org – February 3, 2017)

 

Kết quả h́nh ảnh cho mani stone

Đá Mani của Phật giáo Tây Tạng

Photo: spiritualvigor.com

 

 

ANH QUỐC: Trung tâm thiền Dhammakayen ở Hebburn kêu gọi đóng góp cứu trợ người vô gia cư

 

Trung tâm thiền Dhammakayen ở thị trấn Hebburn, đông bắc nước Anh, mở cửa để tổ chức sự kiện đặc biệt với mục đích phát huy ḷng nhân ái, diễn ra vào ngày 4-2-2017.

Hướng đến sự kiện này, trung tâm kêu gọi người dân đóng góp áo quần, thực phẩm, đồ chơi, chăn mền, túi ngủ và đồ dùng vệ sinh như một phần của lời kêu gọi ‘Mặc Quần áo Ấm Cho Sự An lành’.

Vật phẩm đóng góp sẽ được trao cho các cơ quan địa phương bảo trợ những người vô gia cư và phụ nữ đang t́m nơi nương náu.

Đây là lần đầu tiên trung tâm thiền Phật giáo Dhammakayen tổ chức một sự kiện loại này, và nếu thành công, họ hy vọng nó sẽ trở thành một sự kiện thường niên.

(shieldsgazette.com – February 6, 2017)

 

(left to right) Para Ar Garn Anocha, Para Ar Garn Parnchanok and Para Ar Garn Thada in the Meditation room. Picture by FRANK REID

Các tu sĩ Phật giáo tại Thiền pḥng của Trung tâm thiền Dhammakayen (Hebburn, Anh Quốc)

Photo: Frank Reid

 

 

HÀN QUỐC: Cuốn sách bán chạy nhất của tăng sĩ Hàn Quốc được xuất bản tại Hoa Kỳ

 

Cuốn tiểu luận bán chạy nhất của tu sĩ Phật giáo Hàn Quốc Haemin đă được xuất bản bằng tiếng Anh vào ngày 7-2-2017 bởi một nhà xuất bản Mỹ.

“Những điều bạn chỉ thấy được khi bạn giảm cường độ làm việc” là phiên bản tiếng Anh của cuốn sách Hàn Quốc cùng tựa đề, vốn xuất bản vào tháng 1-2012 và đă nhanh chóng trở thành một sách bán chạy nhất, với hơn 3 triệu bản được bán. Bản quyền của sách này đă được bán cho 24 nước, bao gồm Trung Quốc, Nga và Brazil.

Nhà xuất bản Mỹ Penguin Random House đă giới thiệu trên trang chủ của ḿnh về tác phẩm nói trên: Cuốn sách của Haemin Sunim cung cấp “trí huệ tôn giáo về tầm quan trọng của việc giảm cường độ trong thế giới hối hả của chúng ta”. (Sunim là từ ngữ tôn kính của Hàn Quốc dành cho tu sĩ Phật giáo.)

Sách được dịch bởi chính tác giả, Thượng tọa Haemin, và Kim Chi-young – một dịch giả Hàn Quốc nổi tiếng .

(Big News Network – February 8, 2017)

 

The image taken from the homepage of Penguin Random House on Feb. 7, 2017, shows the cover page of "The Things You Can See Only When You Slow Down" by Haemin Sunim. (Yonhap)

B́a sách tiếng Anh tác phẩm của thượng tọa Haemin (Hàn Quốc)

Photo: Yonhap

 

 

TÍCH LAN: Ra mắt trang web về Lễ hội Vesak Quốc tế lần thứ 14

 

Colombo, Tích Lan – Tại Văn pḥng Tổng thống vào ngày 7-2-2017, Tổng thống Tích Lan Maithripala Sirisena đă khởi động trang web chính thức dành cho Lễ hội Vesak Quốc tế lần thứ 14 của Liên Hiệp Quốc và cho Hội nghị Phật giáo Quốc tế – diễn ra tại Tích Lan vào năm nay.

Chủ đề của Lễ hội Vesak Quốc tế lần thứ 14 của Liên Hiệp Quốc năm nay là “Giáo lư Phật giáo cho Công bằng Xă hội và Ḥa b́nh Thế giới Bền vững”. Lễ hội sẽ được tổ chức tại Tích Lan từ ngày 12 đến 14-5-2017.

Tham dự sự kiện này bao gồm chư vị cao tăng là thành viên của Đại Tăng đoàn; cùng với các Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Phật Học, Bộ trưởng Cải cách Quốc hội và Truyền thông Đại chúng và Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp cơ bản.

Cùng ngày (7-2) tại Văn pḥng Tổng thống, tập sách luật bằng tiếng Tamil đầu tiên đă được Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Phật Học Wijeyadasa Rajapakhse tŕnh bày với Tổng thống Maithripala Sirisena.

(NewsNow – February 8, 2017)

 

http://www.colombopage.com/Imgs_17A/MS02072017V_1.jpg

Tổng thống Tích Lan Maithripala Sirisena khởi động trang web chính thức dành cho Lễ hội Vesak Quốc tế lần thứ 14

Photo: Colombo Page

 

 

NHẬT BẢN: Lễ Phật tôn vinh cố Quốc vương Thái Lan

 

Do có những mối quan hệ mật thiết với Thái Lan, Phật phái Nhật Bản Nenbutsushu đă tổ chức Đại lễ 100-ngày Làm Công đức dành cho cố Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej – người bảo trợ tối cao của Phật giáo Thái Lan.

Đại lễ 100-ngày Làm Công đức diễn ra vào ngày 4-2-2017 tại Đại Phật Điện Hoàng gia của Chùa Sampuzan Muryojuji Nebutsushu ở Kato, tỉnh Hyogo.

Chính phủ Hoàng gia Thái, Bộ Văn hóa, Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Hoàng gia Thái tại Tokyo, Tổng Lănh sự quán Hoàng gia Thái tại Osaka và chùa Sampuzan Muryojuji Nebutsushu đă đồng tổ chức lễ 100-ngày này.

Có khoảng 50 quan chức chính phủ Thái đă tham dự sự kiện.

Sau một đám rước với khoảng 2,500 người tuần hành đến Đại Phật Điện, đại lễ đă diễn ra trong sự hiện diện của khoảng 14,000 người – bao gồm các vị lănh đạo doanh nghiệp Nhật và quan chức địa phương.

(japantimes.co.jp – February 9, 2017)

 

http://www.japantimes.co.jp/wp-content/uploads/2017/02/P6-embassy-avenue-a-20170209-870x580.jpg

Phó Thủ tướng Thái Lan Tanasak Patimapragorn phát biểu tại Đại lễ 100-ngày Làm công đức tại Chùa Sampuzan Muryojuji Nebutsushu, Nhật Bản

Photo: Masaaki Kameda

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma tặng 25,000 usd để giúp người vô gia cư và người nghèo tại Hoa Kỳ

 

Dharamsala, Ấn Độ - Đức Đạt lai Lạt ma, người luôn ủng hộ sự b́nh đẳng của con người, đă tặng 25,000 usd cho một sáng kiến Mỹ vốn giúp đỡ người vô gia cư và nghèo khổ.

Ngài đă tặng số tiền trên cho Thống đốc Gary Herbert của Utah để giúp người vô gia cư cũng như giúp Bệnh viện Học sinh Tiểu học trong tiểu bang này, và phần c̣n lại sẽ dành cho Hội Tây Tạng Utah.

Số tiền gởi tặng đến từ các khoản thu của chuyến thăm mà  Đức Đạt lai Lạt ma đă thực hiện hồi năm ngoái tại Trung tâm Huntsman của Đại học Utah.

Pamela Atkinson, người ủng hộ những người vô gia cư, vốn trước đây từng làm việc với các nhà tổ chức các sự kiện của Đức Đạt lai Lạt ma tại Mỹ, nói, “Ngài rất nghiêm ngặt khi bảo rằng không ai được hưởng lợi nhuận từ các chuyến thăm của ngài. Ngài luôn luôn đặt yêu cầu rất nghiêm ngặt về kế toán tài chính”.

(Phayul -  February 9, 2017)

 

 

AFGHANISTAN: UNESCO xây Trung tâm Văn hóa tại địa điểm của các tượng Phật Bamiyan bị phá hủy

 

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đang tiến hành việc xây dựng một trung tâm văn hóa theo kế hoạch tại địa điểm của các tượng Đại Phật Bamiyan đă mất ở Afghanistan, vốn bị Taliban phá hủy vào năm 2001.

Các tượng Phật cao 174 feet và 115 feet này có thể mất đi, nhưng Cảnh quan Văn hóa và Di tích Khảo cổ của Thung lũng Bamiyan vẫn là một di sản thế giới quan trọng.

Trung tâm Văn hóa Bamiyan dự kiến sẽ có 2 pḥng trưng bày khảo cổ học Afghan, một hội trường tŕnh diễn và một pḥng trà, với kinh phí dự kiến là 2.5 triệu usd, do chính phủ Hàn Quốc tài trợ. Bộ Phát triển Đô thị và Nhà Ở của Afghanistan sẽ cấp thêm 1.5 triệu usd cho việc tạo ra một khu vườn.

(tipitaka.net – February 13, 2017)

 

Đồ họa của Trung tâm Văn hóa Bamiyan, Afghanistan

Photo: M2R Arquitectos

Công nhân xây dựng tại Trung tâm Văn hóa Bamiyan

Photo: G.R. Mahammadi

 

 

THÁI LAN: Đức Tăng thống kêu gọi sự đoàn kết Phật giáo-Hồi giáo

 

Vào ngày 15-2-2017, Đức Tăng thống đă phát biểu với một nhóm Hồi giáo rằng Phật giáo và Hồi giáo là một gia đ́nh và sự chia rẽ sẽ được khắc phục thông qua việc ǵn giữ giáo lư của ḿnh.

Sau cuộc hội kiến với vị tăng thống mới, ông Prasarn Scicharoen, một đại biểu từ Văn pḥng Giáo trưởng Hồi giáo, nói rằng Đức Tăng thống Ariyawongsakhatan đă nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết.

Dẫn lời vj tăng thống, ông Prasarn nói nếu tín đồ của tất cả tôn giáo thực hiện giáo lư của ḿnh, sẽ không có sự chia rẽ v́ tất cả tôn giáo và tín ngưỡng đều phấn đấu hướng tới sự sống chung ḥa b́nh.

Các đại biểu từ Văn pḥng giáo trưởng Hồi giáo cùng hàng ngh́n người thiện chí đă đến Chùa Rajabopit vào ngày 15-2 để tỏ ḷng kính trọng của họ đối với Đức Tăng thống Ariyawongsakhatan, sau khi Quốc vương Thái Lan bổ nhiệm ngài làm Tăng thống thứ 20.

Lễ nhậm chức đă diễn ra bên trong chùa Phật Ngọc vào ngày 12-2-2017.

(Bangkok Post – February 16, 2017)

 

http://www.bangkokpost.com/media/content/20170216/c1_1199153_170216071556_620x413.jpg

Đức Tăng thống Ariyawongsakhatan tiếp kiến đại biểu Hồi giáo

Photo: Bangkok Post

 

 

HOA KỲ: Trung tâm Frist của thành phố Nashville triển lăm nghệ thuật Phật giáo

 

Nashville, Tennessy – Mùa đông và mùa xuân năm nay, khách tham quan Trung tâm Frist sẽ tận hưởng cơ hội được ngắm nghệ thuật Phật giáo tại cuộc triển lăm “Những bí ẩn của Nghệ thuật Phật giáo: Tây Tạng, Nhật Bản và Hàn Quốc”.

Được Bảo tàng Newark độc quyền tổ chức cho Trung tâm Frist, triển lăm giúp khám phá một trong những tín ngưỡng lớn của thế giới thông qua tranh và tác phẩm điêu khắc của các nghệ sĩ Nhật Bản, Hàn Quốc và Tây Tạng.

Diễn ra tại Pḥng Trưng bày Ingram của Trung tâm từ ngày 10-2 đến 7-5-2017, triển lăm giới thiệu 109 bức tranh và tác phẩm điêu khắc từ bộ sưu tập nghệ thuật Phật giáo nổi tiếng của Bảo tàng.

“Những bí ẩn của Nghệ thuật Phật giáo” cung cấp một sự hiểu biết về vai tṛ của những tác phẩm - có niên đại từ cuối thế kỷ thứ 13 đến đầu thế kỷ thứ 20 - bên trong Phật giáo Mật tông.

(NewsNow – February 15, 2017)

 

http://artdaily.com/imagenes/2017/02/13/frist-2.jpg

Tượng Phật thế kỷ 17 của Hàn Quốc trong bộ sưu tập của Bảo tàng Newark

Photo: NewsNow

 

 

ẤN ĐỘ: Ngày Đại Bi Chú được tổ chức tại thành phố Nagpur

 

Nagpur, Ấn Độ - Vào ngày 11-2-2017, Ngày Đại Bi Chú lần thứ 4 đă diễn ra tại thành phố xinh đẹp Nagpur, với hơn 5,000 Phật tử tham dự. Nhiều chương tŕnh văn hóa và các bài pháp giảng đă được tổ chức tại đài kỷ niệm Deekshabhoomi lịch sử.

Khoảng 200 tượng Phật được tặng cho người nghèo và những người gần đây đă cải đạo theo Phật giáo.

Tất cả các diễn giả nổi tiếng đă tôn vinh giáo lư của Đại Bi Chú và ḷng từ bi trong hành động như lời Phật dạy. Họ cũng chia sẻ cảm nghĩ của ḿnh về sự tranh đấu để giúp đỡ các dân tộc bị áp bức của Tiến sĩ Babasaheb Ambedkar; cám ơn và đánh giá cao sự giúp đỡ của Ḥa thượng Sanghasena đối với người nghèo và những Phật tử mới của Ấn Độ, cũng như việc phụng sự của ḥa thượng cho ḥa b́nh thế giới, ḥa hợp tôn giáo và sự thịnh vượng.

(buddhistchannel.tv – February 16, 2017)

 

http://www.buddhistchannel.tv/picture/upload/nagpur_1_4_web.jpg

Chư tăng trong Ngày Đại Bi Chú tổ chức tại Nagpur, Ấn Độ

Photo: The Buddhist Channel

 

 

Tích Lan: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ dự lễ Vesak tại Tích Lan

 

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ đến Tích Lan vào tháng Năm để dự một chương tŕnh Liên Hiệp Quốc đánh dấu một đại lễ quan trọng của Phật giáo.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Phật học Tích Lan Wijeyadasa Rajapakhse đă xác nhận sự tham dự của Thủ tướng Ấn Độ trong lễ Vesak Liên Hiệp Quốc được tổ chức lần đầu tiên tại Tích Lan này.

Ngày Vesak Liên Hiệp Quốc được tổ chức hàng năm tại các nước Phật giáo. Tín đồ chiêm bái Đức Phật trong suốt lễ hội này, diễn ra vào ngày Chủ nhật  gần với ngày trăng tṛn của tháng Năm nhất.

Đây là lần đầu tiên Tích Lan tổ chức lễ hội Vesak Liên hiệp Quốc, và một số nhà lănh đạo thế giới đă được mời tham dự.

Hơn 1,000 đại biểu đến từ Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Cam Bốt, Việt Nam, Miến Điện, Tây Tạng, Bhutan, Mông Cổ và các nước thực hành Phật giáo khác có thể sẽ dự lễ Vesak năm nay .

(PTI – February 20, 2017)

 

http://www.dailynews.lk/sites/default/files/news/2017/02/19/z_p03-Indian.jpg

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ dự lễ Vesak tại Tích Lan

Photo: PTI

 

 

THÁI LAN: Xung đột tại ngôi chùa Thái khi cảnh sát truy t́m nhà sư

 

Bangkok, Thái Lan – Các nhà sư và cảnh sát đă xung đột tại ngôi chùa Dhammakaya, nơi các lực lượng an ninh đang cố gắng bắt cựu trụ tŕ về tội rửa tiền.

Cảnh sát nói sẽ cố tránh bạo lực, trong khi họ đe dọa bắt giữ các tín đồ nào bất chấp lệnh phải rời khỏi chùa và thay v́ thế lại đổ xô đến, cản trở việc truy t́m nhà sư 72 tuổi Phra Dhammachayo.

Với sự căng thẳng gia tăng 4 ngày sau khi chính phủ quân đội ban lệnh sử dụng quyền hạn t́nh trạng khẩn cấp trong cuộc t́m kiếm, các nhà sư và cảnh sát đă xô xát tại một trong các cổng của ngôi chùa.

Dư luận cho rằng Chùa Dhammakaya có liên kết với chính phủ dân túy - vốn bị lật đổ bởi quân đội vào năm 2014 - làm cho ngôi chùa này trở thành một cái gai đối với phe cầm quyền.

(AFP – February 21, 2017)

 

Thai police block Buddhist monks at the gate of Dhammakaya temple in Pathum Thani province in Thailand on Feb 16, 2017.

Lực lượng cảnh sát tại khu vực Chùa Dhammakaya

Photo: thestar.com.my

 

 

THÁI LAN: Na Uy mang Kinh Tam Tạng cổ đến Thái Lan

 

Kinh Tam Tạng 2,000 năm tuổi đă được Học viện Bảo tồn Schoyen của Na Uy tặng Vương quốc Thái Lan và được tôn trí tại Chùa Saket ở Bangkok vào ngày 17-2-1027.

Omsin Chiwaphruek, Bộ trưởng thuộc Văn pḥng Thủ tướng, đă chủ tŕ buổi lễ với sự hiện diện của Đại sứ Na Uy tại Thái Lan Kjetil Paulsen cùng các đại diện của Học viện Bảo tồn và sư trụ tŕ Chùa Saket.

Giám đốc Văn pḥng Phật giáo Quốc gia Phanom Sornsin giải thích rằng Kinh Tam Tạng có nội dung được viết trên lá cọ đă được t́m thấy trên những ngọn núi của Bamiyan tại Afghanistan bởi Học viện Schoyen.

Ông cũng cho biết học viện Na Uy này đă mua Tam Tạng Kinh nói trên từ một thương gia người Anh và quyết định trao nó cho Thái Lan, nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa 2 nước cũng như để bảo tồn di tích Phật giáo.  

(tipitaka.net – February 22, 2017)

 

Thailand News - 18-02-17 3 PBS Norway delivers ancient Tipitaka to Thailand 1JPG

Lễ trao tặng Kinh Tam Tạng từ Na Uy cho Thái Lan

Photo: Pattaya Mail

 

 

NHẬT BẢN: Chụp CT scan tượng Phật cổ Ashura

 

Dazaifu, Fukuoka – Phương pháp chụp CT scan pho tượng Ashura, một trong những tác phẩm của nghệ thuật Phật giáo cổ xưa nhất tại Nhật Bản, phát lộ những phần sửa chữa và hư hại của tượng này. Kết quả đó cung cấp một cái nh́n mới về vị trí nguyên thủy của những cánh tay của pho tượng.

Tượng 3 đầu 6 tay Ashura thuộc quyền sở hữu của Chùa Kofukuji ở Nara trong hơn 1,300 năm và đă được chính phủ chỉ định là một quốc bảo.

Một đội chuyên gia, bao gồm các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Quốc gia Kyushu, đă trải qua 7 năm phân tích h́nh ảnh CT của tượng Ashura. Các h́nh ảnh cho thấy chi tiết của công việc sửa chữa vào thời Minh Trị (1868-1912) với việc nối lại các cánh tay, và cung cấp manh mối cho h́nh dạng nguyên thủy của tượng – vốn là một chủ đề của nhiều cuộc tranh luận trong những năm qua.  

(Asahi Shimbun – February 22, 2017)

 

Photo/Illutration

Các nhà nghiên cứu chụp CT scan tượng Ashura

Photo: Asahi Shimbun

 

 

ĐÀI LOAN: Sự tiến bộ của Hội Từ Tế là niềm vui đối với người sáng lập hội

 

Hoa Liên, Đài Loan – Ngày 21-2-2017, trả lời trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi dành cho 18 nhà báo từ Mă Lai, Indonesia và Hong Kong, Ni sư Cheng Yen phát biểu rằng, “Tôi rất biết ơn khi ḿnh có thể chứng kiến Hội Từ Tế hiện tại. Thật không dễ dàng đối với tất cả hội viên Từ Tế để đạt được những thành tựu này.”

Vị lănh đạo 81 tuổi hài ḷng với những ǵ mà tổ chức từ thiện Phật giáo Từ Tế do bà sáng lập cách đây 51 năm đă đạt được.

Từ Tế hoạt động theo giáo lư của Đức Phật với sự nhấn mạnh về t́nh thương và ḷng tốt của con người. Hội này nổi tiếng với các công tác cứu trợ thảm họa quốc tế hiệu quả tại hơn 30 nước. Hội cũng mở rộng công tác từ thiện đến những vùng xa và các trại tị nạn bằng tiền mặt và phân phối thực phẩm, cũng như thành lập các trạm y tế, trường học, thánh đường và nhà thờ Hồi giáo tại các khu vực nghèo.  

(The Star Online – February 23, 2017)

 

One for the album: Cheng Yen (centre) and organiser Lee San (in white behind Cheng Yen) with members of the media after the group interview in Hualien, Taiwan.

Ni sư Cheng Yen của Hội Từ Tế trong buổi phỏng vấn của nhóm nhà báo nước ngoài tại Hoa Liên, Đài loan

Photo: Ho Wah Foon

 

 

VƯƠNG QUỐC ANH: Trường Nghệ thuật Truyền thống Prince triển lăm Mộc bản Phật giáo Truyền thống Trung Hoa

 

Từ ngày 16 đến 24-2-2017, Trường Nghệ thuật Truyền thống Prince đă tổ chức một cuộc triển lăm về nghệ thuật mộc bản Trung Hoa cổ đại. Triển lăm trưng bày một loạt các bản in lịch sử và nghệ thuật nổi tiếng, bao gồm cuốn sách in Kinh Kim Cang Trung Hoa cổ xưa nhất thế giới – có niên đại từ năm 868. Cuốn kinh này do Sir Marc Aurel Stein phát hiện vào năm 1907 tại Hang Mạc Cao ở Đôn Hoàng, Trung Quốc và hiện đang thuộc quyền sở hữu của Bảo tàng Anh Quốc.

In mộc bản có liên quan mật thiết với sự truyền bá đạo Phật trên khắp Đông Á, khi Phật giáo khuyến khích sự truyền bá sự hấp dẫn và những kinh điển của tôn giáo này. Kinh Tam Tạng Triều Tiên được khắc trên 81,258 mộc bản vào thế kỷ 13, là phiên bản nguyên vẹn dài nhất và cổ xưa nhất trên thế giới của kinh điển Phật giáo Trung Hoa. Những mộc bản này vẫn ở trong t́nh trạng tuyệt vời trong hơn 750 năm và đă trích từ các phiên bản trước đó của Bắc Tống Trung Hoa, Khiết Đan và Cao Ly.

(Buddhistdoor Global – February 24, 2017)

 

Trang b́a của Kinh Kim Cang Trung Hoa

Photo:wikipedia.org

 

 

ẤN ĐỘ: Hội nghị Phật giáo Quốc tế tại thành phố Hyderabad, bang Telangana

 

Hội nghị Phật giáo Quốc tế 2-ngày về “Lễ kỷ niệm toàn cầu của Di sản Phật giáo tại Telangana” do Dự án Buddhavanam và Cục Du lịch Telangana tổ chức vào ngày 23-2-2017 tại thành phố Hyderabad, bang Telangana. Trước khi diễn ra hội nghị, chư tăng đă cùng cầu nguyện tại tượng Phật ở khu Tank Bund.

Nhiều học giả Phật giáo từ Ấn Độ và nước ngoài đă tham gia sự kiện này, với khoảng 63 đại biểu thuộc 15 quốc gia dự các cuộc hội thảo.

Nhiều cuộc triển lăm khác nhau đă được tổ chức, bao gồm một triển lăm ảnh về các d tích Phật giáo và các cuộc khai quật bởi cục khảo cổ, một triển lăm sách về văn học Phật giáo, triển lăm đồ thủ công mỹ nghệ - khai mạc vào ngày 23-2. Mục đích tổ chức các cuộc triển lăm là để giới thiệu với các đại biểu về nền văn hóa và văn học Phật giáo của bang Telangana.

(tipitaka.net – February 28, 2017)

 

https://i0.wp.com/www.siasat.com/wp-content/uploads/2017/02/WhatsApp-Image-2017-02-23-at-19.13.38-1.jpeg?resize=660%2C330

Chư tăng dự Hội nghị Phật giáo Quốc tế tại Hyderabad, Telangana (Ấn Độ)

Photo: NSS

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 06/28/17