TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 08.2016
Diệu Âm lược dịch
LA MĂ: Triển lăm “Những Kiệt tác của điêu khắc Phật giáo Nhật Bản”
Lần đầu tiên trong lịch sử nước Ư, 35 tác phẩm điêu khắc của Nhật Bản đang được trưng bày trong một cuộc triển lăm mới, diễn ra cho đến ngày 4-9 tại Bảo tàng Scuderie del Quirinale của La Mă.
Tại triển lăm mang tên “Những Kiệt tác của điêu khắc Phật giáo Nhật Bản” này, khách tham quan có thể thấy các tác phẩm – bao gồm 21 hiện vật bằng gỗ hoặc đồng được mô tả là “những kiệt tác tuyệt đối’’ – cho thấy sự phát triển kép của nghề thủ công nghệ thuật và sự giảng dạy Phật giáo tại Nhật Bản từ thời Asuka (thế kỷ thứ 7-8) cho đến thời Kamakura (1185-1333).
Cuộc triển lăm cũng là một sự hướng dẫn tuyệt hảo về lịch sử Phật giáo trong thời kỳ nói trên, với những tác phẩm điêu khắc miêu tả sự tiến hóa chậm của Phật giáo vốn liên quan đến sự tạo tác tranh tượng và sự hợp nhất các nhân vật từ các tôn giáo khác. Không chỉ là một bài học lịch sử, triển lăm c̣n là một cơ hội để xem những tác phẩm mà thường không thể xem được - trừ khi phải thực hiện những chuyến đi dài đến các đền chùa âm u, xa xôi.
(uk.blouinartinfo.com August 3, 2016)
Một số tác phẩm trưng bày trong triển lăm “Những kiệt tác của Điêu khắc Phật giáo Nhật Bản” tại La Mă
Photos: Palaexpo
ẤN ĐỘ: Hội thảo Khoa học Hiện đại lần thứ 3 dành cho chư tăng ni
Ngày 1-8-2016, Ban Tôn giáo và Văn hóa (DRC) phối hợp với Thư viện Tác phẩm và Văn thư Lưu trữ (LTWA) đă bắt đầu chương tŕnh hội thảo Khoa học Hiện đại lần thứ 3 dành cho chư tăng ni Tây Tạng tại Trung tâm Tiếp nhận Tây Tạng gần Khanyara ở Dharamsala.
Giáo tŕnh của chương tŕnh 15-ngày dành cho 32 tăng ni này bao gồm phần giới thiệu về Vật lư, Thần kinh học, Sinh học và Toán. Thượng tọa Geshe Lhakdor, Giám đốc của LTWA, đă khai mạc chương tŕnh và phát biểu về mối liên quan giữa Khoa học và Phật giáo.
Hội thảo này là một sự kiện thường niên dành cho chư tăng ni, là những người không học các lớp khoa học tại bản tự. Mục đích chính của giáo tŕnh là giới thiệu khoa học cho cộng đồng tu sĩ.
(Phayul – Agust 1, 2016)
Thượng tọa Geshe Lhakdor (ngồi giữa) phát biểu vào ngày khai mạc Hội thảo Khoa học Hiện đại lần thứ 3 tại Dharamsala, Ấn Độ -- Photo: Phayul
TRUNG QUỐC: Số lượng du khách tăng kỷ lục đe dọa nghệ thuật Phật giáo cổ trong Hang Mạc Cao
Hang Mạc Cao nổi tiếng với một số tác phẩm đẹp nhất và lâu đời nhất của nghệ thuật Phật giáo tại Trung Quốc.
Mặc dù đă đứng vững qua hàng trăm năm của thiên tai, những kẻ cướp, những nhà thám hiểm và sự xung đột vũ trang, Hang động Mạc Cao bây giờ phải chịu những sự tàn phá của một mối đe dọa tiềm ẩn tai hại hơn nhiều từ ngành du lịch hiện đại.
Trong 7 tháng đầu năm nay, số lần tham quan các hang động này tăng 31%, với 598,000 du khách. Bây giờ vào mùa du lịch cao điểm tháng 7 đến tháng 10, khách tham quan hang Mạc Cao đă đạt kỷ lục ngày của năm vào ngày 27-7 với 19,301 người.
Lượng du khách viếng hang Mạc Cao đông như thế tạo ra những mức độ carbon dioxide cao trong không gian kín, đe dọa sự toàn vẹn của các tác phẩm điêu khắc và bích họa cổ. Mật độ carbon dioxide tại một hang có thể tăng gấp 5 lần nếu có 40 du khách ở bên trong hang trong 30 phút.
(Buddhistdoor Global – August 3, 2016)
Tượng và bích họa Phật giáo tại Hang động Mạc Cao, Trung Quốc
Photos: Buddhistdoor Global
ANH QUỐC: Gần 1,000 người tham dự lễ hội hoa đăng Phật giáo
Trung tâm Phật giáo Shinnyo-en UK (Vương quốc Anh) đă mời các gia đ́nh, các nhóm tôn giáo và phó thị trưởng của thành phố Elmbridge Rachael Lake đến tham gia lễ hội đèn lồng. Lễ hội diễn ra tại khu Long Ditton (quận Elbridge, hạt Surrey) vào ngày thứ Bảy 29-7-2016, với gần 1,000 người tham gia.
Những đèn lồng được thắp sáng như một biểu tượng của sự giác ngộ và được thả trôi trên khắp hồ trung tâm, biểu thị sự “thắp sáng một con đường để khám phá một tương lai tươi sáng hơn”.
Phật phái Nhật Bản Shinnyo-en đă tổ chức lễ hội đèn lồng trên toàn thế giới vào ngày cuối tuần này để truyền bá sự cảm thông, ḥa hợp và ḥa b́nh.
“Với nguồn gốc sâu xa trong Phật giáo Shinnyo, hoa đăng là một nghi thức đẹp đẽ, yên tĩnh và toàn diện cho phép mọi người tập trung để bày tỏ ḷng biết ơn đối với tất cả những ǵ đă đi trước chúng ta. Đổi lại, chúng ta tin rằng sự tập trung cùng nhau này có thể vượt qua những khác biệt, và giúp xây dựng ḥa b́nh, cảm thông và hy vọng trong xă hội của chúng ta ”, Đại đức Michiko Delucia, giám đốc chương tŕnh liên tôn giáo Shinnyo-en UK, nói.
(thisislocallondon.co.uk – August 6, 2016)
Đèn lồng được thả trên hồ tại Long Ditton trong lễ hội hoa đăng
Photo: thisislocallondon.co.uk – August 6, 2016)
INDONESIA: Cảnh sát bắt giữ thêm 3 người liên quan đến các vụ tấn công chùa chiền Phật giáo
Cảnh sát đă bắt giữ thêm 3 người đàn ông có liên quan đến các vụ tấn công đông người khiến 5 ngôi chùa Phật giáo bị thiệt hại nghiêm trọng tại Tanjing Balai, Bắc Sumatra.
“Ba người đàn ông đă kích động đám đông phá hoại và đốt các ngôi chùa. Họ đă ḥ hét vào loa để ra lệnh giữa đám đông”, sĩ quan cảnh sát M.P. Nainggolan, phát ngôn viên của Cảnh sát Bắc Sumatra cho biết vào ngày 5-8-2016.
Hiện nay cảnh sát đă bắt giữ tổng cộng 20 người đàn ông được cho là có liên quan với các cuộc bạo loạn tại Tanjing Balai. Hầu hết số người này đă bị buộc tội phá hoại, và một người bị bắt v́ “phát ngôn thù địch” trên phương tiện truyền thông vào ngày 2-8-2016.
“Chúng tôi vẫn đang thẩm vấn các nghi phạm để t́m hiểu động cơ của họ”, Nainggolan nói.
Cảnh sát đang điều tra các báo cáo rằng 3 nghi phạm mới nhất này đă nhận lệnh kích động tấn công từ một ‘kẻ chủ mưu’, với ư định tạo ra sự hỗn loạn trong thành phố.
(beritasatu.com – August 6, 2016)
Một trong số các Phật tự tại Taijing Balai bị đốt cháy
Photo: The Bangkok Post
NEPAL: Phục chế các bích họa lịch sử của Phật giáo Tây Tạng
Tại vùng Thượng Mustang xa xôi của Nepal trên dăy Hi Mă Lạp Sơn, nhiều công tŕnh kiến trúc cổ trong kinh thành Lo Manthang đă bị yếu đi do các dư chấn của trận động đất tàn phá xảy ra vào năm ngoái.
Trong số đó có tu viện Phật giáo thế kỷ 15 Jampa Lhakhang bị thiệt hại nặng. Tu viện này vốn có bộ sưu tập tranh mạn đà la lớn nhất thế giới được vẽ trên tường của bản viện.
Việc phục chế tại tu viện Jampa Lhakhang, được chỉ đạo bởi Hội Hi Mă Lạp Sơn của Mỹ, bao gồm việc bơm thạch cao và keo để tăng cường cho các bức tường, sau đó làm sạch và tô sửa những bích họa tôn giáo.
Mặc dù được thực hiện với sự tôn trọng các phương pháp truyền thống và với sự tôn kính chính những bích họa này, công việc phục chế vẫn bị chỉ trích, với một số sử gia nói rằng các kỹ thuật tu sửa đang làm thay đổi các bức tranh lịch sử, và rằng các bích họa mới được vẽ trên các phần tường có bản gốc đă bị phá hủy sẽ tạo ra những rào cản đối với sự nghiên cứu sau này. Tuy nhiên, văn hóa địa phương quan niệm rằng các bích họa và các biểu tượng không bị hư hại của Đức Phật th́ quan trọng hơn đối với việc thực hành Phật giáo, so với việc bảo tồn các di tích bị hư hỏng của quá khứ.
(Buddhistdoor Global – August 8, 2016)
Một họa sĩ Nepal đang phục chế một bích họa tại Phật viện thế kỷ 15 Jampa Lhakhang ở Thượng Mustang, Nepal -- Photo: gulfnews.com
INDONESIA: Sinh viên Hồi giáo giúp xây dựng lại các Phật tự
Một video về các sinh viên Hồi giáo giúp xây dựng lại các ngôi chùa Phật giáo bị hư hại đă được lưu hành rộng răi trên phương tiện truyền thông xă hội . Video được đăng tải trong sự trỗi dậy của một loạt các vụ phá hoại bởi các nhóm bạo lực tại thành phố Tanjung Balai ở Bắc Sumaatra.
Video - cho thấy các sinh viên đang giúp dọn dẹp đống đổ nát và sửa chữa các bức tường bị hư hỏng - đă được tải lên Facebook chỉ vài ngày sau các vụ tấn công và được chia sẻ hơn 10,000 lượt. Người tải lên ban đầu sau đó đă gỡ bỏ video này, mặc dù vẫn có thể t́m thấy nó trên You Tube.
Phương tiện truyền thông địa phương cho biết các nhóm người tức giận đă phá hoại và đốt cháy 12 ngôi chùa Phật giáo qua đêm vào ngày 29 và 30-7-2016 tại Tanjung Balai. Không có báo cáo về thương vong. Sự việc xảy ra sau khi tin tức lan truyền trên phương tiện truyền thông xă hội rằng một thành viên của cộng đồng người Hoa, phần lớn là Phật tử, đă phàn nàn về âm lượng của việc kêu gọi cầu nguyện phát ra từ một đền thờ Hồi giáo địa phương.
(Buddhistdoor Global – August 8, 2016)
Một trong số các Phật tự bị tấn công tại Tanjung Balai (Indonesia)
Photo: Jakarta Globe
INDONESIA: 4 bảo tháp thế kỷ thứ 9 tại Trung Java chưa được bảo quản đầy đủ
4 bảo tháp được t́m thấy tại các địa điểm riêng biệt ở làng Nepen của Boyolali, Trung Java, vẫn chưa được bảo quản đầy đủ. Có thể có niên đại từ thế kỷ thứ 9, các bảo tháp này - trông giống các bảo tháp tại đền Borobudur ở Yogyakarta - hiện đang nằm trong các khu nghĩa trang và lâm trường mà không được trông coi.
Một bảo tháp c̣n nguyên vẹn, cao khoảng 1.5 mét. Ba bảo tháp kia có h́nh dạng bánh xe có các trục tạo thành h́nh bát giác. Một trong số các tháp bị chôn lấp một nửa. Không thấy có chữ khắc cổ hoặc thông tin ǵ khác để giải thích về sự hiện diện của các bảo tháp này trong khu vực.
Surojo, thành viên ban bảo tàng của pḥng Văn hóa Du lịch Boyolali, nói rằng việc khám phá 4 bảo tháp là rất quan trọng v́ chúng có từ thời Phật giáo cổ đại.
Surojo nói cơ quan của ông đă yêu cầu văn pḥng chi nhánh của Pḥng Bảo tồn Di sản Văn hóa Trung Java (BPCB) tại Yogyakarta thực hiện cuộc khai quật v́ có thể phát hiện các cổ vật khác từ thời Phật giáo tại khu vực này.
(The Jakarta Post – August 9, 2016)
Một cư dân địa phương xem xét bảo tháp bị chôn lấp một nửa, một trong 4 bảo tháp được phát hiện tại Trung Java, Indonesia -- Photo: Jakarta Post
ẤN ĐỘ: Các tổ chức phi chính phủ Tây Tạng lên án việc phá dỡ Larung Gar
Dharamsala, Ấn Độ - Ngày 10-8-2016, các tổ chức phi chính phủ Sinh viên v́ Tây Tạng Tự do (SFT) tại Ấn Độ và Hội nghị Sinh viên Tây Tạng Khu vực Dharamsala (RTYC) đă phối hợp tổ chức một lễ cầu nguyện đoàn kết để lên án việc nhà cầm quyền Trung Quốc đang phá dỡ nhà tại Học viện Phật giáo Larung Gar lớn nhất của Tây Tạng.
Gọi việc tháo dỡ các khu nhà là bất hợp pháp, các tổ chức này bày tỏ t́nh đoàn kết của họ về cái chết của ni cô Tây Tạng Rinzin Dolma, người đă tự vẫn để phản đối việc phá dỡ.
Đợt phá dỡ này nhằm mục đích đến năm 2017 sẽ cắt giảm lượng người tại trung tâm Larung Gar từ 10,000 xuống c̣n 5,000.
(Phayul – August 11, 2016)
Một phần của khu Học viện Phật giáo Larung Gar tại Tây Tạng đang bị phá dỡ
Photo: Phayul
ĐÀI LOAN: Trung Đài Thiền Viện khánh thành bảo tàng văn hóa Phật giáo
Ngày 12-8-2016, Trung Đài Thiền Viện đă chính thức mở cửa Bảo tàng Thế giới cho công chúng tại Đài Trung, trùng với dịp kỷ niệm 25 năm thành lập của tu viện này.
Bảo tàng xây theo mô h́nh kiến trúc thời nhà Đường, là thời cực thịnh của kiến trúc Phật giáo.
Bảo tàng chia thành 18 pḥng triển lăm, với 2 khu vực dành cho tượng, bia và 1,237 bản in bia Phật giáo được tặng cho tu viện bởi Bảo tàng Xian Beilin.
Các hiện vật triển lăm săp xếp thành 3 loại chính – bài viết cá nhân, h́nh ảnh và tranh, và kinh điển – để cho thấy rằng phần văn bản ǵn giữ những ư tưởng và suy nghĩ, phần h́nh ảnh cho phép các thế hệ sau này xác định ḿnh có đi theo chánh đạo không, và phần kinh điển truyền bá những chân lư.
(taipeitimes.com – August 13, 2016)
Trung Đài Thiền Viện tại Đài Trung (Đài Loan)
Photo: weltrekordreise.ch
NEPAL: Khánh thành Viện Đạo Hạnh Nepal tại Kathmandu
Tại một buổi lễ được tổ chức ở thủ đô Kathmandu vào ngày 12-8-2016, Thượng tọa Hin Hung – một học giả Phật giáo nổi tiếng – đă chính thức khánh thành Viện Đạo Hạnh Nepal (EVINS Nepal). Ông đă có bài phát biểu chính về ḷng từ bi và bản chất sự đau khổ của con người.
Có trụ sở tại Kathmandu, EVINS Nepal được đăng kư là một tổ chức phi chính phủ, có mục đích quảng bá các giá trị tinh thần và đạo đức, nhằm xây dựng một xă hội dựa trên các giá trị đạo đức và từ bi. Tổ chức này mở các lớp thiền định và giảm stress dành cho người lớn, cũng như các lớp về thiền, yoga, và về các giá trị đạo đức và phẩm hạnh cho trẻ em để giúp trẻ phát triển thành những nhà lănh đạo tương lai đầy tiềm năng. Viện này thực hiện nghiên cứu các chương tŕnh về thuyết duy linh, thiền định và giảm stress, ngoài ra c̣n cung cấp tài trợ và cứu trợ cho các cộng đồng nghèo cũng như học bổng giáo dục.
Thượng tọa Hin Hung, người cũng là một tác giả và là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo tại trường Đại học Hồng Kông đă nhận xét trong bài phát biểu của ông rằng hầu hết sự đau khổ của con người là không cần thiết và có thể dễ dàng tránh được.
(Buddhistdoor Global – August 15, 2016)
Thượng tọa Hin Hung trong lễ khánh thành Viện Đạo Hạnh Nepal (EVINS Nepal)
Hàng cứu trợ của EVINS Nepal đến với dân làng là nạn nhân của trận động đất năm ngoái tại huyện Dokhala, Nepal
Photos: kathmandupost.ekantipur.com & EVINS Nepal Facebook
TÍCH LAN: Tổng giám đốc UNESCO viếng các Di sản Thế giới tại vùng Tam giác Văn hóa của Tích Lan
Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova bắt đầu chuyến thăm chính thức Tích Lan của bà vào ngày 14-8-2016 với một mạng mạch quanh vùng ‘tam giác văn hóa’, nơi có nhiều địa điểm là trong số 8 Di sản Thế giới của đất nước này.
Được tháp tùng bởi Ngài A.V. Kariyawasam, Bộ trưởng Giáo dục kiêm Chủ tịch Ủy ban UNESCO Quốc gia Tích Lan, bà Tổng Giám đốc đă viếng Thành phố cổ Polonnaruwa và Pháo đài Đá Sigiria. Sau đó là chùa Dalada Maligawa của Kandy, nơi bà chiêm bái đền thờ xá lợi Răng Phật Linh thiêng trong sự hiện diện của vị Giám tự và Thống đốc tỉnh Miền Trung.
Tại mỗi di tích, bà Irina Bokova đă khen ngợi chính quyền Tích Lan về sự cam kết bảo vệ và bảo tồn di sản có giá trị nổi bật này.
(UNESCO – August 16, 2016)
Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova
Photo:wikipedia.org
CAM BỐT : Lễ cầu chư thần giúp thu hồi các tượng Phật từ dưới sông Tonle Sap
Kean Khlang, Cam Bốt – Người dân trong một ngôi làng đă tổ chức buổi lễ tôn giáo vào ngày 18-8-2016 để cầu chư thần giúp họ thu hồi các tượng Phật mà tổ tiên họ nói rằng đă được chôn tại một ḷng sông gần đó.
Các tu sĩ Phật giáo đă tham gia cùng với khoảng 500 dân làng trong một buổi lễ bên sông Tonle Sap, nơi các thợ lặn đă thu hồi 8 tượng Phật nhỏ và nói rằng họ phát hiện một tượng khác cao khoảng 2 mét (6 feet). Mọi người đă cầu chư thủy thần và địa thần giúp họ làm lộ ra bất cứ tượng nào vẫn c̣n bị chôn vùi dưới 20 mét nước.
Những người tổ chức lễ nói rằng tổ tiên của dân làng truyền lại những câu chuyện về các tượng được chôn ở ḷng sông cách đây hàng trăm năm để giấu bọn cướp từ các khu vực khác và từ nước Xiêm La láng giềng.
(dailynews.lk – August 17, 2016)
Chư tăng cùng dân làng trong lễ cầu chư thần giúp thu hồi các tượng Phật dưới sông Tonle Sap (Cam Bốt) -- Photo: AP
THỤY SĨ: Bộ phim thứ tư của lạt ma Dzongsar Khyentse chiếu ra mắt tại Liên hoan Phim Locarno
Bộ phim thứ tư của lạt ma Dzongsar Khyentse Rinpoche, nhà làm phim và là nhà văn người Bhutan, đă chiếu ra mắt tại Thụy Sĩ vào đầu tháng này. Phim có tựa đề “Ngày xưa: Hăy hát cho tôi một bài hát trong khi tôi chờ đợi”, được chiếu ra mắt tại Liên hoan Phim Locarno (diễn ra từ ngày 3 đến 13-8-2016).
Bộ phim nói trên có dạng một câu chuyện cổ tích hiện đại, phần lớn được quay tại một ngôi làng xa xôi ở Bhutan. Phim t́m hiểu các chủ đề của bản sắc, sự ẩn danh, ảo tưởng, thực tế, và sự chuyển tiếp giữa sinh và tử.
Bộ phim được lên kế hoạch công chiếu tại Bắc Mỹ trong năm nay tại Liên hoan Phim Quốc tế Toronto (Canada) từ ngày 8 đến 18-9.
(Buddhistdoor Global – August 18, 2016)
Lạt ma Dzongsar Khyentse Rinpoche và cảnh trong bộ phim thứ tư của ông: “Ngày xưa: Hăy hát cho tôi một bài hát trong khi tôi chờ đợi”
Photo: tumblr.com
HOA KỲ: Bảo tàng Mỹ thuật bảo tồn kiệt tác tranh Phật giáo thế kỷ 18
Bắt đầu từ ngày 20-8-2016, du khách đến Bảo tàng Mỹ thuật (MFA) ở Boston sẽ được một cơ hội hiếm có để trải nghiệm điều thường chỉ xảy ra sau hậu trường trong các pḥng thí nghiệm bảo tồn: Trong 5 tháng, các chuyên gia sẽ giao lưu với công chúng tại pḥng triển lăm Tranh Á châu của MFA, trong khi họ phục chế một bức tranh cuộn treo của Nhật Bản cổ xưa mô tả Đức Phật nhập Niết bàn.
Được vẽ vào năm 1713, bức tranh nổi tiếng “Sự nhập diệt của Đức Phật Lịch sử”đă thu hút du khách đến ngôi Thiền tự Ginsoin vốn từng tọa lạc tại Tokyo ngày nay. Trong hơn 150 năm, tác phẩm cao gần 16 feet và rộng 7 feet rưỡi này tương truyền hàng năm đă được treo trên tường của đền Ginsoin xưa kia để kỷ niệm Ngày Lễ Niết bàn.
“Sự Nhập diệt của Đức Phật Lịch sử” được triển lăm lần cuối tại MFA vào năm 1990. Và việc phục chế bức tranh đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử của bảo tàng này, một tác phẩm đang được bảo tồn đă đón tiếp sự chiêm ngưỡng của công chúng như vầy.
(NewsNow – August 20, 2016)
Bức tranh “Sự nhập diệt của Đức Phật Lịch sử” được phục chế tại Bảo tàng Mỹ Thuật, Boston (Hoa Kỳ) -- Photos: Claire Voon
MIẾN ĐIỆN: Động đất gây thiệt hại cho ít nhất 100 Phật tự
Ngày 24-8-2016, một trận động đất 6.8 độ ritchter xảy ra tại Bagan, miền trung Miến Điện, đă khiến 3 người chết và gây hư hại ít nhất 100 tự viện Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ 11 đến 13, theo Bộ Thông tin Miến Điện cho biết. Các dư chấn từ trận động đất cũng được cảm nhận tại Thái Lan, Ấn Độ và Bangladesh.
Mỗi năm rất đông du khách đến Bagan để viếng khoảng 3,000 ngôi chùa tại đó. Vào năm 1975, hơn một nửa số chùa chiền trong khu vực này đă bị hư hại sau khi một trận động đất 6.5 độ ritchter xảy ra.
Theo phóng viên Jonah Fisher của đài BBC tạ Miến Điện, động đất thường xảy ra tại đất nước này và những ngôi chùa bị hư hại trong quá khứ đă được xây dựng lại.
(theartnewspaper .com – August 25, 2016)
Lực lượng quân đội dọn đống đổ nát do động đất tại một ngôi chùa ở Bagan, Miến Điện
Photo: The Herald
ANH QUỐC: Chùa Phật Quang Sơn Luân Đôn được cấp quỹ để sửa chữa
Chùa Phật Quang Sơn (FGS) Luân Đôn là ngôi chùa đầu tiên được nhận Quỹ Xổ số dành cho Di sản.
Có trụ sở tại Marylebone, chùa FGS Luân Đôn đă nhận 209,300 bảng Anh để có thể thực hiện việc sửa chữa cấp bách cho bản tự.
Ngôi chùa đẹp của Đài Loan nằm gần đường Oxford này hiện đang thu hút 18,000 du khách mỗi năm và là một trung tâm thờ phụng và giảng dạy Phật giáo tích cực.
Tuy nhiên, việc phục chế ṭa nhà bị hư hỏng là rất cần thiết để chùa có thể hoạt động trở lại.
Tiền tài trợ sẽ giúp phục chế các mái nhà phía đông, thay thế gạch bị hư hỏng và xây lại phần nề cao cấp, vốn nguyên thủy được thiết kế kiểu Gô Tích bởi kiến trúc sư William Butterfield vào năm 1868 và được FGS Luân Đôn mua vào năm 1992.
Công việc phục chế chùa FGS Luân Đôn sẽ mất khoảng 6 tháng.
(gowestlondon.com – August 24, 2016)
Bên trong chùa Phật Quang Sơn Luân Đôn (Anh Quốc)
Photo: Goolistan Cooper
CHILE: Các vơ tăng Thiếu Lâm mang Kung Fu bí truyền đến thủ đô của Chile
Chư tăng từ Thiếu Lâm Tự của Trung Quốc đă đến thủ đô Santiago để truyền bá nhận thức về Thiền Phật giáo và Kung Fu.
Từng được xem bởi 5 triệu người tại 11 nước châu Âu và châu Á, chương tŕnh “Kung Fu Thiếu Lâm” được mời đến Chile để biểu diễn trong 2 tuần tại hí viện Teatro Municipal de Las Condes của Santiago.
Đoàn gồm 19 tăng sĩ này đến từ tu viện Thiếu Lâm nằm trên đỉnh núi, nơi họ học cả Phật giáo và vơ thuật.
Tọa lạc tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, Tu viện Thiếu Lâm được xem là ngôi chùa nổi tiếng nhất cả nước với một lịch sử giảng dạy có từ hơn 1,500 năm trước. Suốt 365 ngày một năm, tất cả học viên của ngôi chùa này thiền định trong 2 giờ trước khi mặt trời mọc và luyện vơ trong 10 giờ để đạt được sự kiểm soát cơ thể và tâm trí của ḿnh và luyện nên sự chịu đựng được đau đớn.
(Fox News Latino – August 26, 2016)
Hí viện Teatro Municipal de Las Condes (Santiago, Chile)
Photo: santiagochic.com
Vơ tăng Thiếu Lâm
Photo: tmlascondes.cl
TRUNG QUỐC: Học giả toàn cầu tham dự lễ kỷ niệm 1650 năm của Hang động Mạc Cao
Ngày 20-8-2016, hơn 150 học giả và các nhà nghiên cứu đă tham dự một cuộc hội thảo 2 ngày tại thành phố Đôn Hoàng, tỉnh Cam Túc ( tây bắc Trung Quốc) để kỷ niệm năm 1650 của Hang động Mạc Cao.
Những người tham dự đến từ hơn 10 quốc gia và vùng lănh thổ như Trung Quốc, Pháp, Đức, Nhật Bản và Iran. Họ thảo luận về các phát hiện khảo cổ, các nghiên cứu của văn bản và nghệ thuật hang động Đôn Hoàng, và về vai tṛ của Đôn Hoàng trong lịch sử của Con đường Tơ lụa.
Hội thảo này là một phần của Triển lăm Văn hóa Quốc tế Con đường Tơ lụa (Đôn Hoàng) đầu tiên dự kiến sẽ khai mạc một tháng sau đó.
Hang động Mạc Cao có một bộ sưu tập tác phẩm nghệ thuật Phật giáo đồ sộ - hơn 2,000 tác phẩm điêu khắc tô màu và 45,000 mét vuông bích họa – trong 735 hang động do các tín đồ thời xưa tạc chạm dọc theo một vách núi.
(Tipitaka Network – August 27, 2016)
Hội thảo kỷ niệm năm 1650 của Hang động Mạc Cao( Đôn Hoàng, Trung Quốc)
Photo: NEWS.CN
Tượng Phật tại Mạc Cao (Đôn Hoàng, Trung Quốc)
Photo: crystalinks.com
NHẬT BẢN: Nét mới tại Đại sảnh Điêu khắc Phật giáo Nara của Bảo tàng quốc gia Nara
Bốn bảo tàng quốc gia của Nhật tại Tokyo, Kyoto, Nara và Fukuoka đang t́m ra những cách độc đáo để triển lăm các bộ sưu tập lớn của ḿnh được hấp dẫn hơn, để du khách được chiêm ngưỡng gần hơn các hiện vật trưng bày.
Tại Bảo tàng Quốc gia Nara, trong ánh sáng dịu mắt của một pḥng triển lăm, các pho tượng Phật lớn trông thật trang nghiêm và an nhiên. Pḥng này, là một phần của Đại sảnh Điêu khắc Phật giáo Nara của Bảo tàng, đă mở cửa lại vào tháng 4 năm nay sau 18 tháng tái thiết kế.
Pḥng triển lăm nói trên trưng bày hơn 10 tượng Phật, bao gồm các Bảo vật Quốc gia và Tài sản Văn hóa Quan trọng. Dù là vô giá, các hiện vật này không lồng kính hoặc ngăn bằng dây thừng nên du khách có thể ngắm hiện vật thật gần.
Sảnh tác phẩm điêu khắc có 12 pḥng triển lăm, với gần 100 tác phẩm trưng bày. Đây là nơi du khách được nhàn tản chiêm ngưỡng các kiệt tác nghệ thuật.
(tipitaka.net – August 27, 2016)
Các tượng Phật tại Đại sảnh Điêu khắc Phật giáo Nara của Bảo tàng Quốc gia Nara, Nhật Bản
Photo: Kosako Mimura