TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 06.2016
Diệu Âm lược dịch
ẤN ĐỘ - NEPAL: Mạng mạch Phật giáo: tuyến du lịch xuyên quốc gia từ Ấn Độ đến Nepal
Ấn Độ hào hứng công bố rằng Mạng mạch Phật giáo sẽ là tuyến du lịch xuyên quốc gia đầu tiên của nước này bằng cách kết hợp với Lâm T́ Ni của Nepal.
Nỗ lực này sẽ thúc đẩy du lịch tại Nepal và Tích Lan, bên cạnh ngành du lịch tại Ấn Độ, với những di tích trong mạng mạch Phật giáo cũng như mạng mạch Ấn giáo Ramayana bắc qua 2 nước kia.
Bản đồ mạng mạch Phật giáo như dự định bao gồm Bồ Đề Đạo Tràng, Vaishali, Thành Vương Xá và Câu Thi Na ở bang Bihar, Vườn Lộc Uyến và Thành Vệ Xá ở bang Uttar Pradesh, cùng với Ca Tỳ La Vệ và Lâm T́ Ni ở Nepal.
Một trung tâm hội nghị có sức chứa 2,500 người đă được phê duyệt tại Bồ Đề Đạo Tràng, để các nhóm công ty có thể tổ chức các cuộc hội nghị trong khi đi theo tour mạng mạch Phật giáo.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Du lịch và Hàng không Dân dụng của Nepal cho biết mạng mạch Phật giáo 160 km theo kế hoạch sẽ kết hợp 10 di tích Phật giáo lớn, bao gồm Ca Tỳ La Vệ, Devdaha và Ramgram ở Nepal.
(Kathmandu Post – June 1, 2016)
Lâm T́ Ni, Nepal
Photo: weallnepali.com
PAKISTAN: Chư tăng Tích Lan viếng các di tích Phật giáo tại thành phố Mardan
Takhtbhai, Mardan – Ngày 31-5-2016, ông Daya Gamage, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Tích Lan đă ca ngợi những nỗ lực của chính phủ Pakistan trong việc bảo tồn các di tích Phật giáo trên toàn quốc. đặc biệt là ở Takhtbhai.
Ông Daya Gamage và phu nhân là bà Anoma Gamage, Bộ trưởng Dầu khí và Tài nguyên Thiên nhiên, đă đi cùng một nhóm 16 nhà sư và 8 nữ du khách đến viếng tu viện Phật giáo Takhtbhai.
Chuyến thăm dành cho du khách Tích Lan này đă được sắp xếp bởi Mohsin S.Haqqani, Thư kư Liên bang về Lịch sử và Văn học Quốc gia Pakistan. Chư tăng và các vị chức sắc Tích Lan đă cầu nguyện tại bảo tháp chính và viếng những phần khác nhau của di tích Phật giáo này.
Bộ trưởng Daya Gamage nói với các phóng viên rằng việc duy tŕ và bảo quản tốt các di tích khảo cổ cho thấy ḷng khoan dung về tôn giáo của nhân dân Pakistan.
(thenews.com.pk – June 1, 2016)
Chư tăng Tích Lan viếng di tích Phật giáo Takhtbhai, Pakistan
Photos: tribune.com.pk & Colombo Page
CỘNG H̉A KALMYKIA (NGA): Ra mắt dịch vụ tin nhắn Phật giáo cho 500 triệu người sử dụng
Một dịch vụ tin nhắn mới t́m cách liên kết 500 triệu Phật tử trên khắp thế giới sẽ ra mắt tại Kalmykia, một vùng thuộc Nga có dân số Phật giáo lớn. Khoảng 1 triệu usd sẽ được đầu tư vào dự án này. Nhà đầu tư chính kiêm tác giả của dự án là Kirsan Ilyunzhinov, cựu Tổng thống của Kalmykia. Ông đă phát triển ứng dụng cho App Store và Google Play.
“Nó tương tự như các tin nhắn khác: miễn phí, có thể gởi video, mail, thực hiện cuộc gọi điện thoại,” ông Ilyunzhinov nói. “Thêm vào đó nó sẽ phổ biến các bài giảng từ các vị cao tăng Phật giáo”.
Ban đầu, dịch vụ tin nhắn này dự kiến ra mắt vào tháng 5 trùng với lễ Phật Đản, nhưng phải hoăn lại cho đến ngày 6-6 nhằm sinh nhật thứ 81 của Đức Đạt lai Lạt ma.
(NewsNow – June 2, 2016)
Kirsan Ilyunzhinov, cựu Tổng thống của Kalmykia
Photo: alchetron.com
TÍCH LAN: Lễ cúng dường và cầu an sau khi kết thúc việc t́m kiếm nạn nhân vụ lở đất ở Aranayake
Colombo, Tích Lan – Ngày 2-6-2016, chư tăng Tích Lan đă tổ chức một buổi lễ tôn giáo để tích công đức cho hơn 100 dân làng bị chôn vùi trong vụ lở đất của núi Samasara ở Aranayake trước đó 2 tuần, sau khi các nhân viên cứu hộ chính thức kết thúc việc t́m kiếm những người đă thiệt mạng.
Tại trường Hathgampola Maha Vidyalaya, một lễ cúng dường vật phẩm đă diễn ra vào ngày này để tích đức cho những người đă chết trong thảm họa. Và 60 nhà sư đă tụng kinh Seth Pirith để cầu an phước cho người dân.
Các lực lượng an ninh đă chính thức kết thúc việc t́m những người mất tích theo yêu cầu của thân nhân sau vụ lở đất lớn chôn vùi 3 ngôi làng tại Aranakaye ở huyện Kegalle vào ngày 17-5-2016.
(Colombo Page – June 2, 2016)
Một h́nh ảnh của vụ lở đất tại Aranakaye ở huyện Kegalle, Tích Lan
Photo: Xinhua
HÀN QUỐC – NHẬT BẢN: Triển lăm “Bồ tát Trầm mặc: Bảo vật của Hàn-Nhật”
Seoul và Tokyo đă phối hợp tổ chức một cuộc triển lăm đặc biệt với các bảo vật quốc gia từ cả hai nước để kỷ niệm 50 năm b́nh thường hóa quan hệ ngoại giao.
Triển lăm kỷ niệm này mang tên “Bồ tát Trầm mặc: Bảo vật của Hàn Quốc và Nhật Bản”, diễn ra tại Bảo tàng Quốc gia Hàn Quốc từ ngày 24-5 đến 12-6, và sau đó sẽ đến trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo, Nhật Bản, từ ngày 21-6 đến 10-7-2016.
Tượng bồ tát trầm mặc của Hàn Quốc bằng đồng mạ vàng, được cho là tạo tác vào thế kỷ thứ 6 của thời Ba Vương quốc của Triều Tiên (812-936).
Với vị trí đối diện tượng của Hàn Quốc, pho tượng bồ tát trầm mặc của Nhật Bản sẫm màu hơn và lớn hơn nhiều, với chiều cao 167.5 cm. Được làm từ 11 mảnh gỗ cây long năo, tượng này có nguồn gốc từ thời Asuka vào cuối thế kỷ 17. Tư thế của tượng Nhật Bản rất giống với tượng của Hàn Quốc.
(tipitaka.net – June 6, 2016)
Tượng Bồ tát Trầm mặc của Hàn Quốc (ảnh trên) và Nhật Bản (ảnh dưới)
Photos: Yonhap
HỒNG KÔNG: Hiệp hội Sakyadhita Quốc tế tổ chức Hội nghị Quốc tế lần thứ 15 tại trường Đại học Hồng Kông
Hiệp hội Sakyadhita (Nữ Phật tử) Quốc tế sẽ tổ chức hội nghị tiếp theo của ḿnh từ ngày 22 đến 28-6-2017 tại trường Đại học Hồng Kông, với sự hỗ trợ từ Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo của trường này.
Chủ đề của hội nghị lần thứ 15, “Nữ Phật tử đương thời: Thiền quán, Trao đổi Văn hóa &Hành động Xă hội”, nêu bật sự đa dạng của nữ Phật tử đương thời trên khắp thế giới. Trang mạng của Sakyadhita nhận định: “Phật giáo là một lực lượng văn hóa quan trọng trên thế giới, có ảnh hưởngr đến hầu như mọi lănh vực hoạt động của con người, từ kinh doanh cho đến nhạc pop. Sự truyền bá toàn cầu của đạo đức, h́nh tượng, thiền định và triết học Phật giáo đang có một tác động đối với khoa học, tâm lư học, quyền lănh đạo và nghệ thuật …Chủ đề của hội nghị năm 2017 đủ rộng mở để bao gồm nhiều khía cạnh của việc Phật giáo có ư nghĩa ǵ đối với phụ nữ, và để đón nhận tầm mức về những trải nghiệm của nữ Phật tử”.
(Buddhistdoor Global – June 10, 2016)
Trường Đại học Hồng Kông, nơi sẽ tổ chức Hội nghị Sakyadhita Quốc tế lần thứ 15
Photo: Wikipedia
ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma thuyết pháp 3 ngày tại tu viện Tsuglagkhang ở Dharamsala
Vào ngày 7-6-2016, vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14, đă bắt đầu 3 ngày thuyết pháp tại Dharamsala của bang Himachal Pradesh.
Khoảng 2,000 người bao gồm người Tây Tạng, chư tăng ni và tín đồ từ khắp nơi trên thế giới đă tập trung tại tu viện Tsuglagkhang để tham dự sự kiện này.
Nghị sĩ Tây Tạng lưu vong Dawa Tsering, người có mặt vào dịp này, nói rằng người Tây Tạng biết ơn Ấn Độ v́ đă đem đến cho họ tôn giáo của Phật giáo.
“Có một ư nghĩa lớn đối với tất cả mọi người, đặc biệt là với nhân dân Ấn Độ v́ đạo Phật đến từ Ấn Độ, được sinh ra ở Ấn Độ. Đạo đă được ǵn giữ bằng tiếng Tây Tạng tại Tây Tạng bởi người Tây Tạng. V́ vậy bây giờ là một cơ hội lớn đối với ngài (Đức Đạt lai Lạt ma) hoặc với người Tây Tạng để chúng tôi có thể đền đáp đối với tôn giáo, nền văn hóa mà chúng tôi đă nhận được từ Ấn Độ này”, Tsering nói.
(ANI – June 8, 2016)
Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14
Photo: ANI
TRUNG QUỐC: Hoàn thành phục chế thánh địa Phật giáo Hoàng gia triều nhà Thanh
Việc tu sửa các ṭa nhà trong khu Chùa Putuo Zonggsheng, thường gọi là Chùa Potalaka ở Chengde, tỉnh Hà Bắc, đă được công bố hoàn thành vào ngày 11-6-2016.
Chùa Potalaka được xây vào năm 1771, phỏng theo mô h́nh Cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng.
Chùa Potalaka là chùa lớn nhất trong số 12 đền thờ vệ tinh xung quanh Khu nghỉ mát Vùng núi, vốn cũng được xem là Kinh đô Mùa hè vào thời nhà Thanh (1644-1912) do một số hoàng đế đă nghỉ hè tại đó.
Khu nghỉ mát Vùng núi và các đền thờ ngoại vi của nó đă được ghi vào danh sách Di sản Thế giới UNESCO vào năm 1994. Nó là khu vườn hoàng gia c̣n tồn tại rộng nhất và là khu chùa lớn nhất trên thế giới. Chỉ riêng khu nghỉ mát vùng núi đă chiếm một diện tích 564 hecta, tương đương với hai Cung điện Mùa hè ở Bắc Kinh.
(Big News Network – June 13, 2016)
Chùa Potalaka ở Hà Bắc, Trung Quốc
Photo: Wang Kaihao
THÁI LAN: Wat Po (Chùa Po), cái nôi của massage truyền thống Thái
Việc thực hành massage truyền thống Thái đă sẵn sàng để trở thành một thành phần quan trọng của ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe của Thái Lan: Việc đưa massage Thái truyền thống vào hệ thống y tế hiện đại đang được hướng dẫn bởi Trường Y tế và Massage Truyền thống Thái Wat Po. Trường này có trụ sở tại Bangkok, ở khu chùa lịch sử Wat Po, được biết đến như cái nôi của massage Thái truyền thống.
Wat Po là một trong những chùa cổ nhất của Bangkok, hiện hữu trước khi thành phố này trở thành thủ đô của Thái Lan hiện đại, và chùa cũng là một trong những điểm thu hút du lịch nổi tiếng nhất của đất nước.
Trên tường của các ṭa nhà trong khu chùa này có hơn 1,400 câu khắc và h́nh ảnh minh họa trên đá, một số của những bản khắc phục vụ như các hướng dẫn và tài liệu tham khảo dành cho các nhà trị liệu massage Thái. Vào tháng 12- 2011, UNESCO đă công nhận giá trị của di sản cổ xưa này, bằng việc bao gồm những bản khắc như một phần của dự án “Kư ức của Thế giới”, vốn liệt kê các bộ sưu tập thư viện và ác công tŕnh lưu trữ có ư nghĩa lịch sử.
(Buddhistdoor Global – June 13, 2016)
Wat Po ở Bangkok, Thái Lan
Một số bản khắc chữ và minh họa về massage Thái truyền thống trên tường ở Wat Po
Photos: watpomassage.com
TÍCH LAN: Xá lợi Linh thiêng nhất của Phật giáo từ Taxila của vùng Gandhara cổ đại (Pakistan) được triển lăm tại Ampara
Các Xá lợi Linh thiêng nhất của Đức Phật từ Pakistan được triển lăm tại Tịnh xá Mangalagiri Rajamaha ở Ampara trong 2 ngày, từ 14 đến 15-6-2016, Cao ủy Pakistan tại Colombo cho biết trong một công bố.
Các xá lợi linh thiêng bao gồm 2 xá lợi xương của Đức Phật, một tráp bằng vàng đựng xá lợi và một b́nh đựng di vật có h́nh tháp bằng đá. Những di tích thiêng liêng này là một phần của bộ sưu tập từ Bảo tàng Taxila của Pakistan, vốn tọa lạc tại một trong những di tích khảo cổ học tại Á châu.
Vùng đất Gandhara, nơi đạo Phật nổi tiếng đă phát triển, là một tam giác chạy dài 100 km từ đông sang tây và 70 km từ bắc xuống nam, trên bờ tây của Sông Indus ở Pakistan.
Con đường Gandhara, có thủ đô và trung tâm văn hóa tại Taxila ngày nay, là một phần của con đường tơ lụa và nhiều khách hành hương Phật giáo từ các nước khác nhau từng đến viếng những di tích trên tuyến đường lịch sử này.
(Colombo Page – June 13. 2016)
Tráp vàng đựng xá lợi của Đức Phật được triển lăm tại Ampara, Tích Lan
Photo: Colombo Page
NEPAL: Thủ tướng Oli nhấn mạnh về việc truyền bá lời dạy của Đức Phật
Kathmandu, Nepal – Ngày 16-6-2016, Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli đă kêu gọi trường Đại học Phật giáo Lâm T́ Ni (LBU) truyền bá những lời dạy của Đức Phật để cung cấp những bài học này ở bậc cửa của mỗi và mọi thành viên của công chúng.
Phát biểu tại cuộc họp Ban Giám hiệu LBU lần thứ 7, Thủ tướng Oli nói về sự cần thiết đối với lBU để giới thiệu các chương tŕnh học thuật vốn quảng bá việc thực hiện những lời dạy hữu ích của Đức Phật.
Thủ tướng Oli, người cũng là Viện trưởng danh dự của lBU, nhấn mạnh việc đào tạo các nguồn nhân lực có tŕnh độ và chất lượng từ trường này.
Đồng thời, trong một cuộc họp cùng ngày (16-6) tại nơi cư trú chính thức của Thủ tướng tại Baluwatar, Bộ trưởng Bộ giáo dục GM Pokharel cam kết với LBU rằng chính phủ sẽ cung cấp sự hỗ trợ cho LBU để phát triển cơ sở hạ tầng vật chất của trường.
(The Himalayan Times – June 16, 2016)
Thủ tướng Nepal (ngồi giữa) dự cuộc họp Ban giám hiệu trường Đại học Lâm T́ Ni lần thứ 7
Photo: RSS
BHUTAN: Lạt ma Dzongsar Khyentse Rinpoche kết thúc điểm đạo Rinchen Terdzo
Dzongsar Khyantse Rinpoche - lạt ma, tác giả và là nhà làm phim nổi tiếng người Bhutan - gần đây đă hoàn thành lễ truyền giảng và điểm đạo Rinchen Terdzo (Kho báu bí điển) tại vùng núi Takila ở miền bắc Bhutan. Tại đó ông đă trải qua 5 tháng thực hiện các buổi lễ 7 ngày một tuần, đại diện cho hàng chục ngh́n người tham gia.
Sự kiện này bắt đầu vào giữa tháng 2, do Hội Druk Odiyana tổ chức với hàng trăm nhà sư tận tụy đă chuẩn bị và phân phát vật phẩm cúng dường giữa đám đông những người tham dự, cũng như thực hiện những nghi lễ và tập hợp lễ vật.
Buổi lễ điểm đạo nói trên diễn ra tại địa điểm của pho tượng đại sư Phật giáo thế kỷ thứ 8 Padmasambhava (c̣n gọi là Guru Rinpoche) lớn nhất thế giới, với sự tham dự của quốc vương và Thủ tướng Bhutan cùng các thành viên cao cấp của cộng đồng tu viện Bhutan.
(Buddhistdoor Global – June 16, 20160
Lạt ma Dzongsar Khyentse Rinpoche trong buổi lễ kết thúc điểm đạo Rinchen Terdzo
Pho tượng đại sư Phật giáo thế kỷ thứ 8 Padmasambhava (c̣n gọi là Guru Rinpoche) lớn nhất thế giới
Quang cảnh lễ điểm đạo Rinchen Terdzo
Photos: Buddhistdoor Global
TRUNG QUỐC: Chư tăng Thiếu Lâm thu hoạch lúa ḿ như một h́nh thức thực hành Thiền
Chư tăng tại Thiếu Lâm Tự ở tỉnh Hà Nam đă thu hoạch lúa ḿ như một phương pháp để thực hành Phật giáo.
Nổi tiếng là nơi sinh của Thiền Phật và các truyền thống vơ thuật, ngôi chùa 1,400 năm tuổi này điều hành một trang trại rộng khoảng 70 hecta trồng lúa ḿ, bắp, rau và dược thảo.
Trong mùa gặt lúa ḿ vào tháng 6, các nhóm tăng sĩ gặt lúa, đập hạt, đóng bao và mang vào kho.
“Trồng trọt cũng là một cách tự tu dưỡng”, Sư Yanzi, người phụ trách trang trại, nói. “Chúng tôi canh tác với tinh thần của Thiền, và việc cày xới, gieo hạt cũng nằm trong tâm trí của chúng tôi”.
Truyền thống trồng trọt có từ ngh́n năm của Thiếu Lâm bị gián đoạn trong nhiều thập kỷ qua, nhưng đă được tái thực hiện bời sư trụ tŕ Yongxin trong những năm gần đây. Sư Yongxin tin rằng việc sản xuất lương thực trong các cánh đồng của chùa cũng bảo đảm thực phẩm an toàn.
Trang trại chùa Thiếu Lâm cũng mở cửa cho du khách đến trải nghiệm công việc thu hoạch rau hoặc trái cây tươi.
(NewsNow – June 16, 2016)
Chư tăng chùa Thiếu Lâm thu họach lúa ḿ
Photos: NewsNow
ẤN ĐỘ: Thủ tướng Thái Lan cầu nguyện tại Bồ đề Đạo tràng
Ngày 18-6-2016, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-Cha đă viếng Bồ đề Đạo tràng và cầu nguyện tại Chùa Đại Bồ đề, đền thờ thiêng liêng nhất của Phật tử, các quan chức cho biết.
Kumar Ravi, Quan ṭa Quận Gaya, nói rằng Thủ tướng Prayut Chan-o-Cha đă đến phi trường quốc tế Bồ đề Đạo tràng vào sáng ngày 18-6, sau đó ông đến cầu nguyện và đi ṿng quanh cây Đại Bồ đề, nơi tương truyền Đức Phật đă đạt giác ngộ.
Một sĩ quan cảnh sát quận cho biết Thủ tướng Thái Lan cũng đă đến viếng tu viện Thái tại Bồ đề Đạo tràng, cách Patna khoảng 110 km. Sau khi cầu nguyện và dành thời gian đứng dưới cây Bồ đề, Thủ tướng Prayut bày tỏ niềm vui và sự hài ḷng, viên sĩ quan cảnh sát nói.
Thủ tướng Thái Lan Prayut đến Ấn Độ trong chuyến thăm 3 ngày kể từ ngày 16-6 theo lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Ông trở về Bangkok vào chiều ngày 18-6.
(IANS – June 18, 2016)
Thủ tướng Thái Lan tại phi trường quốc tế Bồ đề Đạo tràng vào sáng ngày 18-6-2016
Photo: IANS
ANH QUỐC: Trưng bày ảnh 3D của Đức Đạt lai Lạt ma tại Luân Đôn
Chân dung dạng hạt đậu 3D của Đức Đạt lai Lạt ma có tựa đề “Từ bi” do nghệ sĩ ánh sáng người Anh Chris Levine thực hiện được trưng bày lần đầu tiên tại Hội Mỹ thuật ở Mayfair cho đến ngày 7-7-2016. Sáng tác vào năm 2015 để kỷ niệm sinh nhật thứ 80 của Đức Đạt lai Lạt ma, tác phẩm “Từ bi” của Levine là chân dung chính thức thứ hai của vị lănh đạo tinh thần này, sau chân dung 1990 của ngài do Annie Laibovitz thực hiện.
Chân dung dạ quang “Từ bi” sử dụng công nghệ 3D sẽ được bán theo 6 phiên bản hạn chế khác nhau, từ bản in nhỏ cho đến chân dung h́nh hạt đậu 3D cỡ lớn, với tất cả tiền thu được sẽ dành cho các tổ chức từ thiện liên quan đến nỗ lực cứu trợ động đất Nepal 2015.
Bức chân dung “Từ bi” của Levine hiện đang trưng bày trong một thiền pḥng được sáng tạo đặc biệt, như một phần của triển lăm kỷ niệm năm thứ 140 của Hội Mỹ thuật ( từ ngày 6-6 đến 7-7).
(BLOUIN ARTIFO – June 20, 2016)
Chân dung 3D của Đức Đạt lai Lạt ma mang tên “Từ Bi” của Chris Levine
Photo:
Chân dung 3D của Đức Đạt lai Lạt ma mang tên “Từ Bi” – tác giả: Chris Levine
Photo: blouinartifor.com
ẤN ĐỘ: Triển lăm về Cuộc đời và Di sản của nhà sư Kumarajiva
Trung tâm Quốc tế Ấn Độ (IIC) tổ chức cuộc triển lăm mang tên ‘Cuộc đời và Di sản của Kumarajiva’, kỷ niệm cuộc đời và những thành tựu của nhà sư và học giả nổi tiếng Kumarajiva, một nhân vật quan trọng trong việc truyền bá Phật giáo khắp thế giới cổ đại.
Kumarajiva (344-413) sinh tại vương quốc Phật giáo cổ Kucha ( ở Tân Cương, Trung Quốc ngày nay). Ông được công nhận là một trong những người dịch kinh Phật sang tiếng Hán lỗi lạc nhất, và phần lớn nhờ có những nỗ lực của ông mà giáo lư và triết học Phật giáo đă được phổ biến tại Trung Hoa. Công tŕnh của ông đă sang đến tận nước viễn đông Nhật Bản, nơi Phật tử trong các tự viện khắp đất nước này hiện vẫn đang tụng những bản kinh do ông dịch.
Diễn ra từ ngày 24 đến 26-6, cuộc triển lăm mô tả chi tiết cuộc đời và những hành tŕnh và sự kiện của Kumarajiva vốn giúp ông truyền bá giáo lư Phật giáo, qua ảnh chụp những nơi liên quan đến cuộc đời ông, các bích họa, linh vật và bản kinh Phật cổ xưa.
(Buddhistdoor Global - June 24, 2016)
Triển lăm ‘Cuộc đời và Di sản của Kumarajiva’
Photo: thehindu.com
Tượng của nhà sư Kumarajiva tại Tân Cương, Trung Quốc
Photos: wikipedia.org
TÍCH LAN: Lễ khánh thành Pḥng trưng bày xá lợi linh thiêng
Lễ khánh thành pḥng trưng bày xá lợi linh thiêng của Trung tâm Đào tạo Tỳ kheo Sri Bodhiraja tại thành phố Embilipitiya (tỉnh Sabaragamuwa) đă diễn ra vào ngày thứ Bảy 18-6-2016, với sự tham dự của Tổng thống Tích Lan Maithripala Sirisena.
Ngoài các tín đồ địa phương, c̣n có đông đảo Phật tử từ Tân Gia Ba, Mă Lai, Đài Loan, Nhật Bản, Cam Bốt, Hoa Kỳ và Hung Gia Lợi cùng tham gia sự kiện này.
Ḥa thượng Tiến sĩ Omalpe Sobhitha, Trưởng Tăng đoàn Tỉnh Phía Bắc và là người sáng lập Hội Sri Boddhiraja, cùng với ông L.Y. Ling, chủ tịch Hội Bodhiraja tại Tân Gia Ba, đă trao quà lưu niệm cho Tổng thống Sirisena để bày tỏ sự cảm kích về việc tham dự của ông trong buổi lễ này.
(dailynews.lk – June22, 2016)
Tổng thống Tích Lan nhận quà lưu niệm tại lễ khánh thành pḥng xá lợi linh thiêng ở Embilipitiya
Photo: dailynews.lk
ẤN ĐỘ: Khai quật di tích tu viện Phật giáo tại Vadnagar, Gujarat
Ban Khảo cổ Ấn Độ (ASI) đă khai quật các cấu trúc giống như một tu viện Phật giáo tại thành phố Vadnagar của bang Gujarat, một phát hiện có thể chứng minh thêm tầm quan trọng của khu vực này như là một trung tâm Phật giáo phát triển mạnh.
Trong ghi chép thuộc thế kỷ thứ 7 sau công nguyên của ḿnh, nhà sư Huyền Trang đă nói về 10 tu viện Phật giáo hưng thịnh tại Onantopulo, c̣n gọi là Anandpura – tên cổ của thành phố Vadnagar.
“Cuộc khai quật mới nhất tiết lộ các cấu trúc giống như các pḥng tu viện. Tuy nhiên, phải khai quật thêm tại địa điểm này mới giúp chứng minh được bản chất các cấu trúc này là một phần của một tu viện hay là thuộc thế tục”, Madhulika Samanta, nhà khảo cổ học giám sát của ASI vùng Tây, nói.
“Chúng tôi đă khai quật 6 đến 7 pḥng tu viện nhưng toàn bộ kế hoạch chỉ có thể xác định sau khi việc khai quật được mở rộng, là điều hiện nay không khả thi v́ những nhà bê tông đang được dân địa phương tại đó xây dựng. Chúng tôi không thể chứng minh sự kết hợp tôn giáo của nó, nhưng chúng tôi cho rằng nó có thể là một tu viện”, cô nói.
(tipitaka.net – June 24, 2016)
HOA KỲ: Ca sĩ Lady Gaga phỏng vấn Đức Đạt lai Lạt ma
Ngày 26-6-2016, tại Indianapolis (ở tiểu bang Indiana) Đức Đạt lai Lạt ma đă kết thúc chuyến đi Hoa Kỳ 19 ngày với phần phát biểu của ngài tại Cuộc họp Thường niên lần thứ 84 của Hội nghị các Thị trưởng Hoa Kỳ.
Hội nghị có chủ đề “Ḷng từ bi như một Cột trụ của Ḥa b́nh Thế giới” do Trung tâm Phật giáo Indiana tổ chức, với sự hợp tác của Trung tâm hợp tác và Từ bi Liên tôn giáo Indy tại Khán pḥng Nông dân Indiana.
Lịch tŕnh ngày cuối cùng của Đức Đạt lai Lạt ma tại Hoa Kỳ lần này đă bắt đầu bằng một cuộc phỏng vấnngài qua face book trực tiếp do ngôi sao nhạc pop Lady Gaga thực hiện. Cô là người đặt những câu hỏi được thu thập từ các phương tiện truyền thông xă hội: về cách đối phó với những bất công trên thế giới, về ḷng nhân ái và hy vọng. Vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng và nữ ca nhạc sĩ đă xiết chặt tay nhau vào đầu và cuối cuộc phỏng vấn diễn ra trong 20 phút .
Sau đó , Đức Đạt lai Lạt ma đă phát biểu trước hội nghị gồm hơn 200 thị trưởng từ các thành phố khác nhau của nước Mỹ về tầm quan trọng của việc xây dựng những thành phố từ bi.
(Phayul & IANS – June 27, 2016)
Đức Đạt lai Lạt ma và Lady Gaga
Photo: rediff.com
BANGLADESH: Tu viện Phật giáo cung cấp bữa ăn iftar cho hàng trăm gia đ́nh Hồi giáo
Mặc dù những căng thẳng xă hội và những mối lo ngại về bạo lực sắc tộc gia tăng, người ta vẫn có thể thấy được bằng chứng rơ ràng về sự ḥa hợp xă hội tại Bangladesh: Một tu viện Phật giáo ở thủ đô Dhaka đă thực hiện sứ mạng của ḿnh là cung cấp cho hàng trăm gia đ́nh Hồi giáo nghèo bữa ăn tối iftar trong suốt tháng lễ Ramadan.
Hàng trăm nam nữ và trẻ em Hồi giáo xếp hàng tại tu viện Phật giáo Dharmarajika ở khu phố Basabo của Dhaka để nhận những hộp thực phẩm miễn phí. Các nhà sư đă thực hiện việc cấp phát thức ăn vào mỗi tháng Ramadan trong 6 năm qua.
Hàng ngày có ít nhất là 300 người nghèo được phục vụ bữa ăn, một nhà sư của tu viện cho biết. “Người dân bắt đầu xếp hàng bên trong tu viện từ 3 giờ sáng trở đi”.
Được thành lập vào năm 1949, tu viện này cũng là nhà của hơn 700 trẻ mồ côi đang học tập tại ngôi trường miễn phí do tu viện tổ chức.
(Buddhistdoor Global – June 27, 2016)
Chư tăng tại tu viện Dharmarajika cung cấp bữa ăn iftar cho người nghèo Hồi giáo trong tháng lễ Ramadan
Photos: aljazeera.com