TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 04.2016
Diệu Âm lược dịch
SINGAPORE: Các hội Đạo hữu Phật giáo của 3 nước tổ chức chương tŕnh ḥa nhạc Vesak 2016
Singapore – Các hội Đạo hữu Phật giáo của Indonesia, Mă Lai và Singapore đang tiến hành các kế hoạch mới lạ mà họ hy vọng sẽ truyền đi cảm hứng để kỷ niệm Đại lễ Phật Đản Vesak 2016.
Lần đầu tiên, 3 hội này sẽ phối hợp tổ chức chương tŕnh ḥa nhạc khu vực ( vào 2 đêm 4 và 5-5-2016) tại Esplanade, địa điểm tŕnh diễn nghệ thuật hàng đầu của Singapore.
Sự kiện này là một phản hồi trực tiếp để tiếp cận với số lượng ngày càng tăng của những người có thể có quan tâm đến Phật giáo, nhưng có lẽ không thấy được giáo lư Phật giáo có thể có liên quan đến cuộc đời của họ như thế nào, cũng như không hiểu phải bắt đầu cuộc hành tŕnh của họ ra sao để hiểu biết Đạo Pháp.
V́ các buổi tŕnh diễn được tổ chức đặc biệt trong tháng Vesak, nó cũng đặc biệt quan trọng v́ các thành viên khác nhau của xă hội có thể chia sẻ niềm hoan hỉ của sự kiện này.
Ba tổ chức nói trên hy vọng rằng qua các buổi tŕnh diễn, Phật Pháp sẽ được giới thiệu với nhiều người trong loại h́nh âm nhạc và nghệ thuật tŕnh diễn nhân Phật lịch 2558 năm nay.
(Big News Network – April 1, 2016)
Poster của Ḥa nhạc Vesak 2016
Photo: bignewsnetwork.com
ẤN ĐỘ & PAKISTAN: Bảo tồn các Di sản Phật giáo
Các khu phức hợp Phật giáo cổ tại Thotlakonda và Bavikonda ở bang Andhra Pradesh, Ấn Độ, gần đây đă được tái thiết mở rộng dưới sự giám sát của Sở khảo cổ và Bảo tàng của bang. Công việc tái thiết dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng này.
Bavikonda có niên đại từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên, trong khi Thotlakonda phát triển rực rỡ từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên và có thể đă có nơi cư trú cho hơn 100 nhà sư vào lúc cao điểm.
Trong khi đó, tại Pakistan, di tích Phật giáo Ban Faqiran được phát hiện gần đây đă được khai quật tại vùng Đồi Margalla ở phía bắc Islamabad. Di tích này được cho là có niên đại từ thế kỷ thứ 2 đến thứ 4 sau Công nguyên. Công tác bảo tồn do Ban Khảo cổ và Bảo tàng Pakistan đảm nhiệm, dự kiến sẽ sớm khởi động. Ban Faqiran bao gồm một công tŕnh kiến trúc giống một bảo tháp lớn h́nh vuông, mỗi cạnh dài 10.26 mét.
Kinh phí cho việc khai quật và bảo tồn Ban Faqiran do Quỹ Di sản Văn hóa Quốc gia Pakistan cung cấp vào tháng 1-2015, với việc khai quật bắt đầu vào tháng 8-2015. Dự án có tổng kinh phí 19,100 usd.
(Buddhistdoor Global – April 1, 2016)
Tái xây dựng di tích Phật giáo cổ đại tại bang Andhra Pradesh, Ấn Độ
Photo: The Hindu
Khu phức hợpPhật giáo Ban Faqiran, Pakistan
Photo: dawn.com
MIÊN ĐIỆN: Phủ lại lớp vàng tại Chùa Sule ở Yangon
Đợt tu sửa 5 năm một lần tại ngôi chùa Sule ở trung tâm thành phố Yangon bắt đầu vào tháng 12-2015.
Mặt tiền của chùa bị hư hỏng do thời tiết và được phủ lại bằng hàng trăm miếng vàng - mỗi miếng có giá khoảng 1,100 usd – và hàng ngh́n mét vuông vàng lá. Vàng từ lâu đă có một vai tṛ rất quan trọng tại Miến Điện.
Đây thật là một chi phí đáng kể tại quốc gia Đông Nam Á nghèo khó này, nhưng đối với các Phật tử mộ đạo, việc cúng dường chùa chiền, tu viện và làm từ thiện là một cách thiết thực để làm công đức.
Được thiết kế vào thời thực dân Anh cai trị, là minh chứng cho tính chất đa văn hóa của thành phố Yangon nhộn nhịp, chùa Sule hàm chứa kiến trúc của một nhà thờ, một ngôi đền Hồi giáo cũng như của một hội trường thành phố.
Sule là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất của Yangon, chỉ đứng thứ hai sau Chùa Shwedagon.
(shanghaidaily.com – April 3, 2016)
Chùa Sule ở Yangon được phủ lại bằng vàng
Photo: AFP
THÁI LAN: Số hóa hàng ngh́n bản thảo Phật giáo cổ để sử dụng trực tuyến
Chính phủ Thái Lan đă số hóa và đưa lên mạng trực tuyến hàng ngh́n bản tháo lịch sử từ vùng bắc Thái Lan.
Các bản thảo kỹ thuật số nói trên được lưu giữ trong Thư viện Kỹ thuật số của Bản thảo Bắc Thái.
Sáng kiến này là một phần của Dự án Bảo quản Bản thảo Bắc Thái (PNTMP), được tài trợ bởi chính phủ Đức. Dự án được tiến hành kể từ năm 1987, và đến nay đă chi phí 730,000 Euro. Đă có 4274 trong tổng số khoảng 7,000 bản thảo được số hóa.
Trưởng nhóm nghiên cứu số hóa là giáo sư người Đức Harald Hundius, một viện sĩ và là chuyên gia về ngôn ngữ Pali của Ấn Độ cổ, ngôn ngữ mà Đức Phật nguyên thủy đă giảng pháp.
Các bản thảo bao gồm các tác phẩm cổ về lịch sử, tôn giáo và pháp luật, văn hóa dân gian và truyện dân gian... Bản thảo cổ nhất có niên đại năm 1471, là một phiên bản tiếng Pali của những câu chuyện Jakata nói về các tiền kiếp của Đức Phật Cồ Đàm.
(tipitaka.net – April 6, 2016)
Một bản thảo Phật giáo giảng giải truyện Jataka cổ xưa
Photo: Wikimedia
ĐÀI LOAN: Xe lửa có chủ đề Quán Thế Âm nhân Ngày của Mẹ
Ban Quản trị Đường săt Đài Loan (TRA) lên lịch tŕnh cho một xe lửa mang chủ đề tượng Phật Quán Thế Âm nhân Ngày của Mẹ vào tháng tới.
TRA công bố sự kiện này sau khi thực hiện chuyến xe lửa có chủ đề Hello Kitty đầu tiên của quốc gia vào ngày 21-3-2016.
TRA nói rằng do Ngày của Mẹ năm 2014 ban này đă tổ chức một cuộc triển lăm gọi là “Một người mẹ là một Quán Thế Âm có ngh́n tay”, là sự kiện truyền cảm hứng cho chủ đề của năm nay.
Năm ngoái TRA cũng đă tổ chức một sự kiện với khoảng 1,000 người tham gia chép lại kinh Phật để tôn vinh mẹ của họ.
Các sự kiện nói trên đă được rất nhiều người biết đến, v́ vậy TRA quyết định thực hiện chuyến xe lửa chủ đề Quán Thế Âm để khuyên khích mọi người đưa mẹ của ḿnh đi dự một hành tŕnh bằng xe lửa nhân Ngày của Mẹ.
Xe lửa chủ đề Quán Thế Âm sẽ rời ga Đài Bắc vào ngày 8-4-2016 và ngừng tại các ga ở Đài Trung, Đài Nam, Đài Đông, Hứa Liên rồi trở về ga Nankang ở Đài Bắc.
Bảy pho tượng Quán Thế Âm sẽ được trưng bày tại các ga này, và Chùa Dajia Jenn Lann cùng các chùa khác sẽ cầu phúc cho Đài Loan.
(Taipei Times – April 7, 2016)
NHẬT BẢN: Quán Cà phê Chùa tại Tokyo
Thoạt nh́n, quán cà phê phục vụ cả rượu này trông giống bất kỳ quán khác, ngoại trừ một bàn thờ có tôn trí tượng Phật với vải nền màu nhũ vàng. Tên quán, Tera Cafe, là một gợi ư nữa – Tera nghĩa là Chùa theo tiếng Nhật.
Cuốn thực đơn xác định quán này có điều khác biệt. Nó liệt kê các lớp học với giá 1,500 yen (14 usd) về xâu tràng hạt, về thư pháp kinh Phật hoặc các ḍng trích dẫn kinh, và các cuộc tham vấn với một nhà sư.
Quán Cà phê Chùa là một phần của một hiện tượng đang phát triển mạnh tại Nhật, nơi các tu sĩ Phật giáo đang t́m cách thâm nhập vào thế giới hiện đại, khi mà công chúng mất dần sự kết nối với một truyền thống của 15 thế kỷ.
Hirotake Asano, sư trưởng chùa Shingyoji gần Tokyo, là người đă mở Quán Cà phê Chùa vào năm 2013, nói rằng chư tăng Phật giáo phải dần thân vào xă hội để xây dựng các mối liên kết.
(Reuters – April 8, 2016)
Một nhà sư phục vụ tại quán Cà phê Chùa
Photo: Reuters
TRUNG QUỐC: Tăng sĩ người máy “Xianer”
Một tăng sĩ người máy gọi là “Xianer” đă trở thành một sự kiện gây băo tại Trung Quốc sau khi được hiển thị trên mạng tại nước này. Tăng sĩ Robot Xianer có thể nói chuyện với con người và trả lời một số câu hỏi cơ bản về Phật pháp. Nó được phát triển bởi các nhà sư của chùa Long Xuân ở Bắc Kinh. Hiện nay chỉ có duy nhất một robot tăng, chứ không có kế hoạch sản xuất hàng loạt.
Sư trưởng Xianfan của chùa Long Xuân nói, “Xét cho cùng, đây không phải là một nỗ lực thương mại. Chúng tôi đă tạo ra Xianer để giảng giáo lư Phật giáo theo một phương cách hiện đại”.
Đến nay, ngoài việc trả lời các câu hỏi cơ bản, robot tăng Xianer có thể nhảy múa chút ít bằng đầu và niệm vài câu thần chú Phật giáo cũng như chơi nhạc Phật.
Chùa Long Xuân cũng đang phát triển một robot tăng thế hệ thứ hai, có thể có khả năng tương tác tốt hơn và thông minh hơn.
(sputniknews.com – April 8, 2016)
Robot tăng “Xianer”
Photos: CNS và Buddhist Door
HOA KỲ: Lễ hội Phật giáo Nhật Bản Hanamatsuri tại thành phố Anaheim
Anaheim, California – Trong lễ hội Hanamatsuri tại chùa Harada vào 2 ngày cuối tuần 9 và 10-4-2016, Giáo hội Phật giáo Quận Cam tại thành phố Anaheim đă tổ chức lễ mừng ngày Đức Phật đản sinh qua nghi lẽ tắm tượng bằng trà ngọt và giảng dạy cho mọi người về ư nghĩa văn hóa của Ngài.
Lễ kỷ niệm đă thu hút khoảng 2,000 người tham dự, ăn các món ăn Nhật, thưởng thức ca vũ dân gian truyền thống và xem các cuộc triển lăm văn hóa.
Đối với chùa Harada, ngôi chùa Phật giáo Nhật tại Mỹ lớn nhất ở Quận Cam, sự kiện cuối tuần nói trên c̣n có mục đích thứ hai: giáo dục mọi người về Phật phái Tịnh độ đặc biệt của bản tự, và về văn hóa và lịch sử Nhật Bản.
Giáo hội Phật giáo Quận Cam thực hành theo Phật phái Tịnh độ, vốn khởi nguồn tại Nhật cách đây khoảng 800 năm. Phật phái Tịnh độ truyền bá sang Hoa Kỳ vào khoảng cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi các làn sóng đầu tiên của những người nhập cư Nhật Bản đến.
(ocregister.com – April 10, 2016)
ẤN ĐỘ: Triển lăm ảnh “Cảm ơn Đạt lai Lạt ma”
Ngày 10-4-2016, Đức Đạt lai Lạt ma đă tham dự một cuộc triển lăm kéo dài một tuần mang tên “Cảm ơn Đạt lai Lạt ma”, với hơn 250 ảnh chụp vị lănh đạo Tây Tạng 80 tuổi này – qua những hoàn cảnh và sự kiện khác nhau của ngài kể từ thuở nhỏ.
Tác giả của triển lăm là Vijay Kranti, một nhà báo cựu chiến binh Ấn Độ, đă chụp ảnh Đức Đạt lai Lạt ma trong suốt 43 năm gắn bó với người Tây Tạng của ḿnh.
Vijay Kranti nói, “Khi người Tây Tạng bắt đầu chiến dịch ’Cảm ơn Ấn Độ’ vảo năm 2009 để cảm ơn nước Ấn Độ về việc tiếp nhận người Tây Tạng qua 50 năm, tôi đă nghĩ rằng điều quan trọng không kém đối với chúng tôi là cảm ơn Ngài (Đạt lai Lạt ma) đă làm vẻ vang cho Ấn Độ. V́ vậy, tôi, thay mặt người dân Ấn Độ cảm ơn ngài thông qua sáng kiến (triển lăm) này”.
Cùng với cuộc triển lăm ảnh, c̣n có phần trưng bày một tác phẩm điêu khắc bơ do chư tăng tu viện Nachung và mạn đà la cát Quan Thế Âm do chư tăng Tu viện Namgyal tạo tác, cùng với các tranh Thangka.
(Phayul – April 11, 2016)
Đức Đạt lai Lạt ma tại cuộc triển lăm “Cảm ơn Đạt lai Lạt ma”
Photo: Phayul
PAKISTAN: Di sản văn hóa tại Swat truyền cảm hứng cho du khách Phật giáo
Ngày 13-4-2016, các du khách Phật giáo từ Thái Lan đă ca ngợi thắng cảnh, thời tiết dễ chịu và di sản văn hóa phong phú của Phật giáo cổ xưa tại thung lũng Swat, và đă mời du khách từ Đông Nam Á đến viếng thung lũng này để mở mang kiến thức.
Đây là nhóm du khách quốc tế đầu tiên gồm 25 thành viên đến thung lũng thắng cảnh Swat kể từ khi chính quyền tỉnh Khyber Pakhtunkhwa rút lại điều kiện của giấy chứng nhận không phản đối đối với du khách ngoại quốc để vào thung lũng Swat từ ngày 30-3-2016.
Thung lũng Swat có hàng ngh́n di tích khảo cổ Phật giáo rất quan trọng, và thung lũng này được xem là linh thiêng đối với tín đồ Phật giáo cũng như Ấn giáo.
Trong cuộc tham quan Bảo tàng Swat, nhóm du khách từ Thái Lan rất quan tâm đến các tài liệu khảo cổ và hiện vật Phật giáo được trang trí trong các pḥng trưng bày tại đây.
(Dawn – April 14, 2016)
Du khách Thái Lan đang được giới thiệu sơ lược về hiện vật Phật giáo tại Bảo tàng Swat (Pakistan)
Photo: Dawn
MÔNG CỔ: Tượng Phật Di Lặc cao nhất thế giới đang được xây dựng
Dưới sự bảo trợ của Hội Đại Di Lặc, tổ chức Phật giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ và Mông Cổ, việc xây dựng tượng Phật Di Lặc cao nhất thế giới hiện đang được thực hiện gần thủ đô Ulaanbaatar của Mông Cổ.
Sáng kiến này nhằm mục đích góp phần vào ḥa b́nh thế giới bằng việc giúp tạo ra nhận thức và những điều kiện để biểu hiện tâm từ ái. Michael Fouts, giám đốc điều hành chi nhánh Hoa kỳ của dự án, nói ,“Mục đích là kích thước và vẻ đẹp của pho tượng sẽ mang biểu tượng của t́nh thương đến với sự quan tâm của nhiều người trên khắp thế giới.” Ông nói thêm rằng việc xây dựng được dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2018.
Dự án được thực hiện tại một thánh địa Phật giáo ở Thung lũng Uguumur (c̣n gọi là Đồi Trái tim), nằm ngay bên ngoài Ulaabaatar. Đây được cho là nơi một trong những vị lănh đạo được tôn kính của ḍng Phật giáo Tây Tạng Gelug tại Mông Cổ từng sinh sống cách đây khoảng 300 năm, ông Fouts nói. “Thật là đặc biệt và tốt lành cho người Mông Cổ khi xây dựng những biểu tượng của t́nh thương và các trung tâm Phật giáo tại di tích này, cũng như được học giáo lư tại đây’’, ông nói thêm.
(Buddhistdoor Global – April 15, 2016)
Tượng Phật Di Lặc cao 177 feet đến nay đă hoàn thành khoảng 35%
Photo: huffingtonpost.com
Tượng Phật Di Lặc và bảo tháp theo đồ án
Photo: grandmaitreya.com
BHUTAN: Hoàng tử Anh quốc William và phu nhân viếng tu viện trên sườn núi tại Bhutan
Ngày 15-4-2016 , ngày thứ 6 của tour du lịch Ấn Độ - Bhutan bận rộn của ḿnh, hoàng tử William và phu nhân (Công tước và Nữ Công tước xứ Cambridge của Anh quốc ) cuối cùng cũng đă có được một thời gian dành cho riêng họ khi đến Bhutan. Họ đă được nhà vua và hoàng hậu trẻ tuổi của đất nước nhỏ bé ở vùng Hi Mă Lạp Sơn này chào đón.
Hoàng tử Anh quốc và phu nhân đă viếng tu viện Hổ Huyệt (Taktsang Palphuy). Tu viện thế kỷ 17 này nằm trên một sườn núi ở độ cao 3,000 mét, trên thung lũng Paro. Vợ chồng hoàng tộc Anh ăn mặc giản dị khi trải nghiệm cuộc hành tŕnh mạo hiểm dài 3 giờ viếng tu viện nói trên.
Hoàng tử và công nương trở lại Ấn Độ vào ngày 16-4 để viếng đền Taj Mahal, vốn được Hoàng đế Moghul Shah Jahan xây vào năm 1632 để tưởng nhớ người vợ yêu quư của ông.
(Reuters – April 15, 2016)
Vua và hoàng hậu Bhutan đón tiếp Hoàng tử William và phu nhân
Photo: Cathal McNaughton
Vợ chồng hoàng tử William quay cối kinh tại Tu viện Hổ Huyệt
Photo: Mark Large
Cặp đôi hoàng tộc Anh ăn mặc giản dị trong chuyến tham quan tu viện trên sườn núi này
Photo: The Hindu
NHẬT BẢN: Lăo tăng Setouchi thành lập nhóm hỗ trợ những phụ nữ gặp khó khăn
Tu sĩ Phật giáo nổi tiếng Jakucho Setouchi và cựu thứ trưởng bộ y tế Atsuko Muraki đă hợp tác để tổ chức một nhóm nhằm giúp đỡ phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn.
Sư Setouchi, một tiểu thuyết gia nổi tiếng 93 tuổi, và bà Muraki, 60 tuổi, đă công bố vào ngày 18-4-2016 về việc thành lập Dự án “Cỏ Tươi” (Wakakusa). Dự án của nhóm này sẽ giúp phụ nữ đối phó với những nguy hiểm - do nghèo đói, bị bạo hành, bị bắt nạt và nghiện ma túy - bằng cách thiết lập một mạng lưới gồm các nhóm hỗ trợ có sẵn từ trước nằm rải rác trên toàn quốc.
Một cuộc tập huấn cho những người hỗ trợ của nhóm - để giúp những người chuyên về các lĩnh vực như pháp luật, phúc lợi và y tế tham gia cộng tác - được lên kế hoạch vào ngày 24 và 25-4-2016 tại chùa Jakuan ở Kyoto, nơi cư trú của lăo tăng Setouchi.
(asahi.com – April 19, 2016)
Lăo tăng Jakucho Setouchi
Bà Atsuko Muraki
Photos: asahi.com
ẤN ĐỘ: Thư chia buồn của Đức Đạt lai Lạt ma về các trận động đất tại Ecuador và Nhật Bản
Dharamsala, Ấn Độ - Ngày 19-4-2016, vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt lai Lạt ma, đă viết thư gửi Tổng thống Rafael Correa của Ecuador và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, bày tỏ sự đau buồn của ngài về mất mát nhân mạng và tài sản trong các trận động đất xảy ra tại 2 nước này.
“Tôi cầu nguyện cho những người đă mất đi cuộc sống do thảm họa thiên nhiên này gây ra, và muốn bày tỏ sự cảm thông và chia buồn đến gia đ́nh của họ và những người khác vốn phải chịu ảnh hưởng”, vị cao tăng viết cho Tổng thống Correa.
Tron thư gửi Thủ tướng Abe, ngài viết. ‘‘Tôi cảm thấy sẽ là điều quan trọng nếu người Nhật Bản tụng niệm Tâm Kinh. Việc tụng niệm như vậy không những có thể làm lợi ích cho những người đă mất đi mạng sống quư giá của họ, mà c̣n có thể giúp ngăn chặn những thảm họa xa hơn nữa trong tương lai”.
Số người thiệt mạng do động đất tại bờ biển Ecuador là trên 400 và tại Đảo Kyushu của Nhật là trên 40 người.
(IANS – April 19, 2016)
PAKISTAN: Giới thiệu di sản Phật giáo để thu hút người Tích Lan
Pakistan đang phát triển Con đường Gandhara để thu hút khách hành hương Phật giáo từ Tích Lan và các vùng khác của châu Á, và để chứng minh sự quan tâm trong việc bảo tồn và trưng bày các di sản phi Hồi giáo của nước này.
Theo lời mời của chính phủ Pakistan, một phái đoàn gồm 40 tăng sĩ cao cấp và các học giả Phật giáo của Tích Lan hiện đang có mặt tại Pakistan để viếng các di tích khác nhau trên Con đường Gandhara, vốn từng là một phần của Con đường Tơ lụa nối Trung Hoa với Tây Á.
Pakistan từ thời xa xưa là cái nôi của nghệ thuật và văn hóa Phật giáo. Nền văn minh Gandhara phát triển mạnh tại vùng tây bắc Pakistan từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Trường phái nghệ thuật Gandhara được cho là đă sáng tạo h́nh ảnh hiện nay của Đức Phật. Chạm khắc trên đá, vữa, đất nung và đồng, những tượng này đă được tôn trí trong các tu viện và bảo tháp trong vùng Gandhara - một vùng đất h́nh tam giác trải dài khoảng 100 km từ đông sang tây, và 70 km từ bắc xuống nam trên bờ tây Sông Indus với núi non bao quanh.
(Dawn – April 20, 2016)
Phái đoàn Phật giáo Tích Lan tại Pakistan
Photos: Colombo Page & Dawn
HOA KỲ: Tranh Phật giáo Hàn Quốc được bán đấu giá tại Christie’s
Tại nhà đấu giá Christie’s ở New York, một tranh Phật giáo Hàn Quốc đă được bán đấu giá đạt 1, 805,000 usd, lập môt giá kỷ lục trong số những tranh Hàn Quốc từng bán được tại các cuộc đấu giá trên toàn cầu.
“Một cuộc đấu giá các tranh cổ của Hàn Quốc đă được tổ chức trong 2 năm tại New York vào ngày 15-4. Mặc dù giá ước tính là khoảng 40,000 đến 60,000 usd, bức tranh này đă bán được ở mức giá gấp 45 lần giá dự toán”, văn pḥng Hàn Quốc của Christie’s cho biết vào ngày 20-4. “Đây sẽ là cơ hội để đánh giá lại những tranh Hàn Quốc vốn đến nay chưa nhận được giá cao”.
Bức tranh nói trên đă được vẽ theo yêu cầu của Vương Hậu Văn Định (1501-1565), người vợ thứ hai của Vua Jungjong. Tranh miêu tả Đức Phật đang giảng pháp cho các môn đệ của Ngài, được vẽ bằng vàng trên vải lụa màu tím rộng 60.3 cm và cao 101.6 cm.
(donga.com – April 22, 2016)
Tranh Phật giáo Hàn Quốc được bán đấu giá tại Christie’s, New York
Photo: Christie’s
THÁI LAN: Đại lễ cúng dường chư tăng tại Chùa Phra Dhammakaya
Pathum Thani, Thái Lan – Ngày 21-4-2016, hơn 100,000 nhà sư và sa di đă tham gia một đại lễ cúng dường tại Chùa Phra Dhammakaya ở tỉnh miền trung Pathum Thani của Thái Lan.
Chư tăng mặc áo cà sa màu cam cùng tụng niệm, trong khi tín đồ mặc đồ trắng tượng trưng cho sự thanh tịnh của Đức Phật tập trung để cúng dường vật phẩm.
Các nhà tổ chức nói rằng có đến 100,000 tăng sĩ và sa di tập trung để nhận vật phẩm cúng dường, và gọi đây là lễ cúng dường lớn nhất thế giới.
Một nữ Phật tử tên Yatsara Limkangwanmongkol nói, “Cúng dường vật phẩm cho 100,000 tăng sĩ là sự kiện một lần trong đời”. Cô cho biết ḿnh đă cúng dường tại chùa này trong một thập kỷ.
Chùa Phra Dhammakaya nổi tiếng với bảo tháp vàng khổng lồ, trông giống một vật thể bay không xác định (UFO).
(straitstimes – April 22, 2016)
Chư tăng và Phật tử trong đại lễ cúng dường tại chùa Phra Dhammakaya ở Pathum Thani, Thái Lan
Photos: Reuters
TÍCH LAN: Khánh thành pho tượng Phật cao nhất Nam Á
Matugama, Tích Lan – Ngày 24-5-2016, Tổng thống Tích Lan Marthripala Sirisena đă khánh thành tượng Phật đứng cao nhất Nam Á, được tôn trí tại thị trấn Matugama của Tỉnh Tây, Tích Lan.
Tượng Phật cao 135 feet này, tương tự tượng Phật đứng Avukana, được xây trên một đỉnh đồi ở Trung tâm Phật giáo Batamilla Kanda bằng các quỹ cá nhân của Tỉnh Ủy viên Jagath Withana.
Phát biểu tại lễ khánh thành với sự hiện diện của chư tăng thuộc Đại Tăng đoàn Tích Lan, Tổng thống nói rằng triết lư Phật giáo đă tạo nên khuôn mẫu cho một xă hội công b́nh trong cả nước, và rằng một xă hội đạo đức có thể được xây dựng dựa trên triết lư đạo Phật.
Tổng thống đă trồng một cây Naa non trong khuôn viên của Trung tâm Phật giáo Batamilla Kanda để đánh dấu sự kiện này.
(ANI – April 24, 2016)
Tượng Phật đứng cao nhất Nam Á (Matugama, Tích Lan)
Photos: ANI & Lake house Daily News
NEPAL: Lễ cầu nguyện tại chùa Swayambhunath để đánh dấu việc khởi công tái xây dựng 5 di tích cổ
Kathmandu, Nepal – Ngày 25-4-2016, đúng một năm sau trận động đất, Thủ tướng Nepal đă tham gia cùng chư tăng trong một lễ cầu nguyện tại chùa Swayambhunath. Buổi lễ nhằm đánh dấu sự bắt đầu xây dựng lại 5 di tích cổ bị bị phá hủy do động đất.
Công việc xây dựng lại đă bắt đầu vào ngày 25-4 tại chùa Swayambhunath có niên đại thế kỷ thứ 7 và bốn di tích khác .
Có khoảng 700 di tích cần được tái xây dựng hoặc sửa chữa. Trong số đó có nhiều điểm thu hút du lịch quan trọng, bao gồm chùa Swayambhunath , vốn được gọi là ‘Chùa Khỉ’, v́ loài động vật này chiếm cứ những tầng cấp dẫn lên chùa .
Trong khi công việc phục hồi đă bắt đầu tại một số chùa, bao gồm khu chùa thế kỷ thứ 5 Changu Narayan, các quan chức nói rằng sẽ mất nhiều năm để có thể phục hồi đầy đủ di sản kiến trúc của Nepal.
(AFP – April 25, 2016)
Thủ tướng Tích Lan trong lễ cầu nguyện tại chùa Swayambhunath để đánh dấu việc tái thiết của nước này
Photo:AFP
PAKISTAN: Tác phẩm điêu khắc Phật giáo cổ được Hoa Kỳ trả lại cho Pakistan
Một tác phẩm điêu khắc đá cổ đại mô tả dấu chân của Đức Phật, vốn nhập lậu vào Hoa Kỳ và dự kiến bán được với giá hơn 1 triệu usd, đă được trả lại cho chính phủ Pakistan vào ngày 27-4-2016.
Tác phẩm này, được gọi là Buddhapada, đă bị lấy đi cách đây mấy thập kỷ từ một vùng phong phú về lịch sử Phật giáo của Pakistan. Các công tố viên New York đă trả nó lại cho Phó Đại sứ Pakistan Rizwan Saeed Sheikh. Ông Sheikh nói rằng trong thời gian hiện nay tác phẩm nói trên sẽ ở lại New York và có thể được triển lăm tại một bảo tàng.
Ông nói tác phẩm điêu khắc Buddhapada nặng gần 500 pound này là “một yếu tố quan trọng của lịch sử văn hóa Pakistan”, và ông cảm thấy nhẹ người khi được nhận lại nó.
(NewsNow – April 28, 2016)
Tác phẩm điêu khắc đá ‘Dấu chân của Đức Phật’ được Hoa Kỳ trả lại cho Pakistan
Photo: Richard Drew