TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 03.2016

Diệu Âm lược dịch

 

 

NHẬT BẢN: Lễ hội ném hạt đậu tại chùa Naritasan Shinshoji

 

Các ngôi sao đô vật Sumo và các diễn viên nổi tiếng đă tham gia một lễ hội ném hạt đậu để đón may mắn.

Lễ hội thường niên này được tổ chức tại chùa Naritasan Shinshoji, gần phi trường Narita (Tokyo) vào ngày 3-2-2016. Đây là sự kiện có truyền thống hàng trăm năm từ thời Edo.

Những người nổi tiếng tham dự bao gồm một diễn viên phim truyền h́nh dài một năm của đài NHK, và Hakuho – nhà đô vật vô địch tại Nhật.

Những người tham gia đă ném đậu từ chánh điện của ngôi chùa, nơi có đông đảo người cầu may đổ xô đến để đón bắt sự may mắn.

Một phụ nữ khoảng 30 tuổi nói rằng cô hạnh phúc khi chụp được những hạt đậu, và cô cầu nguyện cho sức khỏe của con ḿnh.

Sự kiện này thu hút hơn 50,000 người. Trong 3 đợt, khoảng 1,200 kg đậu nành và đậu phộng đă được ném ra tại chùa.

(NHK World – February 3, 2016)

H́nh ảnh lễ hội ném hạt đậu tại các chùa của phái Shinto ở Nhật:

 

Kết quả h́nh ảnh cho bean-throwing festival

Lễ hội ném đậu để xua đuổi tà ma

 

Kết quả h́nh ảnh cho bean-throwing festival

Đền Taga-Taisha trong lễ ném hạt đậu

 

http://www.japanbullet.com/images/2013/02/beanthrowingeventfeb5.jpg

2013: Những người nổi tiếng của truyền h́nh Nhật tham gia lễ hội ném đậu tại chùa Naritasan Shinshoji

Photos: Google

 

 

BANGLADESH: Khai quật 16 bảo tháp Phật giáo tại Nateshwar

 

Gần đây, 16 bảo tháp Phật giáo có niên đại khoảng 1,000 năm, với một nền phong phú về khảo cổ học, đă được khai quật tại Nateshwar ở huyện Munishigani, cách thành phố Dhaka 29 km.

Các bảo tháp này rất độc đáo về mỹ học qua phong cách kiến trúc. Có 16 bảo tháp trong 4 sảnh đường liên kết nhau, mỗi tháp cao 16 mét và rộng 3.5 mét, có h́nh vuông và hàng rào.

Bằng chứng của nền văn minh cổ đại này được đưa ra ánh sáng trong một cuộc khai quật do Bangladesh và Trung quốc phối hợp thực hiện. Năm ngoái, một thành phố khoảng 1,300 năm tuổi đă được khai quật ở phía đông của di tích này. Ngoài những Phật tháp, nhiều cấu trúc khác bao gồm các con đường và các mương nước đă được t́m thấy tại đó.

Giáo sư Sufi Nustufizur Rahman của trường Đại học Jahangirnagar, Bangladesh, giám đôc nghiên cứu Dự án Khai quật, và giám đốc Viện khảo cổ Hồ Nam của Trung quốc bày tỏ sự kỳ vọng của họ rằng Nateshwar sẽ là một phần của Di sản Thế giới.

(Asia News Network – February 1, 2016)

 

Tattooing of jailbirds: symbol of time spent behind bars

 

16 1,000-year-old Buddhist stupas found in Bangladesh

Di tích của các bảo tháp Phật giáo 1,000 năm tuổi tại Nateshwar, Bangladesh

Photos: ANN

 

 

ẤN ĐỘ: Đức Karmapa 17 sẽ thành lập trường đại học tu viện dành cho chư ni

 

Bồ đề Đạo tràng, Bihar – Ngày 4-2-2016, trước hơn 400 ni cô đến từ các ni viện trên khắp dăy Hi Mă Lạp Sơn, vị lănh đạo tôn giáo Tây Tạng Karmapa Ogyen Trinley Dorje 17 đă công bố việc thành lập một trường đại học tu viện Bồ đề Đạo tràng để giảng dạy và trao quyền cho nữ Phật tử từ vùng Hi Mă Lạp Sơn.

Trường đại học tu viện dự kiến sẽ cung cấp các cơ hội học hành cho nữ cư sĩ cũng như nữ tu sĩ Phật giáo.

Công bố được truyền đi vào ngày cuối cùng của sự kiện Pháp Hội Mùa đông Arya Kshema lần thứ 3.

Sự kiện diễn ra trong 3 tuần này bao gồm các bài giảng hàng ngày do chính Đức Karmapa đặc biệt dành cho chư ni, cùng với nghiên cứu chuyên sâu và các buổi thảo luận chính thức, cũng như các lễ nghi và các buổi thiền hành đặc biệt.

Đức Karmapa 17 giảng dạy cho hàng triệu Phật tử trên khắp thế giới. Ngài đă lập một đợt vận động tu viện sinh thái với hơn 50 tu viện trên khắp vùng Hi Mă Lạp Sơn với vai tṛ là các trung tâm hoạt động xanh.

(IANS – February 4, 2016)

 

https://pbs.twimg.com/profile_images/2223117290/HHK-Twitter1.jpg

Đức Karmapa 17

Photo: Google

 

 

MIÊN ĐIỆN: Tu viện Maha Gandayone: Một trung tâm dành cho tăng sĩ và du khách

 

Nổi tiếng tại Miến Điện về sự nghiêm ngặt của giới luật và giáo lư nhà Phật, Tu viện Maha Gandayone  trong nhiều năm nay là một điểm thu hút du lịch thích hợp. Mỗi buổi sáng, có rất đông người tập trung xung quanh tu viện để chụp ảnh hàng trăm sa di và các nhà sư lớn tuổi hơn xếp hàng để nhận bữa ăn bên trong khu nhà yên tĩnh này.

Phương châm của tu viện là “giới luật nghiêm”, và điều này mang tầm quan trọng cơ bản đối với khoảng 900 tăng sĩ đang nghiêm ngặt tu học văn học Phật giáo tại đây. Và đối với các hướng dẫn viên du lịch, Tu viện Maha Gandayone thật hoàn hảo cho việc giới thiệu với du khách về cuộc sỗng hàng ngày của tăng sĩ Miến Điện cũng như về các truyền thống Phật giáo hướng dẫn của họ.

(The Irrawaddy – February 5, 2016)

 

http://www.irrawaddy.com/wp-content/uploads/2016/02/10.jpg

Tu viện Maha Gandayone ở Miến Điện thu hút nhiều du khách đến t́m hiểu cuộc sống thường nhật của chư tăng bản viện

Photo: Zaw Zaw

 

 

NEPAL: Các chuyên gia quốc tế nối lại nghiên cứu về Tilaurakot, nơi Đức Phật từng sinh sống

 

Mọt đội khảo cổ học từ Cục Khảo cổ và Quỹ Phát triển Lâm T́ Ni đă nối lại chương tŕnh nghiên cứu của họ với các chuyên gia quốc tế từ trường Đại học Durham, Nepal, trong một sứ mệnh đến Tilaurakot, thành phố nơi Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đă sống trong 29 năm. Dự án đang được thực hiện bởi UNESCO với quỹ từ chính phủ Nhật Bản.

Bước vào năm thứ 3 của dự án hiện tại, đội khảo cổ đang xem xét kỹ hơn những khám phá từ các đợt khảo cứu trước đây. Theo UNESCO, các chuyên gia sẽ xác định đă từng có hay không sự đa dạng về xă hội và kinh tế trên khắp thành phố cổ Tilaurakot.

Vào năm 2014 và 2015 khoa địa vật lư khảo cổ đă phát hiện một khu phức hợp rộng lớn có tường bao quanh tại trung tâm thành phố Tilaurakot. Trong đợt nghiên cứu thực địa năm nay, khu vực chưa khảo sát cuối cùng của thành phố sẽ được hoàn thành với khoa địa vật lư khảo cổ.

(tipitaka.net – February 6, 2016)


Lumbini birth place of Lord Gautam Buddha.

Lâm T́ Ni, nơi Đức Phật Cồ Đàm đản sinh

Photo: The Himalayan Times

 

 

 

ẤN ĐỘ: Nhóm 4 học giả ngoại quốc nghiên cứu chữ Phạn đến viếng di tích Phật giáo tại Phangiri

 

Vào ngày 10-2-2016, 4 học giả ngoại quốc nghiên cứu tiếng Phạn đến từ 4 nước Pháp, Đức, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ đă viếng di tích khảo cổ Phật giáo tại Phangiri ở quận Nalgonda, bang Andhra Pradesh.

Họ đă xin phép sở Khảo cổ học và Bảo tàng để đến viếng Nelakondapally, huyện Kammam và Phangiri.

Các học giả muốn thảo luận chi tiết về những chữ viết được ghi vào triều đại Ikshvaku trên khắp vùng Telangana như một phần của cuôc nghiên cứu. Họ đă dành trọn một ngày tại Phangiri, và các viên chức khảo cổ rất ngạc nhiên về kiến thức của nhóm. Thảo luận về 4 bản chữ viết và một số danh hiệu bằng tiếng Prakruthi được phát hiện tại Phangiri, các học giả đă đọc và hiểu rơ từng chữ một mà không cần sự giúp đỡ từ cơ quan khảo cổ địa phương. Thậm chí họ c̣n thảo luận về những truyện kể Phật giáo Jathaka.

(Buddhist Art News – February 12, 2016)

 

Foreign research scholars who are on a visit to the Phangiri archaeological site in Nagonda district on Wednesday.

Nhóm 4 học giả ngoại quốc viếng di tích khảo cổ Phật giáo tại Phangiri (Ấn Độ)

Photo: The Hindu

 

 

HOA KỲ: Cuộc đi bộ 56 ngày v́ ḥa b́nh của các tu sĩ Phật giáo

 

Chư tăng tại Chùa Ḥa b́nh vùng New England sẵn sàng cho “cuộc đi bộ v́ mùa xuân mới” thường niên lần thứ 15 của họ, được tổ chức từ ngày 4-3 đến 27-4-2016.

Cuộc đi bộ lần này là một hành tŕnh 56 ngày, từ chùa Ḥa b́nh ở Leverett, MA., đến thủ đô Washington, với mục đích “chấm dứt chiến tranh, nghèo đói và phân biệt chủng tộc, và giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu”.

“Khi đi bộ, chúng ta mang theo sự phản ảnh ảm đạm rằng hơn một triệu người từ Iraq, Afghanistan và Pakistan đă chết v́ cuộc chiến chống khủng bố”, thông điệp của sự kiện được ghi trên truyền đơn. “Hàng triệu người khác đă trở thành những người tị nạn. Binh sĩ của chính chúng ta đă bị tổn thất và chết. Không thấy dấu hiệu của sự kết thúc”.

Các Phật tử, tín hữu Thiên Chúa giáo và những người đi bộ khác sẽ phân phát những bản sao của bài báo “An ninh Chia sẻ: Nh́n lại chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ”. Bài báo kêu gọi các chính sách đối ngoại “phản ảnh việc hợp tác t́m các giải pháp để giúp bảo vệ hành tinh của chúng ta, làm giảm xung đột bạo lực, thúc đẩy công bằng xă hội và đáp ứng các nhu cầu toàn cầu”.

(Masslive.com – February 8, 2016)

 

http://image.masslive.com/home/mass-media/width960/img/republican/photo/2014/08/02/-48ed8a10008eaa17.jpg

H́nh ảnh các tăng sĩ trong một cuộc đi bộ v́ ḥa b́nh

Photo: Masslive.com

 

 

 

TÂY TẠNG: Hai nhà sư bị giam giữ v́ tổ chức lễ cầu nguyện cho sức khỏe của Đức Đạt lai Lạt ma

 

Hai vị cao tăng từ Tu viện Chongri ở hạt Drango, Kardzo, tỉnh Tứ Xuyên, đă bị giam giữ bởi chính quyền Trung Quốc sau một đại lễ của người Tây Tạng cầu nguyện cho sự hồi phục của Đức Đạt lai Lạt ma, vị lănh đạo Tây Tạng lưu vong hiện đang điều trị tại Hoa Kỳ.

Nhóm nhân quyền có tên là Trung tâm Nhân quyền và Dân chủ Tây Tạng (TCHRD) nói rằng gần đây Sư trưởng Pagah của Tu viện Chongri  và nhà sư Geshe Orgyen đă bị giam giữ sau một đại lễ cầu nguyện được cộng đồng tu sĩ và tín đồ tổ chức vào ngày 25-1-2016 tại thị trấn Tehor ở hạt Drango.

Ngày chính xác của việc giam giữ có thể không xác định được, nhưng có khả năng nhất là 2 vị này đă bị giam giữ vào tuần lễ đầu tiên của tháng 2, TCHRD cho biết.

Cả hai vị cao tăng Pagah và Orgyen đă hoàn thành việc tu học từ Ấn Độ trước khi trở về Tây Tạng.

(Phayul – February 11, 2016)

 

Khenpo Pagah/TCHRD

 

Geshe Orgyen/TCHRD

Hai vị cao tăng Pagah (ảnh trên) và Geshe Orgyen

Photos: TCHRD

 

 

ĐÀI LOAN: Lễ tưởng niệm nạn nhân động đất tại thành phố Đài Nam

 

Ngày 12-2-2016, Tổng thống Mă Anh Cửu và tổng thống đắc cử Thái Anh Văn cùng tham dự lễ tưởng niệm nạn nhân của trận động đất tại thành phố Đài Nam. Họ dâng hoa và thăm viếng thân nhân của các nạn nhân và các tu sĩ Phật giáo, nhưng không có phát biểu ch́nh thức.

Tang quyến lạy và thắp hương trước di ảnh được xếp thành hàng của các nạn nhân. Buổi lễ diễn ra vào ngày thứ 7 sau thảm họa, là một ngày tang lễ đặc biệt theo truyền thống Trung Hoa.

Bộ nội vụ Đài Loan đă công bố số người chết được cập nhật vào ngày 12-2, trong khi nhân viên cứu nạn tiếp tục lùng sục khắp các đống đổ nát của khu chung cư Kim Long Weiguan. Nó là ṭa nhà lớn duy nhất bị sụp đổ trong trận động đất 6.4 độ richter, mặc dù hàng chục ṭa nhà khác bị phá hủy hoặc hư hại nặng nề.

(VoA – February 13, 2016)

 

taiwan-holds-memorial-for-earthquake-victims-as-death-toll-rises

Lễ tưởng niệm nạn nhân trận động đất tại Đài Loan

Photo: AP

 

 

BANGLADESH: Ngôi đền Phật giáo 900 năm tuổi được t́m thấy tại bắc Bangladesh

 

Một đền thờ Phật giáo có tường rào, được cho là xây vào thế kỷ thứ 12 vào thời Pala, đă được khai quật tại vùng Jaldhaka của Nilphamari ở bắc Bangladesh.

Một nhóm từ Cục Khảo cổ  đă khai quật ngôi đền này trên một di tích khảo cổ tại Dharmapalagarh - khu vực được đặt theo tên của Dharma Pala đệ nhị, là người đă thành lập kinh đô của ḿnh tại đó.

Mujibur Rahman, giám đôc Bảo tàng Mahasthangarh ở Bogra kiêm trưởng nhóm gồm 7 thành viên này, cho biết phần trên của ngôi đền đă bị phá hủy và một vài phần của tầng hầm vẫn c̣n bị chôn vùi.

Chiều dài của tường là 25 mét và bề dày là 0.85 mét. Ngoài ra, cấu trúc chính của ngôi đền được bao quanh bởi một lối đi rộng 1.2 mét, theo đó các tín đồ đi bộ như một phần của các nghi lễ, ông Mujibur nói.

Ông nói nhóm của ông cùng với 20 công nhân đă đến Dharmapalagarh vào tháng 1-2016 như một phần của một chương tŕnh khai quật hàng năm của chính phủ.

(Asia News Network – Fbruary 13, 2016)


A team of the Department of Archaeology excavating a Buddhist temple with boundary walls, built 900 years ago, in Jaldhaka upazila of Nilphamari. The photo was taken recently. Photo: Star
Khai quật di tích ngôi đền Phật giáo tại Jaldhaka của Nilphamari , bắc Bangladesh.

Photo: Star

 

 

BANGLADESH: Áp dụng lệnh cấm khi viếng Chùa Vàng ở Bandarban 

 

Ngày 14-02-2016, các viên chức của Chùa Vàng ở huyện Bandarban đă ban một lệnh cấm khi đến viếng ngôi chùa này, nơi được xem là điểm thu hút chính đối với khách du lịch và là một thánh địa đối với Phật tử.

Quyết định nói trên sẽ có hiệu lực vào ngày 20-2-2016 trong khi các tín đồ vẫn sẽ được phép vào chùa,

Các viên chức của chùa đă đưa ra quyết định này là v́ du khách đến đây thường làm hỏng môi trường của thánh địa qua việc ném xả các loại đồ vật khác nhau khắp chùa.

Shib Nath, một thành viên của ủy ban bảo tŕ Chùa Vàng, nói rằng du khách từng đến viếng chùa này thường chạm vào tác phẩm điêu khắc của Phật giáo và mang cả giày khi đi vào trong chùa. Điều đáng nói là vào ngày 14-2, có cả một nhóm du khách cố mang giày vào chùa nên đă tạo ra một t́nh huống không mong muốn.

Sau đó các viên chức của chùa đă đưa ra quyết định nói trên.

Được xây vào năm 2000, Chùa Vàng thuộc tông phái Phật giáo Nguyên thủy vốn được người dân Marma bản địa thực hành.

(Dhaka Tribune – February 15, 2016)

 

http://www.dhakatribune.com/sites/default/files/imagecache/870x488_article_high/article/2016/02/16/Bandarban.jpg

Chùa Vàng ở huyện Bandarban, Bangladesh

Photo: Dhaka Tribune

 

 

ẤN ĐỘ: Chính quyền bang Maharashtra chấp thuận sáng kiến dịch Tam Tạng Kinh sang tiếng Marathi 

 

Chính quyền bang Maharashtra của Ấn Độ đă đồng ư thành lập một ủy ban để dịch Kinh Tam Tạng từ tiếng Phạn sang tiếng Marathi để kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Tiến sĩ Bhimrao Ramji Ambedkar  - học giả, nhà hoạt động xă hội và là nhà cải cách Ấn Độ. Viện Nghiên cứu và Đào tạo Babasaheb Ambedkar (BARTI) đă đề xuất dự án này với chính quyền vào tháng 8 năm ngoái.

Marathi là một ngôn ngữ Ấn-Aryan chịu ảnh hưởng mạnh bởi tiếng Phạn. Là một trong 23 ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ, Marathi là ngôn ngữ chính thức của bang Maharashtra và là ngôn ngữ bán chính thức của bang Goa. Theo số liệu điều tra dân số, có 73 triệu người nói tiếng Marathi ở Ấn Độ vào năm 2001.

Dự án tại bang Maharashtra này phản ảnh sự cam kết đầy tham vọng của sáng kiến phi lợi nhuận toàn cầu 84000, vốn vào năm 2010 đă bắt đầu dịch các ngôn từ và những lời Phật dạy sang các ngôn ngữ hiện đại với mục đích bảo tồn và truyền bá giáo lư đến với mọi người.

(Buddhistdoor Global – February 15, 2016)    

 

 

MĂ LAI: Chùa Than Hsiang cùng 34 tổ chức Phật giáo mừng Tết Nguyên Đán 

 

Penang, Mă Lai – Trong tinh thần Tết Nguyên Đán, Chùa Than Hsiang cùng với 34 tổ chức Phật giáo đă tổ chức một đại lễ tại trường Phật giáo SMJK Phor Tay ở Jalan Sungai Dua, Penang.

Các nhà sư Chùa Than Hsiang cử hành lễ cầu phúc và Thượng tọa Wei Wu trụ tŕ chùa đă thuyết pháp trước 1,000 người tham dự. Ông cũng chia sẻ một số trải nghiệm cuộc sống cá nhân với họ. Ông nói, “Giáo dục không chỉ quan trọng đối với sự thành công mà c̣n đối với tôn giáo nữa. Nó c̣n hơn cả việc chỉ đạt được kiến thức. Mục tiêu của chúng ta là củng cố các giá trị đạo đức và tôn giáo trong thế hệ mới”.

Ông cho biết Chùa Than Hsiang nhận được khoảng 2 triệu RM một năm thông qua việc cúng dường chủ yếu từ công chúng. Tiền này được dùng để giúp điều hành 4 trường Phor Tay, tổ chức các hoạt động tôn giáo và hỗ trợ các tổ chức từ thiện.

(The Star – February 17, 2016)

 

Thượng tọa Wei Wu và Phật tử trong đại lễ Tết Nguyên Đán tại chủa Than Hsiang (Mă Lai)

Photo: The Star

 

 

MIẾN ĐIỆN: Ngắm hàng ngh́n đền chùa tại Bagar từ khinh khí cầu

 

Theo bài báo của tác giả Molly Sinclair McCartney mô tả, cuộc hành tŕnh ngắm chùa chiền ở miền trung Miến Điện bằng khinh khí cầu thật thú vị:

“…Đây là Khu Khảo cổ Bagar ở miền trung Miến Điện. Tại đây, trong một diện tích khoảng 16 dặm vuông, hơn 4,450 đền chùa chủ yếu là của Phật giáo đă được xây dựng trong sự sùng tín cao độ, vốn kéo dài từ thế kỷ 11 đến 13. Khoảng 2,200 đền chùa vẫn tồn tại, mặc dù nhiều chùa đă bị hư hại bởi các trận động đất, lũ lụt và sự xâm lược.

Và cách tốt nhất để ngắm chúng là bằng khinh khí cầu. Khi phi công đưa chúng tôi lên không trung, 15 khách đồng hành và tôi đă được xem một cuộc trưng bày đầy ấn tượng và gây sững sờ trên mặt đất bên dưới. Một số chùa không lớn hơn các nhà kho chứa vật dụng, trong khi những chùa khác th́ cao nhiều tầng với các ngọn tháp gợi nhớ các tháp chuông nhà thờ ở quê nhà…Một số chùa nằm thành nhóm. Một số lại nằm đơn độc. Hầu hết là màu đỏ, là màu của gạch bằng đất, nhưng tôi c̣n thấy một số chùa vàng và một số chùa màu trắng. Điều thấy rơ ở đây là nỗ lực của các nhà cầm quyền đầy quyền uy và các gia đ́nh giàu có trong việc xây thật nhiều đến mức có thể các đền chùa và kiến trúc tôn giáo trong những năm cường thịnh nhất của Bagar…”

(newsnow.com – February 19, 2016)

 

https://img.washingtonpost.com/rf/image_1484w/2010-2019/WashingtonPost/2016/02/12/Travel/Images/3_balloontemplee1455319331.jpg?uuid=dUD4aNHfEeWQ0zTCxCZTrA

 

https://img.washingtonpost.com/rf/image_1484w/2010-2019/WashingtonPost/2016/02/12/Travel/Images/2_balloon1455319330.jpg?uuid=dLYm6NHfEeWQ0zTCxCZTrA

Ngắm chùa chiền tại Bagar (Miến Điện) bằng khinh khí cầu

Photos: Molly Sinclair McCartney

 

 

HOA KỲ: Truyện tranh ‘Tiểu Tất (Đạt Đa) – Little Sid’ 

 

New York, Hoa Kỳ - Nhà xuất bản truyện tranh First Second Books nhân kỷ niệm 10 năm thành lập đă công bố một tựa truyện sắp tới cho Mùa đông 2018: Tiểu Tất (Đạt Đa) – Little Sid.

Truyện được viết bởi Ian Lendler và minh họa bởi Xanthe Bouma. Tác giả Ian Lendler đă từng viết nhiều truyện tranh khác, c̣n Xanthe Bouma là một họa sĩ minh họa tự do vừa tốt nghiệp Học viện Cao đẳng Nghệ thuật Maryland.

Truyện kể về Tất Đạt Đa trước khi thành Phật. Là thái tử, được hưởng mọi thứ ḿnh muốn, tuy vậy ngài không hài ḷng. Truyện pha trộn những truyện ngụ ngôn nổi tiếng của Phật giáo với một câu chuyện phiêu lưu để dạy cho trẻ em một số khái niệm của Phật giáo.

Trước khi thành Phật, Tất Đạt Đa là một người đàn ông b́nh thường. Và trước khi Tất Đạt Đa trưởng thành, ngài là Tiểu Tất – một cậu bé b́nh thường. Giống như chúng ta nếu chúng ta là một thái tử có được mọi thứ ta mong ước. Nhưng lối sống vương giả này khiển Tiểu Tất cảm thấy không hài ḷng, v́ vậy cậu bé mạo hiểm rời lâu đài để t́m một cuộc sống có ư nghĩa hơn. Pha trộn những cuộc phiêu lưu của một cậu bé trên đường với một số truyện ngụ ngôn nổi tiếng nhất của Phật giáo, ‘Tiểu Tất’ không chỉ có mục đích dạy cho trẻ em những tư tưởng quan trọng nhất của Phật giáo là c̣n dạy chúng trở thành người tốt.

(Tipitaka Network – February 21, 2016)

 

Little Sid

 

Little Sid character

Tranh minh họa của truyện ‘Tiểu Tất’

Photos:geekdad.com

 

 

HOA KỲ: Tranh Đa Văn Thiên Vương của Phật giáo Tây Tạng ước tính sẽ đạt giá $750,000

 

New York, Hoa Kỳ - Một tranh Đa Văn Thiên Vương của Phật giáo Tây Tạng sẽ dẫn đầu phiên đấu giá của các họa phẩm vùng Hi Mă Lạp Sơn tại nhà đấu giá Christie’s ở New York.

Tác phẩm này được ước tính sẽ có giá từ $550,000 đến $750,000  trong phiên đấu giá ngày 15-3-2016.

Bức tranh Đa Văn Thiên Vương có niên đại từ thế kỷ thứ 18 và là một tranh trong bộ 7 tranh với tài liệu dẫn chứng đầy đủ về các vị hộ pháp của phái Gelug. Nó là một trong 2 tranh c̣n tồn tại của nhóm tranh này.

Nhà đấu giá nhận xét rằng “tranh Đa Văn Thiên Vương phô bày tất cả các điểm nổi bật của một kiệt tác hội họa. Màu sắc, h́nh thức và bố cục được kết hợp để tạo nên một h́nh ảnh đa chiều năng động trên một khung vải một chiều. Với sự quan tâm đáng kinh ngạc đến từng chi tiết, vị họa sư thật xuất sắc trong nhiệm vụ khó khăn của việc kết hợp các khối đậm lớn về màu sắc và h́nh thức với chi tiết nhỏ nhất và đẹp nhất”.

(Paul Fraser Collectibles – February 23, 2016)

 

Buddhist painting Christies

Tranh Đa Văn Thiên Vương của Phật phái Tây Tạng Gelug

Photo: Paul Fraser Collectibles

 

 

ẤN ĐỘ: Chư tăng phái Gelug thảo luận về nền giáo dục tu viện

 

Dharamsala, Ấn Độ - Ngày 24-2-2016, tại Tu viện Drepung ở khu định cư Tây Tạng Mundgod, khoảng 80 vị thầy Phật giáo từ các tu viện lớn của Phật phái Gelug Tây Tạng đă hội kiến trong 3 ngày để thảo luận về phương pháp, chương tŕnh giảng dạy và phương tiện để cải thiện các phương pháp hiện nay.

Khách mời chính là Tromthok Rinpoche, sư trưởng tu viện Namgyal đại diện cho văn pḥng Gaden Phodrang của Đức Đạt lai Lạt ma. Là cuộc họp đầu tiên của loại này, hội đồng chư tăng bày tỏ ḷng biết ơn đối với Đức Đạt lai Lạt ma và cầu nguyện ngài được trường thọ.

Tham gia cuộc thảo luận bao gồm 10 vị đại sư đến từ các tu viện Sera, Drepung, Gaden, Tashi Lhunpo, Ratoe, Namgyal, Gomang và Loseling, cùng các học viện Gyuto và Gyumed.

Trụ tŕ Lobsang Gyaltsen của tu viện Gomang nói, “Mục tiêu chính của chúng ta là cố gắng cải thiện cách dạy giáo lư nhà Phật. Không phân biệt cũ hay mới, điều quan trọng là chúng ta cần xem thử phương pháp ấy có hữu ích không. Các vị thầy cũng cần có sự hỗ trợ đầy đủ từ các vị sư trụ tŕ và chính quyền”.

Hội nghị cũng đă thảo luận về “những ảnh hưởng tiêu cực và trở ngại trong việc tu học do điện thoại thông minh, máy tính bảng và các thiết bị khác gây ra.”

(Phayul – February 24, 2016)

 

1vch.jpg

Chư tăng Gelug dự cuộc thảo luận 3 ngày về giáo dục tu viện tại tu viện Drepung, Ấn Độ

Photo: Phayul

 

 

THÁI LAN: Hội nghị Phật giáo đầu tiên của ASEAN (ABC-1)

 

Trường Đại học Rajbhat ở tỉnh Nakhon Pathom phối hợp với Mạng lưới T́ khưu ni Nam Tông Á châu (Việt Nam), Hội Buddhasavika (Thái Lan) và Hiệp hội Nghiên cứu Văn hóa và Tôn giáo Nam và Đông Nam Á (Ấn Độ) thông báo về việc tổ chức hội nghị Phật giáo ASEAN lần thứ nhất (ABC-1) tại trường Đại học Rajbhat từ ngày 22 đến 23-9-2016. 

Mười nước thuộc khu vực ASEAN có dân số Phật giáo khoảng 150 triệu người, tức 30% tổng số Phật tử của thế giới. Tuy nhiên Phật tử tại khu vực này gặp nhiều thách thức. Hội nghị t́m cách giải quyết những vấn đề vốn là trung tâm đối với Phật giáo, với thuyết tương đối và sự liên quan của tôn giáo này trong thế giới ngày nay.

Hội nghị hướng đến việc xây dựng một mạng lưới các học giả Phật giáo ASEAN,hỗ trợ Phật tử ASEAN cùng làm việc trong các dự án khác nhau, trao đổi ư kiến về cách truyền bá Phật giáo trong thế kỷ 26 này của Phật giáo, và kiến nghị một thỏa thuận chung về sự phát triển trong tương lai của Phật tử ASEAN.

(buddhistdoor – February 25, 2016)

 

 

HOA KỲ: TIN ẢNH: Triển lăm điêu khắc Phật giáo Nhật Bản thời Kamakura tại Bảo tàng Hội Á châu

New York, Hoa Kỳ - Triển lăm “Kamakura: Chủ nghĩa hiện thực và tâm linh trong điêu khắc của Nhật Bản” tiếp tục diễn ra cho đến ngày 8-3-2016 tại Bảo tàng Hội Á châu ở Manhattan, New York.

Triển lăm giới thiệu những tác phẩm đại diện của các vị thần tiên Phật giáo vào thời Kamakura của Nhật, từ 1185 đến 1333.

Được tổ chức bởi sử gia nghệ thuật Ive Cavaci và Andriana Proser, người phụ trách về nghệ thuật truyền thống Á châu của bảo tàng, cuộc triển lăm này trưng bày nhiều pho tượng trầm mặc cùng với những tượng của các vị thần thịnh nộ.

(nytimes.com – February 25, 2016)

Một số tác phẩm trưng bày tại triển lăm điêu khắc Phật giáo thời Kamakura của Nhật Bản:

 

http://static01.nyt.com/images/2016/02/26/arts/26KAMAKURA/26KAMAKURA-master1050-v3.jpg

Đầu của tượng một vị thiên vương

 

http://static01.nyt.com/images/2016/02/26/arts/26KAMAKURA8/26KAMAKURA6-articleLarge.jpg

Tượng Quan Âm bồ tát

  

http://static01.nyt.com/images/2016/02/26/arts/26KAMAKURA4/26KAMAKURA4-articleLarge.jpg

Tượng hộ pháp cưỡi mây

 

http://static01.nyt.com/images/2016/02/26/arts/26KAMAKURA3/26KAMAKURA3-articleLarge-v2.jpg

Tượng thần Hachiman trong lốt một tu sĩ Phật giáo

 

http://static01.nyt.com/images/2016/02/26/arts/26KAMAKURA7/26KAMAKURA7-articleLarge.jpg

Tác phẩm điêu khắc bồ tát Địa Tạng

 

http://static01.nyt.com/images/2016/02/26/arts/26KAMAKURA6/26KAMAKURA6-articleLarge.jpg

Tượng Bất động Minh vương bồ tát

Photos: The New York Times

 

 

 

ÚC ĐẠI LỢI: Trường tiểu học Phật giáo đầu tiên tại Melbourne

 

Springvale South là nơi có trường tiểu học Phật giáo đầu tiên của Melbourne.

Mở cửa vào đầu năm nay, Trường Tiểu học Hoa Nghiêm có 16 học sinh từ lớp mẫu giáo đến lớp 4, nhưng sẽ mở rộng đến lớp 6 vào năm sau.

Hiệu trưởng Jacqui Bosman nói rằng tăng sĩ Thích Thiện Tâm, người sáng lập trường, và Ni cô Thích Thước Uyên của Chùa Hoa Nghiêm đă nhận thấy một nhu cầu về ngôi trường để phục vụ cộng đồng Phật giáo địa phương nói riêng và cộng đồng Springvale nói chung. 

“Tôi đă cảm nhận rằng cần có một nơi thực sự trong xă hội ngày nay dành cho một ngôi trường được thành lập dựa trên niềm tin, ḷng từ bi và tư duy nhận xét,” Cô Bosman nói. “Chúng tôi dành nhiều thời gian để phát triển khả năng tư duy nhận xét của trẻ em, để hỏi và phân tích những ǵ các em thấy trên đời.”

Trong khi đây là trường tiểu học Phật giáo duy nhất tại Melbourne, c̣n có một trường khác tại Dayleford và vài trường trung học Phật giáo trên khắp nước Úc.

Cô Bosman nói cô đă được động viên bởi sự phản hồi đến ngôi trường vào năm đầu tiên của nó, v́ “trong một vài khía cạnh…đó là một bước nhảy vọt của niềm tin”. Cô cho biết các học sinh chủ yếu đến từ các gia đ́nh Phật tử.

(tipitaka.net – February 27, 2016)

 

http://cdn.newsapi.com.au/image/v1/6103de6212891fcb59a19529c1b2d0a9?width=650

Học sinh trường Tiểu học Phật giáo Hoa Nghiêm tại Springvale South, Úc Đại Lợi

Photo: Chris Eastman

 

 

 

 


Bài vở đóng góp xin gửi về: baivochanhphap@gmail.com
Copyright © 2009 Chanh Phap Magazine
Last modified: 04/18/16