TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG
12.2015
Diệu Âm lược
dịch
NHẬT BẢN: Lễ
tưởng niệm nhà sư Thân Loan tại chùa Higanshi-Honganji ở
Kyoto
Kyoto, Nhật Bản –
Vào ngày 28-11-2015, tại ngôi chùa Higanshi-Honganji nổi
tiếng ở Shimogyo, Kyoto, 70 nhà sư cùng ngồi lắc lư người
liên tục theo tứ hướng trong khi xướng tụng những bài đạo ca
và kinh cầu nguyện trong lễ tưởng niệm thường niên của bản
tự.
Bài pháp giảng
Bandobushi lịch sử tại ngôi chùa chính của trường phái
Shinshu Otani này đánh dấu đỉnh cao của thời kinh Houonko,
vốn được thực hiện hàng năm để vinh danh Thân Loan/Shinran
(1173-1263), tôn sư sáng lập Phật phái Jodo Shinshu.
Có khoảng 7,000
tín đồ bản tự đă tập trung tại chánh điện Goeido để dự lễ kỷ
niệm này.
(NewsNow –
December 1, 2015)
70 nhà sư tụng
kinh trong lễ tưởng niệm đại sư Thân Loan, người sáng lập
Phật phái Jodo Shinshu
Photo: Noboru
Tomura
ẤN ĐỘ: Lễ hội
Phật giáo lần đầu tiên tại Nam Ấn Độ
Bengaluru, Ấn Độ
- Lễ hội Phật giáo lần thứ 8 do Bộ Văn hóa Ấn Độ tổ chức đă
bắt đầu tại Bengaluru vào ngày 1-12-2015, với một loạt hoạt
động văn hóa tại khán pḥng Jnana Jyothi trong khuôn viên
trường Cao đẳng Trung ương.
Lễ hội 4-ngày
được tổ chức với sự hợp tác của Viện Nghiên cứu Văn hóa Hi
Mă Lạp Sơn Trung ương (CIHCS) và Hội Đại Bồ đề.
Nghệ sĩ từ Viện
Nghiên cứu Phật giáo Trung ương, Leh-Ladakh và Jammu&Kashmir
đă trưng bày những tranh Thangka vào dịp này.
Cùng với triển
lăm tranh là một loạt các chương tŕnh khác như vũ điệu Lạt
ma, tụng kinh Tỳ kheo, Pháp thoại, điêu khắc bơ và tranh cát
mandala, các tác phẩm với gỗ, quư kim, gạo và hoa. Ngoài ra
c̣n có các gian hàng bán sách, và các gian hàng thực phẩm
phục vụ nhiều món ngon vùng Hi Mă Lạp Sơn.
Một viên chức của
CIHCS nói đây là lần đầu tiên Lễ hội Phật giáo được tổ chức
tại Nam Ấn Độ, với những người tham gia đến từ Nagaland,
Jammu&Kashmir, Uttar Pradesh, Arunachal Pradesh và Bihar.
(Deccan Herald –
December 2, 2015)
Chư tăng cầu
nguyện trước tượng Phật trong Lễ hội Phật giáo tại Bengaluru
Photo: KPN
VƯƠNG QUỐC ANH:
Lễ dâng y (Kathina) tại chùa Phra Singh ở thành phố Runcorn
Ngôi chùa Phra
Singh trên đường High Street ở thành phố cảng Runcorn, hạt
Cheshire, Anh quốc, đă chào đón đại sứ Lào tại Vương quốc
Anh và 500 vị khách khác đến dự lễ dâng y vào ngày
1-12-2015. Các lễ và hoạt động trong ngày bao gồm cả việc
phục vụ thức ăn miễn phí cho tất cả mọi người.
Một t́nh nguyện
viên bản tự là Jenny Stubbs nói rằng việc phục vụ này đi kèm
với các lễ quan trọng khác của chùa để thu hút Phật tử từ
khắp nơi đến Runcorn.
Nó về lễ dâng y,
Jenny cho biết mọi người đều hài ḷng về cách tổ chức tốt
của sự kiện. “Nhà chùa luôn luôn cung cấp thực phẩm miễn phí
cho tất cả khách viếng v́ chúng tôi muốn t́m cách đền đáp sự
hào phóng của quư vị. Nói chung tất cả mọi người tham dự đă
tận hưởng một ngày thành công tuyệt vời”.
(liverpool.co.uk
– December 2, 2015)
Chư tăng và Phật
tử trong ngày lễ dâng y tại chùa Phra Singh ở Runcorn, Anh
quốc
Photos: Oliver
Clay
NHẬT BẢN: Nghiên
cứu phần tóc của tượng đại Phật tại Nara
Nara, Nhật Bản –
Một nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Công nghiệp thuộc
trường đại học Tokyo đă sử dụng công nghệ laser để tạo ra
một bản đồ 3-D của pho tượng Đại Phật tại chùa Todoiji của
Nara.
Một tài liệu từ
thời Heian (794-1185 A.D) ghi rằng 966 lọn tóc h́nh tṛn (rohotsu)
trên đầu của pho tượng đă được tạo tác khi tượng được hoàn
thành vào năm 752 A.D. Các vị chức sắc của chùa không thể
đếm số lượng thực tế của những lọn tóc được xem là một biểu
tượng của sự giác ngộ này, do những vật trang trí phía sau
đầu của pho tượng đă cản tầm nh́n.
Nhưng việc sử
dụng laser đă giúp các nhà nghiên cứu xác định rằng tượng
Đại Phật đă được trang trí với chỉ 492 lọn tóc, và 9 trong
số đó đă bị rơi. “Đây là điều chúng tôi thậm chí có thể gọi
là ‘khảo cổ học không gian mạng’. Chúng tôi tin rằng công
nghệ này có thể được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau”,
Takeshi Oishi, trưởng nhóm nghiên cứu nói.
(tipitaka.net –
December 6, 2015)
Ảnh trên:Bản đồ
3-D của đầu tượng Đại Phật
Ảnh dưới: Tượng
Đại Phật tại Nara
Photos:
archaeology.org & Alamy
ẤN ĐỘ: Khai quật
tượng Phật bằng đá tại Tamil Nadu
Câu lạc bộ di sản
của trường Trung học Công lập SSAM đă phát hiện một tượng
Phật bằng đá tại Sammanthavayal, huyện Ramanathapuram, bang
Tamil Nadu. Pho tượng có thể có niên đại từ thế kỷ thứ 11 và
cho thấy sự kết nối thương mại của huyện này với Tích Lan.
Ông V. Rajaguru,
một người đam mê khảo cổ và là trưởng Câu lạc bộ Di sản nghe
đồn về một tượng đá bị chôn vùi bên dưới một ruộng lúa tại
Sammathavayal. Ông đă chặt dọn các bụi cây và đào đất lên
th́ t́m thấy pho tượng thiền định được chạm khắc tinh xảo
nói trên.
Ông nói rằng
không thể khai quật hoàn toàn pho tượng có tư thế ngồi này,
và nói thêm rằng phần bên dưới thắt lưng của tượng vẫn c̣n
bị chôn và tượng có thể cao ít nhất là 5 feet.
Ông Rajaguru cho
biết dân làng phản đối việc chuyển pho tượng khỏi làng. Họ
mong ước được cho phép thờ cúng và muốn chính quyền xây một
ngôi chùa và tôn trí pho tượng.
(The Hindu –
December 6, 2015)
Tượng Phật bằng
đá được phát hiện tại Sammanthavayal, huyện Ramanathapuram,
bang Tamil Nadu (Ấn Độ)
Photo:
thehindu.com
NEPAL: Xây dựng
lại các di tích Phật giáo và Ấn Độ giáo bị hư hại do động
đất
Để xây dựng lại
và phục chế hàng trăm di tích Phật giáo và Ấn giáo bị hư hại
bởi trận động đất xảy ra hồi tháng 4, chính phủ Nepal đă lập
một tiến tŕnh tái thiết kéo dài 7 năm và một ngân sách 200
triệu USD để cấp cho tất cả 16 khu vực của Nepal.
Quỹ tái thiết của
chính phủ sẽ được tài trợ từ Úc, Trung quốc, Ấn Độ, Hồng
Kông và Tích Lan, các nước đă hứa hỗ trợ cho việc tái thiết
các di tích cụ thể, bao gồm một số nơi ở Quảng trường Durbar
của Kathmandu, chùa Changu Narayan, Bảo tháp Swayambhunath
và các di tích khác.
Theo kiến trúc sư
xây dựng Rohit Ranjitkar, giám đốc Quỹ Bảo tồn Thung lũng
Kathmandu (KVPT), th́ một trong những thách thức lớn nhất
của tiến tŕnh tái thiết này là sự thiếu hụt thợ lành nghề
về điêu khắc và chạm khắc gỗ. Những nghệ nhân như vậy thường
bị đánh giá không cao và trả lương thấp, khiến thế hệ trẻ
không nhận làm cái nghề bị xem là không hấp dẫn này.
(Buddhistdoor
Global – December 9, 2015)
Khu vực Bảo tháp
Swayambhunath bị động đất tàn phá
Photo:
theguardian.com
Nghệ nhân chạm
khắc đóng một vai tṛ quan trọng trong việc phục chế chùa
chiền và di tích bị hư hại của Nepal
Photo: npr.com
MIẾN ĐIỆN: Phát
hiện các tượng Phật bị chôn vùi tại Natogyi
Các tượng Phật
thời kỳ Inwa đă được khai quật bởi các t́nh nguyện viên
trong khi họ làm một con đường tại thị trấn Natogyi ở vùng
Mandalay vào tháng 9-2015.
Dân làng t́nh
nguyện làm con đường dẫn đến núi Sakka đă phát hiện một hang
động bên dưới 3 feet đất, và sau đó t́m thấy 90 tượng Phật
bằng đá sa thạch trong 16 cái hang.
U Kyin, một viên
chức hành chính địa phương, cho biết một sử gia tham quan
địa điểm này đă nói rằng đó là các pho tượng hơn 230 năm
tuổi. Ông U Kyin nói, “Một số tượng, bao gồm 2 tượng sư tử
bảo vệ bên ngoài hang, đă bị hư hại, Nhưng chúng tôi đă bảo
tồn các hiện vật và không dời chuyển bất cứ tượng nào khỏi
vị trí ban đầu”.
Trước khám phá
khi làm con đường nói trên một thời gian, người dân địa
phương đă t́nh cờ t́m thấy một cái hang có chứa các tượng
Phật và những tranh, tượng khác được khắc trên vách
hang.
(Global New Light
of Myanmar – December 8, 2015)
Các tượng Phật
tại một trong số 90 hang được khai quật ở Natogyi, Miến Điện
Photo: Ba Zaw (Myint
Nge)
CAM BỐT: Bản Quy
tắc Ứng xử mới của Angkor Wat cấm chụp h́nh với các nhà sư
Angkor Wat là cố
đô của Vương quốc Khmer ở Cam Bốt và là trung tâm tâm linh
đối với Phật tử trên khắp thế giới.
Du khách nhiều
hơn bao giờ hết đang đến khu phức hợp đền thờ có các di tích
từ thế kỷ thứ 9 đến 12 của Vương quốc Khmer này. Trong năm
ngoái vé bán được là 59.3 triệu USD, và lượng du khách quốc
tế là 2.35 triệu người, tăng 5% so với năm 2013.
V́ vậy cần phải
có những hướng dẫn để duy tŕ khung cảnh tâm linh của di
tích Angkor Wat.
Hiện nay Di sản
Thế giới UNESCO này đang cấm chụp ảnh selfie với các nhà sư,
và cấm khách tham quan ăn vận không tế nhị - như để vai trần
và mặc váy hoặc quần shorts cao quá đầu gối.
Bản Quy tắc Ứng
xử dành cho Du khách gồm 4 ngôn ngữ, được đặt bên ngoài khu
đền Angkor, thông báo các hành vi vi phạm pháp luật như trộm
cắp, đập phá đền thờ, ăn mặc hở hang hoặc khỏa thân nơi công
cộng…
Nội quy cũng ghi
rằng các tăng sĩ là những người được tôn quư, nhưng “nếu quư
khách muốn chụp ảnh th́ phải xin phép trước”. V́ vậy đừng tự
tiện tạo dáng và chụp selfie; hăy lễ phép hỏi ư trước đă.
(latimes.com –
December 10, 2015)
Các tăng sĩ tại
Angkor Wat ở tỉnh Siem Reap, Cam Bốt
Photo: AP
ẤN ĐỘ: Khai mạc
Lễ hội Hi Mă Lạp Sơn Quốc tế lần thứ 20 và kỷ niệm năm thứ
26 ngày Đức Đạt lai Lạt ma nhận giải Nobel Ḥa b́nh
Dharamshala – Vào
ngày 10-12-2015, Hiệp hội Hữu nghị Ấn Tạng (ITFA) đă tổ
chức Lễ hội Hi Mă Lạp Sơn Quốc tế lần thứ 20 tại khách sạn
Bhagsu ở khu McLeod Ganj, kỷ niệm năm thứ 26 ngày Đức Đạt
lai Lạt ma được trao giải Nobel Ḥa b́nh.
Người Tây Tạng và
Ấn Độ đă tập trung rất đông đảo để ủng hộ lễ hội 2 ngày này,
nhằm mục đích tăng cường t́nh hữu nghị và sự hiểu biết giữa
2 cộng đồng.
Là một khách mời
danh dự, Thủ tướng Tây Tạng lưu vong Lobsang Sangay phát
biểu rằng Đức Đạt lai Lạt ma đă chọn bang Himachal
Pradesh(bang có thành phố Dharamshala) xinh đẹp làm quê
hương thứ hai của ngài từ hơn 50 năm nay, và rằng trong suốt
những năm đó người Tây Tạng và Ấn Độ đă chung sống như một
gia đ́nh.
Các đoàn văn hóa
từ các miền khác nhau của bang Himachal đă tŕnh diễn những
vũ khúc dân gian trong lễ hội. Viện Nghệ thuật Tŕnh diễn
Tây Tạng đại diện cho người Tây Tạng cũng tham gia sự kiện
này.
(Phayul –
December 10, 2015)
Ảnh trên: Thủ
tướng Tây Tạng Lobsang Sangay (ngồi giữa, hàng đầu) dự Lễ
hội Hi Mă Lạp Sơn Quốc tế lần thứ 20 tại thành phố
Dharamshala, Ấn Độ
Ảnh dưới: Một
trong các đoàn văn hóa của bang Himachal Pradesh tŕnh diễn
tại lễ hội
Photos: Kunsang
Gashon
PHÁP: Bản Tuyên
bố của Phật giáo về Biến đổi Khí hậu được trao cho Tổng
thống Hollande
Trong cuộc họp
với các nhà lănh đạo tôn giáo tại Điện Elysée vào ngày
10-12-2015, Ḥa thượng Rathana Thera của Tích Lan đă trao
Tổng thống Pháp Francois Hollande bản Tuyên bố của Phật giáo
về Biến đổi Khí hậu. Văn bản này được kư bởi 26 nhân vật
hàng đầu của Phật giáo vào ngày 29-10-2015. Cuộc họp diễn ra
trong Hội nghị Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COP 21),
bắt đầu từ ngày 30-11-2015.
Tuyên bố của Phật
giáo về Biến đổi Khí hậu là một tài liệu quan trọng nhấn
mạnh sự quan tâm của các vị lănh đạo Phật giáo trên khắp thế
giới liên quan đến biến đổi khí hậu. Tuyên bố này tập hợp
một liên minh lớn gồm các nhà lănh đạo cao cấp chủ yếu từ
các nước theo truyền thống Phật giáo.
Những điểm chính
của tuyên bố bao gồm sự ủng hộ các hoạt động về khí hậu của
các truyền thống tôn giáo khác, và một sự khẳng định của
khoa học khí hậu nêu rơ thảm họa gây tàn phá về sinh thái và
con người nếu sự biến đổi khí hậu không được kiểm soát.
(buddhistdoor.net
– December 11, 2015)
Ảnh trên: Ḥa
thượng Rathana Thera và Tổng thống Hollande
Ảnh dưới: Tổng
thống Hollande và các nhà lănh đạo tôn giáo
Photos: Sean
Hawkey
UZBEKISTAN: Di sản Phật giáo
của thành phố Termez
Tọa lạc tại mũi cực nam của
Uzbekistan, Termez có một lịch sử lâu đời và phong phú. Xưa
kia nó từng là trung tâm của Phật giáo và cũng là một trong
những điểm dừng trên Con đường Tơ lụa cổ đại.
Điều quan trọng là Termez có
tu viện Fayaz Tepa, một kỳ quan của quá khứ Phật giáo của
thành phố này.
Tu viện Fayaz Tepa có niên
đại hơn 2,000 năm thuộc triều đại Kushan. Đó là một trong
những đế quốc đa văn hóa nhất vào thời ấy, và vùng này đă
đóng một vai tṛ quan trọng trong sự truyền bá Phật giáo.
Nhiều tranh tường và các tác
phẩm điêu khắc miêu tả Đức Phật vẫn được bảo quản tốt tại tu
viện Fayaz Tepa.
Cũng như ngôi bảo tháp trung
tâm, tu viện c̣n có một đền thờ, một hành lang và chỗ ở cho
những người hành hương bao gồm các pḥng ăn và nhà bếp với
kiến trúc độc đáo.
Ngoài Phật giáo, các nền văn
hóa Hỏa giáo và Hy Lạp đă phát triển tại vùng đất này trước
khi Hồi giáo xuất hiện.
(Euronews – December 15,
2015)
Tu viện Phật giáo Fayaz Tepa
ở Termez, Uzbekistan
Photo: Euronews
THÁI LAN: Đại lễ hỏa táng
dành cho vị lănh đạo Phật giáo
Bangkok, Thái Lan – Ngày 16-12-2015, Thái Lan
đă làm lễ hỏa táng Đức Tăng thống, vị lănh đạo hàng đầu của
Phật giáo, sau khi ngài viên tịch cách đây hơn 2 năm. Buổi
lễ được tổ chức long trọng với sự tham dự của Hoàng Thái tử
Maha Vajiralongkorn.
Hàng ngh́n người mặc đồ đen và cầm ảnh của vị
lănh đạo Phật giáo quá cố, xếp hàng trên đường để theo dơi
khi chiếc xe ngựa chở b́nh đựng tro cốt của ngài đi qua
Bangkok.
Đức Tăng thống Somdet Phra Nyanasamvara, tăng
sĩ cao cấp nhất của Thái Lan, đă viên tịch vào tháng 10-2013
ở tuổi 100. Trước đó ngài đă nằm bệnh viện trong hơn 10 năm.
Lễ hỏa táng diễn ra sau khi ngài viên tịch
hơn 2 năm, theo phong tục truyền thống của đất nước này dành
cho hoàng gia và các nhà lănh đạo Phật giáo.
(thestar.com.my – December 17, 2015)
Di ảnh của Đức Tăng thống
Somdet Phra Nyanasamvara
Photo: dpa news
Xe ngựa chở tro cốt của Đức
Tăng thống
Photo: Reuters
ẤN ĐỘ: Hội thảo Quốc tế về Di
sản Phật giáo vùng Đông bắc Ấn Độ
Một hội thảo 3-ngày về chủ đề di sản Phật
giáo của Ấn Độ, mang tên “Hội thảo Quốc tế về Vùng Đông bắc
và Di sản Phật giáo của Ấn Độ - Cầu nối giữa SAARC (Hiệp hội
Hợp tác vùng Nam Á) và ASEAN”, đă khai mạc vào ngày
18-12-2015 tại thủ phủ Agartala của bang Tripura.
Hội thảo nhằm mục đích thảo luận, tranh luận
và phục hưng các vai tṛ mà các mối quan hệ di sản và văn
hóa có thể thực hiện trong việc thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển kinh tế.
Ḥa thượng Lama Lobzang, tổng thư kư Liên
đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) và là chủ tịch ủy ban tổ chức
hội thảo, nói rằng hội thảo làm nổi bật những cơ hội phát
triển cho vùng đông bắc Ấn Độ và các nước láng giềng
Bangladesh, Bhutan, Miến Điện và Nepal.
Tham dự hội thảo có các vị lănh đạo tinh thần,
các học giả, tác giả và các nhà hoạch định chính sách đến từ
nhiều nước Á châu, Hong Kong và Vương quốc Anh.
(Buddhistdoor Global – December 18, 2015)
Agartala, thủ phủ của bang
Tripura, Ấn Độ
Photo: theholidayscout.com
HÀN QUỐC: Tranh cuộn Đại Phật
đạt giá cao nhất trong một cuộc đấu giá
Ngày 17-12-2015, Đấu giá Seoul cho biết một
bức tranh cuộn Phật giáo đă trở thành tác phẩm nghệ thuật
Hàn quốc cổ đại có giá đắt nhất được bán tại một cuộc đấu
giá.
“Tranh treo Phật giáo của Núi Cheongnyangsan
(bảo vật số 1210)” đă được bán với giá 3.52 tỉ won (2.99
triệu usd) tại cuộc đấu giá ngày 16-12-2015. Tên của người
mua tranh vẫn chưa được công bố.
Đây là bức tranh thờ cao 10 mét (33 feet),
được cho là vẽ vào thế kỷ thứ 18, miêu tả một vị Phật mang
những vật trang sức khác nhau, gồm cả một tràng hoa trên đầu.
Trước đây, “Tập tác phẩm thư pháp của Yi
Hwang và Song Siyeol (Bảo vật số 585)” là tác phẩm nghệ
thuật Hàn quốc cổ đắt giá nhất – được bán 3.4 tỉ won tại một
cuộc đấu giá vào năm 2012.
Hiện nay được biết có đến 3 hoặc 4 tranh cuộn
vẽ h́nh Phật có kích thước lớn như bức tranh nói trên, theo
các viên chức Đấu giá Seoul.
(Joongang Daily – December 18, 2015)
Tranh Treo Phật giáo của Núi
Cheongnyangsan, tác phẩm nghệ thuật Hàn quốc cổ đắt giá nhất
Photo: SEOUL AUCTION
NHẬT BẢN: Làm bánh gạo
cuối-năm tại chùa Rinnoji ở Nikko
Vào ngày 21-12-2015, các nhà sư đă bắt đầu
làm bánh gạo trong một nghi lễ cuối năm tại chùa Rinnoji ở
Nikko, phía bắc Tokyo.
Khoảng 20 người, chủ yếu là các nhà sư, đă
tập trung trước chánh điện có tôn trí 3 tượng Phật và tổ
chức một nghi lễ để làm sạch cối giă. Chánh điện này được
chính phủ xếp hạng là một tài sản văn hóa quan trọng.
Cùng với tiếng tụng kinh và tiếng trống,
những người tham gia đă thay phiên nhau giă gạo đă hấp thành
bánh trước sự dự khán của khách tham quan.
Các nhà sư sẽ làm ra 120 kg bánh vào thứ Tư
tuần sau (23-12-2015) để chuẩn bị cho năm mới.
Sự kiện thường niên tại Di sản Thế giới
UNESCO này được cho là đă bắt đầu cách đây hơn 1,200 năm,
khi chư tăng làm bánh gạo cho các khóa tu học ở sâu trong
núi của họ.
(nhk.org.jp – December 21, 2015)
Chùa Rinnoji ở Nikko, Nhật
Bản
Cối giă bánh gạo truyền thống
của Nhật Bản
Photos: Google Images
MĂ LAI: Hội Phật
giáo Kuching tổ chức Lễ Phật Năm Mới
Ban Hoằng Pháp
Anh ngữ của Hội Phật giáo Kuching (KBS) sẽ tổ chức một Lễ
Phật Năm Mới, bắt đầu từ lúc 10 giờ sáng (1-1-2016) tại cơ
sở Jalan Laksamana Cheng Ho của hội.
Theo chủ đề ‘Niềm
Hoan hỉ đến với năm 2016’, buổi lễ này dành cho Phật tử nói
tiếng Anh.
Lễ cũng có phần
thiền định tâm từ ái dễ thực hành dành cho mọi người.
Thông cáo báo chí
của hội nói rằng Phật tử cần noi gương Đức Phật thượng tôn
qua việc tỏa ḷng từ bi đến toàn thế giới vào ngày đầu năm
bằng cách tham dự Lễ Phật Năm Mới ‘Niềm Hoan hỉ đến với năm
2016’.
Tay Mei Su, chủ
tịch Ban Hoằng Pháp Anh ngữ của KBS nói rằng lễ cũng sẽ bao
gồm phần cúng dường đèn, tụng kinh Pali và đi ṿng quanh các
biểu tượng linh thiêng gồm tượng Phật, các xá lợi và cây Bồ
đề.
Tất cả mọi người
đều được mời tham dự sự kiện này.
(theborneopost.com
– December 23, 2015)
Cơ sở Jalan
Laksamana Cheng Ho của Hội Phật giáo Kuching, Mă Lai
Photo: Google
CỘNG H̉A CZECH:
Phật tử từ khắp thế giới tham dự khóa thiền tại Prague
Hơn 2,000 Phật tử
từ khắp thế giới sẽ tham dự một khóa thiền của Phật giáo Kim
Cương Thừa, được chủ tŕ bởi 2 vị lạt ma đến từ Tây Tạng và
Đan Mạch, diễn ra từ ngày 27 đến 31-12-2015 tại thủ đô
Prague của Cộng ḥa Czech.
Chương tŕnh mở
rộng cho công chúng. Các vị khách mời từ Áo, Đức, Ba Lan,
Slovenia, Bungaria, Hungary và hải ngoại sẽ đến dự.
Phật tử sẽ trải
qua những ngày cuối năm bằng cuộc thiền định chung và các
bài pháp giảng. Vào đêm giao thừa năm mới, sẽ có một cuộc
thiền định kéo dài, trong đó 2,000 người tham gia khóa học
sẽ luân phiên thiền định trong 12 tiếng đồng hồ.
Khóa thiền sẽ
được hướng dẫn bởi lạt ma Ole Nydahl, là người rất nổi tiếng
tại cộng ḥa Czech v́ ông đă thành lập hơn 50 trung tâm
thiền tại đất nước này trong 20 năm qua.
Có tổng cộng hơn
3,500 Phật tử Kim Cương Thừa tại nước cộng ḥa Czech.
(praguemonitor.com
– December 23, 2015)
TRUNG QUỐC: Khánh
thành phi trường vùng Ngũ Đài Phật Sơn
Du khách bây giờ
có thể đi máy bay thẳng đến Núi Ngũ Đài, Phật sơn nổi tiếng
nhất của Trung quốc, nhờ một phi trường được khánh thành vào
ngày 25-12-2015.
Một chiếc Airbus
A320 từ thành phố Haikou ở vùng duyên hải phía nam đă đến
Phi trường Ngũ Đài Sơn tại tỉnh Sơn Tây ở phía bắc vào sáng
25-12, đánh dấu sự khởi đầu các hoạt động của phi trường này.
Chuyến bay Ngũ
Đài Sơn-Haikou sẽ vận hành mỗi thứ hai, tư, sáu và chủ nhật.
Phi trường sẽ mở thêm các tuyến nối khu danh thắng Phật giáo
Ngũ Đài Sơn với các thành phố lớn của Trung quốc, bao gồm
Thượng Hải, Đại Liên, Côn Minh và Thành Đô.
Nằm cách trung
tâm Ngũ Đài Sơn 71 km, phi trường này dự kiến đón 350,000
hành khách vào năm 2020.
Được thêm vào
danh sách Di sản Thế giới của UNESCO vào năm 2009, Núi Ngũ
Đài là nhà của khoảng 50 tự viện Phật giáo được xây dựng từ
thế kỷ thứ nhất đến đầu thế kỷ 20.
(Big News Network
– December 25, 2015)
Khu tự viện Phật
giáo tại Ngũ Đài Sơn
Photo: Google
NEPAL: Lễ hội
Phật giáo v́ ḥa b́nh thế giới tại Phật Tháp Chorten Jyarung
Khashyor
Cùng với một
chương tŕnh văn hóa, Đại Lễ Cầu nguyện (Nyingma Molam)
thường niên v́ ḥa b́nh thế giới đă diễn ra vào ngày
25-12-2015 tại Phật Tháp Chorten Jyarung Khashyor ở Thung
lũng Kathmandu.
Các lễ cầu nguyện
và lễ rước đă được tổ chức trong suốt lễ hội để truyền đi
thông điệp từ bi và ḥa b́nh của Đức Phật.
Ấn bản Anh ngữ
của cuốn kinh cầu nguyện thường niên của Truyền thống
Ngagyur hiện đă có để phát miễn phí cho những khách nói
tiếng Anh tham dự trong lễ hội này.
Lễ Cầu nguyện
hàng năm của Truyền thống Ngagyur được tổ chức kể từ năm
1989, với sự tham dự của cộng đồng Tăng già của tất cả 6 chi
phái thuộc Truyền thống Ngagyur. Mục tiêu của lễ hội là làm
xoa dịu bệnh tật, nạn đói và chiến tranh để tăng tiến ḥa
b́nh, thịnh vượng và ḥa hợp khắp thế giới.
(merinews –
December 26, 2015)
Chư tăng trong lễ
hội Phật giáo v́ ḥa b́nh thế giới tại Nepal
Photo: merinews
NHẬT BẢN: Liên
đoàn Phật giáo Nhật Bản yêu cầu chấm dứt dịch vụ
thuê-tăng-sĩ
Liên đoàn Phật
giáo Nhật Bản (JBF) sẽ chính thức yêu cầu công tyAmazon
Japan KK ngưng kinh doanh các dịch vụ tu sĩ Phật giáo về lễ
tưởng niệm hàng năm và các lễ khác, sau khi cáo buộc công ty
này về “việc thương mại hóa một hoạt động tôn giáo.”
Trong một cuộc
phỏng vấn với báo Asahi Shimbun vào ngày 25-12-2015, Akisato
Saito, chủ tịch JBF, đă so sánh việc này với các cách tiếp
cận quốc tế đối với các dịch vụ tôn giáo.
Ông nói, “Tại các
nước Ki Tô giáo và Hồi giáo không có ví dụ nào về thương mại
hóa một hành động tôn giáo.”
Ư kiến của ông
Saito đưa ra một ngày sau khi ông thay mặt cho Liên đoàn
phát đi một tuyên bố chỉ trích động thái của công ty nói
trên.
JBF, bao gồm các
tông phái Phật giáo lớn, có kế hoạch gửi yêu cầu bằng văn
bản vào đầu năm tới cho công ty Mỹ Amazon.com Inc. để ngưng
kinh doanh dịch vụ này.
Cuộc tranh căi
xung quanh chi nhánh Nhật Bản của Amazon là Minrevi Co. bắt
đầu vào tháng này, khi công ty Minrevi (vốn điều hành trang
web quảng cáo các giám đốc tang lễ) đă gia nhập mạng bán lẻ
trực tuyến cung cấp “Obosan Bin” (các dịch vụ tăng sĩ).
(NewsNow –
December 27, 2015)
Trang web Amazon
nơi người xem có thể đặt hàng cho việc bố trí một tu sĩ Phật
giáo, một dịch vụ do Minrevi Co. cung cấp
Photo: The Asahi
Shimbun