TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 11.2015
Diệu Âm lược dịch
HOA KỲ: Hội nghị chuyên đề và Tŕnh diễn Lễ nhạc Phật giáo 2015
Hội nghị chuyên đề và Tŕnh diễn Lễ Nhạc Phật giáo diễn ra vào hai ngày 6 và 7-11-2015 tại Toll Room, Alumni House (Zellerbach Playhouse) trong khu Đại học California ở Berkeley.
Hội nghị này tập trung vào lễ nhạc Phật giáo truyền thống để đánh giá tầm quan trọng của nó đối với việc nghiên cứu sự tiến hóa của văn hóa Phật giáo, cũng như sự tương tác giữa âm nhạc Phật giáo và văn hóa âm nhạc truyền thống bên ngoài tu viện ở Trung quốc, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Tích Lan, Cam Bốt, Nepal và Lào.
Hội nghị bao gồm phần giới thiệu bởi các học giả trong lĩnh vực âm nhạc dân tộc, nghiên cứu Phật giáo và/hoặc nghiên cứu tôn giáo và những phần tŕnh diễn bởi các tu sĩ Phật giáo nổi tiếng về âm nhạc trong nghi thức tụng niệm tại đất nước họ.
(buddhistartnews – November 1, 2015)
Poster Hội nghị chuyên đề và Tŕnh diễn Lễ Nhạc Phật giáo 2015
Photo: berkeley.edu
ẤN ĐỘ: Khai trương tàu hỏa mới dành cho mạng mạch du lịch Phật giáo
Một chiếc tàu hỏa đặc biệt dành cho mạng mạch du lịch Phật giáo đă được khai trương vào ngày 31-10-2015.
Tàu hỏa hành hương đặc biệt này sẽ khai thác tống cộng 6 chuyến từ nay đến tháng 3-2016. Cuộc hành tŕnh 7-đêm, 8-ngày sẽ đưa người hành hương đến nhiều di tích tôn giáo quan trọng, khởi hành tại Bồ đề Đạo tràng ở bang Bihar và kết thúc tại đền Taj Mahal ở Agra.
Một quan chức cao cấp của bộ Đường sắt Ấn Độ nói rằng tàu hỏa này sẽ cung cấp “một hành tŕnh trọn gói an toàn, thoải mái và đáng tin cậy cho du khách quốc tế cũng như quốc nội”.
Được điều hành bởi Công ty Du lịch và Dịch vụ ăn uống thuộc Đường sắt Ấn Độ, chiếc tàu hỏa sẽ cung ứng 274 chỗ ngồi với lựa chọn 3 hạng toa tàu có máy lạnh.
Tour trọn gói bao gồm hành tŕnh bằng hỏa xa, nơi ăn nghỉ của khách sạn, vận tải đường bộ, dịch vụ hướng dẫn du lịch, bảo hiểm du lịch, phí vào tham quan các di tích Phật giáo.
(Big News Network – November 2, 2015)
Tàu hỏa Du lịch Mạng mạch Phật giáo trong chuyến đầu tiên của năm nay (31-10-2015)
Photos: thehindu.com & irctctourism.com
BANGLADESH: Hội nghị Văn hóa Phật giáo Quốc tế tại Dakha
Một hội nghị quốc tế về Phát triển bền vững Di sản và Mạng mạch Hành hương Phật giáo đă được tổ chức tại Trung tâm Phật giáo vùng Đông Nam Á vào ngày 27 và 28-10-2015.
Hội nghị diễn ra tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Bangabandhu (BICC) ở Dakha, Bangladesh. Sự kiện này được tổ chức bởi Bộ Hàng không Dân sự và Du lịch Bangladesh, phối hợp với Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hiệp Quốc (UNWTO).
Mục tiêu của hội nghị là tập hợp tất cả các nhà hoạt động và các bên liên quan trong một cuộc đối thoại mở để thảo luận các vấn đề nổi bật, và thiết lập định hướng cho sự phát triển bền vững và thúc đẩy các mạng mạch và tuyến đường du lịch Phật giáo qua biên giới tại Đông Nam Á và Châu Á Thái B́nh Dương.
(Big News Network – November 2, 2015)
Hội nghi văn hóa Phật giáo Quốc tế tại Bangladesh
Photo: MNA
PAKISTAN: Động đất gây ra các vết nứt tại các di tích Phật giáo
Trận động đất 7.5 độ richter vào tuần cuối tháng 10 đă gây ra các vết nứt trong các di sản thế giới Takht-i-Bahi và Jaulian, cũng như trong các bảo tàng và các đồ tạo tác của nền văn minh Gandhara của Pakistan.
Tại tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, di tích tu viện Phật giáo Takht-i-Bahi ở huyện Mardan và các phế tích của tu viện Phật giáo Jaulian ở huyện Haripur đă phát sinh những vết nứt sau trận động đất ngày 26-10-2015.
“Trận động đất đă gây ra nhiều thiệt hại cho các di tích và đồ tạo tác. Sau khi đánh giá, chúng tôi sẽ biên soạn một báo cáo đầy đủ về nó,” Abdul Samad, giám đốc sở khảo cổ và bảo tàng tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, nói.
Jamal Garhi, môt di tích Phật giáo khác ở huyện Mardan - vốn đă vào danh sách dự kiến của di sản thế giới - là nơi bị ảnh hưởng nặng nhất v́ các bức tường đă bị sập, ông Samad nói.
Một di sản thế giới Jaulian khác ở thành phố Khanpur của tỉnh Punjab cũng bị ảnh hưởng bởi trận động đất. Địa chấn đă làm hỏng một bức tường của tu viện và niệm đường.
(buddhistartnews – November 4, 2015)
HÀN QUỐC: Hành tŕnh khám phá cội nguồn của Phật giáo khu vực
Trung tâm Quốc tế Gwangju (GIC) sẽ tổ chức Tour Văn hóa GIC đến Yeonggwang, tỉnh Nam Jeolla, với một đêm ở lại chùa vào tháng 11 này.
Điểm dừng đầu tiên sẽ là Beopsong-po, điểm đến của nhà sư Ấn Độ Marananta – người đă du hành khắp Trung Hoa trước khi đưa Phật giáo đến Vương quốc Baekje (Triều Tiên) vào năm 384 sau Công nguyên. Tại đây có một đền thờ với pho tượng của nhà sư này, cùng với một bảo tàng nhỏ và một số mẫu kiến trúc Ấn Độ để kỷ niệm sự kiện nói trên.
Sau đó hành tŕnh sẽ đến chùa Bulgapsa, ngôi chùa được sư Marananta thành lập và nay được kết nối với các nguồn gốc của Phật giáo trong khu vực. Chánh điện của ngôi chùa, được xếp hạng bảo vật quốc gia, là một trong số những khía cạnh phản ảnh lịch sử này.
Được tổ chức vào ngày 21 và 22-11-2015, hành tŕnh sẽ tham gia chương tŕnh ở lại đêm để người tham dự được trải nghiệm cuộc sống hàng ngày của các tăng sĩ thường trú.
(tipitaka.net – November 6, 2015)
Chùa Bulgapsa do nhà sư Ấn Độ Marananta thành lập
Photo: gettyimages
AFGHANISTAN: Afghanistan gia nhập các nước có di sản Phật giáo
Một hội nghị khu vực về bảo tồn di sản lịch sử của kỷ nguyên Phật giáo đă được tổ chức từ 28 đến 29-10-2015 tại Dhaka, Bangladesh.
Tham dự sự kiện này, ông Abdul Bari Jahani, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Văn hóa Afghanistan đă đề nghị hội nghị sáp nhập nước ông vào danh sách các nước có di sản Phật giáo.
Ông Jahani gọi Afghanistan là nước có sự kết nối phong phú nhất v́ có những di tích và di sản của kỷ nguyên Phật giáo. Ông đề nghị các thành viên của hội nghị quan tâm về di sản của Afghanistan, đất nước có 12,000 di tích của kỷ nguyên Phật giáo, 40 khu vực riêng biệt và những tượng Phật cao nhất.
Talib Defayee, Tổng thư kư của Tổ chức Du lịch Thế giới và các thành viên của hội nghị đă chấp thuận yêu cầu của Afghanistan và hứa sẽ hợp tác với nước này trong việc bảo tồn các di tích Phật giáo.
(BNA – November 8, 2015)
Abdul Bari Jahani, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Văn hóa Afghanistan
Photo: BNA
MIẾN ĐIỆN: Khởi công xây dựng mái che của tượng Phật Nằm ở Mohnyin
Việc xây dựng phần mái che của một chánh điện có pho tượng Phật Nằm bằng ngọc dài 162 feet đă bắt đầu.
Được tôn trí trên một ngọn đồi ở Mohnyin, bang Kachin, tượng do nhà sư U Kati tạo tác vào năm 2014. Vị sư trụ tŕ này, hiện đang sống tại khu Đồi Kyaukthway ở vùng Phakant, nói rằng phần nền móng và cấu trúc của pho tượng Phật bằng đá ngọc bích nói trên được tạo tác tại vùng Phakant. Nhà sư cho biết đôi mắt Phật được làm bằng ngọc đen.
Một người dân địa phương nhận xét rằng tượng Phật Nằm trông đẹp hơn với khung cảnh thiên nhiên của rừng núi ở địa phương, nhưng tượng cần phải được bảo vệ khỏi tác động của khí tượng.
(bignewsnetwork – November 8, 2015)
Tượng Phật Nằm ở vùng Mohnyin, Miến Điện
Photo: GNLM - 001
ẤN ĐỘ: Các chuyến bay của Hàng không Ấn Độ từ Varanasi để quảng bá du lịch Phật giáo
Bhubaneswar, Ấn Độ - Nhằm quảng bá du lịch Phật giáo trong bang, vào ngày 9-11-2015 hăng Hàng không Ấn Độ đă bắt đầu các hoạt động giữa 2 thành phố Varanasi (bang Uttar Pradesh) và Bhubaneswar (bang Orissa).Với 32 hành kháchtrên máy bay, trong đó có 2 du khách ngoại quốc, chuyến bay AI-419 với 180 chỗ ngồi đă hạ cánh tại Phi trường Quốc tế Biji Patnaik của Bhubaneswar lúc 2 pm.
Bộ trưởng du lịch Ashok Panda và thư kư L N Gupta đă nồng nhiệt chào đón khách đến tại phi trường.
Các chuyến bay sẽ hoạt động vào các ngày thứ ba, thứ năm, thứ sáu và chủ nhật, với thời gian mỗi chuyến là 90 phút.
Chuyến bay từ Varanasi sẽ cất cánh lúc 12.30 pm và hạ cánh lúc 2 pm. Chuyến trở về sẽ rời Bhubaneswar lúc 2.45 pm và đến Varanasi lúc 4.15 pm. Vé bắt đầu từ giá 2,500 Rupee.
(TNN – November 9, 2015)
TÍCH LAN: Tổng thống kiểm tra việc xây dựng của trường Đại học Phật giáo Quốc tế Nagananda (NIBU)
Ngày 10-11-2015 Tổng thống Tích Lan Maithripala Sirisena đă thăm và kiểm tra tiến độ thi công công tŕnh đề xuất của trường Manelwatte NIBU ở Bollegala, Kelaniya.
Trường NIBU đang được xây theo kiểu mẫu của Đại học Nalanda cổ đại ở Ấn Độ - vốn được xem là trung tâm giáo dục đại học Phật giáo cổ xưa nhất.
Gần 50 mẫu đất đă được quy hoạch cho trường Đại học mới này. Viên đá đầu tiên được đặt vào năm 2013 cho việc xây dựng trường, và công tŕnh sẽ hoàn thành vào năm 2016.
Trường Đại học NIBU sẽ có các giảng đường, các ṭa nhà hành chính, một thư viện, một khán pḥng chứa được 1,500 người, các khu nhà ở riêng biệt của sinh viên dành cho 750 nam, nữ và tăng sĩ, và tất cả các phương tiện cần thiết khác dành cho trường.
Trường NIBU đang hoạt động tại các ṭa nhà tạm thời, với 300 sinh viên Tích Lan và ngoại quốc đang học tại trường. Trong số đó có sinh viên đến từ Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Miến Điện, Hong Kong và Trung quốc.
(NewsNow – November 11, 2015)
Tổng thống Tích Lan (người thứ hai, bên trái) thăm công tŕnh xây dựng trường Manelwatte NIBU ở Bollegala, Kelaniya
Photo: Colombo Page
NHẬT BẢN: Kinh cuộn Phật giáo thuộc thế kỷ 12 được t́m thấy tại chùa Soyuji ở Nara
Uda, tỉnh Nara – Một bản kinh cuộn Phật giáo, được viết bằng mực vàng và bạc, do chùa Soyuji ở tỉnh Nara lưu giữ đă được phát hiện là một trong một loạt những bản kinh viết tay Chusonji-kyo nổi tiếng có niên đại gần 900 năm.
Chùa Soyuji đă cho xác minh bản kinh này như một phần của một dự án để biên soạn lịch sử linh thiêng của chùa, và chùa đă công bố phát hiện trên vào ngày 9-11-2015.
Bản kinh có kích thước 22.6 cmx33cm, được cho là có từ cuối thời Heian (794-1185).
Không biết chính xác do đâu mà cuộn kinh được viết trên giấy màu xanh nước biển với 19 ḍng, mỗi ḍng khoảng 17 chữ này bị tách khỏi bộ sưu tập chính. Tuy nhiên, người ta cho rằng nó đă được sư trụ tŕ chùa Soyuji mua lại vào thời Meiji /Minh Trị (1868-1912).
Hiện nay bộ sưu tập kinh này được chùa Chusonji ở tỉnh Iwate giữ 15 cuộn và chùa Kongobuji ở tỉnh Wakayama giữ 4,296 bản.
(tipitaka.net – November 13, 2015)
Kinh cuộn Chusonji-kyo viết bằng mực vàng và bạc được lưu giữ tại chùa Soyuji (tỉnh Nara, Nhật Bản)
Photo: Kazunori Takahashi
ẤN ĐỘ: Đức Karmapa thứ 17: “Các tu viện sẽ được trao giải thưởng bảo vệ môi trường”
Himachal Pradesh, Ấn Độ - Ngày 15-1-2015 tại học viện Norbu Lingka gần thị trấn Dharamshala, vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng Karmapa Ogyen Trinley Dorjee thứ 17 nói rằng: một giải thưởng về môi trường sẽ được tặng cho tăng viện hoặc ni viện đang thực hiện các dự án bảo vệ môi trường.
Ngài nói rằng các tu viện đang cho thấy có nhiều công việc sáng tạo, hoặc đă làm nhiều dự án môi trường phù hợp th́ sẽ được trao giải thưởng này.
Ngài nói rằng đây là một cách để công nhận tất cả công việc vất vả mà các tu viện đă làm để bảo vệ môi trường.
Đức Karmapa 17 đến học viện Norbu Lingka nhân ngày lễ bế mạc hội nghị môi trường lần thứ 6. Sự kiện này do quỹ từ thiện Tây Tạng Kun Kyong tổ chức cho các tăng ni viện trong vùng Hi Mă Lạp Sơn.
Hội nghị môi trường thường niên bắt đầu vào năm 2009 với sự hướng dẫn của vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng Karmapa thứ 17 về bảo vệ môi trường.
(ANI – November 15, 2015)
Đức Karmapa thứ 17
Photo: Google
TRUNG QUỐC: Nhà sưu tập Li Wei tặng Hội Phật giáo Phổ Đà Sơn các tượng Phật cổ
Nhà sưu tập Li Wei đă tặng Hội Phật giáo Phổ Đà Sơn (PBS) nhiều tượng Phật thời nhà Minh và Thanh, cùng với các nhạc cụ dùng trong lễ Phật.
Theo nhà sư Daoci của PBS, những tượng vàng và đồng này là bộ tượng Phật lớn nhất từ trước đến nay được tặng tại Trung quốc. Các tượng nói trên sẽ được trưng bày tại một bảo tàng nghệ thuật trên núi Phổ Đà ở tỉnh Chiết Giang, một ngọn núi được Phật tử Trung quốc tôn kính.
Đây không phải là lần đầu tiên ông Li Wei tặng các tượng Phật từ bộ sưu tập của ḿnh. Vào năm 2009, nhà sưu tập này đă tặng 22 tượng Phật cổ cho Bảo tàng Quốc gia Trung quốc, bao gồm một tượng Phật quư hiếm vốn là tượng cuối cùng của 2 tượng như vậy trên thế giới.
Theo PBS, những tượng cùng với các nhạc cụ được tặng nói trên sẽ được dùng cho việc nghiên cứu bởi Học viện Phật Tượng Phổ Đà Sơn mới thành lập.
(NewsNow – November 15, 2015)
TÍCH LAN: Hàng ngh́n người dự tang lễ của nhà sư Sobitha
Colombo, Tích Lan – Vào ngày 12-11-2015, hàng ngh́n người từ mọi tầng lớp xă hội đă dự tang lễ của nhà sư 73 tuổi Maduluwawe Sobitha. Ông viên tịch vào ngày 8-11 tại Singapore, nơi ông đang được điều trị sau khi phẫu thuật tim.
Sư Sobitha rất nổi tiếng qua cuộc vận động cho cải cách dân chủ trong hơn 40 năm.
Sự viên tịch của ông đă gây nên nỗi đau buồn lớn đối với các nhà lănhđạo tôn giáo và các lănh tụ chính trị từ mọi đảng phái tại đảo quốc đa tôn giáo và đa sắc tộc này, nơi ca ngợi ông như một người dân chủ thực sự đă đấu tranh cho quyền lợi của mọi người.
Dù ước nguyện cuối cùng của ông là một tang lễ giản dị, chính phủ vẫn tổ chức long trọng tang lễ cấp nhà nước dành cho ông, là một sự tôn vinh hiếm có đối với một tăng sĩ không có địa vị đặc biệt trong phẩm hàm Phật giáo.
(Buddhist Channel – November 18, 2015)
NHẬT BẢN: Dịch vụ tang lễ dành cho chó robot tại chùa Kofukuji
Isumi, tỉnh Chiba – Ngày 19-11-2015, Sư trưởng 63 tuổi Bungen Oi của chùa Kofukuji đă cùng 3 chú chó robot Aibo của hăng Sony tụng kinh trong một tang lễ. Dịch vụ này là để tiếc thương cho “linh hồn” của 71 bạn bè bị hỏng của chúng.
Những chú chó vi tính hóa nói trên đă được mang đến chùa trong một lễ tưởng niệm, trước khi chúng bị tháo gỡ theo kế hoạch để cung cấp những bộ phận cho các con khác vốn vẫn đang c̣n hoạt động.
Tham dự tang lễ c̣n có khoảng 20 cựu kỹ sư của hăng Sony và những người khác vốn cung cấp dịch vụ bảo tŕ cho kiểu robot này.
Được những người chủ sở hữu yêu thích như thú cưng sống, nhưng Aibo đă bị Sony ngưng sản xuất vào năm 2006.
‘Xác hiến’ của các robot Aibo bị hư đă được công ty A Fun ở Narashino (tỉnh Chiba) tiếp nhận để tháo các bộ phận nhằm giúp giữ cho các con khác hoạt động và giải trí cho các chủ sở hữu của chúng. Do các cựu kỹ sư của Sony thành lập vào năm 2011, A Fun c̣n có kế hoạch bắt đầu một dịch vụ mới là phục hồi các chó robot được tặng và cho thuê chúng để phục vụ chăm sóc điều dưỡng và các tiện nghi khác từ đầu năm sau.
(NewsNow – November 20, 2015)
Sư trưởng chùa Kofukuji ở Isumi, tỉnh Chiba, đang đọc kinh cùng với 3 con chó robot Aibo trong lễ tang dành cho robot bị hỏng
71 robot Aibo bị hỏng này sẽ được tháo rời để cung cấp các bộ phận cho các robot khác
Photos: Hirokazu Inada
ẤN ĐỘ: Triển lăm “Nghệ thuật Phật giáo từ Ấn Độ”
TIN ẢNH: Một cuộc triển lăm mang tên “Nghệ thuật Phật giáo từ Ấn Độ” đang được tổ chức tại Bảo tàng Quốc gia ở New Delhi.
91 tác phẩm trưng bày là một phần của bộ sưu tập của bảo tàng Ấn Độ ở Koltaka, bang Tây Bengal, và đă từng được triển lăm rất thành công tại Trung quốc, Nhật Bản và Singapore.
(tipitaka.net – November 20, 2015)
Một số h́nh ảnh tại triển lăm Nghệ thuật Phật giáo từ Ấn Độ:
Tượng Phật thiền định
Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm
Tượng Phật bằng đồng từ Tamil Nadu
Dấu chân Đức Phật
Mô h́nh một ngôi chùa từ Miến Điện
Một khách thưởng lăm các tác phẩm trưng bày tại triển lăm Nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ
Photos: Hindustan Times
MĂ LAI: Thủ tướng Ấn Độ Modi khánh thành Cổng Torana tại thủ đô Mă Lai
Vào ngày 23-11-2015 , Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đă khánh thành Cổng Torana tại khu ‘Tiểu Ấn Độ’ ở thủ đô Kuala Lumpur của Mă Lai. Cổng vào có chạm khắc phức tạp này được xây với chi phí hơn 1 triệu usd và là đại diện cho các loại h́nh nghệ thuật hàng trăm năm tuổi của Phật giáo và Hồi giáo tại Ấn Độ.
Cổng Torana là một quà tặng từ Ấn Độ để đánh dấu sự ra mắt của dự án Tiểu Ấn Độ như một biểu tượng của t́nh hữu nghị giữa 2 nước.
Thủ tướng Modi nói, “Đây sẽ là một cột mốc trong mối quan hệ của chúng tôi với Mă Lai. Cổng Torana không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc. Nó là sự kết nối giữa 2 nước và sẽ trở thành một điểm thu hút du lịch”.
Thủ tướng Mă Lai Najib Razak, đối tác của ông Modi, đă mô tả cổng này như một biểu tượng của t́nh hữu nghị Ấn Độ-Mă Lai, là một cổng vào dẫn đến một trong những nền văn minh cổ xưa nhất.
Cổng Torana - lấy cảm hứng từ những Torana (do A Dục Vương xây) thuộc nền điêu khắc Phật giáo lớn của Sanchi - có những h́nh chạm khắc và phù điêu đại diện cho Ấn Độ cổ cũng như cho h́nh thức nghệ thuật Hồi giáo.
(rediff.com – November 23, 2015)
Cổng Torana tại “Tiểu Ấn Độ’ ở Kuala Lumpur, Mă Lai
Photo: rediff.com
NHẬT BẢN: Người hâm mộ bóng bầu dục đổ xô đến xem tượng Phật ở tỉnh Gifu
Khách tham quan chùa Seki Zenkoji ở Seki, tỉnh Gifu, đă tăng lên gấp 3 lần kể từ cuối tháng 10-2015, khi người hâm mộ bóng bầu dục nhận ra sự tương đồng của một tượng Phật ở chùa này với tư thế đặc biệt của ngôi sao bóng bầu dục Ayumu Goromaru.
Pho tượng bằng đồng cao 3 mét ở chùa Zenkoji nói trên chắp tay trong phong cách đặc biệt – với 2 ngón cái và 2 ngón trỏ chập vào nhau – gợi nhớ h́nh ảnh của cầu thủ bóng bầu dục A. Goromaru trong tâm trí của một số người hâm mộ.
Sư trụ tŕ Shunkai Sato nói rằng vào giữa tháng 10 trong mùa Giải Bóng bầu dục Thế giới tại Anh quốc, nhiều khách viếng đă nói với ông về sự giống nhau giữa pho tượng và tư thế đặc trưng của Goromaru. Nhà sư 40 tuổi này sau đó đă đăng một bài về pho tượng lên Facebook và đă nhận được sự phản hồi rất lớn.
Ông cho biết pho tượng xuất xứ từ Trung Hoa, đến Nhật Bản khoảng 100 năm trước. .
(bignewsnetwork.com – November 23, 2015)
Tư thế chắp tay tương đồng giữa tượng Phật ở Gifu và cầu thủ bóng bầu dục A. Goromaru
Photo: newindianexpress.com
LIÊN BANG ĐỨC: Sách “Sự biển đổi của Phật giáo trên khắp mạng lưới Trung Á” (từ thế kỷ thứ 7 đến 13)
Cuốn sách “Sự biến đổi của Phật giáo trên khắp mạng lưới Trung Á (từ thế kỷ thứ 7 đến 13)”, do Carmaen Meinert làm chủ bút, cung cấp một tầm nh́n liên khu vực và liên văn hóa đối với các quá tŕnh biến đổi về tôn giáo trong lịch sử Trung Á. Nó xem vùng này như một khối tôn giáo thống nhất, và phân tích sự truyền bá của Phật giáo như một động lực trong sự thay đổi xă hội và văn hóa quan trọng trên toàn chấu Á.
Một khía cạnh đặc biệt của “sự toàn cầu hóa Phật giáo’ này là sự phát triển của các h́nh thức Phật giáo địa phương. Sách t́m hiểu sự địa phương hóa Phật giáo, thông qua những bản thảo và văn hóa vật chất trong các ốc đảo đa sắc tộc của lưu vực Tarim, khu vực xuyên Hi Mă Lạp Sơn của Zangskar, Ladakh và Kashmir, và Vương quốc Purang-Guge ở tây Tây Tạng.
Chủ bút Carmen Meinert, Tiến sĩ triết học, là giáo sư về Các tôn giáo ở Trung Á tại Đại học Bochum ở vùng Ruhr, Đức. Bà đă xuất bản sách và chuyên khảo bao gồm Phật giáo tại Trung Á, Nghệ thuật Phật giáo từ Mông Cổ.
(buddhistartnews – November 24, 2015)
B́a sách ‘Sự biến đổi của Phật giáo trên khắp mạng lưới Trung Á (từ thế kỷ thứ 7 đến 13)’
Photo: Buddhist Art News
PAKISTAN: Người hành hương Phật giáo đánh giá cao việc bảo tồn di tích lịch sử ở Pakistan
Islamabad, Pakistan – Ngày 20-11-2015, Chủ tịch Hội Đại Bồ đề của Tích Lan, Ḥa thượng Banagada Upatissa, đă viếng thăm ông Syed Tariq Fatemi, Trợ lư Đặc biệt về Ngoại giao của Thủ tướng Pakistan.
Ḥa thượng và phái đoàn Tích Lan đánh giá cao các nỗ lực của chính phủ Pakistan về bảo tồn các di tích lịch sử Phật giáo, cũng như về sự hợp tác được mở rộng với những khách hành hương Phật giáo. Ông Fatemi đă đón chào phái đoàn đến Pakistan và ca ngợi công việc quan trọng mà Hội Đại Bồ đề Tích Lan đang thực hiện trong các lĩnh vực, như giáo dục và thúc đẩy ḥa hợp liên tôn giáo.
Vị trợ lư đặc biệt nói rằng Pakistan tự hào là một chiến nôi của nền văn minh Phật giáo và là người giám sát các di tích lịch sử Phật giáo tại Taxila, Takht Bai và Swat, vốn là một phần của di sản văn hóa của ḿnh. Ông nhấn mạnh rằng chính phủ Pakistan sẽ tiếp tục thực hiện mọi bước có thể để tạo điều kiện thuận lợi cho người hành hương Phật giáo viếng thăm những thánh địa tại Pakistan.
(dailynews.com.pk – November 24, 2015)
Ḥa thượng Banagada Upatissa và ông Syed Tariq Fatemi
Photo: dailytimes.com.pk
HÀN QUỐC: Bức tranh Quán Thế Âm Bồ Tát thế kỷ 16 của Phật giáo Triều Tiên được t́m thấy tại Nhật Bản
Một bức tranh Quán Thế Âm Bồ Tát, được cho là vẽ tại Triều Tiên vào giữa thế kỷ 16 vào triều đại Joseon, đă được t́m thấy tại một ngôi chùa ở Kamakura, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản.
Đến nay người ta đă t́m thấy 4 tranh Quán Thế Âm Bồ Tát vẽ từ thời Joseon. Nhưng tranh được t́m thấy gần đây là bức duy nhất trong số 4 tranh nói trên mô tả Bồ Tát ngồi bắt chéo chân.
Tranh này được vẽ trên vải gai với kích thước 119.2 cm x 70.9 cm.
Giáo sư Chung Woo-taek, giám đốc Bảo tàng trường Đại học Dongguk của Hàn quốc, là một chuyên gia về tranh Phật giáo, đă đánh giá về bức tranh rằng, “Tranh này là một ví dụ tiêu biểu của sự tái diễn giải của Triều Tiên về tranh Trung Hoa. Nó thêm vào cho sự đa dạng của tranh Phật giáo được vẽ vào đầu triều đại Joseon”.
Ông cho biết có 6 đến 7 mộc bản tương tự với tranh này, bao gồm cả những bản trong chùa Guin, nhưng một tranh như vầy th́ chưa từng được t́m thấy trước đây.
(donga.com – November 27, 2015)
Tranh Quán Thế Âm Bồ Tát thế kỷ 16 của Phật giáo Triều Tiên được t́m thấy tại Nhật Bản
Photo: The Dong-a Ilbo