TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 09.2015
Diệu Âm lược dịch
TÍCH LAN: Tổng thống Sirisena ca ngợi triết học Phật giáo
Tại dinh tổng thống ở Kandy vào ngày 30-8-2015, trong phần lễ bế mạc của Lễ Rước Hoạt cảnh Kandy, Tổng thống Tích Lan Sirisena phát biểu rằng triết lư Phật giáo là món quà cao quư nhất mà đất nước Phật giáo này có thể truyền đến thế giới. Ông cũng tuyên bố chính phủ mới sẽ thực hiện một chương tŕnh được lên kế hoạch kỹ để truyền bá thông điệp của triết học Phật giáo đến với cộng đồng quốc tế.
Tổng thống nói một xă hội tốt đẹp không thể chỉ được xây dựng thông qua sự phát triển vật chất của đất nước. Ông nói thêm rằng ông sẽ chú tâm trong việc tạo nên một thế hệ tương lai tốt hơn thông qua sự phát triển tinh thần.
Theo truyền thống, người quản lư Chùa Răng Phật là ông Nilanga Pela đă báo cáo với Tổng thống về việc thực hiện thành công Lễ Rươc Hoạt cảnh Kandy,
Tổng thống đă trao tặng những giải thưởng và giấy chứng nhận cho các nghệ sĩ đă tham gia và làm cho Lễ Rước này thành công.
(Eurasia Review – September 1, 2015)
Tổng thống Tích Lan Sirisena (người thứ hai, bên trái) trong buổi lễ hoàn thành Lễ Rước Hoạt cảnh Kandy
Photo:Eurasia Review
PHI LUẬT TÂN: Phật tử Tây Tạng viếng Thánh Địa tại tỉnh Agusan del Sur
Cộng đồng địa phương tại Esperanza ở tỉnh Agusan del Sur có thể sớm nhận được sự gia tăng về du lịch sau khi các Phật tử Tây Tạng đến viếng một nơi mà họ tin là Thánh Địa trong đô thị này.
Các Phật tử nói trên đă đến chiêm bái một di tích c̣n lại của thời tiền thực dân Phi Luật Tân được gọi là tượng nữ thần Tara bằng vàng – một trong những vị thần quan trọng nhất trong Phật giáo Kim Cương Thừa. Người dân địa phương đă xây một cột mốc lịch sử tại nơi pho tượng được khai quật.
Kể từ khi được phát hiện vào năm 1917, pho tượng Tara bằng vàng đă được người hành hương đến chiêm bái, nhưng đối với vị Lạt ma Yeshe Lhundrup của Phật giáo Tây Tạng tại Phi Luật Tân, cuộc hành hương gần đây đă phục hồi “tầm quan trọng của phụ nữ, tầm quan trọng của t́nh thương hay sự đồng cảm với người nghèo”.
Cộng đồng địa phương của Esperanza có kế hoạch mời gọi thêm nhiều khách hành hương hơn khi Hội Hướng dẫn viên Du lịch vùng Caraga (CARTOGA) hy vọng rằng nỗ lực này sẽ giúp thúc đẩy du lịch trong khu vực.
(ABS-CBN news.com – September 1, 2015)
Tượng nữ thần Tara bằng vàng
Photo:buymebuddy.com
PHÁP: Trại Hướng đạo sinh Phật giáo, Hồi giáo v́ tánh khoan dung
Để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và chống lại thành kiến, 40 hướng đạo sinh từ hội Hướng đạo sinh Hồi giáo của Pháp và hội Hướng đạo sinh thuộc Phật giáo Pháp đă tập trung tại một trại hè ở Pháp trong một tuần.
Được tổ chức tại Học viện Karma Ling, trại này là một cơ hội cho các em – tuổi từ 7 đến 11 – đặt những câu hỏi, chia sẻ những bữa ăn chay, và nhất là để “trồng hạt giống của ḥa b́nh trong những công dân tương lai”. Vào ngày cuối của trại hè, các hướng đạo sinh đă trồng một “cây ḥa b́nh”.
Các vị lănh đạo của hướng đạo tại Pháp đă được yêu cầu phải phát triển những chương tŕnh liên tín ngưỡng như thế này sau vụ tấn công ṭa soạn Charlie Hebdo vào tháng 1-2015.
Hướng đạo thế giới là một phong trào thanh niên lớn nhất trên thế giới, với hơn 40 triệu hội viên tại 223 nước.
(lionroar.com – September 2, 2015)
Biểu tượng đoàn kết của Hướng đạo sinh
Photo: Heather Wardle
HOA KỲ: Giáo hội Phật giáo New York kỷ niệm năm thứ 60 của pho tượng mang tính biểu tượng của ḥa b́nh thế giới
Vào ngày 11-9-2015, Giáo hội Phật giáo New York sẽ tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 60 của pho tượng mang tính biểu tượng của Shinran Shonin (Thân Loan Thượng nhân), người sáng lập Phật phái Jodo Shinshu(Tịnh độ Chơn tông).
Nguyên thủy tượng này được dựng tại một công viên ở Hiroshima, Nhật Bản, nơi nó vẫn tồn tại sau vụ nổ bom nguyên tử vào năm 1945. Vào ngày 11-9-1955 tượng được tặng cho Giáo hội Phật giáo New York, và kể từ đó đă an vị trước ṭa nhà trên Đường Riverside. Đối với nhiều người, pho tượng này là một biểu tượng của ḥa b́nh thế giới và giải trừ vũ khí hạt nhân.
Ḥa thượng Tiến sĩ Mark Unno sẽ có một bài phát biểu quan trọng tại buổi lễ kỷ niệm năm thứ 60 của tượng nói trên.
(Lion’s Roar – September 4, 2015)
Tượng Shinran Shonin tại New York, Hoa Kỳ
Photo: Sam Littlefair Wallace
ẤN ĐỘ: Chính phủ muốn phát triển Bồ đề Đạo tràng như là thủ đô tinh thần của Phật giáo thế giới
Ngày 5-9-2015, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói rằng chính phủ muốn phát triển Bồ đề Đạo tràng như là một thủ đô tinh thần của Phật giáo thế giới.
“Tôi xem hội nghị Ấn giáo Phật giáo về Tránh Xung đột và Ư thức về Môi trường này là một sự kiện quan trọng”, ông nói thêm.
Chuyến thăm Bồ đề Đạo tràng của Thủ tướng trùng với Ngày thứ 3 của hội nghị SAMVAD – Sáng kiến Ấn-Phật giáo Toàn cầu về Tránh Xung đột và Ư thức về Môi trường, trong đó các đại biểu tham dự có mặt tại Bồ đề Đạo tràng.
Thủ tướng Narendra Modi đă gọi Ấn Độ là ‘Ấn Độ Phật giáo’, và nói rằng đất nước này đă thấm nhuần các giá trị của Đức Phật. Ông cũng chỉ ra rằng Đức Phật là một nhà truyền giáo vĩ đại về b́nh đẳng, và mảnh đất Bồ đề Đạo tràng có vị trí đặc biệt trong lịch sử nhân loại.
(dnaindia.com – September 5, 2015)
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tham thiền và phát biểu tại hội nghị SAMVAD ở Bồ đề Đạo tràng
Photos: nvtv.com & ANI
HOA KỲ: Trung tâm Nguồn Phật giáo Tây Tạng bảo tồn văn bản từ tất cả các truyền thống Phật giáo
Sau khi đă đạt được mục tiêu ban đầu của việc bảo tồn số lượng đồ sộ của các nguồn văn bản quan trọng nhất của Phật giáo Tây Tạng, Trung tâm Nguồn Phật giáo Tây Tạng (TBRC) hiện đang hướng đến việc mở rộng phạm vi công việc để bảo đảm rằng các văn bản Phật giáo từ mọi truyền thống đều được an toàn, dễ t́m và cập nhật được ở dạng kỹ thuật số.
Được thành lập vào năm 1999 với trụ sở đặt tại Cambridge, Masachusetts, TBRC trong lịch sử 16 năm của ḿnh đă quét hơn 18,000 tập sách sang định dạng kỹ thuật số - với tổng cộng 9.5 triệu trang có sẵn trực tuyến và ngoại tuyến. Trong quá tŕnh này, một mô h́nh biên mục đă được phát triển thích nghi cho việc sử dụng bất cứ ngôn ngữ hoặc chủ đề nào. Vào tháng 8-2015, TBRC đă vượt mốc 10 triệu trang văn bản được quét.
Mục tiêu mới của TBRC sẽ tập trung vào các nguồn văn bản của tiếng Hán, Pali, Phạn và các ngôn ngữ khác từ Trung, Đông và Đông Nam Á, vốn đặc biệt có nguy cơ bị biến mất trong thời đại của sự bất ổn về kinh tế-xă hội, chính trị và môi trường. Để đạt được điều này, sự hỗ trợ của những người bảo trợ nh́n xa trông rộng cũng như cộng đồng Phật giáo toàn thế giới sẽ là cần thiết.
(Buddhistdoor Global – September 9, 2015)
Bộ sưu tập kỹ thuật số của TBRC bao gồm văn học Tây Tạng có niên đại từ thế kỷ thứ 8
Photo: harvardmagazine.com
NHẬT BẢN: Khánh thành tượng của Tiến sĩ Phật tử Ấn Độ Babasaheb Ambedkar tại Koyasan
Ngày 10-9-2015 tại Koyasan (Nhật Bản), Thủ hiến Devendra Fadnavis của bang Maharashtra (Ấn Độ) nói rằng trong khi Koyasan đang kỷ niệm 1,200 năm thành lập th́ pho tượng lớn bằng kích thước người thật của một Phật tử thuần thành-Tiến sĩ Babasaheb Ambedkar là một món quà vô giá đối với người dân của Koyasan.
Thủ hiến Fadnavus đă khánh thành pho tượng lớn bằng người thật của Tiến sĩ Ambedkar tại núi Koyasan, nơi đă được thành lập như một tu viện cho việc đào tạo Phật giáo cách đây 1,200 năm.
Thủ hiến Fadnavis nói trong khi chính quyền Maharashtra chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 125 ngày sinh của Cha đẻ của Hiến pháp Ấn Độ, Tiến sĩ Babasaheb Ambedkar, nó lại trùng hợp với dịp lễ kỷ niệm lịch sử của Kosayan.
Cùng tham dự lễ khánh thành tượng, Tỉnh trưởng tỉnh Wakayama của Nhật Bản, ông Yoshinobu Nisaka, phát biểu rằng đây là một niềm tự hào v́ tượng Tiến sĩ Babasaheb Ambedkar được khánh thành tại Koyasan, trung tâm đào tạo Phật giáo cổ xưa nhất. Ông nói rằng Tiến sĩ Ambedkar đă đưa nước Ấn Độ hiện đại đến với triết học Phật giáo đúng như cách mà Bhante Kobo Dayashi đă du nhập Phật giáo vào Nhật Bản sau khi thành lập thánh địa Koyasan cách đây 1,200 năm.
(dna – September 11, 2015)
Thủ hiến bang Maharashtra của Ấn Độ (người mặc áo đen) trong lễ khánh thành tượng Tiến sĩ Ambedkar tại Koyasan, Nhật Bản
Photo: dna
HOA KỲ: Nghệ sĩ Phật giáo Meredith Monk nhận Huân chương Quốc gia 2014 về Nghệ thuật
Vào ngày 10-9-2015 tại Ṭa Bạch Ốc, nghệ sĩ Phật giáo Meredith Monk đă được tặng Huân chương quốc gia 2014 về Nghệ thuật, “v́ sự đóng góp của bà với vai tṛ nhà soạn nhạc, ca sĩ và diễn viên.” Huân chương này được trao cho “các cá nhân hoặc nhóm người mà, theo đánh giá của Tổng thống, là xứng đáng với sự công nhận đặc biệt do sự đóng góp nổi bật của họ cho sự xuất sắc, phát triển, hỗ trợ và giá trị của nghệ thuật tại Hoa Kỳ”.
Meredith Monk là một nhà soạn nhạc, ca sĩ, nhà làm phim và đạo diễn/ biên đạo múa sống tại New York. Là một người tiên phong trong “kỹ thuật thanh nhạc mở rộng” và “tŕnh diễn tạp kỹ” đương đại, bà đă sáng tác hơn 200 tác phẩm.
(Lion’s Roar – September 11, 2015)
Nghệ sĩ Phật giáo Meredith Monk được Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tặng Huân chương Quốc gia 2014 về Nghệ thuật
Photo: Sam Littlefair Wallace
Nghệ sĩ Phật giáo Meredith Monk
Photo: Lion’s Roar
TÍCH LAN: Người Tích Lan được khuyến cáo không viếng Lâm T́ Ni của Nepal do bất ổn
Bộ Ngoại giao Tích Lan đă khuyến cáo du khách Tích Lan không đến viếng Lâm T́ Ni (Nepal) cho đến khi có thông báo tiếp do bất ổn tại di tích lịch sử Phật giáo này.
Một làn sóng phản đối của công chúng tại Nepal chống lại một hiến pháp được đề xuất đă nổ ra, gây bất an cho hàng ngh́n người hành hương đến viếng Lâm T́ Ni. Và Đại sứ quán Tích Lan tại Kathmandu đă yêu cầu người Tích Lan tránh không viếng Lâm T́ Ni cho đến khi có thông báo mới.
Các vụ phản đối bằng bạo lực đă gia tăng tại đồng bằng phía nam Nepal vào ngày 9-9 với việc người biểu t́nh tấn công những cảnh sát đă bắn chết ít nhất 5 người.
Khoảng 300 Phật tử Tích Lan đi hành hương bị mắc kẹt tại Lâm T́ Ni đă thoát được khỏi khu vực này và đang trên đường trở về nước, Bộ Ngoại giao Tích Lan cho biết.
(NewsNow – September 12, 2015)
INDONESIA: Buổi tŕnh diễn sử thi tại đền Phật giáo Borobudur
Được tổ chức một lần duy nhất mỗi năm vào ngày 10-10, buổi tŕnh diễn văn hóa lớn Mahakarya Borobudur tại nhà hát ngoài trời Aksobya ở khu đền Phật giáo cổ Borobudur sẽ diễn ra vào ngày thứ Bảy 10-10-2015 lúc 7:00 pm.
Mahakarya Borobudur được tŕnh bày bởi khoảng 200 diễn viên trong trang phục truyền thống, với sự hỗ trợ của dàn nhạc khí gơ đầy đủ, diễn ra trong bối cảnh đầy ấn tượng của ngôi đền Phật giáo thế kỷ thứ 9 được chiếu sáng – là buổi tŕnh diễn lớn nhất thế giới của loại h́nh này.
Được tŕnh bày với các yếu tố truyền thống lẫn hiện đại, buổi tŕnh diễn đáng nhớ này là một sự hợp tác nghệ thuật giữa cộng đồng địa phương và các diễn viên từ Viện Nghệ thuật Solo..
Với 6 cảnh đầy ấn tượng, Mahakarya Borobudur đan xen những câu chuyện từ triều đại Saliendra và cuộc sống hàng ngày của địa phương vào thế kỷ thứ 8, vốn khai sinh nơi ngày nay là Cảnh quan Di sản Thế giới của Đền Borobudur.
(tipitaka.net – September 14, 2015)
Buổi tŕnh diễn văn hóa lớn MahaKarya Borobudur vào các năm 2006 (ảnh trên) và 2010 (ảnh dưới)
Photos: google
TÍCH LAN: Lễ kỷ niệm 151 năm ngày sinh của người sáng lập phong trào dân tộc chủ nghĩa bất bạo động của Phật giáo Tích Lan
Phát biểu tại một lễ kỷ niệm 151 năm ngày sinh của Anagarika Dharmapala, Tổng thống Tích Lan Maithripala Sisisena kêu gọi người Tích Lan ghi nhớ giáo lư Phật giáo do Dharmapala truyền bá, vốn đă làm tăng cường sự đoàn kết giữa các nhóm dân tộc của đất nước này. Ông nhấn mạnh rằng những lời dạy ấy vẫn c̣n phù hợp với ngày nay giống như vào sinh thời của Dharmapala.
Buổi lễ diễn ra tại trường Phật giáo Pannipitiya Dharmapala Vidyalaya vào ngày 14-9-2015.
Anagarika Dharmapala (1864-1933) sinh tại Colombo, Tích Lan, là một học giả và nhà văn, đă dành cả cuộc đời cho việc bảo vệ và truyền bá Phật giáo. Ông cũng là một người sáng lập của phong trào dân tộc chủ nghĩa Phật giáo Tích Lan bất bạo động. Ông được xem là người dẫn đầu sự hồi sinh của của Phật giáo tại Ấn Độ, và là Phật tử đầu tiên trong thời hiện đại giảng dạy đạo pháp trên 3 lục địa – Á châu, Bắc Mỹ và Âu châu.
Tổng thống Sirisena lưu ư rằng có nhiều bài học được rút ra từ triết lư của Anagarika mà ta có thể dùng để truyền bá Phật giáo, xây dựng một xă hội mạnh mẽ và ngăn chận việc tiêu thụ ma túy và rượu.
(Buddhistdoor Global – September 15, 2015)
Tổng thống Tích Lan trong lễ kỷ niệm 151 năm ngày sinh Anagarika Dharmapala
Photo: news.lk
VƯƠNG QUỐC ANH: Đức Đạt lai Lạt ma nói về giải pháp lâu dài cho cuộc khủng hoảng về người tị nạn tại chấu Âu
Vào ngày 14-9-2015, bắt đầu chuyến thăm 9-ngày đến Vương quốc Anh của ḿnh, Đức Đạt lai Lạt ma nói với các phóng viên tại Oxford rằng thật tuyệt vời khi các quốc gia trong Liên minh châu Âu như Đức và Áo đang thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận những ḍng người di cư đến từ các nước Trung Đông khác nhau.
Vị lănh đạo tinh thần người Tây Tạng nói lợi ích quốc gia nên đứng thứ hai sau lợi ích của nhân loại khi ngài đề cập đến cuộc khủng hoảng người tị nạn. Ngài đă ca ngợi phản ứng của Đức và Áo đối với ḍng người tị nạn nói trên.
Tuy nhiên, vị lănh đạo người Tây Tạng nói rằng tiếp nhận người tị nạn không phải là giải pháp cuối cùng. Ngài nói việc chăm sóc hàng ngh́n người tị nạn như thế thật tuyệt vời, nhưng đồng thời ta phải suy nghĩ về những giải pháp lâu dài, về cách để mang lại ḥa b́nh đích thực và sự phát triển đích thực, chủ yếu thông qua giáo dục cho các nước Hồi giáo này.
(Phayul – September 15, 2015)
Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: Reuters
ẤN ĐỘ: Đồng bạc Phật giáo 400 năm tuổi khai quật được tại Chamarajanagar
Mysuru, Karnataka - Việc phát hiện một đồng tiền bằng bạc 400 năm tuổi chạm nổi h́nh ảnh Đức Phật Cồ Đàm từ làng Vadayara Palya ở khu Kollegala, huyện Chamajanagar (bang Karnataka) cho thấy sự truyền bá Phật giáo trong khu vực này.
Tiến sĩ B Basavaraju Tagarapura, giám đốc khảo cổ khu vực Vijayapura của trường Đại học Mở bang Karnataka, đă khai quật đồng bạc thuộc Công ty Đông Ấn nói trên từ một cánh đồng nông nghiệp gần Thuộc địa Tây Tạng, cách khu Kollegal 40 km. Ông nói đă t́m được nó trong khi đang làm nghiên cứu tại địa điểm này. “Đồng bạc có khắc nổi h́nh ảnh Đức Phật Cồ Đàm ngồi trên đài sen và ḍng chữ nửa anna (tiền tệ Ấn Độ cũ), năm 1616 và Công ty Đông Ấn”.
Basavara nói, “Vào thế kỷ thứ 3, A Dục Vương đă phái nhà sư Mahadeva đến Mahisha Mandala (nay là Mysuru) và sư Rakshitha đến Banavasi (huyện Uttara Kannada). Chữ khắc của A Dục Vương được t́m thấy tại nhiều nơi ở các huyện Chitradurga, Raichur và Kalaburagi. Gần đây chữ khắc Phật giáo được phát hiện tại làng Rajagatta ở khu Dodaballapur. Nhưng đồng bạc t́m được tại khu Kollegal cho thấy ảnh hưởng của Phật giáo tại vùng Mysuru”.
(tipitaka.net – September 17, 2015)
HÀN QUỐC: Phật phái Tào Khê tổ chức cuộc thi nó ngoại ngữ đầu tiên
Có tổng cộng 41 cá nhân và 12 đội (121 người) đă tham gia cuộc thi nói ngoại ngữ dành cho ‘tăng sĩ sinh viên’ đầu tiên do Phật phái Tào Khê Hàn quốc tổ chức. Ṿng sơ kết diễn ra vào ngày 16-9-2015 tại hội trường văn hóa và nghệ thuật truyền thống của chùa Ujeongguk-ro ở quận Jongno, Seoul.
Các tăng sĩ sinh viên tham gia cuộc thi này hiện đang học tại các trường đại học Tăng sĩ Phật giáo và Đại học Dongguk, do trung tâm giáo dục của tông phái Phật giáo Tào Khê tổ chức.
Đối với các bài thuyết tŕnh bằng Anh ngữ, các thí sinh phải tŕnh bày theo ‘phong cách hùng biện’ trong đó họ thuyết tŕnh bằng cách cầm micro, hoặc theo cách sử dụng h́nh chiếu. C̣n các đội th́ tŕnh bày những phần tŕnh diễn theo phong cách âm nhạc bằng cách áp dụng nhạc kịch ngắn.
Tông phái Tào Khê đă quyết định yêu cầu tăng sĩ sinh viên học một ngoại ngữ bao gồm Anh, Hoa và Nhật ngữ trong 2 học kỳ của khóa học Tăng sĩ 4 năm để nâng cao tŕnh độ và năng lực của tăng sĩ và tăng cường việc quốc tế hóa Phật giáo.
(donga.com – September 17, 2015)
Cuộc thi ngoại ngữ của Tăng sĩ sinh viên do Phật phái Tào Khê tổ chức tại Seoul, Hàn quốc
Photo: donga.com
TÂY TẠNG: Tín đồ Phật giáo Ấn Độ khôi phục Bảo tháp A Dục Vương tại thành phố Chamdo
Thành phố Chamdo ở vùng Hi Mă Lạp Sơn vừa khánh thành một Bảo tháp A Dục Vương được phục hồi. Đây là biểu tượng của ḷng nhiệt thành mang tính truyền giáo của người Ấn Độ để truyền thông điệp của Phật giáo từ thời cổ đại.
Bảo tháp có khu phức hợp bao gồm một tượng Đức Phật cao 35 m được tôn trí trên đỉnh một Phât tự.
Bảo tháp đă được phục hồi bởi các tín đồ của Gyalwang Drukpa, vị lănh đạo tinh thần của ḍng Phật giáo Drukpa có trụ sở tại Ladakh, Ấn Độ, với sự bảo trợ từ Hội Từ thiện Fu Rui theo dự án 25 triệu usd.
Sự đóng góp cũng đến từ nhiều tín đồ của Drukpa, trong đó có những nhà công nghiệp nổi tiếng như gia đ́nh Lim tại Singapore.
Bảo tháp nguyên thủy được thiết lập tại Nangchen – một trung tâm thương mại và chính trị quan trọng của miền đông Tây Tạng trước kia – bởi các nhà truyền giáo đạo Phật vốn mang theo thông điệp của A Dục Vương, người trị v́ Ấn Độ từ khoảng năm 65-238 BC hoặc 273-232 BC.
(Big News Network – September 21, 2015)
Bảo tháp A Dục Vương được phục hồi và khánh thành tại Chambo, Tây Tạng
Photos: eeroju.in & drukpa-germany.com
HÀN QUỐC: Một cuộc hành tŕnh qua lịch sử Phật giáo: từ Gandhara đến Silla
Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc tại Quận Yongsan-gu, Seoul, tổ chức một cuộc triển lăm đặc biệt giới thiệu 210 tác phẩm nghệ thuật của Phật giáo, diễn ra từ ngày 25-9 đến 15-11-2015.
Các tác phẩm này đến từ 8 nước, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung quốc.
Triển lăm mang tên ‘Những kiệt tác của Điêu khắc Phật giáo thời kỳ đầu’, và các tác phẩm được trưng bày tại đây đại diện cho nghệ thuật Phật giáo trải dài từ vùng Gandhara của miền bắc Pakistan cho đến Seorabeol, kinh đô cổ của Vương quốc Silla (57 B.C – 935 A.D) – thành phố Gyeongju hiện đại ngày nay tại tỉnh Bắc Gyeongsang, Hàn quốc.
Triển lăm mang ra ánh sáng quá tŕnh h́nh thành của Phật giáo trên khắp Ấn Độ, và lan rộng đến Đông Nam Á, Trung Á, Trung Hoa và cuối cùng đến bán đảo Triều Tiên vào thế kỷ thứ 4.
Trong số các hiện vật trưng bày tại triển lăm là những tác phẩm điêu khắc mà công chúng hiếm khi được chiêm ngưỡng, một số thuộc sở hữu của Bảo tàng Nghệ thuật Thủ đô tại Hoa Kỳ và từ Bảo tàng Quốc gia Tokyo.
(whowired.com – September 23, 2015)
Poster của cuộc triển lăm “Những kiệt tác của Điêu khắc Phật giáo Thời kỳ đầu’’ tại Seoul, Hàn quốc
Các tượng và vật tạo tác được trưng bày tại triển lăm “Những kiệt tác của Điêu khắc Phật giáo Thời kỳ đầu’’ tại Seoul, Hàn quốc
Photos: Whowired News Team
BHUTAN: Sư trưởng Khyentse bắt đầu cuộc vận động cho bộ phim thứ 4 của ḿnh
Nhà sư và nhà làm phim người Bhutan, Sư trưởng Dzongsar Jamyang Khyentse, c̣n gọi là Khyentse Norbu, đă phát động một đợt vận động cho bộ phim thứ 4 của ḿnh, có tên là ‘Hema Hema: Hăy hát cho tôi một bài hát trong khi tôi chờ đợi’.
Ông mô tả dự án mới của ḿnh như “một phim có chủ đề độc đáo về các khu rừng của Bhutan - được hiển lộ nhưng không cho biết địa danh”. Bộ phim sẽ được quay ngoài trời tại Bhutan vào mùa thu này. Và sư trưởng Khyentse nói đây là dự án có tính riêng tư và nghệ thuật nhất của ông cho đến nay.
Sinh năm 1961 tại Khengpajong, đông Bhutan, Sư trưởng Khyentse đă nổi tiếng toàn thế giới vào năm 1999 với bộ phim đầu tiên Chiếc Cup. Ông cũng là đạo diễn của phim ‘Các nhà du hành và Các thuật sĩ ’(2003) và ‘Vara: một sự ban phúc’ (2013).
Ngoài việc làm phim, ông c̣n giám sát Tu viện Dzongsar ở đông Tây Tạng, các trường cao đẳng tại Ấn Độ và Bhutan và các trung tâm thiền tại Úc, Bắc Mỹ và Viễn Đông.
(Lion’s Roar – September 24, 2015)
Sư trưởng Khyentse Norbu
Photo: Lion’s Roar
MIẾN ĐIỆN: Hàng ngh́n nhà sư tham dự lễ làm công đức tại Mandalay
Khoảng 10,000 nhà sư từ Miến Điện và 100 nhà sư từ tu viện Dhammakaya của Thái Lan đă tham dự một lễ làm công đức tại Mandalay vào ngày 20-9-2015.
Lễ cúng dường vật phẩm được tổ chức với sự cộng tác của sư trưởng Luang Po Phammajayo của tu viện Dhammakaya và chùa Mya Kyauk Sayadaw Baddanda Khaymarsara của Mandalay.
Một phát ngôn viên của tu viện Dhammakaya nói, “Ư tưởng của buổi lễ là để đoàn kết Phật tử và phát huy Phật giáo. Mandalay là một trung tâm dành cho Phật giáo tại đất nước này, với nhiều tăng sĩ và tu viện Phật giáo, là điều mà vị sư trưởng đáng kính của chúng tôi muốn thực hiện lễ này”.
“Sự kiện này nhằm làm cho Phật giáo vững mạnh, bảo tồn truyền thống Phật giáo cũng như tăng cường quan hệ giữa 2 nước”.
Trong quá khứ, Miến Điện từng tổ chức các đại lễ cúng dường chư tăng, nhưng buổi lễ vào ngày 20-9 thật đặc biệt v́ có sự tham dự của các nhà sư từ nước láng giềng Thái Lan.
(Tipitaka Network – September 24, 2015)
Chư tăng Miến Điện và Thái Lan tại lễ cúng dường ở Mandalay vào ngày 20-9-2015
Photos: Zarni Mann
NHẬT BẢN: Cuộc trưng bày dài ngày hiếm có của pho tượng ‘Phật Tóc dài’ tại Nara
Là một h́nh mẫu của Đức Phật A Di Đà và được người Nhật tôn quư gọi là “Afuro Butsuzou” (tượng “Phật Tóc dài’’), điển h́nh của loại tượng đặc biệt này chỉ có 16 pho trên toàn cơi Nhật Bản - tại các chùa ở Kyoto, Wakayama, Nara và các tỉnh khác.
Tiêu biểu là pho tượng có niên đại từ thời Muromachi của Nhật (1337-1573), được tôn trí tại khu chùa Todai-ji ở Nara và thường chỉ cho công chúng chiêm ngưỡng vào ngày 5-10 hàng năm. Tuy nhiên, do công việc trùng tu vẫn c̣n tiếp tục tại Điện Kanjinsho Amida trong khuôn viên chùa nên, thay v́ thế, pho tượng này sẽ được triển lăm tại Bảo tàng Todaiji ở Nara từ nay cho đến ngày 18-10-2015.
Mái tóc dài của loại tượng này là biểu tượng của sự thiền định kéo dài của Đức Phật v́ lợi ích của tất cả chúng sinh.
(Buddhistdoor Global – September 23, 2015)
Tượng Phật Tóc dài sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Todaiji ở Nara (ảnh trên) và một tượng cùng loại tại chùa Konkaikomyo-ji ở Kyoto (ảnh dưới)
Photos: Buddhistdoor Global
ẤN ĐỘ: Odisha thúc đẩy việc đưa di sản Phật giáo của bang vào mạng mạch quốc gia
Ngày 26-9-2015, bang Odisha đă thúc giục Trung ương để đưa di sản Phật giáo phong phú của ḿnh vào Mạng mạch Phật giáo Quốc gia nhằm quảng bá tiềm năng du lịch của bang này.
Thư kư ngành du lịch Bang, ông L.N. Gupta, yêu cầu Thư kư Du lịch liên bang Vinod Zutshi xem xét việc nhập vào mạng mạch vùng đồi nổi tiếng của Odisha là Ratnagiri – Lalitgiri – Udaygiri và các vùng lân cận của chúng, vốn bao gồm một khu phức hợp Phật giáo và vùng đồi Dhauli.
Ông Zutshi đă tổ chức một cuộc họp đánh giá về tiềm năng du lịch của bang Odisha.
Ông cam đoan về tất cả sự hỗ trợ khả thi từ bộ du lịch cho việc thúc đẩy và phát triển du lịch tại Odisha.
Ông Zutshi đă khuyên Sở du lịch bang tham gia vào Trung tâm thương mại Du lịch Trung quốc - dự kiến diễn ra vào tháng 11 - để giới thiệu kho tàng Phật giáo của Odisha, qua đó thu hút khách du lịch đến với bang này.
(IANS – September 27, 2015)
Chùa Ḥa b́nh trên đỉnh đồi Dhauli, bang Odisha (Ấn Độ)
Photo: Google