TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG
06.2015
Diệu Âm lược
dịch
PAKISTAN: Tu viện Phật giáo Takht-i-Bhai 2,000 năm tuổi tại
Mardan
Đông đảo dân địa phương và du khách đă đến tham quan tu viện
Takht-i-Bhai, di tích cổ xưa có niên đại từ đầu thế kỷ thứ
nhất sau Công nguyên.
Được liệt kê trong danh sách Di sản Thế giới, nó được xem là
một trong những tu viện Phật giáo có cầu trúc tốt nhất tại
huyện Gandhara.
Tu viện Takht-i-Bhai tọa lạc cách phía đông của khu chợ
Takht Bhai ở quận Mardan thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa.
Nằm ở độ cao khoảng 500 feet trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ, tu
viện từng được biết đến như là trung tâm của nền văn minh
Gandhara vốn thu hút du khách, các sử gia, các nhà khảo cổ
và Phật tử khắp thế giới.
Theo lời người dân địa phương, khu tu viện và ngôi làng được
đặt tên theo 2 cái giếng được t́m thấy trên đỉnh ngọn đồi
gần tu viện. Tuy nhiên, đa số tin rằng “takht” nghĩa là ngai
vàng, và “bhai” nghĩa là nước theo tiếng Ba Tư. “Chúng tôi
tin rằng nó được đặt tên theo ḍng suối ở bên trái của di
tích Phật giáo này”, một cư dân địa phương nói.
(buddhistartnews – June 1, 2015)
Di tích Tu viện Takht-i-Bhai ở Mardan, Pakistan
Photo: FAZAL KHALIQ
CAM BỐT: Hàng ngh́n tăng sĩ Cam Bốt tập trung để tôn vinh
Quốc vương
Phnom Penh, Cam Bốt – Vào sáng ngày 3-6-2015, hàng ngh́n nhà
sư đă xếp hàng bên ngoài Cung điện Hoàng gia để tôn vinh
việc phụng sự Phật giáo của Quốc vương Norodom Sihamoni.
Các vị cao tăng của Cam Bốt và Thủ tướng Hun Sen cũng tham
dự sự kiện này.
Buổi lễ được tổ chức để kỷ niệm một giải thưởng tôn vinh nhà
vua, được trao tặng ngài bởi Hội nghị Thượng đỉnh Phật giáo
lần thứ 6 tại Nhật Bản vào tháng 12-2014.
Người dân Cam Bốt, trong số đó có nhiều người mặc trang phục
truyền thống Khmer, cũng tham dự buổi lễ.
Lễ cầu nguyện được theo sau bởi một ban nhạc lễ và đoàn diễn
hành, trong đoàn có một xe hoa bằng vàng chở 2 vị cao tăng
và một bản sao của giải thưởng được phóng to.
Phật giáo Nguyên thủy là quốc giáo của Cam Bốt, với 90% dân
số là Phật tử.
(DPA news – June 2, 2015)
Chư tăng Cam Bốt dự lễ tôn vinh Quốc vương (ảnh trên) và xe
hoa bằng vàng chở bản sao giải thưởng tôn vinh Quốc vương
(ảnh dưới)
Photos: Mak Remissa, EPA
TÍCH LAN: Thủ tướng Tích Lan lên án những kẻ cực đoan tôn
giáo đă phá hủy Phật giáo
Colombo, Tích Lan – Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đă lên án
những kẻ cực đoan tôn giáo v́ đă phá hủy giáo lư cao quư bất
bạo động của Phật giáo.
Trong thông điệp của ḿnh nhân ngày Poson Poya, vốn đánh dấu
sự du nhập Phật giáo lên quốc đảo Tích Lan bởi Arhath
Mahinda – con trai của A Dục Vương của Ấn Độ - vào năm 250
trước Công nguyên, Thủ tướng lưu ư rằng đă không có sự xâm
lược nào diễn ra trong lịch sử để hoằng dương Phật giáo.
Ông nói rằng so với các tôn giáo và triết học khác, Phật
giáo có một vị trí độc nhất v́ là tôn giáo tạo ra một môi
trường thuận lợi cho sự cùng tồn tại, tôn trọng các tôn giáo
cũng như các nền văn hóa khác.
“Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, giáo lư cao quư dựa
trên ḷng từ bi và phi bạo lực này đă bị thách thức do những
kẻ cực đoan, do các hành vi thiển cận và bạo lực, và đây là
điều đáng tiếc”, Thủ tướng nói.
“Trách nhiệm của chúng ta là thay đổi t́nh trạng này. Chúng
ta hăy làm cho cuộc sống của ḿnh phong phú về tinh thần,
chứ không phải về vật chất, và hăy sống với sự cùng tồn tại,
tôn trọng các tôn giáo và các nền văn hóa khác”, ông nói.
(Colombo Page – June 3, 2015)
Thủ tướng Tích Lan Ranil Wickremesinghe
Photo: Colombo Page
NA UY: 3 vị lănh đạo Phật giáo Miến Điện nhận giải thưởng
Ḥa hợp Thế giới
Tuần trước, tại Viện Nobel ở Oslo, Na Uy, các vị lănh đạo
Phật giáo Miến Điện gồm các Đại đức Seindita, Withudda và
Zawtikka đă được trao giải thưởng Ḥa hợp Thế giới của Hội
nghị Tôn giáo Thế giới.
Trong b́nh luận của ḿnh tại buổi lễ, Chủ tịch Hội các tôn
giáo Thế giới là Imam Malik Mujahid nói, “Những nhà sư phi
thường này phản kháng quan niệm phổ biến rằng tất cả tăng sĩ
Phật giáo đều hô hào chống lại người Rohingyas”.
Đai đức Seindita nói rằng những kẻ quá khích sẽ phải giết
ông trước khi họ muốn làm hại được người Rohingya. Hơn 1,000
người Hồi giáo Rohingya đă t́m được nơi trú ẩn bên trong các
tu viện Phật giáo để tránh bạo lực tôn giáo.
Buổi lễ là một phần của hội nghị 2-ngày để thảo luận về hoàn
cảnh của người Rohingya. Nhiều nhà lănh đạo tôn giáo và
chính trị đă lên tiếng chống lại bạo lực, bao gồm một nhóm
giáo viên Phật giáo, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và đức
Đạt lai Lạt ma.
(Lion’s Roar – June 3, 2015)
Ba vị cao tăng Miến Điện nhận giải thưởng ḥa hợp Thế giới
tại Oslo, Na Uy
Photo: Maung Zami
INDONESIA: Ngày Phật Đản tại Borobudur, ngôi đền Phật giáo
lớn nhất thế giới
Tại Indonesia, lễ Phật Đản được tập trung tại ngôi đền cổ
Borobudur, nơi hàng ngh́n tăng sĩ thiền định và kinh hành
trong một nghi lễ gọi là “Pradaksina”.
Đền Borobudur được trang trí với gần 3,000 tác phẩm điêu
khắc dạng phù điêu minh họa cuộc đời và lời dạy của Đức
Phật, cũng như hơn 504 tượng Phật, trong số đó có 72 tượng
bao quanh mái ṿm của đỉnh ngôi đền.
Borobudur đă trải qua nhiều lần trùng tu, đáng chú ư là vào
đầu thập niên 1900 và cuối thập niên 1970. Ngày nay, ngôi
đền này là điểm thu hút du khách nhất của Indonesia.
(tipitaka.net – June 7, 2015)
Các nhà sư cầu nguyện tại đền Borobudur
Chư tăng và Phật tử kinh hành quanh đền Borobudur
Chư tăng thả thiên đăng sau khi cầu nguyện tại Borobudur
Photos: David Sim
NHẬT BẢN: Trưng bày các tác
phẩm điêu khắc bằng đồng về cuộc đời của Đức Phật
Nara, Nhật Bản – Một tác phẩm điêu khắc bằng
đồng miêu tả những cảnh từ nửa sau của 8 sự kiện lớn của
cuộc đời Đức Phật được khánh thành trước công chúng vào ngày
5-6-2015 tại đền Yakushiji ở quận Nishinokyo-cho tại thành
phố Nara. Đây là đền thờ nổi tiếng nhất của Nhật Bản.
Tác phẩm điêu khắc này có 4 cảnh, dài 4.7 m,
cao 3.1 m và rộng 1.5 m, sẽ được trưng bày trong Saito (chùa
phía tây) của đền Yakushiji.
Bên trong Toto (chùa phía đông) và Saito của
ngôi đền này xưa kia từng có một loạt các tác phẩm điêu khắc
nhỏ miêu tả 8 sự kiện quan trọng của cuộc đời Đức Phật.
Những tác phẩm gốc được làm bằng đất và gỗ, nhưng nguồn gốc
của chúng là một bí ẩn. Ngày nay chỉ c̣n lại khoảng 160 tác
phẩm như thế.
Để có được cảm hứng và thu thập tài liệu tham
khảo cho công việc của ḿnh,
điêu khắc gia Shinya Nakamura đă du hành đến
Ấn Độ và đi theo con đường mà tương truyền Đức Phật đă đi
cách đây hơn 2,000 năm. Ông đă mất 7 năm để hoàn thành tác
phẩm bằng đồng nói trên.
Tác phẩm điêu khắc thứ nh́ mô tả nửa đầu của
8 sự kiện lớn – bắt đầu từ quan niệm của Đức Phật và kết
thúc là sự thoát ly cuộc sống thế tục của Ngài – sẽ được tôn
trí tại chùa Toto, vốn đang được trùng tu và dự kiến sẽ mở
cửa trở lại vào năm 2019.
(tipitaka.net – June 8, 2015)
Tác phẩm điêu khắc tôn trí
tại Saito (chùa tây) của đền Yakushiji kể về chuyện xá lợi
của Đức Phật đă được phân chia ra sao trong các bang của Ấn
Độ sau khi ngài nhập diệt
Photo: Yumi Kurita
AFGHANISTAN: Hăng Phim
Kartemquin trong chiến dịch cứu di sản Phật giáo
Các nhà làm phim tài liệu ‘Cứu Mes Aynak’ đă
công bố ngày chiếu toàn cầu để truyền đi nhận thức về một di
tích khảo cổ Phật giáo 5,000 năm tuổi ở Afghanistan đang
trên bờ vực của sự hủy diệt.
Phim ‘Cứu Mes Aynak’ đă chiếu ra mắt tại Liên
hoan Phim Tài liệu Quốc tế Amsterdam (Ḥa Lan) vào tháng 11
năm ngoái, giới thiệu về nhà khảo cổ học Qadir Temori và
cuộc chiến của ông để cứu di tích Mes Aynak.
Các nhà làm phim nói rằng Mes Aynak, nằm tại
Tỉnh Logar do Taliban kiểm soát, bị đe dọa từ một công ty
khai thác mỏ nhà nước Trung quốc vốn đang nhắm vào mỏ đồng
dưới đất có trị giá khoảng 100 tỉ USD.
Các nhà khảo cổ tin rằng chỉ 10% di tích Mes
Aynak đă được khai quật.
Đạo diễn Brent E Huffman của bộ phim tài liệu
nói trên và Hăng phim tài liệu Kartemquin đă công bố ngày
1-7-2015 sẽ là Ngày Toàn cầu Cứu Mes Aynak, trong đó bộ phim
sẽ có mặt trên toàn cầu thông qua VHX.
Phim sẽ được phát sóng trên các đài bao gồm
Al Jazeera và Al Jazeera Anh ngữ, và sẽ có sẵn để chiếu tại
các tổ chức giáo dục và địa điểm cộng đồng.
(buddhistartnews – June 9, 2015)
Các tượng tại di tích Phật
giáo Mes Aynak, Afghanistan
Photo: Screen Daily
AFGHANISTAN: Các tượng Đại
Phật Bamiyan được tái hiện bằng máy chiếu ánh sáng 3D
Vào ngày 7-6-2015, 14 năm sau khi bị Taliban
phá hủy, các tượng Đại Phật Bamiyan của Afghanistan đă được
phục dựng – lần này bằng ánh sáng.
Các nghệ sĩ đă dùng công nghệ chiếu ánh sáng
3D lên các hốc đá rỗng, vốn từng là nơi tôn trí 2 tượng Đại
Phật, để phục dựng các tượng này bằng h́nh ảnh.
Máy chiếu có giá $120,000 do 2 vợ chồng người
Trung quốc tặng đă được sử dụng cho việc phục dựng. Để tỏ
ḷng tôn kính 2 pho tượng bị phá hủy vào năm 2001 nói trên,
họ đă xin phép UNESCO và chính phủ Afghanistan để thục hiện
dự án.
Buổi chiếu ra mắt các tượng h́nh nổi 3 chiều
này có sự tham dự của 150 người dân địa phương. Họ đă chiêm
ngưỡng và chơi nhạc suốt đêm.
Được tạo tác vào thế kỷ thứ 6, hai tượng có
chiều cao 115 và 174 feet, từng là bảo vật của nền văn hóa
địa phương trước khi bị Taliban phá hủy .
(VOA TV Ashna – June 11, 2015)
Máy chiếu ánh sáng 3D một
tượng Đại Phật Bamiyan
Photos: Steven Davy
NEPAL: Cuộc đua với thời gian
để sửa chữa các di tích bị tàn phá trước khi mùa mưa đến
Đền tháp vàng Swayambhunath đă thu hút người
hành hương Ấn giáo và Phật giáo trong ít nhất 1,400 năm. Nay
các nhà bảo tồn đang chạy đua với thời gian để sửa chữa
những vết nứt đáng lo ngại trong bảo tháp chính có mái ṿm
trắng khi mưa mùa hè đang đến nhanh.
Christian Manhart, trưởng phái đoàn UNESCO ở
Nepal, nói rằng do lo sợ về một vụ lở đất, họ phải khắc phục
những vết nứt trước mùa mưa.
Người Nepal và những người ngoại quốc đang
làm việc để góp nhặt những mảnh vỡ của di sản quốc gia này
sau 2 trận động đất xảy ra vào ngày 25-4 và 12-5-2015.
Theo tài liệu UNESCO , có hơn 30 di tích
trong Thung lũng Kathmandu bị sập do động đất, và 120 di
tích khác phát sinh hư hại một phần.
Manhart và các đồng nghiệp người Nepal ước
tính sẽ mất ít nhất $160 triệu để sửa chữa và phục chế 1,000
tự viện, nhà lịch sử và miếu thờ trên khắp đất nước.
(buddhistartnews – June 12, 2015)
.
Khu chùa
Swayambhunath của Nepal bị hư hại do động đất
Photo: AP
ÚC ĐẠI LỢI: Đức
Đạt lai Lạt ma gặp gỡ thổ dân tại Uluru
Vào ngày
13-6-2015, Đức Đạt lai Lạt ma đă lần đầu tiên đến viếng
Uluru nhân chuyến thăm nước Úc 10-ngày của ngài.
Ngài đă gặp gỡ
các thổ dân của Uluru (ở miền Trung nước Úc) tại một hố nước
linh thiêng, nơi ngài nói về sự cần thiết phải tôn trọng các
nền văn hóa truyền thống của khu vực này.
Đức Đạt lai Lạt
ma nói với những người tham dự rằng họ có thể ǵn giữ được
phong tục Aboriginal và kiến thức truyền thống quư giá bằng
cách áp dụng công nghệ hiện đại.
Thông điệp ấy đă
đạt được sự chú ư của những thổ dân bản địa này. Họ nói sự
bảo trợ của Đức Đạt lai Lạt ma có thể giúp cải thiện mức
sống của dân tộc họ.
Đức Đạt lai Lạt
ma cũng có buổi diễn thuyết tại sân bóng đá địa phương về sự
mưu cầu hạnh phúc.
Ngài sẽ kết thúc
chuyến đi Úc bằng việc ghé thăm Perth vào ngày 15-6-2015.
(ABC – June 13,
2015)
Đức Đạt lai Lạt
ma và thổ dân Úc tại Uluru vào ngày 13-6-2015
Photo: ABC
MĂ LAI Á: Liên hoan Phim Vesak Quốc tế lần thứ IV tổ chức
tại Kuala Lumpur
Liên hoan Phim Vesak Quốc tế (Wiff) lần thứ IV sẽ diễn ra
tại Jalan Ampang, Kuala Lumpur.
Các kỳ liên hoan trước đây đă được tổ chức vào năm 2006,
2008 và 2011.
Mục đích của sự kiện này là để quảng bá những giá trị Phật
giáo thông qua phương tiện h́nh ảnh, và để tạo nên nhận thức
lớn hơn trong công chúng về những lời dạy của Đức Phật.
Các nhà đồng tổ chức liên hoan phim bao gồm Hội Phật Bảo,
Hội Phật giáo Nalanda và Hội Thanh niên Phật tử Mă Lai, cùng
với sự bảo trợ của 10 hội Phật giáo khác ở Klang Valley.
Năm nay Wiff sẽ chiếu một bộ sưu tập gồm 24 phim dài, phim
tài liệu, phim hoạt h́nh và phim thiếu nhi có chủ đề Phật
giáo vào 2 kỳ cuối tuần, nhằm các ngày 20, 21, 27 và
28-6-2015.
(The Buddhist Channel – June 15, 2015)
Một số trong 24 phim được tŕnh chiếu trong Liên hoan Phim
Vesak Quốc tế lần thứ IV tại Mă Lai Á
Photo: buddhistchannel.tv
SINGAPORE: Triển lăm về Nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ
Hơn 80 tác phẩm của Nghệ thuật Phật giáo từ tiểu lục địa Ấn
Độ đang được trưng bày tại Bảo tàng Văn Minh Á châu ở
Singapore. Giới thiệu những tác phẩm nghệ thuật quư hiếm từ
bảo tàng cổ xưa nhất châu Á tại Koltaka, cuộc triển lăm ghi
lại những tiến triển của nghệ thuật Phật giáo từ thế kỷ thứ
2 trước Công nguyên.
Với tựa đề “Những bảo vật từ Bảo tàng cổ xưa nhất của châu
Á: Nghệ thuật Phật giáo từ Bảo tàng Koltaka, Ấn Độ”, triển
lăm đă được khai mạc vào ngày 18-6-2015 bởi Bộ trưởng bộ Văn
hóa, Cộng đồng và Thanh niên Lawrence Wong của Singapore và
Ngoại trưởng đặc trách Văn hóa và Du lịch Ấn Độ Mahesh
Sharma.
Triển lăm diễn ra vào năm thứ 50 của nền độc lập của
Singapore, và kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Ấn Độ
và Singapore. Đây là kết quả của sự hợp tác với bảo tàng
Koltaka và được chính phủ Ấn Độ tài trợ. Triển lăm kéo dài
cho đến ngày 16-8-2015.
(CNA – June 18, 2015)
Bộ trưởng bộ Văn hóa, Cộng đồng và Thanh niên Lawrence Wong
của Singapore và Ngoại trưởng đặc trách Văn hóa và Du lịch
Ấn Độ Mahesh Sharma tại Triển lăm Nghệ thuật Phật giáo Ấn Độ
Photo: Alice Chia
PHILIPPINES: Nhạc kịch Tất Đạt Đa sẽ tŕnh diễn tại thành
phố Pasay
Năm nay, Phật Quang Sơn Philippines cùng với Hội Phật Quang
Quốc tế sẽ diễn lại vở “Nhạc kịch Tất Đạt Đa: Hành tŕnh dẫn
đến Giác ngộ” vào ngày 17-7 (lúc 2 p.m. và 8p.m.) tại Rạp
hát Chính CCP ở thành phố Pasay. Vở nhạc kịch này nhằm mục
đích khuyến khích mọi người nh́n vào sự đau khổ của con
người và cung cấp một số câu trả lời dựa vào những lời Đức
Phật dạy. Qua vở kịch, Phật Quang Sơn Philippines hy vọng
quảng bá giáo lư Phật giáo với cộng đồng người Philippines.
Dựa vào cuốn “Tiểu sử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni”, một
cuốn sách được viết bởi Đại sư Hsing Yun, người sáng lập
Phật phái Phật Quang Sơn, vở nhạc kịch tất Đạt Đa đă có lần
tŕnh diễn đầu tiên vào tháng 7-2007 tại Cebu, Philippines.
Cho đến nay, dàn diễn viên gồm hơn 70 diễn viên và vũ công
t́nh nguyện đă tŕnh diễn khoảng 55 buổi tại Cebu, Manila,
Iloilo, Bacolod (Philippines), Đài Loan và Hoa Kỳ.
(tipitaka.net – June 18, 2015)
H́nh ảnh về vở “Tất Đạt Đa: Hành tŕnh dẫn đến Giác ngộ “,
nhạc kịch sẽ được diễn lại tại Pasay, Philippines vào tháng
7, 2015
Photos: Phật Quang Sơn Philippines
INDONESIA:Hội nghị Phụ nữ Phật giáo quốc tế bắt đầu vào ngày
23-6-2015
Hội nghi Sakyadhita Quốc tế về Phụ nữ Phật giáo lần thứ 14
sẽ bắt đầu vào ngày 23-6-2015 tại Yogyakarta, Indonesia, và
kéo dài cho đến ngày 30-6. Chủ đề của hội nghị này là “Ḷng
từ bi và công bằng xă hội”.
Thông cáo báo chí của hội nghị có phát biểu như sau: Chủ đề
sẽ thiết lập diễn đàn cho những người tham gia từ khắp
Indonesia và trên thế giới để rút ra những kết nối giữa tu
tập, biến đổi xă hội và công bằng giới tính […] Phụ nữ Phật
giáo thường bị gạt ra khỏi các quá tŕnh h́nh thành các cộng
đồng của ḿnh, chẳng hạn như các cuộc đàm phán giữa các
chính phủ, các diễn đàn học thuật, các lănh đạo tôn giáo, và
các cấu trúc xă hội. Những người ra quyết định thường không
quen với sự đóng góp của phụ nữ Phật giáo, trong khi phụ nữ
Phật giáo có thể vẫn c̣n bị tách khỏi những vấn đề lớn hơn
vốn có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Hội nghị
Sakyadhita lần thứ 14 sẽ là một cơ hội cho đối thoại về cách
mà ḷng từ bi và sự phát triển tâm linh có thể giúp h́nh
thành một thế giới công bằng và ḥa b́nh hơn.
Indonesia là nước có một số di tích văn hóa Phật giáo lâu
đời nhất châu Á, có niên đại sớm nhất là vào thế kỷ thứ 5.
(Lion’s Roar – June 19, 2015)
Chư ni và nữ Phật tử Indonesia
Photo: Lion’s Roar
HÀN QUỐC: Seoul công bố 3 kinh điển Phật giáo là tài sản văn
hóa vật thể
Vào ngày 17-6-2015, chính quyền thủ đô Seoul đă công bố 3
kinh điển Phật giáo thế kỷ thứ 15 là tài sản văn hóa vật thể
của thành phố này. Các bản kinh gồm Quyển 1 Diệu Pháp Liên
Hoa Kinh bằng vàng in trên giấy Indigo, Diệu Pháp Liên Hoa
Kinh Quyển 1, 2, 3, và cuốn Tinh hoa Thiền Phật – được in
vào cuối triều đại Goryeo và đầu triều đại Joseon.
Đây là những tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu về kỹ
thuật in mộc bản và về Hunminjeongeum – hệ chữ cái Triều
Tiên do Đại đế Sejong sáng tạo vào năm 1443.
Được lưu giữ tại Chùa Simtaek ở phía bắc Seoul, quyển Diệu
Pháp Liên Hoa Kinh bằng vàng in trên giấy Indigo là kinh mộc
bản Phật giáo thời Goryeo. Bản kinh này rất có giá trị v́ nó
là quyển Diệu Pháp Liên Hoa Kinh cổ xưa nhất c̣n lại tại Hàn
quốc , và c̣n bao gồm cả một tranh minh họa Đức Phật Thích
Ca Mâu Ni đang thuyết pháp.
Về cuốn Tinh hoa Thiền Phật, vốn mô tả 10 cách thực hành
thiền bởi một nhà sư nổi tiếng thời nhà Đường ở Trung Hoa,
cũng được xem là một tài liệu rất quan trọng trong việc
nghiên cứu Hunminjeongeum, do chính Vua Sejong (1417-1468)
thêm phần đuôi chữ Triều Tiên vào các cụm từ chữ Hán và các
tu sĩ Phật giáo dịch từ bản gốc Hán tự.
Với sự bổ sung mới nhất này, tài sản văn hóa của thủ đô
Seoul có tổng cộng 513 hiện vật.
(tipitaka.net – June 21, 2015)
3 kinh điển Phật giáo vừa được công bố là tài sản văn hóa
vật thể của thủ đô Seoul, Hàn quốc
Photo: donga.com
ẤN ĐỘ: Phát hiện Dấu chân Đức Phật tại Chhattisgarh
Một đôi dấu chân Đức Phật đă được t́m thấy trong cuộc khai
quật một di tích di sản tại Làng Damroo ở Huyện Badola Bazar-
Bhatapara thuộc Bang Chhattisgarh của Ấn Độ.
Với phát hiện này các nhà khảo cổ đánh giá ngôi làng là một
di tích Phật giáo quan trọng, khi trước đó tại nơi này người
ta cũng đă t́m thấy hơn 10 bảo tháp tế lễ và các hiện vật có
giá trị khác. Theo giám đốc viện văn hóa và khảo cổ
Chhittisgarh, ông Rakesh Chaturvedi, đôi dấu chân này biểu
tượng cho khám phá đầu tiên của tầm quan trọng như vậy tại
miền trung Ấn Độ cho đến nay.
Những đôi dấu chân là một trong những biểu tượng thời kỳ đầu
của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Các ngón chân thường được tạo
tác có chiều dài bằng nhau, các dấu chân thường mang những
dấu hiệu phân biệt chẳng hạn như ở giữa có một pháp luân.
Tiến sĩ Bajpai, giám đốc cuộc khai quật của di tích Damroo,
giải thích rằng những dấu chân được khai quật gần đây có thể
mang theo được, và có lẽ đă từng được Phật tử mang đi v́ mục
đích thờ phượng. Ngày nay các biểu tượng của dấu chân vẫn
được tôn kính tại các tự viện Phật giáo ở Bồ đề Đạo tràng và
Nagarjunikonda.
Di tích Damroo được bao quanh bởi một pháo đài bằng bùn đất
h́nh tṛn có niên đại 2,000 năm, được phát hiện sớm hơn so
với các dấu chân này.
(Buddhist Door – June 23, 2015)
Dấu chân Đức Phật
Photo: vanishingtattoo.com
NEPAL: Ấn Độ tài trợ để nâng cấp pḥng khám y tế cho chư ni
ở Nepal
Ấn Độ đă cấp một khoản tài trợ 41 triệu Rupee Nepal để tạo
thuận lợi cho việc nâng cấp một pḥng khám y tế cộng đồng
dành cho chư ni ở Nepal.
Ngày 23-6-2015, ông Ranjit Rae, Đại sứ Ấn Độ tại Nepal và Ni
sư Dhammawati Guruma đă đặt viên đá đầu tiên cho việc nâng
cấp Pḥng khám Y tế Cộng đồng Pháp xứng thuộc Ủy ban Bảo tồn
Tịnh xá Pháp xứng (Dharmakirti Vihar).
Việc nâng cấp sẽ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt
hơn cho cộng đồng địa phương, bao gồm việc xây một nhà chứa
được 8 giường, các khu y tế và cơ sở lưu trú.
Dự án đang được thực hiện bởi Cục Phát triển Đô thị và Xây
dựng của Nepal cộng tác với Ủy ban Bảo tồn Tịnh xá Pháp xứng.
Ủy ban này là một tổ chức thuộc viện xă hội và văn hóa của
cộng đồng Newar ở thủ đô Kathmandu.
Pḥng khám Y tế Cộng đồng Pháp xứng được thành lập bởi ban
quản trị vào năm 1998 với mục tiêu cung cấp các dịch vụ y tế
cho chư tăng ni và cộng đồng địa phương.
(outlookindia.com – June 24, 2015)
THÁI LAN: Lễ hội Đèn nến tại Ubon Ratchthani
Tỉnh Ubon Ratchthani ở Thái Lan đă sẵn sàng cho Lễ hội Đèn
nến nổi tiếng của ḿnh trong tháng 7 này, đánh dấu sự khởi
đầu của khóa tu Mùa chay Phật giáo. Lễ hội diễn ra suốt
tháng 7, với đỉnh cao là những đèn nến lớn được trang trí
dành cho việc cúng dường các chùa địa phương trong Mùa chay
Phật giáo.
Từ ngày 18 đến 31-7, các nghệ sĩ quốc tế sẽ dự cuộc thi điêu
khắc nến sáp và các tác phẩm của họ sẽ được trưng bày tại
quảng trường Thungsrimyang ở Ubon Ratchthani.
Các cộng đồng của các Chùa Sripradoo, Thungsrimuang,
Pholphaen…sẽ tŕnh bày cách tạo h́nh những xe hoa lớn bằng
nến.
Vào ngày 31-7, cuộc diễn hành bắt đầu tại Công viên Thung
Sri Muang trước Ṭa Thị chính, nơi có một cột nến lớn. Tham
dự sự kiện này có hơn 50 chùa địa phương, mỗi chùa có một xe
hoa.
(The Nation – June 26, 2015)
Đèn nến được tạo tác nhân Lễ hội Đèn nến tại tỉnh Ubon
Rachthani , Thái Lan
Photos: Phoowadon Duangmee
TRUNG QUỐC: Kinh Phật cổ được t́m thấy gần Bắc Kinh
Một bản Kinh Pháp Hoa cổ đă được t́m thấy tại một khu ngoại
ô của Bắc Kinh. Bản kinh được phát hiện này là bản dịch bằng
tiếng Hán cổ xưa nhất từng được biết đến.
Được t́m thấy gần Chùa Yunju ở Quận Fangshan, bản kinh nói
trên tập trung vào các chủ đề về ḥa b́nh và chung sống ḥa
hợp, thể hiện cấp độ cao nhất của giáo lư trong triết học
Phật giáo.
Đây là bản dịch Hán ngữ hoàn thiện nhất được t́m thấy cho
đến nay – là điều đáng hoan hỉ v́ những phiên bản khác được
phát hiện tại Đôn Hoàng và những vùng khác của Trung quốc
chủ yếu là những đọan kinh không đầy đủ.
“Kể từ khi xuất hiện tại Trung Hoa vào thế kỷ thứ 3, kinh
Pháp Hoa được xem là một trong những kinh điển lừng lẫy nhất
trong giáo luật của Phật giáo Đại Thừa. Đây là lần đầu tiên
chúng ta t́m được một phiên bản đầy đủ. Dựa vào bản kinh này,
chúng ta có thể theo dơi tác động của nó trong suốt lịch sử
của Trung Hoa,” Luo Zhao, nhà nghiên cứu về Tôn giáo Thế
giới của Học viện Khoa học Xă hội Trung quốc, nói.
(NewsNow – June 27, 2015)
Bản Kinh Pháp Hoa cổ được t́m thấy tại Fangshan, Trung quốc
Photo: NewsNow
ANH QUỐC: Trung tâm Phật giáo ở Northwich sắp chuyển đến cơ
sở mới
Trung tâm Phật giáo Odiyana Kadampa đă hoạt động tại thị
trấn Northwich trong gần 17 năm, và hiện nay tọa lạc trên
Đường Chester sau khi chuyển đến từ Công viên Witton.
Do nhu cầu phát triển, trung tâm sắp chuyển dời một lần nữa,
lần này đến Whitehall, một ṭa nhà cấp hai trong danh mục
trên Đường School ở làng Hartford. Ṭa nhà này đang để trống
và được sử dụng vào lần cuối như một trung tâm thương mại và
hội nghị.
Trung tâm đang xin phép Hội đồng Tây Cheshire và Chester để
thay đổi chức năng của ṭa nhà có niên đại từ năm 1835 này
thành một trung tâm cư trú cao đẳng và đào tạo Phật giáo.
Mục đích của trung tâm được đề xuất là để cung cấp việc
giảng dạy và các lớp thiền định, cung cấp chỗ ở cho những
người muốn sống trong một cộng đồng Phật giáo, cung cấp một
nơi thờ phụng và một phương pháp giáo dục thích hợp cũng như
đào tạo giáo viên thiền và bắt đầu các lớp học mới trên toàn
hạt Cheshire.
Không có kế hoạch thay đổi bên ngoài đối với ṭa nhà, và 33
chỗ đậu xe sẽ được giữ lại.
(NewsNow – June 27, 2015)
Ṭa nhà tại Hartford dành cho trung tâm Phật giáo ở
Northwich làm cơ sở mới
Photo: northwichguardian.co.uk