TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 05.2015
Diệu Âm lược dịch
HÀN QUỐC: Lễ hội đèn lồng hoa sen tại Seoul
Tông phái Tào Khê của Phật giáo Hàn quốc đă công bố kế hoạch lễ cầu nguyện cho sự thống nhất của bán đảo Triều Tiên và ḥa b́nh thế giới, cùng với lễ hội đèn lồng hoa sen để kỷ niệm lễ Phật Đản.
Lễ cầu nguyện diễn ra từ ngày 15 đến 17-5-2015 tại Quảng trường Gwanghwamun trùng hợp với dịp lễ Phật Đản (nhằm ngày 25-5), với sự tham dự của khoảng 300 vị cao tăng từ các nước khác cũng như các vị lănh đạo từ các tôn giáo khác nhau.
Họ sẽ có một cuộc họp tôn giáo để cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới tại Grand Hilton Seoul vào chiều ngày 16-5 và thông qua “Tuyên bố về ḥa b́nh thế giới”. Lúc 7 p.m. cùng ngày, một đoàn người với khoảng 100,000 đèn lồng hoa sen thắp sáng sẽ bắt đầu đi từ trường Đại học Dongguk đến Dongdaemun, Jongno và cuối cùng đến Quảng trường Gwanghwamun.
Lúc 8 p.m. Phật lễ Muchadaehoi sẽ được tổ chức cho tất cả những người tham gia lễ rước đèn lồng, bao gồm tu sĩ và tín đồ, không phân biệt cấp bậc. Tông phái Tào Khê dự kiến rằng khoảng 300,000 người sẽ tham dự lễ hội, vốn không chỉ dành cho Phật tử mà c̣n cho khán giả dự khác cuộc diễn hành này.
(tipitaka.net – May 1, 2015)
H́nh ảnh một lễ hội đèn lồng hoa sen (Hàn quốc)
Photo: Tipitaka Network
TÍCH LAN: Xá lợi của Đức Phật sẽ được trưng bày trong dịp lễ Vesak
Ngoại trưởng Tích Lan Mangala Samaraweera đă tiếp nhận các Xá lợi Linh thiêng của Đức Phật tại phi trường vào ngày 30-4-2015. Bộ trưởng bộ Hành chính Công cộng của Tích Lan là ông Karu Jayasuriya cũng hiện diện trong dịp này.
Các Xá lợi Linh thiêng đến từ Miến Điện và sẽ được trưng bày trước công chúng tại 19 địa điểm trên khắp đất nước Tích Lan trong dịp lễ Vesak.
Đây là lần thứ hai trong lịch sử, các Xá lợi Linh thiêng của Đức Phật ở Miến Điện được trưng bày tại nước ngoài, và do đó là một dịp hiếm có đối với Phật tử của Tích Lan. Các Xá lợi đă được hộ tống bởi một phái đoàn tăng sĩ Miến Điện do thượng tọa U Nayana Wun Tha làm trưởng đoàn.
(Lakehouse Daily News – May 1, 2015)
Ngoại trưởng Tích Lan (ở giữa) tiếp nhận Xá Lợi Linh thiêng
Xá lợi của Đức Phật từ Miến Điện sẽ được trưng bày tại Tích Lan trong dịp lễ Phật Đản
Photos: Lakehouse Daily News
NEPAL: Chùa Swayambhunath bị hư hại nặng do động đất
Chùa Swayambhunath là một trong những di tích Phật giáo cổ xưa nhất và linh thiêng nhất tại Thung lũng Kathmandu của Nepal, một điểm đến hành hương quan trọng đối với tín đồ Ấn Độ giáo cũng như Phật giáo. Chùa này cũng là một trong những nơi bị hư hại nặng nề nhất bởi trận động đất của tháng trước.
Chính quyền Nepal nói rằng có ít nhất 70 di tích cổ xưa, linh thiêng tại Thung lũng Kathmandu đă bị hư hại nặng hoặc bị phá hủy bởi trận động đất. Khu vực này có 7 Di sản Thế giới UNESCO, và chùa Swayambhunath là một trong số đó.
Với sự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc, mỗi cổ vật được t́m thấy c̣n nguyên vẹn tại khu vực này từ bây giời sẽ được kiểm kê và lưu trữ trong một nơi an toàn để bảo vệ khỏi bọn trộm cướp. Các nhà khảo cổ lo sợ rằng trong sự hỗn loạn sau trận động đất, một số hiện vật đă bị mất hoặc bị đánh cắp.
(nrp.org – May 3, 2015)
Một tu viện bị hư hại gần bảo tháp Swayambhunath
Các tăng sĩ thu hồi một tượng Phật từ một tu viện tại Swayambhunath
Photos: Kirk Siegler
ẤN ĐỘ: Lễ Phật Đản tại Bồ đề Đạo tràng
Ngày 4-5-2015, hàng ngh́n Phật tử và tăng sĩ từ khắp thế giới đă tổ chức lễ Phật Đản tại Bồ đề Đạo tràng ở Bihar, nơi Đức Phật đạt giác ngộ.
Ban quản lư Bồ đề Đạo tràng đă tổ chức lễ với an ninh được thắt chặt để mừng lễ Phật Đản thứ 2,559 tại chùa Đại Giác ngộ.
Theo các quan chức cảnh sát quận, hàng trăm người đă xếp hàng bên ngoài chùa trong nhiều giờ để cầu nguyện.
Một viên chức ban quản lư nói, “Các lễ cầu nguyện đặc biệt đă được tổ chức dưới cây Bồ đề cho ḥa b́nh thế giới và cho những người bị chết trong trận động đất gây tàn phá vào ngày 25-4 tại Nepal và Bihar”.
Buổi lễ bắt đầu với lễ rước từ pho tượng Phật cao 80 feet đến cây Bồ đề sau chùa.
“Hàng trăm Phật tử, bao gồm các thành viên của Hội đồng Phât giáo Quốc tế, đă tham gia vào lễ rước”, một tăng sĩ tại chùa nói.
(Newkerala.com – May 4, 2015)
Chùa Đại Giác ngộ ở Bồ đề Đạo tràng
Photo: wikipedia.org
MĂ LAI: Đại Tịnh xá Phật giáo cầu nguyện cho nạn nhân động đất của Nepal
Kuala lumpur, Mă Lai – Ngày 2-5-2015, một lễ cầu nguyện đă diễn ra tại Đại Tịnh xá Phật giáo Tích Lan ở Brickfields để tưởng niệm các nạn nhân của trận động đất ở Nepal.
Sư trưởng của Đại tịnh xá Tích Lan, thượng tọa B. Sri Saranankara Nayaka nói rằng ngoài việc hỗ trợ vật chất, các nạn nhân cũng cần sự an ủi tinh thần.
Đối với những Phật tử Mă Lai muốn giúp đỡ nhưng không thể đến Nepal để cung cấp cứu trợ, thượng tọa Sri Saranankara kêu gọi họ gửi đến các nạn nhân trận động đất những lời cảm thông than ái.
Ḥa thượng Datuk K. Sri Dhammaratana của ngôi chùa này nói rằng những lời cầu nguyện đang được dành cho các nạn nhân, không phân biệt họ là tín đồ Ấn Độ giáo hay Phật giáo.
Tại Klang, khoảng 300 thanh niên từ Mă Lai, Indonesia, Phi Luật Tân, Singapore và Đài Loan đă tập trung tại tự viện Phật Quang Sơn ở Jenjarom vào ngày 30-4 để cầu nguyện và lên kế hoạch của tổ chức này cho các nỗ lực cứu trợ đối với cuộc khủng hoảng.
(tipitaka.net – May 6, 2015)
Lễ cầu nguyện cho nạn nhân trân động đất ở Nepal được tổ chức tại Đại Tịnh xá Phật giáo (Kuala Lumpur, Mă Lai)
Photo:thestar.com.my
HÀN QUỐC: Lễ hội Phật giáo Yeondeunghoe dành cho mọi người
Lễ hội Đèn lồng Hoa sen, hay là Yeondeunghoe, sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 17-5-2015 , bao gồm một lễ rước đèn lồng và các sự kiện văn hóa truyền thống để mừng Ngày Phật Đản, năm nay nhằm ngày 25-5.
Không giống như hầu hết các lễ hội có mục đích thương mại, Lễ hội Đèn lồng Hoa sen hướng đến ư nghĩa chia sẻ cùng nhau.
Những đèn lồng thắp sáng trong lễ hội sẽ được tặng miễn phí cho những người tham gia. Người đi xem lễ hội cũng có thể học miễn phí cách làm những bông hoa nhân tạo.
Người dân được thưởng lăm các cuộc tŕnh diễn như là Aoulim Madang, với những người tham gia mặc trang phục truyền thống Hàn quốc tập trung lại vào ngày thứ hai của lễ hội, và chiêm ngưỡng lễ Rước Đèn lồng, với 100,000 đèn lồng hoa sen tỏa sáng.
Trong thực tế, Lễ hội Đèn lồng hoa sen cung cấp những dịch vụ đặc biệt dành riêng cho người nước ngoài, làm cho sự kiện này đến được với mọi người, không phân biệt tôn giáo hay quốc tịch.
Ngoài ra, một số chương tŕnh lễ hội tạo cơ hội cho du khách và cư dân ngoại quốc được t́m hiểu về văn hóa Hàn quốc. Trong số đó có Sự kiện Văn hóa Truyền thống mà người tham gia có thể ngắm hàng trăm đèn lồng trưng bày trước Chùa Jogye (Seoul) và chơi các tṛ chơi dân gian truyền thống Hàn quốc.
(Korea Joongang Daily – May 9, 2015)
H́nh ảnh Lễ hội Đèn lồng Hoa sen ở Hàn quốc năm 2014:
Các loại đèn lồng được trưng bày tại công viên Ujeong ở quận Jongno, trung tâm Seoul
Những người đi dự lễ hội cầm những đèn lồng được phân phát
100,000 đèn lồng tỏa sáng
Photos: JoongAng Iblo
ĐỨC: Hội thảo về Ngày Phật Đản tại Berlin
Đại sứ quán Tích Lan phối hợp với Bảo tàng Nghệ thuật Á châu của Bảo tàng Nhà nước Đức tại Bá Linh cùng với cộng đồng Tích Lan đă tổ chức lễ kỷ niệm Ngày Phật Đản vào ngày 6-5-2015.
Giáo sư Tiến sĩ Klaas Ruitanbeek, Giám đốc Bảo tàng Á châu đă chào đón những người tham gia và giải thích tầm quan trọng và sự liên quan của sự kiện này đối với Bảo tàng Á châu, nơi trưng bày nhiều hiện vật Phật giáo trong triển lăm thường trực của ḿnh.
Các diễn giả bao gồm Giáo sư Eli Franco (từ trường Đại học Leipzig), Dharmachari Amogharatna (chủ tịch tổ chức Phật giáo Buddhistches Tor ở Berlin) và Bà Sylvia Wetzel (chủ bút tạp chí Phật giáo Đức “Lotusblatter”) đă lần lượt thuyết tŕnh về “Chương tŕnh giảng dạy triết học của các trường Đại học Tu viện Phật giáo vào thời Trung cổ”, giới thiệu về lời giáo huấn của Đức Phật, và thuyết tŕnh về giáo lư nhà Phật ứng dụng được ra sao trong cuộc sống hiện đại.
Trong phần kết luận, Đại sứ Tích Lan tại Đức Karunatilaka Amunugama phát biểu rằng Đại sứ quán đồng tổ chức sự kiện này để tạo cơ hội cho Phật tử và những người không định kiến tại Đức t́m hiểu những khía cạnh triết học Phật giáo và lời dạy của Đức Phật, và Đại sư quán muốn đảm nhận vai tṛ hướng dẫn để tổ chức những cuộc thảo luận trí tuệ tương tự trong tương lai.
(Asiantribune.com – May 9, 2015)
Quang cảnh Hội thảo về ngày Phật Đản tại Bảo tàng Á châu, Berlin
Photo: Asian Tribune
ÚC: Khánh thành giảng đường mới của Tu viện Đức Phật Giác ngộ
Vào ngày 26-4-2015, Tu viện Đức Phật Giác ngộ (BBM) ở Warburton East (phía đông Melbourne) đă khánh thành Chơn Luân Đường mới hoàn thành, với một buổi lễ và việc tôn trí xá lợi Đức Phật vào bên trong pho tượng chính. Buổi lễ được chủ tŕ bởi Ḥa thượng Phra Thep Pariyattimangala đến từ Thái Lan.
BBM đă tổ chức khóa tu 2-ngày cho sự kiện này, bắt đầu vào tối ngày 24-4. Và trong buổi lễ chính (26-4) Ḥa thượng Phra Thep Pariyattimangala đă có bài Pháp giảng rất chi tiết, sau đó là nghi thức đi ṿng quanh pho tượng Phật.
BBM được thành lập vào năm 2001, là một Trung tâm Phật giáo Nguyên thủy theo truyền thống Lâm Thái (Thai Forest tradition). Mục đích của BBM là cung cấp nơi cho các ứng viên tu học để được thọ giới tăng sĩ và để phụng sự cho tín đồ. Tại đây luôn có đến 15 tăng sĩ, và theo định kỳ th́ có những đợt tập trung với hơn 300 người tham dự.
(Buddhist Door – May 11, 2015)
Chơn Luân Đường của Tu viện Đức Phật Giác ngộ ở Warburton East, Úc
Chư tăng nhận vật phẩm cúng dường tại lễ khánh thành giảng đường mới
Những người dự lễ khánh thành
Photos: facebook.com
ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma thuyết pháp 4 ngày tại tu viện Gyuto
Dharamsala, Ấn Độ: Đức Đạt lai Lạt ma đă bắt đầu 4 ngày thuyết pháp của ngài vào ngày 10-5-2015 tại tu viện Gyuto ở Dharamsala.
Đức Đạt lai Lạt ma đă nhấn mạnh tầm quan trọng của vai tṛ một Phật tử thế kỷ 21 là không chỉ tin theo Đức Phật dựa trên cơ sở tín ngưỡng, mà thay v́ thế phải nghiên cứu và phân tích giáo lư nhà Phật.
Vị lănh đạo tinh thần Tây Tạng sẽ tṛn 80 tuổi vào tháng 7 này nói rằng các truyền thống Phật giáo Tây Tạng gồm Sakya, Nyingma, Gelug, Kagyu và Jhonang có nền tảng theo truyền thống Nalanda, và rằng tất cả các truyền thống cần phải chia sẻ và trao đổi quan niệm và ư kiến với nhau.
Ngài cũng lưu ư rằng điều quan trọng là phải khách quan khi chúng ta nghiên cứu các văn bản và thực hiện việc nghiên cứu giáo lư.
Đức Đạt lai Lạt ma nói thêm rằng không giống như người Tây Tạng ở Tây Tạng - nơi cơ sở vật chất tương đối nghèo hơn, người Tây Tạng lưu vong vốn may mắn có nhiều cơ sở hơn th́ nên dùng cơ hội này để nghiên cứu lời dạy của Đức Phật.
(NewsNow – May 11, 2015)
Đức Đạt lai Lạt ma thuyết pháp tại tu viện Gyuto, Ấn Độ
Photos: Kunsang Gashon
NEPAL: Chư tăng Phật phái Bon tham gia công tác cứu trợ nạn nhân trận động đất
Trong khi nhiều tổ chức phi chính phủ và tăng sĩ của các tu viện Tây Tạng đă được công nhận về nỗ lực cứu trợ của ḿnh trong trận động đất tại Nepal, công tác của các nhà sư từ Tu viện Bon Triten Norbutse của Nepal cũng rất đáng ghi nhận.
Chư tăng Tu viện Bon Triten Norbutse đă cầu nguyện và cử hành các nghi lễ cuối cùng cho các nạn nhân của trận động đất. Tu viện này cũng đă tổ chức một pḥng khám y học tây phương và truyền thống Tây Tạng miễn phí cho hàng ngh́n người Nepal và Tây Tạng địa phương sau động đất.
Các nhà sư này cũng cung cấp thực phẩm, khẩu phần ăn, chỗ ở và hỗ trợ y tế cho những người sống sót. Trong nhiều h́nh ảnh về công tác cứu trợ đăng trên mạng xă hội, người ta có thể nh́n thấy những nhà sư Phật phái Bon mặc áo khoác xanh đang tham gia công tác cứu trợ.
Tu viện Bon Triten Norbutse có trụ sở tại Swayambhu đă bị một số vết nứt trên ṭa nhà tu viện của ḿnh, nhưng tất cả tăng sĩ từ nơi này đều được an toàn và hiện đang ngủ ngoài trời.
(Phayul – May 12, 2015)
Các tăng sĩ của tu viện Bon Triten Norbutse đang tham gia công tác cứu trợ sau động đất tại Nepal
Photo: Phuntsok Yangchen
CANADA: Triển lăm nghệ thuật Phật giáo cổ đại Á châu
Là nơi có nhiều hiện vật có niên đại từ thời kỳ đầu của Phật giáo, Pḥng Triển lăm Nghệ thuật của Greater Victoria (AGGV) ở tỉnh British Columbia sẽ triển lăm về nền nghệ thuật Phật giáo 2,000 năm, tạo nên một bức chân dung tuyệt đẹp của Phật giáo, một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới.
Triển lăm mang tên “Nghệ thuật Phật giáo của Á châu”, diễn ra từ ngày 22-5 đến 30-8-2015, giới thiệu các phong cách và ảnh hưởng của nghệ thuật Phật giáo qua hơn 100 bức tranh, tác phẩm điêu khắc và vật dụng nghi lễ từ bộ sưu tập nghệ thuật châu Á nổi tiếng của AGGV, bao gồm cả nhiều hiện vật được mua gần đây.
Các tác phẩm nghệ thuật này, trong số đó có niên đại từ thế kỷ thứ hai, đến từ Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn quốc, Trung quốc, Tây Tạng, Mông Cổ, Nepal, Miến Điện, Lào. Các biểu tượng khác nhau của Đức Phật và các phong cách khác nhau thay đổi tùy theo từng quốc gia và cung cấp một cái nh́n thú vị về tín ngưỡng này.
(tipitaka.net – May 15, 2015)
Pḥng Triển lăm Nghệ thuật của Great Victoria (Canada)
Photo: google
CAM BỐT: Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland (Hoa Kỳ) trả lại tượng cổ bị cướp cho Cam Bốt
Vào ngày 12-5-2015 tại Phnom Penh, một buổi lễ Phật giáo đă được tổ chức để chào mừng sự trở về của pho tượng thần-khỉ Hanuman của Ấn Độ giáo. Tượng được trao cho bảo tàng quốc gia Cam Bốt bởi giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland (bang Ohio, Hoa Kỳ), ông William Griswold.
Viện bảo tàng bang Ohio đă mua lại pho tượng cao 1 mét này vào năm 1982. Nhưng bây giờ viện tin rằng chắc chắn tượng đă bị cướp đi vào thế kỷ thứ 10 từ đền thờ Prasat Chen ở kinh đô của vương quốc Khmer Koh Ker.
Tượng thần-khỉ Hanuman nặng 400kg này là một trong những tượng thuộc 2 nghệ thuật sân khấu độc đáo bao gồm các tượng bằng sa thạch, được tôn trí tại mỗi cổng của ngôi đền để miêu tả các tập của sử thi Ramayana và Mahabharata của Ấn Độ giáo. Bảo tàng Cleveland đă tự nguyện trả lại pho tượng sau cuộc điều tra riêng của ḿnh, do người phụ trách về nghệ thuật Ấn Độ và Đông Nam Á là Sonya Quintanilla thực hiện.
(NewsNow – May 15, 2015)
Tượng thần-khỉ Hanuman
Photo: PanARMENIAN.Net
HÀN QUỐC: 300,000 Phật tử cầu nguyện cho ḥa b́nh và thống nhất
Khoảng 300,000 Phật tử đă tập trung tại trung tâm Seoul vào ngày 16-5-2015, chật kín các khu phố chung quanh Gyeongbokgung - cung điện hoàng gia chính - để cầu nguyện cho ḥa b́nh và sự thống nhất với miền Bắc.
Sự kiện này, được tổ chức để đánh dấu kỷ niệm năm thứ 70 nền độc lập của Hàn quốc, có sự tham dự của các vị lănh đạo Phật giáo từ khắp thế giới.
Vị lănh đạo tinh thần của Tông phái Phật giáo Hàn quốc Tào Khê, Tăng thống Jinje, nói rằng đây cũng là sự kiện kỷ niệm sự chia cắt của 2 miền Triều Tiên.
Ngài nói, “Sự chia cắt đă gây ra nỗi đau cho nhân dân. Để giải quyết vấn đề, chúng tôi đang tập trung vào nền ḥa b́nh cho 2 miền Triều Tiên trong buổi Phật thiền chung này. Mục đích của buổi thiền định là để mang ḥa b́nh đến với tất cả mọi người – người dân của toàn thế giới”.
Lễ cầu nguyện cho ḥa b́nh diễn ra tại Seoul, Hàn quốc
Photo: Kathy Novak
ÚC ĐẠI LỢI: Lễ hội Ánh sáng tại Đại Tháp Từ bi
Vào ngày 30-5-2015, Đại Tháp Từ bi, tọa lạc gần Bendigo ở phiá tây bắc Melbourne, sẽ tổ chức ‘Lễ hội Ánh sáng” thường niên lần thứ 3 của ḿnh.
“Lễ hội Ánh sáng” là một lễ đa văn hóa v́ ḥa b́nh lấy cảm hứng từ ngày đản sinh của Đức Phật, phát ngôn viên Dee Nissanke của tổ chức này nói. “Chúng tôi mời mọi người từ tất cả các cộng đồng và tôn giáo, từ tất cả các tầng lớp của xă hội, cùng đến dự một buổi chiều và tối tuyệt vời. Chúng tôi đă có hơn 8,000 người tham dự lễ hội này vào năm ngoái, và dự đoán có nhiều người hơn tại sự kiện của năm nay”.
Giống với các sự kiện của năm 2013 và 2014, sẽ có nhiều cuộc sinh hoạt , hội thảo và tŕnh diễn thú vị và bổ ích. Các mục nổi bật bao gồm phần chiếu đèn màu và h́nh ảnh lên tường của bảo tháp, một con rồng bằng kim loại cao 8 mét khạc lửa trên tầng hai của tháp, và phần bắn pháo hoa rất được trông đợi bên trên tháp.
(Buddhist Door – May 18, 2015)
Đèn và pháo hoa tại Lễ hội Ánh sáng 2014
Photo: Dee Nissanke
NEPAL: Các ni cô kung fu giúp nạn nhân động đất
300 ni cô kung fu từ ni viện Núi Druk Amitabha có trụ sở tại Kathmandu đang dùng những kỹ năng của ḿnh để cung cấp sự trợ giúp cho các nạn nhân động đất.
Mỗi buổi sáng, sau lễ cầu nguyện và thiền định thường ngày của họ, các ni cô mặc áo màu nâu sẫm này đi đến các ngôi làng ở huyện Ramkot để giúp đỡ trong nỗ lực tái thiết và phục hồi cho những nạn nhân động đất.
Hiện nay họ đang làm công tác xây dựng các hội trường cộng đồng được đúc sẵn cho các nạn nhân.
Họ cũng phân phát gạo và đậu lăng và giúp dựng những chỗ trú đêm.
Sau khi sống sót trong trận động đất, chư ni kung fu – vốn có tu viện và các khu cư trú bị hư hại nhiều nơi – đă từ chối được di tản và quyết định giúp đỡ nạn nhân ngay từ ngày tiếp theo của thiên tai.
(IANS – May 20, 2015)
Chư ni kung fu luyện tập (ảnh trên) và làm công tác tu sửa sau động đất ở Nepal (ảnh dưới)
Photos: IANS
HÀN QUỐC: Chùa Jogyesa chào đón những tăng sĩ mới nhất (và nhỏ nhất) của ḿnh
Seoul, Hàn quốc – Để tôn vinh lễ Phật Đản, trẻ em ở Seoul đă được t́m hiểu qua về cuộc sống của một tăng sĩ.
Các bé đă cạo đầu, mặc áo tràng và nhận tràng hạt trong một buổi lễ gọi là “Trẻ em trở thành tăng sĩ”, được tổ chức vào ngày 11-5-2015. Lễ diễn ra tại chùa Chogye (Jogyesa) ở Seoul, thánh địa chính của tông phái Tào Khê. Các em sẽ ở tại chùa tổng cộng 14 ngày để t́m hiểu về Phật giáo.
Phật tử Hàn quốc mừng lễ Phật Đản, được gọi là Seokga tansinil, vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch.
Mặc dù chỉ có 23% người Hàn quốc nhận ḿnh là Phật tử, lễ Phật Đản vẫn được cử hành như một ngày công lễ. Mọi người kỷ niệm ngày này với lễ hội đèn lồng, trong khi các đền chùa cung cấp miễn phí trà và một bữa ăn chay ngon gọi là “bibimbab” cho tất cả khách viếng.
(Buddhist Channel – May 22, 2015)
Lễ “Trẻ em trở thành tăng sĩ” tại chùa Jogyesa, Seoul
Photo: The Huffington Post
NEPAL: 200 tăng ni thiệt mạng và 1,000 tu viện Phật giáo bị sập do động đất
Có khoảng 200 tăng ni đă thiệt mạng khi khoảng 1,000 tu viện Phật giáo tại Nepal bị sụp đổ do trận động đất xảy ra vào ngày 25-4-2015 và các dư chấn sau đó.
Ủy ban Quảng bá Triết học và Phát triển Tu viện Phật giáo (BPPMDC) thuộc Bộ Vấn đề Liên bang và Phát triển Địa phương nói rằng tất cả 215 tu viện tại huyện Sindhupalchok đă bị san phẳng do ảnh hưởng của trận động đất.
Tại Gorkha có tổng cộng 150 tu viện bị sập, tại Dhading là 105, Rasuwa 60 và Solukhumbu 60. Các tu viện tại những quận huyện khác cũng bị sập đổ.
Karma Tsering Tashi Lama, chủ tịch của BPPMDC, người gần đây đă thăm nhiều khu vực bị động đất tại Sindhupalchok và Rasuwa, nói rằng ông không nh́n thấy một tu viện nào c̣n nguyên vẹn.
BPPMDC cho biết đă triển khai các đội phối hợp với chính quyền địa phương để thu thập chi tiết của sự phá hủy.
(outlookindia.com – May 22, 2015)
Không ảnh cho thấy làng mạc của huyện vùng xa Gorkha ở Nepal đă trở thành những đống đổ nát do động đất
Photo: PTI
TÂY TẠNG: Tin ảnh:
Tu viện Seda, ngôi trường Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới
1/ Tu viện Seda, ngôi trường Phật giáo Tây Tạng lớn nhất thế giới, tọa lạc tại Larung Gar, Tây Tạng. Tu viện được bao quanh bởi các khu kư túc xá với số tăng ni cư trú lên đến 40,000 người trong một số giai đoạn của năm.
2/ Tăng ni đi bộ qua tu viện Seda.
3/ Tu viện Seda nh́n từ phía đông.
4/ Khách hành hương Tây Tạng đến tu viện Seda.
5/ Chư tăng để giày bên ngoài trước khi dự một phiên thảo luận tại Tu viện Seda.
6/ Một nữ tu quay cối kinh tại Viện Nghiên cứu Phật giáo Serthar Wuming.
7/ Các ni cô rửa những nồi lớn dùng để nấu ăn tại Viện Nghiên cứu Phật giáo Serthar Wuming
Photos: Alan Taylor
(NewsNow – May 22, 2015)
TRUNG QUỐC: Phục chế tượng Quan Âm Bồ tát ngh́n tay
Ngày 21-5-2015, các chuyên gia văn hóa đă tập trung tại khu Dazu, gần Trùng Khánh, để dự buổi khánh thành pho tượng Quan Âm đă được phục chế xong. Tượng cao 7.7 mét và rộng 12.5 mét, là Thánh vật Quốc gia loại 1 của Trung quốc và được UNESCO xếp hạng.
Tượng Quan Âm Bồ tát ngh́n tay được tạo tác vào thời Nam Tống (1127-1279) sau khi phục chế sẽ trưng bày trước công chúng tại Trung quốc từ ngày 13-6-2015.
Tượng có 1,007 cánh tay và có một mắt trong mỗi ḷng bàn tay.
Dự án phục chế tượng này bắt đầu vào năm 2008 và có kinh phí 10 triệu nhân dân tệ.
Đội bảo tồn đă sử dụng công nghệ tia X và tia hồng ngoại để phân tích pho tượng và t́m thấy các yếu tố khác nhau vốn ảnh hưởng đến tính vẹn toàn về cấu trúc của tượng.
Pho tượng 841 năm tuổi này đă từng trải qua 4 lần phục chế được ghi lại, diễn ra vào các năm 1570, 1748, 1780 và 1889.
(buddhistartnews – May 22, 2015)
Tượng Quan Âm Bồ Tát ngh́n tay khánh thành tại Dazu sau khi phục chế
Photos: buddhistartnews
ẤN ĐỘ: Trụ Phật giáo Mantapa được khai quật từ một cái ao khô
Một phần của Trụ Phật giáo Mantapa, vốn được khắc vào Sivalingam, đă được khai quật bởi những người dân địa phương từ ao làng Mukkollu ở khu Guduru, huyện Krishna.
Dân địa phương đă phát hiện cột trụ này cách đây vài tuần, sau khi cái ao khô cạn vào mùa hè.
Tuy nhiên không ai dám khai quật trụ khỏi ao v́ xưa kia nó được tôn thờ như Thần Siva trong đền làng. Chấp thuận đề nghị của một nhóm các nhà nghiên cứu lịch sử muốn khai quật nó để xác định lịch sử của làng và sự kết nối của nó với Phật giáo, vào ngày 23-5 dân làng đă giúp nhóm này khai quật trụ.
“Một phần của Cột Phật giáo Mantapa thuộc thời kỳ từ thế kỷ thứ 2 đến thứ 6 sau Công nguyên. Di tích này được tôn thờ như là Thần Siva trong thời kỳ suy vong của Phật giáo tại Andhra Pradesh”, nhà sử học nghiệp dư Mahammed Silar nói. Ông cùng với nhà nghiên cứu K. Subrahmanyam đă lập tài liệu hiện trạng của một g̣ đất Phật giáo tại đây. Họ cũng thu thập những mảnh gốm trên g̣ này.
(NewsNow – May 24, 2015)
Dân làng đang rửa một phần của Trụ Phật giáo Mantapa tại ao làng Mukkollu
Photo: T.Appala Naidu