TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 03.2015
Diệu Âm lược dịch
MĂ LAI: Hiệp hội Phật giáo Penang tặng 15,000 RM cho Quỹ Thiên tai NSTP – Media Prima
GEORGETOWN: Ngày 1-3 2-15, Hiệp hội Phật giáo Penang đă tặng 15,000 RM cho Quỹ Thiên tại NSTP – Madia Prima.
Chủ tịch hiệp hội Datuk Seri Khoo Keat Siew đă trao ngân phiếu cho Melissa Darlyne Chow, người đại diện báo New Straits Times.
Lễ trao tặng được tổ chức tại trụ sở hiệp hội bên lề 4 dịp đặc biệt , cụ thể là sự ra mắt của lễ kỷ niệm lần thứ 90 của hiệp hội, ra mắt Hội trường tịnh xá Brahma, cầu phúc cho công tŕnh Hội trường Tưởng niệm Cha Sumangalo đang xây dựng cũng như lễ Đại Tăng đoàn Thường niên của Truyền thống Nguyên thủy.
Hơn 500 tín đồ đă tập trung tại sự kiên từ thiện hàng năm này, cùng với sự hiện diện của 110 tu sĩ Phật giáo Nguyên thủy.
(Big News Network – March 3, 2015)
Chủ tịch Hiệp hội Phật giáo Penang (bên phải) trao tặng tấm ngân phiếu 15,000 RM cho Quỹ Thiên tai NSTP- Media Prima - Photo: Mikail Ong
TÍCH LAN: Biên bản ghi nhớ của các trường đại học Phật giáo Tích Lan và Nepal
Một biên bản ghi nhớ đă được kư giữa trường Đại học Phật giáo và Pali của Tích Lan và trường Đại học Phật giáo Lâm T́ Ni (Nepal) về các khóa học liên kết và trao đổi học bổng.
Một phái đoàn học giả từ trường Đại học Phật giáo Lâm T́ Ni, gồm giáo sư viện trưởng Badra Ratna Bjracharya, cán bộ tuyển sinh Pitambarlal Yadav, Trưởng Khu Đại học IndraprasadKafle, Trợ lưTrưởng Khu Đại học Tilak Ram A. Charya, các giảng viên và sinh viên, đă gặp gỡ Giáo sư ḥa thượng Gallelle Sumanasiri Nayaka Thera về vấn đề này.
Cuộc thảo luận đă được tổ chức để bàn về các hoạt động học tập và các khóa học nâng cao như là nghiên cứu Phật giáo và các môn học Pali thông qua sự hợp tác với nhau.
(dailynews.lk – March 3, 2015)
Giáo sư Ḥa thượng Gallelle S.N.Thera tặng Giáo sư Viên trưởng Bhadra Ratna của trường Đại học Lâm T́ Ni một tượng Phật
Các đại biểu đến từ trường Đại học Phật giáo Lâm T́ Ni của Nepal
Photos: Daily News
THÁI LAN: 1,250 tăng sĩ tham gia lễ nến tại Chùa Dhammakaya
Khoảng 1,250 tăng sĩ đă tham gia lễ nến tại chùa Wat Phra Dhammakaya ở tỉnh Pathum Thani, miền bắc Thái Lan, để tôn vinh Đức Phật và những lời dạy của Ngài và kỷ niệm ngày 1,250 nhà sư đă tập trung để được Đức Phật truyền giới (Makha Bucha Day).
Hội viên chùa Dhammakaya bao gồm một số chính khác quyền lực nhất của Thái Lan và được xem là ngôi chùa giàu có nhất của đất nước này.
Lễ Makha Bucha cũng được tổ chức tại các chùa Phật giáo khác ở Thái Lan, Miến Điện, Lào và Cam Bốt.
(Big News Network – March 4, 2015)
Chư tăng đi giữa 2 hàng nến tại chùa Dhammakaya
Hàng ngh́n Phật tử tham gia cầu nguyện cùng chư tăng
Các nhà sư cầm nến trong lễ Maka Bucha
Photos: Reuters & AFP
ĐỨC: Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Numata của trường Đại học Hamburgcung cấp khóa học trực tuyến về phụ nữ trong Phật giáo Ấn Độ
Khởi động vào ngày 16-4-2014, Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Numata của trường Đại học Hamburg, phối hợp với Sáng kiến Phụ nữ trong Nghiên cứu Phật giáo, đang cung cấp một khóa học trực tuyến về “Phụ nữ trong Phật giáo Ấn Độ”. Khóa học sẽ t́m hiểu t́nh h́nh của phụ nữ trong các thời kỳ khác nhau trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ và so sánh nó với các tôn giáo Ấn Độ khác. Khóa học gồm có một loạt 13 bài giảng của một nhóm học giả quốc tế với phần tŕnh bày nghiên cứu mới nhất của họ.
Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Numata được thành lập vào năm 2007 để thúc đẩy nghiên cứu và giảng dạy trong Nghiên cứu Phật giáo.
Sáng kiến Phụ nữ trong Nghiên cứu Phật giáo đă phát triển từ một cuộc hội thảo liên ngành về “Phụ nữ trong Phật giáo”, do Trung tâm Numata và Viện Tôn giáo Thế giới đồng tổ chức tại trường Đại học Hamburg vào tháng 6 năm 2013. Mục đích chính của nó là thúc đẩy nghiên cứu và giảng dạy liên quan đến vai tṛ của phụ nữ trong Phật giáo.
(Buddhistdoor International – March 4, 2015)
Đức Đạt lai Lạt ma và chư tăng ni tham dự hội nghị Phật giáo quốc tế về sự truyền giới của phụ nữ tổ chức tại Hamburg, Đức, vào năm 2007
Photo: lionroar.com
ẤN ĐỘ: Các học giả châu Âu viếng các di tích Phật giáo tại Ghantasala
Ngày 28-2-2015, sáu học giả châu Âu đă viếng các di tích Phật giáo tại làng Ghatasala ở quận Krishna, lập tài liệu về t́nh trạng bảo tồn hiện có và về các điều kiện của những di tích của Ban Khảo cổ Ấn Độ.
Nhóm này gồm các nhà sử học, khảo cổ học và học giả nghiên cứu thuộc Ḥa Lan, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Nhóm đă viếng Bảo tàng Phật giáo, bảo tháp Phật giáo và các di tích Phật giáo khác - có niên đại từ thế kỷ thứ 2 và thứ 3 sau Công nguyên- của Ban Khảo cổ Ấn Độ.
“Chúng tôi lập tài liệu về t́nh trạng bảo tồn hiện tại của các di tích Phật giáo tại Andhra Pradesh bằng cách đi thăm những di tích quan trọng như Ghantasala và Nagarjunakonda”, nhà khảo cổ học Pia Conti nói. Tại một thời điểm khi Ban Khảo cổ Ấn Độ dự định khai quật các tu viện Phật giáo tại Ghantasala, du khách từ khắp nơi trên thế giới đă đến ngôi làng này để khám phá quá khứ huy hoàng của Phật giáo.
(Tipitaka Network – March 7, 2015)
Các học giả châu Âu tại bảo tàng Phật giáo ở Ghantasala, quận Krishna, Ấn Độ
Photo: tipitaka.net
ÚC ĐẠI LỢI: Đại sư Hsing Yun khánh thành khu đại học của Học viện Nam Thiên tại Úc
Người sáng lập Phật phái Phật Quang Sơn, Đại sư Hsing Yun (Tinh Vân) người Đài Loan, đă chính thức khánh thành khu đại học Wollongong của học viện Nam Thi trong chuyến thăm Úc một tuầncủa ḿnh .
Đến Úc vào ngày 28-2 và lưu trú cho đến ngày 4-3, ông khánh thành khu đại học này vào ngày 1-3. Chương tŕnh sự kiện gồm lễ khánh thành chính thức, các cuộc tham quan khu đại học, hội chợ thực phẩm, các buổi tŕnh diễn và hoạt động văn hóa, và các buổi nói chuyện về học viện. Khu đại học này bao gồm các cơ sở giảng dạy và cộng đồng, một bảo tàng và pḥng triển lăm, quán ăn, cửa hàng quà lưu niệm và các giảng đường.
Hơn 5.000 người đă dự lễ khánh thành, trong số đó có các quan chức như thủ tướng Úc Tony Abbott, thị trưởng Gordoan Bradbery của Wollongong và nhiều vị cao tăng từ các truyền thống Phật giáo khác nhau, cũng như các vị lănh đạo liên tôn giáo và cộng đồng.
Đại sư Hsing Yun, 87 tuổi, là một nhân vật quan trọng của Phật giáo Đại thừa trong các cộng đồng người Hoa trên toàn thế giới, với hơn 15 triệu tín đồ tại 173 nước.
(Buddhist Door – March 9, 2015)
Đại sư Hsing Yun và thủ tướng Úc Tony Abbott tại lễ khánh thành khu đại học của Học viện Nam Thiên
(Photo: Andrew Chung)
HOA KỲ: Viện Đại học Michigan thành lập chức giáo sư dành cho Phật giáo Thái
Viện Đại học Michigan gần đây đă nhận 2 triệu usd để thành lập chức giáo sư Thái của Phật giáo Nguyên thủy để tăng cường chương tŕnh nghiên cứu Phật giáo của viện.
Nhà tài trợ chính là Amnuay Viravan, cựu phó thủ tướng, bộ trưởng tài chính và bộ trưởng ngoại giao Thái Lan, với sự tài trợ phù hợp được cung cấp bởi Cục Tài sản Hoàng gia của Bộ Tài chính Thái Lan.
Chức giáo sư này, dành cho truyền thống Phật giáo Nguyên thủy Thái, được cho là chiếc ghế đầu tiên như thế trên thế giới.
Chiếc ghế sẽ được đặt tại Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Á châu ở trường đại học Văn học, Khoa học và Nghệ thuật. Vào mùa thu 2015, Khoa sẽ thực hiện một cuộc nghiên cứu quốc tế để bổ nhiệm chức vị giáo sư mới được lập ra này.
Khi chiếc ghế được chọn cho vị trí của trường Đại học Michigan, người được chọn sẽ dạy các khóa học và thực hiện việc nghiên cứu để nâng cao kiến thức về Phật giáo Thái. Nghiên cứu này sẽ được chia sẻ với các học giả Phật giáo tại Thái Lan và toàn cầu, làm phong phú thêm kiến thức và sự hiểu biết về một tôn giáo cổ xưa vốn có giáo lư tiếp tục truyền cảm hứng cho thế giới hiện đại.
(mlive.com – March 9, 2015)
Khu đại học trung tâm của viện Đại học Michigan
Photo: The Ann Arbor News File
HÀN QUỐC: Lễ hội Thực phẩm Chùa chiền lần thứ 3
Ban Văn hóa của Phật giáo Hàn quốc lên kế hoạch tổ chức Lễ hội Thực phẩm Chùa lần thứ 3 tại Trung tâm Triển lăm Thương mại và hội nghị Seoul (SETEC) ở phía nam Seoul từ ngày 12 đến 15-3-2015.
Khách có thể thưởng thức các bữa ăn Phật giáo được chuẩn bị đặc biệt, các tṛ chơi chuyển động và hoạt họa trên mạng về thức ăn chay.
“Lễ hội giới thiệu về các món được làm bởi 11 ngôi chùa vốn đặc biệt được công nhận về thực phẩm cúng dường, cũng như được nấu bởi các nhà sư nổi tiếng về kỹ năng nấu nướng của họ, và về một loạt hoạt động triển lăm, thuyết tŕnh, các cuộc thi nếm thực phẩm và các chương tŕnh thực hành mà khách tham quan có thể trải nghiệm hương vị và tinh thần độc đáo của ẩm thực Phật giáo”, nhà tổ chức nói trên trang mạng của ḿnh.
Trải nghiệm đặc biệt Balwoo Gongyang - bữa ăn trang trọng ở tự viện - dành cho người nước ngoài diễn ra từ 12 giờ trưa đến 1 p.m. Ngoài ra lễ hội c̣n cung cấp thông tin về các chương tŕnh Ở lại Chùa mẫu mực.
(koreatimes.com – March 10, 2015)
Trải nghiệm ẩm thực trong Lễ hội Thực phẩm Chùa
Photo: google
BANGLADESH: Các nhà khảo cổ và tăng sĩ viếng di tích Phật giáo ngh́n năm tuổi
Ngày 10-3-2015, các nhà sư và khảo cổ học từ các nước khác nhau đă viếng những tàn tích của thành phố Phật giáo cổ xưa được phát hiện gần đây tại làng Nateshwar ở khu Tongibari của Munshiganj.
Nhóm này gồm 20 nhà khảo cổ học và tăng sĩ đến từ Ấn Độ, Trung quốc và Hàn quốc. Họ đă viếng thành phố cổ - được cho là có niên đại khoảng 1,000 năm - cũng như thăm ngôi làng Bajrajogini, vốn được cho là sinh quán của học giả Phật giáo Atish Dipankar.
Vào ngày 16-2, sự khám phá di tích khảo cổ này đă được công bố trong một cuộc họp báo tại Nateshwar.
Trong 2 tháng qua, các nhà khảo cổ đă phát hiện nhiều công tŕnh kiến trúc như những trụ bát giác, pḥng, bệ vv.
Có 4 nhà khảo cổ Trung quốc đang cộng tác cùng 20 nhà nghiên cứu từ Bangladesh tại địa điểm khai quật này.
Việc khai quật khảo cổ sẽ tiếp tục cho tới khi mùa mưa đến.
(buddhistartnews – March 11, 2015)
Nhóm tăng sĩ và khảo cổ học viếng di tích Phật giáo tại Nateshwar
Photo: Dhaka Tribune
TRUNG QUỐC: Phật tử Tây Tạng tổ chức Đại Lễ Cầu nguyện (Monlam)
Tin ảnh: Monlam, Đại Lễ Cầu nguyện, là sự kiện quan trọng nhất đối với nhiều người Tây Tạng. Từng bị cấm trong cuộc Cách mạng Văn hóa ở Trung quốc nhưng bây giờ lễ này được tổ chức tại nhiều khu vực.
Thành lập vào năm 1409, Lễ hội Monlam được tổ chức trong 4 ngày tại các tu viện khác nhau ở vùng dân tộc Tây Tạng của tỉnh Cam Túc, Trung quốc.
1/ Các nhà sư tập trung tại tu viện Labrang ở Cam Túc, một trong 6 đại tu viện của trường phái Phật giáo Tây Tạng Gelug và là một trong những tu viện lớn nhất bên ngoài Tây Tạng.
2/ Một phụ nữ cúi đầu cầu nguyện khi chư tăng tham gia lễ cầu nguyện đặc biệt
3/Các nhà sư mở một tranh Phật lớn trong lễ Monlam
4/ Các tiểu tăng đi bộ ngang qua những người đàn ông mặc trang phục truyền thống đang chuẩn bị cho một lễ rước
5/ Các nhà sư tham gia một lễ rước
6/ Các nhà sư mặc lễ phục , đeo mặt nạ đang tŕnh diễn một điệu múa mũ đen, hay múa cham
Photos: Kevin Frayer/Getty Images
( Big News Network - March 13, 2015)
ÚC ĐẠI LỢI: Hội nghị Hiệp hội Tăng già Úc và Đại hội Thường niên 2015
Hội nghị của Hiệp hội Tăng già Úc và Đại hội Thường niên 2015 sẽ được tổ chức vào ngày 24-3-2015 tại Học viện Chenrezig ở Eudlo, Queensland. Các hội viên Tăng già từ các truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, Đại Thừa và Kim Cương Thừa trên khắp nước Úc dự kiến sẽ tập trung về đây để tham dự sự kiện tốt lành này.
Hiệp hội Tăng già Úc được thành lập vào năm 2006 như một cơ quan đại diện cho tăng ni của tất cả các truyền thống Phật giáo, với mục đích duy tŕ sự giao tiếp, kết nối, ḥa hợp và hiểu biết tốt đẹp trong Tăng đoàn Phật giáo toàn quốc. Tinh thần này được thể hiện theo cách mà ủy ban được bầu mỗi năm, với cả 3 truyền thống, cũng như cả nam và nữ, đang được đại diện.
Hội nghị Hiệp hội Tăng già Úc hàng năm hội tụ tu sĩ Phật giáo của mọi truyền thống đang sinh sống hoặc đang viếng nước Úc, dành cho t́nh đạo hữu và đối thoại và để giải quyết các vấn đề mà Phật giáo tại Úc đang đối mặt.
(Buddhist Door – March 16, 2015)
Poster Hội nghị của Hiệp hội Tăng già Úc 2015
Photo: australiansangha.org
HOA KỲ: Chương tŕnh mới của UA (trường Đại học Arizona) để t́m hiểu Phật giáo
UA đang giới thiệu một môn học phụ sau đại học tập trung vào Phật giáo.
Đây là chương tŕnh dành cho sinh viên trong nhiều ngành để cung cấp cho họ một sự hiểu biết lớn hơn về xă hội, văn hóa và giá trị Phật giáo. Môn phụ này sẽ có trong học kỳ mùa thu.
Được hỗ trợ bởi Trung tâm giao lưu về T́m ṭi Sáng tạo, chương tŕnh liên ngành nói trên rút ra từ kinh nghiệm sẵn có của UA trong các lĩnh vực bao gồm nghiên cứu tôn giáo, nghiên cứu Đông Á, Phật giáo Trung Hoa và Nhật Bản, các tôn giáo Nam Á và các lĩnh vực khác.
Trong môn phụ nghiên cứu Phật giáo, sinh viên sẽ có sự lựa chọn để theo học các khóa gồm các chủ đề như Các tôn giáo Á châu, Tôn giáo ở Nhật và Ấn Độ, Thiền Phật, các truyền thống thiền định Phật giáo, và lịch sử Phật giáo Đông Á. Sinh viên cũng có thể theo học các khóa về các tôn giáo Nhật Bản thời cổ đại, trung cổ và hiện đại.
(uanews.org – March 17, 2015)
Khu đại học UA
Photo: triplebranch.blogspot.com
INDONESIA: Các nhà lănh đạo Hồi giáo và Phật giáo lên án sự xung đột tôn giáo
Các nhà lănh đạo Hồi giáo và Phật giáo từ Nam Á và Đông Nam Á đă ra tuyên bố Yogyakarta, từ chối việc sử dụng Hồi giáo và Phật giáo trong chính trị của sự phân biệt đối xử và bạo lực.
Trong tuyên bố, các vị lănh đạo tôn giáo từ 15 nước đă kêu gọi các cộng đồng Hồi giáo và Phật giáo duy tŕ ḥa b́nh v́ Phật giáo và Hồi giáo là 2 trong số những tôn giáo lớn nhất của thế giới.
“Chúng tôi bác bỏ sự lạm dụng như thế, và cam kết chống lại những nhận thức và hành động tôn giáo cực đoan bằng những tuyên ngôn đúng đắn của chúng ta về ḥa b́nh”, Trưởng lăo tăng B.W. Anunayake, chủ tịch Hội đồng Tôn giáo v́ Ḥa b́nh Tích Lan - đại diện cộng đồng Phật giáo tại Tích Lan - đă tuyên bố tại đền Borobudur vào ngày 4-3-2015.
Tuyên bố Yogyakarta, gởi đến tất cả mọi người trên thế giới, là kết quả của một hội nghị cấp cao 2-ngày của các vị lănh đạo Phật giáo và Hồi giáo mang tên “Vượt qua Chủ nghĩa Cực đoan và Thúc đẩy Ḥa b́nh bằng Công lư”, diễn ra tại thành phố Yogyakarta và đền Borobudur.
Sự kiện này được tổ chức bởi Hội đồng Ulema Indonesia (MUI) và Hội đồng các cộng đồng Phật giáo (Walubi) và được tài trợ bởi Diễn đàn Quốc tế về Quan hệ Phật giáo-Hồi giáo (BMF).
(tipitaka,net – March 17, 2015)
NHẬT BẢN: Đồ ăn thức uống giả thay thế đồ cúng thật
Thay v́ đặt đồ ăn thức uống yêu thích của người quá cố trên ngôi mộ hoặc bàn thờ Phật giáo, các gia đ́nh tang quyến Nhật đang ngày càng chuyển sang cúng bằng thực phẩm giả trông-như-thật bằng sáp.
Khi nến có dạng thực phẩm sáp bị nóng chảy, chúng trông như thể đă được những người quá cố thân yêu của họ dùng xong – công ty Kameyama, một nhà sản xuất nến lớn, cho biết.
Công ty có trụ sở ở Osaka này cung cấp “thực phẩm yêu thích của hàng loạt người quá cố”, bao gồm khoảng 60 loại đồ ăn và thức uống bằng sáp, như sushi, bia hơi và bánh kẹo.
Công ty Kameyama đă bán 360,000 nến từ loạt hàng này vào năm 2014, tăng gấp 3 lần trong 5 năm qua, cho thấy sự phổ biến ngày càng tăng của đồ ăn thức uống giả trông như thật và để được lâu này.
Tại Kyoto, Yumemiya, một nhà sản xuất và bán buôn hàng hóa Nhật nói chung, chuyên bán bánh kẹo làm bằng nhiễu đen, một loại vải lụa nhàu. Họ cũng bán được khá chạy loại bánh kẹo này cho các cửa hàng cung cấp bàn thờ Phật giáo.
(asahi.com – March 18, 2015)
Đồ cúng giả-như-thật bằng sáp nến
Bánh kẹo bằng vải lụa nhàu
Photos: Azumi Fukuoka
MIẾN ĐIỆN: Các tác phẩm Phật giáo khắc đá cần sự phục chế
Các tác phẩm Phật giáo khắc đá nổi tiếng hơn 150 năm tuổi trên vách núi Akauktaung ở Khu Pegu rất cần được phục chế, các ủy viên quản trị của khu hành hương và du lịch này cho biết.
Nhận định rằng những tượng Phật khắc đá tại đây đang hỏng dần mà không được bảo quản hoặc giữ ǵn, Ye Myint Thein, một thành viên của ban quản trị Akauktaung, nói, “Di tích này từng nổi tiếng là ‘Một ngh́n tượng Phật của Akauktaung’, nhưng ngày nay chỉ c̣n khoảng 370 tượng. Một số đang trong t́nh trạng tốt nhưng những tượng khác đă quá xuống cấp. Mong ước của chúng tôi là thấy di tích này được bảo tồn. Việc phục chế là rất cần thiết”.
Akauktaung nghĩa là “Ngọn núi Thử thách”, được đặt tên theo truyền thuyết rằng một chiếc thuyền với các thủy thủ bị mắc kẹt gần vách núi và phải chống chọi một trận băo và lốc kéo dài một tuần. Các thuyền viên đă cầu nguyện cho sinh mạng của ḿnh và khắc những tượng Phật vào vách núi trong khi họ chịu đựng trận băo này.
(tipitaka.net – March 20, 2015)
Các tượng Phật khắc trên vách núi Akauktaung, Miến Điện
Photo: DVB
ẤN ĐỘ: Quân nhân người Thái trở thành tu sĩ Phật giáo trong 13 ngày tại Bồ đề Đạo tràng
Ngày 7-3-2015 - theo truyền thống Phật giáo quy định thời gian dành cho một Phật tử thuần thành mặc áo tu sĩ - 329 viên chức Thái Lan đă được truyền giới làm tăng sĩ trong thời gian quy định 13 ngày.
Buổi lễ diễn ra tại chùa Đại Giác ngộ ở Bồ đề Đạo tràng ở bang Bihar, Ấn Độ. Một vị chức sắc của chùa này nói rằng đây là điều không thường xảy ra, khi mà một lượng lớn quan chức cấp cao ngoại quốc - trong số đó có nhiều sĩ quan quân đội - tham dự thời gian khoác áo tu sĩ theo truyền thống tôn giáo như vậy. Ông nói điều này đă thu hút nhiều sự chú ư.
Sau khi được truyền giới làm tăng sĩ vào ngày 7-3, các thành viên nhóm người Thái nói trên đă tu tập như các nhà sư trong khuôn viên chùa Đại Giác ngộ trong 2 ngày sau.
Tiếp đó họ đi đến một số thánh địa Phật giáo của Ấn Độ và Lâm T́ Ni của Nepal, trước khi trở về Bồ đề Đạo tràng vào ngày 17-3 để tu tập tại chùa Đại Giác ngộ thêm 2 ngày nữa.
(bignewnetwork – March 22, 2015)
Chùa Đại Giác ngộ ở Bồ đề Đạo tràng (Ấn Độ)
Photo: 7wonders.org
ÚC ĐẠI LỢI: Tịnh xá Thích Ca Mâu Ni Phật (SSV) chuẩn bị khánh thành bảo tháp mới
Tịnh xá Thích Ca Mâu Ni Phật (SSV), tọa lạc tại khu ngoại ô Berwick ở đông nam thành phố Melbourne (bang Victoria), đang chuẩn bị khánh thành bảo tháp mới.
Vào ngày 7-3-2105, tịnh xá đă tổ chức buổi gây quỹ cuối cùng cho bảo tháp này. Buổi lễ gây quỹ với số vé xem văn nghệ được bán hết đă diễn ra tại Trung tâm Besen ở khu ngoại ô Burwood, với gần 1,000 Phật tử nhiệt t́nh tham dự.
Và phù hợp với truyền thống, từ ngày 20-4-2015, tịnh xá sẽ tổ chức nhiều lễ đặc biệt trước khi lễ khánh thành chính thức diễn ra vào ngày 10-5-2015.
Các hội viên SSV sẽ đặt phần đỉnh lên bảo tháp vào ngày 20-4. Hội cũng đang bận rộn với việc xây dựng nhiều ṭa nhà mới, bao gồm một pḥng ăn và nhà bếp, trường Đạo pháp và các văn pḥng, các pḥng họp khác nhau.
(Buddhist Door – March 23, 2015)
Bảo tháp mới tại Tịnh xá Thích Ca Mâu Ni Phật (Úc)
Photo: Andrew J. William
PAKISTAN: Khai quật được tượng Đức Phật Nhập Niết bàn
Đội khảo cổ học đang làm việc tại khu khảo cổ Phật giáo Bhamala ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Pakistan, đă phát hiện một tượng Đức Phật Nhập Niết bàn lớn được cho là dài khoảng 14-15 mét, cũng như hơn 500 hiện vật Phật giáo cổ xưa khác. Khám phá lớn này đă được gọi là “Sự phong phú của lịch sử và kho báu có niên đại 2,000 năm”.
Theo Tiến sĩ Abdul Samad, đội trưởng đội khai quật, tổng cộng 510 cổ vật đă được khai quật, bao gồm các đồ vật bằng đất nung, các đầu tượng Phật bằng đất sét, các tác phẩm điêu khắc bằng đồng, các thành phần kiến trúc bằng sắt, các hiện vật bằng đồng và tiền kim loại của thời hậu Kushan (thế kỷ thứ 2-3 sau Công nguyên). Tiến sĩ Samad cũng nói rằng các mẫu vật liệu hữu cơ đă được gởi đến trường Đại học Wisconsin-Madison, Hoa Kỳ, để xác định niên đại phóng xạ carbon. Thử nghiệm này, được thực hiện bởi Tiến sĩ Mark Kenoyer , giáo sư nhân chủng học và là giám đốc Trung tâm Nam Á của trường đại học nói trên, cho thấy các vật phát hiện được thậm chí có thể có niên đại hơn 2,000 năm.
(Buddhist Door – March 24, 2015)
Đội khai quật đang làm việc tại khu khảo cổ Phật giáo Bhamala (Pakistan)
Photos: buddhistdoor
CANADA: Trung tâm Phật giáo Tây Tạng Gaden Choling kỷ niệm 30 năm thành lập
Toronto, Canada – Tuần này, Tạp chí Trực tuyến Buddha Weekly giới thiệu về Trung tâm Thiền Phật giáo Tây Tạng Gaden Choling ở Toronto và về Sư trưởng Zasep Tulku nhân kỷ niệm 30 năm của trung tâm này tại Canada.
Gaden Choling, một trong những trung tâm Phật giáo Tây Tạng lâu đời ở Canada, kỷ niệm năm thứ 30 với 3 tuần lễ của lễ hội và pháp giảng. Loạt sự kiện và giáo lư kéo dài 3 tuần này tôn vinh lịch sử hoằng pháp Phật giáo Tây Tạng trong 3 thập niên qua.
Lễ kỷ niệm bắt đầu vào ngày 28-3-2015 tại Trung tâm Thiền Phật giáo Đại thừa Gaden Choling, 612 đường Markham, Toronto. Sự kiện kỷ niệm đa diện này sẽ bao gồm các giai điệu Chod, các buổi tụng kinh, vũ điệu Newari thiêng liêng, chợ phúc thiện phong cách Tây Tạng, thực phẩm truyền thống Tây Tạng và một bộ phim về vị lănh đạo tinh thần Zasep Tulku, sư trưởng của Trung tâm Gaden Choling...
(PRWeb – March 26, 2015)
Bài viết của Tạp chí Buddha Weekly về Trung tâm Phật giáo Gaden Choling
Photo: PRWeb
TÍCH LAN: Thủ tướng Ấn Độ viếng các di tích Phật giáo tại Tích Lan
Từ ngày 13 đến 14 -3-2015, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đă thăm chính thức Tích Lan, trong thời gian đó ông đă viếng một số thánh địa Phật giáo của đất nước này.
Vào ngày 13-3, ông đă thăm trụ sở của Hội Đại Bồ đề ở Colombo, nơi ông chiêm bái một tượng Phật, cúng dường thực phẩm đến chư tăng và trồng một cây con. Sau khi được các nhà sư chúc phúc, thủ tướng cảm ơn hội đă chào đón ông, và ông nhấn mạnh về sự đóng góp của Phật giáo cho sự hợp tác văn hóa giữa 2 quốc gia Ấn Độ và Tích Lan.
Ngày hôm sau, thủ tướng Modi cùng tổng thống Tích Lan Maithripala Sirisena đến chiêm bái cây Đại Bồ đề linh thiêng tại cố đô Anuradhapura của Tích Lan, nơi họ dành khoảng 30 phút để tham dự các nghi lễ.
Thủ tướng Modi cũng đến viếng Ruwanweliseya, một bảo tháp được xây vào năm 140 trước Công nguyên bởi vua Gamini Abhaya.
(Buddhist Door – March 26, 2015)
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hội kiến chư tăng Tích Lan tại Hội Đại Bồ đề ở Colombo
Photo: tribuneindia.com