TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 02.2015
Diệu Âm lược dịch
NHẬT BẢN: Triển lăm các tượng Phật giáo của vùng bị thảm họa động đất và sóng thần Tohoku
Triển lăm “Các Kiệt tác của Điêu khắc Phật giáo từ miền Bắc Nhật Bản”, khai mạc vào hạ tuần tháng 1-2015 tại Bảo tàng Quốc gia Tokyo ở Ueno, Tokyo, phản ảnh một sự tập trung chú ư đổi mới về các tượng Phật giáo của vùng Tohoku sau trận động đất và sóng thần lớn tại Nhật vào năm 2011.
Trong số những tượng trưng bày tại triển lăm này có những tượng đă bị hư hại trong trận động đất ngày 11-3-2011 và các dư chấn, và những tượng mà mọi người hướng nh́n để t́m sự an ủi và sức mạnh khi họ nương tựa tại các chùa trên vùng đất cao của các vùng duyên hải sau khi nhà cửa của họ bị sóng thần cuốn trôi. Có cả một tượng vẫn tồn tại qua 2 thảm họa động đất và sóng thần “một-lần-trong-một-thiên niên kỷ” của vùng Tohoku này.
Với 26 tượng được trưng bày, đây không có nghĩa là một cuộc triển lăm lớn. Nhưng rơ ràng là các tác phẩm đă được tuyển chọn kỹ để cho thấy sự đa dạng của điêu khắc Phật giáo tại Tohoku.
Triển lăm kéo dài cho đến ngày 5-4-2015.
(The Japan News – February 2, 2015)
Tượng Phật và thiên tướng được trưng bày tại cuộc triển lăm ở Bảo tàng Quốc gia Tokyo
Photos: The Japan News
THÁI LAN: Chùa Phra That Doi Suthep trên đỉnh núi Suthep
TIN ẢNH: Chùa Phra That Doi Suthep là một ngôi chùa Phật giáo Nam tông tại Chiang Mai, Thái Lan, tọa lạc trên đỉnh núi Suthep. Được thành lập cách đây hơn 600 năm, chùa Suthep được xem là một trong những đền thờ linh thiêng nhất tại miền bắc Thái Lan.
Truyền thuyết kể rằng có một con voi trắng mang xá lợi của Đức Phật lên núi Suthep. Voi ré lên 3 lần rồi chết tại đây, đánh dấu địa điểm này là nơi phù hợp để xây chùa.
Ngôi chùa và là điểm đến hành hương nổi tiếng Phra That Doi Suthep này có cảnh quan tuyệt đẹp, thu hút du khách vượt 10 dặm đường quanh co để lên văng cảnh chùa trên đỉnh núi.
(tipitaka.net – February 2, 2015)
Du khách và người hành hương đi lên hơn 300 bậc cấp để đến chùa Phra That Doi Suthep
Những chuông lớn của chùa Suthep
Các cộng đồng địa phương thường “trồng” những cây tiền trước khi cúng dường để giúp duy tŕ ngôi chùa
Tượng sáp của một vị đại sư bản tự
Tín đồ xếp hàng và đảnh lễ một nhà sư bản tự
Du khách cầm hoa và kinh cầu nguyện đi quanh chùa Suthep
Photos: Brian Pellot
ẤN ĐỘ: Tượng Phật thời kỳ Chola được phát hiện tại Thanjavur
Gần đây một nhóm các nhà nghiên cứu đă t́m thấy một tượng Phật không đầu tại làng Manalur ở huyện Thanjavur, bang Tamil Nadu. Pho tượng bằng đá granite này được cho là thuộc thời kỳ Chola của thế kỷ thứ 10 hoặc 11.
Các học giả Phật giáo là B.Jambuligam và Tamil Pandit tại Thư viện Manimaram Raja Serfoji Sarasvati Mahal đă xác định pho tượng nói trên trong cuộc nghiên cứu thực địa của họ trên một cánh đồng tại làng Manalur ở khu Papanasam thuộc huyện Thanjavur.
Khi được phát hiện, phần bàn tay phải giơ lên ở độ cao 80 cm của pho tượng đă bị găy.
Với những đặc điểm về h́nh tượng giống với những tượng Phật khác của nước Chola, tượng này có thể đă được chạm khắc vào thế kỷ thứ 10 hoặc 11 sau Công nguyên, các nhà nghiên cứu nói.
(the hindu.com – February 1, 2015)
Tượng Phật thời Chola được phát hiện tại Thanjavur, Ấn Độ
Photo: ibtimes.com.in
ÚC ĐẠI LỢI: Khóa học Phật giáo Mùa hè năm thứ 32 tại Maitripa
Từ ngày 10 đến 13-1-2015, Viện Kagyu E-Vam đă tổ chức Khóa học Phật giáo Mùa hè (BSS) thường niên lần thứ 32 tại Trung tâm Tu học Mitripa của Viện ở Healesville, bang Victoria.
Viện được thành lập bởi Sư trưởng Traleg Kyabgon sau khi ông chuyển đến Úc, và BSS bắt đầu sau đó không lâu.
Năm nay BSS giảng dạy về triết học Phật giáo và thiền định từ các truyền thống Nguyên Thủy, Đại Thừa và Kim Cang Thừa, cũng như về triết học và tâm lư học đối chiếu. Trong 4 ngày, những người tham gia đă có cơ hội nghe 5 diễn giả nổi tiếng truyền đạt nhiều chủ đề, từ cơ bản đến nâng cao.
Sinh năm 1955, Sư trưởng Kyabgon đă được công nhận là hóa thân thứ 9 của ḍng truyền thừa Traleg khi ông 2 tuổi, và sau đó được phong làm trụ tŕ Tu viện Tra’gu tại Kham, Tây Tạng.
Ông đă trải qua đào tạo học tập và thiền định nghiêm ngặt từ các đại sư ḍng Kagyu và Nyingma ở Ấn Độ, và chuyển đến Úc vào năm 1980. Ông thành lập Viện Kagyu E-Vam vào năm 1982 và Trung tâm Tu học Maitripa vào năm 1995, cũng như mở các trung tâm tại Tân Tây Lan và Hoa Kỳ. Ông viên tịch vào năm 2012.
(Buddhist Door – February 2, 2015)
Sư trưởng Traleg Kyabgon IX.
Photo: evaminstitute.org
Một Phật điện tại Trung tâm Tu học Maitripa , Úc Đại Lợi
Photo: maitripacentre.org
CAM BỐT: Hàng ngh́n tăng ni, Phật tử dự lễ Phật giáo cổ xưa Meak Bochea
Sáng ngày 3-2-2015, chư tăng ni đă diễn hành đến chân núi Oudong ở tỉnh Kandal để kỷ niệm lễ hội Meak Bochea, tương truyền là ngày Đức Phật tiên đoán về sự nhập niết bàn của Ngài.
Sau đó khoảng 4,000 Phật tử, trong số đó có Phó Thủ tướng Yim Chhayly, cũng đă tập trung tại chân núi để cúng dường chư tăng ni.
Meak Bochea, lễ lớn nhất của đất nước Cam Bốt, đă được tổ chức theo lịch sử tại núi Oudong v́ trên đỉnh núi từng có một bảo tháp lưu giữ các xá lợi của Đức Phật.
Đây là lần thứ 2 buổi lễ được tổ chức tại núi này, sau khi các xá lợi - tương truyền là tóc, răng và xương của Đức Phật – bị đánh cắp vào tháng 12 năm 2013. Các xá lợi sau đó đă được thu hồi và hiện đang được lưu giữ ở Cung điện Hoàng gia tại Phnom Penh.
Rong Phearum, giám đốc sở giáo phái và tôn giáo tỉnh Kandal, cho biết trong buổi lễ rằng mặc dù các xá lợi không c̣n trong bảo tháp đă đóng kín nữa, nhưng các nghi lễ của Meak Bochea vẫn giữ ư nghĩa rất lớn đối với Phật tử Cam Bốt.
(The Cambodia Daily – February 4, 2015)
NEPAL: Ngôi chùa cổ Kakre Bihar sẽ được trùng tu
Kakre Bihar là một phế tích chùa cổ Ấn giáo-Phật giáo tọa lạc trên một đỉnh đồi nhỏ ở Thung lũng Surkhet. Chính phủ Nepal đă bắt đầu các việc chuẩn bị với một dự án kéo dài nhiều năm để trùng tu ngôi chùa Kakre Bihar ‘Shikhar Saili’ này, vốn được cho là có niên đại từ thế kỷ thứ 12.
Được xem là đứng thứ 2 chỉ sau Lâm T́ Ni về mặt ư nghĩa khảo cổ học và lịch sử, chùa Kakre Bihar xây bằng đá rắn với những tượng Đức Phật bằng đồng cùng với rất nhiều tượng thần Ấn giáo là một biểu tượng của sự ḥa hợp tôn giáo giữa người dân trong khu vực.
Bhesh Narayan Dahal, tổng giám đốc Cục Khảo cổ học (DoA), nói rằng cơ quan của ông sẽ sớm mời đấu thầu cho việc cải tạo ngôi chùa cổ này. Với kế hoạch hoàn thành công việc tu sửa trong ṿng 3 năm, ông Dahal nói dự toán ngân sách ban đầu để thực hiện việc cải tạo là khoảng 90 đến 110 triệu Rupee, và họ cũng sẽ phục chế những đồ tạo tác quan trọng nếu chúng đă bị mất.
DoA nói rằng các công tŕnh cải tạo sẽ bảo tồn phong cách kiến trúc độc đáo của ngôi chùa, và rằng các kiến trúc sư sẽ phục chế những cấu trúc bị phá hủy hoặc không thể khắc phục. Theo DoA, di tích này sẽ được trùng tu giữ lại h́nh dạng ban đầu của nó chứ không có bất cứ thay đổi nào.
(ekantipur.com – February 9, 2015)
Phế tích chùa cổ Kakre Bihar, Nepal
Photo: Google
VƯƠNG QUỐC ANH: Phát hiện bản thảo cổ của Phật giáo Miến Điện tại ủy ban Quận Trafford
Sau khi một bản thảo đáng kinh ngạc có tính lịch sử của Miến Điện được phát hiện trong một hộp đầy bụi tại kho lưu trữ ủy ban quận Trafford, giảng viên lịch sử Tilman Frasch của trường Đại học Đô thị Manchester đă làm sáng tỏ nguồn gốc của văn bản nói trên.
Tiến sĩ Frasch tin rằng tài liệu này là một ‘nissaya’ – gồm những đoạn ngắn viết bằng tiếng Pali, xen kẽ với các phần dịch bằng tiếng Miến Điện.
Văn bản lạ thường này được cho là tập điều luật lịch sử dành cho tu sĩ Phật giáo. Các trang được làm bằng lá cọ xử lư bằng dầu để làm cho chúng mềm dẻo. Đáng tiếc là trang cuối, thường có ghi ngày tháng thực hiện bản thảo, đă bị mất.
Nhưng Tiến sĩ Frasch đă xem xét t́nh trạng của lá để ước tính tuổi của bản thảo nói trên và ông nhận ra nó được làm vào khoảng năm 1850.
(Manchester Evening News – February 10, 2015)
Tiến sĩ Tilman Frasch và bản thảo cổ của Miến Điện
Photo: Todd Fitzgerald
BHUTAN: Lễ hội Quốc tế lần đầu tiên được tổ chức trùng với Năm mới Phật giáo (Losar)
Bhutan được biết đến là quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới, và nó luôn luôn thu hút những du khách ṭ ṃ là nhờ có phong cảnh vùng Hi Mă Lạp Sơn hoang sơ hùng vĩ. Và từ ngày 14-2-2015, Bhutan dự kiến sẽ tiếp một làn sóng du khách chưa từng có khi đất nước này tổ chức lễ hội quốc tế đầu tiên về nghệ thuật và văn hóa kéo dài 10 ngày của ḿnh.
Trùng với lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 35 của Quốc vương thứ 5 và lễ Losar (Năm mới Phật giáo), lễ hội nói trên sẽ có sự tham gia của 80 nghệ sĩ và nghệ sĩ biểu diễn, bao gồm ngôi sao nhạc pop Lucky Ali (Ấn Độ) và nghệ sĩ dân gian Ấn Nick Mulvey (Anh quốc) cộng tác với các nghệ sĩ hàng đầu của Bhutan.
Trong lễ hội, các vũ công mang mặt nạ truyền thống sẽ tŕnh diễn cùng với các tiết mục đương đại từ khắp thế giới, và du khách có thể tham dự các cuộc nói chuyện về các lư thuyết mới nhất về hạnh phúc.
(dailymail.co.uk – February 10, 2015)
Các tiểu tăng Bhutan trước Hoàng cung ở thủ đô Thimpu, ảnh do Đức Vua Bhutan chụp
Photo: Mail Online
ẤN ĐỘ: Hội nghị Phật giáo Quốc tế lần thứ 3 tại Bhubaneswar
Trong một nỗ lực để quảng bá các mạng mạch Phật giáo ở cấp quốc tế, chính quyền bang Odisha đă quyết định tổ chức Hội nghị Phật giáo Quốc tế lần thứ 3 tại Bhubaneswar từ ngày 13-2, Bộ trưởng Du lịch và Văn hóa Ashok Chandra Panda cho biết vào ngày 11-2-2015.
Ông nói sự kiện 3-ngày này sẽ có sự tham gia của khoảng 150 học giả Phật giáo và tăng sĩ từ khắp thế giới, trong số đó có Nhật Bản và Tích Lan. Họ sẽ dự hội nghị để thảo luận kỹ về lịch sử và văn hóa Phật giáo.
Bộ trưởng Panda nói các đại biểu sẽ thảo luận về các di tích Phật giáo tại Ấn Độ và bang Odisha, và về tiềm năng du lịch ở khu vực này.
Sẽ có một phiên họp riêng về kinh doanh dành cho các nhà khai thác tour du lịch để thu hút du khách đến thăm các di sản Phật giáo.
Trong khi có hơn 340 di tích Phật giáo tại Odisha, chính quyền bang đă đánh dấu 3 khu liên hợp Phật giáo Lalitgiri, Udayagiri và Ratnagiri là vùng Tam giác Kim cương.
(IANS – February 11, 2014)
Lối vào một tu viện ở Lalitgiri, bang Odisha (Ấn Độ)
Photo: wikipedia.org
PAKISTAN: Các di tích Phật giáo cổ đại ở Pakistan cần bảo tồn khẩn cấp
Nhiều di tích Phật giáo cổ tại Pakistan đang xuống cấp do thiếu sự nỗ lực bảo tồn thích hợp.Những di tích này đă bị hư hại thêm do sự thờ ơ và bỏ mặc của phía chính quyền.
Tiến sĩ Abdul Samad, giám đốc viện Khảo cổ học và Bảo tàng Khyber-Pakhtunkhwa, nói, “Có hơn 500 di tích quan trọng về lịch sử trong thành phố và hấu hết đang trong t́nh trạng hư hỏng. Chúng cần được bảo tồn và phục hồi ngay. Các nhà thầu và thợ xây thiếu kinh nghiệm được giao nhiệm vụ phục hồi đă làm hủy hoại thêm những công tŕnh kiến trúc như vậy.” Ông nói thêm, “Các di tích lịch sử cần được giao cho chúng tôi để bảo quản bởi v́ chỉ có các nhà khảo cổ học mới có thể làm được công việc như thế.” Tiến sĩ Samad cũng nói rằng mọt số báo cáo về hậu quả này đă được gửi đến chính quyền tỉnh, nhưng đă bị bỏ qua. “Chúng tôi có các chuyên gia bảo tồn và có khả năng thực hiện công việc bảo quản cho các di tích này. Chính quyền nên giao chúng cho chúng tôi”, ông nói tiếp.
Đồng thời, Trung tâm Di sản Văn hóa Nam Á của Nhật Bản, một tổ chức phi lợi nhuận, đă được thành lập để hỗ trợ việc bảo tồn các di tích Phật giáo cổ tại Pakistan và Ấn Độ. Nhóm người Nhật này lo ngại về việc di sản văn hóa bị mất đi do sự bỏ mặc và thiếu kinh phí. Nhóm có kế hoạch dùng công nghệ hiện đại trong việc hợp tác với Đại học Hazara của Pakistan để đánh giá nhu cầu bảo tồn của các di tích bị bỏ mặc.
(Buddhist Door – February 12, 2015)
Một công nhân đang tái tạo đầu của một tượng Phật tại Bảo tháp Jualian, Pakistan
Photo: Dawn.com
Tranh trên đá tại miền bắc Pakistan bị hỏng nặng
Photo: The Japan Times
HOA KỲ: Phim tài liệu về giáo viên Phật giáo tiên phong Ruth Denison
Những nhà làm phim tài liệu về Ruth Denison, một trong những phụ nữ đầu tiên giảng dạy về Phật giáo tại Tây phương, đang kêu gọi sự giúp đỡ để đưa bộ phim của họ đến rạp.
Nhà làm phim Aleksandra Kumorek đă đầu tư tiền của cô vào dự án và đă nhận được sự tài trợ của Viện Phim Đức Nordmedia. Bây giờ, để bộ phim về giáo viên Phật giáo lăo thành Ruth Denison này ra rạp vào mùa xuân năm 2016, Aleksandra cần sự giúp đỡ qua quyên góp cho việc chỉnh sửa cuối cùng và sản xuất phim.
Ở tuổi 92, bà Ruth Denison đă dạy thiền Minh Sát Tuệ trong hơn 40 năm.
Sau khi lớn lên trong nỗi kinh hoàng của các trại lao động của phát xít Đức và Liên Xô, bà đă đến Hoa Kỳ vào năm 1957. Vào năm 1971 bà được vị đại sư Phật giáo Nguyên Thủy người Miến Điện là U Ba Khin trao quyền giảng dạy. Bà đă giúp thành lập các trung tâm Thiền định Nam California, và trung tâm Dhamma Dena của bà hiện tọa lạc tại Sa mạc Mojave.
Bà Ruth là giáo viên Phật giáo đầu tiên hướng dẫn một khóa tu toàn nữ. Bà là một người sáng tạo trong việc dùng động tác và khiêu vũ để đào tạo học viên của ḿnh trong chánh niệm.
(tipitaka.net – February 15, 2015)
Giáo viên Phật giáo lăo thành Ruth Denison
Photo: Lion’s Roar
ẤN ĐỘ: 7 kẻ lừa đảo bị bắt trong vụ bán pho tượng Phật
Ngày 14-2-2015, cảnh sát tại Punjagutta, Hyderabad đă bắt một băng nhóm gồm 7 người đang cố bán một tượng Phật với giá 5 triệu Rupee, nói gạt rằng đó là một tượng cổ.
Chánh phạm là Shaik Mohammed Basha, một nhà thầu dân sự quê ở Kurnool, đă t́m thấy một pho tượng nặng 7 kg ở gần sông Tungabhadra cách đây 2 tháng. Y cùng với đồng bọn là K. Leele Kumar và Syed Ghouse Bhasha đă đến thành phố Punjagutta. Theo một thông cáo báo chí, bọn này cùng 4 người khác là Abdul Lateef, P. Murai Krishna Gould, M.Praveen Kumar và Shaik Nazeer đă cố kiếm tiền bằng cách nói lừa rằng đó là một tượng cổ.
(The Hindu – February 15, 2015)
Cảnh sát và pho tượng Phật tịch thu từ băng nhóm lừa đảo
Photo: G. Ramakrishna
ĐÀI LOAN: Phật lễ cầu nguyện và lễ tưởng niệm cho nạn nhân vụ tai nạn máy bay
Một buổi lễ Phật giáo đă được tổ chức vào ngày 9-2-2015 tại Đài Bắc để cầu nguyện cho các nạn nhân vụ tai nạn máy bay gần đây của hăng TransAsia Airways. Lễ do sư trưởng Tu viện Phật Quang Sơn tại Cao Hùng chủ tŕ, bao gồm 3 giờ tụng kinh. Nhiều thân nhân của những người tử nạn đă tham dự, và công đức mà họ đạt được trong buổi lễ là để làm giảm đi sự đau khổ của những người ở lại cũng như để những người tử nạn được siêu thoát.
Vào ngày 10-2, chính quyền Đài Loan đă treo cờ rũ trên toàn quốc như một dấu hiệu của sự tôn quư đối với những người đă chết trong vụ tai nạn. Chính phủ cũng tổ chức một lễ tưởng niệm tại Đệ nhị Tang lễ Đường của Đài Bắc, với sự tham dự của Tổng thống Mă Anh Cửu, các tu sĩ Phật giáo, các thành viên gia đ́nh tang quyến, bạn bè và công chúng.
Vào ngày 4-2, chiếc GE235 của TransAsia Airways bị rơi ngay sau khi cất cánh từ Phi trường Tùng Sơn ở Đài Bắc, với 53 hành khách và 5 thành viên phi hành đoàn trên máy bay, khiến 40 người thiệt mạng.
(buddhistdoor – February 17, 2015)
Lễ cầu nguyện cho nạn nhân vụ tai nạn máy bay tại Đài Bắc, Đài Loan
Photos: en.apdnews.com
BANGLADESH: Ngôi đền Phật giáo 1.000 năm tuổi được phát hiện tại huyện Munshiganj
Một đền thờ Phật giáo cổ xưa đă được phát hiện tại Bangladesh, có thể cung cấp một cái nh́n độc đáo về cuộc đời của vị thánh giả Atish Dipankar. Đây là ngôi cổ tự hơn 1.000 năm tuổi ở Nateshwar thuộc phân khu Tongibari tại huyện Munshiganj, được phát hiện bởi một nhóm khảo cổ chung đến từ Bangladesh và Trung quốc.
Dipankar, một vị thầy Phật giáo quê ở vương quốc Pala thuộc Bengal, sinh tại khu vực này cách đây hơn 1.000 năm, và những người phát hiện tin rằng đây có thể là ngôi đền nơi ngài đă thờ phụng và giảng dạy, trước khi ngài du hành đến Tây Tạng.
Giám đốc dự án là Nuh Alam Lenin nói, “Khu vực này có thể được minh chứng là một trung tâm hành hương Phật giáo”.
Những hố tro và đồ gốm cũng như 2 con đường và một bức tường cao gần 3 mét đă được t́m thấy tại di tích nói trên sau cuộc khai quật 50 ngày, cho thấy khu vực này xưa kia giàu có.
(ibtimes.co.uk – February 18, 2015)
Di tích ngôi đền Phật giáo 1,000 năm tuổi được khai quật tại huyện Munshiganj, Bangladesh
Photos: Agrasha Vikrampur Foundation
HOA KỲ: Từ điển Phật giáo Princeton đoạt Huân chương Dartmouth
Một từ điển Phật giáo mới, Từ điển Phật giáo Princeton, đă được phát hành và đang được ca ngợi là cuốn từ điển Phật giáo bằng tiếng Anh toàn diện và đáng tin cậy nhất từ trước đến nay. Được biên soạn bởi Robert E. Buswell và Donald S. Lopez, từ điển này gồm có hơn 1 triệu từ và hơn 5,000 từ mục liên quan đến Phật giáo, và bao gồm thuật ngữ từ tất cả kinh điển Pali, Phạn, Triều Tiên, Trung Hoa, Nhật Bản và Tây Tạng.
Hiệp hội Thư viện Mỹ (ALA) đă tặng thưởng cuốn từ điển này Huân chương Dartmouth danh giá dành cho tác phẩm khảo cứu xuất sắc nhất trong năm qua. Nó cũng đă được Choice gọi là một trong 25 Cuốn sách Học thuật hàng đầu của năm 2014.
Huân chương Dartmouth được thành lập vào năm 1874 để vinh danh một tác phẩm khảo cứu được xem là cao nhất cả về ư nghĩa lẫn chất lượng. Giải thưởng này làm bằng đồng và trên một mặt có khắc h́nh đầu của Athena, nữ thần trí tuệ của Hy Lạp. Mỗi năm giải chỉ cấp cho một tác phẩm.
Lễ trao tặng Huân chương Dartmouth sẽ diễn ra tạ Hội nghị thường niên ALA tại San Francisco vào tháng 6.
(Buddhist Door – February 18, 2015)
Robert E. Buswell và Donald S. Lopez và tác phẩm Từ điển Phật giáo Princeton
Huân chương Dartmouth
Photos: Lion’s Roar
AFGHANISTAN: Bản thiết kế đoạt giải dành cho trung tâm văn hóa khu vực các tượng Phật Bamiyan
UNESCO đă tiết lộ bản thiết kế đoạt giải dành cho một trung tâm văn hóa sẽ tọa lạc gần các tượng Phật Bamiyan, vốn bị Taliban phá hủy vào năm 2001. Hiện nay, tất cả những ǵ c̣n lại của các tượng này chỉ là 2 hốc lớn trên vách đá.
Bài báo “Kho báu của Afghanistan” đăng trên The Shambhala Sun mô tả lịch sử giàu có, đa dạng của khu vực này và bối cảnh của sự tàn phá các pho tượng nói trên. Ngày nay, ư thức về di sản tại Bamiyan vẫn mạnh mẽ bất chấp những đống đổ nát. UNESCO và các nhà thiết kế đoạt giải đang làm việc để tôn vinh nền văn hóa đó.
Bản thiết kế này đă được tuyển chọn dựa trên sự thể hiện của nó về sự đoàn kết dân tộc, bảo vệ di sản, nhận thức so sánh giữa các nền văn hóa và bản sắc văn hóa. Nó cũng được chọn dựa vào sự ḥa hợp với cảnh quan và di sản của Bamiyan, và sự nhận thức về xă hội và môi trường của nó.
Các nhà thiết kế người Argentina gồm Carlos Nahuel Recabarren, Manuel Alberto Martínez Catalán và Franco Morero đă được tặng thưởng 25,000 usd cho bản thiết kế này của họ.
(Tipitaka Network – February 22, 2015)
Đồ họa của bản thiết kế trung tâm văn hóa Bamiyan, Afghanistan
Photos: tipitaka.net
TRUNG QUỐC: Người Tây Tạng công khai mừng sinh nhật của Đức Đạt lai Lạt ma trong năm mới
Người Tây Tạng tại các tỉnh Tứ Xuyên, Thanh Hải và Cam Túc ở tây bắc Trung quốc đă công khai mừng sinh nhật thứ 80 của Đức Đạt lai Lạt ma trong tuần này, kết hợp sự tuân thủ công cộng và tư nhân với lễ Năm Mới Âm lịch (Losar).
Theo Đài Châu Á Tự do (RFA) riêng tại các quận tự trị Tây Tạng Ngaba và Golog của Tứ Xuyên, những người tham gia đă tôn trí ảnh của Đức Đạt lai Lạt ma trong sân của các tu viện, cúng dường và đọc kinh cầu nguyện ngài được trường thọ. Họ tung truyền đơn cầu nguyện lên không, đốt pháo hoa, và công khai mừng lễ sinh nhật thứ 80 của Đức Đạt lai Lạt ma.
Các tu viện ở Tứ Xuyên tham gia mừng lễ vào ngày đầu Năm Mới Âm lịch (nhằm ngày 19-2) gồm có tu viện Se, Nyentse và Sumdo ở Ngaba và Jonang Kyada ở Golog.
(bignewsnetwork.com – February 22, 2015)
Người Tây Tạng mừng sinh nhật Đức Đạt lai Lạt ma tại một tu viện nhân Lễ Năm Mới Âm lịch (Losar)
Photo: RFA
THÁI LAN: Cảnh sát truy t́m du khách Trung quốc đă đá vào chuông chùa
Cảnh sát Thái Lan đang truy t́m một du khách được cho là người Trung quốc bị ghi h́nh đă đá những cái chuông tại chùa Wat Phra That Doi Suthep ở thành phố Chiang Mai. Ngôi chùa thế kỷ thứ 14 này là một điểm địa linh thiêng đối với nhiều người dân và là một điểm đến du lịch nổi tiếng.
Ngày 23-2, Bundit Tun Khaseranee, thiếu tướng cảnh sát thành phố Chiang Mai nói rằng cảnh sát và cơ quan nhập cư địa phương đang t́m các nhân chứng vụ đá vào chuông nói trên và rằng họ đang kiểm tra phim giám sát để xác định người đàn ông nọ. Ông Bundit nói thêm rằng cảnh sát đang xem kỹ hồ sơ trạm kiểm soát Chiang Saen và thẩm vấn các hướng dẫn viên du lịch và các cơ quan du lịch Trung quốc để cố t́m ra thủ phạm. Ông nói khi t́m ra người này, danh tính của anh ta sẽ được công bố và anh ta sẽ phải học một khóa học về văn hóa và nghi thức Thái, và nếu từ chối, anh ta sẽ bị cấm tái nhập cảnh Thái Lan.
(ibtimes.com – February 24, 2015)
Khách tham quan đổ dầu để thắp nến tại chùa Wat Phra That Doi Suthep
Photo: Shuan Sim
NEPAL: Cháy lớn tại tu viện Phật giáo Laprang Gumba
Laprang Gumba, một tu viện Phật giáo 700 năm tuổi ở làng Samagaun thuộc huyện Gorkha, đă bị thiêu hủy trong một vụ cháy lớn vào tối ngày 16-2-2015. Nhà chức trách nói các bản thảo, tượng Phật,đồng bạc cổ và các vật có giá trị khác trị giá khoảng 150 triệu Rupee đă bị hủy hoại trong vụ hỏa hoạn.
Cảnh sát nghi rằng ngọn lửa có thể đă khởi phát sau khi một đèn dầu bị ngă, khiến lửa lan sang các vật khác trong tu viện. Đến sáng ngày 17-2 đám cháy mới bị khống chế.
Chok Bahadur Kunwar, một cảnh sát tại làng Samagaun, nói rằng họ phải mất gần 4 giờ để đến được hiện trường. Tuyết rơi dày 3 feet khiến cho t́nh h́nh tệ hơn, ông nói thêm. Phó Cảnh sát trưởng Ramesh Thapa nói họ đang cố thu thập thêm thông tin để đánh giá thiệt hại do hỏa hoạn.
Đồng thời, nhà khảo cổ học Ram Bahadur Kunwar, phát ngôn viên của Cục Khảo cổ, nói rằng họ có kế hoạch gởi một đội đến ngôi làng để điều tra vụ việc.
(buddhistartnews – February 26, 2015)
HÀN QUỐC: Triển lăm bản in của mộc bản Kinh Phật giáo Đà La Ni
Các bản in mộc bản Kinh Đà La Ni, được cho là có từ thời nhà Đường, sẽ được trưng bày cho công chúng. Kinh Đà La Ni được in lên một tờ giấy với nhiều câu thần chú Phật giáo được viết bằng chữ Phạn.
Giám đốc Han Seon-hak của Bảo tàng Bản in Cổ tại chùa Myeongju ở thành phố Wonju, tỉnh Gangwon, nói, “Một cuộc triển lăm trưng bày hơn 100 tờ, bao gồm 40 tờ in bùa và sách từ các nước khác nhau ở châu Á, chẳng hạn như các bản in Kinh Đà La Ni, sẽ diễn ra cho đến ngày 10-5”.
Các bản in mộc bản Kinh Đà La Ni nói trên không cho biết năm in ấn, nhưng nhiều chuyên gia thư mục học ước tính rằng chúng được sản xuất vào thời nhà Đường. Giám đốc Han nói, “Kinh Đà La Ni sẽ triển lăm này đă được phát hiện trong ṿng đeo tay vốn được t́m thấy cùng với một tượng Phật ở Thanh Hải, Trung quốc. Vào thời nhà Đường, có truyền thống theo đó kinh Đà La Ni - dành cho việc cầu mong một nhà sư hoặc Phật tử được nhập Niết Bàn sau khi từ trần – được đặt trong ṿng đeo tay và chôn cùng với xác”.
(The Dong-a Ilbo – February 26, 2015)
Một bản in mộc bản Kinh Đà La Ni
Photo: The Dong-a Iblo