TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 01.2015
Diệu Âm lược dịch
HOA KỲ: Tu viện mới của Phật giáo Tây Tạng tại Ithaca
Ithaca, New York – Phật tử Tây Tạng đă hoàn thành 2 trong số 4 ṭa nhà mới bao gồm Học viện Nghiên cứu Phật giáo Tu viện Du Khor Choe Ling(DKCL) Namgyal. Khu tu viện tọa lạc trên 28 mẫu đất này gồm có ṭa nhà chính với điện thờ, pḥng ăn và nhà bếp, cũng như một ṭa nhà riêng là nơi cư trú của các nhà sư.
Tu viện Namgyal được thiết kế trong dạng của một mạn đà la để tôn trọng thiết kế truyền thống của các tu viện Tây Tạng. Thiết kế này đă được Đức Đạt lai Lạt ma phê duyệt.
Việc xây dựng tu viện này đem đến cho cộng đồng Phật giáo ở vùng Trung New York một khung cảnh đáng tin cậy hơn cho việc nghiên cứu Phật giáo Tây Tạng và tạo cho các tăng sĩ Tây Tạng một cơ hội để học tiếng Anh và giảng dạy.
Trong suốt cả năm, Tu viện DKCL Namgyal tổ chức nhiều lễ kỷ niệm và các buổi lễ, cũng như cung cấp nhiều chương tŕnh và khóa học về Phật giáo và thiền định.
(Syracuse.com – January 1, 2015)
Các nhà sư trong một buổi lễ tại Tu viện Namgyal
Photo: Ellen M. Blalock
MIẾN ĐIỆN: H́nh ảnh Đức Phật mang tai nghe gây tranh căi
Yangon, Miến Điện – Philip Blackwood,một người Tân Tây Lan 32 tuổi, là quản lư quán V Gastro Bar, đă bị bắt giam v́ tội “lăng mạ tôn giáo” sau khi anh ta đăng trên Facebook một h́nh ảnh tạo ảo giác của Đức Phật mang tai nghe để quảng cáo cho quán.
Mặc dù đă xóa h́nh ảnh này và thay vào đó bằng lời xin lỗi cho “sự thiếu hiểu biết đáng xấu hổ”, Blackwood vẫn bị bắt vào ngày 10-12-2014 cùng với 2 người Miến Điện gồm Tun Thurein, 40 tuổi, chủ của hộp đêm này và đồng nghiệp Htut Ko Ko Lwin, 26 tuổi.
V Gastro Bar bị đóng cửa chỉ 2 tuần sau khi khai trương tại một khu phố cao cấp của Yangon.
Blackwood đang bị giam giữ tại nhà tù Insein khét tiếng của Miến Điện, nơi anh ta có khả năng phải đối mặt với án tù 4 năm. Các luật sư dự đoán phiên ṭa sẽ kéo dài trong nhiều tháng.
Sự việc này đă bị Tổ chức Theo dơi Nhân quyền và Ân xá Quốc tế lên án.
Nó làm tăng thêm những lo ngại rằng chính quyền trên danh nghĩa dân sự của Miến Điện đang tái phạm về cải cách quyền. Nó cũng cho thấy ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ về pháp luật và chính trị của các nhà sư dân tộc cực đoan.
(NBC news – January 3, 2015)
H́nh ảnh Đức Phật đeo tai nghe của quán V Gastro Bar
Photo: F. McGregor
ẤN ĐỘ: Gần 500 người Ấn giáo cải đạo sang Phật giáo
Ngày 3-1-2015, gần 500 người Ấn giáo, bao gồm phụ nữ và trẻ em, tại một số ngôi làng ở quận Gaya (bang Bihar) đă cải đạo sang Phật giáo.
Họ là cư dân của các làng Khanjahapur, Usri, Bara, Joda Masjid, Kukra, Beldari, Bansibigha và Tapsi ở khu Manpur thuộc Gaya. Buổi lễ quy y đă diễn ra tại đền thờ Phật giáo ở làng Khanjahapur.
Basant Mahto, một hội viên của hội Mahatma Budh Gayan Ashram có trụ sở tại Bồ đề Đạo tràng, đóng một vai tṛ quan trọng trong sự kiện này.
Sitabia Devi, Sona Devi và Barti Devi, là những người trong số hơn 100 phụ nữ đă cải đạo sang Phật giáo nói trên, cho biết họ thay đổi tôn giáo của ḿnh để có được một cuộc sống yên b́nh và thịnh vượng hơn.
Đây là lần thứ hai diễn ra sự kiện cải đạo quan trọng của người Ấn giáo, sau khi 42 gia đ́nh tầng lớp khốn cùng cải đạo sang Thiên Chúa Giáo tại một ngôi làng gần bồ đề Đạo tràng vào ngày 25-12-2014.
(IANS – January 3, 2015)
Basant Mahto, hội viên hội Mahatma Budh Gayan Ashram, người đóng một vai tṛ quan trọng trong sự kiện cải đạo sang Phật giáo của người Ấn giáo ngày 3-1-2015
Photo: oneindia.com
MĂ LAI: Cảnh sát bắt giữ kẻ làm hư hại các tượng Phật tại chùa Chathraram
Cảnh sát đă bắt giữ một người đàn ông được cho là bị điên là nghi phạm đă phá hỏng các tượng và vật dụng cầu nguyện tại chùa Chanthraram ở Tanah Liat thuộc Bukit Mertajam (Penang) vào ngày 2-1-2015.
Người đàn ông thất nghiệp 24 tuổi này bị bắt tại nhà của ḿnh ở Tasek Gelugor vào lúc 6 giờ chiều ngày 3-1-2015, sau khi cảnh sát truy t́m anh ta tại đó nhờ biết số đăng kư xe gắn máy của nghi phạm này.
Theo cảnh sát cho biết, người đàn ông nói trên đă đến ngôi chùa Chanthraram vào sáng ngày 2-1 và làm hư hại các tượng trong một ṭa nhà, trước khi sang ṭa nhà thứ hai để vứt đi một lư đầy nhang.
Anh ta đi ṿng quanh ngôi chùa mấy lần và chơi đùa với lũ chó trong khu vực trước khi rời khỏi nơi này, và người quản tự đă tŕnh báo sự việc với cảnh sát.
(The Malay Mail – January 4, 2015)
ÚC ĐẠI LỢI: Pḥng triển lăm Quốc gia Úc sẽ trả lại cho Ấn Độ pho tượng Phật bị đánh cắp
Một pho tượng Phật 2,000 năm tuổi bằng đá do Pḥng triển lăm Quốc gia Úc (NGA) lưu giữ tại Canberra sẽ được hoàn trả cho Ấn Độ sau khi tượng này được xác định là đă bị đánh cắp.
NGA đă mua pho tượng Phật ngồi nói trên từ một góa phụ tên là Roslyn Packer vào năm 2007.
Một người bán cổ vật ở New York đă bán tượng này với giá hơn 1 triệu đô la, nhưng kể từ đó đă nổi lên nguồn tin rằng tượng bị đánh cắp từ một di tích khảo cổ của Ấn Độ.
Chính phủ Úc đă báo với nhà chức trách Ấn Độ rằng sẽ sớm trả lại pho tượng cho nước bạn.
Bộ Văn hóa Ấn Độ và Viện Khảo cổ học Ấn Độ đang làm việc với Viện Bảo tàng Quốc gia Ấn Độ để xử lư việc nhận lại tượng.
(tipitaka.net – January 7, 2015)
Tượng Phật bị đánh cắp sẽ được Pḥng triển lăm Quốc gia Úc trả lại cho Ấn Độ
Photo: abc.net.au
NHẬT BẢN: “Chùa Mèo” tại tỉnh Fukui
Có một câu nói quen thuộc rằng: “Tại Ai Cập cổ đại, loài mèo đă được thờ phụng như những vị thần; và người ta không bao giờ quên điều này”.
Chắc chắn rằng tại Nhật Bản mèo vẫn rất được tôn trọng, với toàn thể các ḥn đảo của loài mèo vẫn đang dành cho chúng sự tự do dạo chơi đế chúng tồn tại một cách yên ổn trong hệ sinh thái riêng của ḿnh.
Tất nhiên mọi chuyện không phải đều hoàn hảo, và những con mèo hoang và bị bỏ rơi là một thực tế rất đáng buồn tại Nhật cũng như tại các nước khác.
Nhưng ngày nay những con mèo tại chùa Gotanjo ở tỉnh Fukui rất hạnh phúc: Chúng được các tu sĩ Phật giáo cho ăn, yêu thương chăm sóc, và chúng được vuốt ve bởi những du khách đáng mến.
Thậm chí ta có thể nhận một quẻ bói của mèo để xem cho biết vận mệnh năm sau sẽ ra sao!
Chùa Gotanjo nổi tiếng v́ nuôi rất nhiều mèo, và bây giờ khách viếng và cư dân địa phương đă đặt tên không chính thức cho chùa là ‘Chùa Mèo”.
(Rocket News – January 12, 2015)
Một chú mèo của “Chùa Mèo” Gotanjo ở tỉnh Fukui, Nhật Bản
Photo: Evie Lundevie Lund
ẤN ĐỘ: Chư tăng Nam Hàn cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới tại Bồ đề Đạo tràng
Bồ đề Đạo tràng, Bihar – Vào ngày 12-1-2015, khoảng 500 tu sĩ Phật giáo Nam Hàn đă cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới tại Bồ đề Đạo tràng.
Các nhà sư, thuộc một tổ chức cứu trợ Phật giáo phi chính phủ tên là Join Together Society (JTS) có trụ sở tại Seoul, đă tiến hành các nghi lễ cầu nguyện tại chùa Đại Bồ đề, nơi tương truyền Đức Phật đă đạt giác ngộ.
Ngoài việc tổ chức cầu nguyện, các nhà sư này sẽ tham quan những di tích Phật giáo nổi tiếng tại đất nước Ấn Độ và cầu nguyện cho nền ḥa b́nh toàn cầu.
Subhaschandra Boudhh, một hội viên của JTS, nói, “500 người này đang đi tham quan Ấn Độ trong 15 ngày. Họ sẽ viếng các địa điểm Phật giáo nổi tiếng và cầu nguyện cho nền ḥa b́nh và sự thịnh vượng của mọi người trên khắp thế giới”.
Kinh Phật mô tả Bồ đề Đạo tràng là “Cái rốn của Trái đất”, nơi hàng năm người hành hương và du khách từ Tích Lan, Trung quốc, Nhật Bản và toàn bộ Đông Nam Á đổ về đền thờ Đại Bồ đề linh thiêng nhất của Phật giáo.
Vào năm 2002, UNESCO đă công nhận chùa Đại Bồ đề là một Di sản Thế giới.
(ANI – January 12, 2015)
Chùa Đại Bồ đề ở Bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ
Photo; Google
MĂ LAI: Chiến dịch dọn vệ sinh sau lũ lụt của Hội Phật giáo Từ Tế Mă Lai
Ngày 13-1-2015, tại làng Kg Manek Urai Lama, các t́nh nguyện viên từ Hội Phật giáo Từ Tế Mă Lai có trụ sở tại Penang đă tổ chức chiến dịch dọn vệ sinh sau trận lũ lụt gây tàn phá nơi đây.
Khoảng 500 hội viên Từ Tế đă tham gia chiến dịch, mang theo 19 xe tải và 7 xe máy kéo. Nhóm này c̣n bao gồm 2 xe buưt chở đầy t́nh nguyện viên từ hăng máy tính khổng lồ Intel Mă Lai.
Nhóm cho biết đă thuê khoảng 1,200 dân làng, tất cả đều là nạn nhân lũ lụt, để dọn vệ sinh. Mỗi dân làng được trả 100RM một ngày cho chiến dịch 2 ngày nói trên.
Hội Từ Tế đă chia ngôi làng thành 5 khu vực chính để việc dọn vệ sinh được thuận lợi, và những người dân địa phương được chia thành từng nhóm khoảng 20 người để giải quyết mỗi khu vực.
Làng Manek Urai là một trong số những khu vực bị thiệt hại nặng nề nhất trong trận lũ lụt vài tuần trước khiến hơn 250,000 người Mă Lai mất nhà cửa.
(The Malay Mail Online – January 13, 2015)
T́nh nguyện viên Hội Từ Tế giúp dân làng Manek Urai dọn vệ sinh sau lũ lụt
Photo:Yusof Mat Isa
TRUNG QUỐC: 5 xá lợi quư giá của Phật giáo được phát hiện tại Hồ Bắc
Tại một ngôi mộ cổ ở tỉnh Hồ Bắc, Trung quốc, các nhà khảo cổ học đă phát hiện 5 xá lợi quư, tương truyền là từ tro hỏa táng của các đại sư Phật giáo.
T́m thấy xá lợi trong một ngôi mộ là điều rất hiếm, v́ thông thường xá lợi chỉ được khai quật tại các Phật tự, Chen Qianwan, viện trưởng viện khảo cổ thành phố Tương Dương, phát biểu vào ngày13-1-2015.
Theo ông Chen, các linh vật h́nh hạt này thường được lưu giữ trong các hộp tráp linh thiêng. Hộp đựng được phát hiện gần đây nhất này vốn được gắn trên đỉnh một ngôi mộ thuộc một vị quan thời nhà Minh (1368 – 1644) tại chân núi Thiên Sơn ở Tương Dương, Hồ Bắc.
Xá lợi lớn nhất trong số này có đường kính khoảng 3 cm. Trong ánh sáng, các xá lợi có màu sắc khác nhau – màu đỏ, tím, xanh dương, xanh da trời và màu cam.
Các linh vật nói trên được phát hiện vào cuối tháng 12 và sau đó được các nhà sư và các nhà nghiên cứ có uy tín xác định là xá lợi. Họ tin rằng ngôi mộ là của một Phật tử.
Bảo tàng thành phố Tương Dương sẽ lưu giữ các xá lợi này.
(bignewsnetwork.com – January 14, 2015)
Các xá lợi được phát hiện tại Hồ Bắc, Trung quốc
Photo: mzxb.com
ẤN ĐỘ: Chư tăng tái hiện lộ tŕnh hành cước của Đức Phật sau khi giác ngộ
Trong một nỗ lực phục hồi lộ tŕnh cổ xưa giữa Jethian và Venuvan mà Đức Phật Cồ Đàm đă thực hiện sau khi giác ngộ, ngày 10-1-2015, hơn 400 tu sĩ Phật giáo đă tham gia cuộc “đi bộ di sản” 13 km tại Bihar.
Chư tăng từ 30 tu viện tại các nước khác nhau đă tham gia cuộc hành cước di sản đầu tiên này, theo tuyến đường cổ mà Đức Phật đă đi cách đây hơn 2,500 năm.
M. Sohail, một quan chức ngành du lịch cho biết Tổng công ty Phát triển Du lịch Bang Bihar (BSTDC) đă tổ chức cuộc đi bộ di sản nói trên, từ Jethian ở quận Gaya đến Venuvan ở Rajgir của quận Nalanda.
Đây là một phần của lễ hội Rajgir để phổ biến sự kiện này bằng việc đi theo dấu chân của Đức Phật, ông M. Sohail nói.
“Cuộc đi bộ di sản sẽ thu hút du khách nước ngoài, đặc biệt là từ các nước Phật giáo,” ông nói.
Theo truyền thuyết, Jethian là nơi vua Magadha là Bimbisara đă cung nghinh Đức Phật trong hành tŕnh của Ngài từ Bồ đề Đạo tràng đến Rajgir không lâu sau khi Ngài đạt giác ngộ.
Nhà vua đă cung hiến Venuvan (xưa kia là Veluvana) làm nơi để Đức Phật trú ngụ.
(Business Standard – January 14, 2015)
Phật tử tham dự sự kiên “cuộc đi bộ di sản” tại Bihar, Ấn Độ
Photo: PTI
NEPAL: Nâng cấp phi trường Đức Phật Cồ Đàm
Ngày 15-1-2015, Thủ tướng Sushil Koirala của Nepal đă đặt viên đá đầu tiên cho dự án nâng cấp Phi trường Đức Phật Cồ Đàm tại Bhairahawa, cách Lâm T́ ni khoảng 20 km.
Dự án nhằm chuyển phi trường nói trên thành nơi thay thế Phi trường Quốc tế Tribhuvan ở thủ đô Kathmandu - là phi trường quốc tế duy nhất tại quốc gia vùng Hi Mă Lạp Sơn này, vốn đă chứng kiến t́nh trạng tắc nghẽn giao thông nặng nề trong những năm gần đây.
Giai đoạn đầu của dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2018, khi Phi trường Đức Phật Cồ Đàm đạt được khả năng phục vụ 760,000 hành khách mỗi năm.
Phi trường Đức Phật Cồ Đàm mới sẽ bao gồm một đường băng 3,000 km, các ṿm che mới cho nơi đỗ máy bay và đường băng, hệ thống thoát nước, các đường vào trạm nhiên liệu và hàng hóa, ranh giới phi trường mới và các cơ sở hạ tầng mới hoàn thiện.
Giai đoạn hai của dự án dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2030 để cho phép phi trường tiếp nhận hành khách mỗi năm lên đến 2 triệu người.
(bigbewsnetwork.com – January 17, 2015)
Phi trường Đức Phật Cồ Đàm, Nepal, sẽ được nâng cấp
Photo: Google
Bhutan - ẤN ĐỘ: Thủ tướng Tobgay viếng trung tâm hành hương Phật giáo Sarnath của Ấn Độ
Trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ kéo dài 9 ngày, Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay đă tham dự Hội nghi thượng đỉnh Gujarat Tỏa sáng của Các nhà Đầu tư Toàn cầu vào ngày 11-1-2015, và có các cuộc hội đàm với các nhà lănh đạo Ấn Độ trước khi thực hiện chuyến tham quan một số di tích lịch sử.
Ngày 16-1-2015, Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay đă viếng trung tâm hành hương Phật giáo Sarnath tại Uttar Pradesh.
Thủ tướng đă tham quan Bảo tàng Khảo cổ học Sarnath, nơi lưu giữ những hiện vật khai quật tại di tích khảo cổ Sarnath. Sự thu hút chính của bảo tàng là một cột trụ A Dục Vương, biểu tượng quốc gia của Ấn Độ.
Tọa lạc cách thành phố Varanasi linh thiêng của Ấn Độ khoảng 10 km, Sarnath là nơi Đức Phật đă chọn để truyền dạy bài pháp giảng đầu tiên của Ngài.
(Big News Network – January 18, 2015)
Thủ tướng Bhutan Tshering Tobgay
Photo: en.wikipedia.org
ÚC ĐẠI LỢI: Sư giả lừa người dân Victoria và du khách
Melbourne, bang Victoria – Những kẻ giả mạo tu sĩ Phật giáo đang lừa người dân thành phố Melbourne và du khách, Bộ Người tiêu dùng đă cảnh báo.
Người ta đă thấy các sư giả cười chào người qua lại và cúi đầu trước khi xin tiền mặt để đổi lấy tràng hạt, bùa hộ mệnh hoặc sách hướng dẫn tâm linh.
Bộ trưởng Bộ Người tiêu dùng Jane Garret kêu gọi người dân bang Victoria phải cành giác nếu có kẻ ăn mặc như một nhà sư đến gần và xin tiền.
Các tṛ lừa bịp này đă được báo cáo tại Khu Kinh doanh Trung tâm và các khu du lịch nổi tiếng của Melbourne. Người ta cũng đă phát hiện những kẻ lừa đảo này lang thang tại các vùng ngoại ô, bao gồm vùng Sunshine và Preston. Một số sư giả cầm theo sổ để ghi chép tiền cúng dường và “chúc lành” cho người cúng dường.
Tăng sĩ Phước Dân của chùa Quang Minh ở Braybrook nói rằng theo giáo luật 2,500 năm tuổi do Đức Phật truyền đạt th́ chư tăng cấm không được xin tiền.
(Buddhist Channel – January 18, 2015)
PHI LUẬT TÂN: Hội Phật giáo Từ Tế biết ơn Đức Giáo Hoàng Francis
Manila, Phi Luật Tân – Hội Từ Tế, tổ chức Phật giáo quốc tế đang cứu trợ các nạn nhân của siêu băo Yolanda (Haiyan) tại Visayas đă bày tỏ ḷng biết ơn đối với Đức Giáo hoàng Francis về “sự thương xót và cảm thông của ngài với người nghèo” – nhất là với những người bị thiên tai.
Hội Từ Tế đă cùng Đức Giáo hoàng làm từ thiện v́ người nghèo tại Phi Luật Tân và hải ngoại trong 5 thập kỷ qua tại gần 90 nước, phát ngôn viên Rey-Sheng Her của hội phát biểu – nhân danh Ni sư Cheng Yen, người sáng lập hội.
“Chúng ta sẽ liên tục thực hiện việc này cùng nhau để thể hiện sự ḥa hợp của các tôn giáo, và sức mạnh của t́nh thương và ḷng từ bi với thế giới”, phát ngôn viên Her nói.
Đức Giáo hoàng Francisđă đến thành phố Tacloban ở tỉnh Leyte vào ngày 17-1-2015 để ủy lạo các nạn nhân của băo Yolanda, trận băo mạnh nhất trong lịch sử khiến hơn 6,300 người tại Đông Visayas thiệt mạng.
(Phillippine Daily Inquirer – January 19, 2015)
Đức Giáo Hoàng Francis
Photo: PDI
SINGAPORE: Bức tranh xuất thần về nhà sư hoàng tộc Bada Shanren
Gần 400 năm trước, khi triều đại nhà Minh sụp đổ dưới sự tấn công của các chiến binh Măn Châu, một hoàng tử nhà Minh đă trở thành tăng sĩ để tồn tại. Giả điên, kẻ lưu vong này đă trút nỗi đau khổ của ông vào những bức tranh mực và trở nên nổi tiếng với nghệ danh Bada Shanren, nghĩa là Sơn nhân của Bát Đại tộc.
Vào một ngày trong năm 2013, khi đang thiền định, họa sĩ Tan Swie Hian người Singapore nói rằng ông đă thấy nhà sư này. Là một Phật tử, ông Tan đă khắc axit trong khoảng 60 giây để đưa h́nh ảnh vị đại sư thế kỷ 17 này vào thế kỷ 21, trong tiếng sột soạt của mực Tàu trên giấy thông thảo. “Lúc đó tôi đang xuất thần”, họa sĩ tự học Tan, 71 tuổi, nói.
Vào tháng 11-2014, bức tranh “Chân dung của Bada Shanren” đă bán được 20.7 triệu nhân dân tệ (khoảng 3.3 triệu đô la) tại một cuộc bán Đấu giá Quốc tế Poly ở Bắc Kinh, củng cố vị thế là họa sĩ c̣n sống đắt giá nhất tại Đông Nam Á của ông Tan. Họa sĩ đă phá kỷ lục của chính ḿnh, vốn được lập vào năm 2012 khi bức tranh sơn dầu “Khi Trăng Tṛn” – tác phẩm đầu tiên của ông bán đấu giá tại Trung quốc – đă bán được 18.975 triệu nhân dân tệ.
(tipitaka.net – January 21, 2015)
Bức tranh “Chân dung của Bada Shanren” của họa sĩ Tan Swie Hian
Photos: Su-yin Yap
ẤN ĐỘ: Chư tăng tuần hành để tưởng niệm sự giác ngộ của Đức Phật
Ngày 22-1-2015, hàng ngh́n tăng sĩ đă tuần hành trên đoạn đường dài 11 km từ Dungeshwari ở Jharkhand đến Bồ đề Đạo tràng ở Bihar để tưởng niệm sự giác ngộ của Đức Phật.
Chư tăng từ Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan và Bangladesh đă tham gia hành tŕnh tâm linh này.
Cuộc tuần hành từ Dungeshwari, ngọn đồi nhỏ nơi Đức Phật cùng với các đệ tử của Ngài đă thực hiện cuộc thiền hành kéo dài 6 năm. Sự kiện này đă kết thúc dưới cây Bồ đề linh thiêng tại Chùa Đại Giác Ngộ, với một điểm dừng chân ngắn ở Sujatagarh.
Tương truyền Đức Phật đă đạt giác ngộ tại Chùa Đại Giác Ngộ. Những lễ cầu nguyện đăc biệt đă được thực hiện dưới cây này.
Bhante Chalind, sư trưởng của Chùa Đại Giác Ngộ, nói, “Chúng tôi đang đi theo hành tŕnh của sự giác ngộ. Trên cùng con đường này, Đức Phật đă thực hiện hành tŕnh giác ngộ. Nhưng con đường từ Dungeshwari đến Bồ đề Đạo tràng cần được mở mang v́ chư tăng gặp phải khó khăn trong việc đi trên đường này. Hành tŕnh sẽ dễ dàng hơn nếu con đường được phát triển”.
(ANI – January 22, 2015)
Đồi Dungeshwari ở bang Jharkhand. Ấn Độ, nơi xuất phát cuộc tuần hành tưởng niệm Đức Phật giác ngộ
Photo: Google
TÍCH LAN: Đức Giáo hoàng Francis viếng chùa Agrashravaka ở Colombo
Trong chuyến thăm Tích Lan từ ngày 12 đến 15-1-2015, Đức Giáo hoàng Francis đă có chuyến thăm ngắn đến chùa Agrashravaka ở Colombo vào sáng ngày 14-1, nơi ngài chứng kiến một nghi lễ quan trọng.
Sư trưởng Banagala Upatissa của chùa này, cũng là chủ tịch của Hội Đại Bồ đề - tổ chức Phật giáo nổi tiếng tại Colombo – đă mời Giáo hoàng Francis viếng chùa khi họ gặp gỡ tại một cuộc họp tôn giáo vào ngày 13-1.
Giáo hoàng Francis đă cởi giày trước khi ngài theo chư tăng vào chùa và đến chiêm bái tượng Đức Phật. Sau đó Giáo hoàng chứng kiến nghi lễ mở b́nh đựng xá lợi của 2 đại đệ tử của Đức Phật. Các di vật này được lưu giữ tại chùa Agrashravaka, nhưng thường chỉ được mở một lần mỗi năm. Sư trưởng Bangala Upatissa nói với báo AP rằng việc mời Giáo hoàng chứng kiến nghi lễ này “là sự tôn kính cao nhất mà chúng tôi có thể dành cho Đức Giáo hoàng”.
Chuyến thăm 20 phút này là lần thứ 2 trong lịch sử mà một vị Giáo hoàng đến một Phật tự. Lần viếng đầu tiên là khi Giáo hoàng John Paul II đến viếng một ngôi chùa ở Thái Lan vào năm 1984.
(Buddhist Door – January 22, 2015)
Đức Giáo hoàng Francis viếng chùa Agrashravaka ở Colombo, Tích lan Photos: AP
NHẬT BẢN: Nhà lănh đạo Phật giáo kêu gọi tăng nỗ lực để thoát khỏi thế giới đói nghèo và cấm vũ khí hạt nhân
Tokyo, Nhật Bản – Daisaku Ikeda, chủ tịch hiệp hội Phật giáo Soka Gakkai Quốc tế (SGI), đă đưa ra đề xuất ḥa b́nh năm 2015 của ông, “Cam kết Chia sẻ v́ một Tương lai Nhân đạo hơn: để Xóa bỏ Cảnh nghèo khổ khỏi Trái đất”.
Trong đề xuất này, lkeda hoan nghênh quy mô đầy tham vọng của các Mục tiêu Phát triển Bền vững(SDGs) được đề xuất của Liên Hiệp Quốc, vốn kêu gọi chấm dứt đói nghèo “trong tất cả mọi h́nh thức ở mọi nơi”. Trong năm thứ 70 kể từ khi Liên Hiệp Quốc được thành lập, ông kêu gọi sự trở lại với tinh thần nền tảng của tổ chức này, cũng như đối với sự tăng cường hợp tác giữa Liên Hiệp Quốc và xă hội dân sự.
Là triết gia Phật giáo, tác giả và người xây dựng ḥa b́nh, chủ tịch Daisaku Ikeda của tổ chức cư sĩ Phật giáo SGI đă đề ra một đề xuất ḥa b́nh hàng năm (kể từ năm 1983) với những phương cách hướng đến việc giải quyết những thách thức toàn cầu.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 40 năm ngày thành lập SGI tại Guam (26-1-1975). Hiện nay SGI kết nối hơn 12 triệu người tại 192 nước và vùng lănh thổ trên khắp thế giới tu tập theo Phật giáo Nichiren và đóng góp cho các cộng đồng của họ. Các hoạt động của SGI nhằm thúc đẩy ḥa b́nh, văn hóa và giáo dục là một phần của truyền thống lâu đời này của chủ nghĩa nhân văn Phật giáo.
(CNW – January 26, 2015)
ĐÀI LOAN: Phật Quang Sơn lập trường đại học miễn phí tại Philippines
Tổ chức từ thiện Phật giáo Phật Quang Sơn có trụ sở tại Đài Loan đă thiết lạp một trường đại học miễn phí tại Philippines. Vừa khai trương vào năm ngoái, trường đại học mới này hiện đang dạy 2 khóa học là Nghiên cứu Phật giáo và Nghệ thuật Biểu diễn. Có 39 sinh viên đăng kư vào niên khóa 2014-2015, tất cả đều được cấp tài trợ để trang trải chi phí ăn ở và các nhu cầu khác.
Trường này cuối cùng sẽ tọa lạc tại thành phố Tagaytay, nhưng hiện nay công tŕnh xây dựng này vẫn chưa hoàn thành. Trong khi chờ đợi, các lớp học đang được tổ chức tại chùa Phật Quang Sơn Mabuhay ở Manila, cũng là nơi các sinh viên đang được cho ở trọ. Chùa Mabuhay là một trong 5 chùa của phái Phật Quang Sơn tại Phiippines, vốn tu tập theo lời dạy của Phật giáo nhân văn được truyền giảng bởi Ḥa thượng Hsing Yun, người sáng lập giáo phái này.
Trường mới tại Philippines nói trên là trường đại học thứ 5 được tổ chức Phật Quang Sơn thành lập, sau các trường Đại học Phật Quang và Đại học Nam Hoa ở Đài Loan, Đại học Tây Phương tại Hoa Kỳ, và Học viện Nam Thiên ở Úc Đại Lợi.
(Buddhist Door – January 26, 2015)
Trường Đại học Phật Quang, Philippines
Ḥa thượng Hsing Yun, người sáng lập Phật Quang Sơn
Photos: Buddhist Door
ĐỨC: Bản giao hưởng T́m Đức Phật sẽ ra mắt tại Cologne
Nhà soạn nhạc Sandesh Shandilya, người từng sáng tác nhạc cho 27 phim Ấn Độ, đă sáng tác và đồng sản xuất một bản giao hưởng âm nhạc thế giới mang tên T́m Đức Phật. Tác phẩm này sẽ ra mắt tại thành phố Cologne, Đức, vào ngày 7-2-2015, và ngày hôm sau sẽ là buổi tŕnh diễn tại Bielefeld, một thành phố khác của Đức.
Sau đó bản giao hưởng T́m Đức Phật sẽ được tŕnh diễn tại Luân Đôn, là lần ra mắt ở Vương quốc Anh. “Chúng tôi dự định mang nó đi khắp thế giới và khắp Ấn Độ nữa”, Sandesh Shandilya nói.
Nhà soạn nhạc thừa nhận rằng ḿnh luôn luôn muốn sáng tác nhạc với một thông điệp ḥa b́nh. Đức Phật đă trở thành biểu tượng này sau khi Sandesh Shandilya theo học một khóa thiền định Minh Sát Tuệ, vốn giúp anh t́m thấy bản tâm.
Bản giao hưởng T́m Đức Phật sẽ được thể hiện bởi 60 nhạc sĩ đến từ Đức, Hungary, Anh, Nhật, Trung Đông, Nam Phi và Ấn Độ, 40 thành viên của Giàn nhạc Giao hưởng WDR Funkhaus và Ban Hợp xướng Đài Phát thanhWDR và 5 nhạc sĩ độc tấu.
(Pune Mirror – January 28, 2015)
Nhà soạn nhạc Sandesh Shandilya, tác giả của bản giao hưởng âm nhạc thế giới T́m Đức Phật
Photo: R. Bhattacharya