TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG
10.2014
Diệu Âm lược
dịch
PAKISTAN: Phế
tích của tu viện Phật giáo Jamal Garhi
Jamal Garhi là
một di tích cổ tọa lạc cách thành phố Mardan 13 km, tại tỉnh
Khyber Pakhtunkhwa của Pakistan. Nghiên cứu nói rằng đây là
một tu viện Phật giáo có niên đại từ thế kỷ thứ 1 đến thứ 5
sau Công nguyên, vào thời Phật giáo phát triển mạnh mẽ tại
vùng này của tiểu lục địa Ấn Độ.
Di tích thu hút
nhiều nhà nghiên cứu từ các trường đại học quốc gia cũng như
du khách từ khắp thế giới. Các dự án khác nhau đang được
tiến hành để bảo vệ di tích không bị khai quật do người ta
tin rằng trong quá khứ, rất nhiều phần của di tích đă biến
mất.
Các phế tích của
Jamal Garhi được cho là do nhà kháo cổ học người Anh Sir
Alexander Cunningham phát hiện đầu tiên vào năm 1848.
Vào năm 2012, các
cuộc khai quật khảo cổ học tại di tích này - do Chính phủ
Nhật Bản và UNESCO tài trợ - đă phát hiện những đồng tiền có
niên đại từ năm 158 đến 195 sau Công nguyên, được cho là
thuộc thời Vua Huvisha. Một tượng Phật, một tấm đất nung
khắc chữ Kharoshti và 5 gian pḥng từ một ngôi nhà 2 tầng
cũng được t́m thấy dọc theo những dấu vết của một hồ nước.
Một số bản khắc
chữ t́m thấy tại Jamal Garhi hiện đang được trưng bày tại
bảo tàng Peshawar.
(tipitaka.net –
October 2, 2014)
Di tích tu viện
Phật giáo Jamal Garhi ở Pakistan
Photo: Naveed
Yousafzai
ẤN ĐỘ: Khởi động
tàu hỏa có máy điều ḥa trong mạng mạch Phật giáo từ năm
2015
Bihar, Ấn Độ -
Hội nghị Phật giáo Quốc tế tại thành phố Bodh Gaya (Bồ đề
Đạo tràng) vào ngày 27-9 đă công bố một loạt các biện pháp -
bao gồm việc phát động từ năm tới một tàu hỏa có máy lạnh
trong mạng mạch Phật giáo và đặt các biển quảng bá bằng
những ngôn ngữ của các nước khác nhau dành cho những người
không nói tiếng Anh - để làm cho Bodh Gaya và các địa điểm
gắn liền với Đức Phật được hấp dẫn hơn đối với du khách.
Tất cả cột điện
sẽ được dời đi và dây điện được đặt dưới ḷng đất để làm tôn
lên vẻ đẹp của Bodh Gaya, nơi Đức Phật giác ngộ, Bộ trưởng
bộ du lịch Liên bang Ấn Độ Shripad Naik đă nói tại Hội nghị
3 ngày của Phật giáo Quốc tế nói trên.
Khoảng 132 đại
biểu từ 31 nước bao gồm Nhật Bản, Vương quốc Anh, Nga, Úc,
Đài Loan, Cam Bốt, Tây Ban Nha, Tích Lan và Serbia tham dự
sự kiện này.
(Buddhist Channel
– October 2, 2014)
CỘNG H̉A CZECH:
Khánh thành bảo tháp thứ hai tại Czech
Liberec, bắc
Bohemia – Bảo tháp Phật giáo thứ hai tại Cộng ḥa Czech đă
được khánh thành tại công viên ḥa b́nh Rabten Shidelingka ở
Liberac vào cuối tháng 9.
Được gọi là “Bảo
tháp Khải hoàn”, công tŕnh kiến trúc có nhiều màu sắc này
cao 6.4 mét và mất 5 năm cho việc xây dựng. Hai nghệ nhân
đến từ Nepal đă trang trí các phù điêu tinh xảo cho bảo tháp
.
Bảo tháp không
chỉ dành cho Phật tử mà c̣n cho du khách b́nh thường đến
viếng công viên.
Ngoài các vật
chất, vật dụng được chôn hoặc lưu giữ bên trong, Bảo tháp
Khải Hoàn c̣n có phần rỗng bên trên để chứa hàng ngh́n tượng
Phật và kinh sách, quyển thần chú. Và có một ngách chứa một
tượng Phật cùng với xá lợi của 2 vị Phật tử là Geshe Rabten
(1920 – 1986) - người tiên phong của Phật giáo châu Âu -và
một trong những người sống cách đây 2.500 năm.
Các bảo tháp nổi
tiếng nhất là ở Kathmandu (Nepal), nhưng tại Tây Âu người ta
cũng đă xây chúng ngày càng nhiều. Các bảo tháp gần với Cộng
ḥa Czech nhất là ở tại Linz và Graz, Áo quốc.
(Tipitaka Network
– October 2, 2014)
Bảo tháp thứ hai
tại Czech
Photo:
tipitaka.net
BHUTAN: Vua và
Hoàng hậu Bhutan viếng Chùa Đại Giác ngộ ở Bồ đề Đạo tràng,
Ấn Độ
Chiều ngày
5-10-2014, trong chuyến thăm thành phố Bồ đề Đạo tràng, Vua
Bhutan Jigme Khesar Namgyel Wangchuck và Hoàng hậu Jetsun
Pema đă cầu nguyện tại Phật điện của Chùa Đại Giác ngộ. Một
nhóm các đại biểu đến từ Bhutan cũng đă tháp tùng vợ chồng
nhà vua.
Thẩm phán quận
Gaya là Sanjay Kumar Agarwal cho biết hai vợ chồng hoàng gia
đă dành khoảng một tiếng rưỡi tại chùa và đă hỏi về những sự
kiện khác nhau liên quan đến nơi này.
Ông Agarwal nói,
“Vua và Hoàng hậu Bhutan đă đến đây và sẽ ở đây trong 3 ngày.
Họ đă viếng Chùa Đại Giác ngộ và họ sẽ tham quan các điểm
thu hút du lịch khác. Họ sẽ thăm Nalanda và Rajgir. Chúng
tôi đă thực hiện một số việc sắp xếp liên quan đến chuyến
thăm của họ, và mọi người ở Bồ đề Đạo tràng đều hoan hỉ. Vợ
chồng nhà vua rất thích thú về chuyến viếng thăm của ḿnh”.
(ANI – October 6,
2014)
Vua và Hoàng hậu
Bhutan tại Chùa Đại giác ngộ ở Bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ
Photo: ANI
NHẬT BẢN: Phật
đường mới trên núi ở Kyoto trưng bày bức tranh bảo vật quốc
gia
Một trung tâm
Phật giáo của chùa Shorenin, gọi là Thanh long đường, sẽ
khánh thành trên đỉnh một ngọn núi ở đông Kyoto, giới thiệu
một bức tranh phục chế được xem là bảo vật quốc gia.
Giảng đường mới
tại Phường Yamashina này sẽ mở cửa cho công chúng từ ngày
8-10 đến 23-12-2014.
Bức tranh nói
trên, có tên là “Fudomyoo Nidojizo” (Thanh Hộ pháp cùng với
2 thanh niên) và được phục chế bởi Bảo tàng Quốc gia Kyoto,
sẽ được đặt tại một trong những cấu trúc của giảng đường.
Tranh mô tả một vị thần màu xanh nổi giận trước một đám cháy
dữ dội. Nó được xem là đỉnh cao của tranh Phật giáo từ thời
Heian (794-1185) và là một trong 3 tác phẩm nổi bật nhất của
quốc gia mô tả các vị thần như thế.
Giảng đường mới
này bao gồm một trung tâm đào tạo vơ thuật và có một sàn
rộng 1,046 mét vuông cách mặt nước biển 200 mét.
(tipitaka.net –
October 7, 2014)
Một tranh vẽ mô
tả Hộ pháp Xanh của phật giáo Nhật Bản
Photo: google
images
HOA KỲ: Giải
thưởng Sách Toshihide Numata về Phật giáo năm 2014
Vào ngày
19-9-2014, Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo tại trường Đại học
California, Berkeley, đă công bố những người đoạt Giải
thưởng Sách Toshihide Numata năm nay là: Erik Braun, giáo sư
Nghiên cứu Tôn giáo tại trường Đại học Oklahoma, và John K.
Nelson, giáo sư Thần học và Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại học
San Francisco.
Cuốn ‘Tuệ Sanh:
Thiền định, Phật giáo Hiện đại, và Tăng sĩ Miến Điện Ledi
Sayadaw’ của Erik Braun khám phá, tŕnh bày và phân tích
những đóng góp cho Phật giáo của nhà sư Miến Điện Ledi
Sayadaw. Sách xuất bản năm 2013 bởi Nhà xuất bản Đại học
Chicago
Và cuốn ‘Phật
giáo Thực nghiệm: Đổi mới và Hoạt động tại Nhật Bản đương
thời’ của John K. Nelson (do Nhà xuất bản Đại học Hawaii
xuất bản năm 2013) nêu bật sự tương tác phức tạp giữa các
truyền thống tôn giáo lâu đời và những thay đổi nhanh chóng
về xă hội, văn hóa và kinh tế trong xẫ hội Nhật Bản.
Với trị giá
10,000 usd, Giải thưởng Sách Toshihide Numata được trao tặng
cho các nhà văn của những cuốn sách bằng tiếng Anh trong bất
cứ lĩnh vực nào của Nghiên cứu Phật giáo.
Những người đoạt
giải năm nay sẽ nhận giải thưởng tại Trung tâm Tịnh độ Chân
tông ở Berkeley vào ngày 14-11-2014. Sau đó, sẽ có 2 bài
phát biểu và một hội nghị chuyên đề về các chủ đề được thảo
luận trong các cuốn sách này.
(Buddhist Door –
October 10, 2014)
Hai cuốn sách
đoạt Giải thưởng Sách Toshihide Numata 2014:
Ảnh trên: Tuệ
Sanh của Erik Braun
Ảnh dưới: Phật
giáo Thực nghiệm của John K. Nelson
Photos: Amazon
NHẬT BẢN: Phát
hiện những mảnh ngói có liên quan đến nhà sư Trung Hoa Giám
Chân
Nara, Nhật Bản –
Các nhà khảo cổ học đă khai quật được những mảnh ngói có thể
đă được trang trí cho một đài tưởng niệm Giám Chân, tu sĩ
kiên cường đến từ Trung Hoa, là người đă giúp truyền bá Phật
giáo tại Nhật Bản trong thế kỷ thứ 8.
Những mảnh ngói
này có mẫu h́nh sóng độc đáo thuộc về Chùa Toshodaiji, vốn
được Giám Chân thành lập vào năm 759, Viện Khảo cổ Kashihara
của tỉnh Nara và chùa này cho biết vào ngày 9-10-2014.
Viện Kashihara
nói rằng 65 mảnh ngói đă được t́m thấy tại một điểm khai
quật trong khuôn viên chùa Toshodaiji, nằm giữa Giảng đường
Kodo và khu trú pḥng trước đây của chư tăng.
Viện trưởng
Fuminori Sugaya nói: “Có thể là chư tăng đă lập một đền thờ
nhỏ tôn trí chân dung của Giám Chân bên trong khu trú pḥng,
nơi họ trang trí ngói có h́nh sóng để tưởng niệm nhà sư nước
ngoài đă vượt biển đến đây”.
Mảnh ngói lớn
nhất dài 22.5 cm, cao 75 cm và dày 4.5 cm. Các mảnh ngói, có
khả năng được sản xuất vào thế kỷ thứ 8, có lớp men màu xanh
lục, trắng và nâu theo phong cách gốm Nara Sansai (Nara 3
màu).
Từ ngày 11 đến
13-10-2014, Giảng đường Kodo trưng bày những mảnh ngói mới
được phát hiện này.
(Asahi Shimbun –
October 10, 2014)
Các mảnh ngói
kiểu Nara 3 màu được phát hiện tại chùa Toshodaiji ở Nara,
Nhật Bản
Photo: Toshiyuki
Hayashi
HOA KỲ: Triển lăm
‘Con đường của Bồ đề Đạt ma’
Pasadena,
California – Cuộc triển lăm “Tuệ trí: Con đường của Bồ đề
Đạt ma” đang được tổ chức tại Pḥng Trưng bày Tiêu điểm ở
Bảo tàng Thái B́nh Dương Châu Á của USC (Đại học Nam
California) cho đến ngày 15-2-2015.
Triển lăm khám
phá chân dung của nhà sư Phật giáo Bồ đề Đạt ma (được gọi là
Daruma tại Nhật Bản) và t́m hiểu làm thế nào mà nhân vật tôn
giáo này đă trở thành một biểu tượng phổ biến – thông qua
một loạt hiện vật, từ những tranh và tác phẩm điêu khắc cho
đến những vật trang trí và đồ chơi.
Đươc ghi nhận với
việc du nhập Thiền Phật vào Trung Hoa trong thế kỷ thứ 6,
nhà sư Ấn Độ Bồ đề Đạt ma đă trở thành một chủ đề nổi tiếng
trong nghệ thuật Phật giáo. Khi Thiền Phật trở nên phổ biến,
người ta đă phát triển nhiều truyền thuyết khác nhau liên
quan đến vị Thiền sư này, và các nghệ sĩ đă bắt đầu mô tả
những truyền thuyết ấy cùng với những bức chân dung của ngài.
Những mô tả
truyền thống về Bồ đề Đạt ma được thể hiện bằng mực đơn sắc
với những nét cọ phóng túng đầy ấn tượng, ám chỉ việc giảng
dạy của ngài vốn tập trung vào bản chất của việc đạt ngộ qua
thiền định.
Ngày nay, những
mô tả của Bồ đề Đạt ma vẫn c̣n được t́m thấy rộng răi trong
cả mỹ thuật lẫn văn hóa phổ thông.
(rafu.com –
October 10, 2014)
Tranh miêu tả Bồ
đề Đạt ma qua sông bằng một cành cây găy
Photo:
Wikipedia.org
ẤN ĐỘ: Phật tử
tham gia lễ dâng y lần thứ 13
Ngày 12-10-2014,
hàng trăm tín đồ Phật giáo đă tập trung tại Chùa Đại Giác
ngộ ở Bồ đề Đạo tràng để tham dự lễ ‘Maha Kathina Civara
Dana’ lần thứ 13.
Kathina Civara
Dana, hay là lễ dâng y, là một lễ hội trong đó Phật tử cúng
dường những vật phẩm khác nhau, bao gồm y dành cho chư tăng.
Một tín đồ đến từ
Thái Lan nói: “Sau mùa mưa, y của chư tăng bị sờn ṃn. V́
vậy, nhiệm vụ của Phật tử chúng tôi là cúng dường y mới cho
họ, và dâng những vật phẩm mới để họ có thể được thuận lợi
trong cuộc sống và khi thiền định”.
“Động cơ của dự
án này nhấn mạnh nhiệm vụ của một Phật tử là làm theo những
truyền thống cổ xưa và thiêng liêng. Đây là phương pháp hỗ
trợ và duy tŕ tôn giáo của chúng tôi. Nơi này là thánh địa
của sự giác ngộ, được xem là linh thiêng nhất của tôn giáo
chúng tôi”, ông nói thêm.
Y mà chư tăng đắp
được gọi là Civara, và người ta tin rằng việc dâng y cho chư
tăng là sự cúng dường cao nhất theo Phật giáo.
(ANI – October
12, 2014)
Chùa Đại Giác ngộ
ở Bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ
Photo: shunya.net
ẤN ĐỘ: Đức Đạt
lai Lạt ma chúc mừng 2 người đoạt giải Nobel Ḥa b́nh 2014
Ngày 11-10-2014,
Đức Đạt lai Lạt ma đă gửi thư chúc mừng 2 người đoạt giải
Nobel Ḥa b́nh là Malala Yousafzai và Kailash Satyar. Ngài
nói rằng giải thưởng này sẽ như là một lời nhắc nhở về tầm
quan trọng cơ bản của giáo dục.
Ngài bảy tỏ cảm
tưởng của ḿnh đối với cả hai người đoạt giải rằng “quyết
định trao tặng Giải Nobel Ḥa b́nh chung cho một nam và một
nữ, một người Ấn Độ và một người Pakistan, nhấn mạnh rằng
chỉ khi con người như anh chị em của nhau th́ chúng ta mới
tạo ra một thế giới yên b́nh, hạnh phúc hơn”.
Đức Đạt lai Lạt
ma khen ngợi cả 2 người v́ đă “làm việc để giúp đỡ trẻ em,
là nhóm thuộc những người vô tội và dễ bị tổn thương nhất,
nhưng cũng là những hạt giống của tương lai, mà tương lai sẽ
chỉ có thể được bảo đảm nếu chúng ta bảo đảm rằng trẻ em
nhận được một sự giáo dục đầy đủ và b́nh đẳng”.
(Big News Network
– October 12, 2014)
ÚC ĐẠI LỢI: Trung tâm Phật học Nam Thiên được xây lên từ khu
đất hoang
Wollongong, New South Wales – Tại một khu đất hoang được mua
từ hội đồng địa phương với giá một đô la, một ṭa nhà lấy
cảm hứng từ hoa sen đă được xây dựng nên và một ngày nào đó
nó có thể là hiện thân của trường đại học Phật giáo đầu tiên
của Úc Đại Lợi.
“Nó rất có tính biểu tượng – ṭa nhà hoa sen vươn khỏi khu
đất hoang này”, nhà toán học John Loxton, viện trưởng sáng
lập viện Nam Thiên nói.
Tọa lạc ở nam Wollongong, ṭa nhà trong khuôn viên khu đại
học vươn lên không gian với những phần bê tông uốn cong với
kiểu dáng đẹp.
Bên ngoài, các tấm chắn và ngói màu đất sét của ṭa nhà hài
ḥa với ngôi chùa Nam Thiên có mái đất nung truyền thống nằm
liền kề.
Giáo sư Loxton nói rằng tất cả đă bắt đầu với các dịch vụ
sau đại học về nghiên cứu Phật giáo ứng dụng, và học viện có
kế hoạch xây dựng thêm nhiều khóa học hơn để đáp ứng về kinh
doanh và cuộc sống chuyên nghiệp.
(The Australian – October 15, 2014)
Bên ngoài và bên trong Viện Đại học Phật giáo Nam Thiên của
Úc Đại Lợi
Photos: buddhistchannel & The Australian
BANGLADESH: Phật tử kỷ niệm lễ Probarona Purnima
Phật tử Bangladesh cử hành lễ Probarona Purnima để đánh dấu
3 tháng an cư của chư tăng trong các tu viện của họ để tự
chứng, tịnh tâm và sám hối.
Một truyền thuyết kể rằng sau khi rời gia đ́nh để đi t́m
Chân lư, Thái tử Cồ Đàm đă cắt vài lọn tóc và tung lên không,
nói rằng, nếu ngài sẽ đạt được giác ngộ th́ tóc ngài sẽ
hướng lên trời, và quả nhiên là vậy. Phật tử tin rằng tóc ấy
vẫn c̣n được lưu giữ trong một ngôi chùa ở trên trời.
Theo một truyền thuyết khác, khi Đức Phật trên đường đến Cơi
Tam Thập Tam Thiên để giảng pháp cho thân mẫu của ḿnh, Ngài
đă được dẫn đường bởi những quả bóng màu bay bên trên đầu
Ngài. Để kỷ niệm sự kiện này, Phật tử thả những quả bóng làm
bằng giấy (thiên đăng) chiếu sáng bầu trời đêm. Họ cũng nấu
những món ăn đặc biệt và chia sẻ chúng với gia đ́nh và bạn
bè.
(The Daily Star – October 17, 2014)
Phật tử Bangladesh thả thiên đăng trong lễ Probarona Purnima
Photos: The Daily Star
ẤN ĐỘ: Hệ thống Giám sát Tiên tiến được lắp đặt tại chùa Đại
Giác ngộ
Để tăng cường an ninh, một Hệ thống Giám sát Tiên tiến (ASS)
đang được lắp đặt tại chùa Đại Giác ngộ của Bồ đề Đạo tràng.
Đây là ngôi chùa linh thiêng nhất của Phật giáo, vốn bị đánh
bom hàng loạt vào năm ngoái.
“Công việc đang được tiến hành để lắp đặt một ASS tinh vi
đẳng cấp thế giới tại chùa này v́ mục đích an ninh suốt ngày
đêm”, sư trưởng Bhante Chalina của chùa Đại Bồ đề nói vào
ngày 17-10-2014.
Sư trưởng cho biết ngay sau vụ nổ đă có quyết định lắp đặt
ASS, nhưng công việc này đă bị hoăn lại. “Bây giờ, ASS sẽ
được lắp đặt trong ṿng vài ngày tới”, ông nói.
Theo một quan chức của Ủy ban Quản lư Bồ đề Đạo tràng, việc
lắp đặt ASS do chính quyền bang Bihar tài trợ sẽ tốn 7.5
triệu Rupee.
Các quan chức cho biết 2 máy ảnh độ nét cao cùng với độ
phóng đại 30 lần sẽ được lắp đặt trong khuôn viên chùa cho
mục đích giám sát.
(IANS – October 17, 2014)
MIẾN ĐIỆN: Thánh địa Phật giáo Bagan với qui tŕnh đề cử vào
danh sách Di sản Thế giới
Miến Điện đưa ra một qui tŕnh đề cử thánh địa Phật giáo
Bagan là Di sản Thế giới. Nước này đang phát động một chiến
dịch liên quan đến thành phố cổ Bagan để tái kết nối với thế
giới cũng như thu hút nhiều hơn khoản ngoại tệ khó kiếm được.
Theo UNESCO, qui tŕnh đề cử Bagan vào Danh sách Di sản Thế
giới bắt đầu với một cuộc họp tham vấn quốc tế tại Bagan từ
ngày 10 đến 12-10-2014.
Hầu hết du khách đều đă nghe nói về Bagan, hay Pagan, di
tích ngoạn mục của hơn 3,000 ngôi chùa và đài tưởng niệm
Phật giáo có từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, trải rộng trên một
đồng bằng 80 km vuông ở miền trung Miến Điện. Năm 1996, Miến
Điện đă đề cử Bagan với Ủy ban Di sản Thế giới, nhưng trong
quá tŕnh nộp hồ sơ - vốn thường mất nhiều năm – đă gặp vấn
đề với chính quyền quân sự cầm quyền Miến Điện.
(buddhistartnews – October 19, 2014)
Khu di tích Phật giáo cổ đại tại Bagan, Miến Điện
Photo: bugbog.com
PAKISTAN: Con đập mới đe dọa các tác phẩm khắc đá 2.000 năm
tuổi của Phật giáo
Theo các nhà khảo cổ học địa phương, khi khu vực Chilas ở
bắc Pakistan bị rung chuyển do việc xây dựng một con đập và
việc sửa sang một đường cao tốc, các tác phẩm khắc đá có từ
hàng thế kỷ của Phật giáo có thể bị mất vĩnh viễn.
Các tác phẩm khắc đá này là những vật tạo tác quư giá có từ
thời Phật giáo lan rộng trong vùng – giữa thế kỷ thứ 1B.C.
và thế kỷ thứ 10 A.D.
Phần lớn các tranh khắc đá tại đây có thể sẽ ch́m dưới nước
của con đập Diamer-Bhasha, vốn đang được xây để làm giảm
t́nh trạng thiếu điện ở địa phương.
Có khoảng 30,000 mẫu các tác phẩm nghệ thuật cổ xưa này
trong các khu vực bị đe dọa bởi các vùng nước của con đập và
việc xây dựng địa phương. Những tranh khắc đá tại đây miêu
tả những biểu tượng Phật giáo như Đức Phật hoặc một ngôi
chùa., gồm các bức vẽ nhỏ cỡ bàn tay cho đến những bức họa
dài 10 mét.
Nhiều ảnh chụp cho thấy những tảng đá có tranh khắc bị hư
hỏng nặng hoặc bề mặt bị nứt với nhiều mảnh rơi xuống.
(tipitaka.net – October 21, 2014)
Một tranh khắc đá Phật giáo tại Chilas bị hư hỏng
Photo: asahi.com
HOA KỲ:
Tuần lễ Thiền kỷ niệm truyền thống Phật giáo tại trường Cao
đẳng Sarah Lawrence (SLC)
New
York, Hoa Kỳ - Tuần lễ Nghệ thuật và Văn hóa Thiền, một cuộc
triển lăm thư pháp và tranh mực của Thiền sư Nhật Bản
Yakahashi Yuho – triển lăm đầu tiên của ông tại Hoa Kỳ -
cùng với các sự kiện văn hóa kỷ niệm truyền thống Phật giáo
khác, bao gồm thiền định, cắm hoa và trà đạo Nhật Bản được
tổ chức tại trường SLC từ ngày 22 đến 28 - 10-2014.
Thiền
sư Yakahashi Yuho là trụ tŕ của 2 Thiền tự Daian-Zenji ở
thành phố Fukui và Hosho-ji ở Kanazawa, là người từ lâu đă
vẽ tranh và viết thư pháp Thiền. Cùng đi với Thiền sư từ
Nhật đến SLC có bà Noguchi Suichi, một giảng viên về Trà Đạo
và Hoa. Bà là một thành viên của Hiệp hội Nghệ thuật Cắm hoa
của Nhật Bản và đă dạy trà đạo và cắm hoa hơn 30 năm. Ngoài
ra c̣n có một học giả hàng đầu về Thiền Phật là ông T.
Griffith Foulk, thành viên khoa tôn giáo của SLC. Là người
tổ chức sự kiện kéo dài một tuần này, ông có phần thuyết
tŕnh về Nghệ thuật và Văn hóa Thiền.
(japanesebuddhism.com
– October 22, 2014)
Thiền
sư Yakahashi Yuho
Photo:
japanesebuddhism.com
MIẾN ĐIỆN
: Đông đảo Phật tử đến viếng ‘Chùa Nhật Bản’ ở Rangoon
Rangoon, Miến Điện – Khách hành hương từ khắp đất nước Miến
Điện đă đến viếng tu viện Aung Zabu Tawya Dhamma Yeiktha,
nơi một người đàn ông Nhật Bản đă cúng dường hàng trăm tượng
Phật cổ có niên đại từ 7 thời kỳ lịch sử khác nhau.
Tọa lạc
tại làng Yepya, thị trấn Hmawbi, tu viện nói trên lưu giữ
tổng cộng 301 tượng Phật. Từ khi những tượng Phật được cúng
dường bởi người Nhật này, nơi đây đă được Phật tử biết đến
nhiều hơn với tên gọi đơn giản là ‘Chùa Nhật’.
Theo tu
viện trưởng U PanddaWWuntha, người Nhật tên là Kumano trước
đây là một tín đồ Ki Tô giáo và tự nguyện cải đạo sang Phật
giáo sau khi ông ta viếng Bagan, thánh địa Phật giáo nổi
tiếng tại miền trung Miến Điện. Trước khi kết hôn với một
phụ nữ Miến Điện và có 2 con, ông đă bắt đầu sưu tập tượng
Phật. Và vào tháng 11-2012, ông cúng dường 301 tượng Phật có
từ các thời Pagan, Pimya, Ava, Toungoo, Nyaungyan, Tagaung
và Kobaung.
Số
lượng khách hành hương đến tu viện đă tăng lên khi tin về bộ
sưu tập tượng nói trên lan truyền. Thánh địa này chỉ mở cửa
vào thứ Năm, thứ Sáu và cuối tuần, và vào những ngày này, có
hàng ngh́n Phật tử đến đây chiêm bái
(the
Irrawaddy – October 23, 2014)
Phật tử
Miến Điện viếng “Chùa Nhật Bản’
Photo:
Sai Zaw
ẤN ĐỘ:
Tổng thống Ấn Độ ra mắt con tem về nhà phục hưng Phật giáo
Tích Lan
New
Delhi, Ấn Độ - Ngày 25-10-2014, Tổng thống Ấn Độ Pranab
Mukherjee đă phát hành một con tem bưu chính kỷ niệm nhà
phục hưng và là nhà văn Phật giáo Tích Lan Anagarika
Dharmapala.
Tổng
thống nói, “Việc phát hành con tem bưu chính kỷ niệm về
Anagarika Dharmapala sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ
song phương giữa Ấn Độ và Tích Lan và đưa 2 quốc gia đến gần
nhau hơn”.
Ông bày
tỏ tin tưởng rằng mối quan hệ giữa 2 nước sẽ tiếp tục “tăng
cường hơn nữa trong những năm tới v́ lợi ích chung của 2 dân
tộc chúng ta”.
“Việc
phát hành tem về một trong những tông đồ Phật giáo này, một
lần nữa nhắc nhở chúng ta phải làm việc không ngừng và tập
trung để bảo đảm một kỷ nguyên của ḥa b́nh, ổn định và quan
hệ song phương và đa phương thân thiện nhằm tạo ra một môi
trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xă hội nhanh
chóng của nhân dân”.
Ông
cũng chúc mừng ngành bưu chính về việc phát hành con tem này.
(IANS –
October 25, 2014)
Tượng
Anagarika Dharmapala
Photo:
srilankaguardian.org
Pakistan:
Lễ cầu nguyện đặc biệt cho ḥa b́nh thế giới tại tu viện
Phật giáo Jaulian
Taxila,
Pakistan – Tại tu viện Phật giáo Jaulian gần Taxila, nơi
những tượng Phật lớn vẫn c̣n nguyên vẹn, 8 tăng ni đă có
buổi lễ cầu nguyện đặc biệt và thực hiện những nghi lễ tôn
giáo v́ ḥa b́nh và ổn định trên thế giới nói chung và khu
Khyber Pakhtunkhwa (KP) bị tấn công khủng bố nói riêng
Chư
tăng ni đến từ Nam Hàn, do Hang Sang Beon dẫn đầu, đă đi
quanh bảo tháp và dâng hoa sen, nước, trái cây và gạo lên
Đức Phật. Sự kiện này được tổ chức bởi Hiệp hội Nghệ thuật
và Văn hóa Gandhara phối hợp với Cục Khảo cổ học và Bảo tàng
ở KP.
Nhiều
đại biểu quốc hội, đại sứ và cao ủy viên đă tham dự buổi lễ.
Easter
Park, Tổng thư kư của Hiệp hội Nghệ thuật và Văn hóa
Gandhara, nói rằng di tích tại Jaulian có niên đại từ thế kỷ
thứ 5 sau Công nguyên – từ nơi này Phật giáo đă phát triển
mạnh mẽ trên toàn cầu, và v́ Phật giáo truyền đi thông điệp
ḥa b́nh, chúng ta cũng đang cố gắng làm giống như vậy.
(tipitaka.net
– October 25, 2014)
Lễ cầu
nguyện v́ ḥa b́nh thế giới tại tu viện Phật giáo Jaulian
(Pakistan)
Photo:
Dawn
NHẬT BẢN:
Triển lăm 2 tranh mạn đà la quư hiếm của Phật giáo
Kyoto,
Nhật Bản – Hai tranh “mạn đà la” hiếm khi được trưng bày mô
tả vũ trụ của Phật giáo sẽ được trưng bày trước công chúng
tại chùa Toji, một Di sản Thế giớ, vào ngày 31-10-2014.
Hai
tranh mạn đà la về 2 cảnh giới (Ryogai Mandala-zu) có niên
đại vào năm 1693 đă được giới thiệu với các phương tiện
truyền thông vào ngày 24-10-2014, và sẽ được triển lăm tại
giảng đường Kanjoin của chùa Toji – như một phần của một sự
kiện đặc biệt trưng bày những tài sản văn hóa vốn hiếm khi
được trưng bày.
Có tổng
cộng 18 địa điểm, bao gồm các chùa và đền thờ, sẽ tham gia
trong cuộc triển lăm.
Đây sẽ
là lần đầu tiên 2 tranh mạn đà la này được trưng bày trước
công chúng tại giảng đường Kanjoin. Được chính phủ xếp hạng
là tài sản văn hóa quan trọng, 2 tác phẩm này nguyên thủy
được sử dụng trong một nghi thức bí mật bởi Mật tông Chơn
ngôn.
Hai tác
phẩm mạn đà la có tên là “Kongo-kai” (kim cang cảnh giới) và
“Taizo-kai” (Thai tạng cảnh giới) cùng có kích thước cao 4.1
m và rộng 3.8 m.
Sự kiện
này sẽ kéo dài đến ngày 9-11-2014. Ngày tháng sẽ khác nhau
tùy theo địa điểm triển lăm.
(Asahi
Shimbun – October 25, 2014)
Mạn đà
la “Taizo-kai”
Photo:
Noboru Tomura