TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 08.2014
Diệu Âm lược dịch
HÀN QUỐC: Các sơn tự Phật giáo Hàn quốc được đăng kư là Di sản Văn hóa Thế giới UNESCO
Seoul, Hàn quốc – Với việc thành lập một hiệp hội mới để tạo điều kiện và giám sát quá tŕnh ghi danh cho đến năm 2018, Hàn quốc đang đẩy mạnh những nỗ lực để ghi danh các sơn tự Phật giáo truyền thống của quốc gia như là các Di sản Văn hóa Thế giới UNESCO.
Qua việc kư một biên bản ghi nhớ vào ngày 6-8-2014, Tông phái Tào Khê của Phật giáo Hàn quốc sẽ chung tay với các tổ chức khác nhau, bao gồm Cục Quản lư Di sản Văn hóa Hàn quốc và 12 tổ chức khu vực, để lập nên một ủy ban hỗn hợp cho dự án ghi danh.
Các ngôi chùa Phật giáo truyền thống Hàn quốc hiện đang được đăng kư trên danh sách dự kiến của các Di sản Thế giới UNESCO là chùa Magoksa ở Gongju, chùa Beopjusa ở Boeun, Tongdosa ở Yangsan, Buseoksa ở Yeongju, Bongjeongsa ở Andong, Daeheungsa ở Haenam và Seonamsa ở Suncheon.
(buddhistchannel.tv – August 1, 2014)
Chùa Buseoksa, một trong số các chùa Hàn quốc được đăng kư là Di sản Thế giới UNESCO
Photo: The Korea Herald
TÍCH LAN: Tổng thống Tích Lan trao tặng Hoa Kỳ và Hàn quốc các xá lợi Phật giáo
Colombo, Tích Lan – Tích Lan đă tặng các xá lợi Phật giáo thiêng liêng để tôn trí tại Hoa Kỳ và Hàn quốc để Phật tử tại các nước này thờ phượng.
Tại chùa Tự Mộc ở Colombo vào tối 28-7, Tổng thống Tích Lan Mahinda Rajapaksa đă trao tặng các b́nh đựng xá lợi Phật giáo thiêng liêng cho các phái đoàn gồm Trung tâm Phật giáo Missouri ở Hoa Kỳ và Trung tâm Phật giáo Sokvansa ở Hàn quốc.
Sự kiện tôn giáo này được tổ chức dưới sự bảo trợ của Thượng tọa Trưởng lăo tăng Thavala Bodhiseeha - Sư trưởng Đương nhiệm của Trung tâm Phật giáo Missouri – và Thượng tọa Trưởng lăo tăng Dombagahavela Damitha – Sư trưởng Đương nhiệm của Trung tâm Phật giáo Sokvansa.
(Buddhist Channel – August 1, 2014)
Tổng thống Tích Lan trao tặng xá lợi Phật giáo cho đại diện phái đoàn từ Hàn quốc
Photo: News Lanka
HOA KỲ: Lễ thả hoa đăng thường niên lần thứ 31 trên Hồ Holmes, Lincoln (Nebraska)
Lễ hoa đăng Lincoln thường niên lần thứ 31có tên là “Những Đường ống hay Nhà máy Hạt nhân” sẽ diễn ra trên bờ đông bắc của Hồ Holmes vào ngày 9 tháng 8,là ngày đánh dấu kỷ niệm 69 năm của vụ ném quả bom nguyên tử đầu tiên lên Nagasaki, Nhật Bản.
Đèn lồng trong lễ thả hoa đăng được dùng trong các nghi lễ Nhật Bản để hướng dẫn những oan hồn. C̣n lễ hoa đăng của Lincoln, được tài trợ bởi tổ chức Người Nebraska v́ Ḥa b́nh, là để tưởng niệm tất cả những người bị ảnh hưởng bởi việc thử hạt nhân từ năm 1946 đến 1962. Phần tôn giáo của chương tŕnh sẽ tập trung vào Phật giáo, v́ đa số nạn nhân bị bom là Phật tử.
Sasaki Taido của Chùa Jokoji (ở Osaka, Nhật Bản) sẽ có một bài giảng pháp Phật giáo ngắn được soạn đặc biệt dành cho lễ hoa đăng của Lincoln. C̣n Sheila Shanks và Susan Alleman, cả hai là thành viên của Người Nebraska v́ Ḥa b́nh, sẽ nói về những phản ứng của Phật giáo Hoa Kỳ đối với chiến tranh hạt nhân, và sự quan sát từ những chuyến thăm các địa điểm hạt nhân và chùa chiền Nhật Bản.
Lễ kết thúc vào lúc hoàng hôn với việc thắp sáng những đèn lồng mang những thông điệp, bày tỏ hy vọng của người Nebraska liên quan đến năng lượng hạt nhân và ḥa b́nh.
(journalstar.com – Agust 2, 2014)
Lễ hoa đăng Lincoln năm 2013: Hoa đăng với thông điệp ḥa b́nh được thả trôi trên Hồ Holmes
Photo: Jphn Keller
HÀN QUỐC: Tranh Phật giáo Cao Ly được Ni trưởng Hyedam tái tạo
Seoul, Hàn quốc – Ni trưởng Chùa KyeTae ở Sokcho, tỉnh Gangwon là Ni sư Hyedam, 63 tuổi, chuyên sâu về vẽ tranh từ thời Vương quốc Cao Ly (918-1392). Bà không phải là người đếm bao nhiêu giờ ḿnh dành cho việc tái tạo những tranh Phật giáo Cao Ly, v́ đối với bà, nó là một cách hành thiền.
Trong hơn 4 thập kỷ, mỗi ngày Ni sư Hyedam thường dành 16 đến 18 giờ để vẽ tranh. “Có những lần tôi cảm thấy ră rời cánh tay, mắt muốn nổ tung và tim như ngưng đập”, bà nói.
Kể từ khi c̣n bé, Ni sư Hyedam đă bị những bức tranh Phật giáo vương quốc Cao Ly mê hoặc. Bà sẽ tŕnh bày công tŕnh của ḿnh qua các tranh vẽ tại cuộc triển lăm đặc biệt ở Bảo tàng Louvre (Paris, Pháp), diễn ra từ ngày 9 đến 15-12-2014.
Ni sư nói, “Mỗi quốc gia đều có di sản riêng, vốn là một câu chuyện của lịch sử, tinh thần và tính toàn vẹn của nhân dân. Nhưng Cao Ly là quốc gia đầu tiên nhận Phật giáo là quốc giáo. Đó là thời loạn do xung đột nội bộ và những cuộc xâm lăng, và giai cấp thống trị của Cao Ly muốn cầu xin sự tha thứ cho việc cố ư gây hại cho người khác- thông qua tranh Phật giáo”..
(Buddhist Art News – August 4, 2014)
Ni sư Hyedam và tác phẩm tranh Phật giáo Cao Ly
Photos: KyeTae Temple
TÂY TẠNG: Hàng ngh́n người mừng lễ đăng quang của Pháp sư Penor mới
Lhasa, Tây Tạng – Hàng ngh́n nhà sư và tín đồ Phật giáo Tây Tạng đă hội tụ tại tu viện Palyul, hạt Dege (khu Kham) vào ngày 4-8-2014 để mừng lễ đăng quang của sự tái sanh cuối cùng của Pháp sư Penor – người đứng đầu ḍng Phật giáo địa phương cổ nhất.
Cậu bé Pema Dorjee, được công nhận là một sự tái sanh của người đứng đầu ḍng Nyingma, đă sở hữu tu viện Palyul tại Tây Tạng. Vào năm 2009, lúc 1 tuổi, Pema Dorjee đă được một số lăo tăng công nhận sau khi Pháp sư Kyabjé Drubwang Pema Norbu viên tịch.
Ḍng Nyingma là một trong 4 trụ cột của Phật giáo Tây Tạng và là truyền thống cổ xưa nhất của tôn giáo này, với phần nghi lễ và tụng niệm rất gần gũi với nền văn hóa Tây Tạng cổ đại.
(AsiaNews.it – August 6, 2014)
Cậu bé Pema Dorjee, sự tái sanh cuối cùng của Pháp sư Penor của truyền thống Phật giáo Tây Tạng Nyingma
Photo: Asia News
MIẾN ĐIỆN – THÁI LAN; Tín đồ Phật giáo và Hồi giáo cùng tham gia v́ sự ḥa hợp liên tôn giáo
Tại Miến Điện và Thái Lan, đă có những nỗ lực chung của tín đồ Phật giáo và Hồi giáo để vượt qua sự chia rẽ giữa 2 tôn giáo này và chống lại những nhận thức sai lầm và hiểu lầm giữa họ.
Tại thành phố Mandalay của Miến Điện, nơi đă chịu những xung đột nghiêm trọng giữa Phật giáo và Hồi giáo vào tháng 7, Nhóm phúc lợi Xă hội Hồi giáo đă cúng dường thực phẩm và áo cà sa cho các tăng sĩ tại Tu viện Masoe Yein vào ngày 3-8 để thúc đẩy sự ḥa hợp liên tôn giáo. Nhóm này đă tặng quà cho các tu sĩ Phật giáo hàng năm kể từ năm 2012. Tuy nhiên, năm nay việc này rất có ư nghĩa v́ trong những vụ đụng độ gần đây, chư tăng địa phương đă khiển trách các cư dân, bảo họ không được tham gia mà phải giữ b́nh tĩnh.
C̣n tại Thái Lan, một diễn đàn có tên “Phá vỡ Bức tường Im lặng: Hăy ngừng Cướp đi Mạng sống của Phụ nữ và Trẻ em” do một hội phụ nữ ở Bangkok và một số hội phụ nữ từ miền nam tổ chức vào ngày 22-7. Các bà mẹ, con gái và chị em Phật giáo và Hồi giáo mô tả cách họ đă chịu đựng trong bạo lực, và nói về những người thân yêu đă mất.
Vào lúc kết thúc diễn đàn, các hội phụ nữ và thân nhân đă đưa ra một tuyên bố kêu gọi các bên vũ trang “dừng bất cứ hoạt động nào gây tổn hại cho dân thường”.
(Buddhist Door – August 8, 2014)
Nhóm Phúc lợi Xă hội Hồi giáo cúng dường tại Tu viện MaSoe Yein
Photo: The Irrawaddy
ANH QUỐC: Phật Ngôn: Triển lăm bảo tàng đầu tiên về tài liệu Tây Tạng tại Cambridge
Phật Ngôn là triển lăm bảo tàng đầu tiên về tài liệu Tây Tạng tại trường Đại học Cambridge. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử của Bảo tàng Khảo cổ và Nhân chủng học của trường, các bộ sưu tập Phật giáo của nó sẽ được trưng bày trong một cuộc triển lăm.
Phật Ngôn tập hợp những bộ sưu tập và nghiên cứu từ 3 trong số các Bảo tàng của trường Đại học Cambridge cũng như từ Thư viện của trường, và từ các trường Cao đẳng Emmanuel và Pembroke.
Nhiều hiện vật trong số các đồ tạo tác, bản in và bản thảo trong triển lăm chưa từng trưng bày trước công chúng.
Triển lăm lập biểu đồ một số hành tŕnh phi thường mà những ngôn từ của Đức Phật đă thực hiện: vượt qua núi, biển và có những dạng vật chất khác nhau tại những nơi khác nhau. Đây là câu chuyện của sự chuyển hóa của Phật ngôn – từ lá cọ, sang giấy, đến đạo pháp kỹ thuật số. Nó tập trung vào sách, vốn không chỉ là những vật dụng của học tập và nghiên cứu, mà c̣n như là những di tích của Đức Phật, và như những linh vật có giá trị.
(Buddhist Art News – August 10, 2014)
Bản kinh cổ trưng bày tại triển lăm Phật Ngôn
Photo: buddhistartnews
HOA KỲ: Cuộc Đi bộ để Cung cấp thức ăn cho Người đói 2014 của tổ chức Phật giáo Cứu trợ Toàn cầu
Tổ chức cứu trợ của Phật giáo gọi là Phật giáo Cứu trợ Toàn cầu (BGR) – có văn pḥng ở New Jersey, Hoa Kỳ - đă phát hành lịch tŕnh năm 2014 của hoạt động Đi bộ để Cung cấp thức ăn cho Người đói, sẽ diễn ra tại 10 thành phố khác nhau trên khắp nước Mỹ.
Vào năm 2010, BGR đă bắt đầu với một cuộc Đi bộ để Cung cấp thức ăn cho Người đói nhằm gây quỹ cho những dự án như cung cấp dụng cụ và đào tạo cho nông dân, bảo trợ giáo dục cho các nữ sinh nghèo, và duy tŕ các chương tŕnh lương thực đô thị tại các thành phố Detroit và New York, v.v.
Lịch tŕnh hoạt động năm 2014 của cuộc Đi bộ để Cung cấp thức ăn cho Người đói sẽ diễn ra lần lượt vào các ngày thứ bảy và chủ nhật, từ ngày 6-9 đến 22-11-2014 tại 10 thành phố của các tiểu bang Michigan, Califorrnia, Texas, New York, Washington, Montana và Connecticutt.
(Buddha Dharma – August 11, 2014)
H́nh ảnh một cuộc Đi bộ để cung cấp thức ăn cho Người đói
Photo: Buddha Dharma
ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma chia buồn về thảm họa kép ở Đài Loan
Dharamshala, Ấn Độ - Đức Đạt lai Lạt ma đă bày tỏ nỗi buồn của ngài về 2 thảm họa gần đây của Đài Loan (vụ rơi máy bay ngày 23-7 và loạt nổ khí đốt ngày 31-7 và 1-8) khiến khoảng 80 người chết và hơn 300 người bị thương.
Nghe tin về các thảm họa nói trên thông qua các vị trợ lư, Đức Đạt lai Lạt ma đă chia buồn với gia đ́nh các nạn nhân của 2 sự cố này trên trang web Hoa ngữ chính thức của ngài.
“Tôi rất đau ḷng khi được thông báo về các vụ nổ ở Cao Hùng và vụ rơi máy bay trước đó ở Bành Hồ. Tôi đă từng đến Đài Loan và Cao Hùng và tôi vẫn nhớ sự tử tế và ḷng đạo đức của mọi người,” Đức Đạt lai Lạt ma viết trong thư gửi đến Văn pḥng Tây Tạng của Đài Loan. “Tôi không bao giờ quên các bạn trong trái tim ḿnh, và tôi sẽ tiếp tục cầu nguyện cho các bạn”.
(Phayul – August 11, 2014)
Ảnh chụp vào năm 2009, khi Đức Đạt lai Lạt ma cầu nguyện cho nạn nhân một trận lở đất tại nam Đài Loan
Photo: Reuters
NHẬT BẢN: Chư tăng tẩy trần pho tượng Đại Phật ở Nara
TIN ẢNH: Vào ngày 7-8-2014 tại thành phố Nara ở phía tây Nhật Bản, các tăng sĩ đă làm sạch pho tượng Đại Phật cao 15 m tại Chùa Todaiji.
Nghi lễ tẩy trần này như là một phần của việc chuẩn bị cho kỳ lễ hội Bon (Vu lan) của Phật giáo Nhật Bản (được tổ chức vào ngày 15 -7 dương lịch và thường kéo dài 3 ngày), khi Phật tử Nhật tôn vinh và đón rước hương hồn của tổ tiên họ.
Có khoảng 100 nhà sư và t́nh nguyện viên tham gia sự kiện làm sạch tượng Phật hàng năm này.
(Arabianbusiness.com – August 13, 2014)
Các nhà sư đến Chùa Todaiji để làm sạch bụi cho tượng Đại Phật cao 15 mét vào ngày 7-8-2014 tại Nara, phía tây Nhật Bản
Làm sạch bụi nơi mặt tượng Phật
Làm sạch bụi bàn tay Phật
Photos: Getty Images
THÁI LAN: Phật tử đến chùa vào Ngày của Mẹ
Đông đảo Phật tử đă đến các chùa trên khắp đất nước vào sáng ngày 12-8-2014 để cúng dường vật phẩm cho chư tăng, v́ đây là ngày kỷ niệm sinh nhật thứ 83 của Hoàng hậu và là quốc lễ Ngày của Mẹ.
Theo truyền thống, trước khi đến chùa để nghe những bài pháp giảng Phật giáo, nhiều người đă dậy rất sớm để cúng dường vật phẩm cho các nhà sư. Thông điệp của ngày này là vai tṛ của người mẹ như là những người ban tặng vĩ đại, những người sinh và nuôi dưỡng con cái.
Truyền thống Ngày của Mẹ sẽ tiếp tục vào buổi tối trên khắp quốc gia, khi mọi người tập trung tại các địa điểm quan trọng hoặc trong nhà họ để thắp nến và cùng hát bài ngợi ca hoàng gia, trước khi kết thúc các lễ mừng ngày lễ với pháo hoa rực rỡ để tôn vinh Hoàng hậu.
(tipitaka.net – August 17, 2014)
Cúng dường chư tăng trong Ngày của Mẹ của Thái Lan
Photo: NNT
TRUNG QUỐC: Khu Chùa thờ Quốc tế Bạch Mă Tự
Bạch Mă Tự, một đền thờ Phật giáo 2.000 năm tuổi tọa lạc tại Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, đang được biến thành một Khu Chùa Quốc tế. Khi hoàn thành, khu này sẽ có 10 ngôi Phật tự với tất cả phong cách của các nước khác nhau.
Đến nay, đă có 2 chùa mở cửa cho khách tham quan, gồm: chùa theo phong cách Phật giáo Ấn Độ mở cửa vào tháng 5-2010, và chùa phong cách Miến Điện được khánh thành vào ngày 30-6-2014.
C̣n ngôi chùa kiểu Thái, nguyên được xây dựng vào thập niên 1990, đang tân trang lại và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 9 năm nay; 10 công nhân vẫn ở lại công tŕnh từ 5 năm qua để xây lại và trang trí ngôi chùa này, vốn chiếm khoảng 3.000 m2 và được tài trợ hoàn toàn bởi các nhà tài trợ từ Thái Lan.
Tiếp theo việc xây dựng các chùa kiểu Ấn Độ, Miến Điện và Thái Lan, các nước Phật giáo khác bao gồm Tích Lan, Cam Bốt, Nepal và Hàn quốc sẽ đầu tư vào các công tŕnh tương tự để chuyển tải thông điệp của nền văn hóa và nghệ thuật của họ. Một số công tŕnh được dự kiến hoàn thành vào năm 2020.
(Buddhist Door – August 18, 2014)
Tổng thống Miến Điện Thein Sein tham gia lễ khánh thành ngôi chùa kiểu Miến Điện vào ngày 30-6-2014 tại khu Bạch Mă Tự (Trung quốc)
Photo: Xiang Mingchao
NHẬT BẢN: Hội Phật giáo Chisan gửi tặng tiền cho nạn nhân trận băo Yolanda
Vào ngày 19-8-2014, Hội Cầu nguyện cho Ḥa b́nh Chisan thuộc phái Chisan của tông phái Shingon (Chơn Ngôn) đă chuyển 1,2 triệu yen (tương đương 510.000 peso) đến đại sứ quán Phi Luật Tân tại Tokyo.
Số tiền này được Houken Hosoda, Sư trưởng và là phó chủ tịch Hội Chisan, chuyển đến người đại diện đại sứ quán Phi Luật Tân Gilberto Asuque để tặng cho các nạn nhân của trận siêu băo Yolanda (Hải Yến). Đại sứ quán sẽ gửi khoản tiền tặng nói trên đến các cơ quan hữu quan phụ trách việc phục hồi.
Theo đại sứ quán, Hội Chisan đă thăm tỉnh Leyte (Phi luật Tân) 3 lần, lần gần đây nhất là vào tháng 11-2012. Hội đă tặng hàng tiếp tế cho các trường công lập tại tỉnh này.
(GMA – August 19, 2014)
ẤN ĐỘ: Di tích Phật giáo cổ đại không được chính phủ bảo vệ
Một địa điểm khảo cổ học được biết đến như là một di tích Phật giáo đang đối mặt với nguy hiểm tại Srinagar, Ấn Độ. Địa điểm này, có niên đại thuộc thế kỷ thứ 3, tọa lạc tại khu vực Harwan của Srinagar và 2 năm trước đă được công bố là một địa điểm khảo cổ học bởi Sở Lưu trữ, Khảo cổ học và Bảo tàng J&K (bang Jammu và Kashmir).
Mặc dù có tên trong một đề nghị với chính phủ Ấn Độ về việc bảo vệ các địa điểm khảo cổ học chưa xác định trong bang này, các quan chức nói rằng họ chưa nhận được bất cứ phản hồi nào từ chính quyền bang cũng như chính phủ Ấn Độ.
Được biết địa điểm này thuộc một thời kỳ Phật giáo mà gạch đất nung đă được phục hồi. Hai di tích khảo cổ học, có niên đại 1.500 và 1.100 năm, dường như cũng bị chính quyền bang để vậy chứ không bảo vệ. Một trong 2 di tích này là Chùa Pandrathan, được xây trên di tích của ngôi chùa mà nhà sư Huyền Trang của Trung Hoa đă lưu trú trong 2 năm của ông tại Kashmir.
(Buddhist Door – August 19, 2014)
Địa điểm khảo cổ học cổ đại tại Srinagar (Ấn Độ) được biết đến như một di tích Phật giáo
Photo: risingkashmir.com
H̉A LAN: Buổi lễ Phật giáo dành cho 5 nạn nhân của thảm kịch MH17
The Hague, Ḥa Lan – Sáng ngày 19-8-2014 tại nhà tang lễ ở thành phố The Hague (La Haye), một nghi lễ Phật giáo đă được tổ chức dành cho di hài của 5 nạn nhân người Mă Lai trong vụ rơi chiếc máy bay MH17 của Hàng không Mă Lai.
Buổi lễ bắt đầu lúc 8 a.m và được hướng dẫn bởi các tu sĩ Phật giáo, trong sự hiện diện của 100 thành viên gia đ́nh của các nạn nhân và hội viên của một số hội Phật giáo địa phương.
Sau đó, lễ hỏa táng các di hài đă diễn ra tại thị trấn Zoetermeer, cách nhà tang lễ 26 km.
Tiến sĩ Wee Ka Siong, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mă Lai, nói rằng nghi lễ đă tiến hành như dự định. “Các gia đ́nh không cần phải lo lắng, v́ nó đă được thực hiện theo thỏa thuận trước đây. Chúng tôi luôn luôn nỗ lực để đem lại điều tốt nhất và thực hiện đầy đủ các yêu cầu của họ”, ông nói với báo chí Mă Lai sau buổi lễ.
(Big News Network – August 20, 2014)
Nghi lễ Phật giáo tại The Hague trước khi hỏa táng cấc nạn nhân của chiếc MH17
Photo: Bernama
NEPAL: Lễ hội rước xe ngựa của Hồng thần Machhindranath
Mỗi năm, lễ rước xe ngựa của Hồng thần Machhindranath được tổ chức tại Thung lũng Kathmandu ở Nepal. Người ta tin rằng sự sùng kính đối với vị thần từ bi này sẽ mang đến lượng mưa thuận lợi, một vụ mùa bội thu và một năm thịnh vượng. Đặc biệt đối với một người Nepal sinh tại huyện Lalitpur của thung lũng, lễ rước xe ngựa của Hồng thần Machhindranath là một phần của cuộc sống.
Phật tử thờ Machhindranath như vị thần đại từ bi – Lokeshawara Karunamaya – trong khi tín đồ Ấn Độ giáo th́ xem ngài như hóa thân của Thần Shiva.
Lễ hội chính thức bắt đầu 15 ngày trước lễ rước xe ngựa. Sau nghi lễ tắm tượng Machhindranath với hỗn hợp mật ong, sữa và nước, tượng được lưu giữ tại Đền Rato Machhindranath (tọa lạc tại phần nam của Quảng trường Durbar ở Patan – trụ sở của huyện Lalitpur).
Năm nay, tượng thần được chuyển đến làng Bungmati gần Patan, nơi sẽ tôn trí tượng cho đến lễ rước tiếp theo. Cỗ xe ngựa sau đó đă được tháo dỡ, và sẽ được làm lại vào năm tới.
(Buddhist Door – August 23)
H́nh ảnh một Lễ hội Rước xe của Hồng thần Machhindranath:
Cỗ xe ngựa với cờ Phật giáo và Ấn Độ giáo chuẩn bị cho lễ rước
Tượng Machhindranath được chuyển đến xe ngựa
Xe ngựa của Machhindranath giữa những người dự hội
Photos: Balakrshna Tapa
INDONESIA: Chùa Borobudur bị đe dọa tấn công
Vào ngày 15-8-2014, cảnh sát đă được đặt trong t́nh trạng báo động tại chùa Borobudur, một điểm đến du lịch quan trọng của Indonesia và là một Di sản Thế giới UNESCO, sau khi những kẻ ủng hộ Nhà nước Hồi giáo (IS) có lời đe dọa đăng trên Facebook đối với ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới này.
An ninh thắt chặt xung quanh Borobudur không phải là biện pháp duy nhất được thực hiện, v́ cảnh sát tại tỉnh Trung Java cũng đă bắt đầu t́m kiếm kỹ qua dữ liệu từ internet đối với các đầu mối khả thi về kế hoạch này, phát ngôn viên Cảnh sát Quốc gia Ronny F. Sompie nói.
Theo báo cáo về mối đe dọa, Cơ quan Bảo tồn Borobudur đă pḥng chống vụ đánh bom sắp xảy ra với sự gia tăng số lượng nhân viên an ninh bên trong và xung quanh ngôi chùa, người đứng đầu cơ quan là Marsis Sutopo cho biết.
Quân đội Indonesia cũng đă được điều động. Đầu tuần trước, Thiếu tướng Sunindyo – chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh Quân đội Diponegore hoạt động tại 2 huyện Java – khẳng định sẵn sàng hỗ trợ an ninh quanh chùa này.
(eturbonews.com – August 24, 2014)
Chùa Borobudur ở Indonesia
Photo: RT.COM
ÚC ĐẠI LỢI: Phật giáo trong chương tŕnh phát thanh “Tiếng nói của Tín ngưỡng”
Melbourne, Úc Đại Lợi - Tháng 8 này, chương tŕnh phát thanh đa tôn giáo có tên là “Tiếng nói của Tín ngưỡng” kỷ niệm 3 năm thành lập.
Các tôn giáo tham gia vào chương tŕnh là Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, đạo Sikh và Hồi giáo.
Chương tŕnh Phật giáo phát thanh vào ngày Chủ nhật đầu tiên của mỗi tháng, gồm giáo lư và những bài b́nh luận về các chủ đề khác nhau như Đức Phật đă dạy, hướng dẫn thiền định, giới thiệu các nhạc phẩm phù hợp, thông báo về các sự kiện Phật giáo quan trọng, và mời các diễn giả thảo luận về nhiều chủ đề được quan tâm.
Âm nhạc của chương tŕnh là một sự ḥa trộn của nhạc Phật giáo truyền thống và nhạc Tây phương đương đại với ca từ Phật giáo phù hợp, bao gồm những bài hát cầu nguyện, những bài hát với phần giải thích và diễn dịch khác nhau về lời Phật dạy và về những câu chuyện của cuộc đời Đức Phật.
(Buddhist Door – August 25, 2014)
Andrew Williams, người dẫn chương tŕnh phát thanh Phật giáo của “Tiếng nói của Tín ngưỡng” đang hát những bài Đạo ca cùng các em từ cộng đồng Phật giáo Tích Lan
Photo: Buddhist Door
ANH QUỐC: Lễ thả hoa đăng lần đầu tiên tại Vương quốc Anh
Elmbridge, Anh quốc – Vào ngày lễ ngân hàng 25-8, hơn 200 người đă tập trung tại làng Long Ditton (quận Elmbridge, hạt Surrey) để tham dự lễ hội thả hoa đăng được tổ chức lần đầu tiên tại Vương quốc Anh.
Họ đă gửi đi những đèn lồng mang thông điệp bày tỏ những mong ước, ư định và cam kết trong Lễ hội thả Hoa đăng Chân Như tại Trung tâm Phật giáo ở làng Long Ditton này.
Trong ngày, một loạt những buổi thiền định, sinh hoạt của trẻ em và các cuộc hội thảo liên tôn giáo và liên văn hóa đă diễn ra, với sự tham dự của quận trưởng Barry Fairbank, Ủy viên Hội đồng quận Elmbridge.
Những người tham dự lễ hội cũng thả một trong số 100 đèn lồng về phía hồ nước để tưởng niệm những người đă mất trong Đệ Nhất Thế chiến, và trong những cuộc xung đột đă xảy ra trước và kể từ cuộc đại chiến này.
Sư trưởng Shohei Nishino của Chân Như tông của Vương quốc Anh nói: “Thả hoa đăng – một thực hành rất đặc biệt trong Phật giáo Chân Như – là một nghi thức đẹp, ḥa b́nh và bao quát, và chúng tôi rất hạnh phúc v́ cộng đồng địa phương của chúng tôi và những thành viên của các tôn giáo khác nhau đă có thể chia sẻ khoảnh khắc này với chúng tôi. Những đèn lồng mà chúng tôi đă thắp sáng là để biết ơn quá khứ, cảm kích hiện tại và hy vọng về tương lai”.
(thisislocallondon.com – August 26, 2014)
Lễ thả hoa đăng lần đầu tiên tại Vương quốc Anh diễn ra ở làng Long Ditton, quận Elmbridge, hạt Surrey
Photo: News Locker
HÀN QUÔC: Phát hiện hàng chục cổ vật Phật giáo
Ngày 21-8-2014, các nhà nghiên cứu tại Viện Di sản Văn hóa Seoul (Nam Hàn) cho biết họ đă khám phá hàng chục cổ vật được sử dụng trong các nghi lễ Phật giáo cách đây gần 1.000 năm, khi họ bắt đầu làm sáng tỏ bí ẩn đàng sau một ngôi đền cổ, nơi chúng được phát hiện.
77 cổ vật này bao gồm một gậy vajra đầu tṛn có khung, những cái linh (chuông) và những lư hương – được cho là có từ thời Joseon (1392 – 1910), hoặc có thể xưa hơn nữa.
Các nhà nghiên cứu sắp kết thúc một cuộc khảo sát lĩnh vực khảo cổ học về Dobong Seowon, một ngôi đền nhỏ thờ 2 vị học giả thời Joseon tại Bắc Seoul, khi họ t́nh cờ t́m thấy một vật chứa những cổ vật nói trên.
Các nhà khoa học nói rằng số cổ vật này thậm chí có thể thuộc thời đầu triều Goryeo (918-1392), v́ địa điểm phát hiện chúng phù hợp với một ngôi chùa thời Goryeo – một trong số các vật dụng ấy c̣n ghi cả tên của nó là Chùa Dobong.
Ngày 21-8, các cổ vật đă được trưng bày tại Cung Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc của Seoul trong một cuộc triển lăm đồng tổ chức bởi chính phủ Hàn quốc.
(buddhistartnews – August 26, 2014)
Cái linh (chuông nghi lễ Phật giáo), một trong số những cổ vật được phát hiện tại một ngôi đền ở bắc Seoul, Hàn quốc
Photo:Yonhap