TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 07.2014
Diệu Âm lược dịch
ẤN ĐỘ: Phát hiện 2 h́nh Phật khắc trên đá tại bang Arunachal Pradesh
Một nhóm nghiên cứu từ Ban Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ (ASI) gần đây đă t́m thấy 2 h́nh Phật khắc trên đá ở huyện Tawang của bang Arunachal Pradesh. Đây có thể là phát hiện mới về truyền thống Phật giáo của khu vực này.
Nhóm nghiên cứu do nhà khảo cổ học SS Gupta đứng đầu đă t́m thấy một h́nh Phật trên một tảng đá bị rơi gần Zemithang, cách Tawang 94 km về phía bắc.
Bên dưới h́nh khắc này có một ḍng chữ khắc bằng phương ngữ bản địa, dường như là lời tôn kính Đức Phật.
H́nh khắc này dài 1,95 cm và rộng 2,15 m, cho thấy h́nh ảnh Đức Phật ngồi trên ṭa sen với một vầng hào quang sau đầu.
Một h́nh Phật ngồi trên ṭa sen khắc trên đá khác được phát hiện tại Tak Tsang, huyện Tawang. Bên dưới h́nh khắc dài gần 50 cm và rộng 30 cm này có ḍng chữ tôn vinh Đức Phật bằng tiếng địa phương.
Ông Gupta nói, “Việc phát hiện những h́nh như vậy rất độc đáo. Sự tồn tại của các dạng bảo tháp Phật giáo khác nhau, của cả truyền thống Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa cho thấy đây là một tôn giáo tồn tại trong khu vực. Nó cũng phản ảnh tôn giáo này thịnh hành trong các bộ lạc như thế nào. Sự ảnh hưởng của các nước láng giềng như Miến Điện và Tây Tạng có thể được thấy rơ tại đây”.
(Buddhist Art News – July 2, 2014)
Vị trí Bang Arunachal Pradesh tại Ấn Độ
Photo: Buddhist Art News
THÁI LAN: Lễ hội nến truyền thống đánh dấu sự bắt đầu của Mùa Chay Phật giáo
Bangkok, Thái Lan – Nhân dịp bắt đầu Mùa Chay Phật giáo năm nay, Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) mời du khách quốc tế và nội địa tham gia cùng cộng đồng Phật tử Thái Lan trên toàn quốc, với các lễ hội nến được tổ chức tại nhiều nơi từ ngày 11 đến 13 tháng 7.
Trong số đó có lễ hội Nến Sáp Quốc tế và Lễ Rước Nến Sáp tại Thung Si Mueang, Ubon Ratchathani, với những kiệt tác điêu khắc nến đẹp nhất thế giới của các nghệ sĩ từ Bungaria, Costa Rica, Ấn Độ, Mă Lai, Mễ Tây Cơ, Tây Ban Nha, Ukraine, Hoa kỳ và Thái Lan; Lễ hội Nến Korat tại Đài Tưởng niệm Tao Suranaree với nến khắc tinh xảo mô tả cuộc đời của Đức Phật; Lễ Rước Nến và Làm Công đức Trên Lưng Voi tại Surin – đám rước của gần 100 con voi được trang trí công phu chở một số vị ḥa thượng của thị trấn trong một lễ làm công đức độc đáo và đáng nhớ…
Mùa Chay Phật giáo, ở Thái Lan gọi là Khao Phansaas , kéo dài 3 tháng. Trong thời gian này, chư tăng ở trong chùa để học và tuân thủ đúng những lời dạy của Đức Phật.
(Travel Daily News – July 3. 2014)
Một tác phẩm Phật giáo của Lễ hội Nến, Thái Lan
Photo: Travel Daily News
MĂ LAI: Cúng dường đúng cách trong lễ Pindapatta
Hội Thanh niên Phật tử Mă Lai (YBBM) cấm tín đồ cúng dường tiền hoặc gói màu đỏ (ang pow) cho chư tăng trong lễ Pindapatta (tín đồ cúng dường vật phẩm) tại lễ Đại Tăng đoàn Quốc gia 2014.
Sự kiện thường niên này sẽ được tổ chức tại Hội trường Khu phố Tàu Penang ở Jalan Masjid Kapitan Keling, Penang.
Datuk Tan Gin Soon, chủ tịch YBBM, nói rằng theo truyền thống của lời Phật dạy, không được cúng dường hoặc bỏ vào b́nh bát tiền hoặc bất cứ thứ ǵ cùng loại như thế.
“B́nh bát nguyên thủy được dùng để nhận thực phẩm thay v́ tiền. Nếu tín đồ muốn cúng dường chư tăng, họ nên cung cấp những vật dụng cần thiết mà họ có thể mua được với phiếu giảm giá tại sự kiện này”, Datuk nói.
Năm nay lễ sẽ được tổ chức vào ngày 20 tháng 7 với việc cúng dường vật phẩm cho 200 tăng ni, bắt đầu từ lối vào Khoo Kongsi ở Cannon Square lúc 8 giờ sáng.
(The Star Online – July 3, 2014)
ẤN ĐỘ: Những nỗ lực để cứu cây Bồ đề tại Sarnath
Varanasi, Uttar Pradesh – Sở lâm nghiệp bang Uttar Pradesh đă đề ra một nhiệm vụ để cứu cây Bồ đề nổi tiếng thế giới tại Tịnh xá Mulagandha Kuti ở Sarnath, sau khi một nhánh của cây bị găy đổ trong trận băo hồi tháng 6.
“Cây này được trồng vào ngày 12-11-1931 bởi Devamitta Dhammapala, người sáng lập Hội Đại Bồ đề Ấn Độ, để đánh dấu ngày khánh thành Tịnh xá Mulagandha Kuti. Nó là hậu duệ của cây Bồ đề nguyên thủy của Tích Lan. Tuần trước, một nhánh của nó đă ngă xuống do các lư do tự nhiên. Điều này gây lo lắng cho Phật tử cũng như các nhà bảo vệ môi trường và các viện sĩ, và một “nhiệm vụ cứu cây Bồ đề” đă được khởi động để thông khí đúng cách cho rễ cây nhằm tăng cường cho các nhánh của nó”, CM Tripathi, một viên chức của Khu Lâm nghiệp Xă hội, nói.
Ông nói thêm rằng Thư kư chung của Hội Bồ đề Ấn Độ, P Shivli Thero, quyết định lấy ư kiến của các chuyên gia từ Dehradun để cứu cây này. Sau đó, các nhóm chuyên gia từ Viện Khoa học Nông nghiệp của trường Đại học Banaras Hindu (BHU) cũng được mời đến. Họ đă bắt đầu quá tŕnh thử nghiệm đất , và sau tất cả những ứng dụng này, sở lâm nghiệp đă đưa ra một nhiệm vụ để cứu cây .
(tipitaka.net – July 6, 2014)
Cây Bồ đề tại Sarnath, Ấn Độ
Photo: sarnathindia.com
PAKISTAN: Tượng ‘Đức Phật cấm thực’ bị hư hỏng trong khi lau chùi
Lahore, Pakistan – Viên ngọc quư của Bảo tàng Lahore – tác phẩm điêu khắc ‘Đức Phật Cấm thực’ – mang một vết hỏng mới, do một nỗ lực nghiệp dư muốn ‘sửa chữa’ một cánh tay của tượng, sau một rủi ro xảy ra trong khi lau chùi.
Tượng Phật này từ lâu đă bị thiếu mất 2 ngón trên bàn tay phải và một vết nứt trên chân trái. Vài năm trước vết nứt hở rộng trong khi nhân viên lau chùi tượng.
Các cuộc điều tra sau đó khẳng định rằng do ‘rủi ro’ này và do việc sửa chữa bất cẩn tiếp theo của những người tại pḥng thí nghiệm của bảo tàng -với nỗ lực phục hồi của họ không vượt qua ứng dụng chất kết dính thông thường - đă khiến cho tượng bị hỏng hơn là được phục hồi.
Vụ việc xảy ra tại Pḥng Triển lăm Gandhara vào ngày 4-4-2012, theo nguồn tin của bảo tàng. Họ nói tượng đă được nhân viên pḥng thí nghiệm của bảo tàng “sửa chữa” như một vật b́nh thường thay v́ được xử lư bằng các phương pháp bảo tồn khoa học.
Tượng Đức Phật Cấm thực có niên đại từ thời Gandhara, do Đại tá H.A. Dean khai quật tại Sikri và được tặng cho Bảo tàng Lahore vào năm 1894.
(tipitaka.net – July 6, 2014)
Tượng Đức Phật Cấm thực
Photo: Huntington Archive
ẤN ĐỘ: Đức Đạt lai Lạt ma kêu gọi Phật tử dừng bạo lực đối với người Hồi giáo
Leh, Ladakh – Đức Đạt lai Lạt ma đă đưa ra lời kêu gọi mới gửi đến Phật tử tại Miến Điện và Tích Lan để ngưng bạo lực chống ngườiHồi giáo.
Phát biểu trước hàng chục ngh́n tín đồ Tây Tạng và Phật tử vào dịp sinh nhật thứ 79 (ngày 6 tháng 7) của ḿnh, ngài nói rằng bạo lực tại cả hai nước Phật giáo chiếm đa số này nhắm vào người Hồi giáo thiểu số là điều không thể chấp nhận.
Vị lănh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng nói rằng Đức Phật, trong suốt cuộc đời Ngài, đă thuyết giảng về t́nh thương yêu và ḷng từ bi, và đó là bổn phận và trách nhiệm mà tín đồ của Ngài phải noi theo.
Đức Đạt lai Lạt ma kỷ niệm sinh nhật của ḿnh tại nhà riêng ở ngoại ô của Leh tại quận Ladakh, bang Jammu&Kashmir. Ngài ở Ladakh để truyền Thời Luân, một tiến tŕnh Phật giáo gia tŕ cho hàng chục ngh́n đệ tử của ngài để họ đạt được giác ngộ.
(Big News Network – July 8, 2014)
Đức Đạt lai Lạt ma tại Ladakh
Photo: Tenzin Choejor
ẤN ĐỘ: Lễ cầu nguyện đánh dấu một năm vụ nổ tại Chùa Đại Bồ đề
Chư tăng đă tham gia buổi lễ cầu nguyện đặc biệt để đánh dấu một năm vụ nổ liên hoàn làm rung chuyển Chùa Đại Bồ đề tại quận Gaya của bang Bihar, xảy ra vào ngày 7-7-2013.
Vụ nổ mà chính phủ mô tả là một vụ tấn công “khủng bố” này đă làm 2 người bị thương.
Để ghi nhớ vụ việc nói trên, các nhà sư từ các nước khác nhau đă tập trung tại Chùa và cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới.
Ông Sanjay Agrawat, thẩm phán quận Gaya, nói rằng an ninh đă được tăng cường và những sự sắp xếp đầy đủ cho du khách và chư tăng đă được thực hiện.
Được UNESCO công nhận là một di sản thế giới vào năm 2002, khu phức hợp Chùa Đại Bồ đề tọa lạc tại Bồ đề Đạo tràng, là nơi linh thiêng nhất của các điểm đến hành hương Phật giáo trên thế giới.
(Big News Network – July 8, 2014)
Lực lượng an ninh bảo vệ Chùa Đại Bồ đề trong lễ cầu nguyện đánh dầu một năm vụ nổ tại đây
Photo: Buddhist Door
CAM BỐT: Bảo tháp tưởng niệm sẽ là ‘Sự bồi thường Tượng trưng’ dành cho Nạn nhân của Khmer Đỏ
Phnom Penh, Cam Bốt – Ngày 10-7-1024, các quan chức Bộ Văn hóa Cam Bốt và Ṭa án xử Khmer Đỏ do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn đă kư một thỏa thuận xây dựng một bảo tháp tưởng niệm cho nạn nhân của chế độ này tại một trung tâm tra tấn trước đây ở Phnom Penh.
Đài tưởng niệm Phật giáo nói trên sẽ được xây trên đất của Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng, một trường học cũ bị Khmer Đỏ biến thành một trung tâm giam giữ tàn bạo, nơi có hơn 12.000 người đă bị tra tấn và hành quyết bởi cán bộ của chế độ này.
Kranh Tong, quyền trưởng ban điều hành ṭa án, nói tại lễ kư kết rằng đài tưởng niệm sẽ đạt được một mục tiêu quan trọng cho ṭa án. Công tŕnh này sẽ mất 9 tháng để xây dựng.
Các nạn nhân của chế độ đă kêu gọi bồi thường cho những đau khổ và mất mát do Khmer Đỏ gây ra, bao gồm cả những đài tưởng niệm và những trung tâm sức khỏe tâm thần trong cả nước.
(VOA -News – July 10, 2014)
Bảo tàng Diệt chủng Tuol Sleng, nơi sẽ xây bảo tháp tưởng niệm các nạn nhân của Khmer Đỏ
Photo: Tourism of Cambodia
NHẬT BẢN: Một học viên người Ả rập Saudi phá hoại các tượng Phật
Một người đàn ông Ả rập Saudi đă bị bắt v́ phá hoại các tượng Phật tại một ngôi chùa ở trung tâm thành phố Tokyo.
Cảnh sát cho biết họ đă nhận một cuộc gọi khẩn cấp về một người ngoại quốc đă hành xử bạo lực tại chùa Sensoji ở Asakusa, Phường Taito vào khoảng nửa đêm 9-7-2014.
Họ nói các cảnh sát viên vội đến hiện trường và t́m thấy 4 tượng Phật bị vỡ trên mặt đất.
Cảnh sát cho biết họ đă thẩm vấn một người Ả rập 31 tuổi, là một học viên đă tốt nghiệp một trường gần đó, và người này thừa nhận rằng đă phá hủy những pho tượng.
Vụ phá hoại liên quan đến 3 tượng đá cao từ 60 đến 100 cm và một tượng đồng cao 200 cm có niên đại khoảng 300 năm. Tượng đồng này được xem là tài sản văn hóa quan trọng của Phường Taito.
Cảnh sát nói rằng người đàn ông cho biết anh ta cũng đă gây ra một vụ phá hoại tương tự tại một ngôi chùa khác.
(NHK World – July 11, 2014)
NHẬT BẢN: Hai nghệ sĩ Nhật và Nam Hàn cộng tác để triển lăm tượng Phật tại Nara
Nara, Nhật Bản - Với một cuộc triển lăm đặc biệt về các tượng Bồ Tát Di Lặc, nhà điêu khắc Nhật Bản Takashi Kikuchi, 53 tuổi, và đồng nghiệp người Nam Hàn Park Dong-ki, 47 tuổi, đă hợp tác để chứng minh nền văn hóa Phật giáo từng du nhập vào Nhật qua Bán đảo Triều Tiên như thế nào.
Tác phẩm của 2 ông hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Tỉnh Nara.
Kikuchi đă điêu khắc những tượng bằng hợp chất, cao 1.3 m, có khoác vải len màu đỏ, vàng và da cam.
Park tạo tác hơn 20 tượng gốm, một số được đặt trên một chiếc thuyền gỗ do Kikuchi tạo tác theo phong cách cổ xưa. Các tượng Bồ Tát Di Lặc được phổ biến ở cả 2 nước Nhật - Hàn.
“Tôi muốn khách tham quan nghĩ về lịch sử và tương lai của những mối giao lưu giữa Nhật và Nam Hàn thông qua các tượng Bồ Tát Di Lặc, là những biểu tượng của một tương lai ḥa b́nh và trật tự”, Kikuchi nói.
(Asahi Shimbun – July 12, 2014)
MIẾN ĐIỆN: Đi thuyền qua những đồng lúa trong lễ hội Phật giáo ở Bago
Ka Wa, Bago – Hàng ngh́n Phật tử từ Rangoon và khu Bago xuống thị trấn Ka Wa vào Ngày Trăng Tṛn Waso để chiêm bái Khamae Phyin Bo Bo Gyi, một vị thần hộ pháp mang lại sự an lành, thịnh vượng và sức khỏe.
Thị trấn Ka Wa cách Bago khoảng 22 dặm, và khi du khách đến dự lễ hội, họ mong muốn một hoạt động vui vẻ khác: té nước vào nhau khi đi thuyền qua những cánh đồng ngập nước trên đường đến đền thờ vị thần hộ pháp.
Mặc dù có thể đến đền thờ bằng đường bộ, thanh niên đặc biệt thích đỗ xe hơi của họ dọc theo con đường cách đó vài dặm. Thay v́ lái xe, họ thuê những thuyền gỗ nhỏ để di chuyển trên những cánh đồng đang ngập nước mùa mưa, tinh nghịch té nước vào nhau trên đường đi.
(The Irrawaddy – July 16, 2014)
Tín đồ cúng dường tượng hộ pháp Khamae Phyin Bo Bo Gyi
Té nước trong lễ hội Khamae Phyin Bo Bo Gyi
Photos: JPaing
HÀN QUỐC: ‘Hộp khảm xà cừ đựng kinh Phật’ trở về quê hương Hàn quốc
Ngày 15-7-2014, Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc đă trưng bày một cổ vật của nước này. Nó là một hộp sơn mài khảm xà cừ - gọi là Najeon Gyeongham, nghĩa là hộp khảm xà cừ đựng kinh Phật. Đây là một trong 9 hộp như vậy c̣n tồn tại.
Và 8 hộp kia thuộc sở hữu của một số viện bảo tàng ở Nhật Bản, Anh, Hoa Kỳ và Ḥa Lan.
Hộp thứ 9 này được một nhóm tư nhân hỗ trợ bảo tàng này, gọi là Những Người bạn của Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc, mua lại từ một công dân Nhật Bản và tặng cho bảo tàng vào ngày 15-7.
Chiếc hộp dài khoảng 42 cm, rộng 20 cm và cao 23 cm, vừa đủ để chứa một cuộn sách. Tất cả các mặt của hộp có h́nh hoa mẫu đơn nhỏ, là một trong những họa tiết phổ biến nhất bằng xà cừ cho sơn mài thời Goryeo (919-1392). Mỗi hoa nhỏ bằng cỡ móng tay, và mặt hộp lớn nhất có khảm khoảng 100 hoa.
Mặc dù việc nghiên cứu chiếc hộp chưa hoàn tất, các chuyên gia địa phương tin rằng nó sẽ được chỉ định là một Bảo vật Quốc gia.
(Korea Joon Ang Daily – July 16, 2014)
Hộp khảm xà cừ đựng kinh Phật mà Bỏa tàng Quốc gia Hàn quốc vừa được tặng
Photo: NEWSIS
ÚC ĐẠI LỢI: Hội nghị Quốc tế Phật giáo và Úc 2015
Hội nghị Quốc tế Phật giáo và Úc 2015 sẽ được tổ chức tại Perth, Tây Úc, từ ngày 26 đến 28-2-2015. Hội nghị khảo sát về lịch sử và những phương hướng hiện tại và tương lai đối với Phật giáo tại Úc.
Chủ đề chính về Phật giáo và Úc 2015 sẽ là “Các Biểu tượng và Chủ nghĩa tượng trưng của Phật giáo”. Các nhà tổ chức mở rộng đối với những đề xuất từ những người đóng góp về lịch sử Phật giáo, triết học và tài liệu nghiên cứu cũng như bất cứ chủ đề nào có liên quan.
Ban tổ chức mời tất cả Phật tử, học giả, và các thành viên của công chúng có quan tâm đến Phật giáo tŕnh bày tài liệu của ḿnh trong hội nghị sắp tới. Hội nghị hoan nghênh các nhà nghiên cứu trên các lĩnh vực mở rộng, và khuyến khích việc đệ tŕnh các đề xuất theo nhóm hội thảo được tŕnh bày sẵn.
(Buddhist Door - July 16, 2014)
ẤN ĐỘ: Đầu tư vào mạng mạch Phật giáo để thúc đẩy du lịch
Công ty Tài chính Quốc tế, một nhánh của Ngân hàng Thế giới, đă cùng với Bộ Du lịch Ấn Độ, chính phủ Ấn Độ, và chính quyền các bang Bihar và Uttar Pradesh, cùng với các thành viên của khu vực tư nhân thúc đẩy “đầu tư vào Mạng mạch Phật giáo” tại Ấn Độ.
Việc này sẽ giúp cải thiện và nâng cao trải nghiệm của du khách tại những nơi có liên quan đến Đức Phật ở 2 bang quan trọng này.
Đây là chiến lược để có được đầu tư nhiều hơn nhằm cải thiện hạ tầng cơ sở, được đề ra sau những cuộc thảo luận và tham vấn rộng răi với các bên liên quan về du lịch.
Tại buổi ra mắt sáng kiến này vào ngày 17-7-2014 ở Delhi, trưởng Ngân hàng thế giới là O Ruhl nói rằng họ sẽ tiếp tục hỗ trợ các nỗ lực này nếu Bộ Du lịch Ấn Độ và 2 bang nói trên yêu cầu.
Khách hành hương viếng Ấn Độ sẽ kéo dài thời gian lưu trú nếu họ có một trải nghiệm tốt và vấn đề của việc phụ thuộc mùa cũng có thể xử lư được.
Việc quảng bá du lịch Phật giáo đạt được sự ưu tiên cao của chính phủ mới tại Ấn Độ.
(eturbonews.com – July 18, 2014)
Tượng Đại Phật ở Bồ đề Đạo tràng, bang Bihar
Photo:Anil Mathur
HÀN QUỐC: Cuộc thi cầu nguyện của tăng ni tại Seoul
Trong một nỗ lực nhằm thu hút tín đồ mới và trẻ tuổi, Tông phái Tào Khê của Hàn quốc đă tổ chức một “cuộc thi cầu nguyện” thử nghiệm tại Seoul vào ngày 17-7-2014.
Hơn 300 tăng ni đă tập trung tại chùa Jogyesa ở trung tâm Seoul để tham gia vào cuộc thi.
Những người dự thi - chủ yếu là tăng sĩ trẻ - đă tụng niệm kinh Phật giáo cổ điển, cũng như kinh cầu nguyện “phong cách tự do” mà họ sáng tác.
Trong khi nhiều người tŕ tụng với giọng đều đều truyền thống, một số khác lại chọn cách táo bạo hơn: Một nhóm 3 ni cô trẻ đă tŕnh bày một bài hát rap sôi nổi trích từ Tâm Kinh – một trong những kinh điển Phật giáo phổ biến nhất – và dùng lời bài hát của chính họ để ca ngợi t́nh yêu thương và sự ḥa hợp.
Ḥa thượng Yun Mook, một cao tăng của Tông phái Tào Khê và là một giám khảo của sự kiện này, nói rằng các nỗ lực này là cần thiết để làm cho kinh Phật dễ tiếp cận hơn. Ông nói, “Nhiều kinh Phật được viết bằng ngôn từ cổ xưa vốn không quen thuộc với nhiều người, v́ vậy chúng tôi đă yêu cầu những người tham gia viết kinh cầu nguyện bằng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu “.
“Chúng tôi muốn để mọi người, nhất là thanh niên và trẻ em, biết rằng kinh cầu nguyện Phật giáo có thể thú vị và dễ thực hành hơn là họ nghĩ”, ông nói thêm.
(tipitaka.net – July 20)
Một nhóm ni cô chuẩn bị tŕnh diễn tại cuộc thi cầu nguyện ở chùa Jogyesa, Seoul
Photo: AAP
Chư ni cổ vũ tại cuộc thi cầu nguyện ở chùa Jogyesa
Photo: AFP
MIẾN ĐIỆN: Đường bay Miến Điện – Nepal sẽ tạo thuận lợi cho khách hành hương Phật giáo
Yangon, Miến Điện – Sự ra đời theo kế hoạch của đường bay trực tiếp giữa Miến Điện và Nepal có thể trở thành một lựa chọn mới để tạo thuận lợi cho tuyến đường hành hương Miến Điện - Ấn Độ - Nepal dành cho tín đồ Phật giáo.
Hiện nay, khách hành hương Phật giáo phải dựa vào duy nhất tuyến bay Miến Điện - Ấn Độ để viếng các thánh địa ở Ấn Độ và Nepal. Do đó dịch vụ hàng không bổ sung này dự kiến sẽ tăng cường sự tiện lợi của khách hành hương.
Mỗi năm, hàng ngh́n khách hành hương Miến Điện đến Bồ đề Đạo tràng để viếng Đền Đại Giác ngộ, một trong 4 thánh địa liên quan đến cuộc đời của Đức Phật, tọa lạc tại bang Bihar, Ấn Độ.
Và nơi Đức Phật đản sinh là Nepal. Để hoàn thành cuộc hành hương, khách hành hương hiện nay có thể đến viếng các thánh địa tại 2 nước này thông qua Ấn Độ.
Giám đốc điều hành của MTS Travels (Miến Điện) là Lin Htain nói, “Nhiều người Miến Điện đi tour hành hương. Tại Nepal, ngoài việc tham quan Núi Everest c̣n có hành tŕnh hành hương. Nếu có đường bay trực tiếp (đến Nepal), khách du lịch (Miến Điện) sẽ được thuận lợi hơn”.
(Buddhist Channel – July 22, 2014)
Phật tử hành hương tại Đền Đại giác Ngộ ở bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ
Photo: Eleven Myanmar
MĂ LAI: Đài tưởng niệm nạn nhân vụ rơi máy bay MH17 được lập tại chùa Sri Jayanti ở Jalan Sentul
Sáng ngày 20-7-2014, tại chùa Sri Jayanti ở Jalan Sentul, Kuala Lumpur, hơn 100 Phật tử và công chúng đă tập trung để lập một đài tưởng niệm các nạn nhân của máy bay MH17 của Hàng không Mă Lai (MAS), và cũng để bắt đầu lễ cầu siêu hàng đêm kéo dài trong 2 tuần.
Ḥa thượng Đại Trưởng lăo tăng Sri Saranankara chủ tŕ tụng niệm, và các nghi thức Phật giáo được cử hành để tôn vinh những người đă chết.
Ḥa thượng Sri Saranankara nói rằng 2 vụ rơi máy bay của MAS là điều gây mủi ḷng. Ông cho biết trong 12 năm qua, một số t́nh nguyện viên MAS thường xuyên tham gia các dự án từ thiện của chùa.
Ông nói, “Khi chúng tôi có một buổi lễ quan trọng th́ luôn luôn có 30 đến 40 t́nh nguyện viên của phi hành đoàn Mă Lai đến giúp.” Ông nói rằng đối với dự án sinh viên nghèo thường niên của chùa, các t́nh nguyện viên MAS không những giúp đóng gói và phân phối cặp và đồng phục mà mỗi lần như vậy c̣n đóng góp hơn 10.000 cuốn vở. “Chúng tôi không biết có t́nh nguyện viên nào là thành viên phi hành đoàn của chiếc MH17 không, nhưng đă có một t́nh nguyện viên đi theo chiếc MH370”.
Ngoài ngôi chùa Sri Jayanti, các lễ cầu nguyện tương tự sẽ được tổ chức tại khoảng 300 tự viện và các hiệp hội Phật giáo khác trên khắp đất nước trong những ngày tới.
(Buddhist Channel – July 22, 2014)
Đài tưởng niệm nạn nhân máy bay MH17 được lập tại chùa Sri Jayanti (Mă Lai)
Photo: Jamie Koh
BHUTAN: Nhà sư – đạo diễn bộ phim về Phật giáo và Bóng đá
Mối liên hệ giữa Bóng đá và Phật giáo đă bắt đầu khi Thượng tọa Dzongsar Khyentse, c̣n gọi là Khyentse Norbu, ra mắt thế giới với bộ phim độc đáo, hài hước và lạ lùng có tên là ‘Chiếc Cúp’. Toàn bộ phim được quay trong một khu định cư người Tây Tạng ở Ấn Độ.
Phim mô tả câu chuyện của 2 tiểu tăng Tây Tạng đến Ấn Độ để tu học. Cuộc sống của 2 cậu thay đổi khi một đồng đạo phấn đấu thuê một TV tại một ngôi làng gần đó để xem trận chung kết World Cup.
Phát hành năm 1999, phim Chiếc Cúp - với câu chuyện táo bạo và thú vị về t́nh yêu ngây thơ của các cậu bé dành cho một môn thi đấu – đă đoạt được 5 giải thưởng quốc tế và 3 đề cử.
Là tác giả kiêm đạo diễn, lạt ma Khyentse Norbu nói, “Lớn lên trong một tu viện, tôi đă nhận thấy, bằng cách nào đó, chư tăng bị ám ảnh với bóng đá… Ai cũng nghĩ rằng tăng sĩ thuộc về đạo đức và giới luật. Nhưng người ta quên rằng tăng sĩ cũng là con người. Giới luật tự viện là một lư tưởng, một mục tiêu phải đạt được”.
Sau phim Chiếc Cúp, Khyentse Norbu tiếp tục làm 2 phim nữa là Những Người du hành và những Pháp sư (2003) và Vara: Một phúc lành (2013).
(Buddhist Door – July 25, 2014)
Lạt ma Khyentse Norbu, tác giả và là đạo diễn của bộ phim ‘Chiếc Cúp’
Poster phim ‘Chiếc Cúp’
Photos: internetmoviedatabase
CANADA: Đức Đạt lai Lạt ma sẽ thuyết pháp tại Vancouver BC
Vào ngày 23-10-2014, Đức Đạt lai Lạt ma sẽ có một ngày thuyết pháp tại Trung tâm Thể thao Doug Mitchell Thunderbird trong khuôn viên trường UBC.
Đức Đạt lai Lạt ma sẽ tŕnh bày về “Quán Thế Âm độ tŕ”, một giáo huấn gia tŕ về ḷng từ bi. Đây là một loạt nghi lễ và giáo lư mà một vị thầy Phật giáo có thể dùng để giúp học viên trau dồi ḷng từ bi và tu tĩnh trong cuộc sống hàng ngày của họ.
Tiền thu được từ sự kiện này sẽ dùng để hỗ trợ giáo hội BC của Dự án Tái định cư Người Tây Tạng, một sáng kiến nhân đạo chưa từng có của Đức Đạt lai Lạt ma nhằm tái định cư 1.000 người Tây Tạng di cư đến Canada. Dự án bao gồm cả những người Tây Tạng sống trong các trại tị nạn nghèo khổ nhất của bang Arunachal Pradesh, bắc Ấn Độ. Với sự hỗ trợ của chính phủ Canada và các nhóm cộng đồng địa phương, người Tây Tạng di cư sẽ có cơ hội học hành, làm việc và bắt đầu một cuộc sống mới.
(Buddha Dharma – July 25, 2014)
Đức Đạt lai Lạt ma
Photo: Buddha Dharma
VƯƠNG QUỐC ANH: Bộ sách mới về kiến trúc Phật giáo sẽ ra mắt vào tháng 9
Luân Đôn, Vương quốc Anh – Ngày 19-7-2014, nhà xuất bản độc lập JP Publishing đă công bố lịch tŕnh một loạt buổi kư tặng sách và thuyết tŕnh của tác giả để ra mắt bộ sách mới về kiến trúc của thế giới Phật giáo.
Tác giả Vikram Lall, bản thân là một kiến trúc sư thực hành, sẽ viếng Luân Đôn trong tuần đầu của tháng 9-2014. Sau đó ông sẽ tiếp tục một loạt sự kiện ra mắt bộ sách mới này tại các thành phố khác, bao gồm Brussels, New York City, Hồng Kông, Singapore, Kuala Lumpur và Bồ đề Đạo tràng.
Vikram Lall là một cộng sự và là kiến trúc sư chính của Lall & Các đồng nghiệp, một công ty kiến trúc hàng đầu tại New Delhi, Ấn Độ. Ông c̣n là một giáo viên và học giả, đă thuyết tŕnh về lịch sử và lư thuyết về kiến trúc tại các tổ chức trên toàn thế giới. Bộ sách hiện tại về kiến trúc Phật giáo đại diện cho tổng kết của 25 năm nghiên cứu chuyên sâu của ông về kiến trúc Phật giáo.
(tipitaka.net – July 27, 2014)
Biểu trưng của bộ sách Kiến trúc của Thế giới Phật giáo
Tập Một - với tựa đề ‘Những Vùng Đất Vàng’ (Phật giáo Đông Nam Á) - của bộ sách Kiến trúc của Thế giới Phật giáo
Photos: EIN NEWS