TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 05.2014
Diệu Âm lược dịch
HÀN QUỐC: Nỗi buồn được chia sẻ tại cuộc diễn hành đèn lồng của Phật tử
Seoul, Hàn quốc – Ngày 26-5-2014, trong một lễ hội đèn lồng liên hoa thường niên của Phật giáo tại Seoul, người Hàn quốc và người nước ngoài - là Phật tử cũng như không phải Phật tử - đă chung tay để an ủi sự mất mát của những nhân mạng trong thảm họa ch́m phà Sewol.
Các đèn lồng hiển thị thông điệp “Chia sẻ Nỗi đau” được rước đi trong cuộc diễn hành với hàng ngh́n người dự khán, kéo dài từ trường Đại học Dongguk đến Chùa Jogye, nơi có treo những dải băng màu vàng tượng trưng cho sự tiếc thương.
Ông Lawrence Moss đến từ Anh quốc, nói, “Gia đ́nh chúng tôi đă không có kế hoạch đến Chùa Jogye, nhưng chúng tôi lại cảm thấy ḿnh bị cuốn hút đến chùa theo cách nào đó. H́nh ảnh các phụ nữ làm những quả bóng màu thật là xúc động. Chúng tôi đă ngồi xuống và giúp các cô ấy chuẩn bị hoa và đèn lồng”.
(Tipitaka Network – May 1, 2014)
Đèn lồng xếp thành ḍng chữ “Chia sẻ Nỗi đau” trong cuộc diễn hành tại Seoul
Photo: Yonhap
HOA KỲ: Khánh thành ngôi chùa đầu tiên của thành phố Baltimore (bang Maryland)
Sau hơn một năm xây dựng, Chùa Ḥa b́nh Thế giới của Truyền thống Kadampa Mới, ngôi chùa đầu tiên của thành phố Baltimore, đă được khánh thành với một lễ ban phước vào tối ngày 2-5-2014.
Chùa tọa lạc ở phía đông Quảng trường Belvedere, có khuôn viên rộng gần 2 mẫu bao gồm một vườn cây ăn trái, một sân chơi, quán cà phê và hiệu sách, cùng với một khu cầu nguyện và thiền định ở trung tâm.
Ngôi chùa của Baltimore này là một trong 1.100 trung tâm và nhóm của Truyền thống Kadampa Mới tại hơn 40 nước.
Có khoảng 14.600 Phật tử tại bang Maryland, trong số đó có khoảng 6.700 người là Phật tử Đại Thừa, bao gồm các hội viên của Truyền thống Kadampa Mới.
(Baltimore Sun – May 2, 2014)
Tượng Phật tại Chùa Ḥa b́nh Thế giới ở Baltimore
Photo: Baltimore Sun
PHI LUẬT TÂN: Hội Phật giáo Từ Tế giúp phẫu thuật cho bệnh nhân bị dị tật môi miệng
Advincula và 10 thanh thiếu niên khác bị dị tật hở môi và ṿm miệng từ sơ sinh đă trải qua các quy tŕnh chỉnh h́nh miễn phí của Hội Từ Tế, là hội từ thiện Phật giáo vốn đă tổ chức một cuộc tiếp cận tại Trung tâm Y tế Thủ đô ở Tondo, Manila vào ngày 8-4-2014.
Dự án này là một sáng kiến chung của Hội Phật giáo Từ Tế và Bác sĩ Myra Elliot, một bác sĩ phẫu thuật miệng và hàm mặt nổi tiếng. Bác sĩ này là người sáng lập Pḥng khám Toàn cầu, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Singapore bao gồm các t́nh nguyện viên cung cấp dịch vụ y tế cho người nghèo.
Tại Manila, nhóm của Elliot và các hội viên Từ Tế đă hợp tác để t́m kiếm bệnh nhân từ các khu vực khó khăn của thủ đô. Các bác sĩ phẫu thuật đă thực hiện những ca chữa trị sứt môi, hở hàm ếch và ghép xương răng.
(Philippine Daily Inquirer – May 2, 2014)
Một t́nh nguyện viên y tế từ Hội Từ Tế khám cho một bệnh nhân đă trải qua phẫu thuật hở môi tại Trung tâm Y tế Thủ đô ở Tondo, Manila (Phi Luật Tân)
Photo: Hội Từ Tế
ẤN ĐỘ: Khóa đào tạo Phật giáo và tiếng Tây Tạng cho sinh viên tốt nghiệp
Dharamala, Ấn Độ - Bộ Tôn giáo và Văn hóa (DAC) của Chính phủ Tây Tạng lưu vong kết hợp với trường Cao đẳng Kim cương thừa Gyumey ở Nam Ấn Độ đă lên kế hoạch tổ chức một khóa đào tạo Phật giáo và tiếng Tây Tạng kéo dài 6 tháng cho các sinh viên Tây Tạng tốt nghiệp.
Theo DAC, chương tŕnh này được h́nh thành với nguồn cảm hứng và sự hướng dẫn của Đức Đạt lai Lạt ma, người thường nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc truyền đạt giáo dục Phật giáo cho thế hệ trẻ của Tây Tạng để họ trở thành “những Phật tử thế kỷ 21”.
Các yêu cầu đối với những người Tây Tạng muốn tham gia chương tŕnh này là họ phải là sinh viên tốt nghiệp và đạt yêu cầu về tiếng Tây Tạng và Anh ngữ.
Khóa đào tạo 6-tháng sẽ gồm có các giáo lư Phật giáo cơ bản và tiếng Tây Tạng.
Những người tham gia sẽ được trao giấy chứng nhận sau khi đỗ các kỳ thi.
(Phayul.com – May 3, 2014)
NEPAL: Thủ đô Kathmandu mừng lễ kỷ niệm năm thứ 2.558 Cuộc đời Đức Phật (Vesak)
Kathmandu, Nepal – Năm nay đại lễ Vesak sẽ được tổ chức vào ngày 14-5 dương lịch, nhằm ngày trăng tṛn tháng Baishakh (tháng đầu tiên của âm lịch Hindu).
Theo truyền thống 4 năm một lần, xá lợi của đức Phật sẽ được rước đi khắp Thung lũng Kathmandu. Tín đồ từ các cộng đồng Phật giáo (cả thường dân lẫn tu sĩ) và các tu viện khác nhau sẽ tham gia cuộc diễn hành tôn giáo này. Các cuộc nói chuyện và thuyết giảng về Phật giáo cũng sẽ được tổ chức để truyền bá đạo Phật.
Lâm T́ Ni cũng sẽ có các chương tŕnh khác nhau tại địa phương để chào mừng đại lễ Vesak. Và ngoài các chương tŕnh hiến máu, các lễ kỷ niệm khác nhau liên quan đến Phật giáo đang được tổ chức trên toàn quốc.
(Buddhistdoor International – May 5, 2014)
Các tiểu tăng Nepal
Photo: Buddhistdoor International
NHẬT BẢN: Điêu khắc gia người Nhật khắc tượng Phật trên tuyến đường hành hương tại Tây Ban Nha
Fumiaki Ogita, nhà điêu khắc tượng Phật người Nhật có nghệ danh là Bonkai, đă bắt đầu công việc điêu khắc một tượng Phật lên một cây lớn nằm trên đường hành hương nổi tiếng tại Molinaseca, Tây Ban Nha.
Ông hy vọng rằng tác phẩm của ḿnh sẽ đóng vai tṛ là một sự kết nối giữa đảo Shikoku ở Nhật Bản với đô thị Molinaseca của Tây Ban Nha, 2 địa danh nổi tiếng về các tuyến đường hành hương.
Vào ngày 20-4-2014, ông Ogita, 73 tuổi, đă từ Nhật Bản đến Tây Ban Nha để khắc một tượng Phật Quan Âm lên một cây lớn tại đô thị Molinaseca nằm trên con đường hành hương Santiago de Compostela của Thiên Chúa giáo, một Di sản Thế giới.
Ông Ogita dùng phương pháp gọi là “ikiki jizo” để khắc tượng Phật Quan Âm này.
Tác phẩm sử dụng phương pháp ikiki jizo đầu tiên của ông, được ông sáng tác khi ông 38 tuổi, có thể được t́m thấy tại vùng núi ở Shiko Kuchuo, Tỉnh Ehime.
(Asahi Shimbun – May 9, 2014)
Fumiaki Ogita và tác phẩm Phật giáo của ông tại Shiki Kuchuo, Tỉnh Ehime
Photo: Haruko Hosokawa
MĂ LAI: T́nh nguyện viên lau chùi pho tượng Phật nhập diệt của Chùa Chaiya Mangalaram
George Town, Mă Lai – Pho tượng Phật nhập Niết bàn nổi tiếng, dài 33 mét, tại Chùa Thái Chaiya Mangalaram trên Đường Burmath đă được lau chùi kỹ lưỡng để chuẩn bị cho đại lễ Vesak.
Khoảng 20 t́nh nguyện viên của chùa đă dành nhiều giờ để làm sạch từ đầu đến chân của pho tượng c̣n được gọi là Pra Buddha Chaiya Mongkol này. Họ cũng dọn dẹp các cơ sở của ngôi chùa trên Đường Burmath.
Vào ngày 6-5-2014, du khách đến viếng chùa đă cúng dường cho lễ hội và mang những bao gạo đến để làm thực phẩm phục vụ cho tín đồ trong Ngày Vesak.
Nhiều tín đồ cũng đă cúng dường cho lễ thắp-nến diễn ra vào đêm trước để đánh dấu sự đản sinh, thành đạo và nhập diệt của Đức Phật.
(thestar.com.my – May 9, 2014)
Lau chùi tượng Phật nằm (tại Chùa Chaiya Mangalaram) để chuẩn bị cho đại lễ Vesak
Photo: The Star
NHẬT BẢN: Triển lăm tranh Phật của các họa sĩ tranh Manga
Chùa Zojoji, tọa lạc tại công viên Shiba-koen ở phường Minato của Tokyo, tổ chức cuộc triển lăm “Hotoke no sekai” (Triển lăm Minh họa Đức Phật của các Họa sĩ tranh Manga) từ ngày 10 đến 13-5-2014. Triển lăm giới thiệu các tác phẩm của gần 50 họa sĩ manga xưa và nay, trong số đó có Osama Tezuka, Fujio Akatsuka và Takao Saito.
“Manga đă trở thành loại h́nh nghệ thuật đại diện của đất nước, v́ vậy chúng tôi đă mời các họa sĩ từ khắp Nhật Bản đóng góp vào triển lăm này”, Keiichi Wada, một người tổ chức của cuộc triển lăm cho biết. “Chúng tôi đă yêu cầu họ đưa phong cách của riêng ḿnh vào việc mô tả Đức Phật. Nhiều người trước đây chưa từng thực hiện đề tài này, v́ vậy nó trở thành một sự khám phá”.
Đă có các kế hoạch yêu cầu cuộc triển lăm nói trên tiếp tục được tổ chức tại các chùa khác nhau trên khắp nước Nhật.
(asahi.com – May 10, 2014)
Tranh manga chủ đề Đức Phật được triển lăm tại chùa Zojoji, Tokyo
Photo: Louis Templado
THÁI LAN: Các ngôi chùa cổ tại tỉnh Nan bị hư hại do động đất
Nhiều di tích khảo cổ học quan trọng tại tỉnh Nan đă bị hư hại bởi trận động đất cường độ 6 xảy ra tại Chiang Rai vào ngày 5-5-2014. Sự hư hại được tường thuật là tồi tệ hơn trận động đất hồi năm ngoái tại Nan.
Thị trưởng thành phố Nan và các quan chức từ văn pḥng pḥng chống và giảm nhẹ thiên tai của địa phương đă khảo sát sự hư hại do động đất tại nhiều di tích khảo cổ học quan trọng trong tỉnh. Ngôi chùa cổ Wat Phumin có nhiều vết nứt bên trong và bên ngoài chánh điện. Thị trưởng nói rằng đội của ông sẽ khẩn trương kiểm tra các địa điểm quan trọng khác và theo dơi t́nh h́nh động đất.
Các di tích khảo cổ học khác bị hư hại nhẹ, bao gồm chùa Wat Phrathat Chang Kham và Wat Phrathat Khao Noi tọa lạc trên một đỉnh đồi.
(Tipitaka Network – May 11, 2014)
ÚC ĐẠI LỢI: Lễ Phật Đản tại Cảng Darling
TIN ẢNH: Chùa Nam Thiên đă tổ chức Lễ hội Phật Đản thường niên lần thứ 20 trong 2 ngày 10 và 11-5-2014 tại Cảng Darling của thành phố Sydney. Sự kiện đầy màu sắc, phổ biến và đa văn hóa này do Hội Phật Quang Quốc tế (BLIA) tổ chức.
Sân khấu chính của Lễ Phật Đản lần thứ 20 năm nay
Phần tŕnh diễn của 24 tay trống
Quang cảnh Cảng Darling trong Lễ Phật Đản 2014
Các em bé xếp hàng trong cuộc thi Trang phục thời Thái tử Tất Đạt Đa
Trao giải thưởng cuộc thi Trang phục thời Thái tử Tất Đạt Đa
‘Nhân vật’ Đức Phật theo phong cách Disney
Ba biểu tượng thiện ngôn, thiện hành và thiện ư
Số người tham dự 2 ngày lễ hội ước tính lên đến 25 ngh́n
Biểu tượng Đức Phật đản sinh
Photos: Richard Ashen
(tipitaka.net – May 14, 2014)
NHẬT BẢN: Đường hành hương Phật giáo trên đảo Shikoku
Tuyến đường hành hương Shikoku dài 1.200 km được đánh dấu bằng 88 ngôi chùa. Có thể mất 2 tháng để hoàn thành cuộc hành tŕnh này nếu đi bộ.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người nước ngoài tham gia hành hương. Họ thực hiện cuộc hành hương v́ nhiều lư do, chủ yếu là để trải nghiệm nền văn hóa Phật giáo Nhật Bản; tham quan nông thôn Nhật; thay đổi cuộc sống của họ; và dành thời gian để suy nghiệm về cuộc sống của ḿnh.
Cuộc hành hương năm nay dự kiến sẽ đặc biệt đáng nhớ v́ nó đánh dấu kỷ niệm 1.200 năm kể từ khi tín đồ đầu tiên hành cước trên con đường này.
Hành tŕnh bắt đầu từ chùa Ryozenji tại tỉnh Tokushima, phía đông bắc của đảo Shikoku, đi theo chiều kim đồng hồ.
Mỗi năm có 150.000 người tham gia cuộc hành hương. Trong số này chỉ có khoảng 5.000 người hoàn tất lộ tŕnh bằng đi bộ, và đa số khách hành hương Nhật đi bằng xe buưt.
(Tipitaka Network – May 17, 2014)
Y phục truyền thống của khách hành hương Phật giáo tuyến đường Shikoku & Bản đồ tuyến đường hành hương Shikoku
Photo: Harunori Shishido
TIN ẢNH: PHẬT TỬ KHẮP THẾ GIỚI MỪNG LỄ PHẬT ĐẢN (2014)
1/ ẤN ĐỘ: Đền Đại Giác ngộ ở Bồ Đề Đạo tràng trong đêm Phật Đản
2/ TRUNG QUỐC: Phật tử xếp nến hoa sen thành h́nh chữ vạn tại Chùa Yufo, Thượng Hải
3/ ĐÀI LOAN: Hàng ngh́n Phật tử dự lễ Phật đản tại Đài Bắc
4/ MIẾN ĐIỆN: Phật tử tưới một cây thiêng tại chùa Shwedagon ở Yangon
5/ SINGAPORE: Chư tăng “tam bộ nhất bái” tại Tu viện Kong Meng San Phor
6/ MĂ LAI: Phật tử mở tranh thiêng tại một ngôi chùa Tây Tạng ở Ipoh
NAM HÀN: Tín đồ cầu nguyện dưới những chiếc đèn lồng tại chùa Jogyesa ở Seoul
Photos: Reuters & AFP
ÁO QUỐC: Trường Đại học Vienna tổ chức Hội nghị lần thứ 17 của Hiệp hội Nghiên cứu Phật giáo Quốc tế (IABS)
IABS sẽ tổ chức một hội nghị khoa học tại trường Đại học Vienna, Áo quốc, từ ngày 18 đến 23-58-2014.
Hội nghị này là diễn đàn quốc tế hàng đầu dành cho các học giả Phật giáo để tŕnh bày những tài liệu phát hiện của họ.
Trong những bài diễn thuyết và các cuộc hội thảo, người tham dự sẽ có những cơ hội để gặp gỡ những nhân vật hàng đầu về Nghiên cứu Phật giáo từ khắp thế giới. Các học giả và sinh viên của họ cũng có thể nhận được thông tin cập nhật và thảo luận về những phát triển gần đây trong nghiên cứu khảo cổ, lịch sử và triết học.
Lịch tŕnh hội nghị được chia thành 25 phần và 35 nhóm tham gia hội thảo. Phần lớn nghiên cứu bao gồm thiền định, luật nhân quả của Phật giáo, và các mạng lưới Phật giáo thông qua du lịch đến Yogacara ở Tây Tạng, nhân chủng học Phật giáo và Phật giáo Tocharian.
(Buddhist Door – May 19, 2014)
Trường Đại học Vienna, Áo quốc
Photo: Wikimedia Commons
NEPAL: Phim ngắn về Đức Phật mang tên “Hướng tới một Lâm T́ ni bền vững”
Kathmandu, Nepal – Nhân dịp lễ Phật Đản, bộ phim ngắn “ Hướng tới một Lâm T́ Ni bền vững, nơi đản sinh của Đức Phật” đă được chiếu ra mắt vào ngày 14-5-2014 tại Lâm T́ Ni. Phim được sản xuất bởi sự cộng tác giữa Văn pḥng UNESCO tại Kathmandu và Văn pḥng UNDP Quốc gia tại Nepal theo Dự án Hỗ trợ Lâm T́ Ni của UNDP/UNESCO.
Phim dài 19 phút, giới thiệu ư nghĩa tổng thể của Lâm T́ Ni, một tài sản Di sản Thế giới UNESCO tại Nepal từ năm 1997.
Thông qua câu chuyện của Đức Phật, bộ phim muốn truyền tải thông điệp rằng mọi người cần chung tay giữ ǵn và bảo vệ di sản phong phú của Lâm T́ Ni và các khu vực chung quanh bằng cách làm việc với các cộng đồng địa phương và tạo cho họ những phương cách có thể cải thiện điều kiện kinh tế-xă hội của họ.
(Republica – May 17, 2014)
MIẾN ĐIỆN: Hội nghị Tăng đoàn của 2.558 nhà sư
Tổng cộng 2.558 nhà sư từ 9 giáo hội được công nhận đă tham dự Hội nghị Tăng đoàn Toàn thể các Giáo hội lần thứ 15. Hội nghị diễn ra tại Chùa Kabar Aye ở Ragoon từ ngày 11 đến 13-5-2014, kêu gọi cải cách Ủy ban Tăng đoàn Nhà nước Maha Nayaka, là hội đồng vốn giám sát tất cả tăng sĩ tại Miến Điện.
Chư tăng đề xuất 18 thay đổi đối với các quy định của ủy ban này. Họ cũng nhấn mạnh rằng ủy ban cần phải độc lập với chính phủ.
Chư tăng thảo luận về sự cần thiết phải tăng cường sự hiểu biết về Phật giáo, đặc biệt đề cập đến những căng thẳng gần đây của các cộng đồng tôn giáo. Họ nói cải thiện sự hiểu biết về Phật giáo là điều cần thiết để tránh xung đột với tín đồ của các tôn giáo khác và để bảo đảm sự sống chung ḥa b́nh với các tín ngưỡng khác.
(tipitaka.net – May 21, 2014)
Chùa Kabar Aye, nơi diễn ra Hội nghị Tăng đoàn lần thứ 15 của Miến Điện
Photo: panoramio.com
MÔNG CỔ: Bảo tàng Erdenezuu bị đánh cắp 7 tượng Phật mạ vàng
Vào tối ngày 19-5-2014, 7 tượng Phật mạ vàng và một số hiện vật tôn giáo khác đă bị đánh cắp từ Bảo tàng của Tu viện Erdenezuu tại Kharkhorin soum, tỉnh Uvurkhangai.
Các thanh tra cảnh sát, cơ quan điều tra và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện đang làm việc tại bảo tàng sau khi nhận được báo cáo từ Tổng Cục Cảnh sát.
Bảo tàng Erdenezuu có hệ thống báo động được lắp đặt tại tất cả các tủ kính trưng bày và có các nhân viên bảo vệ trực gác suốt ngày đêm.
Ba trong số các tượng bị trộm là những kiệt tác thủ công mỹ nghệ đẹp nhất, có niên đại từ thế kỷ thứ 17 và được xem là những vật tạo tác vô song của Mông Cổ.
Một nguồn tin từ bảo tàng cho biết, “Các tượng Văn Thù, Duinhor, Jugdernamjil mạ vàng và 4 tượng Di Lặc mạ vàng đă bị trộm. Chúng tôi không chắc chắn làm thế nào bọn trộm lẻn vào và thoát ra khỏi bảo tàng mà không bị các bảo vệ chú ư”.
Tất cả các tổ chức thực thi pháp luật bao gồm các pḥng ban biên giới và hải quan đă được thông báo về vụ án và đang làm việc để t́m những hiện vật bị đánh cắp này.
(Buddhist Art News – May 22, 2014)
Một tượng của Phật giáo Mông Cổ
Photo: Ulan Bato Post
TÍCH LAN: Tổng thống Mahinda Rajapaksa: “Giáo lư Phật giáo tạo nền tảng cho sự hiểu biết, khoan dung giữa con người của mọi quốc gia”
Ngày 21-5-2014, trong thông điệp video gửi đến lễ kỷ niệm Ngày Vesak Quốc tế được tổ chức đại quy mô tại Trụ sở UNESCO ở Paris, Pháp, Tổng thống Tích Lan Mahinda Rajapaksa phát biểu rằng thông điệp vượt thời gian của Phật giáo cung cấp một nền tảng cho sự hiểu biết và ḷng khoan dung giữa con người của tất cả các quốc gia, nền văn hóa, tín ngưỡng và truyền thống.
Tổng thống nói giáo lư Phật giáo có thể có một tác động tích cực trong việc giúp giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng mà cộng đồng quốc tế phải đối mặt ngày nay.
“Lễ Vesak thường niên được UNESCO tổ chức này, kể từ khi được công nhận là một ngày lễ Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của thông điệp vượt thời gian của Phật giáo trong thế giới hiện đại”, ông nói.
Song song với sự kiện này, một cuộc triển lăm ảnh do Ban Truyền thông của Tổng thống tổ chức với chủ đề “Phật giáo và Nền văn hóa Tích Lan” đă diễn ra tại Trụ sở UNESCO.
(dailynews.lk – May 24, 2014)
Tổng thống Mahinda Rajapaksa
Photo: dailynews.lk
NAMIBIA: Một tổ chức từ thiện Phật giáo tạo nên sự khác biệt trên khắp châu Phi
Trong 10 năm, Trung tâm Chăm sóc Amitofo (A Di Đà Phật) (ACC) ở Namibia đă phụng sự như một trường học và trại trẻ mồ côi cho trẻ em tại các nước Malawi, Swaziland và vùng Lesotho ở Phi châu.
Có trụ sở tại Nam Phi, ACC là một tổ chức Phật giáo nổi bật v́ đây là trại trẻ mồ côi Phật giáo đầu tiên trên lục địa châu Phi. Nó cũng độc đáo về chương tŕnh giảng dạy đặc biệt và hữu ích: Trẻ em ở ACC không chỉ học về Phật giáo mà c̣n học tiếng Quan thoại và Kung Fu, được thiết kế bởi Ḥa thượng Hui Li, người sáng lập ACC. Ông là tăng sĩ người Đài Loan, bắt đầu sứ mệnh của ḿnh tại châu Phi vào năm 1992.
Nhiều em trong số trẻ mồ côi đang ở tại ACC được nhận nuôi từ các ngôi làng xa xôi, bị suy dinh dưỡng và bệnh tật. Sư Hui Li nghĩ cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe của các em là dạy chúng Kung Fu, để chúng có thể tự vệ và đóng góp cho xă hội khi chúng lớn lên. Và dạy các em tiếng Quan thoại cũng có vẻ quan trọng, nhờ các mối quan hệ ngày càng tăng giữa Trung quốc và các nền kinh tế của châu Phi.
(Buddhist Door – May 26, 2014)
Ḥa thượng Hui Li và các ‘con nuôi’ của ông tại ACC
Photo: Convi Fung
Biểu trưng của ACC
Photo: amitofocc.com
ẤN ĐỘ: Nhà sư từng giúp làm phim về sự cai trị của Trung quốc tại Tây Tạng đă trốn thoát và sống lưu vong
Dharamshala, Ấn Độ - Golok Jigme Gyatso, nhà sư Tây Tạng từng hỗ trợ trong việc làm một phim tài liệu chỉ trích sự cai trị của Trung quốc tại Tây Tạng đă trốn thoát và sống lưu vong. Golok Jigme đă từ Tây Tạng đến Dharamshala, Ấn Độ, vào ngày 18-5-2014. Hiện ông đang được sự chăm sóc của Trung tâm Tiếp nhận Tây Tạng tại đây.
Tại nhà của Golok Jigme ở Trung tâm Tiếp nhận, đại diện của các tổ chức phi chính phủ Tây Tạng đă mừng đón ông với những khăn quàng cổ chúc lành truyền thống.
Gần đây, vào Ngày Tự do báo chí Thế giới, tổ chức Nhà báo Không Biên giới đă tôn vinh Golok Jigme là một người trong danh sách “100 Người hùng Thông tin”.
Jigme đă giúp nhà làm phim Dhondup Wangcheng bí mật quay phim tài liệu “Bỏ lại Nỗi sợ Phía sau” vốn làm sáng tỏ cuộc sống của người dân Tây Tạng tại Trung quốc trong thời gian chuẩn bị Thế vận hội 2008 tại Bắc Kinh.
Từ năm 2008, Golk Jigme đă nhiều lần bị bắt giam. C̣n nhà làm phim Dhondup Wangcheng hiện đang chịu án tù 6 năm và dự kiến sẽ được phóng thích vào tháng 6 tới.
(Tibet House US – May 27,2014)
Golok Jigme Gyatso
Phayul.com
Nhà làm phim Dhondup Wangchen
Photo: demotix.com
MIẾN ĐIỆN: Trao giải cuộc thi văn học Phật giáo
Tiền thưởng tổng cộng gần 5 triệu K (kyat) đă được trao cho những người chiến thắng của một cuộc thi văn học Phật giáo trẻ. Tổ chức Thutasone Lin Buddhawin, đơn vị tổ chức cuộc thi này, đă công nhận những người thắng cuộc trong một lễ trao giải tại Nhà hát Quốc gia ở Yangon vào ngày 13-5-2014.
Cuộc thi nhằm khuyến khích các thế hệ trẻ t́m hiểu thêm về giáo lư của Đức Phật.
Các nhà tổ chức đă kiểm tra các thí sinh tại Yangon, Mandalay, Nay Pyi Taw, và Pyapon và Wakama ở vùng Ayeyarwady.
Thí sinh đoạt giải nhất (1 triệu K) là Mg Kyaw Phone Ko, 14 tuổi, đến từ thị trấn Nyaungdon ở vùng Ayeyarwady, nói rằng cuộc thi đă làm tăng tiến sự hiểu biết của em về giáo lư Phật giáo.
Trong khi sự kiện năm nay tập trung vào lứa học sinh trung học từ 11 đến 14 tuổi, các nhà tổ chức đă lên kế hoạch tổ chức một cuộc thi mở rộng vào năm tới, bao gồm cả người lớn và trẻ em ở các độ tuổi khác.
(nmtimes.com – May 27, 2014)