TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 03.2014
Diệu Âm lược dịch
ẤN ĐỘ: Đức Karmapa thứ 17 mở rộng hoạt động cho thanh niên Phật tử Tây phương và v́ động vật
Năm nay Đức Karmapa thứ 17 của trường phái Ca-nhĩ-cư (Karma Kagyu) đă mở rộng hoạt động của ngài để hướng về những mối quan tâm của thanh niên Phật tử Tây phương đầy nhiệt huyết và về sự an b́nh của động vật tại quê hương Ấn Độ của ngài.
Trong lễ cầu nguyện thường niên vào tháng 1-2014 tại Bồ đề Đạo tràng, Đức Karmapa cũng đă lập ra một Trại Y tế Động vật mà sau đó các bác sĩ thú y và những phụ tá t́nh nguyện đă điều trị cho 830 động vật – “từ con bọ cánh cứng bị thương tích cho đến con voi bị bệnh”. Ngoài ra c̣n có một bộ phận chuyên trách về giáo dục, với những nỗ lực hướng đến việc làm giảm bệnh dại, bài trừ mê tín dị đoan ở địa phương vốn dẫn đến sự đau khổ của động vật, và ngăn cản việc bắt giữ và nuôi nhốt các loài chim hoang dă.
(Shambhala Sun – March 1, 2014)
Hoạt động điều trị của Trại Y tế Động vật do Đức Karmapa 17 thành lập
Photo: kagyumonlam.org
TÍCH LAN: Đại Trưởng lăo tăng của giáo hội Asgiriya kêu gọi thắt chặt quan hệ giữa Phật giáo và Ấn Độ giáo
Trong cuộc hội kiến với các vị lănh đạo tôn giáo của Ấn Độ giáo, Đại Trưởng lăo của giáo hội Asgiriya thuộc tông phái Siam là Ḥa thượng Sri Buddharakkhitha nói rằng đất nước Tích Lan sẽ vững mạnh nếu vẫn giữ được sự đoàn kết tôn giáo, và rằng Phật giáo và Ấn Độ giáo là 2 tôn giáo bắt nguồn từ cùng một đất nước là Ấn Độ.
Ngài nói “tín đồ Phật giáo và Ấn Độ giáo đă không bao giờ xung đột với nhau, Thái tử Sĩ Đạt Đa xuất thân từ một gia đ́nh hoàng gia theo Ấn Độ giáo, và tín đồ Phật giáo và Ấn Độ giáo tin vào những vị thần giống nhau và do đó họ có thể luôn luôn sống ḥa hợp cùng nhau”.
Cuộc hội kiến nói trên diễn ra tại Nallur ở thành phố Jaffna, tỉnh Phía Bắc, vào ngày 26-2-2014.
Cũng trong ngày này, Ḥa thượng Sri Buddharakkhitha đă tham dự lễ tôn trí một tượng Phật tại T́nh xá Sri Naga ở Jaffna.
(Buddhist Door – March 1, 2014)
Cuộc hội kiến của các vị lănh đạo Phật giáo và Ấn Độ giáo, cùng với sự tham dự của các quan chức an ninh tại Jaffna
Photo: The Island
HOA KỲ: Bảo tàng Norton Simon triển lăm nghệ thuật Phật giáo vùng Hi Mă Lạp Sơn
Từ ngày 28-3 đến 25-8-2014, Bảo tàng Norton Simon ở Pasadena, California, sẽ tổ chức cuộc triển lăm nghệ thuật Phật giáo mang tên “Trong Vùng đất Tuyết”. Đây là triển lăm đại quy mô đầu tiên về nghệ thuật Phật giáo vùng Hi Mă Lạp Sơn của bảo tàng, với sự kết hợp đặc biệt những tác phẩm điêu khắc Phật giáo Ấn Độ, Nepal và Tây Tạng cùng những tranh thangka lớn từ khắp vùng Hi Mă Lạp Sơn.
Hầu hết số tranh thangka của bảo tàng sẽ được trưng bày vào dịp đặc biệt này, cộng với nhiều tranh thangka khác được hào phóng cho mượn để triển lăm.
“Trong vùng đất Tuyết” dành cho khách thưởng lăm cơ hội chiêm ngưỡng những tác phẩm vốn không thường được trưng bày tại Bảo tàng Norton Simon, đồng thời t́m hiểu thêm về nghệ thuật và văn hóa Phật giáo của vùng Hi Mă Lạp Sơn.
(Buddhist Art News – March 2, 2014)
Tượng Phật vùng Kashmir, Ấn Độ
Photo: The Norton Simon Foundation
HOA KỲ; Nhiều diễn viên Hollywood được mời dự tiệc trưa cùng Đức Đạt lai Lạt ma tại Los Angeles
Cùng với những chính trị gia, nhà hảo tâm và phi hành gia, các diễn viên như Lupita N’yongo, Jim Carrey, Naomi Watts v.v. là những người trong số khách mời dự bữa tiệc trưa cùng Đức Đạt lai Lạt ma tại Trung tâm Khoa học California ở Los Angeles vào ngày 26-2-2014.
Nữ diễn viên Sharon Stone đă giới thiệu về vị lănh đạo tinh thần của Tây Tạng. Cô nhắc lại rằng ngài là một người đoạt giải Nobel Ḥa b́nh và gọi ngài là “một người đàn ông của mọi mùa”.
Mặc dù có nhiều môn đệ thuộc giới điện ảnh Hollywood, Đức Đạt lai Lạt ma không dành nhiều thời gian để suy đoán những ai sẽ đoạt giải Oscar. Ngài cho biết ḿnh có xem phim Hollywood vào thời kỳ đầu, nhưng trong 20 năm qua th́ không xem nhiều. Ngài chỉ nghe đài BBC và thỉnh thoảng nghe đài CNN.
(variery .com - March 3, 2014)
Đức Đạt lai Lạt ma và nữ diễn viên Sharon Stone
Photo: Kirstin Wilder
ÚC ĐẠI LỢI: Hiệp hội Thái vùng Northern Rivers quyên góp tiền xây chùa cho cộng đồng người Thái
Northern Rivers, New South Wales – Một ngôi chùa Thái, ngôn ngữ Thái và mạng lưới hỗ trợ chỉ là một số của những việc mà Hiệp hội Thái vùng Northern Rivers muốn mang lại cho cộng đồng . Mục đích của hiệp hội là để hỗ trợ về tôn giáo và tài chính cho cộng đồng người Thái ở vùng này, và để phát huy một sự hiểu biết về văn hóa Thái như một phần của xă hội đa văn hóa.
Thư kư Cộng đồng Thái là Kambha Knight cho biết Hiệp hội Thái vùng Northern Rivers mới thành lập này đang bắt đầu quyên góp tiền để mua đất và xây một ngôi chùa Thái cho Phật tử khắp vùng.
Sự kiện gây quỹ đầu tiên sẽ được tổ chức vào ngày 6-4-2014, nhân Ngày lễ Songkran (Năm Mới của người Thái) tại Rous Mill Hall.
Cô Knight nói việc có một mạng lưới hỗ trợ văn hóa cũng rất quan trọng đối với cộng đồng người Thái. Cô nói nó sẽ giúp bất cứ những ai mới đến khu vực này đều cảm thấy dễ dàng hơn.
(tipitaka.net – March 6, 2014)
Hai hội viên của Hiệp hội Thái vùng Northern Rivers
Photo: Doug Eaton
MIẾN ĐIỆN: Phát hiện các tượng Phật cổ tại nghĩa trang Linzin
Mandalay, Miến Điện – 16 tượng Phật cổ đă được khai quật tại nghĩa trang Armania cũ, bên trong nghĩa trang Linzin ở Amarapura của vùng Mandalay.
Các tượng được người ta t́m thấy vào ngày 5 và 6-3-2014 trong khi phát quang khu vực bao quanh Chùa Tawagu tại nghĩa trang cũ này.
Win Maung Tampawadly, kiến trúc sư truyền thống Miến Điện, cho biết nghĩa trang này xưa kia từng được biết đến với tên Hteepaung Ayat vào thời đầu triều đại Kongbaung (1752-1885), vốn là nơi sinh sống của cư dân Innwa.
Các sử gia và dân địa phương đă chỉ trích Ủy ban Phát triển Thành phố Mandalay về việc xây dựng một công viên khảo cổ học trong nghĩa trang Linzin, v́ việc này sẽ làm hư hại những ṭa nhà tôn giáo cổ của thời Innwa và Amarapura nằm bên trong nghĩa trang.
(elevenmyanmar.com – March 8, 2014)
Các tượng Phật cổ khai quật được tại nghĩa trang Linzin (Miến Điện)
Photo: Htay Hia Aung/EMG
HÀN QUỐC: Ấn Độ tặng Hàn quốc một cây non của cây bồ đề linh thiêng
Hàn quốc, nước có gần ¼ của dân số 50 triệu người là Phật tử, đă nhận được một cây non của cây bồ đề linh thiêng ở Bồ đề Đạo tràng, Ấn Độ. Cây non này do Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh tặng Tổng thống Hàn quốc Park Geun-hye, như là một cử chỉ đặc biệt của t́nh hữu nghị và thiện chí của Ấn Độ khi bà sang thăm Ấn Độ vào tháng 1-2014.
Cây non đă được tiếp nhận tại phi trường Seoul, Hàn quốc, vào ngày 7-3-2014 với sự hiện diện của một số quan chức của 2 nước.
Cây non sẽ tạm thời được đặt tại Vườn ươm Quốc gia Hàn quốc, sau đó sẽ chuyển đến nơi trồng chính thức tại một ngôi chùa nổi tiếng của đất nước này để Phật tử chiêm bái. Cây cũng được xem là biểu tượng mạnh mẽ của mối quan hệ hữu nghị và thân thiết của 2 dân tộc Ấn-Hàn.
(Indian Express – March 8, 2014)
Đại sứ Ấn Độ tại Hàn quốc (đứng giữa) và cây non của cây bồ đề linh thiêng
Photo: IANS
LÀO: Tài liệu lưu trữ về nhiếp ảnh Phật giáo được bảo quản tại Luang Prabang
Chương tŕnh Tài liệu lưu trữ có nguy cơ biến mất (EAP) tại Thư viện Anh quốc thông báo về việc bổ sung 2 danh mục liên quan đến trang web của ḿnh: Các danh mục này cung cấp chi tiết của tài liệu được sao chép bởi dự án EAP177 và EAP326 và có liên quan đến tài liệu lưu trữ về nhiếp ảnh Phật giáo tại Luang Prabang, Lào.
Một dự án thí điểm EAP (kư hiệu EAP086) đă nghiên cứu về mức độ và các điều kiện của kho lưu trữ ảnh Phật giáo Nguyên thủy, vốn hiện nay được bảo quản chủ yếu trong một tu viện của Luang Prabang, và đă bắt đầu quét ảnh và số hóa tài liệu này.
Đây là tài liệu có ư nghĩa khoa học và tư liệu cao và rất hiếm. Nó bao gồm hơn 15.000 tấm ảnh riêng lẻ của 120 năm nhiếp ảnh về Phật giáo.
Với sự mất mát những bộ sưu tập ảnh của Kho lưu trữ Quốc gia và Thư viện Quốc gia Lào trong các cuộc cách mạng năm 1975, bộ sưu tập c̣n sót lại này có ư nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt.
(Buddhist Art News – March 9, 2014)
Một ảnh thuộc kho lưu trữ Phật giáo Nguyên thủy của Lào
Photo: buddhistartnews
NHẬT BẢN: Chùa Chion-in chiếuphim về Phật giáo sau trận Sóng thần
Từ ngày 13 đến 15-3-2014, Chùa chion-in ở Kyoto – ngôi chùa chính của tông phái Tịnh độ tại Nhật Bản – sẽ chiếu phim về Phật giáo sau trận Sóng thần.
Bộ phim mang tên ‘Từ Vạn Điều:Linh hồn của Thiền – Phật giáo, Tổ tiên và trận Sóng thần 2011 tại Nhật Bản’ ghi lại “cuộc động viên tôn giáo lớn nhất trong lịch sử Nhật Bản sau chiến tranh”.
Đây là phim tài liệu được quay từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2011 bởi Tim Graf, một sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Tohoku, và đạo diễn/nhà quay phim Jakob Montrasio.
Tập trung vào tông phái Tiệm ngộ và Tịnh độ, phim khám phá cuộc sống hàng ngày của các chuyên gia Phật giáo trong vùng thảm họa, và về truyền thống tôn kính tổ tiên của Nhật Bản trong trận sóng thần 11-3-2011.
(Deep Kyoto – March 11, 2014)
Poster của phim về Phật giáo sau trận Sóng thần 2011 tại Nhật Bản
Photo: Deep Kyoto
MĂ LAI: Cảnh sát tham gia cùng Phật tử tại lễ cầu nguyện cho máy bay mất tích MH370
George Town, Penang – Khoảng 100 Phật tử bao gồm cả cảnh sát đă cầu nguyện cho sự an toàn của hành khách và phi hành đoàn của chiếc MH370 xấu số thuộc hăng Hàng không Mă Lai, vốn bị mất tích từ thứ Bảy tuần trước.
Cuộc cầu nguyện 40 phút được tổ chức tại Chùa Mahindarama ở Jalan
Kampar, George Town.
Sư trưởng của chùa là Thượng tọa E Indarama chủ tŕ lễ cầu nguyện đă cùng các tín đồ tụng niệm.
Cheong Koon Kock, Chỉ huy phó của Cảnh sát Đặc biệt Penang, dẫn đầu 56 cảnh sát viên và nhân viên cùng cầu nguyện với công chúng. Ông nói cảnh sát tham dự lễ cầu nguyện để cho thấy rằng họ cùng tất cả người Mă Lai hy vọng và cầu nguyện cho điều tốt đẹp nhất trong thời điểm thử thách này của quốc gia.
(Buddhist Door – March 13, 2014)
Cảnh sát tham gia cầu nguyện cho máy bay MH370 tại chùa Mahindarama (Mă Lai)
Photo: Free Malaysia Today
HOA KỲ: Phật phái Shinnyo-en hỗ trợ việc nghiên cứu về Nhật Bản tại USC (trường Đại học Nam California)
Để giúp thúc đẩy việc nghiên cứu về Nhật Bản tại USC, Los Angeles, Phật phái Shinnyo-en đă cam kết hỗ trợ $6.6 triệu cho Trung tâm Tôn giáo và Văn hóa Nhật Bản được thành lập gần đây. Các viên chức USC nói rằng món quà này là một trong những khoản tiền lớn nhất cho một tổ chức tập trung vào việc nghiên cứu Nhật Bản.
Phái Shinnyo-en được thành lập tại Nhật vào thập niên 1930 và hiện nay có gần 1 triệu tín đồ tại khắp châu Á, châu Âu và Hoa Kỳ. Phật phái này nhấn mạnh đến sự chung sống ḥa b́nh với các tôn giáo khác, gắn kết với xă hội qua công tác phụng sự và với niềm tin rằng tất cả mọi người đều có thể đạt được giác ngộ.
(Buddhist Art News – March 16, 2014)
Đức Shinso Ito,Trưởng giáo phái Shinnyo-en hiện nay
Photo: LA Times
ÂN ĐỘ: Hai ban hội Phật giáo tổ chức Trại Y tế Miễn phí cho người dân địa phương
Hiệp hội Phật Quang Quốc tế (Đài Loan) và Ban quản trị Tịnh xá A Nan Phật (Ấn Độ) đă tổ chức một trại y tế tại Mahendra Hills (Secunderbad, bang Andhra Pradesh) cho những người không có đủ khả năng để được chăm sóc y tế.
Hai tổ chức này đang cùng làm việc để cung cấp dịch vụ nhân đạo cho người dân Ấn Độ. Trong số các h́nh thức khác nhau của công tác xă hội, 2 nhóm đă phối hợp tổ chức một trại y tế miễn phí tại Tịnh xá A Nan Phật ở Secunderabad vào ngày 12-3-2014.
Trại làm việc từ 9.30 am đến 2.00 pm, tư vấn và xét nghiệm, phát thuốc miễn phí cho bệnh nhân nghèo và thiếu thốn.
Trại y tế miễn phí này rất cần thiết trong việc tạo ra nhận thức công cộng về tầm quan trọng của sức khỏe tốt. Nó cũng mang các tổ chức Phật giáo vào ánh sáng của Phật giáo Dấn thân, một phong trào vốn lấy hành động làm trọng tâm của tâm linh.
(Buddhist Door – March 17, 2014)
Tịnh xá A Nan Phật ở Secunderabad, Ấn Độ
Trại Y tế Miễn phí tại Tịnh xá A Nan Phật
Photos: Buddhist Door
HÀN QUỐC: Bức tranh cổ của Phật giáo Triều Tiên bán đấu giá tại Nhật đă trở về cố quốc
Vào tháng 6-2013, Jong Geol, sư trưởng chùa Dongguksa (thị trấn Gunsan, tỉnh Joellabuk-do, Hàn quốc) đă thấy trên mạng một trang web của Nhật Bản (tại tỉnh Oita) thông báo bán đấu giá một “tranh Phật giáo Triều Tiên cổ”.
Sư trưởng Jong Geol đă xem xét diện mạo của các tăng sĩ và các nhạc cụ trong tranhvà xác định đó là một tranh Phật giáo được vẽ tại Bán đảo Triều Tiên.
Vị sư trưởng đă liên lạc với những người ở Nhật vốn ủng hộ chùa Dongguksa của ông, và họ đă đấu giá thành công với giá cao.
Bức tranh đă đến chùa Dongguksa vào tháng 7-2013. Tranh có chiều cao 0,87 m và rộng 2, 24 m. Một chuyên gia đă xác định tranh được vẽ vào thế kỷ 16, trong Triều đại Joseon (1392-1910).
Sư trưởng Jong Geol dự định nộp đơn cho Cục Quản lư Di sản Văn hóa Triều Tiên để đăng kư bức tranh bán đấu giá này như là một tài sản văn hóa.
(Asahi Shimbun – March 19, 2014)
Sư trưởng Jong Geol và bức tranh Phật giáo Triều Tiên cổ mà ông đă mua được qua một trang web Nhật Bản - Photo: Akira Nakano
BANGLADESH: Khánh thành Chùa Thiên Chủ sau khi sửa sang
Chùa Thiên Chủ, một ngôi chùa quan trọng tại Bangladesh, nay đă mở cửa sau thời gian dài sửa sang.
Ban Phát triển và Bảo tồn Chùa Thiên Chủ (MTDPC) đă tổ chức một lễ khánh thành ngôi chùa vào ngày 31-1-2014. Người bản xứ cũng như người nước ngoài đă cùng đóng góp để phục hồi thánh địa này.
Chùa Thiên Chủ là một biểu tượng quan trọng của Phật giáo tại Bangladesh do gắn kết với vận hạnh của Phật giáo ở đất nước này.
Chùa được đặt tên theo pho tượng Phật Thiên Chủ có niên đại từ thế kỷ thứ 2, vốn rất nổi tiếng về sự linh thiêng tại Akyab (Bang Rakhine, Miến Điện). Tương truyền pho tượng này cũng linh ứng trong sự hồi sinh của Phật giáo Nguyên thủy tại Bangladesh trong nửa đầu thế kỷ 19.
(Buddhist Door – March 19, 2014)
Chùa Thiên Chủ ở Bangladesh – trước và sau khi sửa sang
Photo: Sunayan Barua Shawon
TÍCH LAN: Trường Đạo Pháp Chủ nhật: Ánh sáng dẫn đường cho trẻ em
Các Trường Đạo pháp Chủ nhật được thành lập tại Tích Lan trong cuộc cách mạng tôn giáo vào năm1880.
Ngày nay mỗi tu viện Phật giáo của Tích Lan đều có trường Đạo pháp, với số học sinh theo học lên đến hàng trăm, đôi khi hàng ngh́n em trong một trường.
Các trường Đạo pháp Chủ nhật cũng là những cơ sở giáo dục miễn phí giống như các trường công lập tại đất nước này. Chúng là nền tảng cho trẻ phát triển đạo đức và tiếp thu sự hướng dẫn tinh thần. Trẻ cũng được dạy về thiền định, phụng sự cộng đồng, hành hương, cúng dường v.v…
Kết quả tích cực của sự thành lập các Trường Đạo pháp Chủ nhật ở Tích Lan này cũng đă thuyết phục Phật tử tại các nước khác trên thế giới trong việc thành lập những trường tương tự. Hiện nay nhiều nước châu Á, châu Mỹ và châu Âu đă tiến hành lập ra các Trường Đạo pháp Chủ nhật.
(Buddhist Door – March 21, 2014)
Trẻ em Tích Lan thiền định dưới gốc cây bồ đề
Photo:johnrobertsphotography.me
Một nhà sư hướng dẫn học sinh tại một trường Đạo pháp
Photo: buddhistway.slt.lk
Học sinh Trường Đạo pháp Tịnh xá Phật giáo Thames trong một sự kiện văn hóa tại Luân Đôn, Anh quốc - Photo: newslanka.net
CANADA: Khánh thành văn pḥng mới của Hội Phật giáo Từ Tế ở thành phố Richmond
Ngày 19-3-2014, các t́nh nguyện viên của Hội Phật giáo Từ Tế và các quan chức thành phố Richmond (tỉnh British Columbia) đă tham dự lễ khánh thành văn pḥng mới của Hội.
Vẫn tọa lạc tại ṭa nhà số 8788 McKim Way, nhưng văn pḥng mới có diện tích tăng từ 800 lên thành 3,000 feet vuông.
Trong năm 2013, Hội đă có hàng ngh́n t́nh nguyện viên tại Greater Vancouver (tỉnh British Columbia), và các nỗ lực của họ đă cải thiện cuộc sống của những người vô gia cư.
Thị trưởng Malcolm Brodie của thành phố Richmond phát biểu, “Bất cứ khi nào xảy ra thảm hoạ, ta có thể dựa vào tổ chức Từ Tế để có được sự trợ giúp lớn lao”.
Tất cả tiền do Hội quyên góp được đều chuyển về cộng đồng và giúp hỗ trợ cho thành phố.
Tại địa phương, các t́nh nguyện viên cung cấp thức ăn cho ngân hàng thực phẩm, giúp chăm sóc người cao tuổi trong cuộc sống, giảng dạy tại cơ sở Hội và tặng hơn $170,000 cho Bệnh viện Đa khoa Richmond. Trên toàn cầu, các t́nh nguyện viên cứu trợ tại hiện trường và giúp những người sống sót sau thiên tai.
(bignewsnetwork.com – March 22, 2014)
T́nh nguyện viên Hội Từ Tế và quan chức thành phố Richmond tại lễ khánh thành văn pḥng mới của Hội
Photo: Jacqueline Langden
NHẬT BẢN: Triển lăm “Chùa Horyuji – Lễ cầu nguyện và Tranh tượng”
Tokyo, Nhật Bản - Để cầu nguyện cho sự hồi phục từ thảm họa sóng thần 2011, một cuộc triển lăm lớn về các bảo vật của chùa Horyuji sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Nghệ thuật của trường Đại học Nghệ thuật Tokyo từ 26-4 đến 22-6-2014.
Triển lăm “Chùa Horyuji – Lễ cầu nguyện và Tranh tượng” sẽ trưng bày những bảo vật quan trọng của chùa, vốn được tạo tác vào thế kỷ thứ 7 tại tỉnh Nara ngày nay.
Sẽ có khoảng 40 tranh, tác phẩm điêu khắc và các loại vải nhuộm có niên đại từ thời Asuka (592-710) đến thời Kamakura (1192-1333) được triển lăm tại Tokyo. Trong số đó có 2 bảo vật quốc gia là tượng Đa Văn Thiên Vương và Cát Tường Thiên.
Thành lập vào giữa thế kỷ thứ 6, chùa Horyuji lưu giữ nhiều tác phẩm mỹ thuật, điêu khắc và thủ công tiêu biểu cho thời kỳ đầu của nghệ thuật Phật giáo ở Nhật. Chùa trở thành Di sản Thế giới UNESCO đầu tiên của Nhật Bản vào năm 1993.
(Japanese Buddhism in the News – March 23, 2014)
Hai bảo vật quốc gia của Nhật Bản được trưng bày trong cuộc triển lăm “Chùa Horyuji – Lễ cầu nguyện và Tranh tượng”: Tượng Cát Tường Thiên (bên trái) và Đa Văn Thiên Vương
Photo: Asahi Shimbun
TÍCH LAN: Cần thêm nhiều thanh niên thọ giới Tỳ Kheo
Tỳ Kheo tại Tích Lan thiếu hụt nghiêm trọng, và để khắc phục điều này Bộ Phật giáo đă kêu gọi các gia đ́nh theo đạo Phật cho con cái thọ giới để duy tŕ Phật giáo.
Một cuộc khảo sát gần đây của Bộ Phật giáo Tích Lan cho thấy hiện nay tại nước này chỉ có 40.000 Tỳ Kheo. Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Phật giáo và Tôn giáo D.M. Jayaratne đă quyết định trợ cấp tài chính hoặc cấp đất cho cha mẹ của các nhóm có thu nhập thấp, như một sự khuyến khích để họ cho phép một thành viên nam của gia đ́nh họ được thọ giới.
Ngoài ra, những cha mẹ nào đồng ư như vậy sẽ được khen ngợi bằng sự công nhận về cống hiến của họ cho Phật giáo.
(Sunday Observer – March 25, 2014)
BANGLADESH: Thanh niên Phật giáo giúp đỡ những người hoàn cảnh khó khăn
Từ năm 2008, tại thủ đô Dhaka, một nhóm thanh niên Phật giáo có tên gọi là Hội đồng Giáo dục Tôn giáo Gayanalok (GREC) đă mở Trường Đạo pháp Thứ Sáu cho học sinh Phật tử. Tổ chức này cung cấp tất cả văn pḥng phẩm cần thiết cũng như sách Phật giáo cho học sinh.
Trong những năm gần đây, GREC cố gắng giúp Phật tử nghèo túng ở Bắc Bengal. Qua các chương tŕnh chống nghèo, họ cung cấp áo quần, sách vở và đồ dùng học tập. Họ cũng tin rằng cung cấp cho học sinh nhu yếu phẩm có thể giúp các em chuẩn bị cho thành công sau này trong cuộc sống. Hàng năm họ tặng quần áo ấm, chăn mền, áo khoác và các đồ thiết yếu khác. Ngoài ra họ đă thành lập các Trường Đạo pháp tại một số chùa để quảng bá Phật pháp tại Bắc Bengal.
GREC cũng truyền bá giáo lư nhà Phật cho cư dân địa phương. Họ tổ chức các cuộc thi đố về Phật giáo, và những người thắng cuộc sẽ được tặng những giải thưởng có giá trị và sách.
(Buddhist Door – March 26, 2014)
Các thành viên của GREC tŕnh ấn phẩm của họ với các vị chức sắc
Các thành viên GREC tuần hành trong lễ Tự Tứ
Học sinh Trường Đạo pháp Thứ Sáu ở Dhaka
Photo: gayanalok.webs.com&Gayanalok Facebook Page
ANH QUỐC: Lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Anagarika Dharmapala, người sáng lập Tịnh xá Phật giáo Luân Đôn
Tịnh xá Phật giáo Luân Đôn đă lên kế hoạch cho các chương tŕnh để kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Anagarika Dharmapala, người sáng lập chùa này.
Anagarika Dharmapala là người tiên phong trong sự phục hưng Phật giáo tại Ấn Độ sau khi tôn giáo này hầu như bị tuyệt diệt trong nhiều thế kỷ. Và ông là Phật tử đầu tiên trong thời hiện đại đă giảng Đạo pháp tại 3 châu lục là châu Á, Bắc Mỹ và châu Âu.
Năm 1926, ông mở Tịnh xá Phật giáo Luân Đôn, là ngôi chùa Phật giáo Nguyên thủy đầu tiên được thành lập bên ngoài châu Á.
Ông sinh ngày 17-9-1864. Và năm nay lễ kỷ niệm ngày sinh thứ 150 của nhà phục hưng Phật giáo tôn quư này sẽ được Tịnh xá Phật giáo Luân Đôn tổ chức trong một tuần - từ ngày 13 đến 20-9-2014.
Ngoài ra, Anagarika Dharmapala sẽ là chủ đề của lễ trao giải thưởng hàng năm của Trường Đạo pháp Tịnh xá Phật giáo Luân Đôn, được tổ chức vào ngày 30-3-2014.
(Tipitaka Network – March 28, 2014)
Cuộc họp của ban tổ chức lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Anagarika Dharmapala tại Tịnh xá Phật giáo Luân Đôn, Anh quốc
Photo: Tissa Madawela