TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 8.2013
Diệu Âm lược
dịch
ẤN ĐỘ: Mái
ṿm của chùa Đại Bồ đề ở Bồ đề Đạo tràng sẽ được dát vàng
Ngày
1-8-2013, Thống đốc bang Bihar, ông Nitish Kumar, nói rằng
mái ṿm của chùa Đại Bồ đề 1.500 năm tuổi - đền thờ linh
thiêng nhất của Phật giáo vốn bị rung chuyển bởi một loạt
đánh bom vào tháng 7 ở Bồ đề Đạo tràng – sẽ được dát vàng
theo đề nghị của một người hành hương.
Ban
Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ (ASI) đă chấp thuận đề nghị nói
trên của một người hành hương Phật giáo với các điều khoản
và điều kiện để trang trí mái ṿm của chùa Đại Bồ đề bằng
vàng.
Sau
loạt vụ nổ vào tháng trước, ASI xác nhận rằng không phát
hiện thiệt hại ǵ trong cấu trúc của ngôi chùa này.
Chùa
Đại Bồ đề là một Di sản Thế giới được hàng triệu khách hành
hương từ khắp thế giới đến viếng mỗi năm, nhất là người từ
Tích Lan, Trung quốc, Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á.
(Buddhist Door – August 2, 2013)
Chùa Đại Bồ đề - Photo: wikipedia.org
HOA KỲ:
Triển lăm “Nghệ thuật Đạo Pháp” tại New York
Từ ngày
8-8 đến 23-9-2013, Nhà Tây Tạng New York sẽ triển lăm các
tác phẩm thư pháp Tây Tạng và tranh Phật giáo mang tên “Nghệ
thuật Đạo Pháp” của họa sĩ Jamyang Dorjee.
Đây là
triển lăm cá nhân đầu tiên của Jamyang tại Hoa Kỳ, mặc dù
các tác phẩm của ông có mặt trong các bộ sưu tập tư nhân
trên toàn thế giới.
Jamyang
sinh tại Lhasa, Tây Tạng, về sau là quan chức cao cấp của
chính quyền bang Sikkim, Ấn Độ và chính phủ Tây Tạng lưu
vong.
Hiện
nay ông làm việc cho một tổ chức phi chính phủ có tên là Bảo
tồn Nghệ thuật và Văn hóa Tây Tạng, và giữ kỷ lục thế giới
về việc tạo ra cuộn thư pháp dài nhất.
Các tác
phẩm của Jamyang có thể được t́m thấy trong các bộ sưu tập
tư nhân của Đức Đạt lai Lạt ma, diễn viên Richard Gere, các
đại sư Lodi Gyari và Lama Zopa và những người khác.
(Buddha
Dharma – August 2, 2013)
Tranh của
Jamyang Dorjee (2010)
Photo: Buddha Dharma
MĂ LAI:
Hội Phật giáo Nalanda mở trung tâm tiếp cận cộng đồng tại
thành phố Johor Baru
Johor
Baru, Mă Lai - Gần đây, Hội Phật giáo Nalanda – một trong số
các trung tâm Phật giáo Nguyên Thủy được công nhận tại Mă
Lai – đă khánh thành trung tâm Giáo dục và Tiếp cận Cộng
đồng Nalanda (NEO) tại Taman Johor Jaya, thành phố Johor
Baru.
Sự kiện
này cũng trùng hợp với lễ kỷ niệm năm thứ 10 của Hội Phật
giáo Nalanda, một tổ chức phi chính phủ được thành lập vào
năm 2003 bởi Tiến sĩ Tan Ho Soon.
David
Yap, chủ tịch NEO, nói rằng Hội tin vào việc truyền đạt kiến
thức và trí tuệ để đạt được sự phát triển toàn diện của con
người. Ông cho biết trung tâm NEO đang tuyển t́nh nguyện
viên để dạy kèm các môn học cho trẻ em con nhà nghèo mà
không phân biệt chủng tộc hay tôn giáo.
Trung
tâm NEO gồm 2 tầng, mở cửa hàng ngày từ 9 đến 11 giờ sáng,
với buổi tụng kinh vào các sáng Chủ nhật. Trung tâm cung cấp
nơi ăn nghỉ cho chư tăng văng lai và có một thư viện, chánh
điện, thiền pḥng và các pḥng đào tạo cho các t́nh nguyện
viên.
(tipitaka.net
– August 7, 2013)
Một
buổi thuyết pháp tại trung tâm Giáo dục và Tiếp cận Cộng
đồng (NEO) ở Taman Johor Jaya.
Trung tâm
NEO - Photos: Chuah Bee Kim
INDONESIA:
Một ngôi chùa ở Jakarta bị đánh bom
Một quả
bom có sức công phá thấp đă nổ tại Trung tâm Phật giáo
Ekayana ở Jakarta làm một người bị thương. Sau vụ nổ vào
cuối ngày 4-8-2013, cảnh sát Indonesia đă t́m thấy một quả
bom khác chưa nổ tại trung tâm này.
Giám
đốc cảnh sát điều tra Sutarman cho biết vụ nổ do bom có sức
công phá thấp gây ra và ngôi chùa không bị hư hại.
Vào
tháng 5-2013, cảnh sát đă bắt 2 chiến binh Hồi giáo bị cáo
buộc t́nh nghi về việc lên kế hoạch cho một vụ tấn công vào
ṭa đại sứ Miến Điện tại Jakarta. Cảnh sát nói các nghi phạm
này đang t́m cách trả thù cho các cuộc tấn công người Hồi
giáo mà họ tuyên bố là đă khiến 200 người thiệt mạng tại
Miến Điện, đất nước Phật giáo chiếm đa số.
(ANI –
August 5, 2013)
Trung
tâm Phật giáo Ekayana ở Jakarta sau vụ nổ bom - Photo: AFP
HI MĂ LẠP
SƠN: Hành tŕnh theo bước chân của Đại sư Padmasambhava
Vào
ngày 7-9-2013, một nhóm nghệ sĩ Mỹ sẽ bắt đầu cuộc hành
tŕnh ‘đa diện’ qua 7-tuần khám phá sáng tạo trên Hi Mă Lạp
Sơn của châu Á. Họ sẽ lần t́m về cuộc đời và danh vị trường
cửu của Đức Padmasambhava, vị đại sư tương truyền là đă
thuần hóa các vùng biên giới hoang dă của châu Á, dẫn dắt
lối sống Phật giáo lâu bền của khu vực này cách đây hơn
1.200 năm.
Trên
đường đi, nhóm này sẽ được dẫn đường bởi nhà Tây Tạng học
nổi tiếng Glenn Mullin, và họ dự định “gặp gỡ các nghệ sĩ,
sử gia, người hành hương, tăng sĩ và tín đồ địa phương, cùng
khám phá những chủ đề trung tâm của câu chuyện về
Padmasambhava: phong cảnh, sự chuyển hóa, bí ẩn, quyền năng
và sự tái sinh”.
Sau khi
trở về, các nghệ sĩ sẽ “kết nối nhiều chủ đề của cuộc hành
tŕnh thành những trải nghiệm thuật-sự tương tác, bao gồm
phim tài liệu, ấn phẩm, tác phẩm sắp đặt và tŕnh diễn trực
tiếp”.
(Shambhala
Sun – August 7, 2013)
Tu viện khổ hạnh Hang Hổ ở Bhutan, một trong nhiều địa điểm
quyền năng có liên quan đến đai sư Padmasambhava - Photo:
Shambhala Sun
NA UY: Các
tổ chức và cộng đồng Phật giáo tại Na Uy
Hiện
nay tại Na Uy có 7 tổ chức Phật giáo được h́nh thành bởi
người Na Uy và người các nước Tây phương khác. Họ tập trung
vào việc đem Phật giáo đến với công chúng, v́ vậy họ xuất
bản sách và tạp chí, mở các khóa học và tổ chức các trung
tâm thiền.
Và Phật
giáo cũng được du nhập vào Na Uy bởi dân nhập cư và tị nạn
từ các nước có dân số Phật giáo lớn là Việt Nam, Thái Lan,
Miến Điện, Cam Bốt và Tích Lan. Ngày nay, 85% trong số hơn
10.000 Phật tử đă đăng kư tại Na Uy là người nhập cư thế hệ
thứ nhất hoặc thứ hai đến từ 5 nước này.
Số Phật
tử cư dân mới nói trên đă thành lập 5 cộng đồng – mỗi nước
lập một cộng đồng, bao gồm: Cộng đồng Phật giáo Việt Nam
thành lập năm 1975, Hội Phật giáo Thái Lan năm 1991, Hội
Phật giáo Nguyên thủy Miến Điện năm 2005, Hội Phật giáo
Khmer (Cam Bốt) năm 1998 và Hội Tisarana (Tích Lan) năm
1993).
(Mahabhodi
IP – August 8, 2013)
Một
ngôi chùa tại Na Uy - Photo: M. Michael Brady
TRUNG QUỐC:
Triển lăm các tác phẩm của những họa sĩ bậc thầy về tranh
Thangka
Một
cuộc triển lăm các tác phẩm của những họa sĩ tranh Thangka
bậc thầy từ hạt Regong, tỉnh Thanh Hải, được tổ chức tại
pḥng Triển lăm Nghệ thuật Hi Mă Lạp Sơn, Bắc Kinh từ ngày
4-8-2013.
Triển
lăm tập hợp những tranh Thangka đại diện cho tŕnh độ nghệ
thuật cao nhất từ Regong. Đây là các tác phẩm của 4 bậc thầy
về hội họa và thủ công mỹ nghệ cấp quốc gia và 3 truyền nhân
đại diện của Nghệ thuật Regong, di sản văn hóa phi vật thể.
Có
khoảng 40 tranh Thangka với nhiều phong cách khác nhau, gồm
tranh nhiều màu và tranh nhũ vàng, được trưng bày tại cuộc
triển lăm. Trong số này có bức tranh dài 4,3 m vẽ Đức
Padmasambhava và bức Đức Thích Ca Mâu Ni dài 2,3 m.
(Globaltimes.cn
– August 8, 2013)
Một
tranh Thangka triển lăm tại Pḥng Triển lăm Nghệ thuật Hi Mă
Lạp Sơn, Bắc Kinh
Photo:
Li Jingling
HÀN QUỐC:
Tượng Phật thế kỷ thứ 7 của Hàn quốc sẽ được trưng bày tại
New York
Ngày
9-8-2013, Cục Di sản Văn hóa (CHA) Hàn quốc đă quyết định
cho phép một pho tượng Phật giáo Cao Ly quư giá được trưng
bày tại cuộc triển lăm đặc biệt ở Viện Bảo tàng Mỹ thuật Thủ
đô (Met) của New York, Hoa Kỳ.
Đây là
pho tượng Phật Di lặc Trầm mặc, là bảo vật quốc gia số 83,
được làm bằng đồng mạ vàng. Tượng sẽ được trưng bày tại
cuộc triển lăm của Met mang tên “Silla: Vương quốc Vàng của
Cao Ly”, dự kiến diễn ra từ ngày 29-10-2-13 đến 23-2-2014.
Tượng
Phật này là một trong số các hiện vật có giá trị nhất của 26
vật tạo tác từ vương quốc Silla cổ đại (từ năm 57 B.C đến
935 A.D) mà Bảo tàng Quốc gia Hàn quốc đă đồng ư cung cấp
cho cuộc triển lăm của Met.
Met là
một trong 3 bảo tàng lớn nhất thế giới với lượng khách tham
quan hàng năm là 6 triệu người.
(Yonhap
– August 9, 2013)
ẤN ĐỘ: Lập
bản đồ các địa điểm lịch sử Phật giáo
Trong
một nỗ lực nhằm thúc đẩy du lịch tại các địa điểm Phật giáo
tại 11 nước châu Á, Tổ chức Sách bản đồ và Lập bản đồ Chuyên
đề Quốc gia (Natmo) Ấn Độ sẽ thực hiện một bản đồ chi tiết
với vô số thông tin về những điểm nóng nói trên.
Khởi
động cách đây một tháng, dự án này sẽ hoàn thành trong ṿng
2 năm.
Bản đồ
sẽ không chỉ có các địa điểm khảo cổ học Phật giáo mà c̣n có
thông tin chi tiết mà du khách thường t́m kiếm, chẳng hạn về
khả năng truy cập, thời gian tham quan, nơi ăn nghỉ, quan
điểm lịch sử v.v.
Để
chuẩn bị cho bản đồ này, các chuyên gia đang nhận sự giúp đỡ
của các h́nh ảnh vệ tinh từ Cartosat – một vệ tinh quan sát
địa cầu của Ấn Độ.
Một số
địa điểm có thể được lập bản đồ bao gồm Bồ Đề Đạo Tràng, Lộc
Uyển, Sanchi và Ajanta (Ấn Độ), Lâm T́ Ni (Nepal), Ayutthaya
(Thái Lan), Ankor Thom (Cam Bốt), Borobudur (Indonesia),
Nara (Nhật Bản) v.v.
(bignewsnetwork.com
– August 10, 2013)
TÍCH LAN:
Tịnh xá Sri Wijayarama: h́nh thành và phát triển
Tịnh xá
Sri Wijayarama ở Manikkawatte, Awissawella được xây đơn sơ
vào năm 1948 - trên một lô đất đầy cây bụi và không có lối
vào- bởi người sáng lập làThượng tọa Trưởng lăo Yogiyane Sri
Jinawwansa. Ông đă hết ḷng phụng sự người dân đang trải qua
nhiều khó khăn gian khổ. Ông viên tịch vào năm 1986 sau khi
tạo dựng cơ sở ban đầu.
Vị sư
trưởng kế nhiệm là Thượng tọa Trưởng lăo Kosgama Mahanama
cũng dành cho người dân trong khu vực một sự phục vụ lớn lao
trong khi phát triển tịnh xá. Ông mở rộng khuôn viên và xây
ṭa nhà 3 tầng để làm trường học và thư viện.
Khi ông
viên tịch vào năm 2005, Thượng tọa Trưởng lăo Gonagala
Jinarathana được bổ nhiệm làm sư trưởng tịnh xá, kiêm chức
Hiệu phó trường Sri Sumana Vidyayathanaya. Kể từ đó tịnh xá
phát triển đáng kể về mọi mặt và trở thành một trong những
tự viện Phật giáo đẹp nhất Colombo.
(Sunday
Observer – August 11, 2013)
Hơn
60 tượng Tỳ kheo A La Hán trên một cây cầu
tại Tịnh xá Wijayarama
Sư trưởng đương nhiệm của Tịnh xá Wijayarama; Thượng tọa
Trưởng lăo Gonagala Jinarathana (bên trái)
Bảo tháp tại tịnh xá Wijayarama
Bên trong chánh điện tịnh xá Wijayarama
Photos: Jaliya Wijeyekoon
NHẬT BẢN:
Các vị sư trưởng kết hợp Phật giáo với âm nhạc
Ngày
nay một số nhà sư dùng sức mạnh của âm nhạc để dẫn giải giáo
lư Phật giáo. Họ có chung một ḷng nhiệt thành là đưa Phật
giáo đến gần với mọi người hơn.
Vị sư
trưởng của chùa Koyoji ở Kamiamakusa, tỉnh Kumamoto là Kisho
Watanabe, 66 tuổi, bắt đầu hát trong khi thuyết pháp khoảng
20 năm trước. Tài ca hát và phong cách hài hước, thú vị của
ông được người hâm mộ truyền tụng và mệnh danh ông là
“Guitar Osho” (Nhà sư chơi đàn guitar).
Trong
khi đó, sư trưởng 74 tuổi Miruo Nakano của chùa Kannonji
(Ichinomiya, Aichi) được gọi là “Chanson Osho” (nhà sư hát
ca khúc). Sau khi thuyết pháp một giờ liền, ông thường hát
10 bài.
Sôi nổi
hơn nữa là cặp tăng sĩ “Tariki Echo” với lối tụng niệm kinh
Phật theo nhạc Reggae. Cặp đôi này gồm sư trưởng Ippei
Tatsuyama, 39 tuổi, của chùa Ryukyoji (Gotsu, Shimane) và sư
trưởng Akira Enomoto, 41 tuổi, ở chùa Zengyoji (Kasukabe,
Saitama).
(The
Japan News – August 16, 2013)
“Nhà sư chơi đàn guitar” Kisho Watanabe, sư trưởng chùa
Koyoji ở Kamiamakusa, tỉnh Kumamoto (Nhật Bản) - Photo: The
Yomiuri Shimbun
NEPAL: Ni
viện Tsoknyi được trợ cấp khó khăn $20,000
Chư Ni
Tsoknyi Nepal (TNN) là một tổ chức quốc tế bảo trợ cho số ni
cô Tây Tạng ngày càng tăng trong ḍng truyền thừa Tsoknyi,
theo sự hướng dẫn của Sư trưởng Tsoknyi . Mục tiêu trước mắt
của TNN là tài trợ cho việc xây dựng Ni viện Tsoknyi Gechak
Ling trên Đồi Chobhar, bên ngoài thủ đô Kathmandu của Nepal.
Ni viện
này đă công bố biên nhận $20,000 tiền trợ cấp khó khăn dành
cho việc hoàn thành nhà bếp và nhà ăn của viện. Hiện nay,
hầu hết các ni cô phải ăn bên ngoài, ngay cả trong mùa mưa
này. Đến ngày 1-10-2013 khoản tiền trợ cấp khó khăn nói trên
mới có hiệu lực.
(Shambhala
Sun – August 17, 2013)
Các tiểu ni
tại ni viện Tsoknyi Gechak Ling, Nepal
Photo:
Shambhala Sun
MĂ LAI: Diễn
đàn t́m hiểu sự thích nghi với thế kỷ 21 của Phật giáo
Petaling, Jaya, Mă Lai – Hội
Nghề Đá quư Phật giáo (BGF) sẽ tổ chức một diễn đàn một-ngày
với nhan đề “Thích ứng Phật giáo với thế kỷ 21”. Sự kiện này
được tổ chức để tưởng nhớ cố Đại đức Tiến sĩ K Sri
Dhammananda và di sản của nhà sư có tầm nh́n cao rộng này.
Diễn đàn sẽ được tổ chức tại
trường Đại học Sunway vào ngày 31-8-2013. Chương tŕnh sẽ có
các cuộc nói chuyện của các giáo viên, học giả và chuyên gia
nổi tiếng về Đạo Pháp đến từ Hoa Kỳ, Singapore và Mă Lai.
Diễn đàn này mời người tham gia
t́m hiểu các vấn đề về cân bằng hiện đại và truyền thống,
cũng như thảo luận xem truyền thống là một trở ngại hay là
một động năng cho sự tăng trưởng của Phật giáo. Kết thúc
chương tŕnh sẽ là thảo luận về những cách tiếp cận mới để
hưng vượng Phật giáo.
(Mahabhodi IP – August 18,
2013)
Poster của
Diễn đàn “Thích ứng Phật giáo với thế kỷ 21”
Photo: The
Buddhist Channel
ẤN ĐỘ: Nữ
nghệ sĩ về Ikebana (nghệ thuật cắm hoa Nhật Bản) vẽ câu
chuyện của Đức Phật
Hyderabad, Ấn Độ - Anisha Tandon, một nữ nghệ sĩ Ikebana nổi
tiếng, đă quyết định giới thiệu niềm đam mê vẽ tranh của
ḿnh và đă tập hợp được một câu chuyện bằng tranh về Đức
Phật.
Triển
lăm có tựa đề Sama-Sam-Buddha (đi từ không đến giác), gồm 20
tranh thuật lại chuyện Đức Phật từ khi rời vương quốc để đi
t́m giác ngộ cho đến khi Ngài đạt được giác ngộ.
Về việc
do đâu cô kết nối vẽ với nghệ thuật Ikebana, Anisha nói,
“Sắp xếp hoa trong tranh là nghệ thuật Ikebana, vốn cũng có
nguồn gốc từ Phật giáo. Ngoài ra, mỗi tranh đều có kèm một
chú thích ngắn. Tôi có thể nói rằng các tranh này là sự hội
tụ của 3 loại h́nh nghệ thuật – vẽ, ikebana và viết”.
Tác
phẩm của Anisha được trưng bày tại Muse Art Gallery ở thành
phố Hyderabad, bang Andhra Pradesh cho đến ngày 24-8-2013.
(Postnoon.com
– August 18, 2013)
Anisha
Tandon và tác phẩm
Photos:
Arun Daniel Yellamaty
VƯƠNG QUỐC
ANH: Bán đấu giá tượng Phật Quan Âm Trung Hoa
Một pho
tượng Quan Âm Bồ tát bằng đồng của Trung Hoa đă được bán tại
Frank Marshall, một nhà đấu giá ở hạt Cheshire của Vương
quốc Anh vào ngày 17-7-2013.
Đây là
tượng Phật Quan Âm ngh́n tay và 19 đầu, cao 6 feet, đă bán
với một giá ấn tượng là 151.200 bảng so với giá đấu thầu
khởi điểm chỉ là 20.000 bảng.
Tượng
này được cho là có nguồn gốc từ thế kỷ 17 trong triều nhà
Thanh, vốn nổi tiếng về sự phát triển của nghệ thuật.
Một nhà
ngoại giao Anh làm việc tại Tây Tạng vào thập niên 1960 đă
mang pho tượng về Vương quốc Anh.
Nay
được mua bởi một nhóm các nhà sưu tập Trung quốc sau một
cuộc đấu thầu căng thẳng, pho tượng này sẽ trở về cố quốc.
(buddhistartnews
– August 20, 2013)
Tượng
Quan Âm Bồ tát được bán đấu giá tại hạt Cheshire, Vương quốc
Anh
Photo:
Paul Fraser Collectibles
HOA KỲ: Triển lăm xá lợi Đức Phật tại Denver
Cuộc triển lăm xá lợi của Đức
Phật Thích Ca Mâu Ni và của các vị đại sư từ Ấn Độ, Tây Tạng,
Cao Ly và Trung Hoa được tổ chức tại Trung tâm Thiền Denver
(Denver, Colorado) từ ngày 23 đến 25-8-2013.
Đây là một cơ hội hiếm có để
chiêm bái những xá lợi linh thiêng được t́m thấy trong tro
hỏa táng của chư tôn sư Phật giáo này. Xá lợi là những tinh
thể rất đẹp trông giống như ngọc trai. Phật tử tin rằng xá
lợi là hiện thân của những phẩm chất tinh thần về ḷng từ bi
và trí huệ của Đức Phật, và được lưu truyền theo ư nguyện
của Ngài sau khi Ngài nhập niết bàn.
(Denver Post – August 23, 2013)
Xá lợi
của vị Hóa Phật đầu tiên
Xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Photos: Craig F. Walker / The
Denver Post
VƯƠNG QUỐC ANH: Pḥng triển lăm thư pháp Phật giáo Tây Tạng
của họa sĩ người Anh Tashi Mannox
Họa sĩ thư pháp người Anh Tashi
Mannox sẽ khai trương pḥng triển lăm và cửa hàng đầu tiên
của ông tại Vương quốc Anh vào ngày 30-8-2013 tại
Hay-on-Wye, hạt Herefordshire.
Tashi Mannox là một chuyên gia
trong những diễn giải theo truyền thống và đương đại về các
văn bản và h́nh tượng học liên quan đến Tây Tạng, và là bậc
thầy về nhiều mẫu h́nh xăm Phật giáo.
Pḥng triển lăm sẽ giới thiệu các
tác phẩm gốc và các phiên bản được in hạn chế của Mannox,
thể hiện cả về kỷ luật nghiêm ngặt theo cổ điển lẫn về sự
tái hiện theo sáng tạo những họa tiết Phật giáo vùng Hi Mă
Lạp Sơn. Các mẫu triện đặc biệt của Mannox cũng sẽ được
trưng bày, bao gồm những mực triện màu son đặc hữu mà ông đă
sáng tạo qua hợp tác với các bậc thầy Nhật Bản cao niên nhất
của truyền thống này.
(Shambhala Sun – August 23, 2013)
Tashi Mannox
Photo: Jacob Love
Tác phẩm “Đảnh lễ Hộ pháp” của
Tashi Mannox
Tác phẩm “Đảnh lễ Tam Bảo” của
Tashi Mannox
Photos: Shambhala Sun
NEPAL: Bắt giữ bọn buôn lậu tượng Phật cổ
Kathmandu, Nepal – Cục Điều tra
Trung ương (CIB) của Cảnh sát Nepal đă bắt giữ 5 người can
tội buôn lậu một tượng Phật cổ.
Theo một lời cảnh báo, đội CIB đă
tịch thu pho tượng từ một căn pḥng cho thuê ở
Shobhabhagwati, Balaju vào ngày 78-2013.
Các nghi phạm này hiện đang sinh
sống tại thủ đô Kathmandu. Bọn họ đang cố bán pho tượng cổ
với giá hàng triệu rupees.
Cảnh sát cho biết Cục Khảo cổ học
khẳng định rằng tượng này hơn 100 năm tuổi và có ư nghĩa
khảo cổ học và văn hóa.
Các nghi phạm đă hầu ṭa tại Ṭa
án Quận Kathmandu và bị tạm giam để điều tra thêm. Họ sẽ bị
buộc tội theo Đạo luật Bảo tồn Di tích Cổ, 2013 BS.
(The Himalayan – August 26, 2013)
CONGO: Phật giáo tại Congo, châu Phi
Tỳ kheo Bodhiraja, một công dân
Congo, đă được truyền giới thành tăng sĩ cách đây chỉ 5 năm.
Tuy nhiên ông đă là một người phụng sự rất lớn lao cho tăng
đoàn Phật giáo tại Congo.
Nhờ sự tận tụy trong công việc
của ḿnh, Tỳ kheo Bodhiraja đă xây được 4 ngôi chùa ở các
thành phố chính của Congo. Hiện nay ông đang hoạt động dưới
sự hướng dẫn của trưởng lăo Ilukpitiye Pannashekara, người
đang sống tại nước Tanzania.
Tỳ kheo Bodhiraja đă đạt được
lượng chú ư đáng kể của người dân Congo, và nhiều người muốn
t́m sự phát triển tâm linh đă trở thành những Phật tử thành
tín. Một cây bồ đề, là nhánh của cây bồ đề được trồng tại
Tanzania vào năm 1920, cũng đă được trồng tại Congo.
Tỳ kheo Bodhiraja dự định tham
gia một hội nghị thượng đỉnh Phật giáo tại Tích Lan vào
tháng 9-2013.
(Mahabhodi IP – August 28, 2013)
Tỳ kheo Bodhiraja và Phật tử Congo
Photo: Mahabhodi IP
HOA KỲ: Phật tử và người Mỹ Bản địa tham dự lễ hội ḥa b́nh
thường niên lần thứ 9 tại Montana
Tháng 9 năm nay, Phật tử và người
Mỹ Bản địa một lần nữa sẽ tập trung tại Montana nhân danh
ḥa b́nh.
Cộng đồng Ewam Sang-ngag Ling đă
công bố một chương tŕnh mở rộng cho Lễ hội Ḥa b́nh Hàng
năm lần thứ 9, sẽ được tổ chức tại Vườn Ngh́n Phật ở Arlee,
Montana vào ngày 7-9-2013. Lễ hội sẽ một lần nữa giới thiệu
những vị cao niên, những nhà hoạt động, nhạc sĩ và vũ công
từ các bộ lạc da đỏ Salish và Kootenai địa phương, cùng với
các vị lạt ma và nghệ sĩ Tây Tạng. Ngoài các hoạt động sân
khấu chính, c̣n có hoạt động văn hóa, ẩm thực, thủ công,
hoạt động của trẻ em và các gian hàng hoạt động ḥa b́nh –
tất cả sẽ khởi động với cuộc Đi bộ-một-Dặm Thường niên lần
thứ 3 gây quỹ v́ Ḥa b́nh.
(Shambhala Sun – August 28,
2013)
Vũ điệu truyền thống của bộ lạc da đỏ Salish tại một Lễ hội
Ḥa b́nh Motana
Photo: Buddha Dharma