TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG
10.2013
Diệu Âm lược
dịch
NHẬT BẢN: Phim tài liệu “Những linh hồn của Thiền – Phật
giáo, Tổ tiên và Sóng thần năm 2011 tại Nhật”
Đó là
tên bộ phim tài liệu do Tim Graf và Jakob Montrasio thực
hiện, giới thiệu những quan điểm Phật giáo trong cuộc sống
hàng ngày của chùa chiền, giáo dục tu viện, thực hành cầu
nguyện, nghi thức tang lễ và truyền thống tôn kính tổ tiên
của Nhật Bản trong bối cảnh của thảm họa sóng thần ngày
11-3-2011.
Trong
một cuộc hành tŕnh dân tộc học từ Tokyo đến các tỉnh bị
thiệt hại nặng nề nhất, phim Những linh hồn của Thiền chủ
yếu ghi lại những tuệ trí và ư kiến của các học giả, tu sĩ
và tín đồ Phật giáo của Thiền phái Tiệm ngộ và Tịnh độ Chân
tông.
Những
thách thức về tổ chức, giáo lư và tâm lư không quen thuộc mà
giới tu sĩ Phật giáo đang đối mặt trong ngày 11-3 tạo thành
một tâm điểm của bộ phim. Những thách thức này sẽ được thảo
luận trong một bối cảnh của các truyền thống Phật giáo lâu
đời, các đổi mới về nghi thức và các phản ứng về tôn giáo
đối với thảm họa ngày 11-3-2011 tại Nhật Bản.
(Buddhist Art News – October 2, 2013)
Poster của phim tài liệu ‘Những linh hồn của Thiền’
Photo: buddhistartnews
TÍCH LAN: Phái đoàn giáo hội Phật giáo Asgiri của Tích Lan
viếng Bồ đề Đạo tràng
Ngày
1-10-2013, Ḥa thượng B. Mahanayaka của giáo hội Asgiri đă
dẫn đầu một phái đoàn đến Ấn Độ với nhiệm vụ kiểm tra mức độ
an ninh mà nhà chức trách Ấn Độ dành cho Phật tử Tích Lan
hành hương đến chùa Đại Giác ngộ ở Bồ đề Đạo tràng.
Trong 5
ngày, phái đoàn viếng nhiều địa điểm hành hương Phật giáo
nhằm kiểm tra t́nh h́nh an ninh và mức độ an toàn hiện này
đối với người hành hương Tích Lan.
Chính
quyền trung ương Ấn Độ và bang Bihar đă xiết chặt an ninh
đối với Bồ đề Đạo tràng và các thánh địa khác sau các vụ nổ
bom tại chùa Đại Giác ngộ ở Bồ đề Đạo tràng.
Một lộ
tŕnh mới dành cho các địa điểm hành hương Phật giáo qua
thành phố Bangalore, nam Ấn Độ, sẽ được giới thiệu với người
hành hương do đánh giá t́nh h́nh khó khăn và sự sách nhiễu
mà nhiều người Tích Lan đă trải qua khi hành hương đến Bồ đề
Đạo tràng theo lộ tŕnh Bang Tamil Nadu (Tích Lan).
(Buddhist Door - October 2, 2013)
Bồ đề Đạo tràng (Ấn Độ) - Photo: dailynews.lk
HOA KỲ: Triển lăm nghệ thuật Phật giáo quư hiếm tại Met (Bảo
tàng Nghệ thuật Thủ đô) của New York
Cuộc
triển lăm nghệ thuật Phật giáo mang tên “Những kiệt tác của
Nghệ thuật Tây Tạng và Nepal: Những hiện vật được mua lại
gần đây” đă mở cửa vào hạ tuần tháng 9-2013 tại Met, New
York.
Có 14
hiện vật được trưng bày, bao gồm 5 tác phẩm điêu khắc “thuộc
hàng quư hiếm nhất và quan trọng nhất trong số những hiện
vật cùng loại có mặt trong một bộ sưu tập phương Tây”, theo
Art Daily.
Được
tạo tác vào thế kỷ 11 và 17, tất cả các tác phẩm này được
Bảo tàng mua lại từ bộ sưu tập của Gia đ́nh Zimmerman. Người
phụ trách Met là John Guy nói rằng “hầu hết mọi cuộc triển
lăm về nghệ thuật Hi Mă Lạp Sơn được tổ chức trong 4 thập kỷ
qua đều nhấn mạnh nét đặc trưng của các tác phẩm từ bộ sưu
tập này”. Đây là sự giải thích về ư nghĩa đặc biệt của lần
triển lăm này và về địa lư trong sự phát triển của nghệ
thuật Phật giáo linh thiêng ở Hi Mă Lạp Sơn.
(Shambhala
Sun – October 4, 2013)
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng, điêu khắc ở Tây Tạng
vào thế kỷ 12-13- được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật Met
(New York, Hoa Kỳ)
Photo: Buddha Dharma
ẤN ĐỘ: Cuộc họp
3 ngày về bộ sách Khoa học và Triêt học Phật giáo
DHARAMSHALA, Ấn Độ - Đức Đạt lai Lạt ma và khoảng 25 học giả
Phật giáo Tây Tạng đến từ khắp nơi trên thế giới đă có một
cuộc họp trong 3 ngày (từ 23 đến 25-9-2013) tại Dharamshala
về bộ sách 2 tập ‘Khoa học và Triết học Phật giáo’, là công
tŕnh mà các vị học giả sắp hoàn thành dự thảo.
Sư
trưởng Thomtok của Tu viện Namgyal, Trưởng ban biên tập của
bộ sách, nói, “Cuộc họp này nhằm hoàn thiện các nội dung của
2 tập sách về khoa học Phật giáo được trích từ các nguyên
bản Kagyur và Tengyur, với hy vọng rằng nó có thể phục vụ
nhân loại mà không phân biệt tôn giáo và những dị biệt”.
Các
biên tập viên nói 2 tập sách về Khoa học Phật giáo này có
thể chứng minh là có lợi không chỉ đối với tất cả Phật tử mà
c̣n cho các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu vốn đang
nghiên cứu về tâm trí con người.
Hai tập
sách về Khoa học Phật giáo nói trên dự kiến sẽ được xuất bản
trong năm nay, và sẽ được dịch sang tiếng Anh, Hindi, Trung
quốc và 17 ngôn ngữ khác.
(Mahabhodi
– October 5, 2013)
Đức Đạt lai Lạt ma và các vị học giả trong cuộc họp 3 ngày
về bộ sách ‘Khoa học và Triết học Phật giáo’ - Photo: Phayul
MĂ LAI: Các tác phẩm nghệ thuật giúp gây quỹ cho phim tài
liệu về Phật giáo
Một
cuộc triển lăm thư pháp Trung Hoa với hàng chục họa sĩ trong
nước tham gia đă được tổ chức gần đây tại Trung tâm Nalanda
ở Seri Kembangan để gây quỹ cho một phim tài liệu về Phật
giáo.
Phim
tài liệu ‘Hành tŕnh Tự Khám phá’ này sẽ được quay tại Ấn Độ,
với chi phí ước tính là 500.000 ringgit Mă Lai.
Là một
phần của những nỗ lực gây quỹ, cuộc triển lăm thư pháp nói
trên được phát động gần đây bởi ông Datuk Seri Kee Yong Wee,
cố vấn Hội Thư pháp Mă Lai, và Tiến sĩ H.S Tan, người sáng
lập Hội Phật giáo Nalanda.
Ngoài
ra c̣n có phần tŕnh bày thư pháp của Chủ tịch hội Thư pháp
Mă Lai, ông Wong Ho, và nhà thư pháp khách mời Wong Oi Sang.
(Buddhist Door – October 7, 2013)
Nhà thư pháp Oi Sang đang tŕnh bày tác phẩm
Photo: Sheila Sri Priya
ẤN ĐỘ: Tranh Thangka được dạy qua internet
Gangtok, Sikkim – Lạt ma Tenzing Wangdak ở
Sikkim là một họa sĩ về tranh Thangka Phật giáo.
Lạt ma cho biết, “Tôi được đào tạo vẽ tranh
Thangka trong 7 năm tại Tu viện Bon (ở thị trấn Ravangla).
Trước đó tôi từng là một người lao động, và điều đó thật vất
vả đối với tôi. Tôi đă nỗ lực hết ḿnh để học tranh Thangka,
và nay tôi đă thành công”.
Lạt ma Tenzing bây giờ quan tâm đến việc dạy
cho những người khác. Ông đă triển khai nhiệm vụ bảo tồn
tranh Thangka, và nay ông dạy nghệ thuật Thangka qua
internet.
“Những ai quan tâm đến tranh thangka có thể
đăng nhập trang web của tôi, và tôi dạy họ miễn phí. Tôi đă
dành hết đời ḿnh cho việc vẽ thangka. Tôi kiếm sống nhờ
tiền này”.
(Yahoo!News – October 9, 2013)
Tranh Thangka - Photo: buddhistartnews
MĂ LAI: Sư cô 61 tuổi t́m được nơi tạm trú
cho những con chó lạc chủ
Sư cô Chow Khoon Siew, 61 tuổi, là người điều
hành một ngôi chùa kiêm nơi trú ngụ cho 35 con chó lạc chủ
tại Sungai Siput.
Do bị hàng xóm khiếu nại v́ tiếng chó sủa, sư
cô Chow bị Hội đồng Thành phố Kuala Kangsa buộc đến ngày
6-10-2013 phải di dời đàn chó.
Một doanh nhân tốt bụng ở Kampung Baru Sungai
Buloh đă cho phép đàn chó tạm trú tại khu trồng cây cọ của
ông ta. Ông đă cho dọn một phần của khu đất này để sư cô
Chow có thể xây một nơi tạm trú cho đàn chó lạc chủ mà bà
chăm sóc. Vào ngày 30-9 sư cô đă gửi thư và h́nh chụp nơi
tạm trú đến hội đồng thành phố và được họ gia hạn thêm một
tháng để chuẩn bị di dời.
Khi nhà thầu lắp đặt xong hàng rào quanh khu
đất trống này, bà sẽ chuyển đàn chó đến ngay. Đồng thời bà
sẽ tiếp tục t́m một nơi thích hợp để xây dựng nơi ở thường
trú cho đàn chó.
(Buddhist Door – October 10, 2013)
Sư cô Chow và những con chó lạc chủ
Photo: Elween Loke
NEPAL: ‘Sư cô ngôi sao nhạc rock’, biệt danh
mới của Ani Choying Drolma
Năm nay, sư cô người Nepal 43 tuổi Ani
Choying Drolma đă được A.R. Rahman, nhà soạn nhạc Ấn Độ đoạt
giải Oscar, mời hát bài “Zariya”, một trong những sáng tác
của ông.
Farah Siraj, một ca sĩ người Jordan đă cộng
tác với Drolma trong bài Zariya, nói, “Cô ấy không chỉ là
một nghệ sĩ tuyệt vời, mà c̣n là một con người đáng kinh
ngạc.”
Đối với Ani Choying Drolma, biệt danh ‘sư cô
ngôi sao rock’, việc hát và tŕnh diễn cùng những nhạc sĩ
hàng đầu là một cách để truyền bá tinh hoa của lời Phật dạy
đến với thế giới và giúp cho những người có nhu cầu.
Trong 16 năm qua, sư cô Drolma đă thu âm 10
album tụng niệm và đạo ca. Cô nói tiếng Anh lưu loát, nghe
nhạc Tây phương (cô đặc biệt thích Norah Jones và nữ ca sĩ
quá cố Whitney Houston) và lái xe hơi.
(Buddhist Door – October 12, 2013)
Sư cô Ani Choying Drolma
Photo: Vishal Arora
HOA KỲ: Triển lăm xá lợi Đức Phật và chư đại
sư Phật giáo
Cuộc triển lăm “Các xá lợi cổ xưa và thiêng
liêng của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các vị đại sư Phật
giáo khác” từ Ấn Độ, Tây Tạng, Hàn quốc và Trung quốc sẽ mở
cửa cho công chúng trong 10 ngày (từ 11 đến 20-10-2013) tại
Tu viện Từ Vân ở khu Haymarket, bắc Virginia.
Đây là bộ sưu tập với hơn 1.000 hiện vật, bao
gồm 8 xá lợi hơn 2.500 năm tuổi của Đức Phật vốn được Đức
Đạt lai Lạt ma cứu khỏi Tây Tạng vào năm 1959. Các xá lợi sẽ
được đặt lên đầu khách tham quan khi họ tham gia vào một lễ
chúc phúc được tổ chức tại cuộc triển lăm.
Ṿng triển lăm xá lợi toàn thế giới này bắt
đầu vào năm 2001, và đến nay đă trưng bày tại 67 nước và
được hơn 1,8 triệu người chiêm bái.
(Inside Nova – October 12, 2013)
Triển lăm xá lợi Đức Phật và chư đại sư Phật
giáo
Photo: Inside Nova
NAM HÀN: Thượng tọa Jaseung tái đắc cử chức lănh đạo Tông
phái Tào Khê
Ngày
10-10-2013,Thượng tọa Jaseung, vị lănh đạo đương nhiệm Tông
phái Tào Khê của Phật giáo Hàn Quốc, đă được tái đắc cử chức
lănh đạo Tông phái Phật giáo lớn nhất đất nước này.
Ông sẽ bắt đầu
nhiệm kỳ 4 năm với vai tṛ là vị lănh đạo thứ 34 của Tông
phái vào ngày 1-11-2013, sau khi được sự đồng thuận của Hội
đồng Trưởng lăo.
Tông phái Tào Khê
công bố rằng Thượng tọa Jaseung đạt được 179 phiếu bầu từ
311 thành viên đại cử tri đoàn - đại diện cho hơn 14.000
tăng sĩ. Ông đă vượt qua bốn ứng cử viên khác, trong số đó
bao gồm cả ứng viên có nhiều ảnh hưởng nhất là Thượng tọa
Boseon, người đang đảm nhiệm cương vị chủ tịch Hội đồng Tư
vấn của Tông phái này.
(The Korea Herald
– October 12, 2013)
Thượng
tọa Ven.
Jaseung
Photo: Yonhap News
HOA KỲ: Triển lăm tranh Phật giáo của nữ họa
sĩ Hedy Klineman
Nhà Tây Tạng (tọa lạc tại 22 West 15th
Street, thành phố New York) giới thiệu cuộc triển lăm tranh
mang tên “Phật Trong Vườn” – một triển lăm cá nhân gồm hơn
50 bức tranh của nữ họa sĩ Hedy Klineman. Triển lăm sẽ được
trưng bày từ ngày 3-10 đến 18-12-2013.
Các tác phẩm tôn giáo với tông màu sáng của
Klineman được tŕnh bày bằng tranh trên sợi vải acrylic và
in lụa lên vải và giấy.
Tác phẩm của nữ họa sĩ Klineman đă từng xuất
hiện tại các bảo tàng Whitney, Rubin, Hood và Vizcaya và
trong triển lăm cá nhân của cô tại các địa điểm khác. Tranh
của Klineman hiện có mặt tại một số tổ chức quốc tế và trong
các bộ sưu tập cá nhân của Richard Gere, Uma Thurman,
Patrick McMullan, Shelley và Donald Rubin…
(Tibet House US - October 15, 2013)
Tranh Phật giáo của nữ họa sĩ Hedy Klineman
Photos: Tibet House US
NAM PHI: Liên hoan Phim Phật giáo Quốc tế lần
thứ nhất tại Cape Town
Liên hoan Phim Phật giáo Quốc tế lần thứ nhất
tại châu Phi do tổ chức Phim T́m hiểu Ư thức giới thiệu đang
diễn ra tại Rạp Labia ở khu Gardens, thành phố Cape Town của
Nam Phi từ ngày 15 đến 27-10-2013..
Liên hoan mở màn với 2 phim của nữ đạo diễn
Victress Hitchcock là “Công đức: Chư ni tại Tsoknyi Nangchen
của Tây Tạng” và “Khi Chim Sắt Bay: Phật giáo Tây Tạng đến
phương Tây”.
Do diễn viên Richard Gere thuyết minh, phim
thứ nhất t́m hiểu cặn kẽ hệ thống tu viện Phật giáo Tây Tạng,
đặc biệt là về vai tṛ thay đổi của chư ni Tây Tạng, và phim
thứ hai t́m hiểu sự tương tác phức tạp giữa Phật giáo Tây
Tạng và văn hóa Tây phương.
(barathron – October 16, 2013)
Nữ đạo diễn Victress Hitchcock và các ni cô ở
đông Tây Tạng - trong phim “Công đức”. Photo: Theresa Smith
HOA KỲ: Tổ chức Phật giáo Cứu trợ Toàn cầu (BGR)
cổ vũ hành động nhân Ngày Lương thực Thế giới
Nhân ngày Lương thực Thế giới 16-10, tổ chức
BGR (có trụ sở tại Sparta, New Jersey) đă thông báo ‘đang
tham gia hoạt động của Oxfam America và Tổ chức Lương thực
và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc là thúc đẩy các hệ thống lương
thực bền vững - như là phương tiện để bảo đảm an ninh lương
thực và dinh dưỡng – những chủ đề vốn hướng dẫn tất cả các
dự án của BGR.
Hướng đến mục tiêu đó, BGR đă tổ chức các
cuộc Đi Bộ để Cho Người Đói Ăn tại các thành phố khác nhau
cho đến ngày 8-12-2013. Và từ 17-10 và ‘tuần lễ hành động’
sau đó, BGR khuyến khích các hoạt động gồm chia sẻ một bữa
ăn; thảo luận về vấn đề nạn đói thế giới và cam kết thực
hiện hành động; tham gia vào một trong những cuộc Đi Bộ để
Cho Người Đói Ăn; viết thư, gọi điện thoại hoặc đến viếng
các đại diện chính trị địa phương, tiểu bang hoặc quốc gia
để hỏi họ về những hành động cụ thể ǵ mà họ đang thực hiện
để giải quyết các vấn đề về lương thực.
(Buddha Dharma – October 17, 2013)
Một cuộc Đi Bộ để Cho Người Đói Ăn do BGR tổ
chức
Photo: Buddhist Peace Fellowship
H̉A LAN: 2 tượng môn thần Nio của Phật giáo
Nhật Bản tại bảo tàng quốc gia Rijks ở Amsterdam
Amsterdam, Ḥa Lan – Ngày 13-10-2013, tại bảo
tàng Rijks vừa được tu sửa, các nhà sư Nhật Bản từ Kyoto đă
thực hiện một nghi lễ Phật giáo cho 2 tượng môn thần Nio có
niên đại từ thế kỷ 14.
Đến từ ngôi chùa Daikakuji được thành lập vào
năm 876 (ở Kyoto), các nhà sư đă tụng Tâm Kinh để đánh dấu
lễ qui nạp chính thức của 2 tượng thần canh giữ lối vào chùa
này.
Rijks, bảo tàng quốc gia Ḥa Lan, mở cửa lại
vào tháng 4-2013 sau một dự án cải tạo 10-năm. Ban quản lư
bảo tàng đă mua lại 2 tượng môn thần nói trên từ Kyoto.
Nổi tiếng v́ vẻ mặt dữ tợn, 2 tượng môn thần
theo truyền thống được tôn trí bên trái và bên phải của cổng
chùa.
(Buddhist Art News – October 19, 2013)
Lễ qui nạp 2 tượng môn thần Nio tại bảo tàng
Rijks ở Amsterdam, Ḥa Lan
Photo: Jun Nojima
BANGLADESH: Phật
tử bản địa mừng lễ Probarana
Ngày19
-10-2013,
Phật tử
bản
địa tại
Bandarban bắt đầu kỷ niệm ba ngày
lễ
Probarana Purnima, lễ hội lớn thứ hai
của Phật
giáo. Được
gọi là Wagai Poye
theo địa phương,
đây
là một trong những lễ hội tôn giáo lớn nhất tại Chittagong
Hill Tracts, nơi
sinh sống của nhiều
cộng đồng dân tộc.
Trong
lễ kỷ niệm
kéo dài
ba ngày
này,
các Phật tử bản địa sẽ
hành lễ
cúng
dường nến
(Pradeep
Puja),
tổ chức các chương tŕnh văn hóa truyền thống , thực hiện
các nghi lễ, tổ chức lễ hội
làm
bánh, kéo xe ngựa trong thị trấn, và
vào buổi tối thả
hoa đăng
( Fanush ). Mỗi năm nhiều khách du lịch
từ
trong và ngoài nước tập trung
tại
Bandarban để thưởng
lăm
các lễ hội truyền thống
do
những người bản địa của khu
vực này tổ chức.
(Buddhist Door –
October 20, 2013)
MIẾN ĐIỆN: Vũ Hội Voi tại thị trấn Kyaukse
Ngày 18-10-2013,
cư dân thị trấn Kyaukse (vùng Mandalay) tổ chức Vũ Hội Voi
để đánh dấu sự kết thúc Mùa Chay của Phật giáo.
Người dân thị
trấn đă làm khoảng 20 con voi lớn như voi thật từ khung tre,
giấy bồi và vải sa tanh đen để dự thi giải vũ điệu voi hay
nhất và voi được trang trí đẹp nhất.
Lễ hội này gắn
liền với một truyền thuyết địa phương có từ thế kỷ thứ 6,
khi Vua Miến Điện Anawaratha muốn tôn trí một xá lợi răng
Phật.
Nhà vua quyết
định để cho đàn voi hoàng gia của ḿnh chọn vị trí tốt lành
nhất cho xá lợi này. Khi đàn voi dừng chân gần 2 ngọn núi
Thar Lyaung và Kha Yway, vua cho xây chùa trên 2 đỉnh núi
này và tôn trí xá lợi tại chùa Shwe Thar Lyaung.
Để tôn vinh đàn
voi hoàng gia, hàng năm người ta tổ chức một lễ hội tại chân
núi Thar Lyaung.
(Buddhist Art
News – October 22, 2013)
Voi dự thi Vũ Hội Voi & khán giả địa phương và ngoại quốc
thưởng lăm vũ hội
Photos: Zarni Mann
ẤN ĐỘ: Một triệu Phật tử Dalit (tầng lớp khốn
cùng) tập trung tại địa điểm Cải đạo sang Phật giáo đầu tiên
ở Nagpur
Hàng năm, một triệu người Dalit tập trung tại
địa điểm Cải đạo sang Phật giáo đầu tiên tại thành phố
Nagpur, Ấn Độ. Kể từ năm 1956 hàng triệu người Dalit đă đáp
lời kêu gọi của Tiến sĩ Ambedkar để theo đạo Phật và thoát
khỏi hệ thống giai cấp.
Ngày nay tại hàng ngh́n làng mạc và phố thị,
bàn thờ trong nhà của người Dalit tôn trí h́nh ảnh của Đức
Phật và Tiến sĩ Ambedkar – một người mà họ tôn kính như một
vị Bồ tát. Vào tháng 10 hàng năm, trên một triệu Phật tử
Dalit đến Nagpur để tập trung tại địa điểm cải đạo ban đầu
này.
Dù nghèo đói và thiếu thốn về giáo dục và
nguồn lực, những Phật tử Dalit mới đang làm việc để tạo ra
một xă hội công bằng và phát triển sự hiểu biết về đạo pháp
của họ. Tại nhiều nơi, họ đă phát triển chùa chiền, trung
tâm thiền và dự án xă hội, và các thế hệ Phật tử trẻ đang
hoạt động để thực hiện tầm nh́n của Tiến sĩ Ambedkar về công
bằng xă hội và phát triển cá nhân dựa trên giáo lư lâu đời
của Đức Phật.
(The Buddhist Channel – October 24, 2013)
Phật tử Dalit tập trung tại thành phố Nagpur
Photo: Dishka Bhumi
PHI LUẬT TÂN: Phật tử cầu nguyện cho ḥa b́nh
tại Clark
Clark Freeport, Phi Luật Tân – Ngày
25-10-2013, các vị lănh đạo Chùa Saifukuji thuộc Phật phái
Chơn ngôn ở Kagoshima, Nhật Bản, đă cử hành một lễ cầu
nguyện hành hương v́ ḥa b́nh thế giới tại Quan Âm B́nh an
Điện ở Clark Freeport.
Các vị lănh đạo Hồi giáo, linh mục Công giáo
và mục sư của các nhóm Cơ đốc giáo khác đă gửi thông điệp
ḥa b́nh trong cuộc hành hương này.
Từ năm 1998 đến 2012, sư trụ tŕ Ekan
Ikeguchi của chùa Saifukuji là vị chủ lễ của cuộc cầu nguyện
hành hương v́ ḥa b́nh thế giới tại đây.
Năm nay có khoàng 100 người Phi luật Tân và
Nhật Bản tham gia các nghi lễ do 2 nhà sư Gosen Ikeguchi và
Yumyo Sameshima chủ tŕ . Đền Quan Âm tọa lạc tại Đồi Lily,
c̣n gọi là nơi sinh của máy bay cảm tử Thần phong (Kamikaze)
và từng được xem là xương sống của Hải – Lục quân Nhật Bản
tại Thái B́nh dương thời Thế chiến II.
(Big News Network – October 27, 2013)
Quan Âm B́nh an Điện tại Clark Freeport, Phi
Luật Tân
Photo: commons.wikimedia.org
THÁI LAN: Đức Tăng thống của Phật giáo Thái
Lan viên tịch
Ngày 24-20-2013, Đức Tăng thống Somdet Phra
Nyanasamvara cuat Thái Lan đă viên tịch ở tuổi 100 tại Bệnh
viện Chulalongkorn ở Bangkok, nơi ngài được điều trị kể từ
khi nhập viện cách đây hơn một thập kỷ.
Là người đứng đầu Phật giáo Thái Lan với hơn
90% dân số là Phật tử, Đức Tăng thống có thẩm quyền pháp lư
để giám sát các phái Phật giáo khác nhau.
Đức Tăng thống phát huy Phật giáo và đứng đầu
Hội đồng Tăng đoàn Tối cao, vốn giám sát chư tăng của tất cả
các giáo phái Phật giáo tại Thái Lan. Công việc của hội đồng
là bảo đảm rằng tăng sĩ làm theo lời Phật dạy và không vi
phạm các qui tắc do hội đồng lập ra.
(ABC News/AP)
Đức Tăng thống Somdet Phra Nyanasamvara của
Thái Lan
Phụ
nữ Thái cầm ảnh Đức Tăng thống bên ngoài Bệnh viện
Chulalongkom, Bangkok, vào ngày 25-10-2013 (Photos: AFP &
France 24)
HÀN QUỐC: Phục hồi Chùa Hwangryongsa (Hoàng Long Tự)
Gyeongju, Hàn
quốc - Chùa Hwangryongsa được xây theo lệnh Vua Jinheung
(540 – 576), là người muốn xây ngôi chùa lớn nhất chưa từng
có tại Cao Ly, với diện tích đất chiếm hơn 71.500 m2. Nhưng
toàn bộ khu phức hợp này đă bị quân xâm lược Mông Cổ phá hủy
vào năm 1238.
Cục Di sản Văn
hóa Hàn quốc và Thành phố Gyeongju đă chung tay thành lập
Viện Nghiên cứu Hwangryongsa để phục hồi ngôi chùa, như một
phần của chương tŕnh nhằm làm cho Gyeongju trở thành thành
phố lịch sử và văn hóa hàng đầu của quốc gia.
Trung tâm Nghiên
cứu Hwangryongsa mới được thành lập là một ṭa nhà 2 tầng có
diện tích hơn 2.865 m2 với kinh phí 13 triệu USD, bao gồm
các pḥng quan hệ công chúng, cơ sở nghiên cứu, lưu trữ v.v.
“Cho đến ngày chùa Hwangryongsa được phục hồi hoàn toàn,
Trung tâm Nghiên cứu Hwangryongsa sẽ cung cấp cho nhân dân
thông tin về di tích lịch sử này, và tiếp tục việc nghiên
cứu khảo cổ học của chúng tôi”, Cục Di sản Văn hóa Hàn quốc
cho biết.
(BTN – October
28, 2013)
Ư tưởng hội họa về ngôi chùa Hwangryongsa
được phục hồi
Photo: Emi Hailey Hayakawa
|