TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 12.2012
Diệu Âm lược dịch
ÂN ĐỘ: Đền Đại Bồ đề sẽ lập bệnh viện và trường cao đẳng y khoa
Patna, Ấn Độ - Đền Đại Bồ đề của Bồ đề Đạo tràng sẽ lập một bệnh viện và trường cao đẳng y khoa cấp thế giới với tài trợ tài chính quốc tế trong thành phố Bihar linh thiêng.
“Ban quản lư đền đă quyết định thành lập một bệnh viện và trường cao đẳng y khoa Phật giáo thế giới tại Bồ đề Đạo tràng, với sự giúp đỡ của các nước đông nam Á”, ông N.Dorjee, thư kư của Ban quản lư Đền Đại Bồ đề, nói.Ông cho biết nó sẽ là dự án phát triển đầu tiên tại Bồ đề Đạo tràng, với mục đích duy nhất là phục vụ người nghèo và cung cấp cho họ sự chăm sóc y tế và sức khỏe tốt nhất.
“Tôi rất vui được tiết lộ rằng một số quan chức của các đại sứ quán các nước Phật giáo của đông nam Á đă bày tỏ sự quan tâm giúp đỡ cho dự án được đề xuất này tại Bồ đề Đạo tràng”, ông Dorjee nói. Ông cho biết kinh phí cho dự án sẽ không phải là một vấn đề. ‘‘Hầu hết trong số 22 nước của đông nam Á sẽ tài trợ cho dự án v́ nó sẽ nổi bật tại Bồ đề đạo tràng”.(Mahabhodi IP – December 1, 2012)
Dấu chân Đức Phật tại Bồ đề Đạo tràng - Photo: Buddhist Door
UZBEKISTAN: Phát hiện tác phẩm điêu khắc Hy Lạp-Phật giáo
Tashkent, Uzbekistan - Một đội khảo cổ học Uzbek và Pháp làm việc tại Sukhandarya Oblast vào tháng 10-2012 đă t́m thấy một tác phẩm chạm nổi cao được bảo quản tốt làm bằng đá vôi trắng.
Tác phẩm điêu khắc cao khoảng 40 cm này thuộc một phù điêu Hy Lạp-Phật giáo, vốn xưa kia dùng để trang trí một ngôi đền, đại sứ quán Pháp tại Tashkent cho biết. Nó cho thấy một người đàn ông ăn mặc bảnh bao và một phụ nữ được miêu tả theo phong cách kết hợp các nền văn hóa Hy Lạp, Ấn Độ và Bactria. Các nhà khảo cổ đă chuyển vật họ t́m được cho bảo tàng khảo cổ học Termez để nghiên cứu.
Hy Lạp-Phật giáo là một sự hợp nhất của nền văn hóa Hy Lạp và Phật giáo vốn đă tồn tại ở các nước Afghanistan, Pakistan và Ấn Độ ngày nay từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên đến thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên.
(Tipitaka Network – December 3, 2012)
TÍCH LAN: Lập thực đơn an toàn cho chư tăng
Colombo, Tích Lan – Do quan tâm đến chế độ ăn uống không tốt của chư tăng bản địa, Cơ quan y tế Tích Lan sắp đưa ra một thực đơn mới cho họ.
Bộ trưởng Bộ Y tế, ông Maithripala Sirisena, nói rằng tín đồ cung kính cúng dường chư tăng những thức ăn ngon và bổ dưỡng, nhưng như vậy lại gây ra các vấn đề về sức khỏe cho các tu sĩ.
Bộ Y tế nói rằng thực phẩm bổ dưỡng ấy đă khiến một số nhà sư bị bệnh tiểu đường và huyết áp.
Bộ này sẽ ban hành một thực đơn đặc biệt an toàn vào ngày 16-12-2012 như một biện pháp khắc phục.Phật tử tin rằng cúng dường thực phẩm cho chư tăng vào giờ ăn trưa là việc làm công đức. Theo lời Phật dạy, công đức tích lũy sẽ đem đến một cuộc sống tốt đẹp hơn ở kiếp sau cho người cúng dường cũng như thân nhân đă khuất của họ.
(Mahabhodi IP – December 4, 2012)
Tín đồ cúng dường thực phẩm cho chư tăng - Photo: PTI
HONG KONG: Triển lăm tranh và thư pháp quư
Triển lăm mang tựa đề Tranh và Thư pháp Trung Hoa của các Triều đại Tống , Nguyên và Minh từ Bảo tàng Mỹ thuật của Thành phố Osaka (OCMFA) diễn ra từ 30-11-2012 đến 9-1-2013 tại Bảo tàng Nghệ thuật Hong Kong (HKMA).
Triển lăm trưng bày 38 tranh và thư pháp quư giá từ thời Tống đến thời Minh, cho khách thưởng lăm một cơ hội hiếm có để trải nghiệm nghệ thuật hội họa Trung Hoa trong thời kỳ này, cũng như dịp để t́m hiểu nhiều hơn về quan điểm của Nhật Bản đối với nền văn hóa Trung Hoa cổ xưa và về mối quan hệ Trung-Nhật trong thiên niên kỷ vừa qua.
Cùng được tŕnh bày bởi Cục Dịch vụ Giải trí và Văn hóa (Hong Kong) và OCMFA (Nhật Bản), cuộc triển lăm do HKMA và OCMFA tổ chức để kỷ niệm 15 năm thành lập đặc khu Hành chính Hong Kong và 50 năm thành lập HKMA.
(Buddhist Door – December 4, 2012)
Giám đốc Dịch vụ Giải trí và Văn hóa Betty Fung (bên trái) khánh thành triển lăm Tranh & Thư pháp Trung Hoa của Triều Tống, Nguyên & Minh - Photo: CAN
HOA KỲ: Các nữ lănh đạo Phật giáo lên tiếng chống lại bạo lực giới tính
Là một chiến dịch quốc tế bắt nguồn từ Viện Lănh đạo Toàn cầu của Phụ nữ và được tài trợ bởi Trung tâm Lănh đạo Toàn cầu của Phụ nữ, “16 Ngày của Chiến dịch Hoạt động Cấp tiến Chống Bạo lực Giới” đang diễn ra mạnh mẽ với hàng loạt bằng chứng qua video, trong đó có sự lên tiếng của 2 nữ lănh đạo Phật giáo là Wendy Egyoku Nakao và Alisa Roadcup.
Chiến dịch 16 ngày là “một chiến dịch do các cá nhân và các nhóm khắp thế giới tổ chức để kêu gọi loại bỏ tất cả các h́nh thức bạo lực đối với phụ nữ”.Trong video của ḿnh, Nakao, Thiền sư Phật giáo và là Sư trưởng Trung tâm Thiền Los Angeles, thảo luận về “nguyên tắc bất bạo động trong Phật Thiền và cách nó đă làm tăng cường sự cam kết chấm dứt bạo lực trong bản thân bà và trong thế giới”.
Là Phó chủ tịch Hội đồng Những người Ủng hộ Nạn nhân bị Cưỡng hiếp, là một nhà lănh đạo trong Nhóm Cộng tác v́ Nhân Quyền của Phụ nữ về Ân xá Quốc tế Hoa Kỳ và là Giám đốc ban Vận động Chính sách và Phát triển cho Heshima Kenya của Hoa Kỳ, Roadcup “chia sẻ 2 giáo lư từ truyền thống Phật giáo của ḿnh, vốn truyền cảm hứng cho công việc của cô với các nạn nhân của tấn công t́nh dục”.
(Shambhala Sun – December 7, 2012)
Biểu trưng của Chiến dịch Chống Bạo lực Giới - Photo: Buddha Dharma
CAM BỐT: Pho tượng Phật bị đánh cắp nhiều lần đă được tặng cho Bảo tàng Quốc gia
Từ chùa Sambor ở quận Dangkor của Phnom Penh, có một tượng Phật bằng đồng đă rất nhiều lần bị đánh cắp và được thu hồi , nên các nhà sư ở đó quyết định che dấu tác phẩm nghệ thuật đầy sức thu hút này bằng cách sơn phủ lên nó màu sơn vàng.
Tuy nhiên bọn trộm vẫn phát hiện sự ngụy trang ấy và lại cuỗm tượng một lần nữa – là lúc mà mọi người nhất trí rằng phái có một biện pháp an ninh cao hơn.
Thượng tọa Kong Pisey, sư trưởng chùa Sambor, nói, “Tôi và ban trị sự chùa cùng các tín đồ đă rất lo, v́ vậy chúng tôi đồng ḷng quyết định tặng tượng cho Ṭa thị chính để cất giữ trong Bảo tàng Quốc gia’.
Giám đốc Bảo tàng là Kong Vierak tin rằng pho tượng bằng đồng màu xanh thẫm này khoảng 100 năm tuổi.
Tượng được trao cho bảo tàng trong một buổi lễ chính thức vào ngày 4-12-2012.
Các thợ phục chế đă cọ tẩy hầu hết lớp sơn vàng, dù khuôn mặt của tượng vẫn c̣n những vết ố.
(Buddhist Door – December 8, 2012)
Thượng tọa Kong Pisey (bên trái) và các quan chức ṭa thị chính Phnom Penh trong lễ tặng tượng Phật cho Bảo tàng Quốc gia - Photo: Pha Lina
ẤN ĐỘ: Nghi thức tụng niệm kinh Phật tại Ladakh được thêm vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của Liên hiệp quốc
Là một trong số 20 danh mục mới, nghi thức tụng kinh Phật giáo tại vùng Ladakh của Ấn Độ đă được Ủy ban Liên chính phủ (gồm 24 thành viên) của Liên Hiệp Quốc thêm vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể của Nhân loại.
Theo Ủy ban, việc tụng kinh tại Ladakh được chọn v́ chư tăng tại các tu viện và làng mạc ở vùng này thể hiện tinh thần, triết lư và lời Phật dạy qua tụng niệm kinh kệ.
Các nhà sư vùng này mặc lễ phục và dùng các động tác của bàn tay và các nhạc khí khác nhau trong khi cầu nguyện cho hạnh phúc về tinh thần và đạo đức của mọi người, cho sự thanh khiết và an lạc, để xoa dịu sự thịnh nộ của ma quỷ hoặc để cầu xin chư Phật, chư Bồ tát, chư thần thánh.
(Buddhist Channel – December 9, 2012)
Tụng kinh Phật tại Ladakh - Photo: Yoshita Singh
THÁI LAN: Triển lăm tranh Phật giáo của họa sĩ Aree Kongpol tại Phuket
Phuket, Thái Lan – Nổi tiếng với các tranh sơn dầu về chủ đề Phật giáo, họa sĩ Aree Kongpol đang có cuộc triển lăm những tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất của ḿnh tại Pḥng Trưng bày 111 trên đường Phang Nga, Phuket.
Nhiều họa sĩ địa phương đă tham dự lễ khai mạc triển lăm, diễn ra vào ngày 17-11-2012. Triển lăm bao gồm 23 tác phẩm: Tranh xưa nhất được vẽ vào năm 1998, và tranh mới nhất được hoàn thành vào đầu năm nay.
Aree là người dân Phuket, tốt nghiệp Khoa Hội họa của trường Đại học Prince of Songkhla tại Pattani.
Sau khi kết thúc việc học, Aree đi khắp vương quốc trong nhiều năm. Trong thời gian này, và sau khi trở về Phuket, ông từng vẽ “những bản sao” của các họa sĩ nổi tiếng từ khắp thế giới. Cuối cùng ông đă t́m được ‘cách’ của ḿnh với nghệ thuật Phật giáo.
Ngoài tranh sơn dầu, Aree c̣n sáng tác các tác phẩm điêu khắc Phật giáo.
(Buddhist Art News – December 9, 2012)
Họa sĩ Aree và một tác phẩm điêu khắc Phật giáo của ông - Photo: Phuket News
SINGAPORE: Ṭa nhà mới cho trường Cao đẳng Phật giáo Singapore
Trường Cao đẳng Phật giáo Singapore tọa lạc tại Tu viện Kong Meng San Phor Kark See ở Bishan sẽ có một ṭa nhà mới vào năm 2014.
Cơ sở mới này tại tu viện sẽ bao gồm một thư viện, pḥng máy tính và kư túc xá mới chứa được đến 200 sinh viên. Hiện nay, trường cao đẳng Phật học đầu tiên của Singapore này chỉ có chỗ cho 80 sinh viên một lúc.
Lễ động thổ cho ṭa nhà mới cũng như cho băi đậu xe mới của tu viện đă được tổ chức vào ngày 5-12-2012 tại khuôn viên trường.
Băi đậu xe mới, sẽ hoàn thành vào đầu năm 2014, sẽ tăng không gian đậu xe của tu viện từ 100 lên đến 270 chỗ.
(Mahabhodi IP – December 10, 2012)
ẤN ĐỘ: Binh sĩ Vương quốc Anh sẽ thiền định tại cây Bồ đề ở Bồ đề Đạo tràng
Trong 12 tháng tới, tại bang Bihar ở miền đông Ấn Độ, hơn 4.000 binh sĩ quân đội Anh mệt mỏi v́ chiến tranh sẽ loại bỏ căng thẳng qua thiền định dưới cây bồ đề linh thiêng tại Bồ đề Đạo tràng, nơi Đức Phật giác ngộ cách đây hơn 2.500 năm.
Các binh sĩ, tất cả đều là Phật tử thực hành, sẽ bắt đầu đến Bồ đề Đạo tràng vào tháng 1-2013. Họ sẽ đến theo từng nhóm từ 100 đến 150 người, và sẽ trải qua một tuần tại địa điểm linh thiêng nhất của Phật giáo.
Họ đă từng trải nghiệm những cuộc chiến đấu kéo dài tại Iraq, Afghanistan hoặc ở cả 2 nước.
Các binh sĩ, trong đó có một số bị hội chứng chấn thương tâm lư, cũng sẽ có một ngày viếng Lộc Uyển, nơi Đức Phật thuyết pháp lần đầu tiên.
Người tổ chức cuộc tham quan là Sumil Kumar Pintu, bộ trưởng du lịch bang Bihar, nói, “Chuyến thăm Bồ đề Đạo tràng và Lộc Uyển là nhằm mục đích mang lại sự an b́nh cho binh sĩ Anh sau những trải nghiệm của họ trên chiến trường”.
Ông Pintu cho biết bộ du lịch bang đă đạt được thỏa thuận với quân đội Anh thông qua một đại lư du lịch quốc tế tại Thị trường Du lịch Thế giới ở Luân Đôn vào tháng trước.
(irishtimes.com – December 12, 2012)
4.000 binh sĩ Anh sẽ đến Bồ đề Đạo tràng để tham thiền từ tháng 1-2013
Bồ đề Đạo tràng - Photo: Giridhar Jha
TÂY TẠNG: Bản thảo Lá cọ trên 1.000 năm tuổi của kinh Phật giáo
TIN ẢNH:
1/ Ảnh chụp những bản kinh Phật giáo viết trên lá cọ được bảo quả tốt tại thủ phủ Lhasa của Tây Tạng
2/ Việc viết kinh trên lá cọ bắt nguồn từ Ấn Độ và được truyền vào Tây Tạng, Trung Hoa cách đây hơn 1.000 năm, vào thời nhà Đường (618-907)
3/ Tranh minh họa ở trang trong của một bản kinh lá cọ
4/ Kinh lá cọ được lưu giữ trong các hộp gỗ trên các ngăn kệ
5/Các học giả nghiên cứu các Bản thảo Kinh Lá cọ của Phật giáo tại Lhasa
Photos: Chogo
(Buddhist Art News – December 15, 2012)
THÁI LAN: Triển lăm 1.500 năm nghệ thuật Phật giáo
Qua 190 tác phẩm từ các bảo tàng quốc gia Thái cũng như từ bộ sưu tập của Hội đồng Di sản Quốc gia, cuộc triên lăm mang tên ‘Những con đường Giác ngộ: Nhiều ḍng Phật giáo tại Thái Lan’ giới thiệu nghệ thuật Phật giáo 1.500 năm tuổi tại Thái Lan.
Triển lăm được tổ chức từ ngày 29-11-2012 đến 17-4-2013 tại Bảo tàng Các nền văn minh châu Á.
Đây là cuộc trưng bày một tập hợp của những đồ tạo tác, tác phẩm nghệ thuật và cả hàng dệt – không những cho thấy sự đa dạng của nghệ thuật mà c̣n là của nhiều sự ảnh hưởng vốn h́nh thành nó qua thời gian.
Một số tượng Phật trầm mặc được giới thiệu cùng với các đồ trang sức, tác phẩm điêu khắc, tranh, bùa hộ mệnh và hàng dệt may. Nhiều hiện vật gắn với truyền thuyết trong số này chưa từng được triển lăm bên ngoài đất nước Thái Lan.
(Mahabhodi IP – December 16, 2012)
Triển lăm ‘Những con đường Giác ngộ’ tại Thái Lan - Photo: Mark Cheong
HOA KỲ: Phim tài liệu ‘Chư Phật của Mes Aynak’ (Afghanistan) của đạo diễn Brent E. Huffman
Phim ‘Chư Phật của Mes Aynak’ là câu chuyện của một cuộc chạy đua với thời gian. Đây là phim tài liệu theo chân một đội khảo cổ học quốc tế khi họ cố gắng lập tài liệu về thành phố Phật giáo cổ đại Mes Aynak của Afghanistan, trước khi nó bị hủy diệt trong tháng 12-2012.
Địa điểm này, được gọi là một trong những khám phá khảo cổ quan trọng nhất tại châu Á, sẽ bị phá hủy bởi MCC - công ty khai thác khoáng sản thuộc sở hữu của chính phủ Trung quốc - để khai thác mỏ đồng trị giá hơn 100 tỉ đô la, nằm ngay bên dưới các ngôi đền Phật giáo.
Phim ‘Chư Phật của Mes Aynak’ cũng sẽ t́m hiểu ư nghĩa văn hóa và lịch sử của tổ hợp Phật giáo Mes Aynak, và tŕnh chiếu từng chi tiết sống động về cuộc sống của chư tăng ni từng làm việc và thờ phượng tại đó ra sao.
Phim do đạo diễn Brent E. Huffman thực hiện. Ông là một đạo diễn, nhà văn, biên tập viên và nhà quay phim từng đoạt giải thưởng, và c̣n là một giảng viên tại trường Báo chí Medill của Đại học Tây Bắc, Illinois (Hoa Kỳ).
(Buddhist Door – December 17, 2012)
Các tượng Phật tại Mes Aynak, Afghanistan - Photo: Buddhist Door
ANH: Hoạt động của Trung tâm Thiền Đất Phật tại Keighley
Gần đây, các t́nh nguyện viên đă sửa sang lại Trung tâm Thiền Đất Phật và Quán ăn Ḥa b́nh Thế giới ở Lawkholme Crescent, Keighley (Yorkshire). Trung tâm đang mời mọi người đến dự các cuộc hội thảo và các sự kiện tại đây.
Được điều hành bởi các t́nh nguyện viên v́ lợi ích và hạnh phúc của cộng đồng, trung tâm mở cửa cho mọi người của mọi tầng lớp và tín ngưỡng muốn học thiền, và nếu muốn, họ có thể t́m hiểu thêm về Phật giáo.
Các lớp thiền, các cuộc hội thảo nửa ngày và một ngày được tổ chức trong thiền pḥng ở tầng một.
Trung tâm điều hành các lớp đêm thường xuyên tại các cộng đồng lân cận, cung cấp các dịch vụ công cộng, cũng như hoạt động hàng tháng về ẩm thực theo chủ đề quốc tế và đi bộ v́ Ḥa b́nh Thế giới.
Trung tâm có một pḥng cộng đồng và Quán ăn Ḥa b́nh Thế giới, được thành lập vào năm 2010.
(Buddhist Channel – December 18, 2012)
Trung tâm Đất Phật ở Keighley điều hành các lớp thiền tại khu Ilkley lân cận - Photo: Wharfedale Observer
MĂ LAI: Hội Phật giáo Subang Jaya tặng đồ dùng học tập cho học sinh nghèo
Sabang Jaya, Selangor – Ngày 16-12-2012, khoảng 500 học sinh kém may mắn trong khu vực đă được tặng cặp, văn pḥng phẩm và giày do Hội Phật giáo Subang Jaya đóng góp.
Các em từ 10 trường Mă Lai, Tamil và Trung Hoa cùng với một số em khác từ các nhà thờ Hồi giáo, đền thờ và các hội người khuyết tật đă được trao quà. Ngoài ra c̣n có 60 học sinh từ SJK(C) Khing Ming đến bằng xe buưt để nhận quà tặng.
Sáng kiến này là một phần của chương tŕnh Chăm sóc Giáo dục của Hội Phật giáo này, nhằm giảm bớt gánh nặng của cha mẹ và bảo đảm rằng các em kém may mắn đều có những vật dụng thiết yếu để học tập trong năm tới.
James Khoo, chủ tịch tổ chức Chăm sóc Giáo dục, nói, “Đây là năm thứ 7 chúng tôi thực hiện chương tŕnh này, và sự hưởng ứng là rất tốt, nhờ có các tín đồ và hội viên”.
(Mahabhodi IP – December 20, 2012)
Ư ĐẠI LỢI: Hội Phật giáo Từ Tế giúp nạn nhân động đất ở miền bắc nước Ư
Vào ngày 17-12-2012, các hội viên Hội Cứu trợ Phật giáo Từ bi Từ Tế của Đài Loan từ Đức, Pháp và Vương quốc Anh đă vượt trời tuyết tại miền bắc nước Ư để phân phối chứng từ mua sắm cho các cư dân bị động đất hồi tháng 5 năm nay.
37 t́nh nguyện viên đă phân phát chứng từ mua sắm, mỗi tờ trị giá 100 euro, cho khoảng 400 cư dân của các thị trấn Bondeno và Finale Emilia để giúp họ vượt qua mùa đông.
Một t́nh nguyện viên đến từ Đức cho biết cư dân tại 2 khu vực này đang rất cần sự giúp đỡ, và đây là đợt vận động từ thiện chủ yếu nhằm giúp các gia đ́nh có người già và trẻ em, hoặc những người đang gặp khó khăn về tiền.
Hiện nay Hội không có chi nhánh tại Ư, và các t́nh nguyện viên đă đi qua các biên giới để đến những vùng bị ảnh hưởng bằng xe buưt du lịch, bất chấp những ngày trước đó đă bắt đầu có tuyết lớn.
(Buddhist Channel – December 23, 2012)
Hội viên Hội Từ Tế (bên trái) và nạn nhân động đất ở Ư - Photo: CNA
TRUNG QUỐC: Các tác phẩm Phật giáo bằng pha lê của nhà điêu khắc Đài Loan Hung Fu-shou
Sinh năm 1950 tại Penghu, Đài Loan, điêu khắc gia Hung Fu-shou bắt đầu học chạm khắc san hô vào năm 17 tuổi. Đầu thập niên 1990, ông đến Trung quốc để t́m cơ hội kinh doanh tốt hơn và đă t́nh cờ thấy được nghề chạm khắc pha lê lần đầu tiên.
Ông nhận thấy pha lê là một vật liệu lư tưởng cho các tác phẩm điêu khắc Phật giáo, vốn gắn lền với sự an lạc và thanh tịnh.
Các tác phẩm điêu khắc Phật giáo của ông Hung Fu-shou đă nhiều lần đoạt giải thưởng tại Trung quốc trong khi một trong số đó được đưa vào bộ sưu tập của Bảo tàng Guimet tại Pháp. Các thành tựu của ông làm ông trở thành một trong những nhà điêu khắc giỏi nhất về chạm khắc pha lê liên quan đến Phật giáo Tây Tạng.
Hiện nay ông Hung và vợ điều hành Công ty Điêu khắc Thanh Sơn của ḿnh tại Thái Châu, Giang Tô. Sản phẩm của họ được bán cho các thị trường toàn cầu.
(Buddhist Art News – December 23, 2012)
Tượng Phật bằng pha lê của nhà điêu khắc Đài Loan Hung Fu-shou
Ông Hung Fu-shou làm việc tại công ty của ḿnh
Một thợ học việc của nhà điêu khắc Hung Fu-shou đang chạm khắc trên vật liệu bằng pha lê - Photos: Xinhua
ẤN ĐỘ: Tàu hỏa hành hương Phật giáo Mahaparinirvana Express sẽ mở rộng lộ tŕnh
Từ ngày 20-1-2013, tàu tốc hành Mahaparinirvana sẽ mở rộng lộ tŕnh để đến các di tích Phật giáo ở Orissa.
H.S.Rawat, một viên chức cao cấp của Công ty Dịch vụ Ăn uống và Du lịch Đường sắt Ấn Độ (IRCTC), nói, “Tàu bắt đầu hành tŕnh từ ga Safdarjung ở thủ đô (New Delhi), bây giờ sẽ đi Phật Già Da, Rajgir. Nalanda, Varanasi, Gorakhpur, Câu Thi Na, Lâm T́ Ni và Xá Vệ Quốc trong chuyến đi 7-đêm-8-ngày”.
Được ICTC giới thiệu vào năm 2007, tàu tốc hành này cung cấp một lựa chọn du lịch an toàn, đáng tin cậy và thuận tiện cho khách hành hương, với giá cho chuyến đi du lịch-hành hương từ 7.500 đến 34.000 rupee.
Tàu tốc hành Mahaparinirvana thường có lượng khách chiếm ít nhất 60% chỗ mỗi chuyến, với rất nhiều khách đến từ Trung quốc, Thái Lan, Đài Loan và Đông Á.
(IANS – December 23, 2012)
Tàu hành hương Phật giáo Mahaparinirvana Express - Photo:google images
ÚC ĐẠI LỢI: Cộng đồng Phật tử Fairfield kỷ niệm 4 năm trồng cây Bồ đề Bonnyrigg
Fairfield, Úc – Các hội viên của cộng đồng Phật tử địa phương đă tổ chức một lễ kỷ niệm 4 năm kể từ khi trồng Cây Bồ đề Bonnyrigg.
Được trồng tại Công viên Trung tâm Thành phố Bonnyrigg, cây này tượng trưng cho tín ngưỡng Phật giáo rằng Đức Phật đă giác ngộ dưới một cây bồ đề.
Vào cuối tháng trước, hơn 200 Phật tử Lào và hội viên của các nhóm liên tôn giáo địa phương đă tham gia sự kiện Chiêm nghiệm Ḥa b́nh Dưới Cây Bồ đề.
Một phát ngôn viên của Hội đồng Fairfield nói rằng hội viên của các tín ngưỡng Ki Tô giáo, Hồi giáo và Phật giáo đă cầu nguyện, chư tăng được dâng y mới và một cuộc diễn hành được tổ chức để tôn vinh cây bồ đề nói trên.
Hội đồng đă trồng cây này vào năm 2008 để trùng hợp với sự ra mắt biểu trưng Bonnyrigg có h́nh lá bồ đề bên cạnh lá cây bạch đàn.
Kể từ đó Hội Phật giáo Lào của bang New South Wales đảm nhận việc bảo vệ cây.
(Mahabodhi – December 26, 2012)
Lễ kỷ niệm 4 năm trồng cây Bồ đề Bonnyrigg tại Fairfield, Úc - Photo: Lauren Mcmah
NHẬT BẢN: Truyện tranh Đức Phật của Tezuka được chuyển thể thành nhạc kịch
Truyện tranh Đức Phật của Osamu Tezuka, đang được chuyển thể thành một vở nhạc kịch sân khấu, sẽ ra mắt vào tháng 5-2013 tại Tokyo và Osaka.
Nhạc kịch này - dựa vào hành tŕnh tâm linh của nhân vật tôn giáo – là nhạc kịch đầu tiên của Đoàn Kịch Warabiza.
Kịch bản do T. Saito viết, âm nhạc do M. Kohi đảm nhận và T. Kurriyama là nhà sản xuất.
Cốt truyện của truyện tranh gốc của Tezuka xoay quanh nhân vật danh giá là Thái tử Tất Đạt Đa, là người hành cước trên một cuộc hành tŕnh tâm linh với hy vọng mang lại sự hồi sinh tinh thần cho người dân tại đất nước đau khổ của ngài.
Từ 15-6 đến 15-8-2013, nhạc kịch này sẽ được diễn tại thành phố Semboku, nơi có nhà hát chính của Đoàn Kịch Warabiza. Sau đó Đoàn sẽ lưu diễn trên toàn quốc trong tháng 8-2013.
(Tipitaka – December 28, 2012)
Tranh từ truyện tranh Đức Phật (của Tezuka, Nhật Bản) được chuyển thể thành nhạc kịch
Photo: tipitaka.net