TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

THÁNG 9.2011

 

 

ẤN ĐỘ: Triển lãm tranh của họa sĩ Sohan Qadri tại New Delhi

 

New Delhi, Ấn Độ - Sohan Qadri là một trong những họa sĩ tâm linh hàng đầu của Ấn Độ. Ông từ trần tại Canada vào tháng 3-2011.

Vào ngày 1-9-2011, một cuộc triển lãm hiếm có 70 trong số các tranh trừu tượng sáng tác từ năm 1960 đến 2010 của ông đã được tổ chức tại New Delhi.
Cuộc triển lãm đầu tiên xuyên suốt 50 năm sáng tác của cuộc đời họa sĩ Qadri, được trưng bày tại Phòng triển lãm Visual Arts trong một tuần, đã được khai mạc bởi Bộ trưởng Du lịch Liên bang Subodh Kant Sahay.

Nghệ thuật trừu tượng của Qadri lấy cảm hứng từ yoga Kudalini, kinh Vệ đà Rig và Phật giáo Mật tông Kim cang thừa.

Ông đã làm việc với phòng triển lãm Kumar tại New Delhi từ năm 1965 với danh vị một họa sĩ nổi tiếng.

(Mangalorean.Com - September 3, 2011)

 

 

Họa sĩ Qadri và một số tác phẩm của ông - Photos: Raman Iyer và Google

 

 

HOA KỲ: Sư trưởng mới của Giáo hội Phật giáo Florin ở Sacramento

 

Sacramento, California - Đại đức Yuki Sugahara, 31 tuổi, đã trở thành sư trưởng mới của giáo hội Phật giáo Florin thuộc Tịnh Độ Chân Tông ở thành phố Sacramento. Đại đức Sugahara từ Tokyo, Nhật Bản đến Hoa Kỳ vào ngày 19-7-2011, để đáp ứng sự khai thông quan trọng trong cấu trúc tổ chức của giáo hội này.

Trong 3 năm rưỡi qua, 200 hội viên giáo hội Phật giáo Florin không có vị sư trưởng, do vị tiền nhiệm đã rời giáo hội để giảng dạy môn Phật giáo tại trường đại học Evergreen ở bang Washington.

Trong khi kiên nhẫn chờ đợi Đại đức Yuki Sugahara đến Hoa Kỳ để nhậm chức, các hội viên ở Florin đã được Giáo hội Phật giáo Sacramento bảo trợ trong việc hướng dẫn lễ nghi vào Chủ nhật và các nhu cầu khác của họ.

(examiner.com - September 2, 2011)

 

Đại đức Yuki Sugahara đứng trước bàn thờ chính ở Giáo hội Phật giáo Florin, Sacramento - Photo: Myoho Pulai

 


CAM BỐT: Lịch sử Phật giáo của cố đô Angkor

 

Nằm ở tỉnh Siem Reap, thành phố Angkor (Angkor Wat) từng là kinh đô của đế chế Khmer. Phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 13 như là mối liên hệ nổi bật của nền văn minh Khmer, kỳ quan vũ trụ học Angkor Wat trải rộng 200 km vuông, lưu dấu một lịch sử phong phú và kỳ lạ của Ấn Độ giáo đa sắc và Phật giáo trầm mặc.

Các vị vua đã trị vì và Angkor đã phát triển rực rỡ trong 500 năm.
Tuy nhiên, sức mạnh của đế chế Khmer không tồn tại lâu dài. Thành phố Angkor đã bị quân đội Thái chiếm đóng vào năm 1431, bị bỏ hoang và quên lãng trong gần 4 thế kỷ, cho đến khi được tái khám phá vào thế kỷ thứ 19 bởi nhà tự nhiên học người Pháp Henri Mouhot.
Kể từ đó, linh địa này được các tu sĩ Phật giáo bảo quản và giờ đây thu hút người hành hương và du khách từ khắp thế giới, đến để tìm sự tĩnh tâm và chiêm ngưỡng nền kiến trúc Khmer tuyệt đẹp này.

Ngày nay, lịch sử Phật giáo của thành phố cổ Angkor tạo được tiếng vang mạnh mẽ - được minh chứng qua các pho tượng và các đền thờ Phật, và qua rất nhiều người hành hương cầu khấn với nhang thơm tỏa nhẹ khắp những hàng hiên.

(Brunei Press - September 4, 2011)

 

angkor

 

angkor
Thành phố cổ Angkor tại Siem Reap, Cam Bốt - Photos: NYL 

 


BẮC HÀN: Chư tăng 2 miền Nam -Bắc Hàn đồng tổ chức lễ kỷ niệm 1.000 năm bản khắc kinh

 

Bình Nhưỡng, Bắc Hàn - Vào ngày 5-9-2011, các tăng sĩ từ Nam và Bắc Hàn đồng tổ chức một nghi lễ tôn giáo hiếm có tại miền Bắc, giữa lúc có những dấu hiệu đầy hy vọng gần đây cho thấy tình trạng thù địch của 2 bên đang giảm nhẹ.
Các nhà sư Nam Hàn đã đến Bắc Hàn vào ngày 3-9-2011.

Hình ảnh từ Tin Truyền hình của hãng AP cho thấy chư tăng cùng chắp tay và cúi đầu trước một tượng Phật tại ngôi chùa cổ Pohyon.

Buổi lễ tại tây bắc Bình Nhưỡng này diễn ra nhân kỷ niệm 1.000 năm một bản khắc kinh sách Phật giáo quan trọng, được xem là linh thiêng đối với Phật tử của cả 2 miền Nam-Bắc Hàn.

(AP - September 5, 2011)

 


LIÊN BANG NGA: Phái đoàn Phật giáo từ Ấn Độ thăm Phật tử Nga

 

Cuối tháng 8 năm nay đánh dấu một sự kiện được nhiều mong đợi: một phái đoàn từ Tu viện Phật giáo Tây Tạng Drepung Gomang của Ấn Độ đến nước cộng hòa Tuva vào ngày 24-8-2011. Trong 2 tuần, các vị lạt ma của trung tâm Phật giáo này đi khắp nước cộng hòa để giao lưu với tín đồ bản địa và thực hiện các nghi lễ tôn giáo.

Sau đó, các nhà sư Drepung Gomang đi thăm Phật tử tại vùng Irkutsk, Buryatia và vùng Xuyên-Baikal, trước khi hoàn thành sứ mệnh của họ tại cộng đồng Phật giáo Moscow.

Sư trưởng Tăng đoàn Phật giáo Truyền thống của Nga là lạt ma Pandito Hambo nói rằng: Drepung Gomang rất có ý nghĩa đối với Phật tử Nga, vì đó không chỉ là một tu viện và đền thờ, mà còn là một trung tâm giác ngộ tinh thần của Phật giáo. Nhiều vị lạt ma Nga đã học tập ở đó, và một số vị thậm chí đã trở thành các trụ trì tu viện. Có khoảng 90 người Nga hiện đang học tại Drepung Gomang và con số này có thể tăng trong tương lai.

(The Indus - September 6, 2011)

 

 

HÀN QUỐC: Lễ hội quốc tế kỷ niệm 1.000 năm bộ kinh Tam tạng Triều Tiên

 

Chính quyền hạt Hapcheon và tỉnh Nam Gyeongsang sẽ tổ chức một lễ hội quốc tế lớn từ ngày 23-9 đến 1-11-2011 để chào mừng kỷ niệm 1.000 năm bộ kinh Phật khắc gỗ cổ xưa nhất, bộ Tam tạng Triều Tiên, được lưu giữ tại chùa Haein ở địa phương này.

Trọng tâm của lễ hội sẽ là tái khám phá tam Tạng Triều Tiên, một trong những bộ kinh cổ xưa và toàn diện nhất của Phật giáo bằng chữ Hán.

Ban tổ chức đã mời giới truyền thông xem trước về các hoạt động lễ hội tập trung vào bộ Tam tạng Triều Tiên được khắc trên 81.258 bản gỗ này.

Một trong các hoạt động nổi bật của lễ hội là “Dự án Nghệ thuật Haein”, với sự trưng bày các tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ Phật giáo của các nghệ sĩ quốc tế từ 30 nước.

Chùa Haein được thành lập vào năm 802, tọa lạc tại vườn quốc gia Gaya. Chùa là nơi lưu giữ bộ kinh Tam tạng Triều Tiên  kể từ năm 1398.

(The Korea Times – September 9, 2011)

 

Description: http://110.45.173.106/upload/news/1109090901.jpg

Kinh Tam Tạng Triều Tiên bản khắc gỗ trong tàng kinh các của chùa Haein



TÍCH LAN + MIẾN ĐIỆN: Thúc đẩy du lịch hành hương giữa 2 nước

 

Trong một cuộc họp báo vào ngày 9-9-2011 tại Hội đồng Phát triển Du lịch Tích Lan, ông Aye Kyaw - Giám đốc Dịch vụ Du lịch Ruby Lanka của Miến Điện phát biểu rằng: Sau Ấn Độ, trong tương lai Tích Lan sẽ là lựa chọn thứ 2 của Miến Điện cho các cuộc tham quan hành hương.

Là trưởng phái đoàn Miến Điện, ông Kyaw cùng các thành viên đã đến Tích Lan theo lời mời của ngành du lịch Travelon Tích Lan để thúc đẩy du lịch hành hương giữa 2 nước.

Ông nói rằng trung bình hàng năm có 6.000 người Miến Điện viếng Bodhgaya ở Ấn Độ. Nhưng trong tương lai sẽ có ít nhất 1.000 người trong số đó đến Tích Lan, vì người dân Miến Điện rất mong muốn được viếng những nơi Đức Phật đã đến thăm.

Ông Kyaw nói có 320 nhà sư Miến Điện đang sống tại Tích Lan, và điều này giúp phát triển mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân dân 2 nước.

Ông nói rằng một lợi thế khác cho họ là Tích Lan không chỉ là một điểm đến hành hương, mà còn có những bãi biển và núi non rất đẹp cũng như những trung tâm mua sắm.

(dailynews.lk - September 12, 2011) 

 

Description: http://www.dailynews.lk/2011/09/12/z_pi-Lanka-beckons.jpg

Ông Aye Kyaw, trưởng phái đoàn Miến Điện (trái), trong cuộc họp báo tại Hội đồng Phát triển Du lịch Tích Lan - Photo: Thushara Fernando

 

 

ẤN ĐỘ: Khánh thành Trung tâm Nghiên cứu mới tại trường IGNOU

 

New Delhi, Ấn Độ - Tại một buổi lễ được tổ chức gần đây ở thủ đô New Delhi, Đức Đạt lai Lạt ma đã khánh thành Trung tâm Nghiên cứu Tây Tạng ở trường Đại học Mở Quốc gia Indira Gandhi ( IGNOU). Ngài cũng được trường đại học này tặng bằng tiến sĩ văn khoa.

Mục đích của trung tâm là bảo tồn nền văn hóa Tây Tạng tại Ấn Độ và Nepal. Trung tâm đã đưa ra 3 chương trình – giấy chứng chỉ, bằng Cử nhân và bằng Thạc sĩ tương ứng về Nghiên cứu Phật giáo và Tây Tạng. Các chương trình này sẽ được dạy tại các Trung tâm Phật giáo Tây Tạng khu vực ở Dharamshala, trường Đại học Nghiên cứu Phật giáo Trung ương ở Sarnath và Nhà Tây Tạng ở Delhi.

IGNOU sẽ cung cấp tư liệu học tập, và sẽ cùng với trường Đại học Nghiên cứu Phật giáo Trung ương Sarnath cấp phát các văn bằng.

(TNN – September 12, 2011)

 

Description: http://www.unpo.org/imgi/p/132.jpg

Biểu trưng của Trung tâm Nghiên cứu Tây Tạng tại IGNOU, New Delhi - Photo: UNPO



TRUNG QUỐC: Bảo tồn tu viện Trangu của Phật giáo Tây Tạng
 

Ngày 12-9-2011, chính phủ Trung quốc đã phê duyệt việc bảo tồn tu viện 750 năm tuổi Trangu, và công việc sẽ bắt đầu trong thời gian tới.

Tu viện Trangu ở vùng núi gần thị trấn Gyegu, là một trong 3 tu viện quan trọng nhất của huyện Yushu, tỉnh Thanh Hải. Đây là vùng có người Tây Tạng chiếm đa số, trong đó phần lớn là tín đồ Phật giáo Tây Tạng.

Tu viện Trangu đã bị trận động đất cách đây hơn một năm tàn phá, khiến hầu hết các tòa nhà bị san bằng. Hàng nghìn tác phẩm và quyển kinh bị chôn vùi dưới đống đổ nát.

Chính phủ đã cam kết khoản đầu tư ban đầu là 4 triệu nhân dân tệ (640.000 usd) cho việc bảo tồn, trong khi tu viện sẽ làm công việc gây quỹ để xây dựng địa điểm bị tàn phá này thành một công viên tưởng niệm tổng hợp.

(Xinhua – September 13, 2011)

 

 

TÍCH LAN: Khánh thành tượng Phật cao 16 feet tại thành phố Kandy

 

Ngày 10-9-2011, một tượng Phật  cao 16 feet đã được khánh thành tại lối vào của khu Bảo tàng Phật giáo Quốc tế ở Sri Dalada Maligawa.

Đây là một tác phẩm điêu khắc tinh tế và là một bản sao của pho tượng gốc nổi tiếng thuộc thế kỷ thứ 5 (vào Thời đại Gupta) từ Sarnath, Ấn Độ - nơi Đức Phật giảng bài thuyết pháp đầu tiên của Ngài sau khi giác ngộ. Bệ của pho tượng chuyển pháp luân này được các nghệ nhân bậc thầy chạm khắc đặc biệt tại Ấn Độ, từ một khối đá sa thạch Chunar có màu beige, được tìm thấy gần Sarnath. 

(dailynews.lk – September 13, 2011)

 

Description: http://www.dailynews.lk/2011/09/13/z_p06-buddha.jpg

Tượng Phật cao 16 feet vừa được khánh thành tại Kandy, Tích Lan - Photo: dailynews.lk

 

 

INDONESIA: Hội nghị toàn cầu về Phật giáo (GCB) lần thứ 7

 

Hội nghị Toàn cầu về Phật giáo (GCB) lần thứ 7 sẽ được tổ chức tại Jakarta, Indonesia từ ngày 10 đến 11-12-2011.

Chủ đề của GCB này là "Các giải pháp Phật giáo cho Thời Hiện đại Khó khăn", bao gồm 8 chủ đề khác nhau về các vấn đề bất tận và tái diễn và sự bất mãn cuộc sống.

11 vị thầy và học giả Phật giáo nổi tiếng từ khắp thế giới sẽ tham dự hội nghị và thuyết pháp. Trong số các diễn giả nổi tiếng được mời dự GCB lần thứ 7 bao gồm Ajahn Brahmavamso, Đại đức Ringu Tulku, Hòa thượng Guo Jun Fashi, Hòa thượng Hueiguang, Angie Monksfield và Tiến sĩ Wong Yin Onn.

Ban tổ chức là Hội Phật giáo Indonesia nói rằng GCB lần thứ 7 sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cộng đồng Phật giáo của đất nước này.

Description: http://www.buddhistchannel.tv/picture/upload/7gcb.JPG(The Buddhist Channel - September 17, 2011)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu trưng của GCB lần thứ 7  - Photo: The Buddhist Channel




HÀN QUỐC: Số liệu về bộ Tam tạng Triều Tiên

 

Seoul, Hàn quốc - Với chủ đề "Hơi thở của người Cao Ly với 1.000 năm của trí tuệ", lễ hội văn hóa năm 2011 chào mừng bộ Tam tạng Triều Tiên 1.000 năm tuổi sẽ được tổ chức từ ngày 23-9 đến 6-11-2011 tại hạt Hapcheon, tỉnh Nam Gyeongsang.

Tam tạng Triều Tiên được xem là những mộc bản có chất lượng cao nhất thế giới và do đó được UNESCO công nhận là di sản kỷ lục thế giới.

Hoàn thành vào năm 1251, Tam tạng Triều Tiên là mộc bản cổ xưa nhất thế giới. Người ta ước tính rằng phải mất 20 năm để tạo ra 81.258 mộc bản có trọng lượng gần 280 tấn này. Chiều cao của các mộc bản là khoảng 3.200 mét tính theo chiều dọc, và chiều dài là khoảng 60 km khi xếp thành hàng dài. Có khoảng 5.200 ký tự được khắc để ghi lại 1.538 loại kinh điển Phật giáo.

Từ 1.000 năm nay, mộc bản Tam tạng Triều Tiên được lưu giữ an toàn tại Janggyeong Panjeon - tàng kinh các bằng gỗ của chùa Haein ở hạt Hapcheon này. Ngôi chùa Haein và tòa nhà Janggyeong Panjeon cũng là những di sản văn hóa thế giới của UNESCO.

(The Buddhist Channel - September 15, 2011)



 

Description: http://www.buddhistchannel.tv/picture/upload/koreana.JPG


Kích thước của mộc bản Tam tạng Triều Tiên -  Photo: The Buddhist Channel

 

 

ẤN ĐỘ: Phát hiện bảo tháp Phật giáo tại huyện Krishna của bang Andhra Pradesh

 

Một Phật tháp hình bán cầu thuộc thời đại Kim cang thừa của Phật giáo (có niên đại thế kỷ thứ 6 và thứ 7 sau Công nguyên) được Sở Khảo cổ học của bang Andhra Pradesh tình cờ khai quật, sau khi họ thấy một viên gạch lớn ở vùng gần một ngọn đồi tại làng Munjuluru ở huyện Krishna của bang này.
Nằm rải rác trong khu vực cằn cỗi rộng nhiều mẫu Anh gần bảo tháp này là những di tích văn hóa Phật giáo.

Bảo tháp được xây bằng gạch trấu, mỗi viên có bề ngang 23 cm, cao 7 cm và dài 28 cm - vật liệu xây dựng tiêu biểu thuộc Phật giáo giai đoạn cuối (thời kỳ Phật giáo Kim cang thừa được tu tập tại Tây Tạng và Mông Cổ).

Bảo tháp có đường kính 10 mét, nay đang trong tình trạng đổ nát, tuy vậy sẽ là một di tích Phật giáo nữa được thêm vào với 4 di tích chính trong huyện.

(The Hindu - September 19, 2011)



HOA KỲ: Pakistan tuyên bố chủ quyền một tượng Phật được nhà Christie (New York) bán đấu giá

Pakistan đã xác định chủ quyền đối với một tượng Phật được nhà Christie đưa ra để bán đấu giá.
Giá khởi điểm cho pho tượng đã được nêu ở mức 4,45 triệu usd.

Một viên chức UNESCO có trụ sở tại Paris đã theo dõi cuộc bán đấu giá pho tượng và lên tiếng báo động. Qua sự can thiệp của UNESCO, cuộc đấu giá bị đình chỉ, và Pakistan đã được yêu cầu phải chứng minh chủ quyền của mình.

Pho tượng Phật Bố Sa Tha bằng phiến thạch xám này được một mục quảng cáo mô tả là tác phẩm Gandhara thế kỷ thứ 3 hoặc thứ 4 hấp dẫn nhất trong toàn bộ sưu tập của nhà Christie.

Một nhà sưu tập tư nhân đã mua pho tượng tại Đức vào năm 1981 và giao cho nhà Christie.
Một viên chức Bộ Khảo cổ và Bảo tàng Pakistan nói rằng tài sản văn hóa này đã bị khai quật trái phép từ các di tích ở vùng Gandhara và buôn lậu khỏi Pakistan vào đầu thập kỷ 1980.

(IANS - September 19- 2011) 



THÁI LAN: Chùa Wat Lak Muang được quân đội bảo vệ

TIN ẢNH:

Photos: France 24

Description: A Thai soldier with Buddhist monks inside Wat Lak Muang temple, a few kilometres from the centre of the southern Thai city of Pattani. With its barbed wire, sandbag bunker and armed guards, Wat Lak Muang looks more like a military outpost than a typical Buddhist temple.

 

1/ Một binh sĩ Thái cùng các nhà sư bên trong chùa Wat Lak Muang, cách trung tâm thành phố Pattani ở miền nam vài cây số. Với dây thép gai, hầm bao cát và đội bảo vệ vũ trang, Wat Lak Muang trông giống một tiền đồn quân sự hơn là một đền thờ Phật giáo tiêu biểu.



Description: Thai soldiers during an evening briefing at their army base inside Wat Lak Muang, in the southern Thai city of Pattani. Since a deadly insurgency erupted in the Muslim-dominated region seven years ago, the army has become inseparable from religious rituals in the region.

 

2/ Các binh sĩ Thái đang nhận chỉ thị buổi tối tại căn cứ của họ bên trong chùa Wat Lak Muang. Do cuộc bạo động chết chóc bùng phát tại khu vực Hồi giáo chiếm ưu thế cách đây 7 năm, quân đội đã trở thành không thể tách rời với các nghi lễ tôn giáo trong khu vực này.



Description: Thai soldiers provide security to Buddhist monks during their daily morning alms collection in the village of Leamnok on the outskirts of Thailand's Pattani. At Wat Lak Muang temple, soldiers armed to the teeth return from patrol in pick-up trucks from time to time, while monks in saffron robes busy themselves.

 

3/ Hàng ngày, binh sĩ Thái giữ an ninh cho các tu sĩ Phật giáo trong suốt cuộc khất thực buổi sáng của họ trong làng Leamnok ở ngoại ô thành phố Pattani. Thỉnh thoảng tại chùa Wat Lak Muang, binh sĩ vũ trang trở về sau khi tuần tra bằng xe tải.



Description: Around the stupa at Wat Lak Muang temple in the southern Thai city of Pattani, prefabricated barracks have been set up for soldiers and armoured vehicles and transport lorries are parked nearby.

 

4/ Quanh bảo tháp ở chùa Wat Lak Muang, trại lính tiền chế được thiết lập cho binh sĩ, và các xe bọc thép và xe vận tải đang đậu gần đó.

(France 24 - September 20, 2011)

 

 

NHẬT BẢN: Bảo tàng Quốc gia Nara triển lãm bảo vật Shoso-in thường niên lần thứ 63

 

Nara, Honshu - Triển lãm thường niên Bảo vật Shoso-in lần thứ 63 sẽ được tổ chức tại Bảo tàng Quốc gia Nara từ ngày 29-10 đến 14-11-2011.

Năm nay, 62 hiện vật từ bộ sưu tập lớn của kho báu Shoso-in ở thành phố Nara sẽ được trưng bày. Chúng chủ yếu liên quan đến Hoàng đế Shomu (701-756) và chùa Todaiji ở Nara. Trong số này có 17 bảo vật trước đây chưa từng triển lãm cho công chúng.

Khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng các bảo vật, trong số đó có những thanh kiếm và áo khoác của tu sĩ được trình bày công phu, thể hiện nghệ thuật thiết kế độc đáo qua các thời kỳ chúng được tạo tác.

Các thanh kiếm được trang trí bằng bạc và vàng như cách dùng sơn mài makie, còn các áo choàng tu sĩ gồm các tấm vải khác nhau được may bằng các loại chỉ tơ thật đẹp.

(The Yomiuri Shimbun - September 22, 2011)



Description: http://t0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTYvW1KNiNHXPCAZ2ObAdVi9IpUc0kRqlcFCdxVfFn8ru9-k7HouQ
Nhà bảo tàng Quốc gia Nara , Nhật Bản - Photo: japanvisitor.blogspot,com


ẤN ĐỘ: Chư tăng Phật giáo Tây Tạng họp bàn về tương lai của Phật giáo và sự tái sinh của Đức Đạt lai Lạt ma
 

Dharamshala, Ấn Độ - Ngày 22-9-2011, các sư trưởng của 4 trường phái Phật giáo Tây Tạng đã họp bàn về tương lai của Phật giáo và sự tái sinh của Đức Đạt lai Lạt ma, vị lãnh đạo tinh thần của họ.
Các vị lãnh đạo của 4 giáo phái Phật giáo Tây Tạng gồm phái Nyingma, Kagyu, Sakya và Gelug này cùng với các tăng sĩ cao cấp khác cũng thảo luận về những cách để cẢI thiện giáo lý Phật giáo cho thích ứng với thời đại đang thay đổi hiện nay.

Cựu Thủ tướng Tây Tạng lưu vong là Đại đức Samdhong nói rằng chương trình cơ bản về cách cải thiện và phổ biến giáo lý Phật giáo là bình thường, nhưng vấn đề tái sinh cũng được tháo luận.
Hội nghị kéo dài 3 ngày này có sự tham gia của các vị cao tăng từ các khu định cư Tây Tạng trên khắp Ấn Độ và từ các nước làng giềng Nepal và Bhutan.

(Phayul, September 22, 2011)

 

Description: http://www.buddhistchannel.tv/picture/upload/dlincarnate.jpg


 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chư cao tăng Phật giáo Tây Tạng tại hội nghị ở Dharamshala, Ấn Độ - Photo: Tendar Tsering


 

 

THÁI LAN: Lế hội Ăn chay 2011
 

Lễ hội Ăn chay được tổ chức khắp nơi tại Thái Lan từ ngày 27-9 đến 5-10-2011 (nhằm ngày mồng 1 tháng 9 âm lịch, hoặc tháng 11 theo lịch Thái). Riêng tại tỉnh miền nam Phuket, lễ hội được tổ chức đại quy mô, với dự kiến sẽ thu hút đông đảo du khách, nhất là những người đến từ Singapore, Mã Lai và Trung quốc.

Truyền thuyết kể rằng trong thời gian này của tháng 9 âm lịch, 9 vị thần mặc vương phục từ thượng giới giáng trần để xem xét và ghi nhận những điều thiện ác của mỗi người.
Ban đầu, lễ hội này được cử hành bới các cộng đồng người Hoa hoặc người Hoa dân tộc thiểu số, hoặc người Thái gốc. Hoa. Ngày nay, có rất nhiều người tham dự lễ hội, bất kể nguồn gốc hoặc tín ngưỡng.

Lễ hội đã trở thành một sự kiện văn hóa quan trọng của đảo Phuket và quận Hat Yai của tỉnh Songkhla, thu hút nhiều khách tham quan.

Theo Cơ quan Du lịch Thái Lan, lễ hội năm nay dự kiến thu được ít nhất là 1 tỉ baht, tăng hơn con số 850 triệu baht đã thu vào năm ngoái.

(Thailand.prd.go.th - September 24, 2011)

 


ẤN ĐỘ: Dự án phát triển hành hương Phật giáo tại bang Bihar

 

Patna, Bihar - Đại Tịnh xá Nava Nalanda phối hợp với Sở thanh niên, nghệ thuật và văn hóa Bihar đã bắt đầu một dự án mang tên 'Phục hưng Hành hương Phật giáo Cổ đại tại Bihar'.

Dự án có 2 mục tiêu là kết nối hành hương Phật giáo hiện có với các địa điểm quan trọng nhưng ít nổi tiếng khác có liên quan đến Đức Phật, và tạo thuận lợi cho sự hỗ tương di sản cộng đồng.

Một lịch trình sự kiện đã được chuẩn bị để tạo ra sự nhận thức liên quan đến di sản Phật giáo tại Bihar, với khởi đầu là cuộc hội thảo có chủ đề 'Phật giáo Dấn thân" do Đại Tịnh xá tổ chức nhân ngày Du lịch Thế giới 27-9.

Một sự kiện nổi bật khác là lễ khai mạc cuộc triển lãm chuyên đề mang tên 'Hành trình xuyên Bihar đến Tịnh xá'.  Triển lãm này là một nỗ lực để đi ngược chiều chuyến đi từ Tịnh xá đến Bihar và tạo nhận thức về những cuộc hành cước nổi tiếng của Đức Phật tại Bihar.

Bihar có các di tích Phật giáo trải rộng tại các làng mạc, và trong phần lớn thời gian cộng đồng của làng không biết đến giá trị xã hội và kinh tế của mình. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Bihar có thể mang lại lợi ích kinh tế trong khi củng cố bản sắc chung của cộng đồng và tăng cường khát vọng về kinh tế-xã hội.

(buddhistchannel - September 25, 2011)



NEPAL: Các ni cô lĩnh hội sức mạnh của Kung Fu

 

Tọa lạc gần thủ đô Kathmandu của Nepal, ni viện Druk Gawa Khilwa (DGK) thuộc giáo phái Drukpa (Rồng) bỗng trở nên nổi tiếng, sau khi vị lãnh đạo tinh thần của viện chỉ thị cho 300 ni cô tại đây học võ thuật.

Việc ghi danh đang tăng lên, và các ni cô ở tận bang Himachal Pradesh của Ấn Độ cũng đăng ký để được trở thành những giảng viên kung fu.

Ni viện dạy cho các ni cô võ thuật lẫn thiền định, như một phương tiện của việc trao quyền cho giới phụ nữ trẻ. Trong Phật giáo, giống như nhiều tôn giáo khác, tiếng nói của phụ nữ vốn bị bác bỏ. Nhưng Đức Gyalwang Drukpa, vị lãnh đạo tinh thần của giáo phái 800 năm tuổi Drukpa, kiên quyết thay đổi điều đó.

Thông thường, ni cô chỉ làm công việc nhà ở các tu viện Phật giáo. Nhưng các ni cô của DGK lại được dạy làm chủ lễ và các kỹ năng kinh doanh cơ bản, Họ điều hành nhà khách và cửa hàng cà phê tại tu viện và lái xe của DGK đi Kathmandu nhận nguồn hàng cung cấp.

Nhưng đối với nhiều người, bước đột phá chính là sự du nhập kung fu cách đây 3 năm, ngay sau khi Đức Gyalwang Drukpa viếng thăm Việt Nam và theo dõi các phụ nữ tại đó luyện tập võ thuật.

(All Voices - September 27, 2011)


Description: http://www.buddhistchannel.tv/picture/upload/Kung-fu-nuns-007.jpg

 

 

 

  

 

 

 

 

Các ni cô luyện tập kung fu tại ni viện Druk Gawa Khilwa ở Ramkot, Nepal -  Photo: The Guardian