TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 7.2011
MĂ LAI - HÀN QUỐC: Mạng Truyền h́nh Phật giáo (Buddhist Television Network - BTN) và Kênh Phật giáo (The Buddhist Channel) hợp tác để trao đổi tin tức
Hai mạng tin tức Phật giáo lớn nhất thế giới gần đây đă kư một Bản ghi Thỏa thuận để chính thức trao đổi tin tức và cung cấp thông tin cho nhau. Theo đó, BTN (có trụ sở tại Seoul, Hàn quốc) và Buddhist Channel (trụ sở ở Kuala Lumpur, Mă Lai) bây giờ sẽ có một phương tiện truyền thông kết hợp để tiếp cận với hơn 20 triệu người xem.
Để làm nổi bật sự hợp tác, Buddhist Channel đă thiết lập một trang web tin tức chung gọi là "BTN-Buddhist Channel".
Trang web tiếng Anh này đặc biệt dành cho các tin tức và bài báo chuyên đề liên quan đến Phật giáo từ Hàn quốc. Mục đích của sự hợp tác là tạo ra một nền tảng để dành riêng và giới thiệu về tin tức Phật giáo Hàn quốc, chủ yếu bằng tiếng Anh cho khán giả toàn cầu.
Nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Buddhist Channel, ông Lim Kooi Fong, nói: "Buddhist Channel có 75% độc giả từ phương tây, chủ yếu là Bắc Mỹ, Tây Âu và Úc Đại Lợi. Với việc dành một trang web tin tức về Hàn quốc, chúng tôi hy vọng Phật tử các nơi khác sẽ biết đến bạn bè của chúng tôi tại Hàn quốc rơ hơn".
( The Buddhist Channel - July 1, 2011)
Biểu tượng của Mạng Truyền h́nh Phật giáo (BTN) và Kênh Phật giáo (Buddhist Channel) - Photo: The Buddhist Channel
ANH QUỐC: Thời trang lấy cảm hứng từ Phật giáo
Islington, Anh quốc - Tại một show diễn thời trang tổ chức ở thành phố Islington vào cuối tháng 6-2011, các sinh viên thời trang của trường Cao đẳng Islington đă tŕnh diễn các mẫu thiết kế lấy cảm hứng từ triết học Phật giáo.
Sinh viên Jelena Stepanenko, người hy vọng trở thành một nhà thiết kế thời trang độc lập, nói rằng triết học Phật giáo và thiền định đă truyền cảm hứng cho bộ sưu tập của cô.
Lớp vải lót một số áo khoác của cô có những bức tranh màu sắc tươi sáng, khi mặc vào th́ không nh́n thấy được nhưng chúng có ư nghĩa phản ánh những quan niệm của đạo Phật. Stepanenko nói: "Mọi người đều có một hào quang và năng lượng. Bạn có thể thực sự không nh́n thấy nó, nhưng nó có ở đó".
(Islington Tribune - July 1, 2011)
Thời trang lấy cảm hứng từ Phật giáo - Photo: Charlotte Sundberg
NHẬT BẢN: Các di tích Phật giáo tại Tỉnh Nara
Nara là kinh đô của Nhật Bản từ năm 710 đến 184. Tại khu vực Chùa Horyu của tỉnh này có khoảng 48 di tích Phật giáo, trong đó có một số di tích có niên đại từ cuối thế kỷ thứ 7 đến đầu thế kỷ thứ 8. Được xếp hạng là một di sản thế giới UNESCO, chùa Horyu với cổng, chánh điện và ngôi chùa là những công tŕnh bằng gỗ cổ xưa nhất thế giới c̣n tồn tại. Những kiệt tác của kiến trúc bằng gỗ này minh họa cho sự thích nghi của nền kiến trúc và cách tŕnh bày của Phật giáo Trung hoa đối với văn hóa Nhât Bản, cũng như đối với sự du nhập của đạo Phật từ Trung Hoa qua bán đảo Triều Tiên đê đến nước Nhật.
Tỉnh Nara cũng là nơi tọa lạc của ngôi chùa 5 tầng Kofuku và chùa Todai - ngôi chùa bằng gỗ lớn nhất thế giới có tôn trí tượng Phật lớn nhất của Nhật Bản. Hai chùa này cũng là di sản thế giới UNESCO.
(tipsfromthelist.com - July 5, 2011)
Ba trong số những di tích Phật giáo tại tỉnh Nara, Nhật Bản (Photos: Wikipedia):
Chùa Horyu, chùa bằng gỗ cổ nhất thế giới (tỉnh Nara, Nhật Bản)
Chùa Kofuku 5 tầng (tỉnh Nara, Nhật Bản)
Chùa Todai, chùa bằng gỗ lớn nhất thế giới (tỉnh Nara, Nhật Bản)
HOA KỲ: Sở Bảo tàng Hàng vải dệt hoàn thành việc bảo tồn các tranh cuộn (Thangka) Tây Tạng
Andover, Massachusetts - Vào tháng 8-2011, Sở Bảo tàng Hàng vải dệt sẽ chuyển giao bức tranh cuối cùng của 18 tranh cuộn Tây Tạng cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Mead tại trường Cao đẳng Amherst. Các thangka này là trọng tâm của dự án bảo tồn kéo dài 2 năm.
Một cuộc triển lăm với tên gọi "H́nh dung Giác ngộ: Thangka trong Viện bảo tàng Nghệ thuật Mead tại trường Cao đẳng Amherst" sẽ mở cửa vào ngày 26-8-2011. Đây sẽ là lần đầu tiên tranh Thangka được trưng bày để công chúng thưởng lăm kể từ năm 1953.
Để các hiện vật mỏng manh này không bị những tác động của ánh sáng có khả năng gây hại, bộ sưu tập sẽ được trưng bày thành 2 phần: Nhóm 10 tranh thangka thứ nhất sẽ được triển lăm từ ngày 26-8-2011 đến 1-1-2012. Và 8 tranh c̣n lại sẽ trưng bày từ 20-1 đến 3-6-2012.
Tháng 8 năm nay, tranh cuối cùng của số Thangka này sẽ được trả lại cho Viện bảo tàng Nghệ thuật Mead.
(PRLog - July 6, 2011)
Một tranh Thangka Tây Tạng thế kỷ 18 đang được làm sạch - Photo: PRLog
HOA KỲ: Hàng ngh́n người dự lễ sinh nhật thứ 76 của Đức Đạt lai Lạt ma
Ngày 6-7-2011, hàng ngh́n ngoại kiều Tây Tạng đă tham dự lễ kỷ niệm sinh nhật thứ 76 của Đức Đạt lai Lạt ma, vị lănh đạo tinh thần Phật giáo. Ngài đă nói với các tín đồ rằng ngài hạnh phúc và tự hào về việc từ bỏ quyền lực chính trị của ḿnh.
Đức Đạt lai Lạt ma đến Washinton D.C vào ngày 5-7 để chủ tŕ nghi lễ Phật giáo Kalachakra (Thời luân) trong 11 ngày. Sự kiện này thu hút các tín đồ đến từ châu Mỹ, châu Á và châu Âu.
Đây là chuyến thăm Washington dài ngày nhất của Đức Đạt lai Lạt ma từ trước đến nay. Ngài sẽ gặp gỡ các nhà lập pháp Hoa Kỳ. Nhưng Ṭa Bạch Ốc chưa công bố Tổng thống Barack Obama sẽ gặp ngài hay không.
(urbandharma.com - July 7, 2011)
Đức Đạt lai Lạt ma - Photo: AP
HOA KỲ: Đền thờ Phật giáo Seabrook tổ chức Lễ hội Múa Dân gian Obon năm thứ 66
Upper Deerfield TWP, New Jersey - Đền thờ Phật giáo Seabrook sẽ tổ chức Lễ hội Múa Dân gian Obon kỷ niệm năm thứ 66. Đây là một truyền thống mùa hè được tôn quư tại Seabrook kể từ năm 1945.
Obon Odori, một "vũ điệu của niềm vui", được các cộng đồng người Mỹ gốc Nhật tổ chức, để tôn vinh những người đă khuất và những hy sinh mà họ đă làm để tạo cho cuộc sống trong cộng đồng được tốt đẹp hơn.
Lễ hội Obon tại Seabrook sẽ diễn ra vào ngày 16-7-2011, với phần tŕnh diễn trống taiko và múa dân gian truyền thống Nhật Bản.
Khán giả sẽ được khuyến khích tham gia điệu múa đơn giản này theo hướng dẫn.
Các tiết mục trống taiko sôi động sẽ được tŕnh diễn bởi các đội trống đến từ Seabrook, New York và Đền thờ Phật giáo Ekoji ở Virginia. Tương truyền rằng nhịp điệu mạnh mẽ của trống taiko là để rước linh hồn tổ tiên về dự hội, xua đuổi những điều xấu và truyền sức mạnh và ḷng can đảm đến các chiến binh.
Seabrook được xem là khu tái định cư người Nhật lớn nhất sau Đệ nhị Thế chiến , và các gia đ́nh này đă thành lập Đền thờ Phật giáo Seabrook vào năm 1945.
(nj.com - July 8, 2011)
Một đội trống taiko Nhật Bản - Photo: Jesse Bair
ẤN ĐỘ: Triển lăm về văn học Phật giáo
Bihar, Ấn Độ - Nhằm truyền bá việc nghiên cứu đạo Phật, trường đại học danh tiếng Đại Tịnh xá Nav Nalanda (NNM) sẽ tổ chức các cuộc triển lăm và hội thảo về văn học Phật giáo.
Việc này đă được quyết định tại một cuộc họp của Hội NNM, tổ chức vào ngày 6-7-2011 ở Raj Bhavan.
Ông Devanand Konwar, Thống đốc (bang Bihar) kiêm hiệu trưởng danh dự của trường NNM, đă chủ tŕ cuộc họp, với sự tham dự của một số vị chức sắc có thẩm quyền.
Với hội nghị đầu tiên được tổ chức gần đây của ḿnh, Đại Tịnh xá sẽ thực hiện các bước cần thiết cho sự phát triển học tập toàn diện và thu hút sinh viên và các nhà nghiên cứu tài năng từ khắp thế giới.
Chi tiết của việc triển khai kế hoạch sẽ được tŕnh trước hội đồng quản trị của Đại Tịnh xá.
(The Buddhist Channel - July 10, 2011)
TÍCH LAN: Kế hoạch xuất bản 50 cuốn sách về Phật giáo
Nhà xuất bản Magadhi thuộc Viện Nghiên cứu Pali và Phật giáo đă lập một kế hoạch xuất bản 50 cuốn sách về Phật giáo để kỷ niệm năm 2.600 Đức Phật Thành đạo.
Đến nay, 22 cuốn Giáo Pháp đă được xuất bản theo dự án này, dưới sự giám sát của Ḥa thượng Mahamithwa Pannarathana - Ủy viên của Ủy ban Chỉ đạo Dự án năm 2.600 Đức Phât Thành đạo.
Ủy ban tổ chức đă đề ra một kế hoạch xuất bản 28 cuốn sách Phật giáo khác trước cuối năm Phật lịch 2.600 Đức Phật Thành đạo này.
Ḥa thượng Mahamithwa Pannarathana nói rằng dự án sẽ giúp phổ biến rộng răi kiến thức về Phật giáo.
(dailynews.lk - July 11, 2011)
MĂ LAI: Đền Kek Lok Si (Cực Lạc Tự): Kỳ quan Phật giáo của Mă Lai
Đền Kek Lok Si, tọa lạc tại ngoại ô thủ phủ Georgetown của bang Penang, được xem là đền thờ Phật giáo nổi tiếng nhất và lớn nhất châu Á. Được thành lập vào năm 1890, Kek Lok Si lưu giữ rất nhiều văn bản cổ xưa và di tích quư giá.
Ngoài số lượng hàng ngh́n Phật tử chiêm bái mỗi năm, Kek Lok Si c̣n thu hút nhiều du khách đến tham quan vẻ đẹp tráng lệ của nơi này. Điểm thu hút chính của đền là ngôi Chùa Rama VI, thường gọi là Chùa Thiên Phật, xây xong vào năm 1930. Những yếu tố Trung Hoa, Thái và Miến Điện trong thiết kế kiến trúc của ngôi chùa là một biểu tượng của việc tu hành theo cả hai tông phái Phật giáo Đại Thừa và Nguyên Thủy.
Đền Kek Lok Si c̣n nổi tiếng với những tượng Thần, Phật, những sảnh điện và ao vườn đẹp.
(ArticlesBase - July 11, 2011)
Đền Kek Lok Si ở Penang, Mă Lai - Photo: Google
Đền Kek Lok Si ở Penang, Mă Lai - Photo: Google
THÁI LAN: 84 sĩ quan quân đội trở thành tăng sĩ
Bangkok, Thái Lan - Ngày 13-7-2011, tại chùa Bechamabopit (c̣n gọi là chùa Cẩm Thạch), 84 sĩ quan quân đội Thái Lan trong áo cà sa vàng của tăng sĩ đă dự một lễ thọ giới chính thức.
Trong 2 ngày, các sĩ quan này đă được thọ giới, chính thức tham dự vào cộng đồng Phật giáo, và họ phải có giấy phép nghỉ công tác quân đội trong 3 tháng mùa chay của Phật giáo.
Ngoài ra, kể từ ngày đầu tiên của 3 tháng An cư kiết hạ (nhằm ngày 16-7-2011) của chư tăng, họ sẽ hành thiền và học giáo lư tại các chùa.
Chỉ với giới cấm đầu tiên (tôn trọng mọi sinh linh, không bạo lực hoặc sát sinh) của 5 giới cấm chính của Phật giáo, những sĩ quan này có thể không c̣n là những người lính đầy đủ chức năng được nữa, hoặc họ chỉ có thể làm những nhiệm vụ về văn thư hoặc không chiến đấu.
(thailand.prd.go.th - July 13, 2011)
Các sĩ quan Thái Lan mặc áo cà sa tăng sĩ trong lễ thọ giới chính thức tại chùa Cẩm Thạch (Bangkok, Thái Lan) - Photo: ALLVOICES
TÂY TẠNG: Tu viện Palcho, nơi tu hành của 3 hệ phái Phật giáo
Tu viện Palcho nằm ở trung tâm phố cổ Gyantse, giữa Lhasa và Shigatse, là tu viện nổi tiếng v́ đây là nơi tu hành của 3 hệ phái Phật giáo khác nhau - bao gồm phái Sakyapa, Kadampa và Gelugpa. Các hệ phái này cùng chia sẻ một chánh điện và các pḥng nghiên cứu Phật giáo.
Một điều lạ thường nữa là tu viện được xây vào năm 1418, nhưng đến nay vẫn c̣n nguyên vẹn.
Tu viện Palcho có những đặc điểm kiến trúc của người Hán, Tây Tạng và Nepal.
Trong lịch sử Tây Tạng, đă có những tranh căi giữa 3 hệ phái nói trên. Nhưng kể từ khi Tu viện Palcho được thành lập cách đây gần 600 năm, 3 hệ phái đă cùng tồn tại dựa trên tôn giáo chung của họ cũng như trên những học thuyết khác nhau. Nhờ vậy họ đă tạo cho tu viện Palcho trở thành một nơi thân thuộc và b́nh yên.
(Urban Dharma - July 15, 2011)
Tu viện Palcho, nơi 3 hệ phái Phật giáo Tây Tạng cùng tu hành - Photo: CNTV
Tranh, tượng tại tu viện Palcho, Tây Tạng - Photo: CNTV
HOA KỲ: Tổng thống Obama tiếp kiến Đức Đạt lai Lạt ma tại Ṭa Bạch Ốc
Tại Ṭa Bạch Ốc vào ngày 16-7-2011, Tổng thống Obama đă tổ chức một cuộc gặp mặt với Đức Đạt lai Lạt ma, người đồng đoạt Giải Nobel Ḥa b́nh và là người hiện đang có mặt tại Washington trong một nghi lễ Phật giáo kéo dài 11 ngày..
Ṭa Bạch Ốc nói rằng trong cuộc gặp riêng trong 45 phút tại Pḥng Bản đồ, Tổng thống Obama "đă nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ nhân quyền của người Tây Tạng tại Trung quốc".
Trong một tuyên bố được đưa ra sau cuộc gặp, Ṭa Bạch Ốc cũng nói rằng ông Obama đă nhắc lại sự ủng hộ của ông về việc bảo tồn các truyền thống tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng.
Trong phần phát biểu sau cuộc gặp, Đức Đạt lai Lạt ma nói về cuộc viếng thăm của ngài: "Trước tiên chúng tôi đă tăng thêm cảm giác rất gần gũi với nhau". Ngài cho biết Tổng thống Obama đă bày tỏ sự quan tâm của ông về các giá trị cơ bản của con người, chẳng hạn như nhân quyền và tự do tôn giáo. "V́ vậy đương nhiên ông ấy biểu lộ thật sự mối quan tâm về sự đau khổ tại Tây Tạng và các nơi khác".
(Guardian - July 16, 2011)
Đức Đạt lai Lạt ma và Tổng thống Obama - Photo: AT
THÁI LAN: Các hoạt động của Phật tử vào ngày đầu mùa Chay
Bangkok, Thái Lan - Nhiều hoạt động của Phật tử Thái Lan đă diễn ra vào ngày đầu mùa Chay theo Phật lịch (nhằm ngày 17-7-2011): Quận Muang của tỉnh Nakhon Ratchaisima có tổ chức một cuộc thi lớn của 59 chiếc xe hoa bằng nến chạm trổ, được dự kiến sẽ thu 100 triệu Baht trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 4 ngày này.
Tại tỉnh Suphan Buri, một cuộc thi rước 10 cây đèn cầy được chạm khắc đă thu hút rất đông người xem. Nhiều Phật tử tại đây cũng đă tham gia làm công đức tại 9 ngôi đền chính ở quận Muang.
Phật tử Thái và Miến Điện ở tỉnh Chiang Rai cùng đến chiêm bái xá lợi của Đức Phật tại Đền Phra That Doi Tung. Họ cúng dường chư tăng các nhu yếu phẩm, bao gồm nến và áo cà sa.
Tín đồ Phật giáo ở tỉnh Angthong, Phitsanulok và Surat Thani cũng đến chùa làm công đức, cúng dường thực phẩm và nhu yếu phẩm cho chư tăng.
(The Nation - July 17, 2011)
Một xe hoa bằng nến chạm trổ trong cuộc thi tại tỉnh Nakhon Ratchaisima, Thái Lan - Photo: The Nation
NEW ZEALAND: Hội Từ Tế tặng hàng cứu trợ trị giá 100 ngh́n đô la
Christchurch, New Zealand - Cộng đồng Phật giáo Từ Tế đă tặng số thực phẩm, chăn mền và đuốc trị giá 100 ngh́n đô la cho cộng đồng trường Cao đẳng Linwood vào ngày 16-7-2011.
Khoảng 2.300 túi hàng chăm sóc mùa đông đă được trao tặng tại trường.
Trên 30 hội viên của cộng đồng Từ Tế từ Auckland đă đem đồ cứu trợ đến giúp, bao gồm 3 xe tải chở thực phẩm và 100 áo khoác học đường.
Đây là lần thứ 6 Hội Cứu trợ Phật giáo Từ Tế đến giúp Christchurch kể từ trận động đất ngày 22-2-2011.
Hội đă chi hơn 400 ngh́n đô la từ tiền do hội viên quyên góp để giúp vùng ngoại ô phía đông của Christchurch. Ngoài ra, trụ sở của hội tại Đài Loan cũng gởi 6.000 tấm chăn sang New Zealand.
Tất cả t́nh nguyện viên đă trả tiền cho các chuyến bay đến Christchurch cũng như chỗ ở, v́ vậy toàn bộ số tiền quyên được đều dành cho việc từ thiện.
Theo kế hoạch, Hội Từ Tế sẽ trở lại Christchurch vào tháng sau để tiếp tục cứu trợ.
(Stuff - July 18, 2011)
Hai mẹ con người New Zealand nhận hàng cứu trợ, với sự giúp đỡ của một t́nh nguyện viên Từ Tế - Photo: Stuff
NAM HÀN: Đền Bulguksa, một điển h́nh của kiến trúc Silla
Đền Bulguksa, một Di sản Thế giới UNESCO tại thành phố Gyeongju (Nam Hàn), là một điển h́nh của nền kiến trúc Silla có niên đại hơn 1.000 năm.
Khi được triều đ́nh Silla xây vào năm 774, Đền Bulguksa gồm có 80 ṭa nhà tọa lạc trên một nền đá cao.
Nhưng ngôi đền đă bị đốt cháy trong cuộc xâm lăng của Hideyoshi Toyotomi vào năm 1592.
Đến thời quân Nhật chiếm đóng (1910-1945), đền Bulguksa được xây lại một phần. Và vào thập niên 1970, dưới thời Tổng thống Park Chung-hee, th́ ngôi đền này được phục hồi hoàn toàn.
Mặc dù được xây lại toàn bộ, đền Bulguksa vẫn giữ được nét thanh nhă và tôn nghiêm.
Công tŕnh quan trọng nhất là chánh điện - Daeungjeon (Điện Đại Giác ngộ). Phía trước chánh điện là 2 ngôi chùa Seokgatap và Dabotap, được xây theo thiết kế của nghệ nhân huyền thoại Asadal vào thế kỷ thứ 8: Chùa Seokgatap có 3 tầng, cao 8 mét, là một ngôi chùa bằng đá theo phong cách truyền thống Triều Tiên. C̣n chùa Dabotap cao 10,4 mét là nơi thờ Đức Đa Bảo Như Lai.
(The Bangkok Post - July 19, 2011)
Hai ngôi chùa Seokgatap và Dabotap ở phía trước chánh điện của Đền Bulguksa - Photo: The Bangkok Post
NHẬT BẢN: Cuộc triển lăm "Thế giới của Kukai: Nghệ thuật Phật giáo Mật tông"
Cuộc triển lăm "Thế giới của Kukai: Nghệ thuật Phật giáo Mật tông" được tổ chức từ ngày 20-7 đến 25-9-2011 tại Viện Bảo tàng Quốc gia Tokyo ở Ueno, Tokyo.
Hiện vật bao gồm 99 tác phẩm nghệ thuật cổ chưa từng được trưng bày, có liên quan trực tiếp đến nhà sư Nhật Hoằng pháp Đại sĩ Kukai (774-835) - người sáng lập giáo lư Phật giáo Chơn ngôn Mật tông tại Nhật vào đầu thời đại Heian (794-1192).
Sinh tại khu vực ngày nay là Tỉnh Kagawa, Kukai trở thành một sứ thần Nhật Bản tại Trung Hoa vào năm 804. Trong 2 năm ở đó, ông đă nghiên cứu Phật giáo Mật tông ; và khi trở về Nhật, ông đă cống hiến đời ḿnh cho việc hệ thống hóa và truyền bá giáo lư của tông phái này.
Trong số hiện vật trưng bày tại triển lăm, có một số tác phẩm thư pháp của chính Kukai và một số tác phẩm nghệ thuật Phật giáo do ông mang từ Trung Hoa về Nhật Bản.
(The Yomiuri Shimbun - July 22, 2011)
Một số tác phẩm nghệ thuật Phật giáo Mật tông được trưng bày tại cuộc triển lăm "Thế giới của Kukai" (Photos: Tokyo National Museum)
Nhóm tượng các vị Thiên vương, Minh thần và Bồ tát
Hoằng pháp Đại sĩ Kukai (Tranh thế kỷ 13)
Thủ bút của Kukai, viết vào thời Heian - thế kỷ thứ 8 đến thứ 9
(Phần đầu của quyển giáo lư dành cho người khiếm thính và khiếm thị)
Tượng chư Phật do Kukai mang từ Trung Hoa về Nhật Bản (Thời nhà Đường - thế kỷ thứ 8)
Thư đầu tiên trong bộ sưu tập thư của Kukai gửi Truyền giáo Đại sư Tối Trừng (Thế kỷ thứ 9 - thời Heian)
Tượng Phật A Di Đà và các thị giả (Thế kỷ thứ 9 - thời Heian)
Tượng Đức Quan Âm Bồ tát (Thế kỷ thứ 9 - thời Heian)
KYRGYZSTAN: T́m thấy tượng Phật gần thủ đô Bishkek
Một nhóm các nhà khảo cổ học làm việc tại một địa điểm khai quật ở Krasnaya Rechka, cách thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan 35 km, đă phát hiện một tượng Phật trong tư thế ngồi có chiều cao 1,5 m.
Các nhà khảo cổ học từ Học viện Khoa học Kyrgyz và các đồng nghiệp từ Viện Bảo tàng Viện tu khổ hạnh Nga ở Saint Peterburg cùng đào một loạt cánh đồng mà họ tin là nơi có di tích của một khu tu viện Phật giáo.
Khi đang đào bên trong những bức tường của một di tích được cho là một ngôi đền Phật giáo trước kia, các nhà khảo cổ học đă t́m thấy pho tượng có niên đại khoảng thế kỷ thứ 8 đến thứ 10 này, mặc dù họ cần có thêm kiểm nghiệm để xác định tuổi chính xác của tượng.
Việc t́m thấy di tích Phật giáo loại này là hiếm có trong vùng núi non của Kyrgyzstan. Nền văn hóa Phật giáo tiền-Hồi giáo đă được chứng minh rất rơ tại nước Tajikistan ở phía nam, nhưng là điều rất lạ thường tại nước láng giềng Kyrgyzstan ở phía bắc.
(urbandharma - July 22, 2011)
Các nhà khảo cổ học t́m thấy một tượng Phật bên ngoài thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan - Photo: PRESSTV
NHẬT BẢN: Trao Giải thưởng Ḥa b́nh Niwano năm thứ 28 cho ông Sulak Sivaraksa của Thái Lan
Ngày 23-7-2011, Quỹ Ḥa b́nh Niwano đă trao Giải thưởng Ḥa b́nh Niwano lần thứ 28 cho ông Sulak Sivaraksa của Thái Lan. Giải trao để ghi nhận đóng góp của ông cho một sự hiểu biết mới về ḥa b́nh, dân chủ và phát triển và cho sự bảo vệ môi trường, dựa trên những nguyên tắc đạo đức cốt lơi của tín ngưỡng Phật giáo của ông.
Trong một buổi lễ tại Hội trường Kyoto Fumon ở Kyoto, ông Sulak đă nhận giấy chứng nhận giải thưởng, huy chương và giải bằng tiền mặt 20 triệu yen.
Trong việc chọn ông Sulak là người đoạt giải thưởng năm 2011, Ủy ban Giải thưởng Ḥa b́nh nói rằng ông "đủ tài trí để thuyết phục mọi người thúc đẩy tầm quan trọng của nhận thức xă hội giữa Phật tử trên khắp thế giới". Ủy ban ghi nhận "sự vận động thông minh của ông Sulak cho môi trường là một lư do nữa để tôn vinh ông".
Là người gốc Hoa sinh tại Thái Lan vào năm 1933, Sulak được đào tạo tại Thái Lan, Anh quốc và xứ Wales. Trở về Thái Lan vào năm 1961. Ông đă dùng trí năng của ḿnh để thúc đẩy khái niệm và phong trào "Phật giáo dân thân". Ông là nhà giáo, học giả, nhà xuất bản, nhà hoạt động và là nhà sáng lập nhiều tổ chức, kể cả Mạng lưới Phật tử Dấn thân Quốc tế (INEB). Ông là tác giả của trên 100 cuốn sách và chuyên khảo bằng tiếng Thái và tiếng Anh.
(BERMANA - AsiaNet - July 23, 2011)
Ông Sulak Sivaraksa - Photo: BERMANA - AsiaNet
HOA KỲ: Đức Sakya Trizin (Giáo chủ Trường phái Đất Xám) của Phật giáo Tây Tạng đến viếng thành phố Seattle
Seattle, Washington - Tu viện Xá Di của Phật giáo Tây Tạng được vinh dự tổ chức các buổi thuyết pháp của Đức Sakya Trizin vào sáng ngày 14 (tại Trung tâm Cuộc sống Tinh thần ở Sand Point Way) và chiều ngày 15-8-2011(tại tu viện Xá Di của Phật giáo Tây Tạng ở Đường 83).
Đức Sakya Trizin là một trong những vị thầy tinh thần được sùng kính nhất của Phật giáo Tây Tạng. Ngài là vị lănh đạo tối cao của Truyền thống Xá Di, và là bậc thứ nh́ chỉ sau Đức Đạt lai Lạt ma trong thứ bậc tinh thần của Phật giáo Tây Tạng.
Trong một khung cảnh đẹp và truyền thống, Tu viện Phật giáo Tây Tạng Xá Di là nơi truyền bá và hướng dẫn giáo lư cho một cộng đồng tín đồ, được truyền giảng bởi các vị Lạt ma cao đạo.
(The Buddhist Channel - July 26, 2011)
Đức Sakya Trizin - Photo: The Buddhist Channel
TÂY TẠNG: Sư trưởng Akhyuk viên tịch tại nơi ẩn tu ở Yachen Gar
Ngày 23-7-2011, Sư trưởng Akhyuk, Jamyang Lungtok Gyaltsen đă viên tịch tại khu trại xa xôi nơi ông ẩn dật ở Yachen Gar, trên cao nguyên miền đông của Tây Tạng.
Sinh năm 1937, ông là người cuối cùng thuộc thế hệ tăng sĩ Tây Tạng của ḿnh và là vị thiền sư nổi tiếng nhất tại đất nước này.
Vào đầu thập niên 1980, cùng với Sư trụ tŕ Jikmé Phuntsok (1933-2044) của Viện Phật học Larung Gar, Sư trưởng Akhyuk đă làm hồi sinh việc tu tập của Phật giáo tại miền đông Tây Tạng. Kết quả là hàng chục ngh́n học viên từ khắp Tây Tạng và Trung quốc đă đến với khu trại Phật giáo của ông ở Yachen Gar để tu học.
(huffingtonpost.com - July 28, 2011)
Sư trưởng Akhyuk - Photo: Huffin Post