TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
THÁNG 9.2010
NHẬT BẢN: Truyện tranh về Đức Đạt Lai Lạt Ma
Vào năm 2008, cuốn truyện tranh về Đức Đạt Lai Lạt Ma có tựa đề "Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 - Truyện tranh Tiểu sử" đă phát hành tại Nhật Bản nhân sinh nhật lần thứ 73 của Ngài.
Bây giờ truyện này đă được dịch từ tiếng Nhật sang 10 ngôn ngữ khác, trong đó có tiếng Anh và Nga.
Bản tiếng Anh sẽ được phát hành khắp thế giới vào ngày 28-9-2010, c̣n bản tiếng Nga đă phát hành tại nước Cộng hoà Kalmykia của Liên bang Nga, nơi đạo Phật là tôn giáo chính.
Có tổng cộng 1.500 cuốn truyện tranh này được in dành cho trẻ em trong cộng đồng Phật giáo Kalmykia, qua bước đầu cộng tác của Quỹ Cứu lấy Tây Tạng có trụ sở tại Moscow và Hội Hữu nghị Kalmyk - Nhật.
Tác giả của truyện là Tetsu Saiwa, hoạ sĩ truyện tranh nổi tiếng của Nhật. Ông đă nghiên cứu chuyên sâu về đề tài tại thủ phủ Lhasa của Tây Tạng, và các minh hoạ trong cuốn truyện tranh được kết nối với cuộc đời thật của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso.
(ATI - August 31, 2010)
Tranh b́a của truyện tranh về Đức Đạt Lai Lạt Ma - Photo: Tibet Custom
TÂY TẠNG - NEPAL: Đi bộ 2 tuần từ Lhasa đến Lâm T́ Ni
Hội Volkssports Trung quốc (CVA) sẽ tổ chức một chuyến đi 2 tuần dọc theo Hi Mă Lạp Sơn, từ Tây Tạng đến Nepal.
Hành tŕnh sẽ bắt đầu vào ngày 26-9 tại Lhasa, thủ phủ của Khu Tự trị Tây Tạng thuộc Trung quốc, đi qua sườn phía bắc của dăy Hi Mă Lạp Sơn và kết thúc vào ngày 11-10 tại Lâm T́ Ni của Nepal, nơi sinh của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni.
Đơn xin tham dự hiện nay được mở rộng. Đă có khoảng 100 t́nh nguyện viên đăng kư để bảo đảm cho hành tŕnh an toàn qua vùng núi phủ băng tuyết của những người tham dự.
Được đồng tổ chức bởi Đại sứ quán Nepal, Hội đồng Du lịch Nepal và Cục Du lịch Tự trị Tây Tạng, cuộc hành tŕnh này là một phần của các lễ mừng đánh dấu 50 năm các quan hệ ngoại giao giữa Nepal và Trung quốc.
(China Daily - September 1, 2010)
Lhasa, nơi sẽ xuất phát của cuộc đi bộ 2 tuần đến Lâm T́ Ni, Nepal - Photo: China Daily
ÁO: Thiếu Lâm ở châu Âu
Sự thành lập Hội Thiếu Lâm Âu Châu đă được công bố vào ngày 01-9-2010 tại thủ đô Vienna của Áo. Sự kiện này sẽ giúp những người hâm mộ công phu Thiếu Lâm và những người say mê nền văn hoá Thiền Phật giáo trên khắp châu Âu hưởng được một diễn đàn mới để trao đổi ư tưởng.
"Từ khi nền văn hoá Thiếu Lâm được giới thiệu tại châu Âu 20 năm trước, nó đă được ngươid châu Âu yêu thích một cách sâu đậm và trở thành một phần của đời họ", trụ tŕ Chùa Thiếu Lâm là Sư Yongxin nói. Ông nói rằng mặc dù hàng trăm ngh́n người châu Âu đă tiếp cận các chương tŕnh đào tạo công phu Thiếu Lâm trong quá khứ, nhưng cho đến nay mới có chỗ cho việc cải thiện các kênh để truyền bá nền văn hoá Thiếu Lâm.
Có trụ sở chính là Trung tâm Văn hoá Thiếu Lâm Đặt tại thủ đô Berlin của Đức, Hội Thiếu Lâm Âu châu gồm có 10 chi nhánh ở khắp châu lục này.
(Global Times - September 2, 2010)
INDONESIA: Buddha Bar (Quán rượu Đức Phật) tiếp tục bị phản đối
Jakarta, Indonesia - Diễn đàn Chống Buddha Bar (FABB) vẫn giữ nguyên yêu cầu rằng Buddha Bar phải bị đóng cửa, ngay cả sau khi quán này đă đổi tên thành "Nhà hàng và Khách sạn BB".
Luật sư Sugianto Sulaiman của FABB nói rằng chủ nhà hàng tiếp tục dùng tên Buddha Bar trong giấy phép do Sở Du lịch Jakarta cấp ngày 12-9-2008.
Ông Sugianto nói, "BB là viết tắt của Buddha Bar. Chúng tôi muốn sở thu hồi giấy phép và đóng cửa vĩnh viễn nơi đó". Ông nói thêm rằng nếu quán muốn mở dưới một tên và khái niệm khác th́ phải xin giấy phép mới. "Nếu họ tiếp tục dùng giấy phép cũ theo tên Buddha Bar, chúng tôi sẽ tranh đấu để buộc quán phải đóng cửa, dựa theo các phán quyết của Toà án Quận Trung tâm Jakarta".
Ngày 01-9-2010, toà án đă ra lệnh sở du lịch thành phố thu hồi giấy phép của Buddha Bar, v́ quán đă sử dụng các vật trang trí và biểu tượng của Phật giáo, bị xem là một sự báng bổ.
Toà án đă ra phán quyết rằng chủ nhà hàng, sở du lịch và Thống đốc Fauzi Bowo của Jakarta phải bồi thường 1 tỉ Rupee (110.000 usd) cho FABB, gấp đôi số tiền mà FABB yêu cầu.
(The Jakarta Post - September 3, 2010)
Buddha Bar ở Jakarta, Indonesia - Photo: The Jakarta Post
THÁI LAN: Tín đồ Phật giáo và Hồi giáo diễn hành v́ hoà b́nh
Bangkok, Thái Lan -Từ năm 2004, các cuộc xung đột giữa tín đồ Phật giáo và Hồi giáo tại miền nam Thái Lan đă khiến gần 57.000 người chết và trên 11.000 người bị thương.
Để nhắc nhở mọi người cùng sống chung hoà b́nh, một cuộc diễn hành kéo dài 55 ngày đă được tổ chức: Hơn 70 người, trong đó có các tu sĩ Phật giáo, đă tham gia một cuộc diễn hành v́ hoà b́nh , bắt đầu từ ngày 11-7 và kết thúc vào ngày 01-9-2010.
Những người tham gia đă đi bộ khoảng 1.100 km, từ trường Đại học Mahidol ở Quận Salaya đến đền thờ Hồi giáo trung tâm tại tỉnh Pattani. Mục đích của họ là nói với mọi người rằng có thể có nền hoà b́nh và sự chung sống tại các tỉnh miền nam Thái Lan, nơi xảy ra các cuộc xung đột bất tận giữa tín đồ Hồi giáo và Phật giáo.
Phật tử Phra Phaisan Visalo nói, "Đi bộ từ Salaya đến Pattani không chỉ là một cuộc đi bộ v́ hoà b́nh mà c̣n v́ niềm an lạc nội tâm của con người".
(Asia News - September 7, 2010)
THÁI LAN & LÀO: Thúc đẩy các mạng mạch Phật giáo
Thái Lan và Lào sẽ cùng thúc đẩy các mạng mạch Phật giáo nối miền bắc Thái Lan và các vùng khác nhau của Lào, tập trung vào Phật giáo và di sản văn hoá tại hai nước này.
Tuần trước, có khoảng 80 đại biểu từ Thái Lan và Lào - đại diện cho các cơ quan chính phủ, các nhà kinh doanh du lịch và phương tiện truyền thông - đă họp tại Vientiane để bàn thảo về một khởi động chung.
Tại cuộc họp, 2 cơ quan du lịch quốc gia đă đồng ư tiến hành và phát triển các mạng mạch Phật giáo và mở rộng một chương tŕnh giáo dục thương mại du lịch trên các khía cạnh thực tế.
Thái Lan nói rằng mạng mạch Phật giáo không phải là một chương tŕnh đặt nặng về thiền hoặc cúng bài. Nó sẽ tạo một cơ hội cho du khách hành hương khám phá các đền chùa vốn cũng được xem là quan trọng về lịch sử.
Về phía Lào th́ nói rằng các huyện gần với sông Mekong rất phong phú về văn hoá và di sản thiên nhiên cũng có thể được kết nối với Phật giáo. Ngoài ra, tỉnh Xiangkhuang ở đông bắc Lào cũng cần được nối với một mạng mạch Phật giáo, v́ tỉnh này có nhiều đền chùa bị phá huỷ hoặc hư hại trong cuộc chiến tranh Đông Dương nhưng chúng vẫn c̣n có giá trị lịch sử và những mối liên kết với quá khứ.
(TTR Weekly - September 10, 2010)
HÀN QUỐC: Hăng Hàng không Hàn quốc giới thiệu dạng tham quan 'Ở tại Chùa' (Templestay) truyền thống
Hăng Hàng không Hàn quốc và công ty liên kết Hanjin Travel giới thiệu với du khách nước ngoài cơ hội trải nghiệm 'Ở tại Chùa' theo truyền thống Hàn quốc.
Du khách nước ngoài bây giờ có thể t́m hiểu nền văn hoá Phật giáo Hàn quốc qua một chương tŕnh được thiết kế để làm nổi bật nghệ thuật thiền Seon. Chuyến tham quan 24 giờ qua đêm, và 2 hoặc 3 giờ thăm qua 5 ngôi chùa nổi tiếng nhất Hàn quốc trên khắp đất nước này tạo cơ hội cho những người tham gia được thư giăn, suy ngẫm và hồi phục sức khoẻ bản thân, và nhận thức được 'chính ḿnh' trong môi trường thanh tịnh chung quanh chùa.
Trước đây dạng tham quan 'Ở tại Chùa' của Hàn quốc chỉ dành cho các cá nhân, và phổ biến cho du khách trong nước. Đây là lần đầu tiên công ty Hanjin Travel sẽ đưa các nhóm khách quốc tế vào các chùa để trải nghiệm nền văn hoá thú vị và đa dạng này, qua sự hợp tác chặt chẽ với Giáo phái Jogye của Công ty Văn hoá Phật giáo Hàn quốc.
(Aviation Record.com - September 11, 2010)
TÍCH LAN: Hội nghị Liên đoàn Phật giáo Thế giới lần thứ 25
Colombo, Tích Lan - Lễ kỷ niệm 60 năm và hội nghị lần thứ 25 của Liên đoàn Phật giáo thế giới sẽ diễn ra tại Tích Lan từ ngày 14 đến 17-10-2010. Đây là lần đầu tiên sau 26 năm, một hội nghị Liên đoàn Phật giáo Thế giới được tổ chức tại Tích Lan.
Có khoảng 600 đại biểu sẽ tham gia hội nghị, đại diện cho 164 trung tâm khu vực của 41 nước.
Khoảng 3.000 đại biểu địa phương cũng tham dự sự kiện này.
Chủ đề của hội nghị năm nay là 'Hoà giải thông qua Phật giáo'.
Uỷ ban quản trị trung tâm của Hội nghị Phật giáo Thế giới đă nhất trí khen ngợi Tổng thống Tích Lan Mahinda Rajapaksa là một nhà lănh đạo Phật giáo đă kết thúc cuộc chiến loại trừ chủ nghĩa khủng bố.
(Colombo Page - September 11, 2010)
ẤN ĐỘ: Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ thăm Hungary và Bắc Mỹ
Dharamshala, Ấn Độ - Sau khi dành thời gian của ḿnh tại Ấn Độ trong suốt mấy tháng qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ lại du hành quốc tế để thuyết pháp tại Hungary vào cuối tuần này và tại Bắc Mỹ vào giữa tháng 10.
Tại thủ đô Budapest của Hungary, Ngài sẽ có bài giảng "Giới thiệu Phật giáo Tây Tạng" vào ngày 18 và 19-9. Sau đó là bài nói chuyện về "Ḷng Từ bi: Nghệ thuật của Hạnh phúc" vào chiều ngày 19-9.
Chuyến thăm Bắc Mỹ của Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ bắt đầu tại San Jose vào ngày 12-10. Sau đó Ngài sẽ đăng đàn nhiều lần tại California, Georgia và Ohio trước khi đến Toronto của Canada để diễn thuyết từ ngày 22 đến 24-10.
Ngoài việc nói chuyện về một số chủ đề, trong chuyến đi này Ngài sẽ nhận Giải thưởng Người hướng dẫn Tự do Quốc tế từ viện bảo tàng Trung tâm Tự do Tuyến Hoả xa Ngầm Quốc gia ở thành phố Cincinnati, bang Ohio, Hoa Kỳ.
(The Tibet Post International - September 13, 2010)
Đức Đạt Lai Lạt Ma - Photo: Y.C Dharhowa
ĐÀI LOAN: Hội Từ Tế gửi chăn mền thân thiện sinh thái đến Haiti và Tích Lan
Đài Bắc, Đài Loan - Hội từ thiện Phật giáo Từ Tế đă gửi hàng ngh́n tấm chăn mền thân thiện với sinh thái đến những người sống sót của trận động đất năm nay tại Haiti. Hội sẽ gửi một số nữa cho nạn nhân lũ lụt ở Pakistan.
Hàng ngh́n t́nh nguyện viên sản xuất chăn mền sau khi rửa sạch và phân loại những chai nhựa tại các bài rác ở khắp Đài Loan.
Chăn mền được sản xuất tại các nhà máy dệt Đài Loan cộng tác với một công ty Từ Tế - được thành lập để làm ra một loạt vật dụng thân thiện với sinh thái, bao gồm áo sơ mi, khăn quàng và giỏ xách. Chăn mền thành phẩm có màu xám, và có kích thước khoảng 2m x 2m sau khi được cắt từ các cuộn lớn.
Phần lớn thành công của Từ Tế là do sự minh bạch trong việc phân phối các quỹ và các nỗ lực của hội để bảo đảm rằng các vật dụng cứu trợ đến với những người cần chúng nhất.
Cùng với việc cung cấp thực phẩm và vật tư y tế, vào tháng 10 chăn mền sẽ được phân phối tại Pakistan sau khi các nhân viên kiểm tra những khu vực bị ảnh hưởng để có được địa điểm cho việc cứu trợ.
(AP - September 14, 2010)
Một t́nh nguyện viên xếp chăn mền làm từ chai nhựa tái chế ở nhà máy của Hội Từ Tế tại Đài Bắc, Đài Loan - Photo: AP
AFGHANISTAN: Cứu lịch sử Phật giáo tại di tích Mes Aynak
Kabul, Afghanistan - Một di tích khảo cổ Phật giáo ngoạn mục hiện đang được khai quật bởi Viện Khảo cổ Quốc gia của chính phủ Afghannistan.
Công việc tại di tích Mes Aynak ("Suối đồng nhỏ") đă được tiến hành ở tốc độ nhanh kể từ khi bắt đầu vào tháng 5-2010, v́ các nhà khảo cổ học - gồm 16 người Afghan và 2 người Pháp thuộc DAFA (Phái đoàn Khảo cổ Pháp tại Afghanistan) - đang chạy đua với thời gian. Trong ṿng 3 năm nữa, di tích sẽ bị hủy hoại bởi một mỏ đồng do Trung quốc khai thác ở cách đó chưa đến 900 yard.
Kế hoạch khai quật là để thu thập tài liệu di tích này thật đầy đủ, và cố gắng chuyển đi càng nhiều càng tốt các bảo tháp và tượng nhỏ hơn để bảo tồn tại Viện Bảo tàng Quốc gia, hoặc có thể tại một viện bảo tàng tương lai ở địa phương. V́ các ṭa nhà ở đây làm bằng gạch bùn và phiến thạch nên việc di dời toàn bộ là bất khả thi.
Tuy có diện tích chỉ hơn 1 dặm vuông, Mes Aynak là một trong những di tích Phật giáo lớn nhất của Afghanistan, với ngôi đền chính cao 262 x 131 feet và một bảo tháp cao từ 32 đến 50 feet.
Nhận thức rơ tầm quan trọng của di tích này đối với kiến thức của chúng ta về Phật giáo, Trưởng nhóm DAFA là ông Marquis nói rằng nếu được khai quật và bảo quản phù hợp th́ Mes Aynak có thể mang lại một phần thưởng lớn gấp trăm lần mỏ đồng kia.
(Wall Street Journal - September 17, 2010)
Di tích Phật giáo tại Mes Aynak, Afghanistan - Photo: Wall Street Journal
ẤN ĐỘ: Xe lửa Phật giáo Đặc biệt trong hoạt động du lịch
Là chi nhánh của Đường sắt Ấn Độ, tổng công ty Ăn Uống và Du lịch Đường sắt Ấn Độ (IRCTC) tham gia các hoạt động ăn uống, du lịch và bán vé trực tuyến. Đơn vị này đă tổ chức các chuyến xe lửa Phật giáo IRCTC dành cho du khách trong nước và ngoại quốc.
Xe lửa Phật giáo IRCTC chuyên chở các tín đồ đến nơi sinh của Đức Phật theo tour Đường sắt Mạng mạch Phật giáo. Du khách cũng có cơ hội chiêm bái và cảm nhận trọn vẹn qua việc tham quan các địa điểm như Chennai, Sarnath, Varanasi, Rajgiri, Kushinagar, Bodhgaya và Nalanda.
Một xe lửa tuyệt vời khác là tàu Tốc hành Mahaparinirvan, chuyên chở du khách đến nhiều địa điểm khác nhau nơi Đức Phật từng để lại dấu ấn quan trọng.
Các Xe lửa Phật giáo Đặc biệt của IRCTC này chăm sóc tốt du khách với tất cả sự an toàn và thư giăn. Du khách sẽ rất hài ḷng trước sự tiếp đón nồng nhiệt, ḷng hiếu khách tận t́nh và sự an ninh đặc biệt.
(Articles Base - September 17, 2010)
NHẬT BẢN: Bộ b́nh phong miêu tả 12 vị thần Phật giáo
Cuộc triển lăm mùa thu đặc biệt về các bảo vật của Chùa To-ji (toạ lạc tại Khu Minami, Kyoto) được tổ chức tại Viện bảo tàng Houmotsukan của Chùa từ ngày 20-9 đến 25-11-2010.
Tổng cộng có 63 bức tranh và tác phẩm thủ công được trưng bày, trong số đó có Bảo vật Quốc gia "Juniten Byobu" - một bộ b́nh phong có tranh vẽ 12 vị thần Phật giáo.
"Juniten Byobu" được vẽ vào năm 1191 bởi một hoạ sĩ Phật giáo tên là Takuma Shoga. Bộ tranh miêu tả 12 vị hộ pháp của 8 hướng - gồm bắc, nam, đông và tây, thiên, địa, nhật và nguyệt. Mỗi bức cao 130 cm và rộng 42 cm. Bộ tranh tŕnh bày về truyền thống mà theo đó những người đàn ông trong trang phục các vị thần đă diễn hành qua phố thị. Nghi thức gọi là "Kanjo" này là để khai tâm cho công chúng về giáo lư của Phật pháp nhiệm mầu.
Vào ngày 22-10, các hiện vật sẽ được thay đổi một phần, và bộ tranh "Juniten Byobu" sẽ được trưng bày thành 2 nhóm (mỗi nhóm 6 tranh) vào giai đoạn giai đoạn đầu và giai đoạn thứ 2 của cuộc triển lăm.
(Kyoto Shibun - September 17, 2010)
Một nhóm 6 tranh miêu tả các vị thần Phật giáo - Photo: Kyoto Shimbun
HUNGARY: Đức Đạt Lai Lạt Ma bày tỏ hy vọng trở về Tây Tạng
Ngày 20-9-2010, tại thủ đô Budapest của Hungary, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói Ngài "lạc quan" rằng một ngày nào đó Ngài sẽ có thể trở về Tây Tạng bằng một hộ chiếu của Trung quốc.
Phát biểu tại ṭa nhà quốc hội vào ngày cuối của cuộc viếng thăm đất nước Trung Âu này, vị lănh đạo Phật giáo đă kêu gọi tự do hoá chính trị tại Trung quốc.
Trả lời câu hỏi về cố hương của ḿnh, vị lănh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng nói rằng cần phải t́m được một giải pháp chấp nhận được cho cả Trung quốc lẫn nhân dân Tây Tạng.
Trong chuyến thăm Hungary lần thứ 7 này của Ngài, Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng có một số lời khuyên dành cho nhân dân Hungary. Khi đề cập đến cuộc đấu tranh với các vấn đề kinh tế đang diễn ra của họ, Ngài khuyên người Hungary làm việc chăm chỉ và giữ tính lạc quan.
Trong 2 ngày trước, Đức Đạt Lai Đạt Ma đă diễn thuyết trước hơn 11.000 người tại đấu trường thể thao Budapest.
Ngài đă được Thị trưởng Budapest là Gabor Demszky phong tặng danh hiệu công dân danh dự của thủ đô Budapest vào ngày 18-9-2010.
(DPA - September 21, 2010)
NEPAL: Hội nghị Phật giáo Quốc tế Nam Á 2010
Khoảng 100 đại diện của các tổ chức Phật giáo từ các nước Nam Á tham gia một hội nghị quốc tế về Phật giáo tại thủ đô Kathmandu của Nepal.
Hội nghị có tên "Giao lưu Thanh niên Phật tử Quốc tế Nam Á - 2010", diễn ra trong 8 ngày, bắt đầu từ 23-9-2010 với khẩu hiệu chính là "Giáo dục, Môi trường và Giải trí Phật giáo".
Sự kiện này được tổ chức tại đất nước Nepal theo sáng kiến của ban chấp hành Hội Thanh niên Phật giáo Nepal.
Chương tŕnh cũng bao gồm một tour tùy chọn đến Lâm T́ Ni, nơi sinh của Đức Phật.
Ngoài Ấn Độ và Nepal, các nước tham gia khác là Bangladesh, Tích Lan, Thái Lan, Mă Lai và New Zealand.
(PTI - September 23, 2010)
ẤN ĐỘ: Thủ tướng nước Bhutan dự cuộc họp của Hội Đại Bồ đề (Mahabodhi)
Bihar, Ấn Độ - Ngày 25-9-2010, Thủ tướng JigmeThinley của Bhutan dẫn đầu phái đoàn gồm 27 thành viên đă đến thị trấn Bodhgaya của bang Bihar để tham dự Đại hội Thường niên (AGM) của Hội Đại Bồ đề Ấn Độ.
Trong 3 ngày ở tại Bodhgaya, Thủ tướng Jigme Thinley sẽ tham dự AGM lần thứ 113 của hội với tư cách khách mời chính. Ông cũng hội kiến với Tổng trưởng Nitish Kumar của bang Bihar vào ngày 26-9.
Hội Đại Bồ đề là một tổ chức từ thiện được thành lập vào năm 1956, với mục tiêu duy nhất là phục hưng những lời dạy của Đức Phật tại Ấn Độ. Hội cũng dành cho mục đích phúc lợi và phụng sự nhân đạo của quần chúng.
Tu viện Bodhgaya, tương truyền là nơi Đức Phật giác ngộ, được gọi là Đền Đại Bồ đề.
Phật giáo Kim cương Thừa là quốc giáo của Bhutan, với số tín đồ chiếm gần 2/3 dân số.(ANI - September 25, 2010)
TÍCH LAN: Hội nghị Quốc gia lần thứ 6 về Nghiên cứu Phật giáo
Hội nghị Quốc gia lần thứ 6 về Nghiên cứu Phật giáo sẽ được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 9-12-2010 tại Tích Lan. Hội nghị do Khoa Pali và Nghiên cứu Phật giáo của trường Đại học Sri Jayewardanapura tổ chức, liên kết với Ban Các Thời kỳ Phật giáo và Quỹ Hoạt động Phật giáo.
Các tài liệu liên quan đến Phật giáo như Triết học Phật giáo, Văn minh, Lịch sử, Tâm lư học, Xă hội học Phật giáo, Ngôn ngữ Kinh sách và Văn học Phật giáo sẽ được đón nhận.Các tài liệu có thể được tŕnh bày bằng tiếng Anh hoặc Sinhala.
Một uỷ ban gồm các học giả Phật giáo sẽ tuyển chọn và thông báo các tài liệu được công nhận.(Sunday News - September 26, 2010)
ĐÀI LOAN: Một chuyên gia của UNESCO về tái khám phá các di tích di sản Phật giáo
Đài Bắc, Đài Loan - Roland Lin Chih-hung quê ở Hạt Yilan ở đông bắc Đài Loan, là Tiến sĩ về lịch sử nghệ thuật từ trường Đại học Sorbonne Paris, Pháp. Ông là một chuyên gia chương tŕnh trong ngành Châu Á &Thái B́nh Dương của Trung tâm Di sản Thế giới thuộc UNESCO.Trong thập kỷ vừa qua, ông đă được nhiều chính phủ và học viện ở châu Á mời làm cố vấn về các dự án phục hồi di sản văn hoá.
Từ năm 1999, ông Lin đă đến vùng Trung Á hơn 10 lần để nghiên cứu các di tích di sản Phật giáo. Ông nói rằng là một Phật tử và một nhà nghiên cứu, ông xem việc thúc đẩy nhận thức cộng đồng về nền văn minh Phật giáo trong khu vực dọc theo Con đường Tơ lụa là một sứ mạng.
Là một chuyên gia làm việc với UNESCO, ông Lin đă được một liên minh châu Á mời tham gia cuộc Triển lăm Cổ vật Phật giáo và Lăo giáo tại Đài Bắc từ ngày 24 đến 27-9-2010.Tại cuộc triển lăm, ông nói về công việc của ḿnh và về sự tiến bộ mà ông và Liên minh Bảo vệ Di tích Di sản Văn hoá Phương Đông đă thực hiện trong việc tái khám phá các di tích di sản Phật giáo.
Ông nói việc tái khám phá và bảo tồn di sản Phật giáo tại Trung Á là một trong những nhiệm vụ suốt đời của ông.
(CNA - September 27, 2010)
MÔNG CỔ: Diễn viên Phật tử Richard Gere viếng thăm Mông Cổ
Diễn viên điện ảnh Richard Gere đă đến thành phố Ulaanbaatar để tham dự hội nghị khoa học quốc tế lần thứ nhất có tên " Phật giáo Mông Cổ". Hội nghị diễn ra vào ngày 26 và 27-9- 2010 tại Tu viện Gandantegchilen, trung tâm của Phật giáo Mông Cổ, toạ lạc tại thủ đô Ulaanbaatar.
Hơn 10 đại diện từ Ấn Độ, Hoa Kỳ, Balboa, Bhutan và Ư đă tham dự hội nghị quốc tế này.
Họ thảo luận về ảnh hưởng của Phật giáo trong truyền thống và văn hoá Mông Cổ, về nền văn hoá nước ngoài đang lan rộng tại Mông Cổ và về cách để làm cho Phật giáo Mông Cổ thêm phổ biến trên khắp thế giới.(UB Post - September 28)
HOA KỲ: Đồ án xây dựng ngôi đền Phật giáo được phê duyệt tại Massachusetts
Raynham, Masachusetts - Ban Kế hoạch địa phương đă chấp thuận các đồ án xây dựng một ngôi đền Phật giáo Nguyên thuỷ tại thị trấn nhỏ Raynham, bang Massachusetts.
Ngôi đền có tên là Wat Nawamintararachutis, gồm có một tu viện cao 60 feet, một trung tâm văn hoá, một nhà bảo tàng và khu cư trú cho 16 tăng sĩ Thái Lan đang sống trong khu vực.Ngôi đền và trung tâm thiền sẽ được dùng cho các mục đích tôn giáo, bao gồm thiền định và tụng kinh, các nghi thức tôn giáo, và dạy về Phật giáo, văn hoá và ngôn ngữ Thái.
Đây sẽ là ngôi đền Phật giáo lớn nhất thế giới bên ngoài đất nước Thái Lan. Công tŕnh kiến trúc màu trắng rộng 109.000 feet vuông, có các đầu hồi 5 tầng này sẽ kết hợp mỹ học Đông và Tây phương, theo lời nhận xét của những người ủng hộ tổ hợp nhà cao tầng này.Địa điểm rộng 50 mẫu Anh của dự án sẽ được chính thức tạo cảnh quan, và nó sẽ bảo quản những cây phong cùng những tường đá hiện có trong 5 mẫu thuộc khuôn viên dành cho việc xây đền. Ngôi đền sẽ được hoàn thành trong năm 2012. Diện tích c̣n lại thuộc về sự bảo vệ môi trường.
(Pattaya Daily News - September 30, 2010)