TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

 

THÁNG 8.2010

 

 

 

Ư ĐẠI LỢI: Thị trấn Jelsi tôn vinh Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

Thị trấn nhỏ Jelsi ở miền trung nước Ư đă tặng giải Traglia, giải thưởng Quốc tế hàng năm của họ, cho Đức Đạt Lai Lạt Ma trong việc công nhận thông điệp của Ngài về t́nh thân ái, t́nh thương và ḷng từ bi.

Giải thưởng được nhận vào ngày 27-7-2010 bởi ông Tsenten Samdup Chhoekyapa, người đại diện của Đức Đạt Lai Lạt Ma có trụ sở tại Geneva, Thuỵ Sĩ. Lễ trao giải này được thị trấn Jelsi tổ chức như là một phần của Đại Lễ Hội do chính quyền khu vực tài trợ.

Khi nhận giải thưởng, ông Chhoekyapa nói rằng ông rất biết ơn và phấn khởi v́ một thị trấn nhỏ ở miền trung nước Ư đă công nhận công tŕnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma và bày tỏ sự quan tâm về hoàn cảnh của người dân Tây tạng.

Trên 20.000 người từ khắp vùng này đă đến dự ngày đầu tiên của lễ hội.

Bốn nhà sư từ Tu viện Gaden Jangtse ở Nam Ấn Độ đă tạo tác một bức tranh đồ h́nh Mạn Đà La bằng cát và cầu nguyện cho hoà b́nh thế giới. Sau khi Đồ h́nh Cát được xóa đi, có rất đông người xếp hàng chờ để được nhận một phần cát nhỏ từ tranh này.

(Tibet Custom - July 31, 2010)

 

Tseten Samdup Chhoekyapa (người thứ 2 bên phải) thay mặt Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải thưởng Traglia của thị trấn Jelsi, Ư Đại Lợi - Photo: Tibet Custom

 

 

TRUNG QUỐC: Chùa Thiếu Lâm vào danh sách di sản thế giới

 

Thiếu Lâm Tự là tu viện cổ và là quê hương của vơ thuật kung fu của Trung quốc, nằm tại núi Tung Sơn ở tỉnh Hà Nam.

Vào ngày 01-8-2010, công tŕnh kiến trúc cổ của Thiền Phật này đă được thêm vào Danh sách Di sản Thế giới trong một cuộc họp tại Brasillia, Brazil của Uỷ ban Di sản Thế giới của UNESCO.

UNESCO nói rằng tổ hợp kiến trúc lịch sử này nổi bật về vẻ đẹp mỹ học tuyệt vời và những ư nghĩa sâu sắc về văn hoá.

Với một lịch sử hơn 2000 năm, tổ hợp này gồm 11 công tŕnh truyền thống có những phong cách kiến trúc khác nhau, rất đặc trưng cho nền văn hoá Trung Hoa cổ.

Trụ tŕ chùa Thiếu Lâm là Shi Yongkin nói rằng sự công nhận của UNESCO là một vinh dự. Ông nói, "Đối với chư tăng, việc sống trong một di sản được thế giới công nhận là một điều tuyệt vời, nhưng đồng thời, trách nhiệm bảo vệ của chúng tôi đối với ngôi chùa càng trở nên nghiêm cẩn hơn".

Ông nói thêm, "Tôi cũng mong kung fu Thiếu lâm sẽ được bổ sung vào danh sách di sản phi vật thể của UNESCO".

(The Economic Times - August 2, 2010)

 

Biểu diễn vơ thuật mừng Chùa Thiếu Lâm trở thành một di sản thế giới vào ngày 01-8–2010 -Photo: China Daily

 

 

 

SINGAPORE: Cộng đồng Phật tử Singapore góp quỹ xây trường Đại học Nalanda ở Ấn Độ

 

Bộ trường Bộ Ngoại giao Singapore, ông George Yeo, nói rằng người dân nước ông - nhất là cộng đồng Phật tử - có thể đóng góp từ 5 đến 10 triệu đô la Singapore cho trường Đại học Nalanda ở bang Bihar, Ấn Độ.

Từng có một thời phát triển rực rỡ cách đây nhiều thế kỷ, và được xem là một biểu tượng của sự hợp tác toàn cầu về giáo dục, trường Đại học Nalanda sẽ là một trung tâm dành cho nghiên cứu Phật giáo, triết học và so sánh văn học, nghiên cứu lịch sử và sinh thái học và nghiên cứu môi trường.

Là một thành viên của Nhóm Cố vấn Nalanda (NMG), ông Yeo đă có các cuộc nói chuyện với một số vị lănh đạo của cộng đồng Phật giáo Singapore.

Ông nói tại cuộc họp lần thứ 6 của NMG rằng có sự ủng hộ về nguyên tắc từ các lănh đạo Phật giáo Singapore để giúp gây quỹ cho việc xây dựng Thư viện của trường Đại học Nalanda, một khi các dự án cho trường đại học mới này được soạn thảo và phê duyệt.

Ông Yeo đă cung cấp thông tin cập nhật tại cuộc họp, để thảo luận về khuôn khổ thực hiện và các hoạt động cho trường Đại học Nalanda, kể cả các việc chỉ định để điều hành trường Đại học và dự án.

Chính quyền bang Bihar đă dành phần đất khoảng 500 mẫu Anh cho khu đại học và lập các đồ án cho một phi trường quốc tế mới, đường xá và các dịch vụ hạ tầng cơ sở và phụ trợ khác để hỗ trợ trường đại học.

(Channel News Asia - August 4, 2010) 

 

Phế tích của Nalanda, trường Đại học Phật giáo 2.000 năm tuổi tại bang Bihar, Ấn Độ - Photo: Getty Images

 

 

 

ĐÀI LOAN: Triển lăm các bảo vật Tây Tạng

 

Đài Bắc, Đài Loan - Một cuộc triển lăm đặc biệt các bảo vật Tây Tạng đang được triển lăm tại Viện Bảo tàng Cung Điện ở Đài Loan để công bố những bí ẩn của Phật giáo Tây Tạng.

Cuộc trưng bày được chia thành 4 khu vực: “Đế chế Tây Tạng”, “Những Bảo vật bằng Vàng”, “Sự Giao lưu Văn hoá” và “Các Phong tục tại Miền Đất Tuyết”. Nó giúp cho mọi người hiểu rơ hơn sự tinh xảo của nền nghệ thuật, lịch sử và văn hóa Tây Tạng.

Bắt nguồn từ Ấn Độ, đạo Phật đă được truyền bá đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 7. Qua hơn 1.400 năm, Phật giáo đă kết hợp với các yếu tố từ tôn giáo bản địa để tạo nên một h́nh thức Phật giáo độc đáo.

Các vật triển lăm được mượn từ các bộ sưu tập của những viện bảo tàng và tu viện quan trọng của Tây Tạng, như Điện Potala và Tu viện Norbulingka.

Là một tôn giáo, đạo Phật ngày nay c̣n ảnh hưởng đến những phần khác của cuộc sống ở Tây Tạng, từ văn hoá cho đến vũ, nhạc, kịch và ngay cả y khoa nữa.

(CCTV.com - August 4, 2010) 

 

Bảo vật Tây Tạng được triển lăm tại Viện Bảo Tàng Cung điện ở Đài Bắc, Đài Loan - Photo: NEWS.CN

 

 

ẤN ĐỘ:  Ngành du lịch bang Himachai Pradesh (HP) phục hồi tu viện Phật giáo 150 năm tuổi

 

Sở Du lịch bang HP đă bắt đầu một cuộc phát động cải cách để phục hồi tu viện Phật giáo 'Chùa Bhnori'. Tu viện 150 tuổi này toạ lạc tại làng Churah Tehsil của tiểu khu Tissa, cách trụ sở quận Chamba 85 km.

Chùa Bhnori là một đền thờ Phật giáo nổi tiếng v́ nơi đây có pho tượng Padam Sambhava duy nhất không t́m thấy nơi nào khác trên thế giới. Đông đảo người nước ngoài và khách hành hương từng đến viếng ngôi làng này quanh năm.

Sở Du lịch bang HP hiện đang phục hồi nơi thờ phụng này để làm tăng số lượng du khách.

Sở đă phân bổ 3,5 triệu Rupee để cải tạo đền thờ này và nâng cao các lều chỉ hướng tại các làng ở Bhnori.

Viên chức Phát triển Du lịch Quận Chamba là Kishori Lal nói rằng việc phục hồi phải được hoàn thành trước đợt tuyết tiếp theo trong khu vực. Khách du lịch ngoại quốc thấy khó mà ở lại được tại các làng này do thiếu hụt những điều kiện thuận lợi.

(UNI - August 5, 2010)

 

 

TÂY TẠNG: Những hoạ sĩ tranh Thangka hàng đầu

 

Lhasa, Tây Tạng - Hai mươi nghệ sĩ Tây Tạng đă được trao danh hiệu là những hoạ sĩ hàng đầu về tranh Thangka, một loại tranh cuộn có chủ đề Phật giáo.

Những người đoạt giải được chọn từ 50 hoạ sĩ Thangka chuyên nghiệp. Họ đă tập trung tại Lhasa trong tuần đầu tháng 8-2010 cho Hội chợ Triển lăm Nghệ thuật Thangka đang diễn ra.

Các tác phẩm của tất cả các hoạ sĩ đều được vẽ ngay tại Hội chợ Triển lăm này. Các giải thưởng được trao gồm 3 giải nhất, 6 giải nh́ và 11 giải ba.

Thangka được vẽ bằng các chất liệu màu từ khoáng sản và chất hữu cơ, có nguồn gốc từ các vật liệu như san hô, mă năo, đá đỏ, ngọc trai và vàng. V́ vậy tranh giữ được màu sắc qua hàng trăm năm.

Thangka là một loại h́nh nghệ thuật Phật giáo và thường dùng để thờ tại nhà. Tranh cũng là món quà lưu niệm lư tưởng đối với du khách đến Tây tạng.

Vào năm 1985, trường Đại học Tây Tạng bắt đầu tuyển sinh chuyên ngành tranh Thangka. Đến nay đă có 2 trong số 4 trường Thangka được xếp hạng Di sản Văn hoá Phi vật thể của Trung quốc, và mỗi năm chính quyền trung ương trao những quỹ đặc biệt cho công tác bảo tồn của các trường này.

(Xinhua News - August 6, 2010)

Một họa sĩ vẽ Thangka ở Tibet ngày August 6, 2010 – Photo: Xinhua

 

 

 

THÁI LAN: Lễ cúng dường thực phẩm cho chư tăng trên lưng voi

 

Tại thị trấn Surin của tỉnh Surin ở Thái Lan, lễ cúng dường thực phẩm cho chư tăng trên lưng voi (Tak Bat Bon Lang Chang) được tổ chức một ngày trước khi bắt đầu các lễ chính của Mùa Chay Phật giáo kéo dài 3 tháng. Năm nay lễ cúng dường chư tăng cưỡi voi này nhằm ngày 26-7 dương lịch.

Vào sáng sớm, khoảng 40 con voi từ làng voi Ta Klang kiên nhẫn chờ trên đường phố chính. Mỗi voi có 2 nhà sư ngồi trên yên. Phía trước là một quản tượng, và cuối yên có một người lính để giúp bỏ thực phẩm vào một cái bao lớn. Năm nay có 83 nhà sư để đánh dấu sinh nhật thứ 83 sắp đến của Nhà Vua. Hàng ngh́n người dân địa phương và khách tham quan đă tham gia sự kiện kéo dài một giờ này.

Các quan chức cấp tỉnh đă dựng 3 khán đài để mọi người có thể cúng dường thực phẩm (thường là lương khô) cho chư tăng. Những con voi đi qua mỗi khán đài, và người ta chen lấn để đặt vật phẩm cúng dường vào các b́nh bát của chư tăng, mặc dù đă có thông báo rằng đàn voi sẽ đi qua các khán đài nhiều lần cho đến khi không c̣n vật phẩm cúng dường nào nữa.

Nhưng mọi người vẫn chen lấn, trong khi một số khác cố chụp ảnh các con voi, v́ đây là lễ duy nhất trong cả nước.

(Bangkok Post - August 8, 2010)

Chư tăng cưỡi voi trong lễ cúng dường tại Surin, Thái Lan - Photo: Bangkok Post

 

 

 

ẤN ĐỘ: Những bài thuyết pháp của Đại sư Gyatso thu hút du khách tại Himachal Pradesh

 

Himachal Pradesh, Ấn Độ - Những bài thuyêt pháp về tư tưởng Phật giáo của Đại sư Lobsang Jamphel Jampa Gyatso tại Tu viện Dagpo Shedrupling ở bang Himachal Pradesh thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế.

Hàng trăm người nước ngoài đă tập trung tại tu viện để nghe Đại sư Gyatso thuyết pháp vào mùa an cư thường niên được tổ chức nơi đây.

Tín đồ của Giáo phái Dagpo đến từ các nước Pháp, Anh, Úc, Thái Lan, Gia Nă Đại , Đức và Indonesia. Họ c̣n cho biết rằng họ phải đăng kư trước để được tham dự những bài thuyết giáo này, thường th́ đăng kư trước 2 năm v́ Đại sư Gyatso có một thời gian biểu rất bận rộn.

Những du khách ngoại quốc này rất hạnh phúc. Họ hy vọng có cơ hội được gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, người sẽ đến thăm Tu viện Dagpo Shedrupling vào ngày 16 - 8.

Tu viện toạ lạc tại làng Kais trong Thung lũng Kullu đẹp như tranh, có môi trường chung quanh yên tĩnh. Tu viện

được xây để tưởng niệm Tu viện Dagpo của thế kỷ thứ 15 tại Tây Tạng.

Người Tây tạng sống lưu vong tại Ấn Độ xem tu viện mới này là một cách để giữ ǵn tôn giáo và văn hoá của họ.

Tại tu viện có hơn 200 học viên từ nhiều nước nghiên cứu và học Phật pháp.

(ANI - August 10, 2010)

 

 

 

HOA KỲ: Thiền sư Phật giáo người Mỹ Robert Aitken (1917 - 2010) từ trần

 

Ngày 05-7-2010, ông Robert Baker Aitken, một trong những thiền sư Phật giáo người Mỹ đầu tiên và là một nhà hoạt động cộng đồng, đă từ trần ở tuổi 93 tại Bệnh viện Straub ở Honolulu (Hawaii).

Ông là nhà sáng lập, nhà lănh đạo và là vị thầy của Tăng đoàn Kim cang Honolulu, một hội Thiền Phật quốc tế, và được tôn xưng là "Roshi" (Đại sư).

Cùng với người vợ thứ hai của ḿnh, ông Aitken thành lập Tăng đoàn vào năm 1959 và mời các vị thầy từ Nhật Bản sang để hướng dẫn hội đoàn này.

Tăng đoàn Kim cang đă phát triển rực rỡ, nhất là sau khi ông Aitken được phê duyệt dể giảng dạy độc lập vào năm 1974. Ngày nay tổ chức này là một phần của mạng lưới gồm các nhóm liên kết, với Trung tâm Thiền Palolo ở Honolulu là ngôi chùa chính tại bang Hawaii.

Ông Aitken cũng đă có một sự hợp tác lâu dài với các phong trào hoà b́nh và công bằng xă hội tại Hawaii. Ông đă viết được 13 cuốn sách.

Ngày 22-8-2010, Trung tâm Thiền Palolo sẽ tổ chức một lễ tưởng niệm thiền sư Aitken vào lúc 10 giờ sáng.

(Star - Advertiser - August 11, 2010)

 

 

Thiền sư Robert Aitken - Photo: Star - Advertiser

 

 

 

TRUNG QUỐC: Tháp Sứ ở Nam Kinh sẽ tôn trí xá lợi Đức Phật

 

Tháp Sứ Nam Kinh, c̣n gọi là Chùa Báo Ân, là một tháp cổ của Phật giáo tại tỉnh Giang Tô của Trung quốc. Đây từng là một kỳ quan thế giới vào thời trung cổ.

Vào năm 1856, tháp đă bị phá huỷ hoàn toàn trong cuộc chiến tranh giữa triều đ́nh nhà Thanh và quân Thái B́nh Thiên Quốc.

Năm nay tháp sẽ được xây dựng lại ngay tại địa điểm nguyên thuỷ. Một công viên hoang phế cũng sẽ được xây lại tại vị trí cũ.

Tháp Sứ sẽ là nơi tôn trí phần mảnh xương sọ của Đức Phật Thích Ca sau khi việc tái xây dựng hoàn thành vào cuối năm 2011.

Đầu tiên, Tháp Sứ được Hoàng đế nhà Minh là Yong Le (1403 - 1425) xây cho mẹ ḿnh, gọi là Chùa Báo Ân. Theo sử biên, công tŕnh xây tháp gồm 9 tầng, cao 78 mét này đă phải mất gần 20 năm, huy động 100.000 công nhân. Tháp có h́nh bát giác với đường kính 97 feet, được ốp lát bằng gạch sứ trắng sáng xen kẽ với gạch và đá nhiều màu.

Xá lợi linh thiêng của Đức Phật sẽ được tôn trí tại Tháp Sứ này hiện đang được tôn trí tại chùa Qixia ở Nam Kinh. Người ta đă t́m thấy xá lợi mảnh sọ của Đức Phật tại một pḥng của Tháp Sứ dưới ḷng đất và công bố phát hiện này vào tháng 6 năm nay.

(Xinhua - August 13, 2010)

 

 

NHẬT BẢN: Cam kết trao trả các bảo vật văn hóa Triều Tiên cho Nam Hàn

 

Cam kết của Nhật Bản về việc trao trả các vật tạo tác văn hóa từ triều đại cuối cùng của bán đảo Triều Tiên đă được hoan nghênh tại Nam Hàn - đặc biệt là đối với tăng sĩ Hye Moon ở Seoul, là người đă trải qua 4 năm nỗ lực để làm nên kết quả này.

Vào năm 2006, ông Hye đă bắt đầu một chiến dịch cho sự trở về của các bảo vật Triều Tiên mà Nhật Bản vẫn c̣n cất giữ - trong đó có các tài liệu hoàng gia của Triều đại Chosun (1392 - 1910).

Được Hội Nhật - Hàn giúp đỡ, trong 4 năm sau đó, tăng sĩ Hye đă thực hiện khoảng 40 chuyến thăm, gặp gỡ hàng chục quan chức chính phủ và các nhà lập pháp Nhật.
Khi bắt đầu chiến dịch yêu cầu trao trả này, nhóm của ông chỉ gồm có vài nhà sư và một luật sư Nam Hàn ở Tokyo. Nhưng nó đă lan rộng đến các công dân và các nhà lập pháp Nam Hàn khác.

Tăng sĩ Hye không ngần ngại dùng mạng lưới của ḿnh để truy cập vào bộ ngoại giao, cơ quan hoàng tộc và thủ tướng Nhật, kêu gọi các quan chức Nhật trao trả các tài liệu hoàng gia Chosun Triều Tiên.

Ngày 10-8-2010, chính phủ Nhật Bản đă đưa ra lời xin lỗi mới về sự cai trị thuộc địa Triều Tiên từ 1910 đến 1945, và cam kết trong tương lai gần sẽ trả lại các hiện vật mà Nam Hàn đă yêu cầu.

(The Daily Tribune - August 14, 2010)

 

 

NGA: Thêm một ngôi chùa khánh thành tại Nga

 

Ngày 15-8-2010, một ngôi chùa mới được khánh thành tại thành phố Chita ở Đông Siberia.

Vị lănh đạo tinh thần của Phật tử Nga là Pandito Hambo Lama Damba Ayushev mô tả đây như là một sự kiện lịch sử. Ông nói rằng như vậy Chita trở thành thành phố thứ hai của Nga, sau St. Peterburg, được đón mừng một tu viện Phật giáo.

Ư tưởng xây chùa khởi phát vào khoảng 16 năm trước, nhưng đến năm 2007 mới bắt đầu việc xây dựng.

Tu viện trước kia tại Chita được xây cách đây 111 năm, nhưng 15 năm sau đă bị cháy rụi. Chùa mới được cho là giống nó, thể hiện những  đặc điểm của nền kiến trúc Phật giáo Buryat.

Pho tượng Phật bằng đồng cao 1,8 mét cũng như các đầu rồng và bàn thờ Phật tại đây đều được đúc tại Ulan Bator, thủ đô của Mông Cổ.

(Prime Time Russia - August 15, 2010) 

 

tuong Phat 

chua Nga

Ngôi chùa mới và tượng Phật tại thành phố Chita ở Nga - Photo: Moscow Time & ABN

 


AFGHANISTAN: Các nhà khảo cổ học khám phá một di tích Phật giáo cổ

 

Kabul, Afghanistan - Trong khi chiến tranh tiếp diễn tại Affghanistan, các nhà khảo cổ học vẫn đang làm việc tại một địa điểm di tích Phật giáo thời cổ có chứa nhiều di tích đền đài xưa kia.

Nằm ở phía nam của thủ đô Kabul, khu vực di tích này có một đền thờ, với những tượng lớn và nhỏ, những bức bích họa được trang trí bằng vàng, cùng với những tiền kim loại.
Một số các di tích ấy có từ thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên.

Ngoài ra c̣n có những dấu hiệu cho thấy những vật có thể thuộc thời đại trước Công nguyên hoặc thuộc thời tiền sử.

Trưởng Cục Khảo cổ Afghanistan là Mohammad Nader Rasouli nói cần có sự giúp đỡ của nước ngoài để bảo quản các di tích và giúp cho các cuộc khai quật thêm. Địa điểm khai quật này ở gần nơi Trung quốc đang khai thác mỏ quặng đồng, như một phần của sự đầu tư nhiều tỉ đô la tại đất nước Afghanistan.

Việc khai thác mỏ chưa có một tác động tiêu cực lên các di tích, nhưng năm ngoái bọn buôn lậu đă trộm cắp và hủy hoại một số di vật trước khi chính quyền bắt đầu công việc khai quật.

(VERTEXNews - August 17, 2010)

 


HOA KỲ: Trung tâm Phật giáo Aryaloka mừng Lễ Kỷ niệm Thành lập năm thứ 25

 

Từ ngày 28-8 đến 04-9-2010, Trung tâm Phật giáo Aryaloka sẽ chính thức tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm thành lập. Từ 12 giờ trưa đến 3 giờ chiều ngày 29-8 sẽ có những cuộc tham quan trung tâm, là một cơ hội để tham gia một buổi học thiền ngắn, một buổi chiếu video liên tục về lịch sử của trung tâm - với phần trả lời của các thành viên Tăng già cho mọi câu hỏi.

Trung tâm Phật giáo Aryaloka nằm cách trung tâm thị trấn Newmarket (thuộc Rockingham County, bang New Hampshire) không xa. Từ 25 năm qua, đây  đă là nơi gắn bó với nhiều cuộc đời. Người dân trong khu vực và vùng này đă đến đây để học và trải nghiệm sự tự do và niềm hoan hỉ vốn có trong giáo lư và thực hành của Phật giáo.

Trong một phần tư thế kỷ qua, mọi người từ tất cả các tầng lớp - già trẻ, giàu nghèo, là Phật tử hoặc không phải Phật tử - đă được hưởng những hiểu biết sâu sắc về tinh thần và t́nh bằng hữu, vốn được phát triển tại Trung tâm Aryaloka. Họ đến với nhau để tạo nên một đoàn thể của những người đi t́m chân lư - thường được gọi là Tăng già theo thuật ngữ Phật giáo.

(UrbanDharma - August 20, 2010)  

trung tam Phat Giao

Trung tâm Phật giáo Aryaloka vào năm 1985 - Photo: seacoastonline.com

 

 

 

CAM BỐT: Khai quật các tượng cổ tại phế tích của đền Banteay Kdei

 

Một nhóm chuyên gia do viện trưởng của trường Đại học Sophia ở Tokyo (Nhật Bản) dẫn đầu đă khai quật phần trên bị đứt rời của 6 tượng Phật từ các phế tích Angkor ở tây bắc Cam Bốt.

Vào ngày 20-8-2010, Nhóm Khoa học Quốc tế Angkor của trường Đại học Sophia do viện trưởng Yoshiaki Ishizawa lănh đạo đă khai quật các tượng này từ một hào tṛn tại phế tích của ngôi đền Banteay Kdei.

Các pho tượng cao khoảng 60 cm, được cho là có từ cuối thế kỷ thứ 12 hoặc đầu thế kỷ thứ 13.

Ông Ishizawa và nhóm của ông đă sửa chữa và bảo quản các phế tích của Di sản Thế giới Angkor và khai quật được các tượng Phật này tại đó vào năm 2001. Đây là một khám phá đă đem một số sự kiện lịch sử ra ánh sáng - kể cả thực tế là Phật giáo tại khắp nước Cam Bốt bị đàn áp sau cái chết vào năm 1219 của Jayavarman VII, vị vua đă xây ngôi đền này.

Cuộc khai quật gần đây nhất đă t́m được những mảnh tượng được xếp thành hàng gọn gàng trong hào tṛn nói trên. Một thành viên của nhóm khai quật nói rằng đây là minh chứng cho thấy người dân thời ấy không mất đức tin Phật giáo, bất chấp sự đàn áp.

(The Yomiuri Shimbun - August 22, 2010)

 

 

TRUNG QUỐC: Khai quật ngôi đền Phật giáo 1.000 năm tuổi

 

Tân Cương, Trung quốc - Các cuộc khai quật khảo cổ đă được tiến hành tại Di tích Đền Damagou Toupulukedun ở Khu Tự trị Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương.

Một đội khảo cổ từ viện Khảo cổ thuộc viện Khoa học Xă hội Trung quốc đang tập trung dọn vệ sinh tại di tích này, toạ lạc ở vùng ngoại ô thành phố Hetian.

Có trên 20 di tích quan trọng về kiến trúc Phật giáo, trải dài gần 100 km từ nam tới bắc dọc theo hệ thống sông Damagou.

Từ năm 2002 đến nay, đội Khảo cổ Tân Cương đă khai quật 4 di tích đền chùa tại thị trấn Damagou.

Các chuyên gia tin rằng Damagou có con số lớn nhất và tỉ lệ lớn nhất về di tích cổ trong t́nh trạng tốt nhất tại vùng phía nam của Sa mạc Taklimakan.

Tiến sĩ Wu Xinhua, trưởng đội khảo cổ, nói, "Việc phát hiện và khai quật khảo cổ các di tích đền chùa tại nam Damagou bắt đầu vào năm 2002, Và phần lớn các di tích mà chúng tôi khai quật đă được thành lập trong thời kỳ từ thế kỷ thứ 6 đến thế kỷ thứ 8".

(ANI - August 24, 2010)

 

 

HOA KỲ: Cuốn sách lớn nhất thế giới là một phần của cuộc trưng bày để tôn vinh Đức Đạt Lai Lạt Ma

 

Oxford, Ohio - Cuốn sách lớn nhât thế giới đang được trưng bày trong các Bộ Sưu tập Đặc biệt Walter Havinghurst, tại Thư viện King của trường Đại học Miami.

Sách có tựa đề là "The Bhutan: Một hành tŕnh tham quan Vương quốc Cuối cùng của Hi Mă Lạp Sơn", là một phần của một cuộc triển lăm để tôn vinh chuyến thăm sắp đến của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Khổ sách khi mở ra có kích thước 5 feet x 7 feet, cân nặng 133 pound.

Mọi người được mời đăng kư trước để lật một trang trong cuốn sách của bộ sưu tập đặc biệt này.

Về phần trưng bày mang tên "Phật giáo: Một cuộc triển lăm để tôn vinh chuyến thăm của Đức Đạt Lai Lạt Ma" giới thiệu những sách do Đức Đạt Lai Lạt Ma viết, b́a Tạp chí Time đăng h́nh ngài, b́a Tạp chí Life đăng h́nh chuyến bay của Ngài từ Tây tạng đến Ấn Độ v.v…

Nhiều cuốn sách của Đức Đạt Lai Lạt Ma viết về niềm hoan hỉ, và chỉ một ít ấn phẩm của Ngài được triển lăm, nhưng thư viện hiện có đầy đủ cả 72 tác phẩm của Ngài.

(UrbanDharma - August 25, 2010) 

 

 

 The Bhutan, cuốn sách lớn nhất thế giới, được trưng bày tại Thư viện King ở khu đại học Miami (Oxford, Ohio) -  Photo: UW (University of Washington)

 

 

 

ÚC: Trí độ Phật giáo cho một nền Kinh tế Thế giới Mới

 

Brisbane, Úc - "Trí độ Phật giáo cho một nền Kinh tế Thế giới Mới" là Hội nghị lần thứ 3 của Diễn đàn Nghiên cứu Kinh tế học Phật giáo, sẽ được tổ chức vào ngày 18 đến 19-01-2011 tại Brisbane, Úc.

Đây là một quan hệ đối tác của Diễn đàn Nghiên cứu Kinh tế học Phật giáo với Khoa Môi trường của trường Đại học Griffith và Trung tâm Đa tín ngưỡng tại Vancouver, Canada.

Diễn đàn Nghiên cứu Kinh tế học Phật giáo nhằm mục đích kết nối mọi người và các học viện có liên quan vào việc phát triển lư thuyết và thực hành kinh tế học Phật giáo, và để truyền bá các ư tưởng và mô h́nh hoạt động của ngành kinh tế và quản trị Phật giáo đối với doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức, các cộng đồng và công chúng nói chung.

Diễn đàn này là một sự tiếp nối của việc hợp tác nghiên cứu và các công bố của nhiều học giả từ châu Âu, châu Á, Úc và Bắc Mỹ - tiếp theo 2 hội nghị trước đây là: "Kinh tế học với một Diện  mạo Phật giáo, hội nghị lần thứ nhất của Diễn đàn nghiên cứu kinh tế học Phật giáo" tổ chức vào ngày 23 và 24-8-2007 (tại Budapest, Hungary) và "Kinh tế học Phật giáo: Lư thuyết và Thực hành, hội nghị quốc tế lần thứ hai" tổ chức vào ngày 09-4-2010 (tại trường Đại học Ubon Ratchathani, Thái Lan).

(The Buddhist Channel - August 25, 2010)

 

 

ẤN ĐỘ: Hạ viện thông qua dự luật thành lập trường Đại học Nalanda

 

Ngày 26-8-2010, Hạ viện Ấn Độ đă thông qua việc ban hành luật thành lập một trường đại học xuyên quốc gia tại Nalanda, bang Bihar.

Bộ trưởng Ngoại vụ là Preneet Kaur đă tŕnh bày dự luật này tại Hạ viện, 5 ngày sau khi nó được Thượng viện phê duyệt.

Nhận thức rằng trường Đại học Nalanda cổ đại từng là một biểu tượng quốc tế của sự ưu việt trong lĩnh vực kiến thức của Ấn Độ, các Nghị sĩ hy vọng rằng trường Đại học được đề xuất này sẽ thật sự là một Nalanda mới.

Ông Kaur nói rằng trường đại học này sẽ được thành lập như một học viện quốc tế phi quốc gia, phi lợi nhuận, phi tôn giáo và tự trị với trọng tâm lục địa.

Dự luật trường Đại học Nalanda 2010 t́m cách phục hồi Phật viện cổ tại địa điểm nguyên thuỷ của nó ở Rajgir, để thu hút sinh viên và khoa đại học từ khắp Nam Á và Đông Nam Á.

Có 16 nước tại Đông Á hợp tác trong việc tái lập trường đại học này.

Ông Kaur nói, "Tên và khẩu hiệu của trường đại học sẽ được chọn bởi nhóm cố vấn, và một cuộc thi kiến trúc quốc tế sẽ được tổ chức để hoàn tất phần thiết kế của trường đại học".

(hindustantime - August 26, 2010)

 

 

Phế tích của trường Đại học Phật giáo cổ Nalanda - Photo: Wikipedia

 

 

 

TRUNG QUỐC - ẤN ĐỘ: Hội chợ Sách Quốc tế 2010 tại Bắc Kinh

 

Bắc Kinh, Trung quốc - Là nước được trọng thị tại Hội chợ Sách Quốc tế (BIBF) 2010 tại Bắc Kinh, Ấn Độ tập trung giới thiệu các ấn phẩm về Đức Phật và Phật giáo, các tác phẩm của nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore và về thủ tướng đầu tiên Jawaharlal Nehru của Ấn Độ, để đánh dấu 60 năm quan hệ ngoại giao Trung - Ấn.

Ngoài ra, 27 nhà xuất bản sách tiếng Anh chính của Ấn Độ cũng có một cuộc triển lăm đặc biệt về những sách gần đây - với tổng cộng gần 3.500 đầu sách được trưng bày.

Ban tổ chức nói rằng họ hy vọng sẽ làm cho các quan hệ giữa các nhà xuất bản và giới trí thức Ấn Độ và Trung quốc thêm sâu sắc.

Satish Kumar, trưởng Ban quản trị Sách Quốc gia Ấn Độ và là nhà tổ chức các chương tŕnh Ấn Độ của BIBF, nói, "Khẩu hiệu của phần giới thiệu là T́m hiểu Trung Đạo, không chỉ kết nối nó với truyền thống Phật giáo chung của Ấn Độ và Trung quốc mà c̣n t́m được một quan hệ và quảng bá các nỗ lực hiện nay của Ấn Độ, để có được một diễn đàn chung về xă hội, kinh tế, văn hoá và chính trị với Trung quốc".

Hội chợ sách kéo dài 5 ngày, gồm cả 1.841 nhà xuất bản từ 58 nước và khu vực trên khắp thế giới. Có khoảng 1.000 hoạt động văn hoá được tổ chức như một phần của hội chợ sách năm thứ 17 này.

(Global Times - August 30, 2010)